VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
94/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2007
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU, TẬP ĐOÀN
DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ XNLD VIETSOVPETRO VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 4 THÁNG ĐẦU
NĂM 2007 CỦA TỈNH, TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHAI THÁC DẦU KHÍ 4 THÁNG ĐẦU
NĂM 2007 VÀ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN DẦU KHÍ
Ngày 24/04/2007, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã đi kiểm tra một số công trình thuộc dự án Khí-Điện-Đạm tại tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, làm việc với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và
XNLD Vietsovpetro về tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2007 của Tỉnh,
tình hình thực hiện kế hoạch khai thác dầu khí 4 tháng đầu năm 2007 và triển
khai một số dự án dầu khí. Tham dự có lãnh đạo các Bộ: Công nghiệp, Xây dựng;
các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai; các Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Điện lực
Việt Nam và XNLD Vietsovpetro.
Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và XNLD Vietsovpetro báo cáo, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
I. VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ
HỘI 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2007 CỦA TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
1. Trong năm 2006, Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều nỗ lực thực hiện thắng lợi
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Bốn tháng đầu năm 2007 mặc dù chịu
ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 9, nhưng tình hình kinh tê-xã hội của Tỉnh vẫn ổn
định. Tỉnh đã nhanh chóng khắc phục hậu quả cơn bão số 9 và ổn định đời sống
nhân dân. Các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài, tổng vốn
đầu tư xã hội tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2007
của Tỉnh đạt 10,7%, thấp hơn kế hoạch đề ra. Tỉnh cần phải nỗ lực phấn đấu và
có các giải pháp quyết liệt để đạt được mục tiêu đề ra.
2. Về phương hướng, nhiệm vụ và
các giải pháp thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội: đồng ý với báo cáo của Tỉnh; Tỉnh
cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút
đầu tư; chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
3. Về các kiến nghị của Tỉnh:
- Về việc điều chỉnh, mở rộng, bổ
sung khu công nghiệp và điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất: đồng ý về
nguyên tắc, UBND tỉnh làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan
liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ
trì phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẩn trương xúc tiến lập quy hoạch Cụm
Công nghiệp Dầu khí Long Sơn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Về việc giải quyết phần hụt
thu ngân sách năm 2006: UBND tỉnh làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Về việc hỗ trợ phát triển hạ tầng
ngoài hàng rào các dự án kinh tế: UBND tỉnh cần tính toán cụ thể, xác định rõ
cơ cấu vốn hợp lý (hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và của
nhà đầu tư), trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Về dự án đường cao tốc Long
Thành - Vũng Tàu và dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu: Bộ Giao thông vận tải
tiếp tục triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Về vấn đề môi trường nước lưu
vực sông Thị Vải: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh liên quan rà soát, kiểm tra chặt chẽ và xử lý
theo quy định của pháp luật về môi trường.
- Về xác định tuyến địa giới
hành chính giữa hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận: thực hiện theo Quyết
định số 1571/QĐ-TTg ngày 28/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Giao Bộ Nội vụ chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND hai tỉnh xác định địa giới
hành chính trên thực địa và xử lý những vấn đề phát sinh, tất cả nhằm phục vụ lợi
ích của nhân dân, không cục bộ bản vị.
- Về phương án khai thông lại đoạn
sông Chùa: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan và UBND hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận xem xét,
giải quyết việc khai thông lại dòng chảy.
II. ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ
VIỆT NAM
1. Về tìm kiếm thăm dò và khai
thác dầu khí
- Chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng
khai thác dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam năm 2007 được giao là 17,5 triệu
tấn, tuy nhiên do dự án mua mỏ dầu tại Kazakhstan không thực hiện được, nên sản
lượng bị thiếu hụt khoảng 1 triệu tấn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải nghiêm
túc rút kinh nghiệm về việc xây dựng kế hoạch không chặt chẽ này. Để bù lại phần
sản lượng thiếu hụt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải phấn đấu nâng cao sản lượng
khai thác dầu thô trong nước trong phạm vi kỹ thuật cho phép và an toàn mỏ, đồng
thời phải đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.
- Sản lượng khai thác dầu khí 4
tháng đầu năm đạt kế hoạch đề ra, nhưng cần đẩy mạnh việc triển khai các dự án
vận chuyển, tiêu thụ khí (kể cả các dự án đầu tư mới) để bảo đảm khai thác, sử
dụng khí đồng bộ, an toàn và hiệu quả.
- XNLD Vietsovpetro là đơn vị
khai thác dầu khí lớn nhất ở Việt Nam, do vậy, ngoài việc thực hiện kế hoạch
năm 2007, cần tiếp tục mở rộng tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ra các khu vực
khác và ra nước ngoài (Nga và các nước khác) để bảo đảm sự phát triển của xí
nghiệp sau năm 2010.
2. Về các dự án đầu tư:
Đối với các dự án đã được phê duyệt,
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, đồng thời có
các giải pháp quyết liệt để bảo đảm tiến độ. Đối với các dự án đầu tư mới cần
khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đồng
thời có kế hoạch đào tạo, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho các dự án trên.
a) Cụm dự án Khí - Điện Nhơn Trạch:
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và
các nhà thầu có giải pháp quyết liệt để triển khai xây dựng nhà máy điện Nhơn
Trạch 1, hoàn thành, đưa tổ máy số 1 vào vận hành thương mại tháng 3/2008.
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam
nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Thông báo số 121/TB-VPCP
ngày 10/8/2006 và số 145/TB-VPCP ngày 8/9/2006 của Văn phòng Chính phủ, sớm thỏa
thuận với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc đấu nối và đàm phán giá bán điện của
Nhà máy điện Nhơn Trạch 1.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm giải
quyết kịp thời những vướng mắc về thiết kế, hỗ trợ nhà thầu trong việc triển
khai thực hiện dự án. Tổ hợp nhà thầu Lilama, Tổng công ty xây dựng số 1 cần phối
hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện dự án theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu
tư.
- Đối với dự án đường ống dẫn
khí: chủ đầu tư xem xét, giải quyết các kiến nghị hợp lý của nhà thầu, bảo đảm
cung cấp khí vào tháng 1/2008 phục vụ cho việc chạy thử Nhà máy điện Nhơn Trạch
1.
b) Nhà máy đạm Phú Mỹ:
- Việc đưa Nhà máy đạm Phú Mỹ
vào vận hành đúng tiến độ, an toàn, ổn định góp phần quan trọng vào việc chủ động
cung cấp phân bón cho nông nghiệp, bình ổn giá cả và thị trường phân đạm trong
nước, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Đến nay Nhà máy đã thực
hiện thành công việc cổ phần hóa, tạo cơ chế quản lý mới và động lực phát triển.
- Trong thời gian tới, tập thể
cán bộ, công nhân Nhà máy phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm chủ công nghệ,
quản lý, vận hành Nhà máy an toàn, hiệu quả. Đồng thời Nhà máy cần phối hợp với
các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo nguồn nhân lực vận hành cho các dự án của
ngành Dầu khí.
c) Về Dự án Nhà máy lọc dầu số
3: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẩn trương làm việc với đối tác để hoàn thiện Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư) trình Thủ tướng Chính phủ trong
tháng 7/2007.
d) Về phát triển dịch vụ kỹ thuật
dầu khí: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ kỹ thuật
dầu khí nhằm tăng nhanh tỷ lệ về dịch vụ trong cơ cấu doanh thu toàn ngành, đặc
biệt chú ý việc đầu tư phát triển lĩnh vực đóng tàu chuyên dụng và giàn khoan dầu
khí. Nếu có khó khăn, vướng mắc về cơ chế, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định.
e) Về kiến nghị của XNLD
Vietsovpetro:
- Về cơ chế đấu thầu: Giao Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam nghiên cứu kỹ đề nghị của XNLD Vietsovpetro, làm việc với
Văn phòng Chính phủ và các Bộ liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, giải quyết.
- Đối với các kiến nghị khác:
XNLD cần làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và địa phương để xem xét, giải
quyết theo thẩm quyền.
3. Về đảm bảo an ninh, an toàn
các công trình dầu khí: các công trình dầu khí có tầm quan trọng đặc biệt đối với
vấn đề an ninh năng lượng và phát triển kinh tế của đất nước; có vốn đầu tư lớn,
công nghệ và thiết bị hiện đại, dễ cháy nổ. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp
với các Bộ: Công an, Quốc phòng và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng phương án
đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho các công trình này.
Văn phòng Chính phủ xin thông
báo để các cơ quan biết, thực hiện.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: KHĐT, CN, XD, TC, GTVT, TNMT, NV, NN&PTNT, CA, QP;
- UBND các tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận;
- Các Tập đoàn: Dầu khí VN, Điện lực VN;
- XNLD Vietsovpetro;
- Các TCT: Lilama, CC1;
- Công ty PVGAS, các Ban QLDA: Nhà máy lọc dầu số 3, Điện Nhơn Trạch 1;
- VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý, Vụ TH;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, DK(4). H(38b)
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Văn Trọng Lý
|