THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 533/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 05
năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 5
NĂM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số
88/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2007 về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể
ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công
Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư
phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam với
các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm phát triển
a) Phát triển theo hướng hiện đại, từng
bước nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới,
áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm thuốc lá đạt tiêu
chuẩn chất lượng cao, trong đó chuyển đổi mạnh cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng
tỷ trọng cơ cấu sản phẩm thuốc lá trung cao cấp, giảm tỷ trọng thuốc lá thấp cấp,
giảm dần chất độc hại, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
góp phần đẩy lùi thuốc lá nhập lậu;
b) Tiếp tục xây dựng và phát triển Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam là một doanh nghiệp chủ đạo trong ngành thuốc lá để
thực hiện các định hướng phát triển và quản lý nhà nước đối với ngành, là đầu mối
tổ chức sắp xếp ngành;
c) Phát triển sản xuất nguyên liệu
trong nước nhằm từng bước thay thế nhập khẩu, gắn kết khâu chế biến với phát
triển vùng nguyên liệu, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội chung là xóa
đói, giảm nghèo, công nghiệp hóa nông thôn và góp phần giảm nhập
siêu.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam thành đơn vị kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong
ngành công nghiệp thuốc lá, làm đầu mối sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất thuốc
lá theo chủ trương của nhà nước, thực hiện kinh doanh đa ngành theo 02 lĩnh vực
chính là sản xuất thuốc lá và thực phẩm chế biến để tiến tới thành lập Tập đoàn
Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Các chỉ tiêu chính: Đến năm 2015
giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10.916 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất công nghiệp bình quân giai đoạn này là 2,13%/năm; tổng doanh thu đạt
34.600 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,55%/năm; nộp ngân sách nhà
nước đạt 7.820 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,6%/năm; lợi nhuận đạt
1.200 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,68%.
- Về sản phẩm chính: Tập trung chủ yếu
vào thay đổi cơ cấu sản phẩm thuốc lá, tăng tỷ trọng thuốc lá trung và cao cấp
trong cơ cấu sản phẩm thuốc lá, tăng giá trị và chất lượng sản phẩm đối với cả
sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước và thuốc lá xuất khẩu, phấn đấu đến năm
2015 sản xuất đạt 3,504 tỷ bao thuốc lá (trong đó thuốc lá tiêu thụ trong nước
lá 2,371 tỷ bao, thuốc lá xuất khẩu là 1,133 tỷ bao), với tốc độ tăng trưởng
bình quân là 2,17%/năm, không còn thuốc lá không đầu lọc. Sản lượng bánh kẹo sản
xuất đạt 44.416 tấn, tốc độ tăng trưởng là 2,94%/năm.
- Về xuất khẩu: Đến năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 160 triệu USD, sản lượng thuốc
lá điếu xuất khẩu đạt 1.133 triệu bao, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
bình quân giai đoạn này là 3,94%.
- Về nguyên liệu: Phấn đấu đến năm
2015, diện tích trồng thuốc lá đạt khoảng 17.000 ha, năng suất bình quân đạt
1,8 tấn/ha.
- Số liệu chi tiết tại Phụ lục I kèm
theo Quyết định này.
3. Danh mục đầu tư và vốn đầu tư
giai đoạn 2011 - 2015
- Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án sản
xuất thuốc lá là 3.677 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án chế
biến thực phẩm là 4.122,35 tỷ đồng.
Danh mục các dự án đầu tư tại Phụ lục
II kèm theo Quyết định này.
4. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về thị trường
- Đầu tư có chọn lọc để hình thành
phát triển các sản phẩm chủ lực ở từng phân khúc, từng thị
trường. Loại bỏ dần những nhãn sản phẩm nhỏ lẻ nhằm tập trung nguồn lực và thị
trường cho các sản phẩm chủ lực.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh,
phát triển thị trường. Tổ chức nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng để có
giải pháp đáp ứng nhu cầu, giữ vững và phát triển thị phần. Củng cố và tổ chức
lại hệ thống phân phối hợp lý, thông qua các đầu mối lớn ở từng vùng, nắm vững
thị trường bán buôn, tiến tới kiểm soát được hệ thống bán lẻ.
- Không ngừng nghiên cứu đưa ra thị
trường sản phẩm mới, đa dạng hóa các sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm để
tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm
b) Giải pháp xây dựng thương hiệu sản
phẩm
- Sản xuất các nhãn thuốc lá điếu có
giá trị và chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, mẫu mã bao bì phù hợp với
xu hướng và thị hiếu người tiêu dùng.
- Đối với các thương hiệu đã có uy
tín và truyền thống trong nước của Tổng công ty trong lĩnh vực thuốc lá và bánh
kẹo, thực phẩm chế biến, cần có chiến lược phát triển lâu dài để giữ vững và
phát triển thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã,
đa dạng sản phẩm, củng cố và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tin
cậy, thuận lợi, uy tín với khách hàng.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát
triển thương hiệu sản phẩm dựa trên cơ sở truyền thống, thói quen tiêu dùng của
người Việt Nam. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm; áp dụng
các hệ thống quản lý chất lượng để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an
toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
c) Giải pháp về đầu tư
- Tập trung đầu tư thay thế máy móc,
thiết bị cũ, lạc hậu bằng máy móc, thiết bị công nghệ có trình độ công nghệ và
tự động hóa cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; kết hợp đổi mới công nghệ, thiết
bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.
- Tiếp tục di dời các nhà máy gây ô
nhiễm ra khu công nghiệp và đầu tư trọng điểm một số cơ sở có tiềm lực tài
chính và năng lực quản lý, uy tín, sản xuất phát triển để hiện đại hóa thiết bị,
từng bước theo kịp với các nước trong khu vực.
- Đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học và ứng dụng công nghệ của nước ngoài trong một số lĩnh vực như nguyên
liệu, thuốc điếu, quản lý chất lượng sản phẩm, phụ liệu; từng bước đầu tư sản
xuất thuốc lá sợi, thuốc lá điếu ở nước ngoài cho những thị trường xuất khẩu
các sản phẩm để đem lại giá trị gia tăng cao hơn.
d) Giải pháp về nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng
và cải tiến công nghệ nhập từ nước ngoài trên cơ sở mở rộng hợp tác quốc tế, nhằm
phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất thuốc lá. Nâng cao trình độ khoa học,
công nghệ trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá ngang tầm với trình độ các nước
trong khu vực.
- Tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm
các giống mới để tuyển chọn những giống thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ
nhưỡng của Việt Nam. Sử dụng công nghệ sinh học để tạo giống thuốc
lá có chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với từng vùng
trồng thuốc lá của Việt Nam.
- Nghiên cứu các quy trình kỹ thuật để
nâng cao năng suất, chất lượng thuốc lá, đáp ứng nhu cầu thay thế nguyên liệu
nhập ngoại.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong,
lĩnh vực sản xuất hương liệu thuốc lá. Tiến tới hình thành tổ chức liên doanh sản
xuất hương liệu cho thuốc lá và thực phẩm. Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất phụ liệu,
sử dụng một số phụ liệu cao cấp như cây đầu lọc, giấy vấn... nhằm giảm độc hại
cho người tiêu dùng.
đ) Giải pháp về phát triển sản xuất
nguyên liệu
- Đầu tư trọng điểm vùng nguyên liệu
chất lượng cao thay thế một phần nguyên liệu nhập ngoại và phục vụ xuất khẩu. Tập
trung đầu tư có trọng điểm vùng trồng thuốc lá vàng có chất lượng cao.
- Tuyển chọn các giống có tiềm năng về
năng suất và chất lượng phù hợp điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của nước ta; cải
tiến và thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật như gieo trồng, hái sấy và
phân cấp để tạo sản phẩm có chất lượng cao...
- Tiếp tục sử dụng nguồn vốn từ Quỹ đầu
tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá và huy động các nguồn vốn ưu đãi khác
để mở rộng diện tích, tăng cường đầu tư cho các vùng trồng thuốc lá.
- Tăng cường liên doanh, liên kết để
đầu tư trồng thuốc lá phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; tăng cường quan
hệ và hợp tác các đối tác nước ngoài để thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất
thuốc lá nguyên liệu tại Việt Nam.
- Hình thành quỹ dự trữ nguyên liệu
nhằm bình ổn giá nguyên liệu thuốc lá trong những vụ mùa khó khăn, khi cung cầu
mất cân đối.
- Nghiên cứu sản xuất hoặc hợp tác sản
xuất nguyên liệu thuốc lá tấm chất lượng cao phục vụ cho sản xuất trong nước và
xuất khẩu.
e) Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
- Củng cố mối quan hệ với các đối tác
truyền thống, ổn định và giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, tiếp tục nghiên
cứu, tìm kiếm phát triển thị trường mới, thị trường có nhiều tiềm năng, đặc biệt
tập trung vào khu vực thị trường Nam Mỹ, Trung Đông, châu Phi, Nga và các nước
Đông Âu.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu thuốc
lá điếu mang thương hiệu của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, mở rộng xuất khẩu
và giới thiệu sản phẩm Vinataba tại các nước khác. Nghiên cứu phương án hợp tác
với đối tác nước ngoài đầu tư trực tiếp sản xuất thuốc lá tại một số nước ở
châu Phi, có phương án thâm nhập vững chắc vào thị trường này.
- Hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị sản
xuất công nghiệp thực phẩm (bánh kẹo, đồ uống) và thuốc lá (nguyên liệu, thuốc
điếu) để khai thác hiệu quả thông tin, tìm kiếm thêm khách hàng, sử dụng kênh
phân phối để mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Chủ động nghiên cứu phát triển sản
phẩm và xây dựng chính sách hợp lý cho từng đối tượng khách hàng, từng thị trường
xuất khẩu riêng biệt, để thâm nhập thị trường vững chắc.
g) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Lập chương trình và kế hoạch đào tạo,
đào tạo lại đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề của Tổng công ty và các đơn vị
thành viên; kết hợp cả đào tạo trong nước và ngoài nước.
- Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật
và phổ biến kinh nghiệm cho bà con nông dân về gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch,
bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, thông qua hệ thống khuyến nông ở các địa
phương.
h) Giải pháp về tài chính và tín dụng
Vốn đầu tư được huy động từ nguồn vốn
chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất khi di dời, vốn tự có, vốn vay
các ngân hàng trong và ngoài nước, vốn huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu,
trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay ưu đãi của Nhà nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc
thường xuyên giám sát, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh
doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, bảo đảm doanh nghiệp thực hiện hoàn
thành kế hoạch đã được phê duyệt.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính kịp thời xử lý những phát sinh cần giải quyết trong quá trình
thực hiện kế hoạch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm
quyền.
2. Các Bộ, ngành liên quan theo thẩm
quyền chức năng được giao chỉ đạo và phối hợp với Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tạo điều kiện hỗ trợ để Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam cụ
thể hóa kế hoạch đề ra.
4. Hội đồng thành viên Tổng công ty
Thuốc lá Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành kế hoạch
đã được phê duyệt. Thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện kế hoạch và những vấn
đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty
Thuốc lá Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
PHỤ LỤC I
CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI
ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số
533/QĐ-TTg ngày 07 tháng
05 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)
Số
TT
|
Chỉ
tiêu
|
ĐVT
|
TH
2011
|
Năm
2012
|
Năm
2013
|
Năm
2014
|
Năm
2015
|
Tăng
trưởng BQ (%)
|
1
|
Giá trị sản xuất công nghiệp
|
Tỷ đồng
|
10.033
|
9.847
|
10.180
|
10.561
|
10.916
|
2,13
|
2
|
Sản lượng thuốc điếu
|
Triệu
bao
|
3.215
|
3.263
|
3.338
|
3.418
|
3.504
|
2,17
|
|
Nội tiêu
|
|
2.096
|
2.148
|
2.217
|
2.291
|
2.371
|
3,13
|
Xuất khẩu
|
|
1.119
|
1.115
|
1.121
|
1.127
|
1.133
|
0,31
|
3
|
Sản lượng bánh kẹo
|
Tấn
|
38.101
|
39.186
|
40.420
|
41.740
|
43.122
|
3,14
|
4
|
Tổng doanh thu
|
Tỷ đồng
|
31.283
|
28.900
|
33.020
|
34.000
|
34.900
|
2,77
|
|
Thuốc điếu
|
|
15.196
|
15.347
|
16.159
|
17.046
|
18.021
|
4,35
|
Bánh kẹo
|
|
1.835
|
1.980
|
2.250
|
2.465
|
2.675
|
9,88
|
5
|
Nộp ngân sách
|
Tỷ đồng
|
6.531
|
6.700
|
6.990
|
7.370
|
7.840
|
4,67
|
|
Thuế GTGT
|
|
1.057
|
1.100
|
1.140
|
1.200
|
1.250
|
4,27
|
Thuế TTĐB
|
|
5.240
|
5.390
|
5.610
|
5.910
|
6.320
|
4,80
|
Thuế TNDN
|
|
234
|
210
|
240
|
260
|
270
|
3,62
|
6
|
Lợi nhuận
|
Tỷ đồng
|
962
|
850
|
1.010
|
1.100
|
1.200
|
5,68
|
7
|
Kim ngạch xuất khẩu
|
1000
USD
|
187.966
|
146.750
|
150.285
|
159.299
|
159.962
|
3,94
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM VÀ TỔNG HỢP NGUỒN
VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số
533/QĐ-TTg ngày 07 tháng
05 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)
Số
TT
|
Danh
mục dự án
|
Đơn
vị tính
|
Số
dự án
|
Năng
lực sản xuất
|
Tổng
mức đầu tư (tỷ đồng)
|
Nguồn
vốn
|
1
|
Di dời Công ty sản xuất thuốc lá
|
Triệu
bao/năm
|
02
|
2.200
|
833,77
|
Vốn
NSNN (tiền chuyển chuyển QSD đất, bán nhà xưởng và công trình khác sau di dời).
|
2
|
Di dời Công ty sản xuất bánh kẹo
|
Tấn
bánh kẹo/năm
|
04
|
53.438
|
787,00
|
Vốn
tự có + vốn vay
|
3
|
Máy móc thiết bị sản xuất
|
|
17
|
|
2.463,38
|
Vốn
NSNN + vốn tự có + vốn phát hành trái phiếu + vốn vay
|
4
|
Khác
|
|
01
|
|
38,20
|
Vốn
tự có + vốn liên doanh
|
TỔNG CỘNG
|
24
|
|
4.122,35
|
|