Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2003/TT-BTP hành nghề Tổ chức luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài tại Việt Nam hướng dẫn Nghị định 87/2001/NĐ-CP

Số hiệu: 06/2003/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Uông Chu Lưu
Ngày ban hành: 29/10/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2003/TT-BTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 06/2003/TT-BTP NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/2003/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HÀNH NGHỀ CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI, LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ quy định tại Điều 47 và Điều 58 của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 87/2003/NĐ-CP) như sau:

1. Về Tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài

1.1. Tổ chức luật sư nước ngoài nói tại Nghị định số 87/2003/NĐ-CP là tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hành nghề hợp pháp ở nước ngoài.

1.2. Giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 12, Khoản 2 Điều 14 và Khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP là một trong các loại giấy tờ sau đây:

a) Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Hợp đồng hợp danh, điều lệ công ty;

c) Giấy tờ xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài về việc thành lập và hoạt động hợp pháp.

1.3. Luật sư nước ngoài nói tại Nghị định số 87/2003/NĐ-CP là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có giấy phép hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Trong trường hợp công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có giấy phép hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp muốn hành nghề với tư cách là luật sư nước ngoài tại Việt Nam, thì phải tuân theo quy định của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP.

2. Về Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư Việt Nam

2.1. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh Việt Nam nói tại Nghị định số 87/2003/NĐ-CP là Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được thành lập hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001.

2.2. Luật sư Việt Nam là người đã gia nhập một Đoàn luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001.

3. Về hồ sơ xin thành lập Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (sau đây gọi chung là Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam)

3.1. Tổ chức luật sư nước ngoài muốn thành lập Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải làm một bộ hồ sơ theo quy định của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP.

3.2. Trong trường hợp hai hoặc nhiều tổ chức luật sư nước ngoài xin phép thành lập chung một Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, thì đơn xin phép thành lập Công ty luật nước ngoài phải do người đứng đầu của các tổ chức luật sư nước ngoài hoặc người được đứng đầu của các tổ chức luật sư nước ngoài đó uỷ quyền ký.

3.3. Trong trường hợp tổ chức luật sư nước ngoài muốn thành lập nhiều Chi nhánh tại Việt Nam, thì phải làm thủ tục xin phép riêng đối với mỗi Chi nhánh.

Mỗi Chi nhánh chỉ được có một trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi được phép đặt Chi nhánh.

3.4. Tên gọi của Chi nhánh phải bao gồm cụm từ "Chi nhánh", tên tổ chức luật sư nước ngoài và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi được phép đặt Chi nhánh.

Tên gọi của Công ty luật nước ngoài phải bao gồm cụm từ "Công ty luật" và tên của tổ chức luật sư nước ngoài.

Tên gọi của Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam do tổ chức luật sư nước ngoài và Công ty luật hợp danh Việt Nam lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật hợp danh".

4. Về thủ tục cấp Giấy phép thành lập Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

4.1. Hồ sơ xin thành lập Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có thể yêu cầu bổ sung hoặc làm rõ những thông tin trong hồ sơ. Thời hạn xem xét hồ sơ và cấp Giấy phép quy định tại Điều 20 của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP được tính từ ngày hoàn thiện hồ sơ.

4.2. Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp nhận và thẩm tra hồ sơ xin thành lập Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

5. Về thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

5.1. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thay đổi tên gọi trong những trường hợp sau đây:

a) Tên gọi của tổ chức luật sư nước ngoài thay đổi theo quy định của pháp luật nước ngoài;

b) Tên gọi của Công ty luật hợp danh Việt Nam trong Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam thay đổi theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Tên gọi của Công ty luật nước ngoài thay đổi trong trường hợp sáp nhập hoặc hợp nhất các Công ty luật nước ngoài.

5.2. Trong trường hợp thay đổi Trưởng Chi nhánh, Giám đốc Công ty luật nước ngoài, Giám đốc Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam, thì kèm theo đơn xin phép phải có văn bản cử luật sư khác làm Trưởng Chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài, Giám đốc Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam.

5.3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp có văn bản chấp thuận việc thay đổi nội dung Giấy phép; trong trường hợp từ chối, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

6. Về việc lập chi nhánh của Công ty luật nước ngoài, của Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam

6.1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép lập chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam phải đăng ký hoạt động của chi nhánh tại Sở Tư pháp của địa phương, nơi đặt trụ sở của chi nhánh.

6.2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của Công ty luật nước ngoài, chi nhánh của Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam.

7. Về hồ sơ hợp nhất Công ty luật nước ngoài

7.1. Hai hoặc nhiều Công ty luật nước ngoài có thể thoả thuận hợp nhất thành một Công ty luật nước ngoài mới.

Hồ sơ hợp nhất Công ty luật nước ngoài gồm các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin hợp nhất;

b) Bản sao Giấy phép thành lập của các Công ty luật nước ngoài xin hợp nhất;

c) Bản sao hợp đồng hợp nhất;

d) Văn bản thoả thuận cử Giám đốc Công ty luật nước ngoài mới.

7.2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp chấp thuận việc hợp nhất dưới hình thức cấp Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài mới.

7.3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài mới, các Công ty luật nước ngoài xin hợp nhất phải nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp con dấu.

8. Về thủ tục sáp nhập Công ty luật nước ngoài

8.1. Một hoặc nhiều Công ty luật nước ngoài có thể sáp nhập vào một Công ty luật nước ngoài khác. Trong trường hợp việc sáp nhập làm thay đổi một trong các nội dung của Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài nhận sáp nhập, thì Công ty này phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP.

8.2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày sáp nhập, các Công ty luật nước ngoài sáp nhập phải nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp con dấu.

9. Về việc tạm ngừng hoạt động của Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

9.1. Trong trường hợp tự quyết định tạm ngừng hoạt động, thì Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải gửi thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng hoạt động cho Bộ Tư pháp chậm nhất là 30 ngày, trước ngày dự định tạm ngừng hoạt động. Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động phải nói rõ lý do và thời hạn dự định tạm ngừng hoạt động.

Thời hạn mỗi lần tạm ngừng hoạt động của Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam tối đa là một năm và có thể được xem xét gia hạn một lần không quá một năm.

9.2. Trong trường hợp Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam tạm ngừng hoạt động do bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì thời hạn tạm ngừng hoạt động được ghi trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

10. Về việc nhận luật sư tập sự Việt Nam

10.1. Khi nhận luật sư tập sự Việt Nam vào tập sự hành nghề, Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam cử luật sư nước ngoài hoặc luật sư Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn luật sư tập sự đó.

10.2. Luật sư tập sự Việt Nam tập sự hành nghề trong Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người đại diện cho khách hàng trước Toà án Việt Nam.

Luật sư tập sự được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp luật khác cho khách hàng theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý và phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc mà mình thực hiện trước luật sư hướng dẫn và Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Luật sư tập sự không được ký văn bản tư vấn pháp luật.

11. Về phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam

11.1. Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam và có bằng đại học luật của Việt Nam, thì được Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam.

11.2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam gồm những giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam;

b) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam;

c) Bản sao Giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

11.3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trong trường hợp từ chối, thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

11.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam có giá trị trong thời hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài đó có hiệu lực.

12. Về việc kiểm tra về tổ chức, hoạt động của Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

12.1. Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Sở Tư pháp có thể tiến hành kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

12.2. Việc kiểm tra được thông báo cho Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 7 ngày trước khi tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.

12.3. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.

13. Về chế độ báo cáo

13.1. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản về tổ chức và hoạt động của mình cho Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp. Báo cáo 6 tháng được gửi trước ngày 1/10 và báo cáo năm được gửi trước ngày 31/3 của năm tiếp theo.

13.2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có thể yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

14. Về chế độ khen thưởng luật sư nước ngoài, Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

14.1. Luật sư nước ngoài, Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hành nghề liên tục tại Việt Nam từ 5 năm trở lên, có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghề nghiệp và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực hợp tác với cơ quan, tổ chức của Việt Nam thì được xem xét khen thưởng.

14.2. Thủ tục và hình thức khen thưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

15. Về quy định chuyển tiếp

15.1. Tổ chức luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép đặt chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP mà Giấy phép còn hiệu lực thì được tiếp tục hành nghề cho đến ngày Giấy phép hết hiệu lực.

Sau khi Giấy phép hết hiệu lực mà tổ chức luật sư nước ngoài muốn tiếp tục hành nghề tại Việt Nam dưới hình thức Chi nhánh thì phải có đơn gửi Bộ Tư pháp xin đổi lại Giấy phép đặt Chi nhánh. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, Bộ Tư pháp chập thuận việc đổi lại Giấy phép đặt Chi nhánh dưới hình thức cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh mới.

Sau khi được cấp Giấy phép mới, Chi nhánh thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo, thông báo về việc thành lập theo quy định tại Điều 21, Điều 22 của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP; trong thời hạn 15 ngày, nộp lại Giấy phép đặt Chi nhánh cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động đã được cấp theo quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP cho Sở Tư pháp.

15.2. Tổ chức luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép đặt Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP muốn chuyển đổi Chi nhánh thành Công ty luật nước ngoài, thì phải có hồ sơ xin chuyển đổi gửi Bộ Tư pháp.

Hồ sơ xin chuyển đổi gồm các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin chuyển đổi Chi nhánh thành Công ty luật nước ngoài;

b) Bản sao Giấy phép đặt Chi nhánh tại Việt Nam;

c) Điều lệ của Công ty luật nước ngoài;

d) Quyết định cử Giám đốc Công ty luật nước ngoài.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp chấp thuận việc chuyển đổi dưới hình thức cấp Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài; trong trường hợp từ chối, thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Sau khi được cấp Giấy phép, Công ty luật nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo, thông báo về việc thành lập theo quy định tại Điều 21, Điều 22 của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP; trong thời hạn 15 ngày, nộp lại Giấy phép đặt Chi nhánh cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp con dấu.

Công ty luật nước ngoài được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của Chi nhánh sau khi chuyển đổi.

15.3. Đối với cử nhân luật Việt Nam tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại Chi nhánh của Tổ chức luật sư nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 92/1998/NĐ-CP, thì thời gian tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại Chi nhánh trước ngày Nghị định số 87/2003/NĐ-CP có hiệu lực được tính vào thời gian tập sự theo quy định của Pháp lệnh luật sư, khi người đó gia nhập Đoàn luật sư.

Kể từ ngày Nghị định số 87/2003/NĐ-CP có hiệu lực, quy chế về tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam chỉ áp dụng đối với luật sư tập sự của các Đoàn luật sư Việt Nam theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP. Cử nhân luật Việt Nam được làm việc cho Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam với tư cách là người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

16. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu giấy tờ sau đây:

16.1. a) Đơn xin thành lập Chi nhánh của Tổ chức luật sự nước ngoài (mẫu số 1a);

b) Đơn xin thành lập Công ty luật nước ngoài (mẫu số 1b);

c) Đơn xin thành lập Công ty luật luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 1c);

16.2. Đơn xin thành lập Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 2);

16.3. Đơn xin hợp nhất Công ty luật nước ngoài (mẫu số 3);

16.4. Đơn chuyển đổi Chi nhánh thành lập Công ty luật nước ngoài (mẫu số 4);

16.5. Đơn xin thay đổi nội dung Giấy phép của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 5);

16.6. Đơn xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài (mẫu số 6);

16.7. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam (mẫu số 7);

16.8. a) Giấy phép thành lập Chi nhánh của Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam (mẫu số 8a);

b) Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam (mẫu số 8b);

c) Giấy phép thành lập công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 8c);

16.9. a) Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh của Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam (mẫu số 9a);

b) Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam (mẫu số 9b);

c) Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 9c);

16.10. Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 10);

16.11. Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài (mẫu số 11);

16.12. Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam (mẫu số 12);

16.13. a) Thông báo về việc thay đổi nội dung Giấy phép của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 13a);

b) Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 13b);

c) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 13c);

16.14. a) Báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam (mẫu số 14a);

b) Báo cáo của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động của các Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại địa phương (mẫu số 14b).

17. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thông tư này thay thế Thông tư số 08/1999/TT-BTP ngày 13 tháng 2 năm 1999 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 02/2000/TT-BTP ngày 23 tháng 3 năm 2000 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục chấm dứt hoạt động của Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

 

Uông Chu Lưu

(Đã ký)

 

MẪU SỐ 1A

TÊN TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

Tỉnh (thành phố) ....., ngày.... tháng..... năm.....

ĐƠN XIN THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA TỔ CHỨC LUẬT NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tôi là....., người đứng đầu ....... (tên tổ chức luật sư nước ngoài) bày tỏ nguyện vọng xin Ngài cho phép chúng tôi là:

(Tên đầy đủ của tổ chức luật sư nước ngoài)..................................................

........................................................................................................................

Quốc tịch:................................. Thành lập ngày....... tháng........ năm............

Địa chỉ trụ sở chính:.......................................................................................

........................................................................................................................

Tel: ............................................... Fax: .........................................................

được thành lập Chi nhánh tại Việt Nam với nội dung như sau:

Tên gọi đầy đủ của Chi nhánh:........................................................................

........................................................................................................................

Trụ sở của Chi nhánh đặt tại tỉnh (thành phố):................................................

Lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật:

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Dự kiến thời hạn hoạt động của Chi nhánh:...................................................

Họ và tên luật sư - Trưởng Chi nhánh:............................................................

........................................................................................................................

Số luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, nhân viên Việt Nam và nhân viên nước ngoài dự kiến làm việc tại Chi nhánh:

........................................................................................................................

Chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật Việt nam và hoạt động đúng với
nội dung ghi trong Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam.

Xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.

Người đúng đầu tổ chức luật sư nước ngoài
Ký tên (đóng dấu, nếu có)

MẪU SỐ 1B

TÊN TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

Tỉnh (thành phố) ......., ngày...... tháng..... năm ......

ĐƠN XIN THÀNH LẬP CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tôi là........, người đứng đầu........ (tên tổ chức luật sư nước ngoài) bày tỏ nguyện
vọng xin Ngài cho phép chúng tôi là:

(Tên đầy đủ của tổ chức luật sư nước ngoài).....................................................

...........................................................................................................................

Quốc tịch:........................................... Thành lập ngày...... tháng...... năm......

Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................

Tel: ............................................... Fax:............................................................

được thành lập Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với nội dung như sau:

Tên gọi của Công ty luật...................................................................................

...........................................................................................................................

Trụ sở của Công ty luật đặt tại tỉnh (thành phố):...............................................

Lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật:

...........................................................................................................................

Dự kiến thời hạn hoạt động của Công ty luật:...................................................

Họ và tên luật sư - Giám đốc Công ty luật:.......................................................

............................................................................................................................

Số luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, nhân viên Việt Nam và nhân viên nước ngoài dự kiến làm việc tại Công ty luật:

............................................................................................................................

Chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.

Người đúng đầu tổ chức luật sư nước ngoài
Ký tên (đóng dấu, nếu có)

MẪU SỐ 1C

TÊN TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TÊN TỔ CHỨC LUẬT SƯ VIỆT NAM

Tỉnh (thành phố)....., ngày...... tháng.... năm ......

ĐƠN XIN THÀNH LẬP CÔNG TY LUẬT HỢP DANH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chúng tôi là......, người đứng đầu........ (tên tổ chức luật sư nước ngoài và tổ chức
luật sư Việt Nam
) bày tỏ nguyện vọng xin Ngài cho phép chúng tôi là:

(Tên đầy đủ của tổ chức luật sư nước ngoài).....................................................

...........................................................................................................................

Quốc tịch:........................................... Thành lập ngày...... tháng...... năm......

Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................

Tel: ............................................... Fax:............................................................

Và:.................................. (Tên đầy đủ của Công ty luật hợp danh Việt Nam)

Giấy đăng ký hoạt động số ngày..... tháng...... năm..... do Sở Tư pháp tỉnh, (thành phố trực thuộc Trung ương) cấp ................................................................................ .

Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................

...........................................................................................................................

Tel:................................................ Fax:.............................................................

được thành lập Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam với nội dung như sau:

Tên gọi đầy đủ của Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam:...............

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Trụ sở của Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam đặt tại tỉnh (thành phố):...........................................................................................................................

Lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Dự kiến thời hạn hoạt động:..............................................................................

Họ và tên luật sư - Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam:...............................................................................................................

Số luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, nhân viên Việt Nam và nhân viên nước ngoài dự kiến làm việc tại Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam.

Xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.

Người đứng đầu tổ chức luật sư nước ngoài và Công ty luật hợp danh Việt Nam
Ký tên (đóng dấu, nếu có)

MẪU SỐ 2

TÊN CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI TÊN CÔNG TY LUẬT HỢP DANH NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM

Tỉnh (thành phố)......., ngày.... tháng.... năm......

ĐƠN XIN THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY LUẬT HỢP DANH NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM

Kính gửi: NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chúng tôi là......................, người đứng đầu......................... (tên Công ty luật nước ngoài/ Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam) bày tỏ nguyện vọng xin Ngài cho phép chúng tôi là:

(Tên đầy đủ của Công ty luật nước ngoài/ Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam)....................................................................................................................

Quốc tịch:........................................... Thành lập ngày...... tháng...... năm......

Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................

Tel:............................................... Fax:............................................................

Giấy đăng ký hoạt động số ngày...... tháng..... năm...... do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp......................................................................

được thành lập chi nhánh của Công ty luật nước ngoài/chi nhánh Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam với nội dung như sau:

Tên gọi của chi nhánh:......................................................................................

...........................................................................................................................

Địa điểm đặt chi nhánh:....................................................................................

Họ và tên luật sư Trưởng chi nhánh:.................................................................

Số luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, nhân viên Việt Nam và nhân viên nước ngoài dự kiến làm việc tại chi nhánh:

...........................................................................................................................

Chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và đảm bảo hoạt động của chi nhánh phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài/Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam.

Xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.

Người đứng đầu Công ty luật nước ngoàiCông ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 3

TÊN CÁC TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

Tỉnh (thành phố)....., ngày...... tháng.... năm.....

ĐƠN XIN HỢP NHẤT CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chúng tôi là............, người đứng đầu..................... (tên các tổ chức luật sư nước ngoài) bày tỏ nguyện vọng xin Ngài cho phép chúng tôi là:

(Tên đầy đủ của các tổ chức luật sư nước ngoài, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, fax, Giấy phép thành lập tại Việt Nam, Giấy đăng ký hoạt động)..............

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

được hợp nhất thành Công ty luật nước ngoài mới với nội dung như sau:

Tên gọi đầy đủ của Công ty luật nước ngoài mới:...............................................

.............................................................................................................................

Trụ sở của Công ty luật nước ngoài mới đặt tại tỉnh (thành phố):.......................

.............................................................................................................................

Lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Họ và tên Giám đốc Công ty luật nước ngoài mới:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Số luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, nhân viên Việt Nam và nhân viên nước ngoài làm việc tại Công ty luật nước ngoài mới:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và mọi thủ tục liên quan
đến việc hợp nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.

Người đứng đầu của các công ty luật nước ngoài
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 4

TÊN CÁC TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

Tỉnh (thành phố) ....., ngày..... tháng...... năm......

ĐƠN XIN CHUYỂN ĐỔI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tôi là............, người đứng đầu..................... (tên tổ chức luật sư nước ngoài) bày tỏ nguyện vọng xin Ngài cho phép chúng tôi là:

(Tên đầy đủ của tổ chức luật sư nước ngoài).....................................................

...........................................................................................................................

Quốc tịch:..........................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................

Tel: ............................................... Fax: ............................................................

đã thành lập Chi nhánh tại Việt Nam, đặt tại tỉnh (thành phố):.......................

.......................... từ ngày............. tháng............. năm .......................................

được chuyển đổi Chi nhánh thành Công ty luật nước ngoài  với nội dung như sau:

Tên gọi đầy đủ của Công ty luật nước ngoài:....................................................

...........................................................................................................................

Trụ sở của Công ty luật nước ngoài đặt tại tỉnh (thành phố):...........................

Lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Họ và tên luật sư - Giám đốc Công ty luật nước ngoài:

...........................................................................................................................

Số luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, nhân viên Việt Nam và nhân viên nước ngoài làm việc tại Công ty luật nước ngoài:

...........................................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và mọi thủ tục liên quan đến việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.

Người đứng đầutổ chức luật sư nước ngoài
Ký tên (đóng dấu, nếu có)

MẪU SỐ 5

TÊN CHI NHÁNH CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI/ TÊN CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI/ TÊN CÔNG TY LUẬT HỢP DANH NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM

Tỉnh (thành phố) ......., ngày......tháng...... năm ......

ĐƠN XIN THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY PHÉP CỦA CHI NHÁNH CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI/GIẤY PHÉP CỦA CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI/ GIẤY PHÉP CỦA CÔNG TY LUẬT HỢP DANH NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM

Kính gửi: NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chúng tôi là..........., người đứng đầu............... (tên Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài/Công ty luật nước ngoài/Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam) bày tỏ nguyện vọng xin Ngài cho phép chúng tôi là:

(Tên đầy đủ của Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài/Công ty luật nước ngoài/Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam)............................................

..........................................................................................................................

Quốc tịch:.......................... Thành lập ngày..... tháng.... năm .........................

Địa chỉ trụ sở chính:.........................................................................................

Tel: ............................................... Fax: ..........................................................

Giấy đăng ký hoạt động số ngày....... tháng........ năm........ do Sở Tư pháp tỉnh, (thành phố trực thuộc Trung ương) cấp......................................................................

được thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Chi nhánh/Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài/Giấy phép thành lập Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam với nội dung như sau:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

(Nêu rõ lý do thay đổi)......................................................................................

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến việc thay đổi nội dung Giấy phép nói trên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.

Người đứng đầu Chi nhánh của Tổ chức luật sư nước ngoài/Công ty luật nước ngoài/Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam

(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 6

Tỉnh (thành phố)......., ngày..... tháng... năm.....

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tôi là................, (tên đầy đủ của luật sư nước ngoài)...................................

Sinh ngày........... tháng.......... năm.......... Quốc tịch:.....................................

Số hộ chiếu................................... có giá trị đến ngày...... tháng....... năm....

Chứng chỉ hành nghề cấp ngày.......................................................................

Nơi cấp:...........................................................................................................

Bày tỏ nguyện vọng xin được cấp Giấy phép hành nghề tại...........................

(tên Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam hoặc tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam) ......................................

Địa chỉ trụ sở chính:........................................................................................

Lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Thời hạn hành nghề tại Việt Nam:....................................................................

Tôi xin cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép hành nghề.

Xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.

Luật sư nước ngoài
(Ký tên)

MẪU SỐ 7

Tỉnh (thành phố)......., ngày....... tháng... năm ......

ĐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN TƯ VẤN VỀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Kính gửi: NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tôi là................., (tên đầy đủ của luật sư nước ngoài)...................................

Sinh ngày........... tháng.......... năm.......... Quốc tịch:.....................................

Số hộ chiếu................................... Có giá trị đến ngày...... tháng..... năm......

Chứng chỉ hành nghề........... do Bộ Tư pháp cấp ngày....... tháng...... năm.....

Thời hạn hành nghề tại Việt Nam:..................................................................

Hiện đang hành nghề tại Chi nhánh của Tổ chức luật sư nước ngoài/Công ty luật nước ngoài/Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam/tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam:...........................................................................................................

..........................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................

..........................................................................................................................

Xin bày tỏ nguyện vọng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam theo quy định hiện hành.

..........................................................................................................................

Tôi cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện tư vấn về pháp luật Việt Nam.

Xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.

Luật sư nước ngoài
(Ký tên)

 

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------

No.06/2003/TT-BTP

Hanoi, October 29, 2003

 

CIRCULAR

87/2003/ND-CP DATED JULY 22, 2003 ON PROFESSIONAL PRACTICE BY FOREIGN LAWYERS' ORGANIZATIONS AND FOREIGN LAWYERS IN VIETNAM

Pursuant to the Government's Decree No. 62/2001/ND-CP dated June 6, 2003 on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
Pursuant to the provisions of Articles 47 and 58 of the Government's Decree No. 87/2003/ND-CP dated July 22, 2003 on professional practice by foreign lawyers' organizations and foreign lawyers in Vietnam;
The Ministry of Justice hereby guides the implementation of a number of provisions of the Government's Decree No. 87/2003/ND-CP dated July 22, 2003 on professional practice by foreign lawyers' organizations and foreign lawyers in Vietnam (hereinafter referred to as Decree No. 87/2003/ND-CP for short) as follows:

1. Regarding foreign lawyers' organizations, foreign lawyers

1.1. Foreign lawyers' organizations mentioned in Decree No. 87/2003/ND-CP are the law-practicing organizations lawfully established and operating in foreign countries.

1.2. Papers proving the lawful establishment of foreign lawyers' organizations prescribed in Clause 2 of Article 12, Clause 2 of Article 14 and Clause 2 of Article 17 of Decree No. 87/2003/ND-CP are any of the following types of papers:

a) The establishment licenses, the operation registration papers granted by foreign competent agencies or organizations;

b) Partnership contracts, company charters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. Foreign lawyers mentioned in Decree No. 87/2003/ND-CP are foreigners or overseas Vietnamese who possess law-practicing licenses granted by foreign competent agencies or organizations.

Where Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam possess law-practicing licenses granted by foreign competent agencies or organizations and wish to practice law as foreign lawyers in Vietnam, they must observe the provisions of Decree No. 87/2003/ND-CP.

2. Regarding Vietnamese lawyers' organizations, Vietnamese lawyers

2.1. Vietnamese lawyers' offices and law partnerships mentioned in Decree No. 87/2003/ND-CP are lawyers' offices and law partnerships established and operating under the provisions of the 2001 Ordinance on Lawyers;

2.2. Vietnamese lawyers are those who have joined bar associations and possess law-practicing certificates according to the provisions of the 2001 Ordinance on Lawyers.

3. Regarding the dossiers of application for the establishment of branches, foreign lawyers' firms, foreign-Vietnamese law partnerships (hereinafter referred collectively to as foreign law-practicing organizations in Vietnam)

3.1. If wishing to establish foreign law-practicing organizations in Vietnam, foreign lawyers' organizations must compile dossiers as prescribed in Decree No. 87/2003/ND-CP.

3.2. Where two or more than two foreign lawyers' organizations apply to jointly set up a foreign law firm in Vietnam, their applications therefor must be signed by the heads of the foreign lawyers' organizations or the persons authorized by the heads of the foreign lawyers' organizations.

3.3. If wishing to establish many branches in Vietnam, the foreign lawyers' organizations must carry out the procedures of application for the establishment of each branch.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4. The names of branches must include the word "branch", the names of the foreign lawyers' organizations and the names of the provinces or centrally-run cities where the branches are permitted to be opened.

The names of the foreign law firms must include the phrase "law firm" and the names of the foreign law firms.

The names of the foreign-Vietnamese law partnerships shall be selected by the foreign lawyers' organizations and the Vietnamese law partnerships but must include the phrase "law partnership".

4. Regarding the procedures of licensing the establishment of foreign law-practicing organizations in Vietnam

4.1. Dossiers of application for the establishment of foreign law-practicing organizations in Vietnam shall be sent to the Ministry of Justice. In case of necessity, the Ministry of Justice may request supplementation or clarification of information in the dossiers. The time limits for consideration of dossiers and licensing prescribed in Article 20 of Decree No. 87/2003/ND-CP are counted from the date the dossiers are completed.

4.2. The Judicial Assistance Department, the Ministry of Justice shall receive and verify the dossiers of application for the establishment of foreign law-practicing organizations in Vietnam.

5. Regarding the procedures for changing the contents of the licenses for the establishment of foreign law-practicing organizations in Vietnam

5.1. The foreign law-practicing organizations in Vietnam shall change their names in the following cases:

a) The names of the foreign lawyers' organizations are changed under the law provisions of foreign countries;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The names of the foreign law firms are changed in case of merger or consolidation of foreign law firms.

5.2. In case of change of heads of branches, directors of foreign law firms or directors of foreign-Vietnamese law partnerships, the application therefor must be enclosed with the documents appointing other lawyers to such posts.

5.3. Within 15 days after receiving the complete and valid dossiers, and fees, the Ministry of Justice shall issue written approvals of the changes in the licenses' contents; in case of refusal, it must state the reasons therefor in writing.

6. Regarding the establishment of branches of foreign law firms or foreign-Vietnamese law partnerships

6.1. Within 15 days after receiving the decisions permitting the establishment of their branches, foreign law firms or foreign-Vietnamese law partnerships must register their branches' operation at the provincial/municipal Justice Services of the localities where the branches' offices are based.

6.2. Within 10 days after receiving the complete and valid dossiers and fees, the provincial/municipal Justice Services shall have to grant operation registration papers to the branches of foreign law firms or foreign-Vietnamese law partnerships.

7. Regarding the dossiers of consolidation of foreign law firms

7.1. Two or more foreign law firms may reach agreement on consolidating themselves into a new foreign law firm.

A dossier of consolidation of foreign law firms consists of the following papers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The copies of the establishment licenses of the foreign law firms applying for consolidation;

c) The copy of the consolidation contract;

d) The written agreement appointing the director of the new foreign law firm.

7.2. Within 10 days after receiving the complete and valid dossiers and fees, the Ministry of Justice shall approve the consolidation in the form of granting the licenses for the establishment of the new foreign law firms.

7.3. Within 15 days after being granted the licenses for the establishment of the new foreign law firms, the foreign law firms applying for consolidation shall have to return their establishment licenses to the Ministry of Justice, their operation registration papers to the provincial/municipal Justice Services, and their seals to the agencies competent to grant such seals.

8. Regarding the procedures of merger of foreign law firms

8.1. One or more than one foreign law firm may be merged into another foreign law firm. In case the merger results in changes in one of the contents of the establishment licenses of the merging foreign law firms, these firms must carry out the procedures for changes in their licenses' contents as prescribed in Article 23 of Decree No. 87/2003/ND-CP.

8.2. Within 15 days after the date of merger, the merged foreign law firms must return their establishment licenses to the Ministry of Justice, their operation registration papers to the provincial/municipal Justice Services, and their seals to the agencies competent to grant such seals.

9. Regarding the temporary cessation of the foreign law-practicing organizations' operation in Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The maximum duration of temporary cessation of operation of foreign law-practicing organizations in Vietnam shall be one year each and may be considered for a single extension not exceeding one year.

9.2. Where the foreign law-practicing organizations in Vietnam are forced to temporarily cease their operation for a given period of time as they have been sanctioned for administrative violations, the duration of temporary cessation of operation shall be inscribed in the decisions sanctioning such administrative violations.

10. Regarding the employment of Vietnamese probationary lawyers

10.1. When receiving Vietnamese probationary lawyers to practice law on probation, the foreign law-practicing organizations in Vietnam shall appoint foreign lawyers or Vietnamese lawyers to supervise such probationary lawyers.

10.2. Vietnamese probationary lawyers to practice law on probation in the foreign law-practicing organizations in Vietnam must not participate in any legal proceedings in the capacity as defense counselors or representatives of clients before Vietnamese courts.

Probationary lawyers may provide legal consultancy and other legal services to clients under the assignment by the supervising lawyers upon the clients' consent and must be responsible for the quality of their performed work to the supervising lawyers and the foreign law-practicing organizations in Vietnam. Probationary lawyers must not sign legal consultancy documents.

11. Regarding the scope of professional practice by foreign lawyers in Vietnam

11.1. Foreign lawyers who have been granted the licenses to practice law in Vietnam and possess Vietnamese law bachelor diplomas shall be granted by the Ministry of Justice the certificates of eligibility for providing consultancy on Vietnamese laws.

11.2. A dossier of application for a certificate of eligibility for providing consultancy on Vietnamese laws consists of the following papers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) A copy of the Vietnamese law bachelor's diploma;

c) A copy of the foreign lawyer's license to practice law in Vietnam.

11.3. Within 30 days after receiving the valid dossiers, the Ministry of Justice shall grant the certificates of eligibility for providing consultancy on Vietnamese laws to the applying foreign lawyers; in case of refusal, it must clearly state the reasons therefor in writing.

11.4. The certificates of eligibility for providing consultancy on Vietnamese laws shall be valid in the effective duration of the foreign lawyer's licenses to practice law in Vietnam.

12. Regarding the examination of the organization and operation of foreign law-practicing organizations in Vietnam

12.1. Annually, the provincial/municipal Justice Services shall examine the organization and operation of foreign law-practicing organizations in Vietnam.

The provincial/municipal Justice Services may conduct unexpected examinations at the request of the Ministry of Justice or the provincial/municipal People's Committees.

12.2. The to be-examined foreign law-practicing organizations shall be informed of the examinations 7 days in advance, except for cases of unexpected examinations.

12.3. The foreign law-practicing organizations in Vietnam must strictly abide by the examination decisions and create favorable conditions for the examinations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13.1. Biannually and annually, the foreign law-practicing organizations in Vietnam must report in writing on their organization and operation to the provincial/municipal Justice Services and the Ministry of Justice. Biannual reports shall be sent before October 1 and annual reports before March 31 of the subsequent year.

13.2. In case of necessity, the Ministry of Justice may request the foreign law-practicing organizations in Vietnam to report unexpectedly on their organization and operation in Vietnam.

14. Regarding the regime of commendation of foreign lawyers and foreign law-practicing organizations in Vietnam

14.1. Foreign lawyers and foreign law-practicing organizations in Vietnam that have continuously practiced law for 5 years or more, recorded outstanding achievements in their professional activities and made great contributions in the field of cooperation with Vietnamese agencies and/or organizations shall be considered for commendation.

14.2. The procedures and forms of commendation shall comply with law provisions.

15. Regarding the transitional provisions

15.1. Foreign lawyers' organizations which have been granted the licenses to establish their branches in Vietnam under the provisions of Decree No. 92/1998/ND-CP, which remain effective, shall be allowed to continue their professional practice till the expiry of their permits.

After the expiry of their licenses, if the foreign lawyers' organizations wish to continue practicing law in Vietnam in the form of branches, they must send to the Ministry of Justice the applications for renewal of the licenses to establish branches. Within 30 days after receiving such applications, the Ministry of Justice shall approve the renewal of the licenses to establish branches in the form of granting new licenses.

After being granted the new licenses, the concerned branches shall carry out the procedures of operation registration, post on the newspapers the announcements on their establishment under the provisions of Articles 21 and 22 of Decree No. 87/2003/ND-CP; and shall, within 15 days, return the granted licenses to establish branches to the Ministry of Justice and the operation registration papers granted under the provisions of Decree No. 92/1998/ND-CP to the provincial/municipal Justice Services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A dossier of application for transformation consists of the following papers:

a) The application of transformation of a branch into a foreign law firm;

b) A copy of the license for the establishment of the branch in Vietnam;

c) The charter of the foreign law firm;

d) The decision appointing the director of the foreign law firm.

Within 30 days after receiving the complete and valid dossiers and fees, the Ministry of Justice shall approve the transformation in the form of granting the licenses for the establishment of the foreign law firms; in case of refusal, it must clearly state the reasons therefor in writing.

After being granted the licenses, the foreign law firms shall carry out the procedures of operation registration, post on the newspapers the announcements on their establishment under the provisions of Article 21 and 22 of Decree No. 87/2003/ND-CP; and shall, within 15 days, return the granted licenses to open branches to the Ministry of Justice and the operation registration papers granted under the provisions of Decree No. 92/1998/ND-CP to the provincial/municipal Justice Services, and their seals to the agencies competent to grant such seals.

The foreign law firms shall enjoy legitimate rights and interests, be responsible for unpaid debts, legal service contracts being performed,

15.3. For Vietnamese law bachelors who are practicing legal consultancy on probation in the branches of the foreign lawyers' organizations under the provisions of Decree No. 92/1998/ND-CP, their period of probationary practice of legal consultancy in the branches before the effective date of Decree No. 87/2003/ND-CP shall be included into their probationary duration as prescribed by the Ordinance on Lawyers when such persons join bar associations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



16. To promulgate together with this Circular the forms of the following papers:

16.1.

b) The application for the establishment of a foreign law firm (form No. 1b);

c) The application for the establishment of a foreign-Vietnamese law partnership (form No. 1c);

16.2. The application for the establishment of a branch of the foreign law firm or foreign-Vietnamese law partnership (form No. 2);

16.3. The application for the consolidation of foreign law firms (form No. 3);

16.4. The application for the transformation of a branch into a foreign law firm (form No. 4);

16.5. The application for change of the contents of the license of the branch, foreign law firm or foreign-Vietnamese law partnership (form No. 5);

16.6. The application for a foreign lawyer's license to practice law in Vietnam (form No. 6);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



16.8. Vietnam (form No. 8a);

b) The permit for the establishment of a foreign law firm in Vietnam (form No. 8b);

c) The permit for the establishment of a foreign-Vietnamese law partnership in Vietnam (form No. 8c);

16.9. Vietnam (form No. 9a);

b) The operation registration paper of a foreign law firm in Vietnam (form No. 9b);

c) The operation registration paper of a foreign-Vietnamese law partnership (form No. 9c).

16.10. The operation registration paper of a branch of the foreign law firm or a branch of the foreign-Vietnamese law partnership (form No. 10);

16.11. The foreign lawyer's license for professional practice in Vietnam (form No. 11);

16.12. The certificate of eligibility for providing legal consultancy on Vietnamese laws (form No. 12);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The notice on the temporary cessation of operation of a branch, foreign law firm or foreign-Vietnamese law partnership (form No. 13b);

c) The notice on the termination of operation of a branch, foreign law firm or foreign-Vietnamese law partnership (form No. 13c);

16.14.

b) The report on the organization and operation of foreign law-practicing organizations in localities (form No. 14b).

17. Implementation effect

This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

This Circular replaces the Ministry of Justice's Circular No. 08/1999/TT-BTP dated February 13, 1999 guiding the implementation of a number of provisions of the Government's Decree No. 92/1998/ND-CP dated November 10, 1998 on the legal consultancy practice by foreign lawyers' organizations in Vietnam and the Ministry of Justice's Circular No. 02/2000/TT-BTP dated March 23, 2000 guiding the procedures for termination of operation of branches of foreign lawyers' organizations in Vietnam.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2003/TT-BTP ngày 29/10/2003 hướng dẫn Nghị định 87/2003/NĐ-CP về hành nghề của Tổ chức luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.404

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.47.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!