ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
37/2014/QĐ-UBND
|
Lào Cai, ngày 24
tháng 9 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH, DỊCH
VỤ ĂN UỐNG VÀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày
17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP
ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An
toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BYT
ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm
đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 30/2012/TT-BYT
ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ
sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế
tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 110/TTr-SYT ngày 20/8/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này “Quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Lào
Cai”.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố, các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Doãn Văn Hưởng
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH, DỊCH VỤ ĂN UỐNG VÀ
KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 37/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh
Lào Cai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này
quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống
và kinh doanh thức ăn đường phố (sau đây gọi chung là cơ sở) trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, bao gồm các hoạt động: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm; phân cấp quản lý, phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo
nguyên tắc một cửa, một cơ sở chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà
nước.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan nhà nước được giao nhiệm
vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
b) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,
thức ăn đường phố.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong quy định này các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống:
Là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay có địa điểm cố định
bao gồm cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căn tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể;
bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống; cửa
hàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn để ăn ngay, thực phẩm
chín.
2. Kinh doanh thức ăn đường phố: Là
loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán
rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu,
nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu tổ chức hội chợ) hoặc ở những nơi tương tự.
3. Cơ sở bán hàng rong: Là cơ sở kinh
doanh thức ăn để ăn ngay, thực phẩm chín cơ động trên đường, phố (không có địa
điểm cố định).
4. Hoạt động quản lý cơ sở:
Bao gồm các hoạt động: Cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; kiểm tra định kỳ, đột xuất; cấp Giấy
xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; thu phí, lệ phí quản lý an toàn
thực phẩm theo quy định; giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của các tổ chức,
cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.
5. Sự cố về an toàn thực phẩm: Là
tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình
huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con
người.
6. Giấy chứng nhận: Là giấy có nội
dung chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn
đường phố.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 3. Trình tự,
thủ tục cấp Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận:
Người đứng đầu cơ sở lập hồ sơ đề nghị
cấp Giấy chứng nhận, đóng thành 01 quyển nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Quy định này, gồm các giấy tờ
sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Phụ lục số
01 ban hành kèm theo Quy định này);
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);
c) Bản sao các tài liệu thuyết minh về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm,
bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của
cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản
thức ăn và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
d) Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về
an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản
sao giấy xác nhận;
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên:
Nộp danh sách đã được tập huấn.
đ) Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy
định của Bộ Y tế của chủ cơ sở và của người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực
phẩm còn hạn ít nhất 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận, cụ thể:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản
sao giấy xác nhận;
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên:
Nộp danh sách kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp
chế biến, kinh doanh thực phẩm.
2. Thẩm xét hồ sơ:
a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể
từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ
sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;
b) Nếu quá 60 ngày kể từ ngày cơ quan
nhà nước gửi thông báo hồ sơ không hợp lệ, nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ
sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận sẽ
không được giải quyết.
3. Thẩm định điều kiện cơ sở:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể
từ ngày có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận có trách nhiệm tổ chức đi thẩm định cơ sở hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho
cơ quan cấp dưới trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thẩm định cơ sở;
b) Đoàn thẩm định điều kiện cơ sở:
- Đoàn thẩm định điều kiện cơ sở do
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định
ra quyết định thành lập;
- Đoàn thẩm định điều kiện cơ sở gồm
từ 03 đến 05 người trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công
tác chuyên môn về an toàn thực phẩm;
- Trưởng đoàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật về kết quả thẩm định điều kiện cơ sở do đoàn trực tiếp thực hiện.
c) Nội dung thẩm định điều kiện cơ sở:
- Đối chiếu thông tin và thẩm định
tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở
theo quy định;
- Đánh giá các điều kiện an toàn thực
phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản ban hành kèm theo Quy định
này (theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo).
4. Cấp Giấy chứng nhận:
a) Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy định
này cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở (theo mẫu - Phụ lục số
04 ban hành kèm theo Quy định này);
b) Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện
an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng cơ sở có nguyện
vọng cho phép hoàn thiện những nội dung chưa đáp ứng yêu cầu thì phải ghi rõ nội
dung và thời gian tối đa để cơ sở tự hoàn thiện (trong thời hạn 60 ngày kể từ
ngày ký biên bản thẩm định điều kiện cơ sở). Trong thời hạn nêu trên, cơ sở có
trách nhiệm hoàn thiện và gửi các văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu
cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo yêu cầu của đoàn thẩm định đến cơ quan
có thẩm quyền thẩm định để tiến hành thẩm định lần hai.
5. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng
nhận
a) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm;
b) Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân kinh
doanh dịch vụ ăn uống phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận trong trường
hợp tiếp tục kinh doanh. Trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định
tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 4. Thủ tục cấp
đổi Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận
chỉ được cấp đổi khi còn thời hạn ít nhất là 06 tháng và trong các trường hợp
sau:
a) Khi thay đổi
tên của doanh nghiệp và/hoặc đổi chủ cơ sở; thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi
vị trí và toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Giấy chứng nhận
bị hư hỏng;
c) Giấy chứng nhận
bị mất do các trường hợp bất khả kháng như cơ sở gặp thiên tai, thảm họa, vv...
2. Hồ sơ đề nghị
cấp đổi Giấy chứng nhận:
Người đứng đầu cơ
sở lập hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận, đóng thành 01 quyển nộp trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Quy định
này, gồm những giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị đổi
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu (theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy định này);
b) Bản sao Biên bản thẩm định gần nhất
(đối với trường hợp quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều này);
c) Bản gốc Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn thực phẩm (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b Khoản
1 Điều này);
d) Văn bản hợp pháp thể hiện sự thay
đổi thuộc trường hợp quy định tại điểm a, Khoản 1 của Điều này hoặc giấy xác nhận
của chính quyền địa phương chứng minh nguyên nhân mất Giấy chứng nhận đối với
các trường hợp quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều này;
đ) Bản sao Giấy xác nhận đủ sức khỏe,
Giấy xác nhận tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm (còn hạn
ít nhất 6 tháng) của chủ cơ sở mới đối với trường hợp thay đổi tên chủ cơ sở.
3. Trong thời gian 7 (bảy) ngày làm
việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận, cơ
quan đã cấp Giấy chứng nhận phải cấp đổi Giấy chứng nhận cho cơ sở; trường hợp
từ chối phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở về lý do không cấp đổi Giấy chứng
nhận.
Điều 5. Thu hồi
Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận
sẽ bị thu hồi trong những trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân
đã được cấp Giấy chứng nhận không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã
đăng ký;
b) Có quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở
cũ;
c) Cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền thu
hồi:
a) Cơ quan nào cấp
Giấy chứng nhận thì cơ quan đó có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cơ quan có thẩm
quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan cấp dưới cấp khi cơ
quan có thẩm quyền cấp trên thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm trong việc cấp,
sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
1. Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ sở, cấp Giấy chứng nhận đối
với:
a) Cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng cấp Trung ương và cấp tỉnh cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống tại bệnh viện
tỉnh, khu công nghiệp, khu kinh tế, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn;
b) Bếp ăn tập thể,
căn tin của đơn vị có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định
thành lập/giấy phép hoạt động do cơ quan chức năng cấp Trung ương và cấp tỉnh cấp
hoặc ban hành; bếp ăn tập thể, căn tin trong các trường chuyên nghiệp, trung học
phổ thông và Trường Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh;
c) Cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căn tin không thuộc điểm a, điểm b của
khoản này nhưng có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/ngày trở lên.
2. UBND huyện,
thành phố ủy quyền cho Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Trung tâm Y tế
(đối với các huyện không có Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm) tiếp nhận hồ
sơ, thẩm định cơ sở, cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng huyện, thành phố cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 50 đến dưới 200 suất ăn/ngày; cơ
sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống đám tiệc di động;
b) Bếp ăn tập thể,
căn tin của đơn vị có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc quyết định
thành lập/giấy phép hoạt động của đơn vị do cơ quan chức năng huyện, thành phố
cấp hoặc ban hành; bếp ăn tập thể trong các trường trung học cơ sở (bao gồm cả
trường trung học cơ sở dân tộc nội trú), tiểu học, mầm non;
c) Cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căn tin không thuộc điểm a, điểm b của
khoản này nhưng có quy mô kinh doanh từ 50 đến dưới 200 suất ăn/ngày.
3. Trạm Y tế xã,
phường, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ sở và trình UBND cùng cấp để cấp
Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở kinh
doanh thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý;
b) Cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căn tin không thuộc khoản 1 và khoản 2
Điều này và có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/ngày.
Điều 7. Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận
1. Cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở mà mình đã cấp Giấy
chứng nhận, đảm bảo cơ sở duy trì thường xuyên điều kiện an toàn thực phẩm sau
cấp Giấy chứng nhận.
2. Tần suất kiểm
tra:
a) Không quá 02
(hai) lần/năm đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống do Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Không quá 03
(ba) lần/năm đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn
đường phố do Trung tâm y tế, Trung tâm an toàn vệ sinh thực phẩm huyện, thành
phố cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
c) Không quá 04
(bốn) lần/năm đối với đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố do Trạm Y tế
xã/phường quản lý hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều 8. Các cơ sở thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận
Các cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố thuộc đối tượng không phải
cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
1. Cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố chỉ phục vụ cho lễ hội.
2. Cơ sở kinh
doanh thức ăn đường phố bán hàng rong.
Điều 9. Kiểm tra đối với cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận
1. Cơ sở thuộc diện
không phải cấp Giấy chứng nhận phải ký cam kết với chính quyền địa phương thực
hiện đảm bảo an toàn thực phẩm, không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, đồng
thời cơ sở có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, giám sát nội bộ về điều
kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ít nhất 01 lần/năm.
2. Tần suất kiểm
tra không quá bốn lần/năm đối với các cơ sở không thuộc diện phải cấp Giấy chứng
nhận.
Chương III
PHÂN CẤP, PHỐI HỢP
TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ
Điều 10. Phân cấp quản lý cơ sở
1. Cơ sở do cơ
quan nào cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì do cơ quan đó
quản lý. Các cơ sở thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận giao UBND
xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý.
2. Sở Y tế, UBND
các huyện, thành phố có trách nhiệm rà soát, thống kê, lập danh sách quản lý cụ
thể các cơ sở, đảm bảo không chồng chéo, buông lỏng quản lý.
Điều 11. Công tác thanh tra, kiểm tra
1. Nguyên tắc phối
hợp thanh tra, kiểm tra cơ sở:
a) Thực hiện trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định cho mỗi cơ
quan;
b) Bảo đảm không
chồng chéo trong hoạt động kiểm tra và không gây phiền hà cho cơ sở. Trường hợp
có sự trùng lặp kế hoạch kiểm tra thì thực hiện như sau:
- Kế hoạch kiểm
tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên thì
thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên;
- Kế hoạch kiểm
tra của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống
nhất thành lập đoàn liên ngành.
c) Thực hiện theo
đúng nguyên tắc, nghiệp vụ, chuyên môn, chế độ bảo mật của mỗi cơ quan;
d) Cơ quan chủ
trì phải thông báo bằng văn bản kết quả phối hợp kiểm tra cho cơ quan tham gia
phối hợp;
đ) Những vướng mắc
phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định
của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan.
Trường hợp không
thống nhất được hướng giải quyết thì phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền của cơ
quan tham gia phối hợp xem xét, quyết định;
e) UBND các cấp
có trách nhiệm phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên
ngành xử lý các diễn biến phức tạp trong quá trình thanh kiểm tra các cơ sở thực
phẩm trên địa bàn khi có yêu cầu để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản
lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Kiểm tra công
tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm:
a) Sở Y tế có
trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh kiểm tra quản lý nhà nước về lĩnh vực an
toàn thực phẩm của UBND các huyện, thành phố trong đó có nhiệm vụ quản lý các
cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Trực tiếp kiểm tra các đơn vị y tế được
giao chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm trong phạm vi
toàn tỉnh;
b) Phòng Y tế có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện, thành phố kiểm
tra quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm của UBND các xã, phường, thị
trấn.
Trực tiếp kiểm tra
các đơn vị y tế được giao chức năng quản lý về lĩnh vực an toàn thực phẩm
trong địa bàn quản lý.
3. Kiểm tra việc
chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh,
dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố:
a) Hằng năm Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế huyện,
Trung tâm An toàn thực phẩm huyện, thành phố, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có
trách nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình Sở Y tế; Trung tâm Y tế,
Trung tâm An toàn thực phẩm huyện, thành phố trình UBND huyện, thành phố; Trạm
Y tế xã, phường, thị trấn trình UBND xã, phường, thị trấn;
b) Cơ quan tuyến
trên được kiểm tra các cơ sở thực phẩm do cơ quan tuyến dưới quản lý khi có sự
chỉ đạo của cấp trên, khi có sự cố về an toàn thực phẩm hoặc kiểm tra để đánh
giá hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Cơ quan tuyến dưới
được giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm của các bữa ăn do cơ sở kinh doanh, dịch
vụ ăn uống mà cơ quan tuyến trên quản lý khi cơ sở này phục vụ các sự kiện của
địa phương;
c) Việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường
phố trong khu vực lễ hội, hội chợ, hoặc các sự kiện văn hoá khác:
- Hội chợ, lễ hội,
sự kiện do cơ quan cấp tỉnh tổ chức, thì Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ
trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra;
- Hội chợ, lễ hội,
sự kiện do cơ quan cấp huyện tổ chức, thì Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm/Trung
tâm Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra;
- UBND xã, phường,
thị trấn tổ chức kiểm tra tại hội chợ, lễ hội, sự kiện do cấp xã tổ chức.
Điều 12. Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
Cơ quan được phân
cấp quản lý cơ sở có trách nhiệm tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm,
xác nhận tập huấn cho người trực tiếp chế biến kinh doanh thực phẩm của cơ sở
theo quy định.
Điều 13. Thu phí và lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
Việc thu phí, lệ
phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện theo quy định hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Sở Y tế: Có
trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành quản lý tổ chức thực hiện nghiêm túc
quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và Quy định này; tổ chức các hoạt động
thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,
thức ăn đường phố trên phạm vi toàn tỉnh, định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. UBND các huyện,
thành phố: Có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt các quy định
phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm; tổ chức các hoạt động kiểm tra, rà
soát, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh, dịch
vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố đảm bảo đúng quy định hiện hành; đồng
thời tăng cường hoạt động kiểm tra, hướng dẫn những cơ sở kinh doanh, dịch vụ
ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng
nhận; thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra các cơ sở trên địa bàn theo phân cấp,
định kỳ 6 tháng một lần báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
3. Các cơ quan được
giao nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận, kiểm tra cơ sở, thu phí, lệ phí có trách nhiệm
thực hiện đúng các quy định của pháp luật đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Điều 15. Trách
nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố
1. Thực hiện đúng
các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; tuân
thủ thực hiện các quy định tại Quy định này.
2. Khuyến khích
cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm niêm yết Giấy
chứng nhận nơi dễ nhìn, dễ thấy trong khu vực kinh doanh, dịch vụ ăn uống, kinh
doanh thức ăn đường phố của cơ sở. Báo cáo kịp thời hoạt động của cơ sở liên
quan đến việc cấp đổi Giấy chứng nhận cho cơ quan chức năng.
Điều 16. Điều khoản thi hành
Trong quá trình
thực hiện, nếu có phát sinh những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, các cơ quan,
tổ chức phản ánh về Sở Y tế (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC SỐ 01
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ
ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Quy định ban hành kèm Quyết định số: 37/2014/QĐ-UBND ngày
24/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
............,
ngày... tháng... năm 20.......
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
(Dùng cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống)
Kính gửi:.............................................................................................(1)
Họ và tên chủ cơ
sở:..................................................................................................
Tên cơ sở:..................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở
(theo đăng ký kinh
doanh):..................................................................
Điện thoại:...........................................Fax:................................................................
Địa chỉ cấp Giấy
chứng nhận
(2):..............................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Doanh thu dự kiến
(triệu đồng/tháng):.......................................................................
Số lượng công
nhân viên:................(trực tiếp:.................; gián tiếp:........................)
Đề nghị được cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:……….
....................................................................................................................................
Chúng tôi cam kết duy trì cơ sở bảo đảm
điều kiện an toàn thực phẩm như khi được cấp Giấy chứng nhận và chịu hoàn toàn
trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật./.
|
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(1) Tên cơ
quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm.
(2) Nếu trùng với địa chỉ đăng ký
kinh doanh thì ghi “tại trụ sở”.
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Quy định ban hành kèm Quyết định số: 37/2014/QĐ-UBND ngày
24/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
............,
ngày... tháng... năm 20.......
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI
GIẤY
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:..........................................................................(1)
Cơ sở...............................................đã
được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số............................,
ngày... tháng... năm............của..............................
..............................................................................................................................
(1)
Lý do đề nghị cấp đổi:.................................................................................................
....................................................................................................................................
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận
kèm theo đơn này bao gồm:
1..................................................................................................................................
2..................................................................................................................................
3..................................................................................................................................
4..................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định
điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở trong quá trình kinh doanh dịch vụ ăn uống,
kinh doanh thức ăn đường phố của mình và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi
phạm theo quy định của pháp luật.
|
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(1) Tên
cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm
PHỤ LỤC SỐ 03
MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN
THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH, DỊCH VỤ ĂN UỐNG
(Kèm theo Quy định ban hành kèm Quyết định số: 37/2014/QĐ-UBND ngày
24/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
............,
ngày... tháng... năm 20.......
BIÊN
BẢN THẨM ĐỊNH
ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH,
DỊCH VỤ ĂN UỐNG/KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
Thực hiện Quyết định số..........................,
ngày... tháng... năm............của............................
.......................................................................................................
Hôm nay, ngày.............
tháng.............năm....................., Đoàn thẩm định gồm có:
1...................................................................................................
Trưởng đoàn
2...................................................................................................
Thư ký
3...................................................................................................
Thành viên
4...................................................................................................
Thành viên
5...................................................................................................
Thành viên
Tiến hành thẩm định
điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở:...................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ.......................................................................................................................
Điện thoại......................................................Fax......................................................
Đại diện cơ sở:
1................................................................................................................................
2................................................................................................................................
KẾT
QUẢ THẨM ĐỊNH
I. Đối chiếu hồ sơ gốc:
1. Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh: [ ] Phù hợp
[ ] Không phù hợp
2. Giấy xác nhận
sức khoẻ: Số đăng ký:..................Số thực tế:................................
3. Xét nghiệm
phân (nếu thuộc đối tượng phải
XN):.................................................
4. Giấy xác nhận
tập huấn kiến thức ATTP: Số đăng ký............. Số thực tế:............
II. Thẩm định
điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Tổng diện
tích mặt bằng cơ sở:..........................................................................
2. Diện tích khu
vực kinh doanh dịch vụ ăn uống/thức ăn đường phố:.............
3. Địa điểm,
môi trường:..........................................................................................
....................................................................................................................................
4. Thiết kế, bố trí cơ sở:
a) Phù hợp với
quy mô kinh
doanh:............................................................................
b) Nguyên tắc một
chiều:............................................................................................
c) Cách biệt giữa
các khu vực:...................................................................................
d) Kho/khu vực
lưu giữ nguyên liệu:...........................................................................
....................................................................................................................................
đ) Khu vực/nơi sơ
chế:...............................................................................................
....................................................................................................................................
e) Khu vực/nơi nấu
ăn:...............................................................................................
....................................................................................................................................
g) Khu vực/nơi
kinh doanh, ăn uống:.........................................................................
...................................................................................................................................
h) Khu vực/nơi rửa
tay................................................................................................
i) Phòng/nơi thay bảo hộ lao động..............................................................................
k) Nhà vệ
sinh.............................................................................................................
l) Khu vực/nơi
thu gom, xử lý chất thải:......................................................................
m) Cống rãnh
thoát nước:..........................................................................................
....................................................................................................................................
5. Kết cấu cơ sở:
a) Độ vững chắc:........................................................................................................
b) Vật liệu tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm:...............................................................
c) Trần, nền
nhà:........................................................................................................
6. Hệ thống
thông gió (nếu có):...............................................................................
7. Hệ thống
chiếu sáng (nếu
có):.............................................................................
8. Hệ thống xử
lý chất thải, rác thải (nếu
có):.........................................................
9. Nguồn nước
sạch:
a) Nước dùng để
chế biến thực phẩm:.......................................................................
b) Nước đá sử dụng
trong ăn uống/bảo quản thực phẩm:.........................................
....................................................................................................................................
c) Nước vệ sinh
cơ sở, trang thiết bị dụng cụ:...........................................................
10. Nhà vệ
sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động:
a) Số lượng:................................................................................................................
b) Nước, xà
phòng, chất sát
trùng:.............................................................................
11. Nguồn gốc
nguyên liệu/phụ gia thực phẩm:....................................................
....................................................................................................................................
12. Sổ sách,
ghi chép kiểm thực ba bước (nếu
có):...............................................
....................................................................................................................................
13. Phương
tiện rửa và khử trùng tay:...................................................................
14. Trang thiết bị, dụng cụ:
a) Thiết bị, dụng
cụ bảo quản nguyên liệu:...................................................................
b) Dụng cụ chế biến
thức ăn sống/chín:.......................................................................
......................................................................................................................................
c) Dụng cụ ăn uống:......................................................................................................
d) Dụng cụ chứa đựng/bày
bán thức ăn:......................................................................
đ) Trang thiết bị
vận chuyển thức
ăn:...........................................................................
e) Thiết bị bảo
quản thực phẩm:...................................................................................
g) Bao bì chứa đựng
thức
ăn:.......................................................................................
h) Dụng cụ, thiết
bị vệ sinh cơ sở:................................................................................
i) Dụng cụ lưu mẫu
và bảo quản mẫu:.........................................................................
15. Phòng chống
côn trùng và động vật gây hại:...................................................
16. Điều kiện đối với người kinh
doanh dịch vụ ăn uống/kinh doanh thức ăn đường phố:
a) Găng tay/trang phục bảo hộ:....................................................................................
b) Vệ sinh cá
nhân (bàn tay, móng tay):.......................................................................
c) Tình trạng sức
khoẻ:.................................................................................................
17. Các nội
dung khác:...............................................................................................
III. Đánh giá và kết luận:
1. Đánh giá:
a) Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật
chất:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
b) Điều kiện trang
thiết bị dụng cụ:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
c) Điều kiện
con người:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Kết luận:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Đạt
□
Không đạt
□
Chờ hoàn thiện
□
Thời hạn hoàn thiện:
□ ngày kể từ ngày thẩm định.
Nếu quá thời hạn này, cơ quan thẩm
định không nhận được báo cáo hoàn thiện của cơ sở thì cơ sở được coi là không đạt
và phải thực hiện lại quy trình đề nghị thẩm định như ban đầu.
Biên bản kết thúc lúc:....giờ....phút
ngày..................tháng..................năm..................và lập thành
02 bản có giá trị pháp lý như nhau. Một bản do cơ quan thẩm định giữ và một bản
do chủ cơ sở giữ./.
Đại diện cơ sở
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Trưởng đoàn thẩm định
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC SỐ 04
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN
AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Quy định ban hành kèm Quyết định số: 37/2014/QĐ-UBND ngày
24/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
GIẤY
CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Cơ
quan cấp Giấy chứng nhận….…………….........................
CHỨNG
NHẬN
Tên cơ sở.....................................................................................................................
......................................................................................................................................
Chủ cơ sở.....................................................................................................................
......................................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................
......................................................................................................................................
Điện thoại
(Tel.):.....................................Fax:................................................................
Loại hình kinh
doanh, dịch vụ:.......................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................................
ĐỦ
ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH
Số cấp:........./20............./ATTP-CNĐK
Có hiệu lực đến ngày… tháng… năm………
|
………., ngày... tháng... năm 20.........
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
|