BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3575/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 04 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN NGHỊ
QUYẾT SỐ 19/NQ-CP NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC
GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày
18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động
của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của
Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc
Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lãnh đạo Bộ;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, KH (2).
|
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19/NQ-CP NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3575/QĐ-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
I. MỤC TIÊU CỦA KẾ
HOẠCH
Tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột
phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là xây dựng, sửa
đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát
triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng các cơ chế, chính sách về quyền sở hữu tài
sản, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của cổ
đông thiểu số, các quy định về phá sản, giải thể, cạnh tranh... Xây dựng cơ chế
vận hành đồng bộ, thông suốt các thị trường hàng hóa, lao động, chứng khoán, bất
động sản, khoa học công nghệ và các loại thị trường khác, bảo đảm phân bổ và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong các ngành, lĩnh vực như là một phương thức phát triển mới, đổi mới quy
trình quản lý, sản xuất và dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề.
Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; kỹ năng
quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế với lộ
trình phù hợp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tài chính, nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thị
trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong giai đoạn 2014-2015 tập trung cải
thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy
trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành
chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan
hành chính nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước
ASEAN-6.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với
Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu
quả các kế hoạch của Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và thực
hiện Nghị quyết số 67/2013/QH1 của Quốc hội về việc tăng cường công tác thi
hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban
hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Đôn đốc việc triển khai Kế hoạch rà
soát thủ tục hành chính năm 2014, hoàn thành đúng tiến độ theo Quyết định
2333/QĐ-BCT ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế
hoạch rà soát, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính năm 2014 thuộc phạm
vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất việc bổ
sung các thủ tục hành chính khác có liên quan đến các chỉ số xếp hạng năng lực
cạnh tranh để rà soát, lên phương án đơn giản hóa trình Bộ hoặc gửi Bộ Tư pháp
thẩm định, báo cáo Chính phủ.
- Rà soát thủ tục hành chính đồng thời
với công tác rà soát ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm phát hiện, lên
phương án xử lý các quy định, thủ tục hành chính ban hành không đúng thẩm quyền
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 160/TTg-ĐMDN ngày 27 tháng 01
năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Nghiên cứu xây dựng Đề án "Thí
điểm cơ chế một cửa tập trung trong niêm yết, tiếp nhận một số thủ tục hành
chính của các đơn vị có thủ tục hành chính tại Cơ quan Bộ Công Thương" (trừ
các Cục, Tổng cục) trên cơ sở bố trí, sắp xếp tập trung cán bộ của các đơn vị
có thủ tục hành chính trực tiếp tiếp nhận, trả hồ sơ thủ tục hành chính tại một
bộ phận (việc xem xét xử lý vẫn nằm ở các đơn vị) nhằm tăng cường công khai,
minh bạch, hiệu quả trong công tác thực hiện thủ tục hành chính tại Cơ quan Bộ;
nghiên cứu, đề xuất nhân rộng mô hình một cửa niêm yết công khai, tiếp nhận, trả
hồ sơ tại các Cục, Tổng cục thuộc Bộ Công Thương hướng tới giảm thiểu thời gian
thực hiện thủ tục hành chính cho cá nhân, doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm
tra nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số
11/2014/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại các cơ quan, đơn vị, Sở Công
Thương có thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hoạt động Bộ Công
Thương theo Kế hoạch kiểm tra nghiệp vụ do Bộ trưởng ban hành.
- Công khai, minh bạch trên Internet
về thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực
tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Chủ động bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực,
có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục
hành chính bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp,
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong triển khai dự án đầu
tư; phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu,
gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ.
2. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước; tập hợp, rà soát và đánh giá
tình hình thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, có giải pháp tăng cường và
nâng cao hiệu quả cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do Bộ Công Thương quản
lý; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, xây dựng vả quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh
tranh.
3. Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công.
4. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa
theo đề án đã được phê duyệt.
5. Cục Điều tiết điện lực phối hợp với
các đơn vị liên quan triển khai thực hiện và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam
khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm các thủ tục, thời gian
và chi phí tiếp cận để được cấp điện đối với các dự án của doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, phấn đấu giảm tối đa thời gian cung cấp điện, tốt nhất là
không quá 70 ngày (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 50,3 ngày).
6. Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp
nhẹ phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập
trung cho cơ khí chế tạo máy nông nghiệp và ngành dệt may.
7. Cục Quản lý thị trường, Cục Quản
lý cạnh tranh phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý đúng
pháp luật các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thương
mại, lũng đoạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh đi đôi với tạo điều kiện
thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh.
8. Vụ Chính sách thương mại đa biên
chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thúc đẩy thực hiện đồng bộ, có hiệu
quả các cam kết thương mại quốc tế, trước mắt là hướng tới việc hình thành Cộng
đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 và các Hiệp định thương mại tự do với các đối
tác kinh tế lớn.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương
theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Định kỳ 6 tháng và 1 năm, tổng hợp, đánh
giá, báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ
Công Thương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh gửi
Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm tổng
hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ và gửi báo cáo tới Hội đồng quốc gia về Phát triển bền
vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ về cải thiện môi trường, kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Vụ
Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo, đánh giá về năng lực cạnh
tranh của Bộ Công Thương gửi Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng
cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá về năng lực cạnh
tranh của Việt Nam, báo cáo Chính phủ.