UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 501/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 15 tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 445/QĐ-TTG NGÀY
21/3/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM, HOÀN THIỆN, NHÂN RỘNG
MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2016 –
2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày
21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Thí điểm, hoàn thiện,
nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
2016 – 2020”;
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 01
tháng 4 năm 2016 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế
tập thể;
Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10
tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
đối với hợp tác xã nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 3951/QĐ-BNN-KTHT ngày 27
tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt
Kế hoạch triển khai, thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm
2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô
hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”;
Căn cứ Quyết định số 1415/QĐ-UBND ngày 29
tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành
Chương trình hành động thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình
hợp tác xã kiểu mới vùng đồng bằng sông Cửu Long” tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn
2016 – 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 16/TTr-SNN&PTNT ngày 22 tháng 02 năm
2017 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21
tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm, hoàn thiện,
nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh
Vĩnh Long giai đoạn 2016 – 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện
Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại
vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
trong lĩnh vực nông nghiệp (gọi tắt là Kế hoạch).
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế
hoạch.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch
Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan; Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định có hiệu lực kể từ
ngày ký ban hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 445/QĐ-TTG NGÀY 21/3/2016 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN“THÍ ĐIỂM, HOÀN THIỆN, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH HỢP
TÁC XÃ KIỂU MỚI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020” TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH LONG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-UBND, ngày 15/3/2017 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
Phần I
ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG HỢP TÁC XÃ (HTX) NÔNG NGHIỆP
1. Tình hình chung
- Toàn tỉnh hiện có 33 HTX
nông nghiệp và 01 Liên hiệp HTX thuỷ sản, trong đó: 20 HTX thuộc lĩnh vực trồng
trọt (06 HTX rau màu, 06 HTX trái cây và cây giống, 6 HTX sản xuất lúa - lúa giống,
02 HTX khoai lang); 05 HTX thuỷ sản; 07 HTX dịch vụ - tổng hợp; 01 HTX chăn
nuôi heo.
- Doanh thu bình quân của 01
HTX hoạt động là 2.835 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân của 01 HTX đạt khoảng
183 triệu đồng/năm.
- Số lượng thành viên tham
gia vào HTX nông nghiệp là 648 thành viên.
- Thu nhập bình quân của
thành viên khoảng 02 triệu đồng/tháng.
- Thu nhập bình quân của lao
động làm việc thường xuyên trong HTX khoảng 03 triệu đồng/tháng.
- Kết quả thực hiện chuyển đổi
theo Luật HTX năm 2012
+ Có 31/33 HTX chuyển đổi và
hoạt động theo Luật HTX năm 2012, chiếm 94 .
+ Có 02 HTX không đăng ký
chuyển đổi do ngưng hoạt động, chiếm 6 .
2. Kết quả thực hiện các
chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX
a) Chính sách đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực:
Trong 05 năm qua
(2011-2015), tỉnh đã tổ chức 64 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
về kinh tế tập thể, nghiệp vụ quản lý, đào tạo nghề.... cho trên 4.094 lượt cán
bộ chủ chốt từ huyện, thành phố đến cơ sở ấp, khóm, thành viên Hội đồng quản trị,
ban kiểm soát, thành viên trong HTX và tổ trưởng các THT sản xuất.
b) Chính sách đất đai:
Hiện nay, trên lĩnh vực nông
nghiệp chưa có HTX nào trên địa bàn tỉnh được hưởng thụ từ chính sách này.
Nguyên nhân chủ yếu do địa phương không còn quỹ đất công để thực hiện giao đất
không thu tiền sử dụng đất cho những HTX có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định
tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính
sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX. Hiện nay chỉ có 05/33 HTX được UBND
xã cho mượn đất để làm trụ sở giao dịch, điểm tiếp nhận hàng nông sản và sơ chế
đóng gói của HTX cho thành viên, số còn lại là đi thuê mướn hoặc mượn nhà dân.
c) Chính sách tài chính, tín
dụng:
Nhìn chung vốn điều lệ của
các HTX thấp, việc huy động vốn nội bộ gặp nhiều khó khăn do các thành viên
chưa tìm thấy lợi ích thiết thực của mình. Cùng với việc nguồn vốn nội bộ hạn
chế, HTX cũng rất khó tiếp cận các nguồn vốn khác bên ngoài. HTX thường bị thiếu
thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng, không hiểu rõ quy trình, thủ tục,
không xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh khả thi để huy động vốn.
Ngoài ra, các HTX chưa tạo được uy tín cao đối với các tổ chức tín dụng nên việc
vay vốn thường gặp nhiều trở ngại hơn so với các doanh nghiệp. Nguyên nhân
chính xuất phát từ vấn đề HTX không có tài sản thế chấp; trình độ quản lý và
chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ HTX còn thấp, chưa nhạy bén việc nắm bắt
nhu cầu thị trường, do vậy phương án sản xuất, kinh doanh của HTX đa phần chưa
đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức tín dụng.
d) Chính sách hỗ trợ ứng dụng
khoa học, công nghệ, xúc tiến thương mại, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và các chính sách khuyến nông, khuyến ngư:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Hàng năm, thông qua nguồn
kinh phí từ các chương trình khuyến nông, chương trình nông nghiệp – nông dân –
nông thôn, chương trình xúc tiến thương mại, chương trình đào tạo nghề nông
thôn, vốn sự nghiệp khoa học, công nghệ... Ngành nông nghiệp tỉnh đã tiến hành
triển khai nhiều dự án hỗ trợ cho các HTX để chuyển đổi giống cây trồng - vật
nuôi, trang thiết bị bảo quản - chế biến nông sản, ứng dụng quy trình sản xuất
theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá,
xây dựng quảng bá thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần
thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của các HTX: HTX rau an toàn Phước Hậu,
HTX thuỷ sản Tân Phát, HTX bưởi năm roi Mỹ Hoà, HTX rau củ quả Tân Bình, HTX xà
lách xoong Thuận An...
Mặt khác, thông qua dự án
“Cánh đồng mẫu lớn” ngành Nông nghiệp của tỉnh đã hỗ trợ cho các HTX một phần
kinh phí mua máy gặt đập liên hợp, máy làm đất, máy bơm, máy phun thuốc, dụng cụ
sạ hàng, làm đê bao khép kín, chủ động bơm tưới, đảm bảo lịch thời vụ; chuyển
giao ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng
cao thu nhập cho các hộ thành viên HTX... Cụ thể trong giai đoạn 2011 - 2013 dự
án đã hỗ trợ 30 kinh phí không thu hồi cho HTX, THT mua sắm trang thiết bị máy
móc phục vụ sản xuất như sau: 1.153 máy phun thuốc, 101 máy bơm nước, 31 máy gặt
đập liên hợp, 35 máy xới, 32 máy cày... Đồng thời, ngành nông nghiệp đã đầu tư
kinh phí trên 81 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng đồng ruộng
cho 07 cánh đồng mẫu lớn của các xã: Mỹ Lộc, Tân An Luông, Tân Long, Mỹ Thuận,
Đông Thạnh, Xuân Hiệp, Long An.
- Sở Công thương: Tổ chức
nhiều cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá với các doanh
nghiệp những nông sản hàng hoá của HTX sản xuất ra, từ đó nhiều HTX đã ký kết
được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
như: HTX bưởi 5 roi Mỹ Hoà, HTX rau an toàn Phước Hậu, HTX rau củ quả Tân Quới,
HTX chôm chôm Bình Hoà Phước,...
- Sở Khoa học và Công nghệ:
Hỗ trợ các HTX ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị,
chất lượng nông sản hàng hoá như cải thiện chất lượng cây, con giống; xây dựng
quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; xây dựng nhãn hiệu hàng
hoá để từng bước tạo thương hiệu cho HTX nông nghiệp. Cụ thể như HTX chôm chôm
Java Tân Khánh, HTX chôm chôm Bình Hoà Phước, HTXNN Hồi Tường,...
đ) Một số chính sách khác:
- Chính sách hỗ trợ, khuyến
khích thành lập mới HTX: Tỉnh đã triển khai chính sách hỗ trợ cho HTX mới thành
lập là 24 triệu đồng, trong đó 8 triệu đồng cho công tác tuyên truyền vận động
cho đến khi được cấp giấy đăng kí kinh doanh, 16 triệu đồng hỗ trợ trang thiết
bị ban đầu cho HTX hoạt động (máy vi tính, bàn, ghế làm việc).
- Hỗ trợ về thuế: Ngành Thuế
triển khai thực hiện tốt chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong
thời gian 02 năm đầu đối với HTX mới thành lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Đánh giá kết quả đổi mới,
phát triển các HTX thời gian qua:
Nhiều HTX được thành lập và
phát triển phù hợp với nhu cầu hợp tác sản xuất, kinh doanh của người dân ở địa
phương.
Hiệu quả hoạt động của các
HTX ngày càng tăng về doanh thu và lợi nhuận, mang lại lợi ích thiết thực cho
thành viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động, góp phần
cùng chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, các công trình
phúc lợi và tham gia thực hiện các chính sách đảm bảo an ninh xã hội..., việc
liên doanh liên kết giữa các HTX với nhau và với các thành phần kinh tế khác bước
đầu có sự phát triển. Thu nhập bình quân của thành viên khoảng 02 triệu đồng/tháng,
của lao động làm việc thường xuyên trong HTX khoảng 03 triệu đồng/tháng; có
14/33 HTX nông nghiệp thực hiện tốt hợp đồng liên doanh, liên kết trong sản xuất
kinh doanh giữa các HTX cùng ngành nghề, với các công ty, doanh nghiệp để sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân chia thị trường, thống nhất về giá nguyên liệu
đầu vào và đầu ra sản phẩm.
Thời gian qua, HTX trên lĩnh
vực nông nghiệp đã được tập trung củng cố để nâng cao chất lượng hoạt động,
nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho thành viên. Một số HTX mạnh dạn đầu tư
vốn, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, hoạt động
sản xuất gắn kết với thương mại dịch vụ. Một số HTX đã tham gia vào các chương
trình khuyến nông, đầu tư sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,
đăng ký thương hiệu sản phẩm, từ đó HTX hoạt động tiếp tục ổn định và phát triển,
thu nhập, đời sống thành viên và lao động ổn định, nâng lên.
Tuy nhiên, HTX trong lĩnh vực
nông nghiệp vẫn còn nhiều mặt hạn chế như:
Một là, đa số HTX có quy mô
sản xuất nh , tổ chức bộ máy chưa đầy đủ (không có kế toán, thủ quỹ). Một số
HTX chỉ thực hiện khâu dịch vụ phục vụ sản xuất cho thành viên nên HTX không có
doanh thu và nguồn thu để trả lương cho Hội đồng quản trị.
Hai là, trình độ quản lý,
năng lực điều hành của Hội đồng quản trị chưa đáp ứng nhu cầu, chưa có khả năng
mở rộng sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trong cơ chế thị trường, hội nhập
kinh tế quốc tế.
Ba là, phần lớn các HTX đều
thiếu vốn hoạt động nên khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế.
Thành viên góp vốn điều lệ thấp; chưa tổ chức hạch toán, quyết toán tài chính
theo quy định.
Bốn là, nhiều HTX nông nghiệp
chưa xây dựng và phát triển được các hình thức liên kết gắn sản xuất với chế biến
và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế.
4. Tình hình phát triển
liên kết sản xuất trong nông nghiệp
Có 14 HTX nông nghiệp thực
hiện tốt hợp đồng liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các HTX
cùng ngành nghề, với các công ty, doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
phân chia thị trường, thống nhất về giá nguyên liệu đầu vào và đầu ra sản phẩm,
qua đó hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên, hoạt động của HTX hiệu quả
hơn.
Phần
II
KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM HOÀN THIỆN, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020” TẠI TỈNH VĨNH LONG TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU CHUNG
- Xây dựng các mô hình HTX
hoạt động hiệu quả, gắn sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản. Phấn
đấu đến cuối năm 2020 xây dựng hoàn thiện 10 HTX kiểu mới hoạt động trong 3
lĩnh vực: lúa gạo, trái cây, thuỷ sản;
- Tập trung phát triển các
loại hình HTX trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với tái cơ cấu Ngành nông nghiệp
và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người nông dân trong tỉnh.
II. YÊU CẦU:
- Tập trung củng cố và phát
triển các HTX hiện có; vận động thành lập mới các HTX kiểu mới về lĩnh vực dịch
vụ, sản xuất nông nghiệp nhất là lúa gạo, trái cây và thuỷ sản;
- Đẩy mạnh, mở rộng HTX liên
kết theo chuỗi giá trị, gắn kết với doanh nghiệp cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu
ra nông sản;
- Phát triển nâng chất HTX,
mở rộng quy mô hoạt động, liên kết thành liên hiệp HTX có quy mô hoạt động cấp
tỉnh;
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, quảng bá các mô hình kinh tế hợp tác, HTX hoạt động có hiệu quả.
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
1. Năm 2016:
Quý IV năm 2016 triển khai
các công việc chuẩn bị liên quan đến Kế hoạch:
- Thành lập Ban chỉ đạo cấp
tỉnh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, thành phần: Phó Chủ tịch
UBND tỉnh là trưởng ban; phó Ban là Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; thành viên là lãnh đạo
các cơ quan, ban, ngành của tỉnh (Sở Tài chính, Sở Công thương, Hội Nông dân tỉnh,
Sở Khoa học và Công nghệ, Quỹ đầu tư phát triển…), lãnh đạo Chi cục Phát triển
nông thôn và lãnh đạo UBND các huyện có hợp tác xã lựa chọn tham gia xây dựng
mô hình thí điểm.
- Rà soát, lựa chọn hợp tác
xã tham gia xây dựng mô hình thí điểm theo tiêu chí lựa chọn của Bộ Nông nghiệp
và PTNT (thống nhất với UBND huyện danh sách HTX lựa chọn, gửi mẫu đơn cho HTX
đăng ký). Chỉ đạo các HTX đã lựa chọn xây dựng phương án SXKD và đăng ký nhu cầu
hỗ trợ.
- Tổng hợp, chốt danh sách lựa
chọn HTX tham gia xây dựng mô hình thí điểm gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT;
2. Từ năm 2017 đến năm
2018: Xây dựng, củng cố và phát triển các hợp tác xã thí điểm
- Xây dựng Kế hoạch triển
khai thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ
trên địa bàn tỉnh;
- Phân công nhiệm vụ Sở,
ngành thực hiện Kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch truyền
thông các HTX nông nghiệp thực hiện thí điểm.
- Tổng hợp kinh phí theo Kế
hoạch UBND tỉnh phê duyệt gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Hướng dẫn các HTX điều chỉnh
phương án sản xuất kinh doanh theo Kế hoạch tỉnh phê duyệt trình Đại hội thành
viên thông qua;
- Triển khai các nội dung hỗ
trợ, hướng dẫn HTX thực hiện xây dựng mô hình theo Kế hoạch của tỉnh để hỗ trợ
các hợp tác xã thí điểm;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp gắn
kết với các hợp tác xã trong xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị;
- Chỉ đạo và thực hiện việc
thành lập mới các HTX;
- Triển khai thực hiện các nội
dung hỗ trợ hợp tác xã thí điểm theo kế hoạch vốn năm 2017 – 2018;
- Kiểm tra, giám sát đối với
các mô hình hợp tác xã thí điểm.
- Tổ chức sơ kết, rút kinh
nghiệm việc thí điểm hoàn thiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp đã được xây dựng.
3. Từ năm 2019 đến năm
2020: Hoàn thiện mô hình thí điểm hợp tác xã nông nghiệp; mở rộng và phát triển
quy mô hợp tác xã
- Hoàn thiện mô hình thí điểm
hợp tác xã nông nghiệp trong từng lĩnh vực và đảm bảo hoàn thành các tiêu chí
đã cam kết.
- Chỉ đạo và thực hiện việc
phát triển mở rộng quy mô hợp tác xã phù hợp nhu cầu sản xuất và nguyện vọng của
các hợp tác xã.
- Tổng kết, đánh giá, rút
kinh nghiệm việc thí điểm hoàn thiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong cả 03
lĩnh vực lúa gạo, trái cây, thuỷ sản.
IV. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
1. Nâng cao năng lực quản
lý điều hành và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trên 3 lĩnh
vực: lúa gạo, trái cây và thuỷ sản
- Đào tạo tập huấn nâng cao
các kỹ năng quản lý, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng dự án, kế hoạch và
các kỹ năng mềm cho cán bộ, thành viên HTX;
- Bồi dưỡng, tập huấn theo
chuyên đề từng năm và từng thời điểm. Lồng ghép phù hợp các chương trình dự án
hiện có của địa phương và ngân sách Trung ương để thực hiện các lớp bồi dưỡng,
tập huấn theo chuyên đề về kỹ thuật sản xuất, kỹ năng quản lý cho cán bộ, thành
viên HTX;
- Đào tạo Giám đốc điều
hành, Trưởng ban kiểm soát (kiểm soát viên), Kế toán HTX;
- Gắn kết các chương trình
khuyến nông, đào tạo nghề, đào tạo lao động nông thôn theo mô hình thực hành
nông nghiệp tốt (GAP) cho cán bộ kỹ thuật và thành viên HTX;
- Bổ sung, phát triển nguồn
nhân lực cho HTX theo hướng tăng cường cán bộ ngành nông nghiệp có trình độ
chuyên môn phù hợp (ưu tiên cán bộ khuyến nông) đến hỗ trợ kỹ thuật tại HTX thí
điểm;
- Tổ chức hội thảo trao đổi
kinh nghiệm thực tiễn về quản lý, sản xuất, kinh doanh;
- Giao lưu học tập kinh nghiệm
các mô hình hiệu quả trong và ngoài tỉnh;
2. Tập trung xây dựng và
phát triển các mô hình hợp tác xã nông nghiệp mở rộng liên kết theo chuỗi giá
trị nông sản gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng
kinh tế
- Xây dựng các mô hình HTX
nông nghiệp liên kết bền vững trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo hài
hoà lợi ích chính đáng của các thành viên tham gia trong mô hình liên kết. Chú
trọng vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào mô hình liên kết đa dạng, đảm bảo chuỗi giá
trị hàng hoá từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm;
- Tập trung xây dựng các mô
hình HTX liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị trên các lĩnh vực: lúa gạo,
trái cây và thuỷ sản;
- Hỗ trợ, tư vấn cho các HTX
xây dựng phương án sản xuất kinh doanh dài hạn một cách hiệu quả và khả thi nhằm
tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực (đặc biệt là vốn kinh doanh) và thúc đẩy
liên kết tiêu thụ sản phẩm;
- Hỗ trợ xây dựng các mô
hình khuyến nông gắn với mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và các hợp
tác xã;
- Hỗ trợ các HTX quảng bá
thương hiệu, nhãn mác sản phẩm thực hành nông nghiệp tốt đáp ứng yêu cầu sản phẩm
sạch, an toàn và nhu cầu thị trường tiêu thụ;
- Phối hợp chặt chẽ với các
cấp chính quyền địa phương trong mời gọi và tạo điều kiện để các doanh nghiệp
có tiềm năng cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất, đặc biệt là thực hiện
ký hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị với các hợp tác xã tiêu thụ nông sản
cho nông dân;
- Hỗ trợ về cơ chế, chính
sách, thông tin thị trường cho các doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ sản
phẩm nông sản cho nông dân;
- Kết nối các doanh nghiệp
và hợp tác xã trong truyền thông quảng bá các chương trình phát triển hợp tác
xã.
3. Hỗ trợ kết cấu hạ tầng
phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp cho các hợp tác xã
Ngân sách Trung ương hỗ trợ
đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng cho các HTX thí điểm theo Quyết định số
2261/QĐ-TTg, Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT và nhu cầu hoạt động sản xuất kinh
doanh của các hợp tác xã trong các lĩnh vực lúa gạo, trái cây và thuỷ sản.
Đảm bảo trong giai đoạn 2016-2020
mỗi hợp tác xã tham gia thí điểm sẽ được hỗ trợ đầu tư các loại công trình hạ tầng
cần thiết phục vụ cho việc phát triển sản xuất và kinh doanh, bao gồm:
- Trụ sở làm việc;
- Sân phơi, nhà kho, cửa
hàng vật tư nông nghiệp;
- Xưởng sơ chế, chế biến;
- Công trình điện, nước sinh
hoạt,chợ;
- Công trình thuỷ lợi, giao
thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt;
- Công trình kết cấu hạ tầng
vùng nuôi trồng thuỷ sản.
4. Lồng ghép triển khai Đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới với việc tăng cường tổ chức lại sản xuất và liên kết tiêu thụ nông sản
- Khuyến khích nông dân góp
vốn hình thành HTX để ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển các mô hình sản xuất
thích hợp với quy mô lớn cho từng vùng theo hướng ổn định lâu dài, từng bước hướng
tới một nền nông nghiệp hiện đại có mối liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực khác
như công nghiệp, dịch vụ và liên kết giữa các lĩnh vực nông nghiệp trong một
vùng;
- Phát triển chuỗi ngành
hàng nông sản lấy thị trường làm trọng tâm: phát huy lợi thế cạnh tranh; tổ chức
sản xuất gắn với chế biến, thị trường tiêu thụ; sản xuất gắn liền với xây dựng
thương hiệu và quan tâm duy trì sự bền vững của môi trường, khắc phục nguy cơ
biến đổi khí hậu;
- Hỗ trợ vốn cho các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (nhất là dịch vụ nông nghiệp) tập trung
vào các khâu: đầu tư trang thiết bị hiện đại, xây dựng vùng nguyên liệu, khép
kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...
- Tăng cường huy động các
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”, “Dân làm Nhà nước hỗ trợ”. Tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhất là giao thông, thuỷ lợi, điện, chợ, nước
sạch;
- Phát triển sản xuất, nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thực hiện
sản xuất theo qui hoạch hình thành vùng sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh
tranh, tổ chức sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ, tăng nhanh thu nhập cho
người nông dân, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Cơ cấu nguồn vốn
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ
theo Công văn số 10474/BNN-KTHT, ngày 12/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc bố trí vốn hỗ trợ hợp tác xã và liên kết trong Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Ngân sách địa phương hỗ trợ
theo cơ chế, chính sách quy định của địa phương đối với hợp tác xã tham gia xây
dựng mô hình thí điểm.
- Vốn tín dụng từ các ngân
hàng thương mại theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ.
- Tranh thủ huy động các nguồn
vốn hợp pháp khác: Vốn tài trợ từ doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước...
- Vốn đối ứng của các hợp
tác xã theo quy định để thực hiện theo Kế hoạch hỗ trợ được phê duyệt.
2. Dự kiến địa điểm đầu
tư xây dựng mô hình thí điểm
Qua kết quả khảo sát thực tế
đồng thời căn cứ 8 tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỉnh dự kiến chọn 13
HTX và 4 tổ hợp tác (THT) tham gia mô hình thí điểm gồm:
a) Về Hợp tác xã nông nghiệp:
- HTXNN Vinh Phát – huyện
Vũng Liêm;
- HTXNN Tân An Luông – huyện
Vũng Liêm;
- HTXNN Tân Mỹ - huyện Trà
Ôn;
- HTXNN Hồi Tường – huyện
Trà Ôn;
- HTXDVNN Xuân Hiệp – huyện
Trà Ôn;
- HTX Chôm chôm Tân Khánh –
huyện Trà Ôn;
- HTXDVNN Tín Thành – huyện
Tam Bình;
- HTXNN Tân Tiến – huyện Tam
Bình;
- HTX Cam sành Khánh Nhân –
huyện Tam Bình;
- HTX Bưởi 5 Roi Mỹ Hoà – thị
xã Bình Minh;
- HTX Chôm chôm Bình Hoà Phước
– huyện Long Hồ;
- HTX thuỷ sản Tân Phát –
huyện Mang Thít;
- HTX thuỷ sản Vĩnh An – huyện
Mang Thít;
b) Về THT dự kiến thành lập
HTX
- THT Thanh Long An Phước –
huyện Mang Thít;
- THT sản xuất lúa Hậu Thành
– huyện Long Hồ;
- THT sản xuất xoài Xiêm núm
Quới An – huyện Vũng Liêm;
- THT sản xuất cam sành Hiếu
Nghĩa – huyện Vũng Liêm;
3. Tổng kinh phí giai đoạn
2017-2020: 19.295.000.000 đồng
(Mười chín tỷ hai trăm chín
mươi lăm triệu đồng) Trong đó:
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực hợp tác xã giai đoạn 2017-2020: 1.0455.000.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ thành lập
mới HTX, Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, Công tác xúc tiến thương mại,
Công tác truyền thông giai đoạn 2017-2020: 1.850.000.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ mô hình
liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giai đoạn 2017- 2020: 6.000.000.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ kết cấu hạ
tầng cho HTX giai đoạn 2017-2020: 10.400.000.000 đồng.
(Chi tiết theo phụ lục số
04)
4. Kinh phí thực hiện năm
2017: 4.020.000.000 đồng
(Bốn tỷ không trăm hai mươi
triệu đồng) Trong đó:
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực hợp tác xã: 270.000.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ thành lập
mới HTX; Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; Công tác xúc tiến thương mại;
Công tác truyền thông: 670.000.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ mô hình
liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản: 1.000.000.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ kết cấu hạ
tầng cho HTX: 2.000.000.000 đồng.
(Chi tiết theo phụ lục số
07)
4.1. Dự kiến địa điểm đầu
tư:
- HTXNN Tân An Luông – huyện
Vũng Liêm;
- HTXNN Vinh Phát – huyện
Vũng Liêm;
- HTXDVNN Tín Thành – huyện
Tam Bình;
- HTX Cam sành Khánh Nhân –
huyện Tam Bình;
- HTX Bưởi 5 Roi Mỹ Hoà – thị
xã Bình Minh;
- HTX Chôm chôm Bình Hoà Phước
– huyện Long Hồ;
- HTX thuỷ sản Tân Phát –
huyện Mang Thít;
- HTXNN Hồi Tường – huyện
Trà Ôn.
4.2 Dự kiến kinh phí phân
bổ:
a) Mô hình liên kết sản xuất
và tiêu thụ lúa gạo: 1.000.000.000 đồng; Trong đó:
- HTXNN Hồi Tường – huyện
Trà Ôn: 250.000.000 đồng;
- HTXNN Tân An Luông – huyện
Vũng Liêm: 250.000.000 đồng;
- HTXNN Vinh Phát – huyện
Vũng Liêm: 250.000.000 đồng;
- HTXDVNN Tín Thành – huyện
Tam Bình: 250.000.000 đồng;
b) Hỗ trợ kết cấu hạ tầng
cho HTX: 2.000.000.000 đồng; Trong đó:
- HTXNN Tân An Luông – huyện
Vũng Liêm: 400.000.000 đồng;
- HTXDVNN Tín Thành – huyện
Tam Bình: 100.000.000 đồng;
- HTX Cam sành Khánh Nhân –
huyện Tam Bình: 600.000.000 đồng;
- HTX Bưởi 5 Roi Mỹ Hoà – thị
xã Bình Minh: 500.000.000 đồng;
- HTX Chôm chôm Bình Hoà Phước
– huyện Long Hồ: 200.000.000 đồng;
- HTX thuỷ sản Tân Phát –
huyện Mang Thít: 200.000.000 đồng.
(Chi tiết theo phụ lục số
05)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập
Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và UBND các huyện, thị xã xây dựng và thực
hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ tại địa bàn các huyện, thị có HTX được chọn làm mô hình thí điểm;
- Tổng hợp các nguồn lực hỗ
trợ từ ngân sách và các nguồn lực hợp pháp khác để triển khai thực hiện Kế hoạch;
thống nhất với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương đồng thời phối hợp với
Sở Tài chính để hướng dẫn về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện mô
hình thí điểm HTX;
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các địa phương để thẩm định, thống
nhất lựa chọn các hợp tác xã tham gia xây dựng mô hình thí điểm theo tiêu chí lựa
chọn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã tỉnh kiểm tra, giám sát,
đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch và định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
- Xây dựng và hoàn thiện các
chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và cán bộ hợp tác xã;
- Tham mưu củng cố, kiện
toàn tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp ở các
cấp;
- Xây dựng chương trình, kế
hoạch đẩy mạnh công tác truyền thông theo hướng xã hội hoá;
- Định kỳ 6 tháng (trước
ngày 30 tháng 6), năm (trước ngày 31 tháng 12) tổng hợp kết quả thực hiện báo
cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Giao Chi cục Phát triển
nông thôn là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu, theo dõi và đôn đốc thực hiện
Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các sở, ngành liên quan
triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- Làm đầu mối theo dõi, phối
hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, tổ chức thực hiện các nội dung của
Kế hoạch; giám sát việc triển khai thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng mô hình;
- Phối hợp với Sở Tài chính
bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương thực
hiện Kế hoạch; hàng năm chủ trì xây dựng Kế hoạch tổng thể, phối hợp với Sở Tài
chính thực hiện kiểm tra, giám sát kinh phí thực hiện Kế hoạch; phối hợp với
các sở, ngành có liên quan nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX và các địa phương thẩm định các Chương
trình hỗ trợ HTX tham gia xây dựng mô hình thí điểm.
3. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn triển khai Kế hoạch, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trong
quá trình thực hiện;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trong việc lựa chọn và phân công trách nhiệm chỉ đạo hướng
dẫn các hợp tác xã xây dựng mô hình thí điểm;
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch của các địa phương. Phát hiện, tổng hợp các vấn đề vướng
mắc, kiến nghị của các HTX trong quá trình thực hiện.
- Tham gia thực hiện tuyên
truyền, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, đôn đốc thực hiện đối với HTX thí
điểm là thành viên của Liên minh.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương và địa
phương thực hiện Kế hoạch;
- Ban hành các văn bản hướng
dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện thí điểm;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư kiểm tra, giám sát kinh phí thực hiện Kế hoạch.
5. Quỹ đầu tư phát triển
tỉnh Vĩnh Long
Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, thẩm định giải ngân dự án hỗ
trợ vốn tính dụng ưu đãi cho các HTX tham gia mô hình thí điểm.
6. Sở Công thương
- Tổ chức các hoạt động xúc
tiến thương mại cho các HTX tham gia xây dựng mô hình thí điểm tiếp cận với
doanh nghiệp và thị trường để đảm bảo mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của
HTX;
- Kêu gọi các doanh nghiệp đảm
bảo vật tư, nguyên liệu đầu vào và bao tiêu nông sản đầu ra cho các HTX tham
gia xây dựng mô hình thí điểm;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thông báo thị trường giá cả thường xuyên, kịp thời đến
các HTX tham gia xây dựng mô hình thí điểm.
7. Sở Khoa học và Công
nghệ
Nghiên cứu, các sản phẩm chủ
lực cho giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ hiệu quả trong việc nâng cao năng suất,
chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hoá của tỉnh thông qua
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; dự án nâng cao năng suất chất
lượng sản phẩm, hàng hoá; Chương trình hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tăng cường hoạt động ứng dụng
và phát triển công nghệ tiên tiến để xây dựng, phát triển và nhân rộng mô hình
HTX kiểu mới.
8. Hội Nông dân tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn vận động, đôn đốc nông dân các địa phương tự nguyện
tham gia các HTX xây dựng mô hình thí điểm;
- Thường xuyên theo dõi,
phát hiện, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc kiến nghị của nông dân các địa
phương trong quá trình thực hiện Kế hoạch phản ánh với UBND tỉnh để có biện
pháp tháo gỡ kịp thời.
9. UBND các huyện, thị xã
có HTX tham gia mô hình thí điểm
- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh
xây dựng Kế hoạch cụ thể và quyết định số lượng HTX tham gia mô hình thí điểm;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX triển khai kế hoạch hỗ trợ kinh phí thực
hiện mô hình thí điểm; giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hỗ trợ của Nhà nước
đối với mô hình thí điểm, nhân rộng mô hình thí điểm.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp chặt
chẽ với Chi cục Phát triển nông thôn xây dựng hoàn thiện mô hình HTX kiểu mới tại
địa phương;
- Bố trí cán bộ có trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm quản lý kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp tại
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế
hoạch nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền
địa phương đối với các HTX tham gia mô hình trên địa bàn;
- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về mô hình và nội dung xây dựng hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên
quan thực hiện các Chương trình, Dự án lồng ghép của Trung ương và địa phương để
hỗ trợ các hợp tác xã tham gia xây dựng mô hình thí điểm; hướng dẫn, tạo điều
kiện cho các hợp tác xã xây dựng mô hình tham gia chương trình xúc tiến thương
mại tại địa phương để đảm bảo mở rộng thị trường tiêu thụ của các hợp tác xã.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện Kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tổng hợp trình UBND tỉnh.
10. Các cơ quan, đơn vị
có liên quan
Các sở, ngành liên quan, các
đoàn thể xã hội và tổ chức hội, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã và
các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch tham gia phát triển các mô
hình thí điểm HTX; vận động, tuyên truyền hộ nông dân sản xuất lúa gạo, trái
cây, thuỷ sản tham gia HTX, theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn và gắn kết
chuỗi giá trị nông sản./.