Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 5093/QĐ-UBND Điều lệ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Nghệ An 2016

Số hiệu: 5093/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Lê Ngọc Hoa
Ngày ban hành: 19/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5093/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 19 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THỦY LỢI TÂY BẮC NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 19/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của chính phủ Ban hành Điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1840/SKH-ĐKKD ngày 14/9/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An gồm 9 chương, 37 Điều.

Điều 2. Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động của Công ty theo đúng quy định của Điều lệ.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động của Công ty theo Điều lệ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư Tài chính, Nông nghiệp và PTNN, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Ch tch Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
-
Các PCT UBND tỉnh;
-
PVP (TM) UBND tnh;
-
Lưu VT, KT (Thiền)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Hoa

 

ĐIỀU LỆ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THỦY LỢI TÂY BẮC NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
5093/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

Điều lệ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An được xây dựng theo những căn cứ sau;

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Luật s69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện quyn, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

- Nghị định số 19/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ Ban hành Điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

- Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ quy định công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước;

- Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

- Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

- Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

- Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên nhà nước nm gi 100% vốn điều lệ;

- Quyết định số 4603/QĐ-UBND.NN ngày 18/9/2014 về việc Ban hành đề án Kiện toàn, củng chệ thng tchức quản lý, khai thác công trình thủy lợi tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 522/QĐ-UBND.NN ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh Nghệ An vviệc phê duyệt phương án tổ chức lại và đổi tên Công ty TNHH Thủy lợi Quỳ Hợp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Tây Bc Nghệ An;

- Các văn bản pháp luật khác có liên quan

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ

1. Trong Điều lệ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) "Luật Doanh nghiệp" là Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.

b) “Nghị định 99/2012/NĐ-CP” là Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

c) “Nghị định 91/2015/NĐ-CP” là Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 thang 10 năm 2015 của Chính phủ vđầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

d) “Nghị định số 81/2015/NĐ-CP” là Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ quy định công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.

đ) "Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An” (Sau đây gọi tắt là Công ty) là Công ty do UBND tỉnh Nghệ An nắm giữ 100% vốn điều lệ.

e) “Điều lệ này” hoặc “Điều lệ Công ty” là Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An.

g) “Vốn điều lệ của Công ty” là tổng giá trị tài sản do Chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập Công ty, được ghi tại Điều lệ Công ty.

h) "Đơn vị phụ thuộc Công ty” là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện nằm trong cơ cu Công ty.

2. Các từ, thuật ngữ khác được viết tắt, giải thích trong Điều lệ.

3. Các t hoc thut ngữ đã được định nghĩa trong Luật doanh nghiệp về Công ty trách nhiệm hu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các văn bản pháp luật khác có liên quan sẽ có nghĩa tương tự trong Điều lệ này.

Điều 2. Tên Công ty, trụ sở chính

1. Tên Công ty

a) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An,

b) Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: NGHE AN WEST NORTH WATER RESOURCES. ONE MEMBER LIMITED COMPANY.

2. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

3. Trụ sở chính Công ty:

- Địa chỉ: Khối 13, thị trấn Quỳ Hp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

- Điện thoại: 0383.883.191

- Tài khoản: 5141 00000000 32 tại Phòng Giao dịch Quỳ Hp, Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Phủ Quỳ.

- Mã số thuế: 2900413229.

Điều 3. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do UBND tỉnh Nghệ An làm Đại diện Chsở hữu, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.

2. Công ty có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền Đng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.

3. Công ty có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình

Điều 4. Mục tiêu hoạt động, ngành, nghề kinh doanh

1. Mục tiêu hoạt động của Công ty

- Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi do Chủ sở hữu giao để phục vụ cho sn xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn 03 huyện bao gồm: huyện Quỳ Hợp, huyện Quỳ Châu, huyện Quế Phong; đảm bảo việc làm và nâng cao đi sống người lao động.

- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn Chủ sở hữu ti Công ty, hoàn thành các nhiệm vụ do Chủ shữu Công ty giao.

2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty.

STT

Tên ngành, nghề kinh doanh

Mã ngành

1

Xây dựng công trình công ích

Chi tiết: Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh trên địa bàn.

4220 (Chính)

2

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

Chi tiết:

- Tư vấn khảo sát đa chất, địa hình, thủy văn công trình xây dựng.

- Tư vn thiết kế, thm tra hồ sơ thiết kế kỹ thut, tổng d toán công trình thủy lợi, cầu đường bộ.

- Tư vấn giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình đường bộ/cấp 4, thủy lợi, dân dng, công nghip.

7110

3

Hoạt động tư vấn quản lý.

Chi tiết: Tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án các công trình xây dựng; tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu, thẩm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu, lập tổng dự toán các công trình xây dựng.

7020

4

Xây dựng nhà các loi.

4100

5

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

Chi tiết: Mua bán vt tư, máy móc, thiết bị phục vụ chuyên ngành thủy lợi, nông nghiệp.

4659

6

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.

Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.

4290

7

Lp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.

Chi tiết: Lắp đặt trạm bơm, cơ khí chuyên ngành Thủy li.

3320

8

Gia công cơ khí; xử và tráng phủ kim loi

2592

9

Xây dựng công trình đường sắt và đường b.

4210

Điều 5. Mức vốn điều lệ

Vốn điều lệ Công ty là: 18.232.378.000 VNĐ

Bằng chữ: Mười tám t, hai trăm ba mươi hai triệu, ba trăm bảy mươi tám ngàn đồng.

Điều 6. Chủ sở hữu nhà nước

1. UBND tỉnh Nghệ An là Chủ sở hữu của Công ty (dưới đây gọi tắt là Chủ sở hữu); Địa ch: S03 đường Trường Thi, thành phố Vinh, tnh Nghệ An.

2. Việc phân công, phân cấp, giao nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP.

Điều 7. Người đại diện theo pháp luật của Công ty

Chủ tịch Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Điều 8. Quản lý Nhà nước

Công ty chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong Công ty

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam,

2. Các tổ chức chính trị - xã hội khác trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Công ty tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, điều kiện cần thiết khác để thành viên các tổ chc Đảng, tổ chức chính trị-xã hội thực hiện việc sinh hoạt đầy đủ theo quy định của pháp luật, Điều lệ và nội quy của của t chc đó.

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY

Điều 10. Quyền của Công ty

1. Quyền đối với vốn, tài sản, đầu tư và quản lý tài chính

a) Sử dụng nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Công ty để bổ sung vốn điều lệ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài Công ty, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Tổng mc vốn huy động đphục vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty phải bảo đảm hệ số nợ phải trả không quá ba ln vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.

c) Được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của Công ty theo nguyên tc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật;

d) Được quyền chủ động và thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được đthu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn;

đ) Được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi.

e) Được quyn sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty đ đu tư ra ngoài Công ty trong đó bao gồm đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điu 28, Điu 29 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

g) Được quyền đầu tư vốn vào công ty khác và có quyền tại các công ty này theo quy định của pháp luật.

2. Quyền về kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh.

a) Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thc tổ chức kinh doanh; chđộng lựa chọn ngành, ngh, đa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành nghề kinh doanh;

b) Lựa chọn hình thức phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn;

c) Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng;

d) Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;

đ) Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh;

e) Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh;

g) Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Công ty;

h) Từ chi mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy đnh;

i) Khiếu nại, tcáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

k) Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;

l) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Quyền về tổ chức cán bộ và quản lý lao động

a) Quyết định tuyển dụng, sử dụng lao động trên cơ sở rà soát lại lao động, xác định các vị trí, chức danh công việc, bảo đảm việc tuyển dụng sử dụng lao động có hiệu quả, gắn với quá trình sắp xếp lao động và tái cơ cấu Công ty;

b) Khen thưởng và xử lý kỷ luật các vi phạm lao động và trách nhiệm vt chất theo quy định của Bộ luật Lao động, nội quy lao động của Công ty đã được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo quy định của Luật lao động.

4. Quyền về quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng

a) Quản lý tiền lương, thù lao, tiền thưng đối với người lao động:

- Tr lương cho người lao động căn cứ quy định hiện hành của nhà nước;

- Quỹ tiền thưởng của người lao động được trích từ quỹ khen thưng phúc lợi của Công ty theo quy định của Chính phủ.

b) Quản lý tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Chủ tịch Công ty Kiểm soát viên, Giám đc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng:

- Tiền lương đối với viên chức quản lý chuyên trách được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điu hành hoặc kiểm soát và có khống chế mức hưởng tối đa;

- Thù lao đối với viên chức quản lý không chuyên trách tại Công ty được tính theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của viên chức quản lý chuyên trách; đối với viên chức quản lý được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác thì khoản thù lao do công ty doanh nghiệp khác trả được nộp về Công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng ti đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế được hưởng tại Công ty. Phần còn lại (nếu có) được hạch toán vào thu nhập khác của Công ty

- Quỹ tiền lương, thù lao của viên chức quản lý được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động, do Công ty xây dựng và trình Chủ sở hữu phê duyệt. Hàng tháng, viên chức quản lý được tạm ứng bằng 80% của s tin lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; số 20% còn lại được quyết toán và chi trvào cuối năm;

- Tiền lương, thù lao của viên chức quản lý được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hàng năm của Công ty;

- Tin thưởng của viên chức quản lý được xác định theo năm tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát;

- Quỹ tiền thưởng hàng năm của viên chức quản lý chuyên trách và không chuyên trách được trích 90% để thưởng cuối năm. Phần tiền thưởng còn lại (10%) được dùng để thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của cả nhiệm kỳ của viên chức quản lý;

- Tiền lương, tiền thưởng, thù lao của Kiểm soát viên được trích nộp cho Chủ sở hữu để hình thành quỹ chung, trên cơ sở đó Chủ sở hữu chi trả cho Kiểm soát viên theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Quy chế trả lương, thù lao, tiền thưng được xây dựng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân ch, công khai, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn Công ty và có ý kiến chấp nhận của Chủ sở hữu trước khi thực hiện.

5. Quyn được hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và các lợi ích tài chính khi tham gia hoạt động công ích.

a) Các quyn được quy định Điều 7, Điều 9 Luật doanh nghiệp.

b) Thực hiện việc ký kết hợp đng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật.

c) Được thanh toán theo giá hoặc phí theo hợp đồng đã ký kết hoặc theo quy định được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận.

d) Được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của Nhà nước.

6. Quyn quyết định v hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp.

Điều 11. Nghĩa vụ của Công ty

1. Nghĩa vụ đối với vốn và tài sản, đu tư và quản lý tài chính:

Thực hiện theo quy định của Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng, vốn tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp lut có liên quan.

2. Nghĩa vụ trong sản xuất, kinh doanh:

a) Đảm bảo tưới, tiêu theo hợp đồng đối với các hộ dùng nước.

b) Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã được phê duyệt trong Điều lệ; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức công tác kế toán, kiểm toán nội bộ, lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật vkế toán.

d) Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

đ) Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo him y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

e) Thực hiện chế đthống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

g) Chịu sự giám sát, kiểm tra của Chủ sở hữu nhà nước; chấp hành các quyết định v thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

h) Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

i) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Nghĩa vụ khi tham gia hoạt động công ích:

a) Các nghĩa vụ được quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Doanh nghiệp.

b) Sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch có giá tiêu thụ do Nhà nước quy định.

c) Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết; chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật vsản phẩm, dịch vụ công ích do mình sản xuất và cung ứng.

d) Thực hiện các nghĩa vụ công ích khác theo quy định của pháp luật.

4. Nghĩa vụ đối với chính quyền địa phương nơi đặt trụ sở Công ty: Thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Trước khi sử dụng con dấu, Công ty phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh đđăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp

Chương III

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU

Điều 12. Quyền và trách nhiệm của Chủ sở hữu

1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của Công ty.

Quyết định việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản Công ty phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty.

2. Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ Công ty.

3. Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Công ty.

4. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên và trlương cho chức danh Kiểm soát vn.

5. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của Công ty và theo quy định của pháp luật.

6. Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của Công ty tại các doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết.

7. Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc ln hơn 50% vốn điều lệ của Công ty; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của Công ty và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.

8. Quyết định lương của Chủ tịch Công ty, Giám đốc, Kiểm soát viên do mình bổ nhiệm; quỹ lương hằng năm của Chủ tch Công ty.

9. Chp thuận đChủ tịch Công ty phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm, phân phi lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

10. Thực hiện giám sát, kiểm tra thưng xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của Công ty. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đánh giá đối với Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành Công ty.

11. Thực hiện quyền của Chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 77 Luật doanh nghiệp 2014.

12. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.

Điều 13. Nghĩa vụ của Chủ sở hữu

1. Chủ sở hữu có nghĩa vụ đu tư đủ và đúng hạn vốn điều lệ cho Công ty.

2. Tuân thủ Điều lệ Công ty: Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của Chủ sở hữu có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ Công ty và phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những quyết định không đúng thẩm quyền.

3. Về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác:

a) Chủ sở hữu có nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty. Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty phải quản lý và điều hành Công ty bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; xác định và tách biệt tài sản của Chủ sở hữu và tài sản của Công ty;

b) Ủy ban nhân dân Tỉnh phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty. Trường hợp phát hiện Công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Ủy ban nhân dân Tỉnh yêu cầu và chỉ đạo Công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;

c) Khi Công ty lâm vào tình trạng phá sản, Ủy ban nhân dân Tỉnh chđạo Chủ tịch Công ty thực hiện thủ tục yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

4. Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay:

a) Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của Chủ sở hữu có nghĩa vụ thực hiện đúng thm quyn, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của Công ty; giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình;

b) Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của Công ty theo đúng chủ trương phê duyệt và quy định của pháp luật.

5. Nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của Công ty; Tổ chức, cá nhân, thực hiện quyền, trách nhiệm của Chủ sở hữu có nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của Công ty; bảo đảm để Chủ tịch Công ty, Giám đốc chủ động quản lý, điều hành có hiệu quả Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.

6. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phn hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phn hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi Công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhim về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty,

7. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

8. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty,

Chương IV

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TY

Điều 14. Mô hình tổ chức, quản lý Công ty

1. Công ty được tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch Công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm: Chủ tịch Công ty, Giám đốc, Kiểm soát viên.

2. Công ty tuân thủ sự lãnh đạo của Chủ sở hữu, Chủ sở hữu là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Công ty hoạt động đúng mục tiêu đã đề ra, bảo toàn và phát triển vn, tổ chức thực hiện kinh doanh có hiệu qu.

Mục 1. CHỦ TỊCH CÔNG TY

Điều 15. Chủ tịch Công ty

1 Chủ tịch Công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm. Chủ tịch Công ty có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ.

Chủ tịch Công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện, các trường hp miễn nhiệm thay thế Chủ tịch Công ty.

a) Chủ tịch Công ty có quyền hạn và trách nhiệm sau:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của Công ty sau khi đề nghị và được Chủ sở hữu phê duyệt;

- Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của Công ty và gửi quyết định đến Chủ sở hữu Công ty để tổng hợp, giám sát;

- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc Công ty sau khi có có ý kiến của Chủ sở hữu Công ty;

- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chm dứt hợp đng, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, Kế toán trưởng theo đề nghị của Giám đốc sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ sở hữu Công ty;

- Quyết định khen thưởng, kỷ luật người lao động theo thẩm quyền;

- Quyết định việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của Công ty tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết, sau khi đề nghị và được Chủ sở hữu phê duyệt chủ trương;

- Cử Người đại diện phần vốn góp của Công ty tại doanh nghiệp khác; giao nhiệm vụ cho Người đại diện phần vốn góp của Công ty quyết định các nội dung quy định tại Khon 4 Điều 20 Nghị định 99/2012/NĐ-CP;

- Quyết định dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, mua, bán tài sn có giá trị dưới 50% vốn điều lệ của Công ty;

- Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác theo quy định của pháp luật;

- Quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ tổ chức kiểm toán nội bộ;

- Ban hành các quy chế quản lý nội bộ của Công ty. Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phi lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ sau khi được Chủ sở hữu Công ty chấp thuận;

- Quyết định lương đối với các chức danh do Chủ tịch Công ty bổ nhiệm;

- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của Công ty;

- Thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu, đổi mới Công ty sau khi Đề án được phê duyệt.

- Đề nghị Chủ sở hữu Công ty quyết định hoặc phối hợp, thỏa thuận với các cơ quan có liên quan nhng vấn đề sau:

+ Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưng, kỷ luật đối với Giám đốc Công ty;

+ Điu chỉnh vốn điều lệ, sửa đi, bsung Điều lệ Công ty; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản Công ty;

+ Phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài.

- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành Công ty tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của Chủ sở hữu Công ty; quản lý sử dụng, bo toàn và phát trin vn có hiệu qu; báo cáo kịp thời cho Chủ sở hu Công ty về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do Chủ sở hữu giao hoặc những trưng hợp sai phạm khác;

- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo đặc thù của Công ty.

b) Nghĩa vụ của Chủ tịch Công ty:

- Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Công ty, quyết định của Chủ sở hữu trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của Công ty và Chsở hữu.

- Trung thành với lợi ích của Công ty và Chủ sở hữu. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Công ty, địa vị, chức vụ và tài sản của Công ty đtư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Thông báo kp thi, đy đủ và chính xác cho Công ty vcác doanh nghiệp mà mình và người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phn vốn góp. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Công ty.

- Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Công ty để thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 5 Điều 51 Luật Doanh nghiệp.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm Chủ sở hữu.

c) Chủ tịch Công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bn sau đây:

- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

- Tốt nghiệp đại học, năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, có kinh nghiệm ít nht ba năm làm công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Công ty;

- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật;

- Không đồng thời là cán bộ trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên;

- Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Không là Chủ tịch Công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc đã từng bị miễn nhiệm trước thời hạn tại Công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác trong những trường hợp sau;

+ Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế.

+ Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn đ thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Khi Công ty không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Chủ sở hữu Công ty giao mà không giải trình được nguyên nhân khách quan và được Chủ sở hữu công ty chấp thuận,

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hu và các tiêu chuẩn khác theo ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty (nếu có).

đ) Chủ tịch Công ty bị miễn nhiệm, thay thế trong những trường hợp sau đây:

- Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận bằng văn bản;

- Có quyết định điều chuyển, btrí công việc khác hoặc nghỉ hưu;

- Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế do Điều lệ Công ty quy định; trong trường hợp này Kiểm soát viên có quyền đề nghị Chủ sở hữu bổ sung, thay thế;

- Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn đthu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Theo yêu cu công tác, do thay đi vtổ chức hoặc trong các trường hợp: Không đủ sức khỏe hoặc không còn uy tín, điều kiện để gichức vụ Chủ tịch Công ty;

- Khi Công ty không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chtiêu do Chủ sở hữu giao mà không giải trình được nguyên nhân khách quan và được Chủ sở hữu chấp thuận;

- Không đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

- Các trường hợp khác theo quyết định của Chủ sở hữu Công ty phù hợp với quy định tại Điu lệ Công ty.

3. Lương, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Công ty do Chủ sở hữu Công ty quyết định và được tính vào chi phí quản lý của Công ty.

4. Chủ tịch Công ty sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc và con dấu của Công ty để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Trong trưng hợp cn thiết, Chtịch Công ty được quyền tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Công ty. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy đnh tại Quy chế quản lý tài chính của Công ty.

5. Các quyết định thuộc thẩm quyền quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này phải được lập thành văn bản, ký tên với chức danh “Chủ tịch Công ty”.

6. Quyết định của Chủ tịch Công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được ký và đóng du với chức danh Chủ tịch Công ty, trtrường hợp phải được Chủ sở hữu Công ty chấp nhn.

7. Chủ tịch Công ty nếu vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền, nhiệm vụ của Chủ tịch Công ty và được sự chp thuận của Chủ sở hữu Công ty; các trường hợp khác về ủy quyền thực hiện theo Quy chế quản lý nội bộ của Công ty.

Mục 2. KIỂM SOÁT VIÊN

Điều 16. Kiểm soát viên

1. Chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm 01 đến 03 kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba (03) năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Chsở hữu Công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

2. Tiêu chun, điu kiện, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm soát viên thực hiện theo Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Công ty trách nhiệm hữu hạn mt thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ được ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2013 của Thủ tưng Chính phủ và Điu 82 Luật Doanh nghiệp.

3. Kiểm soát viên có trách nhiệm xây dựng Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại Công ty theo quy định, trình cấp có thm quyền phê duyệt.

Mục 3. GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH CÔNG TY

Điều 17. Giám đốc Công ty

1. Giám đốc do Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật sau khi có ý kiến của Chủ sở hữu Công ty.

2. Giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với nhiệm kỳ không quá năm (05) năm.

3. Giám đốc Công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện cơ bản sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.

b) Tt nghip đại học, có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, có kinh nghiệm ít nht ba năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Công ty hoặc ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của Công ty.

c) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đc tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.

d) Không đồng thời là cán bộ trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã hội hoặc các chức vụ qun lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên.

đ) Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

e) Không là Chủ tịch Công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc đã tng bị miễn nhim trưc thời hạn tại Công ty hoặc ở doanh nghiệp Nhà nước khác trong những trường hợp sau:

- Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế.

- Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyn hạn đthu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Khi Công ty không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Chủ sở hữu công ty giao mà không giải trình được nguyên nhân khách quan và được Chủ sở hữu Công ty chp thuận.

g) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các tiêu chuẩn khác theo ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty.

4. Giám đốc Công ty có các quyền sau đây:

a) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu Công ty.

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.

c) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty.

d) Bnhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng đối với các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Công ty.

đ) Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Công ty,

e) Kiến nghị phương án tổ chức lại Công ty khi thấy cn thiết.

g) Lập và trình báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Chủ tịch Công ty.

h) Kiến nghị phân bổ, sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của Công ty.

i) Tuyển dụng lao động.

k) Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ Công ty và quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê (nếu có).

5. Giám đốc Công ty có các nghĩa vụ sau:

a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Chủ tịch Công ty trong việc thực hiện các quyn và nhiệm vụ được giao.

b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tt nhất nhằm bảo đm tối đa lợi ích hợp pháp của Công ty.

c) Trung thành với lợi ích của Công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

d) Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Công ty về các doanh nghiệp mà Giám đốc và người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Công ty.

đ) Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Công ty thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhm phục vụ lợi ích của Công ty và gây ra thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với Công ty.

e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật vCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

6. Chủ sở hữu xem xét và quyết định miễn nhiệm, thay thế Giám đốc theo đề nghị của Chủ tịch Công ty trong những trường hợp sau đây:

a) Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế do Điều lệ Công ty quy định.

b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

c) Quyết định vượt thẩm quyền dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với Công ty.

d) Giám đốc xin từ chức.

đ) Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.

e) Các trường hợp khác theo quy định tại quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đng thuê Giám đốc (nếu có), pháp luật về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm Chủ sở hữu và pháp luật có liên quan.

Điều 18. Hợp đồng, giao dịch với những người có liên quan

1. Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty:

a) Không được đvợ hoặc chng, b, b nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi anh, chị, em ruột của mình giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ của Công ty.

b) Báo cáo Chủ sở hữu Công ty về các hợp đồng kinh tế, dân sự của Công ty ký kết với vợ hoặc chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi anh, chị, em ruột của Chủ tịch Công ty, Giám đốc. Trường hợp phát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng chưa được ký kết thì có quyền yêu cầu Chtịch Công ty, Giám đốc không được ký kết hợp đồng đó. Nếu hợp đồng đã được ký kết thì bị coi là vô hiệu, Chủ tịch Công ty, Giám đốc phải bồi thường thiệt hại cho Công ty và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Các trường hợp khác thực hiện theo Điều 86 Luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và quyết định của Chủ sở hữu Công ty (nếu có).

Điều 19. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc

1. Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật vnhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Chủ tịch Công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, kỷ luật Phó Giám đốc theo đề nghị của Giám đốc sau khi có ý kiến chấp thuận của Chsở hữu.

Slượng Phó Giám đốc không quá 03 người, Chủ tịch Công ty Quyết định cơ cu, slượng Phó Giám đốc theo quy mô và đặc điểm sản xuất, kinh doanh của Công ty trong quá trình hoạt động.

2. Kế toán trưng do Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc sau khi có sự chấp thuận của Chủ sở hữu; có tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc và phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.

3. Thời hạn bnhiệm hoặc ký hợp đồng với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng do Chủ tịch Công ty quyết định, nhưng không quá 05 (năm) năm. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng có thể được bnhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.

4. Bộ máy giúp việc gồm Văn phòng Công ty, các Chi nhánh tại các huyện có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc Chủ tịch Công ty, Giám đốc quản lý, điều hành Công ty, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ sở hữu.

a) Văn phòng Công ty có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

- Phòng Tổ chức Hành chính;

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật;

- Phòng Tài vụ (Kế toán);

* Tổ thi công xây lp công trình.

b) Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Công ty có thể thành lập các phòng, ban cho phù hợp với điều kiện thực tế kinh doanh của Công ty.

c) Cơ cu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc do Giám đốc quyết định sau khi được Chủ tịch Công ty chấp thuận.

Điều 20. Đơn vị phụ thuộc

1. Các đơn vị phụ thuộc gồm: 03 Chi nhánh đặt tại các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong.

a) Chi nhánh Thủy lợi Quỳ Hợp.

b) Chi nhánh Thủy lợi Quỳ Châu.

c) Chi nhánh Thủy lợi Quế Phong.

Các Chi nhánh có các Tổ giúp việc về Kế hoạch - Kỹ thuật, Hành chính - Tài vụ và các Cụm Thủy nông quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo địa giới hành chính cấp xã.

2. Tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ để Công ty quyết định thành lập mới hoặc chấm dứt hoạt động các đơn vị phụ thuộc như: chi nhánh, văn phòng đại diện, địa đim kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật. Các đơn vị phụ thuộc có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuc vào Công ty, có con du và tài khoản theo quy định của pháp luật, hoạt động theo sự phân cấp và ủy quyền của Công ty.

3. Các đơn vị phụ thuộc là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có vốn tài sản riêng. Toàn bộ vốn, tài sản của đơn vị hạch toán phụ thuộc được hạch toán kế toán tập trung tại Công ty và thuộc sở hữu của Công ty. Đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty được ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Công ty quy định trong Điều lệ hoặc quy chế của đơn vị hạch toán phụ thuc do Giám đốc xây dựng và trình Chủ tịch Công ty phê duyệt. Công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa vtài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

4. Nguyên tắc hoạt động của các đơn vị phụ thuộc

a) Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

- Chi nhánh chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch chung của Công ty trên cơ sở đảm bảo các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật được cấp trên có thẩm quyền ban hành và chủ động triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được Công ty phê duyệt.

- Chi nhánh được ký kết các hợp đng kinh tế sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ trong phạm vi ngành nghề và địa bàn theo sự phân cấp và ủy quyền của Công ty.

b) Trong lĩnh vực hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế;

Chi nhánh được Công ty cung cấp vốn và các nguồn lực cần thiết để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Chi nhánh có trách nhiệm bảo toàn phát trin nguồn vốn được giao.

Chi nhánh được phép huy đng các nguồn vốn khác để hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo nguyên tắc có hoàn trả và đúng chế đNhà nước quy định theo sự phân cấp và ủy quyền của Công ty.

c) Trong lĩnh vực đầu tư:

Tùy theo quy mô, tính chất của Công trình, dự án, Chi nhánh được Công ty y quyền thay mặt Công ty trực tiếp quản lý, thi công; Chi nhánh có trách nhim tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, chấp hành quy chế phân cấp, ủy quyền của Công ty.

d) Trong việc tổ chức lao động:

- Trình Công ty xem xét và quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị phụ thuộc theo phân cấp của Công ty.

- Việc tuyn chọn, sử dụng lao động và bổ nhiệm các chức danh cán bộ thực hiện theo phân cấp và quy chế tuyển dụng của Công ty.

đ) Nguyên tắc hoạt động của đơn vị phụ thuộc có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị đó và được Công ty quy định cụ thể trong Quy chế quản lý nội bộ của Công ty.

Điều 21. Ban kiểm soát nội bộ

1. Chủ tịch Công ty có thể thành lập Ban kiểm soát nội bộ.

2. Ban kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Công ty kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý, điều hành trong Công ty.

3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện, tiền lương, tiền thưng, các vấn đề khác có liên quan của Ban kiểm soát nội bộ theo quy định tại Quy chế hoạt động của Kiểm soát nội bộ do Chủ tịch Công ty ban hành.

Mục 3. NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA QUẢN LÝ CÔNG TY

Điều 22. Hình thức tham gia quản lý của người lao động

Người lao động tham gia quản lý Công ty thông qua các hình thức, tổ chức sau:

1. Hội nghị toàn thể hoặc Hội nghị đại biểu người lao động Công ty.

2. Tổ chức Công đoàn của Công ty.

3. Ban Thanh tra nhân dân.

4. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Nội dung tham gia quản lý Công ty của người lao động

1. Người lao động có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất với cấp có thẩm quyền các vấn đề sau:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế nội bộ Công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

b) Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trưc khi ký kết.

c) Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kim nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động.

d) Phương án tổ chức lại, chuyển đổi Công ty.

đ) Tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh quản lý, điều hành Công ty khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật.

e) Các vấn đề khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tập thể người lao động trong Công ty có quyền tham gia giám sát:

a) Việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động.

b) Việc thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của Công ty; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chế đchính sách đối với người lao động.

c) Việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp.

d) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm.

3. Hàng năm Công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp vi Ban chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn gii pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Chủ tịch Công ty đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy định, quy chế của Công ty và những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

4. Quan hệ giữa Công ty và người lao động thực hiện theo các quy định pháp luật v lao đng. Giám đốc lập kế hoạch đChủ tịch Công ty thông qua các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đi với người quản lý và người lao động trong Công ty cũng như mối quan hệ giữa Công ty với các tổ chức Công đoàn của người lao động.

Chương V

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Điều 24. Điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty

1. Vốn điều lệ quy định tại Điều 5 của Điều lệ này có thể tăng trong quá trình hoạt động. Chủ sở hữu Công ty phê duyệt vốn điều lệ cho Công ty căn c vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng thêm được xác định tối thiu cho 3 năm kể từ năm quyết định vốn điều lệ.

2. Việc điều chnh tăng vốn điều lệ của Công ty do Chủ sở hữu quyết định.

3. Quyền, trách nhiệm và nguồn bổ sung vốn điều lệ:

a) Công ty sử dụng nguồn Quỹ đầu tư phát triển để tự bổ sung vốn điều lệ phn còn thiếu sau khi được cp có thm quyền phê duyệt mức vốn điều lệ

b) Chủ sở hữu cấp vốn điều lệ phần còn thiếu cho Công ty do Chủ sở hữu quyết định tăng vốn điều lệ trong quá trình hoạt động sau khi Công ty b sung tcác nguồn quy định tại điểm a khoản này.

4. Thc hiện thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp.

Điều 25. Quản lý tài chính Công ty

Việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại Công ty thực hiện theo Quy chế tài chính, Quy chế quản lý sử dụng tài sản, Quy chế quản lý nợ phải thu, Quy chế quản lý nợ phải trả, Quy chế tiền lương và một số quy chế khác của Công ty do Chủ tịch Công ty ban hành phù hợp với quy định của Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015.

Chương VI

TỔ CHỨC LẠI, CHUYỂN ĐỔI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN CÔNG TY

Điều 26. Tổ chức lại Công ty

1. Việc tchc lại, hình thức tổ chức lại Công ty do chủ sở hữu quyết định. Công ty thực hiện tổ chức lại theo trình tự, thủ tục của pháp luật.

2. Khi được tổ chức lại, Công ty có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Chuyển đổi sở hữu Công ty

1. Chủ sở hữu Công ty quyết định việc chuyển đổi sở hữu Công ty.

2. Kế hoạch, trình tự, thủ tục chuyển đổi Công ty thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 28. Tạm ngừng kinh doanh

1. Chủ sở hữu Công ty quyết định việc tạm ngừng kinh doanh của Công ty theo đề nghị ca Chủ tịch công ty. Quyết định tạm ngừng kinh doanh của Chsở hữu Công ty phải được lập thành văn bản.

2. Công ty tạm ngừng kinh doanh trong các trường hợp sau:

a) Do yêu cầu của Chủ sở hữu.

b) Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu Công ty tạm ngừng kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện Công ty không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh

a) Khi Chủ sở hữu ra Quyết định tạm ngừng kinh doanh, Công ty có trách nhiệm thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Công ty có trách nhiệm báo cáo Chủ sở hữu để ra quyết định tạm ngừng kinh doanh

4. Thực hiện quy định tạm ngừng kinh doanh theo quy định tai Điều 200 Luật Doanh nghiệp

Điều 29. Giải thể Công ty

1. Công ty bị giải thể trong các trường hợp sau;

a) Theo quyết định của Chủ sở hữu.

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

c) Kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trlên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản.

d) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.

đ) Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết.

e) Theo quyết định của Tòa án.

2. Thực hiện các quy định giải thể theo quy định tại Điều 201, 202, 203, 204, 205, 206 Luật Doanh nghiệp.

Điều 30. Phá sản Công ty

Công ty nếu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản, thì thực hiện theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.

Chương VII

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG KHAI THÔNG TIN

Điều 31. Trách nhiệm báo cáo và thông tin

1. Giám đốc có trách nhiệm gửi Chủ tịch Công ty những tài liệu sau đây theo định kỳ hàng quý;

a) Báo cáo về tình hình kinh doanh của Công ty.

b) Báo cáo tài chính.

c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành Công ty và các báo cáo khác theo quy định.

2. Chtịch Công ty có quyền yêu cầu Giám đốc, các cán bộ quản lý của Công ty cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của Chủ tịch Công ty.

3. Giám đốc người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mt hồ sơ, tài liệu của Công ty.

4. Công b công khai thông tin doanh nghiệp: Trên cơ sở của Nghị định 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ v công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp ban hành các quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp mình, gm các nội dung chính (theo Điều 10 của Nghị định 81/2015/NĐ-CP) và Thông tư 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.

Điều 32. Báo cáo và thông tin cho Chủ sở hữu

1. Chủ tịch Công ty lập và gửi Chủ sở hữu công ty những tài liệu sau đây:

a) Báo cáo về tình hình kinh doanh và tài chính của Công ty.

b) Báo cáo về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch công ty, của từng thành viên trong bộ máy giúp việc của Công ty về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền hoặc ghi tại quyết định bổ nhiệm (nếu có).

c) Các tài liệu khác theo quy định của Điều lệ này và của pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

2. Kiểm soát viên trình Chủ sở hữu Công ty:

a) Báo cáo kết quả kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch công ty, Giám đc trong tổ chức thực hiện quyền Chủ sở hữu, trong quản lý điu hành công việc kinh doanh của Công ty.

b) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh.

c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý và các tài liệu khác theo quy định của Điều lệ này và pháp luật về chế độ báo cáo, thông tin của công ty trách nhim hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

3. Các báo cáo định kỳ được lập và trình hàng quý. Báo cáo đột xuất được lập và gửi theo yêu cầu của Chủ sở hữu công ty trong từng trường hợp.

Điều 33. Công khai thông tin

1. Người đại diện theo pháp luật của Công ty quyết định và chịu trách nhiệm việc công khai thông tin ra bên ngoài của Công ty. Bộ phận lưu giữ hồ sơ tài liệu của Công ty chỉ được cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được đại diện theo pháp luật của Công ty ủy quyền.

2. Biểu mẫu, nội dung và nơi gửi thông tin thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan.

3. Trường hợp có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan qun lý nhà nước có thm quyền, người đại diện theo pháp luật của Công ty là người chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.

4. Việc công bố công khai thông tin của Công ty thực hiện theo quy định do Công ty ban hành phù hợp với quy định của Nghị định 81/2015/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan.

Chương VIII

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC

Điều 34. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty

Chủ sở hữu Công ty quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty. Chủ tịch Công ty có quyền kiến nghị Chủ sở hữu Công ty sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.

Điều 35. Quản lý con dấu của Công ty

1. Chủ tịch Công ty quyết định thông qua con dấu chính thức của Công ty. Con du được khc theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Công ty, Giám đốc quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện các quy định về con dấu tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp và Điều 12,13,14,15 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ vquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Điều 36. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ

1. Việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong Công ty trước hết phải được thực hiện theo phương thức thương lượng, hòa giải.

2. Trường hợp giải quyết tranh chấp nội bộ theo phương thức thương lượng, hòa gii không đạt được kết quả thì bt kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. Hiệu lực và phạm vi thi hành

1. Điu lệ này gồm: 9 chương, 37 điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Chủ sở hữu Công ty phê duyệt.

2. Chủ sở hữu, Công ty, các đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Điều lệ này.

3. Các quy chế nội bộ của Công ty Phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung của Điều lệ Công ty.

4. Trong trường hợp những quy định của pháp luật có liên quan đến hot động của Công ty chưa được quy định tại Điều lệ hoặc trong trường hợp các quy định của pháp luật hiện hành thay đổi dn đến mâu thun với những quy đnh tại Điều lệ này thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 5093/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 về Điều lệ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.553

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.236.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!