UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4464/2002/QĐ-UB
|
Việt
Trì, ngày 18 tháng 12 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI,
MIỄN NHIỆM CÁC CHỨC DANH CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ
chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định
số 1333/2001/QĐ-UB ngày 17/5/2001 của UBND tỉnh Phân cấp quản lý tổ chức và cán
bộ công chức;
Theo đề nghị
Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tại Tờ trình số: 493/TTr-TCCQ ngày
27/11/2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo quyết định này Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại có thời hạn, miễn nhiệm các
chức danh cán bộ quản lý các doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền, Thủ trưởng
các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ Quyết định thực
hiện.
|
KT.
CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHÚ THỌ
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Quang Tường
|
QUY CHẾ
BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI CÓ THỜI HẠN, MIỄN NHIỆM
CÁC CHỨC DANH CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4464/QĐ-UB ngày 18/12/2002 của UBND tỉnh
Phú Thọ).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Việc bổ
nhiệm, bổ nhiệm có thời hạn, miễn nhiệm các chức danh cán bộ quản lý doanh nghiệp
Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Đảng thống nhất
lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngủ cán bộ.
2. Việc bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm phải căn cứ vào nhu cầu, phẩm chất, đạo đức năng lực,
sở trường, điều kiện sức khoẻ của cán bộ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định, kế thừa, tính quy hoạch, thực hiện theo những
quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh.
3. Cán bộ được bổ
nhiệm lại và bị miễn nhiệm còn phải chịu trách nhiệm về vật chất. Chế độ trách
nhiệm đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước sẽ được quy định tại một quyết
định riêng của UBND tỉnh.
Điều 2. Quy chế
này áp dụng cho các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (gọi
chung là chức danh cán bộ quản lý) các doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm cả doanh
nghiệp công ích, đơn vị sự nghiệp kinh tế thực hiện hạch toán).
Điều 3. Cán bộ quản
lý doanh nghiệp Nhà nước được bổ nhiệm theo một thời hạn nhất định; hết thời hạn
đó, được xem xét, đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm.
- Thời hạn bổ nhiệm
là 5 năm. Các chức danh cán bộ quản lý được bổ nhiệm trước đây đến thời điểm
ban hành quy chế này nếu đã giữ chức vụ 5 năm trở lên thì đều được xem xét đánh
giá để thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn. Các chức danh mới được bổ nhiệm
có thời gian dưới 5 năm thì khi đủ 5 năm sẽ thực hiện theo quy chế này.
- Đối với các
doanh nghiệp Nhà nước, nếu không đảm bảo một trong các tiêu chí sau thì cán bộ
quản lý doanh nghiệp phải xem xét đánh để miễn nhiệm sớm hơn so với thời hạn
quy định:
+ Sản xuất kinh
doanh thua lỗ từ năm thứ 2 trở đi.
+ Không chấp hành
đầy đủ các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Không đảm bảo việc
làm và thực hiện đóng bảo hiểm xã hội với người lao động.
+ Nội bộ mất đoàn
kết, chậm được khắc phục.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 4. Điều kiện để
xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm.
1. Người được xét
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Phải đảm bảo
tiêu chuẩn nghiệp vụ và tiêu chuẩn về cán bộ do UBND tỉnh ban hành, phải có
trình độ đại học về chuyên môn và trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- Có đủ sức khoẻ để
hoàn thành nhiệm vụ.
- Đảm bảo trong độ
tuổi như sau:
+ Bổ nhiệm mới nói
chung không quá 45 tuổi đối với cả nam và nữ (nếu Giám đốc không quá 50 tuổi).
+ Bổ nhiệm lại nói
chung đối với nam không quá 55 tuổi, đối với nữ không quá 50 tuổi. Trên tuổi
đó, nếu cán bộ có năng lực, có uy tín và sức khoẻ thì có thể xem xét bổ nhiệm lại
hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Người được bổ
nhiệm mới phải trong quy hoạch cán bộ của đơn vị được cơ quan quản lý có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Người được bổ
nhiệm lại phải đảm bảo việc quản lý, bảo toàn, phát triển vốn và tài sản của
doanh nghiệp, giải quyết việc làm, đóng bảo hiểm và các chế độ đối với người
lao động của đơn vị trong thời gian làm cán bộ quản lý.
3. Miễn nhiệm:
Trong thời gian giữ
chức vụ nếu cán bộ không đảm bảo một trong các tiêu chí nói ở điều 2 điều 3 hoặc
có sai phạm tuy chưa đến mức kỷ luật cách chức nhưng không còn đủ uy tín để giữ
chức vụ thì phải xem xét miễn nhiệm.
Điều 5. Đánh giá,
phân loại các chức danh cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước:
1. Việc đánh giá
được thực hiện theo định kỳ hàng năm, trước khi hết nhiệm kỳ, trước khi bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm. Việc đánh giá phải thực hiện theo các yêu cầu sau:
+ Phải đánh giá rõ
ưu, khuyết điểm về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả
công tác.
+ Phải đảm bảo
tính trung thực, khách quan, toàn diện và thực hiện đúng nguyên tắc tự phê bình
và phê bình, nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Quy trình đánh
giá:
+ Cán bộ tự nhận
xét, đánh giá.
+ Tập thể cán bộ
cùng làm việc trong đơn vị tham gia ý kiến.
+ Giám đốc doanh
nghiệp nhận xét đánh giá đối với Phó Giám đốc và Kế toán trưởng. Giám đốc Sở chủ
quản nhận xét đánh giá đối với Giám đốc doanh nghiệp.
+ Tập thể lãnh đạo
Sở chủ quản thảo luận thống nhất về nhận xét, đánh giá cán bộ.
3. Nội dung đánh
giá cán bộ:
- Kết quả, mức độ
hoàn thành nhiệm vụ được giao, khối lượng, chất lượng, kết quả cụ thể trên các
mặt: Hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các
nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện việc đóng BHXH, đảm bảo việc làm, đời sống
và các chế độ khác đối với người lao động.
- Phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống; tinh thần, thái độ chấp hành các chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý thức trách nhiệm với công việc được
giao; tinh thần phê bình tự phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; ý
thức tổ chức kỷ luật; phong cách lãnh đạo, mối quan hệ trong công tác và sinh
hoạt.
4. Phân loại các
chức danh cán bộ quản lý theo 3 mức.
+ Hoàn thành xuất
sắc chức trách nhiệm vụ.
+ Hoàn thành chức
trách nhiệm vụ
+ Không hoàn thành
chức trách nhiệm vụ.
Điều 6. Trình tự, thủ
tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm:
1. Bổ nhiệm mới:
- Tập thể lãnh đạo
doanh nghiệp đề xuất với Sở chủ quản để Sở chủ quản xin ý kiến UBND tỉnh ( qua
Ban tổ chức chính quyền ) về chủ trương, số lượng và dự kiến các chức danh bổ
nhiệm.
- Khi có chủ
trương tập thể lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng phương án nhân sự cụ thể:
- Sở chủ quản chủ
trì mở hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ dự kiến bổ nhiệm của đơn vị.
Thành phần gồm cán bộ chủ chốt, trưởng phó phòng ban, trưởng phó các đoàn thể,
trưởng phó các đơn vị sản xuất trực thuộc. Cán bộ dự kiến được bổ nhiệm, được
trình bày phương án tổ chức quản lý và hành động sản xuất kinh doanh nếu được bổ
nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan.
- Sở chủ quản lấy
ý kiến các đồng chí lãnh đạo sở, ngành và cơ quan liên quan, làm hồ sơ đề nghị
Ban tổ chức chính quyền tỉnh nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định bổ
nhiệm theo phân cấp quản lý.
- Làm bản kê khai
tài sản trước khi được bổ nhiệm.
2- Bổ nhiệm lại:
- Cán bộ hết nhiệm
kỳ làm bản tự nhận xét báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp.
- Tập thể lãnh đạo
doanh nghiệp đánh giá phân loại cán bộ và đề nghị sở chủ quản.
- Sở chủ quản đánh
giá cán bộ trên các mặt: Quản lý, bảo toàn, phát triển vốn và tài sản của doanh
nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước; giải quyết công ăn việc làm,
đóng bảo hiểm xã hội và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động. Trước
khi đánh giá cán bộ, sở chủ quản phải tham khảo ý kiến các ngành liên quan ( bằng
văn bản) như Sở Tài chính Vật giá, Sở Lao động thương binh và xã hội, Bảo hiểm
xã hội tỉnh, Cục thuế tỉnh và phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về đánh giá
của mình.
3- Miễn nhiệm
Trong thời gian giữ
chức vụ nếu cán bộ có nguyện vọng xin từ chức thì làm đơn báo cáo tập thể lãnh
đạo đơn vị và báo cáo cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ xem xét ra
quyết định miễn nhiệm.
Đương nhiên miễn
nhiệm khi cán bộ vi phạm kỷ luật đến mức bị cắt chức hoặc truy tố trước pháp luật.
Cán bộ từ trần,
chuyển công tác khác hoặc đến hạn nghỉ công tác để làm thủ tục nghỉ hưu thì
đương nhiên thôi các chức vụ được bổ nhiệm.
Thủ tục miễn nhiệm:
Sở chủ quản làm hồ sơ đề nghị Ban tổ chức chính quyền nghiên cứu trình UBND tỉnh
quyết định miễn nhiệm theo phân cấp quản lý
Điều 7. Hồ sơ đề nghị
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại gồm:
- Tờ trình đề nghị
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Sơ yếu lý lịch (
đơn theo mẫu) xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ và dán ảnh cá nhân 4x6. Bản
xác minh lý lịch hoặc xác minh khác ( nếu có).
- Bản đánh giá
phân loại cán bộ quản lý của thủ trưởng trực tiếp.
- Biên bản lấy phiếu
giới thiệu, tín nhiệm.
- Bản tự kê khai
tài sản
- Bản nhận xét
đánh giá hiệu quả công tác của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( nếu bổ nhiệm
lại).
- Quyết định lương
đang hưởng
- Bản sao các văn
bằng chứng chỉ
- Phiếu đánh giá sức
khoẻ
- Các giấy tờ khác
có liên quan
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Giám đốc sở,
ngành, UBND các huyện, thành, thị quản lý doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp
công ích, đơn vị sự nghiệp kinh tế tiến hành rà soát, phân loại, lập danh sách
các đơn vị cần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiễm các chức danh cán bộ quản lý
trình cấp có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện theo các nội dung của
qui chế này. Ban tổ chức chính quyền giúp UBND tỉnh theo dõi thực hiện quy chế
này.
Điều 9. Trong quá
trình thực hiện qui chế này nếu cần bổ sung, sửa đổi, các cấp, các ngành, đơn vị
kiến nghị qua Ban tổ chức chính quyền để nghiên cứu, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp.