BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
04/1998/TT-BKH
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 5 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 04/1998/TT-BKH NGÀY 18 THÁNG 5
NĂM 1998 HƯỚNG DẪN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 18 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư này hướng dẫn báo cáo quyết toán vốn
đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia Hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
Phần 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Doanh nghiệp liên doanh,
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh, doanh nghiệp BOT, BT, BTO (sau đây gọi là doanh nghiệp), sau khi hoàn
thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình đưa vào khai thác sử dụng phải
báo cáo quyết toán vốn đầu tư đã thực hiện theo quy định tại Thông tư này. 2.
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của doanh nghiệp phải xác định đầy đủ, chính xác
vốn đầu tư thực hiện theo từng năm, theo nguồn vốn góp, vốn vay; tổng mức vốn đầu
tư xây dựng công trình đưa vào khai thác sử dụng.
3. Căn cứ vào Báo cáo quyết toán
vốn đầu tư của doanh nghiệp và kết quả giám định theo quy định tại Thông tư
này, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét cấp Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư
đã thực hiện.
Phần 2:
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
TƯ ĐÃ THỰC HIỆN
Trong thời hạn 6 tháng kể từ
ngày hoàn thành xây dựng công trình đưa vào khai thác sử dụng, doanh nghiệp phải
gửi hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư đến cơ quan cấp Giấy phép đầu tư để được
cấp Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư đã thực hiện theo nội dung và yêu cầu sau:
I. NỘI DUNG
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ:
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải
thể hiện đầy đủ các khoản chi phí đầu tư; Báo cáo quyết toán vốn đầu tư bao gồm
các nội dung sau:
1. Tổng số vốn đầu tư đã thực hiện
dự án, bao gồm:
1.1. Giá trị máy móc, thiết bị
và chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị;
1.2. Chi phí xây dựng công
trình:
- Chi phí cho các công việc dưới
mặt đất (phá dỡ, móng, công trình ngầm);
- Chi phí cho phần thân và hoàn
thiện;
- Chi phí về trang thiết bị bên
trong công trình;
- Các chi phí xây dựng cảnh quan
(sân chơi, vườn hoa, cây cảnh...);
- Các chi phí về bảo vệ môi trường,
phòng chống cháy;
- Bảo hiểm xây dựng.
1.3. Chi phí khác: Lãi tiền vay,
chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn lập dự án, thiết kế, giám
sát, quản lý, giám định, kiểm toán và các khoản chi hợp lý khác phù hợp với quy
định hiện hành.
Các chi phí nộp phạt do vi phạm
quy định của Nhà nước không được tính vào quyết toán vốn đầu tư.
2. Tổng vốn đầu tư đã thực hiện
chia theo từng năm từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng và
đưa vào khai thác sử dụng; chia theo nguồn vốn góp, vốn đầu tư được thực hiện
theo từng giai đoạn của công trình.
Đối với dự án đầu tư mà việc xây
dựng và khai thác kinh doanh công trình được chia thành từng giai đoạn được quy
định trong Giấy phép đầu tư thì báo cáo quyết toán vốn đầu tư được thực hiện
theo từng giai đoạn của công trình.
Các chi phí nêu tại mục (1.1),
(1.2) và (1.3) trên đây trong báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải kèm theo chứng
chỉ giám định hoặc kiểm toán theo các yêu cầu quy định trong phần III của Thông
tư này.
II. HỒ SƠ BÁO
CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ:
Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu
tư bao gồm:
1. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư
đã thực hiện của doanh nghiệp phải được lập theo mẫu quy định trong Phụ lục 1
kèm theo Thông tư này. Đối với doanh nghiệp liên doanh: Báo cáo phải được Hội đồng
quản trị nhất trí thông qua và do Tổng Giám đốc ký.
Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài: Báo cáo phải do Tổng Giám đốc Doanh nghiệp ký.
Đối với Hợp đồng hợp tác kinh
doanh: Báo cáo phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh cùng ký.
2. Chứng chỉ giám định, báo cáo
kết quả giám định giá trị máy móc, thiết bị nhập khẩu của dự án.
3. Báo cáo kết quả kiểm toán hoặc
giám định chi phí xây dựng, chi phí khác.
Phần 3:
VỀ GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC,
THIẾT BỊ VÀ CHI PHÍ XÂY DỰNG
Giá trị máy móc, thiết bị, chi
phí xây dựng công trình và chi phí khác trong Báo cáo quyết toán vốn đầu tư đều
phải được giám định hoặc kiểm toán theo các quy định sau:
I. GIÁM ĐỊNH
THIẾT BỊ, MÁY MÓC NHẬP KHẨU:
1. Thiết bị, máy móc nhập khẩu
vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải được giám định về giá trị và chất
lượng của thiết bị, máy móc trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt.
Thiết bị, máy móc nhập khẩu đã
qua đấu thầu không phải giám định theo quy định của Thông tư này.
2. Đối với thiết bị, máy móc đã
qua sử dụng, doanh nghiệp ngoài việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này,
các quy định tại Giấy phép đầu tư, còn phải tuân thủ các quy định của Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường về việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng.
3. Nếu không có các quy định gì
khác trong Giấy phép đầu tư và các quy định riêng về nhập khẩu, thì thiết bị,
máy móc nguyên chiếc của dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư từ 3 triệu USD trở lên
phải được giám định theo quy định của Thông tư này.
4. Việc giám định thiết bị, máy
móc đã lắp đặt trước ngày Thông tư này có hiệu lực do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết
định nếu xét thấy cần thiết.
5. Cơ quan Hải quan cửa khẩu
Chính phủ kế hoạch nhập khẩu được Bộ Thương mại duyệt để cho phép nhập khẩu thiết
bị, máy móc mà không đòi hỏi doanh nghiệp xuất trình chứng chỉ giám định đối với
thiết bị, máy móc nhập khẩu.
6. Sau khi thực hiện giám định,
tổ chức giám định phải cấp Chứng chỉ giám định. Chứng chỉ giám định phải thể hiện
các nội dung sau:
- Tên tổ chức giám định;
- Địa điểm, thời gian thực hiện
việc giám định;
- Tên, ký mã hiệu, quy cách, năm
sản xuất, nước sản xuất, nhà sản xuất, số lượng, tình trạng, chất lượng, đơn
giá, giá trị của thiết bị, máy móc.
- Kết luận về giá trị, chất lượng
của thiết bị, máy móc;
- Xác nhận trách nhiệm pháp lý của
tổ chức giám định: dấu, chữ ký.
II. GIÁM ĐỊNH,
KIỂM TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
1. Trong trường hợp việc xây dựng
công trình không thực hiện thông qua hình thức đấu thầu, doanh nghiệp phải thực
hiện việc giám định hoặc kiểm toán chi phí xây dựng. Nội dung giám định hoặc kiểm
toán chi phí xây dựng bao gồm:
- Tính pháp lý của các hợp đồng
kinh tế đã ký kết;
- Khối lượng công việc xây lắp
đã thực hiện của các hạng mục của
dự án;
- Tính phù hợp của các đơn giá
áp dụng cho từng loại công việc;
- Khối lượng, chi phí tăng giảm
so với kế hoạch chi phí của dự án;
- Các chi phí khác (chi phí đền
bù giải phóng mặt bằng, lãi suất huy động vốn vay...) của dự án.
- Đánh giá và kết luận về chi
phí xây dựng thực tế của dự án đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Sau khi thực hiện giám định
hoặc kiểm toán, tổ chức giám định hoặc kiểm toán phải cấp Báo cáo giám định chi
phí xây dựng cho chủ đầu tư.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN VIỆC GIÁM ĐỊNH:
1. Các tổ chức thực hiện giám định,
thiết bị, máy móc nhập khẩu theo quy định của Thông tư này là Công ty giám định
Việt Nam hoặc nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức Nhà nước
có chức năng giám định ở Việt Nam; Công ty giám định ở nước ngoài đối với việc
giám định thiết bị, máy móc trước khi nhập khẩu.
Các tổ chức thực hiện giám định
hoặc kiểm toán chi phí xây dựng là các công ty giám định hoặc kiểm toán Việt
Nam, hoặc nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam; các tổ chức Nhà nước có
chức năng thẩm định về chi phí xây dựng.
2. Tổ chức giám định thực hiện
việc giám định trên cơ sở hợp đồng với các doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về kết
quả giám định do mình thực hiện. Nếu phát hiện có thông đồng, gian lận trong việc
giám định sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Phí giám định do doanh nghiệp
trả và được tính vào chi phí đầu tư của dự án.
4. Việc giám định chất lượng, kỹ
thuật công trình xây dựng tuân theo các quy định hiện hành.
5. Trong trường hợp kết quả giám
định không phù hợp với các quy định trong chứng từ mua bán hoặc thấp hơn giá trị
doanh nghiệp khai báo thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại giá trị thực hiện
theo kết quả giám định.
IV. TÁI GIÁM
ĐỊNH:
1. Trong trường hợp cần thiết,
cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể yêu cầu một tổ
chức giám định khác thực hiện việc tái giám định toàn bộ hoặc một phần các chi
phí đã được giám định trong báo cáo quyết toán vốn đầu tư của doanh nghiệp.
2. Việc tái giám định được coi
như là trùng hợp nếu kết quả giá trị phần tái giám định có mức chênh lệch không
vượt quá 5% và không quá 500.000 USD so với các giá trị đã được giám định trong
Báo cáo quyết toán của doanh nghiệp theo mức vốn đầu tư của dự án.
3. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu
được giải thích, đối chất nếu kết quả tái giám định có sự khác biệt về giá trị
so với các chi phí đã được giám định trong Báo cáo quyết toán của doanh nghiệp
nhưng phải chấp hành quyết định của cơ quan cấp Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu
tư. Mọi khiếu nại, tranh chấp về giám định và tái giám định được xử lý theo quy
định của pháp luật.
4. Nếu kết quả tái giám định được
công nhận là chính xác, thì tổ chức giám định trước đó phải chi trả chi phí tái
giám định.
Nếu kết quả tái giám định khác với
kết quả giám định được công nhận là chính xác, thì doanh nghiệp phải chi trả
chi phí tái giám định.
Phần 4:
CẤP GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG
KÝ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
khi nhận hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầy tư đầy đủ và hợp lệ do doanh nghiệp nộp,
cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng
ký vốn đầu tư đã thực hiện của dự án theo mẫu tại Phụ lục II đính kèm theo
Thông tư này.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày cấp Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư đã thực hiện của dự án, Cơ quan cấp
Giấy phép đầu tư đối với những dự án theo phân cấp của Chính phủ và Uỷ quyền của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải gửi bản chính Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư đã thực
hiện của dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
3. Chế độ báo cáo về việc cấp Giấy
đăng ký vốn đầu tư đã thực hiện của dự án thực hiện theo quy chế như đối với việc
cấp Giấy phép đầu tư.
Phần 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay thế Thông
tư số 2163/UB-QL ngày 4 tháng 10 năm 1995 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu
tư - nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ
quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ trực tiếp hướng dẫn, xử lý đối với dự án đã hoàn
thành việc lắp đặt máy móc, thiết bị và xây dựng công trình trước khi Thông tư
này có hiệu lực.
PHỤ LỤC 1
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN GIÁ TRỊ VỐN ĐẦU TƯ ĐÃ THỰC HIỆN
DOANH
NGHIỆP................................................
Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Căn cứ Nghị định số 12/CP
ngày 18 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số...../BKH
ngày.... tháng.. năm 1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quyết toán giá trị
vốn đầu tư các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Sau khi hoàn thành việc xây dựng
lắp đặt (máy móc, thiết bị), dự án: (tên dự án)..............................................
Tên doanh nghiệp.............................................
thành lập theo Giấy phép đầu tư
số....., cấp ngày.... tháng... năm 199..., có trụ sở đặt tại................................
xin gửi tới (cơ quan cấp Giấy phép đầu tư)...................
Báo cáo quyết toán giá trị vốn đầu
tư của dự án với các nội dung sau:
1. Vốn đầu tư đã thực hiện:
a. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự
án:..................... USD
Chia theo các năm:
19...
19...
b. Các nguồn vốn đã sử dụng:
- Vốn pháp định:........................................
USD
(Đối với doanh nghiệp liên
doanh, chia ra:
+ Bên Việt Nam góp........ US đô
la, chiếm.... % (... phần trăm)
vốn pháp định bằng.......;
+ Bên nước ngoài góp...... US đô
la, chiếm.... % (... phần trăm)
vốn pháp định bằng......;
- Vốn
vay............................. USD
c. Giá trị máy móc, thiết bị:.........
USD
Trong đó nhập khẩu:...................
USD
d. Chi phí xây dựng công
trình:....... USD
e. Chi phí
khác:...................... USD
2. Các tài liệu kèm theo:
a. Báo cáo giám định và các chứng
chỉ giám định của công ty giám định (nêu tên công ty) về kết quả giám định giá
trị thiết bị, máy móc cho dự án.
b. Báo cáo giám định hoặc kiểm
toán và hồ sơ giám định hoặc kiểm toán của công ty giám định hoặc kiểm toán
(nêu tên công ty) về kết quả giám định hoặc kiểm toán chi phí xây dựng của dự
án.
c. Đối với doanh nghiệp liên
doanh: báo cáo này phải được Hội đồng quản trị (có đại diện của các Bên liên
doanh) nhất trí thông qua và ủy nhiệm cho Tổng giám đốc ký.
Chủ đầu tư
PHỤ LỤC 2
MẪU 1: ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH
Bộ
Kế hoạch và đầu tư
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
(hoặc
cơ quan cấp giấy
|
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
phép
đầu tư)
|
|
Số:
|
Hà
Nội, ngày... tháng... năm...
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(HOẶC THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ)
- Căn cứ Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 12 tháng 11 năm 1996;
- Căn cứ Nghị định số 12/CP
ngày 18 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam;
- Căn cứ Giấy phép đầu tư số.../GP
ngày... tháng... năm... của... cho phép thành lập...;
- Xét đề nghị của.... tại....,
căn cứ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư và kết quả giám định kèm theo hồ sơ nộp
ngày... tháng... năm...,
XÁC
NHẬN
Điều 1.-
Doanh nghiệp... đã đăng ký vốn
thực hiện như sau:
a. Vốn đầu tư của doanh nghiệp...
là....
b. Vốn pháp định của doanh nghiệp....
là....
Trong đó:
- Bên Việt Nam góp..... US đô
la, chiếm..... % (.... phần trăm)
vốn pháp định bằng.....;
- Bên nước ngoài góp..... US đô
la, chiếm..... % (.... phần trăm)
vốn pháp định bằng.....;
Điều 2.-
Giấy xác nhận này là bộ phận
không tách rời của Giấy phép đầu tư số.../GP ngày... tháng... năm..., đồng thời
có giá trị là giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi điều lệ của... và có hiệu lực kể
từ ngày ký.
Hội đồng quản trị doanh nghiệp
liên doanh chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của Báo cáo quyết
toán vốn đầu tư.
Điều 3.-
Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư
thực hiện này được lập thành... bản gốc,.... bản cấp cho....; một bản cấp cho
doanh nghiệp.... và một bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc cơ quan cấp
Giấy phép đầu tư).
Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(hoặc thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép đầu tư)
MẪU 2: ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
Bộ
Kế hoạch và đầu tư
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
(hoặc
cơ quan cấp giấy
|
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
phép
đầu tư)
|
|
Số:
|
Hà
Nội, ngày... tháng... năm...
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(HOẶC THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ)
- Căn cứ Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 12 tháng 11 năm 1996;
- Căn cứ Nghị định số 12/CP
ngày 18 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam;
- Căn cứ Giấy phép đầu tư số.../GP
ngày... tháng... năm... của... cho phép thành lập...;
- Xét đề nghị của.... tại....,
căn cứ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư và kết quả giám định kèm theo hồ sơ nộp
ngày... tháng... năm...,
XÁC
NHẬN
Điều 1.-
Doanh nghiệp........ đã đăng ký
vốn thực hiện như sau:
a. Vốn đầu tư của doanh nghiệp...
là....
b. Vốn pháp định của doanh nghiệp....
là....
Điều 2.-
Giấy xác nhận này là bộ phận
không tách rời của Giấy phép đầu tư số.../GP ngày... tháng... năm..., đồng thời
có giá trị là giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi điều lệ của... và có hiệu lực kể
từ ngày ký.
Tổng Giám đốc của doanh nghiệp
chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của Báo cáo quyết toán vốn đầu
tư.
Điều 3.-
Giấy xác nhận này được lập
thành... bản gốc,.... bản cấp cho....; một bản cấp cho doanh nghiệp.... và một
bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc cơ quan cấp Giấy phép đầu tư).
Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(hoặc thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép đầu tư)
MẪU3: ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
Bộ
Kế hoạch và đầu tư
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
(hoặc
cơ quan cấp giấy
|
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
phép
đầu tư)
|
|
Số:
|
Hà
Nội, ngày... tháng... năm...
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(HOẶC
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ)
- Căn cứ Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 12 tháng 11 năm 1996;
- Căn cứ Nghị định số 12/CP
ngày 18 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam;
- Căn cứ Giấy phép đầu tư số.../GP
ngày... tháng... năm... của... cho phép thành lập...;
- Xét đề nghị của.... tại....,
căn cứ Báo cáo quyết toán vốn đầu tư và kết quả giám định kèm theo hồ sơ nộp
ngày... tháng... năm...,
XÁC
NHẬN
Điều 1.-
Các bên hợp doanh........ đã
đăng ký vốn thực hiện như sau:
a. Vốn đầu tư của doanh nghiệp...
là....
b. Vốn pháp định của doanh nghiệp....
là....
Điều 2.-
Giấy xác nhận này là bộ phận
không tách rời của Giấy phép đầu tư số.../GP ngày... tháng... năm..., đồng thời
có giá trị là giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi Hợp đồng hợp tác kinh doanh của
các bên... và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các bên hợp doanh chịu trách nhiệm
về tính trung thực và chính xác của Báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Điều 3.-
Giấy xác nhận này được lập
thành... bản gốc,.... bản cấp cho....; một bản cấp cho doanh nghiệp.... và một
bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc cơ quan cấp Giấy phép đầu tư).
Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(hoặc thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép đầu tư)