|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
36/2007/QĐ-BCN
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Công nghiệp
|
|
Người ký:
|
Bùi Xuân Khu
|
Ngày ban hành:
|
06/08/2007
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ CÔNG NGHIỆP
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 36/2007/QĐ-BCN
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 08 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY ĐẾN NĂM 2010
BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ
Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy đến
năm 2010 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu phát triển
1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành da - giầy thành một ngành kinh tế quan trọng
phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho
người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Đảm bảo cho các doanh nghiệp da - giầy phát triển bền vững với
công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9 000,
quản lý môi trường đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14 000.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Các chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu giầy dép, da và đồ da đến năm
2010:
Sản phẩm chủ yếu
|
Đơn vị
tính
|
Năm
2000
|
Năm
2005
|
Năm
2010
|
1. Kim ngạch xuất khẩu
|
1.000 USD
|
1.468
|
3.039
|
6.200
|
2. Giải quyết lao động
|
1.000 người
|
400
|
540
|
820
|
3. Sản phẩm chủ yếu
|
|
|
|
|
- Giầy, dép các loại
|
1.000 đôi
|
302.800
|
499.000
|
720.000
|
- Cặp, túi các loại
|
1.000 cái
|
31.000
|
51.700
|
80.700
|
- Da thuộc các loại
|
1.000 sqft
|
15.100
|
47.000
|
80.000
|
2. Quy hoạch phát triển sản phẩm và bố trí quy hoạch trên địa
bàn
2.1. Quy hoạch phát triển sản phẩm
a) Khuyến khích mọi
thành phần tham gia đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da - giầy. Ưu
tiên phát triển các cơ sở thuộc da có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, sắp
xếp và hiện đại hoá các cở sở thuộc da hiện có để nâng cao sản lượng và chất lượng
da thuộc, khai thác tối đa nguồn nguyên liệu da trong nước;
b) Kết hợp công nghiệp chế biến da với việc khuyến khích phát
triển chăn nuôi công nghiệp, giết mổ tập trung để nâng cao chất lượng, sản lượng
da nguyên liệu. Phối hợp với các ngành dệt, nhựa, cơ khí để phát triển nguyên
phụ liệu đáp ứng yêu cầu của ngành;
c) Khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy dép, đồ da để phục
vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung có
đủ điều kiện về hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và
ngoài nước tham gia đầu tư;
2.2. Quy hoạch theo vùng lãnh thổ
Bố trí sản xuất và đầu tư của ngành da - giầy trên toàn quốc
được xác định thành 3 vùng (có Phụ lục đính kèm). Tạo ra sự phát triển cân đối
theo vùng và lãnh thổ nhằm tận dụng hết lợi thế về nhân công, nguồn nguyên liệu
của tùng vùng, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế của từng vùng theo từng
giai đoạn.
3. Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành da - giầy
Tổng vốn cho đầu tư giai đoạn 2006 đến năm 2010 dự kiến là
9.153,50 tỷ đồng, trong đó, tổng vốn đầu tư chiều sâu là 1.844,20 tỷ đồng, tổng
vốn đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da giai đoạn 2006 – 2010 là 604,0 tỷ đồng.
Ngoài ra, dự kiến thu hút 5.598,94 tỷ đồng vốn đầu tư nước ngoài (tương đương
347,76 triệu USD).
Các doanh nghiệp trong ngành da - giầy huy động vốn từ các
thành phần kinh tế trong và và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh,
liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua
thị trường chứng khoán.
4. Hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch
4.1. Giải pháp về đầu tư
a) Xây dựng danh mục các dự án đầu tư với mục tiêu đón đầu
để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh
tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành da - giầy, trong đó ưu tiên đầu
tư phát triển nguồn nguyên liệu, phụ liệu cho ngành;
b) Đầu tư mới các nhà máy chế biến da với công nghệ tiên
tiến, hiện đại, đối với các nhà máy thuộc da hiện có đầu tư chiều sâu để hiện đại
hoá nhằm nâng cao chất lượng da thuộc cho các doanh nghiệp sản xuất giầy dép;
liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác để đầu tư sản xuất nguyên liệu
giả da, phụ liệu cung cấp cho ngành, giảm dần phần nhập khẩu từ nước ngoài;
c) Khuyến khích mọi
thành phần kinh tế đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy, dép, túi cặp để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Dịch chuyển các doanh nghiệp sản xuất
các mặt hàng này về các địa phương để giảm sức ép về lao động đồng thời tạo điều
kiện giải quyết công ăn việc làm và thay đổi cơ cấu lao động cho các địa
phương;
d) Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành da - giầy có đủ
các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật và xử lý môi trường để kêu gọi và tạo điều
kiện cho các nhà đầu tham gia đầu tư vào ngành da - giầy;
4.2. Giải pháp cung ứng nguyên phụ liệu
a) Tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để
tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào
trong nước cho sản xuất, thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành
công nghiệp, tăng sự chủ động về nguyên vật liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các
tác động từ bên ngoài, giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản
phẩm xuất khẩu;
b) Cùng với việc xây dựng các nhà máy sản
xuất nguyên phụ liệu, cần xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu để
tăng khả năng cung ứng về nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu
ngày càng gia tăng của việc sản xuất giầy dép xuất khẩu;
4.3. Giải pháp tổ chức quản lý và phát
triển nguồn nhân lực
a) Tăng cường hoạt động phối hợp, phân
công sản xuất trong toàn ngành theo hướng chuyên môn hoá, hiệp tác hoá;
b) Nghiên cứu và triển khai ứng dụng mô
hình quản lý tiên tiến, hiện đại, tinh giản bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả
điều hành trong doanh nghiệp;
c) Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn và nghiệp vụ; tuyển dụng cán bộ làm công tác pháp lý, am hiểu luật pháp Việt
Nam và quốc tế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định pháp luật
hiện hành;
d) Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế
giầy, đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về marketing và xuất nhập khẩu cho doanh
nghiệp. Đây là lực lượng chủ yếu giúp doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản
xuất phù hợp, phát triển bền vững. Chú trọng tạo dựng một đội ngũ công nhân đủ
về số lượng, thạo về tay nghề đảm bảo đủ điều kiện tiếp thu công nghệ mới, năng
động sáng tạo;
đ) Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng các lớp trung học kỹ
thuật và cao đẳng về ngành da giầy. Có chế độ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo
viên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của ngành;
e) Đối với trình độ đại học trở lên đào tạo chính quy tại các
trường đại học trong nước và nước ngoài;
4.4. Giải pháp về thị trường
a) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị xuất
khẩu để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu;
b) Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ hiện
đại trong sản xuất nguyên phụ liệu, sản phẩm, mẫu mốt thời trang chủ động hội
nhập vững chắc với nền kinh tế thế giới;
4.5. Giải pháp về tài chính
a) Khuyến khích và tạo
mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành da - giầy. Huy
động vốn thông qua liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập công ty cổ phần, việc
phát hành cổ phiếu trái phiếu trên thị trường chứng khoán;
b) Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách cho hoạt động
nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên cứu
và đào tạo. Đối với các dự án xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, các dự
án xử lý môi trường được sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn tín dụng của Nhà nước;
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo
phát triển ngành theo Quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Thương mại; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo chức năng của
mình phối hợp với Bộ Công nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp, các địa phương
trong việc triển khai Quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ
thể hoá Quy hoạch phát triển ngành da - giầy trên địa bàn tỉnh, thành phố; tham
gia với các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch được
phê duyệt để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam
phối hợp với Bộ Công nghiệp thực hiện Quy hoạch bằng các hình thức: tuyên truyền,
phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng các doanh nghiệp ngành công nghiệp da - giầy
cả nước để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với
Quy hoạch.
Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh
các chính sách, cơ chế để phát triển ngành công nghiệp da - giầy theo Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- VPCP: BTCN, các Phó chủ nhiệm,
Website Chính phủ, Công báo;
- BCN: LĐB, Vụ KH, KHCN, TCKT, PC, Viện NCCL;
- Lưu: VT, TDTP
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Xuân Khu
|
PHỤ LỤC
QUY
HOẠCH THEO VÙNG LÃNH THỔ
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 36 /2007/QĐ-BCN ngày 06 tháng 8
năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp)
Sản phẩm chủ yếu
|
Tỷ lệ năng lực sản xuất
từng vùng
|
Vùng 1
|
Vùng 2
|
Vùng 3
|
1. Giầy dép các loại
|
25 – 33%
|
60 – 68%
|
7 – 10%
|
2. Sản xuất nguyên vật liệu, đế, mũ giầy (không từ da
thuộc).
|
20 – 30%
|
60 – 70%
|
5 – 10%
|
3. Da thuộc các loại
|
20 – 25%
|
70 – 75%
|
5 – 7%
|
Vùng 1: Vùng đồng bằng sông Hồng lấy thành phố Hà Nội làm
trung tâm.
Vùng 2: Vùng đồng bằng sông Cửu Long lấy thành phố Hồ Chí Minh
làm trung tâm.
Vùng 3: Vùng miền Trung từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Khánh
Hoà, lấy thành phố Đà Nẵng làm trung tâm.
Quyết định 36/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
THE
MINISTER OF INDUSTRY
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness
|
No.
36/2007/QD-BCN
|
Hanoi,
August 6, 2007
|
DECISION APPROVING
THE MASTER PLAN ON THE DEVELOPMENT OF THE LEATHER AND FOOTWEAR INDUSTRY UP TO
2010 THE MINISTER OF INDUSTRY Pursuant to the Governments
Decree No. 55/2003/ND-CP of May 28, 2003, defining the functions, tasks, powers
and organizational structure of the Ministry of Industry;
Pursuant to the Governments Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on
elaboration, approval and management of socio-economic development planning;
At the proposal of the director of the Food and Consumer Goods Industry
Department, DECIDES: Article 1. To approve the
master plan on the development of the leather and footwear industry to 2010
with the following principal contents: 1. Development objectives 1.1. General objectives ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To ensure sustainable
development for leather and footwear enterprises by application of modern
technologies and ISO 9000-standard quality control and ISO 14 000-standard environment
management systems. 1.2. Specific targets Targets for production and
export of footwear, leather and leather products to 2010: Major products Unit of calculation Year 2000 Year 2005 Year 2010 1. Export value ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1,468 3,039 6,200 2. Job generation 1,000 laborers 400 540 820 3. Major products ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Shoes and slippers of all
kinds 1,000 pairs 302,800 499,000 720,000 - Briefcases and bags of all
kinds ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 31,000 51,700 80,700 - Tanned leather of all kinds 1,000 square feet 15,100 47,000 80,000 2. Product development
planning and regional planning ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ To encourage all sectors to
invest in the production of leather and footwear materials and accessories. To
prioritize the development of tanning establishments having advanced
technologies and modern equipment, arrange and modernize existing tanning
establishments to raise the output and quality of tanned leather, and make full
exploitation of domestic leather material sources; b/ To combine the leather
processing industry with the encouragement of industrial breeding development
and slaughtering to raise the quality and output of raw leather. To coordinate
with textile, plastics and engineering industries in developing raw materials
and accessories to meet the industry’s requirements; c/ To encourage all economic
sectors to invest in the production of footwear and leather products for
domestic consumption and export. To build industrial parks meeting requirements
on infrastructure and environmental treatment to attract domestic and overseas
investors. 2.2. Regional planning The leather and footwear
industry’s production and investment activities are arranged in three regions
in the country (see the Appendix enclosed). To create balanced territorial and
regional development to make full use of each regions advantages of labor and
raw material sources while conforming with each regions economic development
strategies in each period. 3. Investment capital demand
of the leather and footwear industry The total investment capital for
the 2006-2010 period is estimated at VND 9,153.5 billion, of which total
capital for intensive investment is VND 1,844.2 billion, total capital for
investment in tanning development is VND 604 billion. In addition, to
expectedly attract VND 5,598.94 billion in foreign investment (equivalent to
USD 347.76 million). Leather and footwear enterprises
shall mobilize capital from domestic and overseas economic sectors in the forms
of joint venture, association, establishment of joint stock companies, and
issuance of stocks and bonds on the securities market. 4. Solutions and policies for
the master plan implementation ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ To elaborate a portfolio of
investment projects to proactively call for domestic and overseas investment,
encouraging all domestic and overseas economic sectors to invest in the leather
and footwear industry with priority given to the development of the industry’s
raw material sources and accessories; b/ To invest in new leather
processing mills with modern and advanced technologies, to make intensive
investment in modernizing existing tanning factories to raise the quality of
tanned leather for footwear production enterprises; to associate or set up
joint ventures with other enterprises to produce imitation leather materials
and accessories for the industry, gradually reducing foreign imports; c/ To encourage all economic
sectors to invest in the production of footwear and bag products to meet
domestic and export demands. To relocate enterprises producing these products
to localities so as to ease labor pressure while creating conditions for
localities to generate jobs and restructure their labor, d/ To build leather and footwear
industrial parks that fully meet requirements on infrastructure, technique and
environmental treatment to call for and facilitate leather and footwear
investment. 4.2. Solutions on raw material
and accessory supply a/ To concentrate investment in
the development of satellite industries to raise the supply of domestic raw
materials, semi-products and input accessories for production, boosting
interactive support between industries, increasing the capacity of self-supply
of input materials to reduce external impacts, cutting production costs and
increasing the added value of export products; b/ Together with the
construction of raw material and accessory factories, it is necessary to build
raw material and accessory supply centers to increase the supply of raw
materials and accessories for enterprises and meet the increasing demand of
export footwear production; 4.3. Solutions on management
organization and human resource development a/ To intensify the coordination
and division of production activities within the entire industry in a
professional and cooperative manner; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ To conduct regular training
in professional knowledge and skills; to recruit legal staff conversant with
Vietnamese and international laws to ensure the lawfulness of production and
business activities; d/ To prioritize training of
footwear designers and sales staff good at marketing and import-export
operations to help enterprises adopt appropriate production modes and develop sustainably. To attach importance to developing a
sufficient number of skilled workers who are creative, dynamic and capable of
learning new technologies; dd/ To
continue improving the quality of footwear industry training courses of
technical high-school and college levels. To adopt mechanisms for training and
re-training trainers to meet the industry’s training demand; e/ To arrange university or higher-level
training at domestic and overseas universities. 4.4. Market solutions a/ To intensify trade promotion
and export marketing activities to develop and expand export markets; b/ To research and develop new
products, and apply modern technologies to production of raw materials,
accessories, products and fashion designs for proactive and firm integration
into the world economy. 4.5. Financial solutions a/ To encourage and create
conditions for all economic sectors to invest in the development of the leather
and footwear industry. To raise capital through joint venture, partnership,
capital contribution to joint stock company establishment, and issuance of
stocks and bonds on the securities market; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 2. Organization
of implementation 1. The Ministry of Industry
shall coordinate with concerned ministries and branches and provincial/
municipal Peoples Committees in directing the leather and footwear industry’s
development in accordance with the approved master plan. 2. The Ministries of Planning
and Investment; Finance; Agriculture and Rural Development; Trade; Science and
Technology; and Natural Resources and Environment; the State Bank of Vietnam
and the Vietnam Development Bank shall, according to their functions, coordinate
with the Ministry of Industry in supporting enterprises and localities to
implement the approved master plan. 3. Provincial/municipal Peoples
Committees shall materialize the master plan on the development of the leather
and footwear industry in their provinces/cities; join ministries and branches
in inspecting and supervising the approved master plans implementation to
ensure its conformity and consistency with their local socio-economic
development planning. 4. The Vietnam Leather and
Footwear Association shall coordinate with the Ministry of Industry in
implementing the master plan by supplying information and guidance on the
master plan for leather and footwear enterprises nationwide to orient and plan
their production and business development in conformity with the master plan. To study and propose to state
management agencies amendments to policies and mechanisms to develop the
leather and footwear industry according to the master plan. Article 3. This Decision
takes effect 15 days after its publication in CONG BAO. Article 4. Ministers, heads of
ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents
of provincial/municipal Peoples Committees, and concerned agencies shall
implement this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. APPENDIX
REGIONAL
PLANNING
(Attached to the Industry Ministers Decision No. 36/2007/QD-BCN of August 6,
2007) Major products Proportion of each regions
production capacity Region 1 Region 2 Region 3 ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 25-33% 60-68% 7-10% 2. Production of raw
materials, shoe soles and caps (not made from tanned leather) 20-30% 60-70% 5-10% 3. Tanned leather of all kinds 20-25% ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5-7% Region 1: The Red River delta
region with Hanoi as its center Region 2: The Mekong delta
region with Ho Chi Minh City as its center Region 3: The central region
from Thua Thien Hue
province to Khanh Hoa
province with Da Nang city
as its center.
Quyết định 36/2007/QĐ-BCN ngày 06/08/2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giầy đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
5.089
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|