Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thành lập, đăng ký hoạt động và chia, tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề

Số hiệu: 01/2002/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 04/01/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2002/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2002

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ Luật lao độngLuật Giáo dục về dạy nghề; sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động -Thư­ơng binh và Xã hội hư­ớng dẫn việc thành lập, đăng ký hoạt động và chia, tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề nh­ư sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG:

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sơ dạy nghề thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục, trừ những cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Mục III, Chương II, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2001.

II. THÀNH LẬP TRƯỜNG, TRUNG TÂM DẠY NGHỀ.

A. Điều kiện, thủ tục thành lập trường dạy nghề.

1. Điều kiện thành lập:

Trường dạy nghề được phép thành lập khi có đề án bao gồm đủ các điều kiện sau:

a- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trư­ờng dạy nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b- Có quy mô đào tạo tối thiểu: 300 học sinh;

c- Có số phòng học lý thuyết, thực hành phù hợp với quy mô đào tạo (tối đa 35 học sinh/lớp; 4 - 6 m2 diện tích nơi thực hành/1 học sinh);

Có đủ máy, thiết bị, phư­ơng tiện bảo đảm giảng dạy lý thuyết, có đủ công cụ và nguyên, vật liệu để ng­ười học thực hành, phù hợp với nghề dạy; bảo đảm các điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động.

d- Đủ về số l­ượng và đảm bảo chất lư­ợng giáo viên:

- Về số lư­ợng: Giáo viên dạy lý thuyết tối đa 1 giáo viên/35 học sinh; dạy thực hành tối đa 1 giáo viên/18 học sinh;

- Về chất lư­ợng: Giáo viên dạy nghề đạt trình độ chuẩn theo quy định của pháp luật;

đ- Có chư­ơng trình dạy nghề theo đúng nguyên tắc xây dựng chư­ơng trình do Bộ Lao động-Thư­ơng binh và Xã hội quy định; có giáo trình phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy nghề;

e- Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động dạy nghề.

2. Thủ tục thành lập:

a- Hồ sơ thành lập trư­ờng:

- Đối với tr­ường dạy nghề công lập, bán công có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định 02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ; đối với tr­ường dạy nghề dân lập, tư­ thục có đơn đề nghị thành lập theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Đề án thành lập trư­ờng theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lý lịch của ngư­ời dự kiến sẽ làm Hiệu trư­ởng của trư­ờng (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);

- Đối với việc thành lập trư­ờng dạy nghề dân lập, tư­ thục có văn bản xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập tr­ường.

b- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- ở Trung ương: Cơ quan quản lý dạy nghề của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91, của tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập trường dạy nghề trực thuộc.

- ở cấp tỉnh: Sở Lao động-Thư­ơng binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập trường dạy nghề thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

- Nội dung thẩm định:

+ Mức độ phù hợp của việc mở trư­ờng với quy hoạch mạng l­ưới trường dạy nghề;

+ Mục tiêu và quy mô đào tạo dự kiến;

+ Tài chính (vốn, giá trị tài sản) của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường;

+ Sự phù hợp cơ sở vật chất-kỹ thuật đã nêu trong đề án với mục tiêu và quy mô dự kiến đào tạo;

+ Hồ sơ sử dụng đất, nhà (giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đất, nhà);

+ Đội ngũ giáo viên dạy nghề dự kiến và kế hoạch tuyển dụng giáo viên;

+ Chư­ơng trình, giáo trình giảng dạy.

- Trách nhiệm của cơ quan thẩm định:

+ Tr­ường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, (kể từ ngày nhận hồ sơ), cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin thành lập tr­ường. Thông báo phải nêu rõ nội dung cần sửa đổi và cách thức sửa đổi.

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định phải trình kết quả thẩm định đến cơ quan có thẩm quyền quyết định.

c- Quyết định thành lập trường: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ.

Hồ sơ đề nghị thành lập trường được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận và có văn bản đề nghị thành lập trường về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (kèm theo hồ sơ). Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội có văn bản thoả thuận hoặc từ chối việc thành lập trường.

Đối với việc thành lập trường thuộc Tổng Công ty 91, Chủ tịch Hội đồng quản trị trước khi ra quyết định thành lập có văn bản thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

B. Điều kiện, thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề.

1. Điều kiện thành lập:

Trung tâm dạy nghề được phép thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện sau:

a - Phù hợp với quy hoạch mạng l­ưới trung tâm dạy nghề;

b - Quy mô đào tạo tối thiểu: 150 học sinh;

c - Có đủ phòng học lý thuyết, cơ sở thực hành, phù hợp với quy mô đào tạo (tối đa 35 học sinh /lớp; 4-6 m2 diện tích thực hành/học sinh); thiết bị, phương tiện bảo đảm giảng dạy lý thuyết, thực hành đạt trình độ nghề theo mục tiêu đào tạo; đảm bảo các điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động; có đủ công cụ và nguyên vật liệu để người học thực hành;

d- Dự kiến đội ngũ giáo viên dạy nghề và kế hoạch tuyển dụng:

+ Về số l­ượng: Giáo viên dạy lý thuyết tối đa 1 giáo viên/35 học sinh; dạy thực hành tối đa 1giáo viên/18 học sinh;

+ Về chất l­ượng: đạt trình độ chuẩn theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục thành lập:

a. Hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề bao gồm:

- Đối với trung tâm dạy nghề công lập, bán công, có văn bản đề nghị thành lập trung tâm; đối với trung tâm dạy nghề dân lập, tư­ thục có đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề làm theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm c, khoản 2, Mục B Thông tư này.

- Đề án thành lập trung tâm dạy nghề làm theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Sơ yếu lý lịch của ngư­ời dự kiến sẽ làm Giám đốc trung tâm dạy nghề (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

- Đối với việc thành lập trung tâm dạy nghề dân lập, t­ư thục: có văn bản xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.

b. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

- ở Trung ương: Cơ quan quản lý dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với trung tâm dạy nghề trực thuộc và trung tâm dạy nghề của các tr­ường Cao đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu và đơn vị khác thuộc Bộ, ngành quản lý;

- ở cấp tỉnh: Sở Lao động-Th­ương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với trung tâm dạy nghề thuộc các Sở, Ban, Ngành, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội cấp tỉnh.

- ở cấp huyện: Phòng Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với trung tâm dạy nghề thuộc cấp huyện quản lý.

Nội dung, thủ tục thẩm định và trách nhiệm của cơ quan thẩm định thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, mục A, phần II thông tư này.

c. Quyết định thành lập trung tâm dạy nghề:

- Bộ trư­ởng, Thủ trư­ởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trung tâm dạy nghề trực thuộc và trung tâm dạy nghề của các Trư­ờng Cao đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu, đơn vị thuộc Bộ, ngành quản lý;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng quyết định thành lập trung tâm dạy nghề công lập, bán công thuộc cấp Tỉnh quản lý; cho phép thành lập trung tâm dạy nghề dân lập.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định thành lập trung tâm dạy nghề công lập, bán công thuộc cấp huyện quản lý; cho phép thành lập trung tâm dạy nghề dân lập, tư thục sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

III. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ.

A. Trình tự và thủ tục đăng ký hoạt động dạy nghề:

Trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập, cơ sở dạy nghề phải đăng ký hoạt động dạy nghề tại cơ quan Lao động-Thư­ơng binh và Xã hội và chỉ đư­ợc tuyển sinh sau khi đư­ợc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

Trình tự và thủ tục đăng ký hoạt động dạy nghề đ­ược thực hiện như­ sau:

1- Tổ chức hoặc ng­ười đề nghị thành lập cơ sở dạy nghề nộp đủ hồ sơ tại cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội quy định ở mục B, phần III Thông tư này.

Hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề bao gồm:

a- Đối với trư­ờng dạy nghề:

- Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề làm theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Điều lệ của tr­ường dạy nghề (Quy chế tổ chức và hoạt động đối với trường ngoài công lập) đã đ­ược cơ quan ra quyết định thành lập cơ sở dạy nghề phê duyệt;

- Quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập tr­ường và các quyết định khác có liên quan đến thành lập trư­ờng;

- Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu tr­ưởng.

b- Đối với trung tâm dạy nghề:

- Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề làm theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề đã đ­ược phê duyệt;

- Quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm dạy nghề;

- Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận Giám đốc trung tâm dạy nghề.

c- Lớp dạy nghề.

Tổ chức, cá nhân, các trư­ờng trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có nhu cầu mở lớp dạy nghề có thu học phí (trừ những tr­ường hợp nói tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 02/2001/ NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2001) phải đăng ký hoạt động dạy nghề.

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề làm theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

B. Nơi đăng ký và trách nhiệm của cơ quan cấp đăng ký hoạt động dạy nghề.

1- Nơi đăng ký hoạt động dạy nghề:

a- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh:

- Trư­ờng dạy nghề, trung tâm dạy nghề công lập, bán công, dân lập, tư thục;

- Lớp dạy nghề tư­ thục có số học sinh từ 10 ng­ười trở lên, lớp dạy nghề của doanh nghiệp, hợp tác xã, của trư­ờng trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, của tổ chức khác có thu học phí.

b. Phòng Lao động-Th­ương binh và Xã hội (thuộc Quận, huyện, thị xã) thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề đối với lớp dạy nghề t­ư thục, lớp dạy nghề của doanh nghiệp, hợp tác xã, dạy nghề ngắn hạn có dư­ới 10 ng­ười học, theo hình thức tại xư­ởng, tại nhà có thu học phí.

2. Trách nhiệm của cơ quan cấp đăng ký hoạt động dạy nghề:

a- Cơ quan có thẩm quyền nêu tại điểm 1, mục B, phần III cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho cơ sở dạy nghề theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Quá thời hạn trên, nếu ch­ưa nhận đ­ược Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề thì cơ sở dạy nghề có quyền hoạt động theo đăng ký.

b- Trư­ờng hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan cấp đăng ký hoạt động dạy nghề phải thông báo bằng văn bản cho ngư­ời hoặc tổ chức thành lập cơ sở dạy nghề biết, trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ nội dung cần sửa đổi và cách thức sửa đổi. Quá thời hạn nói trên mà không thông báo, thì hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề đ­ược coi là hợp lệ.

c- Hàng Quý, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Tổng Cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình đăng ký hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

C. Đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo.

1- Khi có nhu cầu bổ sung, thay đổi nghề đào tạo đã đăng ký, cơ sở dạy nghề làm đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi gửi đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan cấp đăng ký hoạt động dạy nghề xem xét, nếu chấp nhận thì ghi đăng ký bổ sung hoặc thay đổi vào bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của cơ sở dạy nghề; nếu không chấp nhận phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở dạy nghề biết về lý do.

2- Sau thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ, nếu không nhận đư­ợc trả lời của cơ quan quản lý dạy nghề thì cơ sở dạy nghề có quyền thực hiện theo nội dung đã đăng ký.

D. Đăng ký thay đổi trụ sở chính của cơ sở dạy nghề:

1- Khi chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ sở dạy nghề phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký hoạt động dạy nghề.

Nội dung thông báo gồm có:

a- Tên cơ sở dạy nghề; số đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;

b- Địa chỉ trụ sở chính của cơ sở dạy nghề;

c- Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;

d- Họ tên, chữ ký và nơi cư­ trú của ng­ười đại diện theo pháp luật của cơ sở dạy nghề.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông báo, cơ quan cấp đăng ký hoạt động dạy nghề ghi đăng ký chuyển địa chỉ trụ sở chính vào bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của cơ sở dạy nghề.

2. Khi chuyển địa chỉ trụ sở chính của cơ sở dạy nghề sang tỉnh khác:

- Cơ sở dạy nghề phải gửi thông báo (có ý kiến của cơ quan chủ quản) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi cơ sở dạy nghề đã đăng ký hoạt động;

- Cơ sở dạy nghề phải đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi chuyển đến; trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện theo quy định tại Mục A, phần III Thông tư này; nếu xét thấy phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực của địa phương thì cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho cơ sở dạy nghề trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cũ.

Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề:

1. Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, cơ sở dạy nghề không hoạt động hoặc cơ sở dạy nghề ngừng hoạt động thì cơ quan có thẩm quyền nêu tại điểm 1, mục B, phần III Thông tư này thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

2. Trường hợp cơ sở dạy nghề thực hiện không đúng mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề thì cơ quan có thẩm quyền nêu tại điểm 1, Mục B, phần III Thông tư này thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

3. Các trường hợp đã thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, mà cơ sở dạy nghề vẫn tiếp tục dạy nghề thì bị xử lý theo pháp luật.

IV. SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, CHUYỂN TRƯ­ỜNG, TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TỪ CÔNG LẬP SANG BÁN CÔNG, HOẶC RA KHỎI MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ TR­ƯỜNG, TRUNG TÂM, LỚP DẠY NGHỀ.

1. Sáp nhập, chia, tách chuyển trư­ờng, trung tâm dạy nghề từ công lập sang bán công, hoặc ra khỏi mạng lưới cơ sở dạy nghề.

a.Trư­ờng dạy nghề, trung tâm dạy nghề có yêu cầu sáp nhập, chia, tách để thành lập trư­ờng, trung tâm mới hoặc chuyển từ công lập sang bán công thì thủ tục và trình tự thực hiện như­ thành lập trư­ờng, trung tâm dạy nghề mới được quy định tại phần II Thông tư này; kèm theo phư­ơng án sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên, ng­ười lao động đang làm việc tại trư­ờng, trung tâm và phương án tổ chức học tập cho học sinh đang học tập tại trường, trung tâm.

b. Trường hợp trường dạy nghề có nhu cầu chuyển ra khỏi mạng lưới cơ sở dạy nghề thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Đình chỉ hoạt động, giải thể tr­ường, trung tâm, lớp dạy nghề.

a. Các Bộ, Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ­ương tr­ước khi đình chỉ hoạt động, giải thể trư­ờng, trung tâm, lớp dạy nghề thuộc quyền quản lý trực tiếp; hoặc các trường, các trung tâm, lớp dạy nghề tạm ngừng hoạt động, phải thông báo bằng văn bản với cơ quan đã đăng ký hoạt động dạy nghề nêu tại điểm 1, Mục B, phần III Thông tư này.

Nội dung thông báo gồm có:

- Tên trường (trung tâm), số giấy chứng nhận và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề;

- Địa chỉ trụ sở chính của trường (trung tâm) dạy nghề;

- Thời hạn đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và kết thúc đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động;

- Lý do (giải thể, đình chỉ, tạm ngừng hoạt động).

b. Quyết định đình chỉ, giải thể tr­ường, trung tâm, lớp dạy nghề chỉ đư­ợc thực hiện sau khi trư­ờng, trung tâm, lớp dạy nghề bảo đảm giải quyết quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên, ng­ười lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, Pháp lệnh Cán bộ, công chức; quyền lợi của ngư­ời học nghề đư­ợc giải quyết theo hợp đồng học nghề, Điều lệ của trư­ờng, Quy chế của trung tâm. Trường hợp người học có nhu cầu tiếp tục học tập để hoàn thành chương trình đào tạo tại trường, trung tâm, lớp dạy nghề khác thì trường, trung tâm, lớp dạy nghề bị đình chỉ hoạt động, giải thể phải có trách nhiệm sắp xếp và bố trí cho người học tại các cơ sở dạy nghề khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1- Tổng Cục Dạy nghề, Cơ quan quản lý dạy nghề của các Bộ, ngành; Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội; Phòng Lao động - Th­ương binh và Xã hội có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra hoạt động và xử lý vi phạm của các cơ sở dạy nghề, theo quy định của Nghị định số: 02/ 2001/ NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2001, Thông tư này và Nghị định số 38/CP ngày 25/ 6 /1996 của Chính phủ và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện.

2- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản tr­ước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

3- Các cơ sở dạy nghề đã thành lập trư­ớc khi Thông tư này có hiệu lực không phải lập hồ sơ đăng ký, như­ng phải báo cáo theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này với cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định tại điểm 1, Mục B, Phần III Thông tư này; thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 1 tháng 3 năm 2002.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì v­ướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở dạy nghề phản ánh về Bộ Lao động-Thư­ơng binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
Văn phòng Trung ương và
các Ban của Đảng
Văn phòng Quốc hội;
Văn phòng Chủ tịch n­ước;
Văn phòng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cáo
UBND, các Sở LĐTBXH các tỉnh, T/phố trực thuộc TW;
Cơ quan Trung ương các đoàn thể
Công báo (2bản)
L­ưu Văn phòng, TCDN(20 bản).

BỘ TR­ƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-
TH­ƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Nguyễn Thị Hằng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

******

.. .. .. .., ngày.. .. ..tháng.. .. .. năm.. ...

ĐƠN XIN THÀNH LẬP

TR­ƯỜNG (TRUNG TÂM, LỚP) DẠY NGHỀ

Kính gửi: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... ..

- Tên cơ quan (hoặc họ và tên ngư­ời) xin thành lập Trư­ờng (Trung tâm, hoặc Lớp) dạy nghề: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. ..

- Ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh thư­; nơi th­ường trú (nếu là cá nhân): .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. . .. .. .. .....

- Tên trư­ờng (trung tâm, hoặc lớp): . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. . . .. .. .. ..... .. .. .. ..

- Địa chỉ trụ sở chính: . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. . . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. . . .. .. ..

Điện thoại: . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .

- Nhiệm vụ: . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. . . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. . . .. .. .. ..... .. .. .. ..

- Quy mô đào tạo: . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. . . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. . . .. .. .. ..... ..

(Kèm theo Đề án hoạt động)

- Thời hạn hoạt động: . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. . . .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. . . .. .. .. ....

Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nư­ớc.

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2002 của Bộ Lao động -Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.. .. .. .., ngày.. .. ..tháng.. .. .. năm.. ...

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP TR­ƯỜNG (TRUNG TÂM) DẠY NGHỀ

I/- Sự cần thiết phải thành lập tr­ường (trung tâm) dạy nghề:

II/- Tổ chức:

- Tên gọi của Tr­ường (Trung tâm):.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .... .. .. .. .. ...

- Chủ đề án: .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .

- Cơ quan quản lý trực tiếp:.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. ..

- Họ và tên ngư­ời làm Hiệu trư­ởng (Giám đốc): .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. ..

- Địa điểm của Tr­ường (Trung tâm):. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Điện thoại: .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. ...Fax.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Nhiệm vụ của Tr­ường (Trung tâm).... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Mục tiêu đào tạo; quy mô đào tạo:.. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

III/- Nội dung hoạt động của Trư­ờng (Trung tâm) dạy nghề:

1- Số nghề dạy:.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .... .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. ... .. ..

2- Tên các nghề dạy:

+ .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. ..

+ .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. ..

+ .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. ..

3- Trình độ nghề cao nhất mà Tr­ường (Trung tâm) có thể dạy:.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. ... . .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .... .. .. ...

4 - Hình thức dạy: .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. ..

5 - Thời gian đào tạo cho (khoá học: dài nhất, ngắn nhất, trung bình): .. .. . ... .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. ..

IV/- Điều kiện để Trư­ờng (Trung tâm) dạy nghề hoạt động.

A- Cơ sở vật chất kỹ thuật:

1- Cơ sở dạy lý thuyết, thực hành; ký túc xá, sân vận động, ..v..v.. .. .. .. .. ...

2- Thiết bị, máy móc, ph­ương tiện dạy nghề.. .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .

3 - Nguồn vốn:. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. ..

B- Tổ chức bộ máy, đội ngũ giáo viên, ch­ương trình, giáo trình:

1- Tổ chức bộ máy: (Số Phòng, Ban, Khoa, danh sách các thành viên và Chủ tịch Hội đồng quản trị, ngư­ời dự kiến Hiệu tr­ưởng): .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .

2- Đội ngũ giáo viên (số l­ượng, chất l­ượng):.. .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .

3 - Ch­ương trình giảng dạy:. .. .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..

4 - Giáo trình giảng dạy: .. .. ... .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..

C- Các điều kiện khác:

CHỦ ĐỀ ÁN

Mẫu số 2: Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2002 của Bộ Lao động -Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.. .. .. .., ngày.. .. ..tháng.. .. .. năm.. ...

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

..................................

Kính gửi: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... ..

1- Tên Trường (Trung tâm, Lớp) dạy nghề: .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

2- Địa chỉ trụ sở chính: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

Điện thoại: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

3- Người đại diện theo pháp luật của Trường (Trung tâm, Lớp) dạy nghề:

+ Chức danh: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+ Họ và tên: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Nam (Nữ).. .. ..

Điện thoại: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+ Ngày.. .. .. .. tháng.. .. .. .. năm.. .. .. .. .. ... sinh: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+ Dân tộc: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+ Chứng minh thư nhân dân số: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. do Công an.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. cấp ngày.. .. .. .. .. .. .. ..tháng .. .. .. .. .. .. .. năm.. .. .. .. .. .. .. .. ..

+ Hộ khẩu thường trú: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+ Chỗ ở hiện tại: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

4- Tên các nghề dạy:

.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .

.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

5- Thời gian xin hoạt động của Trường (Trung tâm, Lớp) dạy nghề: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Ghi chú: Kèm theo đơn phải có chương trình đào tạo của mỗi nghề. Chương trình đào tạo mỗi nghề bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Mục tiêu đào tạo (đối tượng tuyển sinh; thời gian đào tạo; trình độ sau đào tạo);

+ Nội dung đào tạo (danh mục và thời gian của mỗi môn học; kế hoạch giảng dạy.. ..

Mẫu số 3: Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2002 của Bộ Lao động -Th­ương binh và Xã hội

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ......... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sở LĐ- TB và xã hội Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Số:......../200.../GCNDN-LĐTBXH

1- Tên trư­ờng (Trung tâm, Lớp) dạy nghề:.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .... .. ..

2- Địa chỉ trụ sở chính: .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ...... .. .. .. .. .. .. .. .....

........ .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. ... .. . .. ..

Điện thoại: .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. ..

3- Tên các nghề đư­ợc dạy:

+.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

4- Ng­ười đại diện theo pháp luật của Tr­ường (Trung tâm, Lớp) dạy nghề:

- Chức danh: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Họ và tên: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Nam ( Nữ).. .. .. .. .. .. ..

Điện thoại: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .

- Ngày, tháng, năm sinh: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. ..

- Dân tộc: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. ..

- Chứng minh th­ư nhân dân số: .. .. .. .. ..... .. .. .. do Công an .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. ..

cấp ngày.. .. .. .. ..... .. .. ..tháng .. .. .. .. .. ..năm .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Hộ khẩu th­ường trú: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Chỗ ở hiện tại: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

5- Thời hạn xin hoạt động: ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

6- Chữ ký: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

............., ngày. .. .. tháng. .. .. năm. .. ..

GIÁM ĐỐC

SỞ LAO ĐỘNG - TH­ƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Mẫu số 4: Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2002 của Bộ Lao động -Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.. .. .. .., ngày.. .. ..tháng.. .. .. năm.. ...

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG (THAY ĐỔI) NGHỀ ĐÀO TẠO

..................................

Kính gửi: .. .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... ..

- Tên cơ sở dạy nghề: .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Số đăng ký: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: .. .. .. .... ngày.. .... .. ........... tháng .. .. .. .... .. năm.. .. .. .. .. ..

- Địa chỉ trụ sở chính của cơ sở dạy nghề: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Những nghề đào tạo đã đăng ký:

+.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Nghề đào tạo đăng ký bổ sung (thay đổi):

+.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

+.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Họ và tên, nơi cư trú của người đại diện theo pháp luật của cơ sở dạy nghề: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

Điện thoại: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Mẫu số 5: Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2002 của Bộ Lao động -Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.. .. .. .., ngày.. .. ..tháng.. .. .. năm.. ...

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TR­ƯỜNG (TRUNG TÂM, LỚP) DẠY NGHỀ

I/- Tổ chức:

- Tên gọi của Tr­ường (Trung tâm, lớp):.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .... .. .. ..

- Địa điểm chỉ trụ sở chính:. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Điện thoại: .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. ...Fax.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật của

Trường (Trung tâm, lớp) dạy nghề: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

Điện thoại: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. . .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Nhiệm vụ của Tr­ường (Trung tâm, lớp): .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Mục tiêu đào tạo: .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Quy mô đào tạo: . .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..

- Quyết định thành lập: .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. . .. .. .. .. .. ..

II/- Nội dung hoạt động của Trư­ờng (Trung tâm, lớp) dạy nghề:

1- Số nghề dạy:.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .... .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. ... .. ..

2- Tên các nghề dạy; thời gian đào tạo; cấp bậc nghề đào tạo; số lượng học sinh của mỗi nghề:.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. ....

3- Đội ngũ giáo viên (số l­ượng; trình độ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành):.. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..........................

4- Ch­ương trình giảng dạy:. .. .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .

5- Giáo trình giảng dạy: .. .. ... .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..

6- Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ cho dạy nghề (thiết bị, máy móc, nhà xưởng, phòng học .. .): .. .. ... .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. ..

HIỆU TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC)

Mẫu số 6: Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2002 của Bộ Lao động -Th­ương binh và Xã hội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.. .. .. .., ngày.. .. ..tháng.. .. .. năm.. ...

ĐỀ ÁN

MỞ LỚP DẠY NGHỀ

I/- Sự cần thiết phải mở Lớp dạy nghề:

II/- Tổ chức:

- Tên cơ quan (hoặc họ và tên) chủ đề án: .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .... .. .. .. .. ... ..

- Địa chỉ: .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. ..

- Địa điểm mở Lớp:.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. ..... .. ..

- Điện thoại: .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .Fax. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. ..

- Mục tiêu đào tạo:. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .......

III/- Nội dung hoạt động của Lớp dạy nghề:

1- Số nghề dạy:.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .... .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. ... .. ..

2- Tên các nghề dạy:

+ .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. ..

+ .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. ..

+ .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. ..

3- Trình độ nghề cao nhất mà Lớp có thể dạy:.. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. .. .. .. .. .. ... . .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .... .. .. .. .................

4 - Hình thức dạy: .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. ..

5 - Thời gian đào tạo cho 1 Lớp ( dài nhất, ngắn nhất, trung bình): .. .. ... .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... . .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. ..... .. .. .. ..

IV/- Điều kiện để Lớp dạy nghề hoạt động.

A- Cơ sở vật chất kỹ thuật:

1- Cơ sở dạy lý thuyết, thực hành: Số phòng học lý thuyết, nơi thực hành (đảm bảo tối đa 35hs/ lớp; 4-6 m2 diện tích nơi thực hành/hs; lớp thực hành tối đa 18/hs/lớp; những nghề nặng nhọc, độc hại tối đa không quá 10/hs/lớp, .. .. .. ..

2- Thiết bị, máy móc, ph­ương tiện dạy nghề.. .. .. .. .. .. .. .. .. .... .. .. .. .. .. ..

(Số l­ượng máy móc, thiết bị, ph­ương tiện giảng dạy lý thuyết, công cụ, nguyên liệu, vật liệu để ngư­ời học thực hành, phù hợp với nghề dạy; các điều kiện về an toàn lao động và vệ sinh lao động)

B- Đội ngũ giáo viên, ch­ương trình, giáo trình:

1- Đội ngũ giáo viên: Số lư­ợng và chất lư­ợng (theo chuẩn quy định của Nhà nư­ớc):

2 - Ch­ương trình giảng dạy: ( Phải phù hợp với nguyên tắc xây dựng ch­ương trình do Bộ Lao động- Th­ương binh và Xã hội quy định);

3 - Giáo trình ( Dạy theo giáo trình nào? Giáo trình phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo nghề).

C- Các điều kiện khác:.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .

CHỦ ĐỀ ÁN

BỘ LAO ĐỘNG -

THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Tổng cục dạy nghề

******

Số: /TCDN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do -Hạnh phúc

******

Hà Nội, ngày .....tháng .......năm 2001

TRÌNH THỨ TRƯỞNG NGUYỄN LƯƠNG TRÀO

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, trong phiên họp ngày 5 tháng 9 năm 2001Tổng Cục dạy nghề đã chỉnh, sửa Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc thành lập, đăng ký hoạt động, giải thể và sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề, và Thông tư hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề.

1/ Về Thông tư hướng dẫn việc thành lập, đăng ký hoạt động, giải thể và sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề

Một số quy định đã chỉnh sửa là:

- Lý lịch của người dự kiến làm Hiệu trưởng phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trang 2, điểm a, khoản 2, Mục A, Phần II).

- Căn cứ vào Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định số 39/CP ngày 27/6/1995) và tình hình thực tế, cũng như ý kiến của một số Bộ, tại điểm c, khoản 2,Mục A, phần II bổ sung quy đinh: “Đối với trường dạy nghề thuộc các Tổng công ty 91, trước khi ra quyết định thành lập phải gửi một bộ hồ sơ đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục dạy nghề), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ để xin ý kiến thoả thuận. ” (trang 3).

- Ngoài ra ở một số nội dung đã sửa một số từ cho sát nghĩa.

2/ Thông tư hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề

Thêm mục II: Nguyên tắc, cơ sở xây dựng chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề.

Tổng Cục dạy nghề kính trình Thứ trưởng xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:
- Như trên.
- Lưu

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




DƯƠNG ĐỨC LÂN

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 01/2002/TT-BLDTBXH

Hanoi, January 04, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE ESTABLISHMENT, OPERATION REGISTRATION, SEPARATION, SPLIT-UP, MERGER, OPERATION SUSPENSION AND DISSOLUTION OF JOB-TRAINING ESTABLISHMENTS

Pursuant to the Government’s Decree No. 02/2001/ND-CP of January 9, 2001 detailing the implementation of the provisions of the Labor Code and the Education Law on job training; after obtaining opinions of the concerned ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides the establishment, operation registration, separation, split-up, merger, operation suspension and dissolution of job-training establishments, as follows:

I. OBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION

This Circular shall apply to public, semi-public, people-founded and private job-training establishments, except foreign-invested ones specified in Section III, Chapter II of the Government’s Decree No. 02/2001/ND-CP of January 9, 2001.

II. ESTABLISHMENT OF JOB-TRAINING SCHOOLS AND CENTERS

A. CONDITIONS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHING JOB-TRAINING SCHOOLS

1. Establishing conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Being in line with the job-training school network planning already ratified by the competent authority;

b/ Having a minimum training capacity of 300 trainees;

c/ Having a number of rooms for theoretical study and practice suitable to its training capacity (for a maximum of 35 trainees/class; 4-6 square meters for each trainee’s practice);

Having sufficient machines, equipment and means for theoretical teaching, sufficient tools, raw materials and materials for trainees practice compatible with trained jobs and up to the labor safety and sanitation standards.

d/ Having an adequate number of qualified teachers:

- Regarding the quantity of teachers: There must be one theoretical teacher for 35 trainees or less; and one practice trainer for 18 trainees or less;

- Regarding the quality of teachers: Job trainers must be qualified as prescribed by law;

e/ Job-training programs being formulated strictly according to the program-formulation principle set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; and having teaching courses suitable to job-training objectives and contents;

f/ Having financial sources sufficient for job-training activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Dossier for a school’s establishment comprises:

- For a public or semi-public job-training school, the written request therefor must be sent to the competent agency defined in Clauses 1 and 2, Article 15 of the Government’s Decree No. 02/2001/ND-CP of January 9, 2001; for a people-founded or private job-training school, the establishment application made according to form No. 1(*) promulgated together with this Circular is required;

- School establishment plan made according to form No. 2(*) promulgated together with this Circular, enclosed with the school’s draft statute or operation regulation;

- Curriculum vitae of the person expected to be the school’s headmaster (with certification of the competent agency);

- For the establishment of a people-founded or private job-training school, there also must be the competent finance agency’s written certification of financial capability of the organization or individual requesting the school’s establishment.

b/ Dossier reception and evaluation:

- At the central level: The job-training management bodies of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the managing boards of Corporations 91, socio-political organizations, socio-professional organizations or social organizations shall receive and evaluate dossiers for establishment of job-training schools under their respective management.

- At the provincial/municipal level: The provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to assist the provincial/municipal People’s Committees in receiving and evaluating dossiers for establishment of job-training schools under the provincial management.

- Evaluation contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Projected training objectives and scale;

+ Financial capability (capital and asset value) of organizations or individuals requesting the school establishment;

+ Compatibility of the material-technical foundation already defined in the plan with the projected training objectives and scale;

+ Dossiers on house and/or land use (certificates of house or land use right or ownership right);

+ Projected contingent of job trainers as well as plan on recruitment of trainers;

+ Training program and courses.

- Responsibilities of the evaluating agencies:

+ In case of invalid dossiers, the dossier-receiving agencies shall, within 10 working days (after receiving such dossiers), have to notify such invalidity in writing to the organizations or individuals applying for school establishment. The notices must clearly state contents which must be amended as well as amending method.

+ Within 30 working days after receiving complete and valid dossiers, the evaluating agencies must submit the evaluation results to the competent agencies for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dossiers requesting the school establishment shall be approved under decisions of the competent agencies, which shall later send written school establishment requests to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (together with such dossiers). The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, within 20 working days after receiving complete and valid dossiers, issue written consents or refusals of the school establishment.

Regarding the establishment of schools under Corporations 91, the managing board chairmen shall, before issuing establishment decisions, have to obtain written consents of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and permissions of the Prime Minister.

B. CONDITIONS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHING JOB-TRAINING CENTERS

1. Establishing conditions:

A job-training center shall be allowed for establishment when a plan thereon drawn up, fully meeting the following conditions:

a/ Being in line with the job-training center network;

b/ Having a minimum training capacity of 150 trainees;

c/ Having sufficient rooms for theoretical study and places for practice suitable to its training capacity (for a maximum of 35 trainees/class; 4-6 square meters for each trainee’s practice); having equipment and means for theoretical teaching and practice up to the professional level required by training objectives; satisfying the labor safety and sanitation conditions; and having sufficient tools, raw materials and materials for trainees practice.

d/ A projected contingent of job trainers and recruitment plan:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Regarding the quality of trainers: Trainers must be qualified as prescribed by law;

2. Establishing procedures:

a/ Dossier for a job-training center’s establishment comprises:

- For a public or semi-public job-training center, there must be a written request for its establishment; for a people-founded or private job-training center, there must be an establishment application made according to form No. 1(*) promulgated together with this Circular; which are sent to the competent agency defined at Point c, Clause 2, Section B of this Circular.

- A plan on the job-training center’s establishment made according to Form No. 2(*) promulgated together with this Circular;

- Curriculum vitae of the person expected to be the job-training center’s director (with certification of the competent agency).

- For the establishment of a people-founded or private job-training center: there also must be the competent authority’s written certification of financial capability of the organization or individual requesting the establishment of the job-training center.

b/ Dossier reception and evaluation:

- At the central level: The job-training management bodies of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, socio-political organizations, socio-professional organizations or social organizations shall receive and evaluate dossiers for establishment of job-training centers under their respective management and job-training centers of colleges, universities, research institutes and other units under the management of ministries and branches;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- At the district level: The district Sections of Labor, War Invalids and Social Affairs shall receive and evaluate dossiers of job-training centers under the district management.

Evaluation contents and procedures and responsibilities of the evaluating agencies shall comply with the provisions at Point b, Clause 2, Section A, Part II of this Circular.

c/ Decisions on establishment of job-training centers:

- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall decide on the establishment of their attached job-training centers and job-training centers of colleges, universities, research institutes and units under management by the ministries and branches;

- The presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall decide on the establishment of public or semi-public job-training centers under the provincial/municipal management; and permit the establishment of people-founded job-training centers.

- The presidents of the People’s Committees of urban districts, rural districts or provincial towns shall decide on the establishment of public or semi-public job-training centers under the district management; and permit the establishment of people-founded or private job-training centers after obtaining written consents from directors of the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs.

III. REGISTRATION OF JOB-TRAINING ACTIVITIES

A. ORDER AND PROCEDURES FOR REGISTERING JOB-TRAINING ACTIVITIES

Within 9 months after the decisions on their establishment are issued, job-training establishments shall have to register their job-training activities at the Labor, War Invalids and Social Affairs offices, and may enroll trainees only after being granted certificates of job-training registration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations or individuals applying for the founding of job-training establishments shall file complete dossiers to the Labor, War Invalids and Social Affairs offices defined in Section B, Part III of this Circular.

The dossier for registration of job-training activities comprises:

a/ For job-training schools:

- An application for registration of job-training activities made according to form No. 3(*) promulgated together with this Circular;

- The statute of the job-training school (the Regulation on organization and operation for non-public schools) already approved by the agency that has issued decision on the establishment thereof;

- The establishment decision or the decision permitting the establishment of the school and other decisions related to the school establishment;

- The decision on appointment or recognition of the school’s headmaster.

b/ For job-training centers:

- An application for registration of job-training activities made according to form No. 3(*) promulgated together with this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The establishment decision or the decision permitting the establishment of the job-training center;

- The decision on appointment or recognition of the center’s director.

c/ For job-training classes:

Organizations, individuals, intermediate vocational schools, colleges and universities, that wish to open job-training classes with collection of tuition (except for cases mentioned in Clause 3, Article 5 of the Government’s Decree No. 02/2001/ND-CP of January 9, 2001), shall have to register their job-training activities.

The dossier shall comprise an application for registration of job-training activities made according to form No. 3(*) promulgated together with this Circular.

B. PLACES FOR REGISTRATION AND RESPONSIBILITIES OF THE AGENCIES GRANTING JOB-TRAINING REGISTRATION

1. Places where job-training activities are registered:

a/ The provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs, which are authorized by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, shall carry out the registration of job-training activities for job-training establishments located in their respective localities:

- Public, semi-public, people-founded or private job-training schools and centers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Sections of Labor, War Invalids and Social Affairs (of urban districts, rural districts and provincial towns) shall carry out the registration of job-training activities for private job-training classes, job-training classes of enterprises, cooperatives, short-term job-training classes with less than 10 trainees each, in the form of training at workshops or at private houses with the collection of tuition.

2. Responsibilities of the agencies granting registration of job-training activities:

a/ The competent agencies defined at Point 1, Section B, Part III, shall grant written registrations of job-training activities to job-training establishments, which are made according to form No. 4(*) promulgated together with this Circular, within 20 days after receiving complete and valid dossiers. If past the said time limit, the written registrations of job-training activities are still not granted to job-training establishments, such establishments may commence their operation according to the registered contents.

b/ In cases where dossiers are invalid, the job- training registration granting-agencies shall have to notify such in writing to the persons or organizations establishing the job-training establishments within 10 working days after receiving such dossiers. The notices must clearly state the contents which must be amended as well as amending methods. If past the said time limit, no notice is sent, all dossiers for registration of job-training activities shall be considered valid.

c/ Quarterly, the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall make a sum-up report to the General Department for Job Training under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the situation of job-training registration in their respective localities.

C. ADDITIONAL REGISTRATION AND ALTERATION OF TRAINED JOBS

1. When wishing to alter the already registered trained jobs or add new ones, the job-training establishments shall submit applications for addition or alteration to the agencies which have granted written job-training registrations, made according to form No. 5(*) promulgated together with this Circular.

Within 15 working days after receiving applications, the agencies having granted written job-training registrations shall consider them. In cases where the applications are consented, additional registration or alteration shall be inscribed in the job-training establishments certificates of job-training registration. In cases where applications are refused, the reasons therefor must be notified in writing to the concerned job-training establishments.

2. If within 15 working days after submitting the complete and valid dossiers, the registration-applying job-training establishments receive no reply from the job-training management agencies, they can commence operation according to the registered contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When relocating their headquarters to other places within a province or centrally-run city, job-training establishments shall have to send notices to the agencies where job-training activities have been registered.

Each notice must contain:

a/ The name of the job-training establishment; the operation registration number, date of granting job-training registration certificate;

b/ The address of the job-training establishment’s headquarters;

c/ The address of the new headquarters it plans to move to;

d/ The full name, signature and residence of the job-training establishment’s representative at law.

Within 10 working days after receiving the notices, the agencies that have granted job-training registration certificates shall inscribe the registered relocation of headquarters in such certificates of the job-training establishments.

2. When job-training establishments headquarters are relocated to another province:

- The relocating job-training establishments shall have to send notices (with comments of the managing agencies) to the Labor, War Invalids and Social Affairs offices where they have registered their operation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



E. WITHDRAWAL OF JOB-TRAINING REGISTRATION CERTIFICATES

1. If past 12 months after being granted job-training registration certificates, the job-training establishments fail to commence their operation or cease their operation, the competent agencies defined at Point 1, Section B, Part III of this Circular shall withdraw the job-training registration certificates.

2. In cases where job-training establishments fail to strictly comply with the job-training objectives, programs and contents inscribed in their job-training registration certificates, the competent agencies defined at Point 1, Section B, Part III of this Circular shall withdraw such job-training registration certificates.

3. In cases where job-training establishments still continue their job-training activities after their job-training registration certificates are withdrawn, they shall be handled according to the provisions of law.

IV. MERGER, SEPARATION, SPLIT-UP OR TRANSFORMATION OF PUBLIC JOB-TRAINING SCHOOLS OR CENTERS INTO SEMI-PUBLIC ONES OR SEPARATION THEREOF FROM THE NETWORK OF JOB-TRAINING ESTABLISHMENTS, OPERATION SUSPENSION OR DISSOLUTION OF JOB-TRAINING SCHOOLS, CENTERS OR CLASSES

1. Merger, separation, split-up or transformation of public job-training schools or centers into semi-public ones or separation thereof from the network of job-training establishments.

a/ For job-training schools or centers which wish to be merged, separated or split up to form new schools or centers or transformed from public into semi-public ones, the procedures and order shall be those applicable to the establishment of new job-training schools and centers prescribed in Part II of this Circular. There also must be plans on the use of personnel, trainers, employees and laborers who are working at such schools and centers as well as plans on organization of study for trainees who are trained thereat.

b/ In cases where a job-training school wishes to be separated from the network of job-training establishments, it must obtain a written consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Operation suspension or dissolution of job-training schools, centers and classes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Each written notice must contain:

- Name of school (center), serial number and granting date of certificate of job-training operation registration;

- Address of headquarters of the job-training school (center);

- Duration, starting and ending days of operation suspension or cessation;

- Reason(s) (for dissolution, operation suspension or cessation).

b/ Decisions on operation suspension or dissolution of job-training schools, centers or classes shall be effected after such job-training schools, centers or classes guarantee to settle interests of their officials, trainers, employees and other laborers according to the provisions of the Labor Code, the Ordinance on Public Employees; the interests of trainees shall be settled according to the indentures, schools statutes or centers regulations. If trainees wish to continue their study to complete training programs at other job-training schools, centers or classes, the suspended or dissolved job-training schools, centers or classes shall have to arrange and place them at other job-training establishments.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The General Department for Job Training, the job-training management agencies of the ministries and branches; the provincial/municipal Services and district Sections of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to monitor and inspect the operation of job-training establishments and handle their violations according to the provisions of the Government’s Decrees No. 02/2001/ND-CP of January 9, 2001 and No. 38/CP of June 25, 1996 and this Circular, and make periodical and extraordinary reports on implementation situation.

2. This Circular takes effect 15 days after its signing. The previous stipulations contrary to this Circular are hereby all annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any problems arising in the course of implementation should be reported by the concerned ministries, branches, localities and job-training establishments to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and solution.

 

 

MINISTER OF LABOR,
WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

(*) The forms are not printed herein.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04/01/2002 hướng dẫn thành lập, đăng ký hoạt động và chia, tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.518

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.76.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!