|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
966/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
17/07/2006
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 966/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày
17 tháng 7 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN
2006 – 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN 2020 CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Tổng công ty
Cao su Việt Nam tại tờ trình số 723/TTr-CSVN ngày 29 tháng 3 năm 2006 và tờ
trình số 1374/TTr-CSVN ngày 13 tháng 6 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch
sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển đến 2020 của Tổng
công ty Cao su Việt Nam với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng phát
triển đồng bộ và hợp lý công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ, nhằm tăng giá trị
sản phẩm hàng hóa từ cây cao su và đầu tư mở rộng ra các ngành sản xuất, dịch vụ.
2. Thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư, đa sở
hữu (kể cả đầu tư nước ngoài) nhằm khai thác tốt hơn lợi thế đất đai, nâng cao
khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su, phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển
ngành cao su đến 2010 và định hướng đến năm 2020.
3. Tập trung thực hiện nhiệm vụ chính là trồng,
chế biến, xuất khẩu cao su, ưu tiên đầu tư phát triển cao su nguyên liệu và chế
biến sâu, đồng thời phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề khác: chăn nuôi
bò, công nghiệp, dịch vụ để hỗ trợ cho trồng, chế biến, xuất khẩu cao su.
4. Doanh thu tăng trưởng bình quân giai đoạn
2006-2010 là: 27%/năm, đến năm 2015 là 12%/năm và định hướng đến năm 2020 là:
11%/năm.
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC
NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH:
1. Về trồng trọt:
a) Cây cao su
Đầu tư thâm canh, khai thác có hiệu quả vườn cây
cao su hiện có; tiếp tục trồng mới ở nơi có đủ điều kiện và trồng tái canh theo
hướng thâm canh, sử dụng giống mới để nâng cao năng suất.
Giai đoạn 2006-2010: trồng mới khoảng 70.000 ha ở
trong nước và ngoài nước. Tổng diện tích đạt khoảng 290.000 ha, trong đó diện
tích cao su kinh doanh ổn định khoảng 180.000 ha. Năng suất bình quân đạt 1,9 tấn/ha;
trong đó năng suất bình quân ở Đông Nam
bộ đạt 2 tấn/ha, khu vực Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ đạt 1,8 tấn/ha. Sản
lượng cao su thu hoạch đạt khoảng 340.000 tấn.
Giai đoạn 2011-2015: hoàn thành chương trình trồng
mới khoảng 130.000 ha (kể cả ngoài nước), đến năm 2015 diện tích cao su định
hình khoảng 380.000 ha trong đó trong nước 320.000 ha, sản lượng đạt khoảng
400.000 tấn. Định hướng đến năm 2020 đạt 600.000 tấn.
b) Cây cà phê: phát triển cây cà phê chè ở nơi
có đủ điều kiện theo hướng dẫn đầu tư thâm canh, diện tích đạt khoảng 1.000 ha;
sản lượng từ 3.000 – 4.000 tấn thương phẩm với thương hiệu riêng. Xây dựng nhà
máy chế biến cà phê hòa tan công suất khoảng 500 tấn/năm để cung cấp cho thị
trương trong nước và xuất khẩu.
c) Chăn nuôi bò: phát triển chăn nuôi bò giống,
bò thịt và bò sữa; tiếp tục duy trì, phát triển đàn bò thịt và bò sữa cao sản
trong các giai đoạn sau; đến năm 2010 quy mô đàn đạt 35.000 con và định hướng đến
năm 2020 quy mô đàn khoảng 100.000 con.
2. Về công nghiệp:
a) Công nghiệp chế biến mủ cao su:
Đầu tư nâng công suất cơ sở chế biến hiện có,
xây dựng mới ở nơi có đủ nguyên liệu theo quy hoạch để đảm bảo chế biến hết sản
lượng mủ khai thác của toàn Tổng công ty và một phần của thành phần kinh tế
khác. Đến năm 2010, tổng sản lượng chế biến và tiêu thụ toàn Tổng công ty đạt
khoảng 440.000 tấn cao su và định hướng đến năm 2020 đạt từ 650.000 - 800.000 tấn.
b) Công nghiệp chế biến gỗ:
Đầu tư cải tạo nâng công suất chế biến gỗ (chủ yếu
là gỗ cao su thanh lý) đến năm 2010 đạt 70.000 m3 tinh chế và 80.000
m3 sơ chế. Định hướng đến năm 2020 công suất gỗ thành phẩm đạt khoảng
170.000 m3/năm.
Đầu tư mới một số nhà máy ván gỗ MDF ở nơi có đủ
nguyên liệu để đến năm 2010 đạt công suất 100.000-150.000 m3/năm và
định hướng đến năm 2020 đạt khoảng 350.000 m3/năm.
c) Sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su:
Tiếp tục duy trì và phát triển các sản phẩm công
nghiệp đã có như bóng thể thao (05 triệu quả), giày thể thao (02 triệu đôi), đế
giày thể thao (10 triệu bộ);
Phát triển mạnh 2 loại sản phẩm có nhu cầu sử dụng
cao su thiên nhiên: xăm lốp ô tô và băng tải cao su; căn cứ cân đối cung cầu thị
trường cao su và điều kiện cụ thể của Tổng công ty để xác định chỉ tiêu sản xuất
cho từng thời kỳ. Phát triển các loại sản phẩm: chỉ thun cho ngành may mặc, thời
trang, găng tay y tế, nệm cao su, phụ kiện cao su trong các sản phẩm công nghiệp.
d) Công nghiệp khác: tham gia đầu tư vào các
ngành sản xuất công nghiệp thiết yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế
trong nước như ciment, thủy điện, thép,… phù hợp với quy hoạch phát triển các
ngành công nghiệp này đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020.
3. Về phát triển kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng
và kinh doanh địa ốc: Đầu tư cơ sở hạ tầng 5 – 6 khu công nghiệp có diện tích từ
2.500 – 3.000 ha, xây dựng khu dân cư quy mô từ 300 – 500 ha, xây dựng các cao ốc
văn phòng, nhà ở và chung cư với quy mô từ 60.000 – 80.000 m2/năm.
Giai đoạn sau năm 2010 hàng năm đầu tư phát triển trung bình 300 ha khu công
nghiệp, 50 – 70 ha khu dân cư, 20.000 – 30.000 m2 chung cư, cao ốc
văn phòng.
4. Ngành dịch vụ và ngành khác: Đa dạng và mở rộng
quy mô dịch vụ tài chính, dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng các dịch vụ như:
quỹ đầu tư, tài chính, ngân hàng, bệnh viện, đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học
có liên quan đến ngành cao su và được đầu tư mạnh vào giai đoạn 2015.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Về đất đai: Tiến hành rà soát lại quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của toàn Tổng công ty theo quy định tại Nghị định số
170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi
mới và phát triển nông trường quốc doanh. Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả
đất đai được giao hoặc thuê. Hạn chế tối đa việc chuyển đổi diện tích cao su đã
định hình có năng suất cao sang trồng cây trồng khác và mục đích sử dụng khác.
Việc thu hồi đất trồng cây cao su do chuyển mục đích sử dụng đất phải có quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi bồi thường phải
theo đúng giá trị vườn cây sát giá thị trường.
2. Về thị trường: tăng cường xúc tiến thương mại,
duy trì thị trường hiện có; khai thác, mở thêm thị trường mới; coi trọng thị
trường trong nước, nhất là ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu cao su.
3. Về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp:
Thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển các doanh nghiệp đơn vị thành viên
theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
240/QĐ-TTg ngày 4 tháng 3 năm 2003, đồng thời đẩy mạnh trong giai đoạn
2006-2010, trọng tâm là cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc. Đối với các dự án
phát triển trồng mới cao su phải thành lập công ty cổ phần để làm chủ đầu tư
triển khai thực hiện. Thực hiện các giải pháp đồng bộ để Tập đoàn công nghiệp
cao su Việt Nam hoạt động có hiệu quả, phát triển bền vững ngay sau khi Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
4. Về nguồn vốn: Có giải pháp cụ thể huy động tổng
hợp nhiều nguồn vốn để đầu tư bao gồm: nguồn vốn hình thành từ việc cổ phần hóa
các công ty cao su (bao gồm cả phát hành cổ phiếu), lợi nhuận và khấu hao của
các công ty cao su, vốn vay trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển.
Nguồn vốn tự có của Tổng công ty phải có tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của từng
dự án. Đối với dự án ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới
tuỳ theo điều kiện ngân sách hàng năm có sự hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng để phát
triển cao su và ổn định đời sống của đồng bào dân tộc tại chỗ.
5. Phát triển nguồn nhân lực: Có kế hoạch tuyển
dụng lao động đáp ứng đủ yêu cầu phát triển sản xuất, ưu tiên tuyển dụng lao động
là người dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là lao động trên địa bàn. Thường xuyên
đào tạo, bồi dưỡng bổ túc kiến thức kỹ thuật và nâng cao tay nghề cho người lao
động, nhất là lao động trực tiếp cạo mủ cao su, lao động là người dân tộc thiểu
số tại chỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.
Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo và đào tạo
lại đối với cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ (bao gồm đào tạo trong nuớc và
ngoài nước) để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý doanh
nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đầu tư nâng cấp các trường chuyên nghiệp và dạy
nghề của Tổng công ty đủ năng lực đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và công
nhân kỹ thuật phục vụ toàn ngành.
6. Đổi mới công tác khoán và trả lương trong các
doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, thực hiện giao khoán vườn cây ổn định lâu dài
cho người lao động, bao gồm khoán tiền lương (V) và chi phí sản xuất (C2), giao
khoán cả bảo vệ, vận chuyển mủ về nhà máy cho người lao động, việc giao khoán
song song với việc quản lý quy trình kỹ thuật khai thác một cách chặt chẽ để đảm
bảo chất lượng vườn cây.
7. Đẩy mạnh công tác khuyến nông; khuyến lâm, áp
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; triển khai nhanh việc chuyển
giao, sử dụng giống mới có năng suất cao cho trồng mới cao su (kể cả nhập khẩu),
áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, cải tiến quy trình khai thác mủ cao su để
nâng năng suất bình quân trong toàn Tổng công ty lên 2 tấn/ha/năm. Đầu tư nâng
cấp Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đủ năng lực về trang thiết bị, cán bộ
nghiên cứu để nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn giống tốt có năng suất cao đáp ứng
yêu cầu sản xuất.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Công nghiệp, Tài chính,Kế hoạch và Đầu tư,Thương mại, Ngoại giao, Tài nguyên
và Môi trường,
LLao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Tổng công ty Cao su Việt Nam;
- Các HĐND, UBND tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương,
Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai,
Kon Tum, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Thanh Hóa - Ban Kinh tế Trung ương;
- Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp;
- VPCP: BTCN, TBCN, các PCN;
- Các Vụ: KTTH, QHQT, ĐMDN, ĐP, Vụ IV, TH, Công
báo;
- Lưu: VT, NN (5)
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2006 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng phát triển đến 2020 của Tổng công ty Cao su Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No:
966/QD-TTg
|
Hanoi,
July 17, 2006
|
DECISION APPROVING THE
VIETNAM RUBBER CORPORATION'S 2006-2010 PRODUCTION AND BUSINESS PLAN AND
DEVELOPMENT ORIENTATIONS TO 2020 THE PRIME MINISTER Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
At the proposal of the Vietnam Rubber Corporation in Report No. 723/TTr-CSVN of
March 29, 2006, and Report No. 1374/TTr-CSVN of June 13, 2006, DECIDES: Article 1.- To approve the Vietnam Rubber
Corporation's 2006-2010 production and business plan and orientations to 2020
with the following principal contents: I. OBJECTIVES 1. To restructure products in the direction of
coordinated and rational development of industry, agriculture and services with
a view to increasing the value of rubber products and commodities and expanding
investment in production and services. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. To concentrate efforts on planting,
processing and exporting rubber as the major task, with priority given to
investment in the development of material rubber and deep processing; and, at
the same time, to develop other production and business lines such as cow
rearing and industrial activities and services in support of rubber planting,
processing and export. 4. The annual turnover growth rate shall reach
27% on average in the 2006-2010 period, 12% by 2015, and 11% by 2020. II. PLAN ON DEVELOPMENT OF MAJOR PRODUCTION
ACTIVITIES 1. Planting: a/ Rubber trees To invest in intensive planting and efficient
exploitation of existing rubber plantations; to continue planting rubber trees
in places where conditions permit and re-plant rubber trees by intensive
planting, using new varieties to raise their yield. In the 2006-2010 period: To plant rubber trees
on around 70,000 ha at home and in foreign countries. The total area shall be
around 290,000 ha, of which the area under rubber for stable business shall be
around 180,000 ha. Average yield shall reach 1.9 tons/ha, with that in the
Eastern South Vietnam, 2 tons/ha, in the Central Highlands and coastal South
Central Vietnam, 1.8 tons/ha. The output of harvested rubber shall reach around
340,000 tons. In the 2011-2015 period: To complete the program
on planting rubber trees on around 130,000 ha (including areas in foreign
countries); by 2015, the stable area under rubber shall be around 380,000 ha,
including 320,000 ha in the country, with an output of around 400,000 tons,
which shall rise to 600,000 tons by 2020. b/ Coffee trees: To develop Arabica coffee trees
in places where conditions permit in the direction of investment in intensive
planting of coffee trees on an area of around 1,000 ha and with an output of
3,000-4,000 tons of commodity coffee with specific trademarks. To build an
instant coffee-processing plant with a capacity of around 500 tons/year for
domestic consumption and export. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. Industries a/ Rubber latex processing industry: To invest in increasing the capacity of existing
processing establishments and building new ones in places where adequate
materials are available under planning in order to process the whole of
exploited latex of the Corporation and part of other economic sectors. The
total processing and consumption output of the Corporation shall reach around
440,000 tons of rubber by 2010 and 650,000-800,000 tons by 2020. b/ Timber processing industry: To invest in increasing the capacity of
processing timber (mainly liquidated rubber timber) to 70,000 m3 of refined
timber and 80,000 m3 of preliminarily processed timber by 2010. The output of
commodity timber shall reach around 170,000 m3/year by 2020. To invest in several new MDF timber-board
factories in places where adequate materials are available to increase their
output to 100,000-150,000 m3/year by 2010 and around 350,000 m3/year by 2020. c/ Production of industrial rubber products: To maintain and develop existing industrial
products such as sport balls (5 million balls), sport shoes (2 million pairs)
and sport-shoe soles (10 million sets); To strongly develop automobile tubes and tires
and rubber conveyor belts which require the use of natural rubber; on the basis
of the rubber market supply and demand and the Corporation's specific
conditions, to determine production targets in each period. To develop the
production of elastic thread for garment and fashion industries, medical
gloves, rubber mattress, and rubber accessories of industrial products. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. Development of infrastructure business,
construction and real-estate business: To invest in building infrastructures
for 5-6 industrial parks covering an area of 2,500-3,000 ha; to build
residential centers of 300-500 ha; to build high-rise office buildings,
dwelling houses and condominiums with 60,000-80,000 m2/year. In the post-2010
period, to make investment in developing annually an average of 300 ha of
industrial parks, 50-70 ha of residential centers, and 20,000-30,000 m2 of
high-rise condominiums and office buildings. 4. Service and other business lines: To
diversify and expand financial and tourist services; to raise the quality of
investment funds, financial and banking services, hospitals, job training and
scientific research which are related to the rubber industry, and to make
intensive investment in these services in the post-2015 period. III. MAJOR SOLUTIONS 1. Land: To review the entire Corporation's land
use plannings and plans according to the provisions of the Government's Decree
No. 170/2004/ND-CP of September 22, 2004, on further reorganizing, renewing and
developing state-run agricultural farms. To closely manage and efficiently use
allocated or leased land areas. To minimize the use of stable areas currently
under high-yield rubber for other trees or for other purposes. The recovery of
land areas under rubber for change of land use purposes shall comply with land
use plannings or plans already approved by competent authorities; compensation
should be made based on the value of rubber trees which is close to the market
price. 2. Market: To step up trade promotion and
maintain existing markets; to seek new markets; to attach importance to the
domestic market, especially industries using rubber materials. 3. Reorganization, renewal and development of
enterprises: To reorganize, renew and develop member enterprises according to
the roadmap already approved by the Prime Minister in Decision No. 240/QD-TTg
of March 4, 2003, and at the same time, step up equitization of dependent units
in the 2006-2010 period. For development projects on planting rubber trees,
joint-stock companies should be set up to act as their investors. To apply
comprehensive solutions for the efficient operation and sustainable development
of the Vietnam Rubber Industry Group right after the Prime Minister approves
the establishment of the Group. 4. Capital sources: To apply specific measures
to mobilize various investment capital sources, including capital generated
from the equitization of rubber companies (including issuance of bonds),
profits and depreciations of rubber companies, domestic and foreign loan
capital for development investment. The Corporation's equity should account for
at least 30% of the total investment capital of each project. For projects in
deep-lying, remote, border and ethnic minority areas, depending on the annual
budget capability, to support investment in infrastructure in service of rubber
development and stabilization of local ethnic minority people's life. 5. Human resource development: To work out plans
on recruitment of laborers to fully satisfy production development
requirements, with priority given to recruitment of local ethnic minority
people. To organize regular training and retraining to provide technical
knowledge and improve skills for laborers, especially those who directly
collect rubber latex and local ethnic minority laborers with a view to raising
labor productivity, quality and efficiency. To formulate programs and plans on (domestic and
overseas) training and retraining of managerial and professional officials in
order to raise their professional and managerial competence suitable to the
market mechanism and the process of international economic integration. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 6. To renew the contracting system and wage
payment at enterprises under the Corporation; to assign rubber plantations on a
stable and long-term contractual basis to laborers, including package payment
of wages (V) and production cost (C2), cost of security and cost of
transportation of rubber latex to the factory; the contractual assignment
should be combined with close control of technical tapping processes to assure
the quality of rubber plantations. 7. To step up agricultural and forestry
extension work and apply scientific and technological advances to production;
to rapidly transfer and use (even import) new rubber varieties of high yield
for planting rubber trees; apply advanced planting methods and renovate the
process of tapping rubber latex in order to increase the annual average yield
to 2 tons/ha within the entire Corporation. To invest in upgrading the Vietnam
Rubber Research Institute in terms of research facilities and personnel to be
fully capable of conducting research into the cross-breeding and selection of
good varieties of high yield to meet production requirements. Article 2.- This Decision
takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." Article 3.- Ministers,
heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies,
provincial/municipal People's Committees, and concerned agencies shall have to
implement this Decision.
Quyết định 966/QĐ-TTg ngày 17/07/2006 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng phát triển đến 2020 của Tổng công ty Cao su Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
4.952
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|