Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 6209/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành: 25/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6209/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DA – GIẦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với những nội dung cơ bản như sau:

1. Quan điểm và Định hướng phát triển

a) Phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam;

b) Huy động các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng và phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam theo hướng chủ động phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tăng việc làm, tăng thu nhập đi đôi với cải thiện đời sống người lao động;

c) Phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ ngành Da – Giầy nhằm giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng của thị trường sản phẩm Da – Giầy thế giới;

d) Phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam nhanh, ổn định và bền vững theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ mới hiện đại với thiết bị tiên tiến, thân thiện với môi trường nhằm tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang tự sản xuất, kinh doanh;

e) Gắn việc phát triển nhanh qui mô sản xuất với việc tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực được đào tạo trong đó quan tâm đặc biệt đối với lao động nghèo, lao động nông nghiệp đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Gắn việc phát triển sản xuất trên cơ sở thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, thân thiện và bảo vệ môi trường. Chuyển dịch các cơ sở gia công mũ giầy về các vùng nông thôn, vùng có nhiều lao động;

g) Nâng cao năng lực tự thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới, ưu tiên ứng dụng công nghệ tự động hóa trong thực hiện công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất;

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành Da – Giầy Việt Nam đến năm 2020 thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Da – Giầy hàng đầu thế giới. Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành Da – Giầy giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9,4%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,8%/năm; giai đoạn 2020 – 2025 đạt 8,2%/năm;

- Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2011 – 2015 là 10,9%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 là 9,7%/năm và giai đoạn 2021 – 2025 là 7,6%/năm;

- Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm. Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hóa đạt 60-65%, năm 2020 đạt 75-80% và năm 2025 đạt 80-85%;

- Cùng với ngành Dệt May và một số ngành liên quan làm trụ cột phát triển công nghiệp Thời trang Việt Nam tại một số đô thị, thành phố lớn;

- Xây dựng một số khu – cụm công nghiệp sản xuất Da – Giầy, sản xuất nguyên phụ liệu và xử lý môi trường tập trung trên cơ sở lợi thế về hạ tầng và lao động để chủ động cung cấp nguyên phụ liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành;

- Xây dựng mới và phát triển các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm kiểm định, dịch vụ ngành và các trung tâm Xúc tiến thương mại, trung tâm Thời trang ở trong nước và nước ngoài.

3. Định hướng Quy hoạch phát triển

a) Quy hoạch sản phẩm chiến lược

- Giầy dép là sản phẩm chủ lực của ngành trong đó giầy thể thao và giầy vải được ưu tiên hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu;

- Sản xuất giầy dép da thời trang và cặp túi ví chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và thị trường nội địa.

- Tập trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường phục vụ chiến lược sản xuất giầy dép da thời trang, cặp túi ví có chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu và thị trường nội địa. Đầu tư sản xuất da thuộc được gắn liền với việc phát triển đàn gia súc góp phần giảm nhập siêu và chủ động trong sản xuất.

- Sản lượng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng sản phẩm bình quân đến năm 2020 như sau:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2015

2020

1

Tổng giầy dép các loại

Triệu đôi

1.172

1.698

2

Cặp – túi – ví các loại

Triệu cái

170

285

3

Da thuộc

 

 

 

 

- Da thuộc cứng

1.000 tấn

39

63

 

- Da thuộc mềm (bia 30x30)

Triệu bia

197

277

Tăng trưởng bình quân

2011 - 2015

2016 – 2020

1

Tổng giày dép các loại

%/năm

9,0

7,7

2

Cặp – túi – ví các loại

%/năm

13,0

12,0

3

Da thuộc

 

 

 

 

- Da thuộc cứng

%/năm

15,0

10,0

 

- Da thuộc mềm

%/năm

10,0

7,0

b) Quy hoạch theo vùng lãnh thổ

Quy hoạch các trung tâm phát triển và bố trí năng lực sản xuất theo vùng lãnh thổ được dựa trên lợi thế về nhân lực, về nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, giao thông, cảng biển theo hướng: duy trì và phát triển các trung tâm Da – Giầy hiện có tại các đô thị và thành phố lớn thành các trung tâm thương mại, thiết kế mẫu mốt, dịch vụ công nghệ có giá trị gia tăng cao; di dời các các cơ sở sản xuất đặc biệt là các cơ sở may gia công mũ giầy về các vùng lân cận, các vùng nông thôn có nhiều lao động.

Bố trí sản xuất và đầu tư của ngành Da – Giầy trên toàn quốc được xác định thành 4 vùng chủ yếu như sau:

Vùng 1: Vùng đồng bằng sông Hồng

Qui hoạch theo định hướng lấy thành phố Hà Nội làm trung tâm dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt, các cơ sở sản xuất các sản phẩm giầy dép, cặp túi ví có giá trị cao, qui mô hợp lý và các trung tâm xúc tiến thương mại chuyên ngành.

Các doanh nghiệp sản xuất gia công sẽ được phát triển hoặc di dời về các tỉnh như: Hải Dương, Bắc Ninh, các khu vực lân cận thành phố Hải Phòng, Phố Nối (Hưng Yên), Đồng Văn (Hà Nam), Nam Định, Hà Nội mở rộng, Phú Thọ và Vĩnh Phú. Tại khu vực này sẽ hình thành khu – cụm sản xuất và kinh doanh mua bán nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ, cụm công nghiệp nhỏ và làng nghề truyền thống. Phát triển trung tâm đào tạo và trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

Vùng 2: Vùng Đông Nam Bộ

Qui hoạch theo định hướng lấy thành phố Hồ Chí Minh làm trung tâm dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt, các cơ sở sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, qui mô hợp lý và các trung tâm xúc tiến thương mại chuyên ngành, xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ và làng nghề truyền thống tại các quận ven thành phố. Di dời các cơ sở thuộc da tại trung tâm và lân cận thành phố đến các khu thuộc da tập trung cách xa thành phố và khu vực đông dân cư.

Các cơ sở sản xuất giầy dép và cặp túi ví sẽ được phát triển hoặc di dời về các tỉnh như: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh. Tại khu vực này sẽ hình thành khu – cụm sản xuất và kinh doanh mua bán nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ. Phát triển trung tâm đào tạo và trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

Vùng 3: Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Qui hoạch theo định hướng lấy thành phố Đà Nẵng làm trung tâm để hình thành cụm công nghiệp gia công và sản xuất giầy dép, cặp túi ví lớn của ngành Da – Giầy.

Các cơ sở may mũ giầy, sản xuất giầy dép, cặp túi ví và sản phẩm Da – Giầy được chế biến từ da cá sấu và da đà điểu sẽ được phát triển tại các tỉnh như: Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa.

Vùng 4: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Qui hoạch lấy thành phố Cần Thơ làm trung tâm. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mở rộng gia công sản xuất giầy dép và thiết lập với các doanh nghiệp Da – Giầy trong khu vực do có lợi thế về nguồn lao động và các hỗ trợ ưu đãi dành cho khu vực tiếp nhận chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chú trọng phát triển sản phẩm da thuộc, giầy dép, cặp túi ví được chế biến từ da cá sấu và da trăn. Đây là thế mạnh của vùng trong những năm gần đây do phát triển được vùng chăn nuôi động vật có da nốt sần lớn nhất tại Việt Nam.

(Chi tiết xem Phụ lục số 1 kèm theo Quyết định này).

4. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành Da – Giầy

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2011-2015 là 28.340 tỷ đồng. Trong đó:

+ Huy động trong nước : 12.340 tỉ đồng, chiếm 44%;

+ Kêu gọi đầu tư nước ngoài: 835 triệu USD, chiếm 56%.

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2016-2020 là 31.230 tỷ đồng. Trong đó:

+ Huy động trong nước: 13.124 tỷ đồng, chiếm 42% tổng vốn đầu tư;

+ Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài: 944 triệu USD, chiếm 58% tổng vốn đầu tư.

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2011-2020 là 59.570 tỷ đồng. Trong đó:

+ Huy động trong nước: 43%

+ Kêu gọi đầu tư nước ngoài: 57%.

(Chi tiết xem Phụ lục số 2 kèm theo Quyết định này).

5. Hệ thống các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp đầu tư

Tiếp tục tranh thủ xu hướng chuyển dịch đầu tư của ngành Da – Giầy thế giới từ các nước phát triển, gắn liền đầu tư với hội nhập, tham gia phân công lao động quốc tế để tạo cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất.

Huy động mọi nguồn vốn từ tất cả các thành phần kinh tế, thuộc các hình thức sở hữu khác nhau trong và ngoài nước để xây dựng, phát triển thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề truyền thống. Đặc biệt khuyến khích khởi sự các doanh nghiệp Da – Giầy tạo được nhiều việc làm cho xã hội và sử dụng lao động tại chỗ ở các vùng nông thôn.

Quá trình đầu tư đảm bảo vừa tăng nhanh qui mô, mở rộng năng lực sản xuất, vừa bảo đảm từng bước tái cấu trúc ngành theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả ngày càng cao. Một số dự án đầu tư chính như sau:

- Đầu tư mở rộng thêm trên 3 nghìn dây chuyền sản xuất May mũ giầy và các dự án sản xuất cặp túi ví. Các dự án đầu tư này được thực hiện tại các vùng nông thôn, có khả năng cung cấp nhiều lao động.

- Đầu tư mới và mở rộng trên 400 dây chuyền gò ráp và hoàn chỉnh giầy dép. Các dự án đầu tư này được thực hiện tại các tỉnh có ưu thế về cảng biển, nguyên phụ liệu;

- Đầu tư mới và phát triển các trung tâm nghiên cứu thời trang tại các thành phố lớn; các trung tâm phân tích đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu, sản phẩm, các dự án đầu tư khu xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;

Các dự án sản xuất nguyên phụ liệu Da - Giầy, dự án đầu tư khu – cụm công nghiệp nguyên phụ liệu Da - Giầy được hưởng được mọi ưu đãi như công nghiệp hỗ trợ và được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

Nhà nước ưu tiên xem xét, dành đủ quĩ đất để phát triển các khu-cụm công nghiệp thuộc da, sản xuất nguyên phụ liệu, xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu ngành Da - Giầy; các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ, thiết kế mẫu mốt; các trung tâm kiểm định và các khu xử lý môi trường tập trung của ngành.

b) Giải pháp phát triển sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ.

Khuyến khích tập trung các nguồn lực để ngành Da - Giầy chủ động hướng ra xuất khẩu và gia tăng chuỗi giá trị tương lai sản phẩm Da - Giầy. Trong đó, ưu tiên mở rộng thêm ở ba lĩnh vực: thiết kế phát triển sản phẩm, sản xuất nguyên phụ liệu và kiểm định chứng nhận sản phẩm. Việc tập trung đầu tư vào ba lĩnh vực trên để gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm giầy dép, cặp túi ví và da thuộc Việt Nam, chủ động cân đối nguyên phụ liệu trong sản xuất, tiết kiệm chi phí và chủ động về xuất xứ sản phẩm thông qua việc nội địa hóa sản phẩm ở mức độ cao. Một số dự án chủ yếu:

- Xây dựng 02 (hai) trung tâm (01 ở phía nam, 01 ở phía Bắc) sản xuất nguyên phụ liệu và dịch vụ, cung ứng nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo ra bước đột phá đối với công nghiệp hỗ trợ ngành Da - Giầy.

- Xúc tiến xây dựng 02 (hai) khu – cụm công nghiệp thuộc da tập trung (01 ở phía nam, 01 ở phía Bắc) có hệ thống xử lý chất thải để đáp ứng nhu cầu về da thuộc trong nước và xuất khẩu, giảm nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa.

- Xúc tiến thực hiện dự án xây dựng các trung tâm nghiên cứu thiết kế thời trang và phát triển sản phẩm Da - Giầy tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

- Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất máy móc thiết bị trong nước để phục vụ phát triển ngành, giảm nhập siêu.

c) Giải pháp thị trường

Để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu, từng bước chiếm lĩnh lại thị trường trong nước, ngành Da - Giầy cần phát triển dựa trên nền tảng năng lực sản xuất mạnh và chủ động, với đội ngũ doanh nhân đủ năng lực kinh doanh sản phẩm thời trang quốc tế. Cụ thể:

- Giữ vững sản phẩm chủ lực (giầy thể thao và giầy vải) và thị trường truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) đi đôi với chủ động và linh hoạt trong việc đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và cao của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu;

- Nghiên cứu để có cảnh báo sớm về việc khả năng bị áp đặt các biện pháp trừng phạt chống trợ cấp và chống bán phá giá nhằm tránh các vụ kiện khi tham gia thị trường thế giới. Đồng thời tiếp cận với việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại về bán phá giá, về sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước;

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại thông qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật) và phát triển thị trường mới (Trung Đông, Châu Phi, SNG, Châu Á). Thường xuyên tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong cả nước và nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội sản xuất – kinh doanh sản phẩm Da - Giầy tại Việt Nam;

- Sản xuất các sản phẩm Da - Giầy với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Phát triển, mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trong nước về các vùng nông thôn, miền núi. Hưởng ứng và tham gia tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;

- Phối hợp với ngành Dệt May xây dựng một số trung tâm thời trang và kinh doanh chuyên ngành tại các đô thị, trung tâm kinh tế lớn;

- Chủ động tiếp cận với các kỹ năng kinh doanh hiện đại trong đó chú trọng ưu tiên xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhóm hàng, thương hiệu ngành hàng nhằm tạo hình ảnh cho sản phẩm Da - Giầy Việt Nam trên thị trường quốc tế và trong nước.

d) Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Từ nay đến năm 2020, ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo nguồn lực chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có khả năng tham gia hội nhập sản xuất - kinh doanh quốc tế trên cơ sở khơi dậy tiềm năng xã hội, tạo động lực phát triển ngành và thực hiện cơ chế xã hội hóa một cách sâu rộng. Cụ thể:

- Phối hợp với các trường của Bộ Công Thương và các cơ sở đào tạo khác xây dựng một số trung tâm đào tạo chuyên ngành Da - Giầy đạt chuẩn quốc gia và quốc tế theo phương thức xã hội hóa về giáo dục và đào tạo;

- Xây dựng hệ thống đào tạo trên cơ sở phối hợp chặt chẽ các trụ cột chính là nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp;

- Xây dựng hoàn chỉnh bộ module nghề theo các phân khúc của chuỗi giá trị gia tăng ngành Da - Giầy (thiết kế - sản xuất – bán hàng) nhằm tạo nền tảng dữ liệu đào tạo cho các cơ sở đào tạo, cho các doanh nghiệp dựa vào đó đào tạo nguồn nhân lực sát thực tế công việc tại doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tái đào tạo, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động;

- Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo để xây dựng và nâng tầm nguồn nhân lực có trình độ cao ngang với các nước tiên tiến có thể xâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức doanh nghiệp trong nước và ngoài nước góp vốn tham gia đầu tư vào đào tạo lĩnh vực Da - Giầy.

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách và các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế khác của cộng đồng trong và ngoài nước cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cho ngành Da - Giầy;

- Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam và Viện nghiên cứu Da - Giầy là đầu mối phối hợp liên kết với các trường đào tạo chuyên nghiệp thông qua hình thức mở lớp đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế, kỹ thuật, cán bộ kinh doanh, kế hoạch; Kết hợp đào tạo dài hạn và ngắn hạn; Kết hợp giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chỗ, đào tạo trong nước và cử cán bộ ra nước ngoài đào tạo;

e) Giải pháp phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

- Mở rộng và nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu khoa học ngành Da - Giầy theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm để trở thành các đơn vị nòng cốt trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, đào tạo nguồn nhân lực và tham gia tư vấn, đề xuất chiến lược phát triển chung của ngành Da - Giầy;

- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng triển khai công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất thông qua các hình thức mua bán, chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghiệp Da - Giầy phát triển;

- Nghiên cứu xây dựng các modul quy trình công nghệ xử lý chất thải dạng rắn, lỏng, khí trong thuộc da, sản xuất giầy dép và chế biến đồ da theo công nghệ tiên tiến, thân thiện và bảo vệ môi trường;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cỡ số phom giầy Quốc tế và Việt Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Da - Giầy và hệ thống các modul thiết kế mỹ thuật và thiết kế kỹ thuật sản phẩm giầy dép;

- Xây dựng 02 (hai) Trung tâm phân tích đánh giá nguyên phụ liệu, sản phẩm và môi trường ngành Da - Giầy tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khuyến khích phát huy sức sáng tạo từ nội lực quốc gia trong nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm tạo ra công nghệ tiên tiến cho ngành trên cơ sở thúc đẩy xây dựng và triển khai một số đề án khoa học công nghệ cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành.

f) Giải pháp quản lý ngành

- Nhà nước tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong đó tập trung hoàn thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đầu tư, xuất nhập khẩu, hải quan, hoàn thuế để thu hút đầu tư và giảm chi phí cho doanh nghiệp;

- Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam trên cơ sở làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa các doanh nghiệp Da - Giầy trong ngành, giữa cộng đồng doanh nghiệp Da - Giầy với Chính phủ (trực tiếp là Bộ Công Thương). Hiệp hội tạo tiếng nói chung của các doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề chung của ngành, tập hợp ý kiến và đề xuất của các doanh nghiệp Da - Giầy đối với Chính phủ và Bộ Công Thương trong việc chỉ đạo và xây dựng hành lang pháp lý để cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững, có hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam và Quốc tế;

- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực Da - Giầy đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và pháp luật của Việt Nam;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại và sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hợp pháp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo Quy hoạch này và chịu trách nhiệm công bố công khai Quy hoạch;

2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công Thương để hỗ trợ các doanh nghiệp, các địa phương trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch và các đề án đã được phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy trên địa bàn tỉnh, thành phố; tham gia với các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương tuyên truyền, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy cho cộng đồng các doanh nghiệp ngành Da - Giầy cả nước để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch. Tổng hợp ý kiến và kiến nghị của các doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- VP Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Vụ, Cục, Viện thuộc BCT;
- Viện Nghiên cứu Da - Giầy;
- HH Da - Giầy Việt Nam;
- Viện NCCLCSCN;
- Lưu: VT, CNN .

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

PHỤ LỤC SỐ 1

QUY HOẠCH PHÂN BỐ NĂNG LỰC SẢN XUẤT THEO VÙNG LÃNH THỔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương)

Sản phẩm chủ yếu

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Cơ cấu năng lực sản xuất theo vùng năm 2010

1. Giầy dép các loại (%)

10

79

6

5

2. Da thuộc (%): - Da cứng

                           - Da mềm

3

92

2

3

3

91

3

3

3. Cặp túi ví (%)

7

84

4

5

Cơ cấu năng lực sản xuất theo vùng năm 2015

1. Giầy dép các loại (%)

12

72

9

7

2. Da thuộc (%): - Da cứng

                           - Da mềm

5

84

5

6

5

84

6

5

3. Cặp túi ví (%)

8

83

4

5

Cơ cấu năng lực sản xuất theo vùng năm 2010

1. Giầy dép các loại (%)

14

67

10

9

2. Da thuộc (%): - Da cứng

                           - Da mềm

7

79

6

8

7

79

7

7

3. Cặp túi ví (%)

8

82

5

5

Vùng 1: Vùng đồng bằng sông Hồng

- Gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

- Thành phố Hà Nội làm trung tâm.

Vùng 2: Vùng Đông Nam Bộ

- Gồm các tỉnh, thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh.

- Thành phố Hồ Chí Minh làm trung tâm.

Vùng 3: Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

- Gồm các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;

- Thành phố Đà Nẵng làm trung tâm.

Vùng 4: Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long

- Gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau;

- Thành phố Cần Thơ làm trung tâm.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Dự án thuộc công nghiệp hỗ trợ

Nhà nước khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ của ngành Da - Giầy. Các dự án đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu Da - Giầy được hưởng các chính sách ưu đãi như công nghiệp hỗ trợ và các ưu đãi về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Dự kiến đầu tư mới các dự án:

- Dự án đầu tư sản xuất vải giả da tráng PU/năm, công suất 20 triệu m2, vốn đầu tư dự kiến 210 tỷ đồng;

- Dự án đầu tư sản xuất các loại phụ liệu ngành giầy, cặp – túi – ví, vốn đầu tư dự kiến 450 tỷ đồng;

- Dự án đầu tư sản xuất khuôn mẫu, dao chặt, vốn đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng;

- Dự án đầu tư sản xuất phom giầy dép các loại, vốn đầu tư dự kiến 200 tỷ đồng;

- Dự án đầu tư sản xuất da thuộc thành phẩm, công suất 25 – 30,0 triệu bia/năm, vốn đầu tư dự kiến 1.600 tỷ đồng.

2. Dự án xây dựng hạ tầng khu – cụm công nghiệp và xử lý chất thải

Các dự án đầu tư xử lý môi trường chuyên ngành Da - Giầy ở các khu – cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất được nhà nước cho vay ưu đãi từ các nguồn vốn hỗ trợ bảo vệ môi trường, nguồn vốn ODA hoặc vốn đầu tư phát triển. Trong đó dự kiến đầu tư mới thực hiện các dự án:

- Dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn thuộc da tập trung (không bao gồm bãi chôn lấp chất thải), công suất: 600 tấn/ngày, vốn đầu tư dự kiến 700 tỷ đồng;

- Dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung cho chất thải ngành giầy và ngành cặp túi ví, công suất 600 tấn/ngày, vốn đầu tư dự kiến 700 tỷ đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng trung tâm phát triển công nghệ môi trường Da - Giầy, vốn đầu tư dự kiến 200 tỷ đồng.

- Dự án khu – cụm công nghiệp giầy và nguyên phụ liệu phía Bắc (vùng 1), vốn đầu tư dự kiến 350 tỷ đồng;

- Dự án khu – cụm công nghiệp giầy và nguyên phụ liệu phía Nam (vùng 2), vốn đầu tư dự kiến 350 tỷ đồng;

- Dự án Đầu tư xây dựng khu - cụm công nghiệp chuyên ngành Da - Giầy, vốn đầu tư dự kiến 1.000 tỷ đồng;

3. Dự án khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Các dự án đầu tư phát triển khoa học công nghệ, dự án xây dựng cơ sở lĩnh vực đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực, các dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai thực hiện. Dự kiến đầu tư mới thực hiện dự án:

- Đầu tư mới cho các cơ sở nghiên cứu Da - Giầy với vốn đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng;

- Đầu tư xây dựng trung tâm phân tích đánh giá chất lượng nguyên liệu, sản phẩm và môi trường với vốn đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng;

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Da - Giầy: 20 tỷ đồng;

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực thiết kế ngành Da - Giầy: 30 tỷ đồng;

- Dự án Xây dựng trường chuyên ngành và modul đào tạo cho ngành Da - Giầy: 250 tỷ đồng.

4. Dự án thực hiện theo cơ chế xã hội hóa

Các dự án xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại, dịch vụ ngành được thực hiện theo cơ chế xã hội hóa. Ưu tiên xúc tiến xây dựng các trung tâm thời trang tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn vốn được huy động từ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Dự kiến đầu tư mới thực hiện dự án:

- Xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại và thời trang chuyên ngành tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, vốn đầu tư dự kiến 200 tỷ đồng.

5. Dự án khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài

Các dự án đầu tư mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mở qui mô, mở rộng chủng loại sản phẩm, sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ được thu hút từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Dự kiến đầu tư mới thực hiện dự án:

- Đầu tư mới cho các dự án sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ: 1.200 tỷ đồng.

6. Các chương trình quốc gia tham gia phát triển ngành

- Chương trình Xúc tiến Thương mại trọng điểm Quốc gia, dự kiến kinh phí tham gia: 50 tỷ đồng;

- Chương trình Khuyến Công Quốc gia, dự kiến kinh phí tham gia: 25 tỷ đồng;

- Chương trình xây dựng Thương hiệu Quốc gia: 25 tỷ đồng.

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 6209/QĐ-BCT

Hanoi, November 25, 2010

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN FOR THE DEVELOPMENT OF THE LEATHER AND FOOTWEAR INDUSTRY OF VIETNAM BY 2020 AND THE ORIENTATION TOWARDS 2025

THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to the Government's Decree No. 189/2007/NĐ-CP on December 27, 2007 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/NĐ-CP dated September 07, 2006 of the Government on the establishment, approval, and management of the master plan for socio-economic development, and the Government's Decree No. 04/2008/NĐ-CP dated January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 92/2006/NĐ-CP;

At the proposal of the Director of the Department of Light Industry,

DECIDES

Article 1. Approving the master plan for the development of the leather and footwear industry of Vietnam by 2020 and the orientation towards 2025. In particular:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Develop the leather and footwear industry of Vietnam in accordance with the master plan for socio-economic development, national industrial development, local socio-economic development, and the roadmap of international integration of Vietnam;

b) Mobilize the economic sectors, domestic resources, and attract foreign investment in developing leather and footwear industry of Vietnam to serve the export and domestic sale, increase the revenue of foreign currency, create employments, improve the incomes and life of employees;

c) Intensify the production of materials and ancillary industries that support the leather and footwear industry aiming to reduce trade deficit, raise added values, participate deeply in the added value chain of the world’s leather and footwear market;

d) Develop the leather and footwear industry of Vietnam rapidly and sustainably towards specialization, modernization, and application of new and modern technologies using advanced and eco-friendly apparatus, aiming to achieve high productivity and economic efficiency, to integrate into the regional and the world’s economy, to step by step converting from outsourced processing to proprietary production;

e) Combine the rapid development of production scale with the expansion of foreign and domestic markets; study and apply science and technologies; develop the trained human resources, especially poor and agricultural labor that participate in the economic restructuring from agriculture to industry.  Combine the production development with the fulfillment of social obligation and environment protection. Move the facilities that process toe caps to rural areas and labor-abundant areas;

g) Develop the competence in designing and developing new products, prioritizing the application of automation to production and management;

2. Targets of development

a) General targets

Make the leather and footwear industry of Vietnam a key export industry by 2020. Remain one of the leading countries in the production and export of leather and footwear. Create more employments, increase employees’ income, fulfill social responsibilities, increase the number of trained workers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The value growth rate of the leather and footwear industry reaches 9.4% per year during 2011 – 2015;  8.8% per year during 2016 – 2020; 8.2% per year during 2020 – 2025;

- Try to achieve the export turnover of 9.1 billion VND in 2015; 14.5 billion VND in 2020, and 21 billion VND in 2025. The growth rate of the average export turnover reaches 10.9% per year during 2011 – 2015; 9.7% per year during 2016 – 2020; 7.6% per year during 2021 – 2025;

- Gradually increase the proportion of domestic products. The proportion of domestic products reaches 60-65% in 2015; 75-80% in 2020, and 80-85% in 2025;

- Lead the fashion industry of Vietnam, together with the textile and garment industry, in some major cities;

- Build some industrial complexes and industrial parks of leather and footwear; produce materials and safeguard the environment by utilizing the existing infrastructure and labor, in order to actively supply the materials and raise the competitiveness;

- Build new and develop the training institutions, scientific and technological research institutions, laboratories, service centers, trade promotions centers, and fashion centers at home and overseas.

3. Development orientation

a) Plan for strategic products

- Footwear is the primary products of the industries. The production and export of sneakers must be prioritized;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Concentrate on producing leather using advanced and eco-friendly technologies serving the strategy to produce high-quality bags, purses, satchels, wallets, and fashion leather footwear to serve high-end market and domestic market. Invest in leather production and livestock to reduce trade deficit and to be more active in production.

- The average production and growth rate by 2020:

No.

Products

Unit

2015

2020

1

Footwear

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1,172

1,698

2

Bags, satchels, wallets, purses

Million units

170

285

3

Leather

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

- Hard Leather

1,000 tonnes

39

63

 

- Soft Leather (30x30)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

197

277

Average growth rate

2011 - 2015

2016 – 2020

1

Footwear

% per year

9.0

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Bags, satchels, wallets, purses

% per year

13.0

12.0

3

Leather

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

- Hard Leather

% per year

15.0

10.0

 

- Soft Leather

% per year

10.0

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Planning by region

Arrange the development centers and producing capacity by region based on the advantages of man power, the resources of materials, and the traffic. Maintain and develop the existing centers of leather and footwear in major cities into shopping malls; design new models and technological services with high real-time; move the producing facilities, especially the facilities the process toe caps, to adjacent areas and labor-abundant rural areas.

The production and investment of the leather and footwear industry nationwide are arranged in 4 primary regions:

Region 1: the Red River Delta

Hanoi is the center of services, supply of materials, technologies, models and designs, facilities that produce footwear, bags, satchels, wallets, and purses with high value and reasonable scales, and the professional trade promotion centers.

The processing enterprises shall be developed or moved to provinces such as Hai Duong, Bac Ninh, the peripheral areas of Hai Phong city, Pho Noi (Hung Yen), Dong Van (Ha Nam), Nam Dinh, expanded Hanoi, Phu Tho, and Vinh Phu. These areas shall focus on providing materials and ancillary services; small industrial complexes, and trade villages. Develop training centers, and centers of scientific research, technology transfers and application.

Region 2: South East area

Ho Chi Minh city is the center of services, supply of materials, technologies, models and designs, facilities that produce footwear, bags, satchels, wallets, and purses with high value and reasonable scales, and the professional trade promotion centers; build small industrial complexes and trade villages in peripheral districts of the city. Move the leather facilities in the center and the periphery of the city to the concentration leather areas away from the city and residential area.

The facilities that production footwear, bags, satchels, wallets, and purses shall be moved to provinces such as Binh Duong, Dong Nai, Tay Ninh. Such area shall focus on providing materials and ancillary services. Develop training centers, and centers of scientific research, technology transfers and application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Da Nang city is a center of the major industrial complexes of processing, and producing footwear, bags, satchels, wallets, and purses of the leather and footwear industry

The facilities making toe caps, producing footwear, bags, satchels, wallets, and purses, leather and foot wear made of crocodile leather and ostrich leather shall be developed in provinces such as Binh Dinh, Da Nang, Quang Nam, Khanh Hoa.

Region 4: The Mekong Delta

Can Tho city is the center. Encourage enterprises to expand the processing and production of footwear, and cooperate with local leather and footwear enterprises because of the advantage of human resources and incentives for economic restructuring.

Focus on Point the leather products, footwear, bags, satchels, wallets, and purses made of crocodile leather and python leather This is the advantage of the region recently by developing the largest area of reptile breeding in Vietnam.

(More details in Annex 1 promulgated together with this Decision).

4. Capital demand for developing the leather and footwear industry

- Total capital during 2011 – 2015 is 28,340 billion VND. Including:

+ Domestic investment: 12,340 billion VND, making up 44%;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Total capital during 2016 – 2020 is 31,230 billion VND. Including:

+ Domestic investment: 13,124 billion VND, making up 42% total investment;

+ Foreign investment: 944 million USD, making up 58% total investment.

- Total capital during 2011 – 2020 is 59,570 billion VND. Including:

+ Domestic investment: 43%

+ Foreign investment: 57%

(More details in Annex 2 promulgated together with this Decision).

5. Solutions for implementation

a) Investment solutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mobilizing all capital sources from all economic sectors, under various form of ownership, at home and overseas, to build and develop more production and business establishments.

Encourage the development of medium and small enterprises and trade villages. Encourage the commencement of leather and footwear enterprises that create many employments and hire existing labor in rural areas.

The investment must ensure both rapid expansion of the production scale and capacity, and the restructuring of the industry towards sustainable development and increasing efficiency. Some primary projects of investment:

- Invest in expanding more 3,000 of production lines of toe caps, and projects of producing bags, satchels, wallets, and purses  These projects of investment must be executed in rural areas and labor-abundant areas.

- Invest in new and expand more than 400 lines of footwear assembly. These projects of investment must be executed in provinces that have advantages of seaports and materials;

- Invest in new and develop the fashion survey centers in major cities; centers of assessing quality of materials and products; the projects of investment in waste treatment sites and environment protection;

The projects of producing leather and footwear materials; projects of investment in industrial parks and industrial complexes of leather and footwear materials shall enjoy incentives as ancillary industries, and enjoy incentives for investment credit and export credit from the State;

The State shall consider and allocate land for developing industrial parks and industrial complexes of leather and materials; develop the centers of leather and footwear materials; the centers of training, scientific research, technology transfer and application, model design; test labs  and concentrated environment treatment sites of the industry.

b) Solution for developing the material production and ancillary industries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Build 02 centers (01 in the south, 01 in the north) of providing materials and ancillary services, in order to make a breakthrough of leather and footwear ancillary industries.

- Expedite the construction of 02 concentrated leather industrial parks/industrial complexes (01 in the south, 01 in the north) that have a waste treatment system to satisfy the demand for leather at home and for export, reduce the import, and increase the proportion of domestic products.

- Expedite the projects of building fashion research centers and leather and footwear development centers in Hanoi and Ho Chi Minh city;

- Encourage enterprises to study and produce machinery and equipment serving the industry development to reduce trade deficit.

c) Solution for the market

In order to sustain, expand the export market, and gradually break into the domestic market, the leather and footwear industry must be developed based on its efficient and active production capacity, under the management of business people experienced in international fashion. In particular:

- Sustain the primary products (sneakers) and traditional markets (US, EU, Japan) together with actively and flexibly innovate the structure of producing exports, in order to satisfy the diverse of the market, especially the export market;

- Study to give early warnings about the liability to imposition of penalties for subsidies and dumping in order to avoid litigation when participating in the world's market. Apply the commercial protection measures for dumping and intellectual property to protect the domestic production and consumers;

- Enhance the trade promotion via the National trade promotion program aiming to sustain traditional export markets (US, EU, Japan, and) and develop new markets (Middle East, Africa, SNG, Asia). Regularly hold fairs and exhibitions at home and overseas to provide enterprises with opportunities to advertise and introduce their products to consumers nationwide and foreign investors who look for a chance to produce or trade leather and footwear in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Cooperate with the textile and garment industry in building a number of fashion centers and shopping malls in major cities and economic centers;

- Actively approach the modern business skills, prioritizing the development of trademarks and brand names, in order to present the image of Vietnam’s leather and footwear to domestic and international markets.

d) Solution for training the human resources

By 2020, prioritize the training of human resources to create a resource for converting the method of production, improve the quality of human resources able to participate in international production and business on the basis of achieving the social potential and generating motivation for developing the industry, and the extensive mechanism of socialization. In particular:

- Cooperating with schools of the Ministry of Industry and Trade and other training institutions in building some training centers specialized in leather and footwear industry that meet the National standards that adopt the method of socializing education and training;

- Build a training system by in the cooperation of the State - the school - and the corporations;

- Build a complete vocational module according to the segments of the added value chain of the leather and footwear industry (design, production, sale) aiming to create a training database for training institutions, and enterprises may base on that to train human resources that suit their requirements, shorten the distance between theory and practice, create favorable conditions for enterprises to retrain and enhance the proficiency of workers;

- Boost and expand international cooperation in training to build and improve the qualified human resources that are comparable to that of develop countries, and may deeply penetrate the international market.

- Encourage all economic sectors and forms of enterprises at home and overseas to contribute in the investment in the training of the leather and footwear industry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Vietnam Leather & Footwear Association and the Leather and Footwear Research Institute must cooperate with vocational schools in opening training class for the managers, designers, technicians, and salespeople; combine short-term and long-term training; combine formal training and on-the-spot training, training at home and training abroad;

e) Solution for the development of science and technology, and environment protection

- Expand and improve the capability of leather and footwear research institutes towards autonomy, so that they can become focal units in studying, applying new technologies and materials, training human resources, and participating in planning strategy for the development of leather and footwear industry;

- The State shall encourage enterprises to invest in scientific research and applying advanced and modern technologies in their production via trading and technology transfer with countries of which the leather and footwear industry is developed;

- Study the treatment of wastes in form of solid, liquid, and gas from the processing and production of leather and footwear applying advanced and eco-friendly technologies;

- Build a database of international and Vietnamese shoe sizes; build a database of leather and footwear industry and the system of technical and artistic module of footwear production;

- Build 2 centers of analyzing materials, products, and environment of the leather and footwear industry in Hanoi and Ho Chi Minh city;

- Boost the international cooperation and encourage the domestic creation in scientific research in order to create advanced technologies for the industry, on the basis of expediting and executing some science and technology projects that suit each development stage of the industry.

f) Solution for the industry management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Enhance the role and efficiency of the Vietnam Leather & Footwear Association, on the basis of effectively creating the connection among the leather and footwear enterprises, between leather and footwear enterprises and the Government (the Ministry of Industry and Trade). The Association must represent the enterprises, settle the shared issues of the industry, collect opinions and proposals from leather and footwear enterprises and sent to the Government or the Ministry of Industry and Trade, aiming to build a legal corridor for the sustainable development of enterprises in accordance with Vietnam’s law and international law;

- Formulate technical standards and Vietnam’s Standards of leather and footwear industry to satisfy the requirements for international integration in accordance with Vietnam’s law;

- Intensify the inspection and supervision of the implementation of the Law on Intellectual property, the Law on Trade, and take the commercial precaution measures for ensuring the interests of consumers and enterprises.

Article 2. Implementation organization  

1. The Ministry of Industry and Trade shall be in charge and cooperate with relevant Ministries, industries, and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces in directing the development of the industry in accordance with this plan, and announcing this plan;

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural development, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Education and Training, the State bank of Vietnam, and the Vietnam Development Bank must cooperate with the Ministry of Industry and Trade in supporting enterprises and localities in implementing the Plan and approved schemes.

3. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces must concretize the master plan for developing the leather and footwear industry locally, and cooperate with Ministries and industries in supervising the implementation of the plan to ensure the uniformity with the master plan for local socio-economic development.

4. Vietnam Leather & Footwear Association must cooperate with the Ministry of Industry and Trade in propagating and disseminating this plan to leather and footwear enterprises nationwide in order to have an orientation and plan for production and business development in accordance with the plan. Collecting opinions and proposals from enterprises and send to competent agencies to adjust the plan to suit the actual situation.

Article 3. This Decision takes effect as from the date of its signing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

THE MINISTER




Vu Huy Hoang

 

ANNEX 1

STRUCTURE OF PRODUCITON BY REGION
(Promulgated together with the Decision No. 6209/QĐ-BCT dated November 25, 2010 of the Ministry of Industry and Trade)

Primary products

Region 1

Region 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Region 4

Structure of production by region in 2010

1. Footwear (%)

10

79

6

5

2. Leather (%): - Hard Leather

                         - Soft leather

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

92

2

3

3

91

3

3

3. Bags, satchels, wallets, purses (%)

7

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

5

Structure of production by region in 2015

1. Footwear (%)

12

72

9

7

2. Leather (%): - Hard Leather

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

84

5

6

5

84

6

5

3. Bags, satchels, wallets, purses (%)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

83

4

5

Structure of production by region in 2010

1. Footwear (%)

14

67

10

9

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

                         - Soft leather

7

79

6

8

7

79

7

7

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8

82

5

5

Region 1: the Red River Delta

- Including: Hanoi, Bac Ninh, Vinh Phuc, Quang Ninh, Hai Duong, Hai Phong, Hung Yen, Thai Binh, Ha Nam, Nam Dinh, and Ninh Binh.

- Hanoi is the center.

Region 2: South East area

- Including: Binh Phuoc, Tay Ninh, Binh Duong, Dong Nai, Ba Ria – Vung Tau, and Ho Chi Minh city.- Ho Chi Minh city is the center.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Including: Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, and Binh Thuan;

- Da Nang city is the center.

Region 4: The Mekong Delta

- Including: Long An, Tien Giang, Ben Tre, Tra Vinh, Vinh Long, Dong Thap, An Giang, Kien Giang, Can Tho, Hau Giang, Soc Trang,Bac Lieu, and Ca Mau;

- Can Tho city is the center.

 

ANNEX 2

LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS OF INVESTMENT BY 2015
(Promulgated together with the Decision No. 6209/QĐ-BCT dated November 25, 2010 of the Ministry of Industry and Trade)

1. Projects of ancillary industries

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project of investment in producing PU-coated leatherette that reaches 20 million m2 per year, estimated investment is 210 billion VND;

- Project of investment in producing materials for footwear, bags, satchels, wallets, and purses, estimated investment is 450 billion VND;

- Project of investment in producing molds and blades, estimated investment is 500 billion VND;

- Project of investment in producing shoe lasts, estimated investment is 200 billion VND;

- Project of investment in producing finished leather that reaches 25 – 30 million pieces per year, estimated investment is 1,600 billion VND

2. Projects of building the infrastructure of industrial parks, industrial complexes, and waste treatment

The project of investment in environment protection for the leather and footwear industry in industrial parks, industrial complexes, and factories are eligible for preferential loans from environment protection funds, ODA, or investment and development fund.  The new projects:

- Project of investment in building a concentrated waste treatment site for leather production (not including waste burial) that reaches 600 tonnes per day, estimated investment is 700 billion VND;

- Project of investment in building a concentrated waste treatment site for production of footwear, bags, satchels, wallets, and purses, that reaches 600 tonnes per day, estimated investment is 700 billion VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project on industrial parks and industrial complexes of footwear and materials in the north (region 1), estimated investment is 350 billion VND;

- Project on industrial parks and industrial complexes of footwear and materials in the south (region 2), estimated investment is 350 billion VND;

- Project of investment in industrial parks and industrial complexes of leather and footwear industry, estimated investment is 1,000 billion VND.

3. Projects of science, technology, and training for human resources

The projects of investment in development of science and technology, the projects of investment in developing human resources, the projects of product research are partly funded by the State. The new projects:

- Investment in of leather and footwear research institutes, estimated investment is 100 billion VND.

- Investment in building 2 centers of analyzing materials, products, and environment, estimated investment is 100 billion VND;

- Project of building a database of leather and footwear industry: 20 billion VND;

- Project of building a database of leather and footwear industry: 30 billion VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The projects according to the socialization mechanism

The projects of building trade promotion and services centers are executed according to the socialization mechanism Prioritize the construction of fashion centers in Hanoi and Ho Chi Minh city. The capital is raised from domestic and overseas sources The new projects:

- Building trade promotion centers and fashion centers in Hanoi and Ho Chi Minh city; estimated investment is 200 billion VND.

5. Projects of attracting foreign investment

The new project of investment aiming to increase the productivity, expand the scale and diversify the products, provide materials and ancillary services The new projects:

- Investment in new projects of material production and ancillary industries: 1,200 billion VND.

6. The national programs for developing the industry

- The National trade promotion program, estimated budget: 50 billion VND;

- The National Industry support program, estimated budget: 25 billion VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 6209/QĐ-BCT ngày 25/11/2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.202

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.249.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!