Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 39/2017/QĐ-UBND hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Vĩnh Phúc

Số hiệu: 39/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Văn Trì
Ngày ban hành: 13/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2017/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ THUỘC DANH MỤC ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 57/2016/NQ-HĐND CỦA HĐND TỈNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2025.

ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân Sách ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Căn cứ Nghị quyết số 57/2016/HĐND ngày 12/12/2016 của HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Vĩnh Phúc;

Căn cứ văn bản số 160/VP-CN3 ngày 04/7/2017 của Văn phòng UBND tỉnh, Văn bản số số 5887/UBND-CN3 ngày 03/8/2017; các ý kiến tham gia của các thành viên UBND tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 296/TTr-SCT ngày 09/6/2017; Báo cáo kết quả thẩm định số 48/BC-STP ngày 15/5/2017 của Sở Tư pháp; Văn bản số 702/STP-XD&KTVBQPPL ngày 10/7/2017 của Sở Tư Pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định nguyên tắc, nội dung và trình tự, thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn 2017 – 2025.

2. Đối tượng áp dụng:

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trong danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

(có phụ lục danh mục kèm theo quyết định này)

Ðiều 2. Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ

1. Nguyên tắc hỗ trợ:

a) Hỗ trợ khi các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất và chủ đầu tư dự án thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.

b) Hỗ trợ một lần mỗi nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi hợp lý, hợp lệ theo chế độ tài chính hiện hành.

c) Doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ phải đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện việc đầu tư và thanh toán, quyết toán vốn đã sử dụng theo quy định hiện hành.

2. Điều kiện hỗ trợ:

a) Các doanh nghiệp được hỗ trợ phải sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

b) Các nội dung hỗ trợ phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục để được hưởng hỗ trợ theo quy định.

Ðiều 3. Nội dung, đối tượng, mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước chi phí xây dựng, đánh giá và công nhận hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu (hệ thống quản lý chất lượng ISO và tương đương) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đánh giá, công nhận) trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất (không bao gồm chi phí duy trì hệ thống):

- Mức hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/hệ thống.

2. Hỗ trợ chi phí lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao:

- Mức hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 200 triệu đồng/doanh nghiệp.

3. Hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất vay vốn thực hiện đầu tư dự án mới hoặc mở rộng dự án từ 20% quy mô trở lên (ngành điện tử; linh kiện phụ tùng ô tô; cơ khí chế tạo và công nghiệp công nghệ cao):

- Mức hỗ trợ 50% chi phí, nhưng không quá 01 tỷ đồng/doanh nghiệp, thời gian hỗ trợ ba (03) năm.

4. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ:

- Mức hỗ trợ 80% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/doanh nghiệp.

5. Khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển:

a) Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh:

- Mức hỗ trợ 50% chi phí, nhưng không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá công nhận đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo khu vực cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển của tỉnh:

- Mức hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 200 triệu đồng/tiêu chuẩn.

c) Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức giới thiệu, phổ biến quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh (chi phí thuê hội trường, chuyên gia giới thiệu công nghệ, tài liệu, các chi phí tổ chức hội nghị, đối tượng hưởng hỗ trợ là doanh nghiệp có công nghệ phổ biến, tổ chức phổ biến công nghệ):

- Mức hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/lần/doanh nghiệp.

d) Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ, mua bản quyền, sáng chế, phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài hướng dẫn chuyển giao công nghệ:

- Mức hỗ trợ 75% chi phí, nhưng không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp.

6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ, gắn với chương trình đào tạo của doanh nghiệp.

a) Hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp chi phí đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ đối với lao động trực tiếp (không để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt từ trưởng phòng, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương trở lên, trợ lý chuyên gia, cố vấn) đáp ứng nhu cầu và được doanh nghiệp cam kết sử dụng lao động tại vị trí trước khi hỗ trợ đào tạo trong thời gian 1 năm:

- Mức hỗ trợ 50% chi phí đào tạo, nhưng không quá 500 ngàn đồng/người/khóa học.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thuê lao động (hợp đồng lao động) là chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam (Nghị định sô 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam) trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển:

- Mức hỗ trợ 50% chi phí, nhưng không quá 20 triệu đồng/người/tháng; thời gian hỗ trợ không quá hai năm và không vượt quá thời gian làm việc trong giấy phép lao động đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; mỗi doanh nghiệp hỗ trợ không quá hai lao động là chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài.

Điều 4. Trình tự, thủ tục, hồ sơ, thời hạn thực hiện hỗ trợ

1. Thành phần hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị được hưởng hỗ trợ (trong đó nêu rõ kết quả, tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm xin được hưởng hỗ trợ, các nội dung đề nghị hỗ trợ, kế hoạch thực hiện các nội dung đề nghị hỗ trợ);

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy xác nhận ưu đãi các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển theo quy định.

c) Thuyết minh dự án (Mục hỗ trợ theo khoản 2,3,4,5 Điều 3 của Quy định này).

- Trường hợp dự án được thực hiện lần đầu hoặc hoạt động độc lập: Báo cáo (dự án) đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng;

- Trường hợp dự án đang sản xuất:

+ Thuyết minh hiện trạng quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính phù hợp với sản phẩm và quy mô đang sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng…); công suất sản xuất; Báo cáo kiểm toán độc lập năm gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ xin xác nhận ưu đãi (hoặc báo cáo tài chính);

+ Thuyết minh đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

d) Danh mục sản phẩm đang sản xuất;

e) Các chứng từ thanh toán chứng minh chi phí thực tế.

g) Các giấy tờ khác có liên quan ứng với nội dung đề nghị hỗ trợ.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).

3. Nơi nộp hồ sơ: Doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện gửi đến Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc:

- Địa chỉ: Số 16 Lý Thái Tổ, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Trình tự thực hiện:

a) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Sở Công Thương - cơ quan chủ trì kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và không hợp lệ, có thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, tổ chức để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Sở Công thương chủ trì, xin ý kiến các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định nội dung hồ sơ, trường hợp cần thiết sẽ kiểm tra thực tế tại cơ sở; lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh quyết định; UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ chậm nhất sau tám (08) ngày làm việc; trường hợp không hỗ trợ, UBND tỉnh có văn bản trả lời về lý do không hỗ trợ.

5. Phí và lệ phí: Không.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công thương:

a) Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện quy định này; xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ.

b) Chủ trì và phối hợp Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Ban xúc tiến hỗ trợ đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ, kinh phí cho hoạt động hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm trình UBND tỉnh theo quy định.

c) Chủ trì và phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp và đơn vị liên quan thẩm định hồ sơ hỗ trợ, lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định; làm thủ tục thanh toán kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị được hỗ trợ sau khi có quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh.

d) Chủ trì phối hợp Sở Tài chính và đơn vị liên quan hướng dẫn doanh nghiệp thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ lập hồ sơ, thủ tục thanh toán hỗ trợ và thực hiện các nội dung hỗ trợ theo quy định.

2. Sở Tài chính:

a) Chủ trì và phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ, kinh phí cho hoạt động hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh hằng năm.

b) Cấp phát kinh phí hỗ trợ theo quy định, phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn doanh nghiệp, đơn vị được hỗ trợ lập hồ sơ, thủ tục và quyết toán theo quy định.

c) Tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ, kinh phí cho hoạt động hỗ trợ từ nguồn ngân sách hàng năm.

b) Tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

4. Ban quản lý các khu công nghiệp:

a) Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ, kinh phí cho hoạt động hỗ trợ từ nguồn ngân sách hàng năm;

b) Tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối của doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Phối hợp với Sở Công thương xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp các nội dung liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp hỗ trợ để thực hiện.

b) Tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

6. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

Phối hợp với Sở Công thương xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ.

7. Các Sở, ngành đơn vị liên quan theo chức năng và trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương để thực hiện.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

2. Trong quá trình triển khai, thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức kịp thời phản hồi đến Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trì

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

I. NGÀNH ĐIỆN TỬ:

Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, đit, ăngten, thyristor;

Linh kiện thạch anh;

Vi mạch điện tử;

Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực;

Linh kiện sn phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính;

Pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động;

Dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa;

Sạc pin điện thoại;

Màn hình các loại.

II. NGÀNH SẢN XUẤT LP RÁP Ô TÔ:

Động cơ và chi tiết động cơ: Thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, xi lanh, cụm đầu xi lanh, trục cam, xéc-măng, van động cơ;

Hệ thống bôi trơn: Bộ lọc dầu, bộ làm mát, bộ tản nhiệt, bơm dầu, các loại van;

Hệ thống làm mát: Bộ tản nhiệt, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, bơm nước;

Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Thùng nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc không khí, ng dẫn bơm nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống phun nhiên liệu;

Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xung, cụm cửa xe;

Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn;

Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm;

Hệ thống truyền lực: Ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng;

Hệ thống lái;

Hệ thống phanh;

Linh kiện điện - điện tử:

+ Nguồn điện: Ắc quy, máy phát điện;

+ Thiết bị đánh lửa: Bugi, cao áp, biến áp;

+ Rơle khởi động, động cơ điện khởi động;

+ Dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý.

Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đèn, còi, đồng hồ đo các loại;

Hệ thống xử lý khí thải ô tô;

Linh kiện nhựa cho ô tô;

Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn;

Kính chắn gió, cần gạt nước, ghế xe.

III. NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO VÀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra;

Dụng cụ - dao cắt: Dao tiện, dao phay, mũi khoan;

Linh kiện và phụ tùng máy gia công cơ khí, máy hàn;

Linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu;

Linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản và muối;

Dụng cụ đo lường, kiểm tra dùng trong cơ khí: Thước đo, máy đo 3 chiều, máy phân tích thành phần kim loại, máy siêu âm mối hàn;

Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực;

Thép chế tạo.

Các loại khuôn mẫu: Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao;

Các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao: Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp;

Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời; các loại chíp vi xử lý; các bộ điều khiển (Bộ điều khiển khả trình PLC, bộ điều khiển CNC, ...);

Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo;

Các loại chi tiết nhựa chất lượng cao: Các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa;

Cảm biến các loại: Cảm biến khí, cảm biến gia tốc, cảm biến từ trường; cảm biến sinh học, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến ánh sáng, cảm biến áp suất....;

Các loại động cơ thế hệ mới: Động cơ điện, động cơ ổ từ, động cơ servo (động cơ bước), động cơ từ kháng, động cơ tuyến tính;

Các cơ cấu chấp hành có độ chính xác cao./.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 39/2017/QĐ-UBND ngày 13/10/2017 quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị Quyết 57/2016/NQ-HĐND giai đoạn 2017–2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.109

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.114.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!