ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3824/QĐ-UBND
|
Lào Cai, ngày 31 tháng 8 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH TẾ HỢP
TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 TỈNH LÀO
CAI”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Hợp tác xã năm ngày
20/11/2012;
Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP
ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp
tác xã năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 151/2007/NĐ-CP
ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác;
Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính Phủ về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản,
xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg
ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển
Hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1636/QĐ-TTg
ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào
Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 21/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
đẩy mạnh đổi mới, nâng cao, phát triển các hình thức
tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến
năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 138/TTr-SNN ngày 28 tháng 8 năm
2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới và phát triển các hình
thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, định hướng
đến 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai” với những nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu
chung
Quán triệt và triển khai thực hiện tốt quan điểm của Đảng và chính
sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác nhằm đổi mới
toàn diện cả về nội dung, hình thức hợp tác, liên kết
trong sản xuất nông nghiệp cho phù hợp từng lĩnh vực nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững theo hướng chuỗi giá trị gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới góp phần
thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng
bộ tỉnh Lào Cai.
Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác
xã phải xuất phát từ nhu cầu hợp tác thực sự của người dân, phải tôn trọng tính
tự nguyện và đúng theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012. Đẩy mạnh tuyên truyền
nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về Luật HTX năm 2012 để
tạo sự nhận thức đúng đắn về kinh tế hợp tác
trong kinh tế thị trường, muốn tồn tại
và phát triển thì phải hợp tác.
2. Mục tiêu cụ
thể
a) Giai đoạn 2017 - 2020
- Rà soát, phân loại các HTX (theo
Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT, ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn).
- Giải thể bắt
buộc đối với 44 HTX đã ngừng hoạt động.
- Đăng ký lại đối với 9 HTX sang hoạt
động theo Luật HTX năm 2012.
- Thành lập mới 60-70 HTX (bình quân
15 hợp tác xã/năm) để có trên 145 HTX nông nghiệp vào năm
2020, trong đó có 65% HTX hoạt động có hiệu quả.
- Xây dựng 09 mô hình HTX kiểu mới (mỗi huyện 01 mô hình); gắn với sản xuất ứng dụng công nghệ cao,
trong đó tập trung chủ đạo vào sản xuất rau, hoa và các sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh của địa phương.
b) Giai đoạn 2021 - 2025
- Tiếp tục duy trì số lượng và chất lượng của các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đã được hình thành trong giai
đoạn 2017 - 2020; đồng thời tổ chức thành lập mới các HTX và chuyển đổi các Tổ hợp tác (THT),
Trang trại hoạt động có hiệu quả có nhu cầu thành lập hợp tác xã. Đến năm 2025
có 220 - 250 HTX nông nghiệp, trong đó tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả đạt trên
80%.
- Nhân rộng thêm 20 mô hình HTX kiểu mới gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm
an toàn, có thương hiệu trên thị trường.
II. Nhiệm vụ và giải
pháp đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực
nông nghiệp
1. Nhiệm vụ
a) Hỗ trợ thành lập HTX mới, tổ chức
lại hoạt động của các HTX hoạt động kém hiệu quả và giải thể các HTX ngừng hoạt động.
- Chỉ đạo các địa phương tổ chức rà soát giải thể dứt điểm các HTX nông nghiệp ngừng hoạt động trên địa bàn
toàn tỉnh;
- Hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã
nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực như: Vùng sản xuất lúa chất
lượng cao, lúa đặc sản; Vùng sản xuất lúa giống; Vùng sản xuất Cây dược liệu; Vùng sản xuất chè chất lượng cao; Vùng cây ăn quả
nhiệt đới, ôn đới; Vùng sản xuất rau, hoa; Vùng sản xuất lâm nghiệp;
Các vùng sản xuất chăn nuôi, thủy sản tập trung.
- Tổ chức lại hoạt động cho các HTX hoạt động trung bình, yếu: Tư vấn giúp đỡ
củng cố kiện toàn Ban quản lý HTX; cung cấp
thông tin, tư vấn quy định của pháp luật về HTX; xây dựng
phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và năng lực nội tại của các HTX.
b) Hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý
nhà nước các cấp về kinh tế hợp tác; các cán bộ quản lý hợp tác xã; tổ chức đào
tạo nghề cho thành viên các HTX tại các vùng sản xuất chủ lực. Hỗ trợ thí điểm
đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có
thời hạn ở HTX (theo Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày
29/12/2016 của Bộ Tài chính).
c) Hỗ trợ đầu tư cho các HTX
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các HTX đảm bảo tiêu chí được hỗ
trợ theo quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2017 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ
trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
đối với hợp tác xã nông nông nghiệp.
- Hỗ trợ vốn vay tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ
và Quyết định 96/2016/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh Lào Cai.
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại (quảng
bá giới thiệu sản phẩm, hội chợ, hội
nghị khách hàng, cải tiến mẫu mã sản
phẩm; xây dựng trang thông tin thương mại điện tử giới thiệu các sản phẩm
HTX...).
- Hỗ trợ đầu tư cho các HTX để
xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất; ứng dụng
chuyển giao tiến bộ khoa học - công
nghệ trong sản xuất, chế biến, quản trị kinh doanh.
d) Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Quyết định số 3149/QĐ-BCĐ ngày
26/9/2016 của Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể tỉnh Lào Cai.
Lựa chọn, khảo sát và xây dựng dự án
hợp tác xã kiểu mới, giai đoạn 2017 - 2020 xây dựng 09 HTX
kiểu mới (mỗi huyện có 01 mô hình); giai đoạn 2021 - 2025
nhân rộng xây dựng thêm 20 mô hình HTX kiểu mới. Trong đó,
tập trung ưu tiên hỗ trợ hạ tầng, đào tạo nghề cho các thành
viên HTX và lao động của các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất.
đ) Tổ chức đánh giá giữa kỳ: Tổ chức
khảo sát, đánh giá 02 năm một lần để
làm cơ sở cho công tác sơ kết, đồng
thời đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các HTX.
2. Giải pháp
a) Tuyên truyền:
- Đưa nội dung
tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh
tế tập thể vào các kỳ sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ các cấp coi đây là một nhiệm vụ chính trị được
thực hiện thường xuyên, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản
xuất góp phần xây dựng NTM một cách bền vững.
- Đổi mới công
tác tuyên truyền, thông qua việc tổ chức mời các chuyên gia có kinh nghiệm, các cán bộ HTX hoạt động hiệu quả để trao đổi kinh
nghiệm quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất cho các HTX học tập; đồng thời kết
hợp với các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng và thông qua hội nghị, hội thảo,...
- Phát động phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm
2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017- 2020 Khen thưởng,
động viên kịp thời đối với các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân
có thành tích trong phong trào thi đua góp phần tích cực vào phát triển số lượng và chất lượng hợp tác xã; có liên kết
trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị.
b) Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác và đội
ngũ quản lý HTX, THT:
- Rà soát đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước về lĩnh vực kinh tế hợp tác từ cấp tỉnh, huyện đến xã
để tổ chức đào tạo nghiệp vụ chuyên môn đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ đề ra.
- Cấp huyện (phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn/Kinh tế) phân công 01 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và liên kết sản xuất.
- Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ
quản lý, tổ chức sản xuất, hạch toán kinh doanh cho đội ngũ cán bộ HTX, THT; đẩy
mạnh liên kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho lao động thông qua
các hợp đồng liên kết sản xuất để đảm bảo đáp ứng được nhu
cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trong sản xuất.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát, theo dõi, hỗ trợ, tư vấn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
Pháp luật về kinh tế hợp tác.
c) Củng cố kiện
toàn các hình thức tổ chức sản xuất:
- Khuyến khích, tạo
điều kiện cho các sáng lập viên, đặc biệt các sáng lập viên ở vùng thấp có nhu cầu thành lập HTX tại các xã vùng cao; đồng thời khuyến khích các THT, trang trại hoạt động có hiệu quả thành lập các HTX.
- Tăng cường phát triển các mô
hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ và chế biến sản phẩm giữa các HTX với
doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh việc kết nạp các thành viên mới tham gia các HTX, THT để
nâng cao số lượng thành viên, mở rộng quy mô sản xuất. Bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý HTX, lựa chọn những
thành viên có tâm huyết, năng lực trình độ tham gia HTX. Thu hút sinh viên mới
ra trường chưa có việc làm về làm việc tại các HTX.
- Xử lý dứt điểm
các HTX chưa đăng ký, tổ chức lại như: (1) HTX không hoạt động và không chấp hành đăng ký, tổ chức lại; (2) HTX chờ giải thể; (3) HTX không còn trụ Sở chính; (4) HTX hoạt động không đúng bản chất
mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012.
- Rà soát, giải quyết những vấn đề tồn
đọng, củng cố hoặc giải thể những HTX, THT hoạt động không hiệu quả hoặc ngừng hoạt
động chuyển sang hình thức kinh tế khác phù hợp; hướng dẫn, tư vấn giúp các HTX xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương.
d) Về cơ chế, thể
chế và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Cơ chế, thể chế: Rà soát các cơ chế, thể chế
đã được Trung ương ban hành để đề xuất điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp như: Ban hành Nghị định riêng hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp; bổ sung quy định rõ trách nhiệm
các cơ quan từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện công tác quản lý
về kinh tế tập thể; các quy định bắt
buộc về phân bổ nguồn vốn hỗ trợ HTX tham gia các chương
trình mục tiêu, về tiêu chí được vay vốn tín dụng, thuê khoán đất đai sản xuất...
- Về chính sách:
+ Nguồn nhân lực:
Trên cơ sở chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, ưu
tiên tập trung nguồn lực hỗ trợ đào tạo nghề cho các lao động HTX, THT và trang
trại, các vùng sản xuất hàng hóa theo quy hoạch, nhằm từng
bước nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ nông dân đáp ứng yêu cầu sản xuất
trong giai đoạn hiện nay.
+ Về đất đai:
Các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, bố trí đất sản xuất nông nghiệp
cho các doanh nghiệp, HTX, THT và trang trại thuê để phục
vụ hoạt động sản xuất, xây dựng trụ sở, mặt bằng sản xuất kinh doanh. Tháo gỡ
những vướng mắc về giao đất (thuê đất), cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các HTX nông nghiệp để yên tâm đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh.
+ Về tiếp cận
các nguồn vốn vay:
Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo các
ngân hàng, chi nhánh tổ chức tín dụng quỹ tín dụng nhân
dân trên địa bàn căn cứ các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả của các HTX để thực hiện cho vay theo các chương
trình, chính sách tín dụng của nhà nước; chính sách hỗ trợ lãi suất của tỉnh. Phối hợp với các Sở ngành liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh
hướng dẫn hoạt động tín dụng nội bộ trong các HTX nông nghiệp.
Thành lập Quỹ Hỗ trợ và phát triển
HTX (hoặc bổ sung nội dung hỗ trợ HTX trong quỹ hỗ trợ
doanh nghiệp) nhằm thực hiện hỗ trợ các HTX chủ động nguồn vốn phát triển sản
xuất.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền phát triển kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp.
- Hàng năm, lập kế hoạch về khối lượng
nhiệm vụ cụ thể, dự toán nhu cầu hỗ trợ kinh phí gửi Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Xây dựng một số mô hình hợp tác xã
điểm, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến
tiêu thụ hàng hóa phù hợp với từng địa bàn để triển khai
nhân rộng trong toàn tỉnh.
- Tham mưu, xây dựng các cơ chế chính
sách thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp
tác, liên kết trong nông nghiệp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ
xây dựng các dự án ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhất là
công nghệ chế biến, bảo quản nông sản trong sản xuất nông nghiệp cho các HTX.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc quá
trình triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ
thực hiện đề án.
2. Các đơn vị
liên quan
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối
hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan hàng năm cân đối ngân sách để thực
hiện đề án.
- Sở Tài chính chủ trì cân đối ngân sách địa phương thực hiện đề án; đồng thời hàng năm tổ chức tập huấn hướng dẫn về công tác quản lý tài
chính cho các Hợp tác xã.
- Sở Công Thương tổ chức thực hiện
liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các HTX, THT để
gặp gỡ và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời tổ chức quảng bá xúc tiến thương mại các mặt
hàng nông sản chủ lực trên địa bàn; tổ chức cho các HTX, THT và trang trại tham
gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.
- Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh về
công tác cán bộ, chính sách cán bộ HTX, củng cố và kiện
toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế hợp tác ở các
cấp theo quy định của pháp luật.
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì,
phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo,
tập huấn cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác, hỗ trợ đào tạo thành viên hợp tác xã, tổ
hợp tác; xem xét đề xuất xây dựng quỹ phát triển hợp tác
xã.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lào Cai
chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo
điều kiện để HTX, THT thành viên HTX,
tổ viên THT vay vốn sản xuất kinh doanh.
3. Đề nghị các tổ
chức đoàn thể
Căn cứ nội dung, tiến độ thực hiện Đề
án xây dựng chương trình hoạt động cụ thể để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các thành viên,
hội viên và nhân dân tích cực tham gia các nội dung của Đề án. Thường xuyên kiểm
tra, theo dõi chỉ đạo, tổng kết đánh giá kịp thời và nhân
rộng các điển hình tiên tiến.
4. UBND các huyện,
thành phố
- Chỉ đạo giải quyết các Hợp tác xã
ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, bắt buộc giải
thể hoặc chuyển sang hình thức tổ chức
hoạt động khác theo quy định.
- Khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động
của các mô hình kinh tế hợp tác, các mô hình liên kết gắn
sản xuất với chế biến tiêu thụ nông sản; phân loại HTX trên địa bàn, đưa ra giải
pháp phát triển cho từng loại hình HTX.
- Lồng ghép các nguồn vốn để triển khai các mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mô hình liên kết gắn sản xuất với
chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế.
- Rà soát quy hoạch, dành quỹ đất cho
các HTX để xây dựng trụ sở, mặt bằng
sản xuất kinh doanh; trên cơ sở các chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát
triển kinh tế tập thể và yêu cầu phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn, chủ động bổ sung các chính sách,
quy định của địa phương nhằm khuyến khích thành lập và phát triển các HTX, THT.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người
dân về chủ trương, chính sách, pháp luật đối với phát triển kinh tế tập thể.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về
UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
định kỳ 6 tháng, báo cáo năm theo quy định.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nội
vụ; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Giám đốc Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh
Lào Cai; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Cục Kinh tế hợp tác và PTNT;
- Như Điều 2 QĐ;
- Các sở: NNPTNT, KHĐT, TC, CT, NV;
- Liên minh HTX tỉnh;
- UBMTTQ VN và các Đoàn thể tỉnh;
- Chi cục PTNT - SNN;
- CVP, PCVP3;
- Lưu: VT, TH1,3, KT1, NLN1,
2.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Dương
|