Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 327-QĐ/NH5 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đỗ Quế Lượng
Ngày ban hành: 04/10/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 327-QĐ/NH5

Hà Nội , ngày 04 tháng 10 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố theo Lệnh số 37-LCT/HĐNN8 và Lệnh số 38-LCT/HĐNN8 ngày 24-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Văn bản số 3329-ĐMDN ngày 11-7-1996 của Chính phủ uỷ quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam;
Căn cứ văn bản số 3575-ĐMDN ngày 18-7-1997 của Chính phủ uỷ quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tạm thời phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của các Ngân hàng quốc doanh;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam và Vụ trưởng Vụ các Định chế tài chính Ngân hàng Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương gồm 11 chương, 58 Điều kèm theo Quyết định này.

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 251-QĐ/NH5 ngày 11-11-1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc xác nhận cho phép áp dụng Điều lệ Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Điều 3.- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Vụ trưởng Vụ các Định chế tài chính, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Đỗ Quế Lượng

(Đã Ký)

 

ĐIỀU LỆ

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(phê chuẩn theo Quyết định số 327-QĐ/NH5 ngày 4-10-1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Ngân hàng Công thương Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Công thương) là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau trong hoạt động kinh doanh về các lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và tiếp thị; Ngân hàng Công thương thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính - tiền tệ - ngân hàng đối với các khách hàng trong nước và ngoài nước.

Ngân hàng Công thương được thành lập theo Quyết định số 402-CT ngày 14-11-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 285-QĐ/NH5 ngày 21-9-1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty nhà nước quy định tại Quyết định số 90-TTg ngày 7-3-1994 theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao; nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn Ngân hàng Công thương; đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Điều 2.- Ngân hàng Công thương có:

1. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

2. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF VIET NAM, gọi tắt là VIETINCOMBANK, viết tắt là ICBV.

Trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.

3. Điều lệ Tổ chức và hoạt động; bộ máy quản lý và điều hành.

4. Vốn và tài sản:

a. Vốn điều lệ được Chính phủ ấn định là 1.100.000.000.000đ (một ngàn một trăm tỷ đồng).

b. Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước do Ngân hàng Công thương quản lý.

5. Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và tại các Ngân hàng trong nước và nước ngoài.

6. Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của pháp luật.

Điều 3.- Ngân hàng Công thương có thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định thành lập lại theo mô hình Tổng công ty nhà nước.

Điều 4.- Ngân hàng Công thương được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng Giám đốc.

Điều 5.- Ngân hàng Công thương chịu sự quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng quy định; đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng của chủ sở hữu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

Điều 6.- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Ngân hàng Công thương hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổ chức Công đoàn và tổ chức chính trị xã hội khác trong Ngân hàng Công thương hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức đó.

Chương 2:

MỤC I. QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Điều 7.- Ngân hàng Công thương có quyền:

1. Quản lý, sử dụng vốn, đất đai, các nguồn lực khác của Nhà nước giao và nguồn vốn huy động, nguồn vốn tài trợ uỷ thác và vốn vay theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc được uỷ nhiệm.

2. Giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Ngân hàng Công thương đã nhận của Nhà nước, điều chỉnh các nguồn lực đã giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết phù hợp với kế hoạch phát triển chung của Ngân hàng Công thương.

3. Chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Công thương, trừ những tài sản và những thiết bị quan trọng theo quy định của Chính phủ thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai thuộc quyền quản lý và sử dụng của Ngân hàng Công thương thì thực hiện theo pháp luật về đất đai.

Điều 8.- Trong khuôn khổ quy định của pháp luật, Ngân hàng Công thương có quyền tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sau:

1. Huy động vốn:

a. Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và dân cư trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

b. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.

2. Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân cho các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.

3. Vay vốn Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, các tổ chức khác ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài.

4. Cho vay:

a. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế;

b. Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ trị giá được bằng tiền.

5. Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính (kể cả nhập khẩu và tái xuất đối với các thiết bị cho thuê).

6. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh khác cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước.

7. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại.

8. Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác vào các doanh nghiệp và tổ chức tài chính - tín dụng khác.

9. Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố động sản.

10. Kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý (kể cả xuất, nhập khẩu).

11. Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

12. Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán cho khách hàng.

13. Cất giữ, bảo quản, quản lý các chứng khoán, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các tài sản quý khác cho khách hàng.

14. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, đại lý ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm; quản lý tiền vốn và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.

15. Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã được chuyển thành tài sản thuộc sở hữu nhà nước do Ngân hàng Công thương quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh; tự doanh hoặc liên doanh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ kinh doanh và được phép cho thuê phần năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật tạm thời chưa sử dụng.

16. Kinh doanh những ngành nghề khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

17. Thực hiện các nghiệp vụ uỷ nhiệm khác của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.

Điều 9.- Ngân hàng Công thương có quyền tổ chức quản lý, kinh doanh như sau:

1. Tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với pháp luật và mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước giao.

2. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

3. Đặt các Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện những nội dung hoạt động nghiệp vụ kinh doanh nêu ở Điều 8 của Điều lệ này; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Ngân hàng Công thương và nhu cầu của thị trường.

5. Lựa chọn thị trường và thống nhất phân công thị trường giữa các đơn vị thành viên.

6. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Ban hành các văn bản về quy chế, quy định và các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật, quản lý cần thiết trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương.

7. Trong khuôn khổ quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương được:

a. Quy định mức lãi suất cụ thể của các loại tiền gửi, tiền vay;

b. Xác định mức cho vay cao nhất đối với khách hàng;

c. Xác định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng và tiền phạt vi phạm áp dụng trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của Ngân hàng Công thương;

d. Xác định tỷ giá hối đoái về kinh doanh ngoại tệ.

8. Khởi kiện các tranh chấp về kinh tế, dân sự và đề nghị khởi tố các vụ án hình sự liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Công thương.

9. Yêu cầu khách hàng vay vốn xuất trình tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính để xem xét cho vay, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay.

10. Từ chối quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh doanh dịch vụ khác với khách hàng nếu thấy các quan hệ này trái với quy định của pháp luật hoặc không đem lại hiệu quả kinh tế hoặc không có khả năng thu hồi vốn.

11. Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, đơn giá tiền lương trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước.

12. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động và phân cấp việc tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động và các quy định khác của pháp luật; quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở đơn giá tiền lương, chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Công thương.

13. Tham gia các tổ chức hiệp hội trong nước và quốc tế phù hợp với ngành nghề của mình.

14. Trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng hợp tác khoa học kỹ thuật và đào tạo cán bộ ngân hàng, nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Mời và tiếp các đối tác kinh doanh trong nước và nước ngoài của Ngân hàng Công thương; quyết định cử người của Ngân hàng Công thương (kể cả các đơn vị thành viên) ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan khảo sát; đối với các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc khi ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát thì phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. Các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và các chuyên viên giúp việc Hội đồng quản trị ra nước ngoài công tác, học tập do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định. Phó Tổng Giám đốc và các chức danh khác trong bộ máy giúp việc và kiểm tra nội bộ ra nước ngoài do Tổng Giám đốc quyết định.

Điều 10.- Ngân hàng Công thương có quyền quản lý tài chính như sau:

1. Tự chủ tài chính, chủ động trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn để bảo đảm sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương theo quy định của pháp luật.

2. Được sử dụng vốn, đất đai và các quỹ của Ngân hàng Công thương để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả, đúng với các quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu nhà nước đối với Ngân hàng Công thương; được phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngân hàng theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Công thương tại các tổ chức tín dụng để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.

4. Được thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung theo quy định của pháp luật.

5. Được sử dụng phần lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật.

6. Được hưởng các chế độ trợ cấp về nguồn vốn, bù đắp về lợi nhuận kinh doanh hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Chính phủ.

7. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước.

Điều 11.- Ngân hàng Công thương có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.

MỤC II. NGHĨA VỤ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Điều 12.-

1. Ngân hàng Công thương có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được Nhà nước giao.

2. Ngân hàng Công thương có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về:

a. Hoàn trả lại tiền cho người gửi tiền;

b. Các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Công thương tại thời điểm thành lập lại theo mô hình Tổng công ty;

c. Trả các khoản tín dụng quốc tế mà Ngân hàng Công thương được vay lại của Chính phủ hoặc của Ngân hàng Nhà nước để sử dụng vào các mục đích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương hoặc cho các mục tiêu nhiệm vụ được Nhà nước giao;

d. Trả các khoản tín dụng do Ngân hàng Công thương trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng đã được Ngân hàng Công thương bảo lãnh cho các đơn vị thành viên và khách hàng vay theo hợp đồng bảo lãnh, nếu các đơn vị này không có khả năng trả nợ khi đến hạn.

Điều 13.- Ngân hàng Công thương có nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh như sau:

1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của Ngân hàng Công thương và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các cam kết giữa mình với khách hàng; giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng, trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm, phù hợp với nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường.

3. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự đã ký với các đối tác.

4. Góp phần đáp ứng các nhu cầu của thị trường tiền tệ và tham gia giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, bảo đảm các mục tiêu lớn trong việc thực hiện chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

5. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý; sử dụng các nguồn thu từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của Ngân hàng Công thương.

6. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Ngân hàng Công thương.

7. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.

8. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Nhà nước, báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.

9. Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 14.- Ngân hàng Công thương có nghĩa vụ:

1. Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các quy định khác của Nhà nước; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của Ngân hàng Công thương.

2. Công bố công khai Báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của Ngân hàng Công thương theo quy định của Bộ Tài chính và của Ngân hàng Nhà nước.

3. Nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản do Ngân hàng Công thương điều động giữa các đơn vị thành viên theo hình thức ghi tăng, ghi giảm vốn thì không phải nộp lệ phí trước bạ; các dịch vụ luân chuyển nội bộ giữa các đơn vị thành viên để phục vụ yêu cầu cung ứng vốn và kinh doanh không phải nộp thuế doanh thu.

Chương 3:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT

Điều 15.-

1. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Ngân hàng Công thương, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Ngân hàng Công thương theo nhiệm vụ Nhà nước giao.

2. Hội đồng quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:

a. Nhận vốn (kể cả các khoản nợ được coi là vốn), đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Ngân hàng Công thương.

Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng Giám đốc đề nghị về việc giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên và phương án điều hoà vốn, các nguồn lực khác giữa các đơn vị thành viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phương án đó;

b. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Ngân hàng Công thương, trong đó có việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, các nguồn lực được giao, việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, các quy định của pháp luật và việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;

c. Thông qua đề nghị của Tổng Giám đốc để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Ngân hàng Công thương, quyết định mục tiêu, kế hoạch hàng năm của Ngân hàng Công thương và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để Tổng Giám đốc giao cho các đơn vị thành viên;

d. Phê duyệt phương hướng, kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn và các chỉ tiêu bảo đảm an toàn vốn trong nội bộ Ngân hàng Công thương do Tổng Giám đốc trình;

đ. Tổ chức thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư, dự án đầu tư mới, dự án hợp tác đầu tư với bên nước ngoài bằng vốn do Ngân hàng Công thương quản lý;

e. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt hoặc nếu được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền thì quyết định các dự án liên doanh hùn vốn, mua cổ phần theo quy định của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước; quyết định các hợp đồng kinh tế khác có giá trị lớn;

g. Phê duyệt và giám sát thực hiện các mức lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí dịch vụ, mức tiền thưởng, tiền phạt vi phạm áp dụng từng thời gian trong hoạt động kinh doanh đối với các khách hàng và các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, đơn giá tiền lương trong nội bộ Ngân hàng Công thương theo đề nghị của Tổng Giám đốc trên cơ sở quy định chung của ngành Ngân hàng và của Nhà nước;

h. Xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn Điều lệ và những nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương;

i. Phê chuẩn Điều lệ, Quy chế Tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và những nội sung sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoặc Quy chế Tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Quyết định đặt các Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng Công thương ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Phê chuẩn phương án tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương do Tổng Giám đốc trình. Đề nghị thành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật;

k. Thông qua các văn bản dự thảo hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng và các văn bản dự thảo quy chế, quy định và các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật, quản lý trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương để Tổng Giám đốc ký ban hành;

l. Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát và phê duyệt Quy định chế độ làm việc của bộ máy kiểm tra nội bộ Ngân hàng Công thương;

m. Phê duyệt tiêu chuẩn, phương án quy hoạch, đào tạo Giám đốc, Phó Giám đốc các đơn vị thành viên và trưởng phòng, ban tại trụ sở chính Ngân hàng Công thương, các Quy chế về tài chính, lao động, đào tạo, tuyển dụng, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Ngân hàng Công thương;

n. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thay thế thành lập Hội đồng quản trị theo quy định của Chính phủ;

+ Chuẩn y chức danh Trưởng ban Ban Kiểm soát;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Công thương;

o. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên khác của Ban Kiểm soát;

Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc các đơn vị thành viên, Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ và người quản lý trực tiếp phần vốn góp của Ngân hàng Công thương tại doanh nghiệp khác theo đề nghị của Tổng Giám đốc;

p. Quyết định tổng biên chế bộ máy quản lý, điều hành và kinh doanh của Ngân hàng Công thương và điều chỉnh khi cần thiết, theo đề nghị của Tổng Giám đốc;

q. Phê duyệt phương án do Tổng Giám đốc đề nghị về việc hình thành và sử dụng các quỹ tập trung theo quy định;

r. Thông qua phương án tăng vốn điều lệ, bảo lãnh các khoản vay, thanh lý tài sản của các đơn vị thành viên để Tổng Giám đốc quyết định. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính quyết định đối với các trường hợp thanh lý những tài sản, thiết bị quan trọng vượt thẩm quyền; thông qua kế hoạch huy động vốn hàng năm (dưới mọi hình thức) của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập để Tổng Giám đốc quyết định theo quy định của pháp luật;

s. Thông qua báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm của Ngân hàng Công thương, báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có bảng cân đối tài sản) và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Công thương và của các đơn vị thành viên do Tổng Giám đốc trình; yêu cầu Tổng Giám đốc công bố báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật.

t. Thông qua các vấn đề về tố tụng, tranh chấp, liên quan đến Ngân hàng Công thương theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ cho phép đặt Ngân hàng Công thương trong tình trạng bảo tồn;

u. Ban hành Nội quy bảo mật trong kinh doanh, các thông tin kinh tế nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, do Tổng Giám đốc trình, để áp dụng thống nhất trong toàn Ngân hàng Công thương;

v. Quyết định các chủ trương và nguyên tắc về hợp tác khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ ở trong và ngoài nước của Ngân hàng Công thương; x. Được nêu ý kiến giải trình về các nội dung kết luận và được quyền khiếu nại về quyết định xử lý của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với việc thanh tra, kiểm tra Ngân hàng Công thương;

y. Phê duyệt và quyết định các vấn đề khác do Tổng Giám đốc trình theo thẩm quyền.

Điều 16.-

1. Hội đồng quản trị có 5 hoặc 7 thành viên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp nhà nước.

2. Hội đồng quản trị gồm một số thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị, một thành viên kiêm Tổng Giám đốc, một thành viên kiêm Trưởng ban Ban Kiểm soát và một số thành viên kiêm nhiệm là các chuyên viên có kinh nghiệm về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương.

4. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm và được thay thế trong những trường hợp sau:

a. Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ của Ngân hàng Công thương;

b. Không đủ khả năng đảm nhiệm công việc và theo đề nghị của ít nhất 2/3 số thành viên đương nhiệm của Hội đồng quản trị;

c. Xin từ nhiệm, nếu có lý do chính đáng;

d. Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị quy định tại Khoản 2, Điều 15 của Điều lệ này.

Điều 17.- Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị:

1. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ mỗi tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Ngân hàng Công thương do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Trưởng ban Ban Kiểm soát hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp của Hội đồng quản trị; trường hợp vắng mặt vì lý do chính đáng, Chủ tịch uỷ nhiệm cho một thành viên khác trong Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp.

3. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. Các tài liệu họp Hội đồng quản trị phải được gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị và các đại biểu được mời dự họp trước ngày họp 5 ngày. Nội dung và kết luận của các cuộc họp Hội đồng quản trị đều phải được ghi thành biên bản và phải được tất cả các thành viên Hội đồng quản trị dự họp ký tên. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình. ý kiến bảo lưu lập thành văn bản có chữ ký của người bảo lưu và được lưu trữ kèm trong nghị quyết và quyết định có liên quan của phiên họp.

4. Khi Hội đồng quản trị họp để xem xét những vấn đề về chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự án đầu tư lớn, các dự án liên doanh với nước ngoài, báo cáo tài chính hàng năm, ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật... của Ngân hàng Công thương thì phải mời đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành liên quan dự họp; trường hợp có nội dung quan trọng liên quan đến chính quyền địa phương thì phải mời đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh dự họp; trường hợp có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Ngân hàng Công thương thì phải mời đại diện Công đoàn ngành Ngân hàng đến dự. Đại diện của các cơ quan, tổ chức được mời dự họp nói trên có quyền phát biểu, nhưng không tham gia biểu quyết; khi phát hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có phương hại đến lợi ích chung thì có quyền kiến nghị bằng văn bản đến Hội đồng quản trị, đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan mà mình đại diện để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với toàn Ngân hàng Công thương. Trong trường hợp ý kiến của Tổng Giám đốc khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý; trong thời gian chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổng Giám đốc vẫn phải chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương, Giám đốc các đơn vị thành viên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết liên quan đến mọi hoạt động của Ngân hàng Công thương theo yêu cầu của Hội đồng quản trị; trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quản trị có thể kiểm tra mọi sổ sách kế toán, các chứng từ giao dịch, các thư tín giao dịch của Ngân hàng Công thương và các đơn vị thành viên nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh.

Các thành viên Hội đồng quản trị có trách nhiệm bảo vệ bí mật về những thông tin đã được cung cấp.

6. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, của Ban Kiểm soát, kể cả tiền lương và phụ cấp cho các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và chuyên viên giúp việc, được tính vào quản lý phí của Ngân hàng Công thương. Tổng Giám đốc bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát làm việc.

Điều 18.- Giúp việc Hội đồng quản trị:

1. Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy điều hành và con dấu của Ngân hàng Công thương để thực hiện nhiệm vụ của mình.

2. Hội đồng quản trị có bộ phận thư ký gồm không quá 5 chuyên viên giúp việc, hoạt động chuyên trách. Hội đồng quản trị quyết định việc lựa chọn, thay thế, khen thưởng và kỷ luật các chuyên viên giúp việc Hội đồng quản trị.

3. Hội đồng quản trị thành lập Ban Kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên của Ngân hàng Công thương trong hoạt động điều hành, hoạt động tài chính, chấp hành Điều lệ của Ngân hàng Công thương, nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị, chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Điều 19.- Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị:

1. Các thành viên chuyên trách được xếp lương cơ bản theo ngạch viên chức nhà nước, hưởng lương theo chế độ phân phối tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Chính phủ, được hưởng tiền thưởng tương ứng với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương. Các thành viên kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp trách nhiệm và tiền thưởng theo quy định của Chính phủ.

2. Thành viên Hội đồng quản trị:

a. Không được đặt mình vào vị thế nào làm hạn chế đức tính lương thiện, chí công vô tư hoặc gây mâu thuẫn giữa lợi ích Ngân hàng Công thương và lợi ích cá nhân;

b. Không được lợi dụng chức vụ để trục lợi hoặc có hành động chiếm đoạt cơ hội kinh doanh và làm thiệt hại lợi ích của Ngân hàng Công thương;

c. Không được hành động vượt quyền hạn của Hội đồng quản trị quy định trong Điều lệ này.

3. Thành viên Hội đồng quản trị là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương không được nhân danh cá nhân để thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh), công ty cổ phần; không được giữ các chức danh quản lý, điều hành ở các doanh nghiệp nói trên; không được có các quan hệ hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần do vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con giữ chức danh quản lý, điều hành trong các đơn vị này.

4. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương không được giữ chức vụ Kế toán trưởng, thủ quỹ tại Ngân hàng Công thương và tại các đơn vị thành viên.

5. Các thành viên Hội đồng quản trị cùng chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị; trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm Điều lệ Ngân hàng Công thương, quyết định sai hoặc vượt thẩm quyền, lạm dụng chức quyền, gây thiệt hại cho Ngân hàng Công thương và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất đối với các thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 20.- Ban Kiểm soát:

1. Ban Kiểm soát có 5 thành viên; trong đó có một thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; gồm một thành viên là chuyên viên kế toán, một thành viên do Đại hội đại biểu công nhân viên chức Ngân hàng Công thương giới thiệu, một thành viên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giới thiệu và một thành viên do Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu. Chức danh Trưởng ban Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị phân công phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y mới có hiệu lực.

2. Thành viên Ban Kiểm soát không được là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Công thương và không được kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy điều hành của Ngân hàng Công thương hoặc bất cứ chức vụ nào trong các tổ chức tín dụng khác.

3. Thành viên Ban Kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a. Là chuyên viên có kinh nghiệm về ngân hàng, kế toán, kiểm toán, kinh tế, tài chính; hiểu biết pháp luật;

b. Thâm niên công tác về các chuyên ngành trên không dưới 5 năm;

c. Không có tiền án về các tội dạnh liên quan đến hoạt động kinh tế;

d. Có phẩm chất liêm khiết, trung thực, độc lập trong công việc.

4. Nhiệm kỳ của thành viên Ban Kiểm soát là 5 năm. Thành viên Ban Kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại; trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.

5. Thành viên Ban Kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo chế độ của Nhà nước.

6. Ban Kiểm soát hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị ban hành.

Điều 21.- Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban Kiểm soát:

1. Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Ngân hàng Công thương trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật Điều lệ Ngân hàng Công thương, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.

2. Báo cáo Hội đồng quản trị theo định kỳ hàng quý, hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong Ngân hàng Công thương.

3. Tham gia và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của Hội đồng quản trị.

4. Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép; phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi vi phạm pháp luật.

Chương 4:

TỔNG GIÁM ĐỐC, BỘ MÁY GIÚP VIỆC

Điều 22.-

1. Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc là đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Công thương và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Ngân hàng Công thương. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Ngân hàng Công thương.

2. Giúp việc Tổng Giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Công thương theo phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công thực hiện.

3. Kế toán trưởng Ngân hàng Công thương giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Ngân hàng Công thương, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

4. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của trụ sở chính Ngân hàng Công thương có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

5. Bộ máy kiểm tra nội bộ giúp Tổng Giám đốc kiểm tra hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương và các đơn vị thành viên theo đúng quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Ngân hàng Công thương.

Điều 23.- Tổng Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Ngân hàng Công thương. Giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các đơn vị thành viên theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng, giảm vốn.

2. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt. Xây dựng phương án huy động vốn, trình Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó.

3. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt động, các phương án, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên, phương án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ trong Ngân hàng Công thương, các biện pháp thực hiện hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng quản trị xem xét, quyết định hoặc trình tiếp Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án, dự án, biện pháp đã được phê duyệt.

4. Điều hành các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương; thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu lớn trong việc chấp hành chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Ngân hàng Công thương; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trước pháp luật về việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nói trên theo quy định của Nhà nước.

5. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các mức lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng để áp dụng từng thời gian đối với khách hàng, các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn, đơn giá tiền lương, giá dịch vụ phù hợp với các quy định chung của ngành và của Nhà nước. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá trên trong toàn Ngân hàng Công thương.

6. Xây dựng, trình Hội đồng quản trị thông qua các văn bản dự thảo hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về hoạt động ngân hàng của Nhà nước, các văn bản dự thảo quy chế, quy định và các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật, quản lý trong hoạt động kinh doanh để ký ban hành.

7. Đề nghị Hội đồng quản trị trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Công thương.

Đề nghị Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc các đơn vị thành viên, Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ và người trực tiếp quản phần vốn góp của Ngân hàng Công thương tại doanh nghiệp khác.

8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các đơn vị thành viên, Giám đốc các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên và các chức danh tương đương theo đề nghị của Giám đốc đơn vị thành viên.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng và Phó các phòng, ban nghiệp vụ, Chánh Phó Văn phòng, Kiểm tra trưởng và các Kiểm tra viên của Ngân hàng Công thương. Trưởng Văn phòng đại diện của Ngân hàng Công thương ở nước ngoài.

9. Xây dựng để trình Hội đồng quản trị quyết định tổng biên chế bộ máy quản lý và kinh doanh của Ngân hàng Công thương, kể cả phương án điều chỉnh khi thay đổi tổ chức và biên chế bộ máy quản lý và kinh doanh của Ngân hàng Công thương và các đơn vị thành viên; thành lập và trực tiếp chỉ đạo bộ máy giúp việc; kiểm tra việc thực hiện biên chế bộ máy quản lý và kinh doanh của các đơn vị thành viên; trình Hội đồng quản trị phê chuẩn Điều lệ, Quy chế Tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên do Giám đốc đơn vị thành viên xây dựng; quyết định phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc các đơn vị thành viên do Giám đốc đơn vị thành viên trình.

10. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt quy định về chức năng, nhiệm vụ, chế độ làm việc của bộ máy kiểm tra nội bộ Ngân hàng Công thương.

11. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các văn bản khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị được nêu ở Khoản 2 Điều 15 của Điều lệ này.

12. Tổ chức điều hành hoạt động của Ngân hàng Công thương theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; trình Hội đồng quản trị thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương bao gồm: báo cáo hàng quý, 6 tháng và hàng năm, báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có bảng cân đối tài sản) và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Công thương và của các đơn vị thành viên.

13. Báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền về kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Ngân hàng Công thương, bao gồm báo cáo hàng quý, 6 tháng và hàng năm, báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có bảng cân đối tài sản) và quyết toán hàng năm của toàn Ngân hàng Công thương.

Báo cáo tài chính tổng hợp phải phân định rõ phần hạch toán tập trung của Ngân hàng Công thương và phần hạch toán của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Bản báo cáo tài chính tổng hợp được xác nhận bởi cơ quan kiểm toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định hiện hành.

14. Trong phạm vi trách nhiệm, ký các văn bản, hợp đồng, chứng thư của Ngân hàng Công thương và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về các quyết định của mình.

15. Đại diện cho Ngân hàng Công thương trong quan hệ quốc tế, tố tụng, tranh chấp, giải thể và phá sản.

16. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Ngân hàng Công thương và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định của pháp luật. Lập phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Công thương trình Hội đồng quản trị phê duyệt theo quy định của Nhà nước.

17. Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. Chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản trị.

18. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.

19. Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó; sau đó phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tiếp.

Điều 24.- Bộ máy kiểm tra nội bộ:

1. Bộ máy kiểm tra nội bộ bao gồm Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ, các Phó phòng Kiểm tra nội bộ, Kiểm tra trưởng và các Kiểm tra viên. Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ điều hành bộ máy kiểm tra nội bộ. Các Kiểm tra viên bố trí tại trụ sở chính Ngân hàng Công thương do Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ phụ trách; các Kiểm tra viên tại các đơn vị thành viên do Kiểm tra trưởng phụ trách. Quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ do Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị phê chuẩn.

2. Trưởng, Phó phòng Kiểm tra nội bộ, Kiểm tra trưởng và các Kiểm tra viên phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 20 của Điều lệ này.

3. Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ do Tổng Giám đốc đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó phòng Kiểm tra nội bộ, Kiểm tra trưởng và các Kiểm tra viên do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm.

4. Bộ máy kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ:

a. Kiểm tra công tác quản lý và điều hành của Ngân hàng Công thương và các đơn vị thành viên theo đúng pháp luật và Điều lệ Ngân hàng Công thương;

b. Kiểm tra nhằm mục đích bảo đảm quy trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và quy định nội bộ của Ngân hàng Công thương;

c. Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Công thương và các đơn vị thành viên;

d. Đánh giá mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương và đơn vị thành viên;

đ. Thực hiện các chức năng kiểm toán nội bộ Ngân hàng Công thương;

e. Báo cáo cho Tổng Giám đốc và Trưởng ban Ban Kiểm soát kết quả kiểm tra, kiểm toán, nêu những kiến nghị về tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương;

g. Trong phạm vi chức năng và quyền hạn, xem xét giải quyết hoặc trình Tổng Giám đốc giải quyết các khiếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương;

h. Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, kiểm toán khi chưa được Tổng Giám đốc hoặc Trưởng ban Ban Kiểm soát cho phép; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra, kiểm toán đã thực hiện;

i. Trong phạm vi chức năng quy định, Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ được tham dự các cuộc họp do Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương triệu tập.

chương 5:

TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Điều 25.- Đại hội đại biểu công nhân viên chức của Ngân hàng Công thương là hình thức trực tiếp để người lao động tham gia quản lý Ngân hàng Công thương. Đại hội đại biểu công nhân viên chức có các quyền sau:

1. Tham gia thảo luận xây dựng thoả ước lao động tập thể để người đại diện tập thể lao động thương lượng và ký kết với Tổng Giám đốc.

2. Thảo luận và thông qua Quy chế sử dụng các quỹ có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động trong Ngân hàng Công thương.

3. Thảo luận và góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, đánh giá hiệu quả quản lý kinh doanh, đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Ngân hàng Công thương.

4. Giới thiệu người tham gia Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát Ngân hàng Công thương.

Điều 26.- Đại hội đại biểu công nhân viên chức được tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Chương 6:

ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Điều 27.-

1. Ngân hàng Công thương có các đơn vị thành viên là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Danh sách các đơn vị thành viên được ghi trong phụ lục kèm theo Điều lệ này.

2. Các đơn vị thành viên Ngân hàng Công thương có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của mình. 3. Đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập có Điều lệ Tổ chức và hoạt động riêng, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có Quy chế Tổ chức và hoạt động riêng. Các Điều lệ và Quy chế này đều do Hội đồng quản trị phê chuẩn phù hợp với pháp luật và Điều lệ của Ngân hàng Công thương.

Điều 28.- Thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập:

1. Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập là thành viên Ngân hàng Công thương có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng Công thương theo quy định tại Điều lệ này.

2. Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương có các quyền đối với thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập như sau:

a. Uỷ nhiệm cho Giám đốc doanh nghiệp thành viên của Ngân hàng Công thương quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp đã được Hội đồng quản trị phê chuẩn. Giám đốc doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương, trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp;

b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng;

c. Phê duyệt kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch và quyết toán tài chính; quy định mức trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi ở doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính và Quy chế tài chính của Ngân hàng Công thương;

d. Trích một phần quỹ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế theo quy định của Bộ Tài chính và pháp luật hiện hành để thành lập các quỹ tập trung của Ngân hàng Công thương dùng vào mục đích tái đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư ở các đơn vị thành viên;

e. Phê duyệt các phương án, kế hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, hợp tác liên doanh, bổ sung, thu hồi một phần vốn, chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Công thương đang do các doanh nghiệp thành viên nắm giữ;

g. Điều hoà các nguồn tài chính, kể cả ngoại tệ giữa các đơn vị thành viên nhằm sử dụng vốn có hiệu quả nhất trong Ngân hàng Công thương, trên nguyên tắc phải đảm bảo cho tổng tài sản của doanh nghiệp bị rút bớt số vốn không được thấp hơn tổng số nợ cộng với mức vốn ngân sách cấp và các nguồn vốn được coi là thuộc về doanh nghiệp đã được điều chỉnh tương ứng với nhiệm vụ hoặc quy mô doanh nghiệp đó;

h. Phê chuẩn các hình thức trả lương, đơn giá tiền lương và các biện pháp bảo đảm đời sống, điều kiện lao động cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

i. Quyết định mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp thành viên theo chiến lược phát triển chung của Ngân hàng Công thương;

k. Phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó quy định sự phân cấp cho Giám đốc doanh nghiệp về: tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật công nhân viên chức; hạn mức tín dụng (vay, cho vay), mua bán tài sản cố định, mua bán cổ phần của các công ty cổ phần, tham gia các đơn vị liên doanh theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, mua bán bản quyền phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ, tham gia các hiệp hội kinh tế, những vấn đề khác có liên quan đến quyền tự chủ của một doanh nghiệp nhà nước là thành viên của Ngân hàng Công thương theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước;

l. Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp thành viên và yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh.

Điều 29.- Đơn vị thành viên Ngân hàng Công thương là doanh nghiệp hạch toán độc lập có quyền chủ động tiến hành các hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, cam kết của mình trong phạm vi số vốn, tài sản thuộc sở hữu nhà nước do doanh nghiệp quản lý, sử dụng, cụ thể là:

1. Trong chiến lược và đầu tư phát triển:

a. Doanh nghiệp được giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Ngân hàng Công thương. Doanh nghiệp được Ngân hàng Công thương giao cho các nguồn lực để thực hiện các dự án đó;

b. Doanh nghiệp tự đầu tư những công trình, dự án phát triển không nằm trong các dự án do Ngân hàng Công thương trực tiếp điều hành. Trường hợp này doanh nghiệp phải tự huy động vốn (đúng quy định của pháp luật), tự chịu trách nhiệm về tài chính.

2. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở:

a. Bảo đảm các mục tiêu, chỉ tiêu, các định mức kinh tế - kỹ thuật chủ yếu (kể cả đơn giá và giá) của doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch chung của Ngân hàng Công thương;

b. Kế hoạch mở rộng kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi nguồn lực mà doanh nghiệp có và tự huy động phù hợp với nhu cầu của thị trường.

3. Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế:

a. Doanh nghiệp được nhận vốn và nguồn lực khác của Nhà nước do Ngân hàng Công thương giao lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhiệm vụ bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực này;

b. Doanh nghiệp được quyền huy động vốn, các nguồn vốn tín dụng khác theo quy định của pháp luật để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển của mình;

c. Doanh nghiệp được hình thành và sử dụng các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ khác theo quy định của Bộ Tài chính và pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp có nghĩa vụ trích nộp và được sử dụng các quỹ tập trung của Ngân hàng Công thương theo quy định của Điều lệ này, Quy chế tài chính của Ngân hàng Công thương và theo các quyết định của Hội đồng quản trị;

d. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

đ. Doanh nghiệp có thể được Ngân hàng Công thương uỷ quyền thực hiện các hợp đồng với khách hàng trong nước và nước ngoài nhân danh Ngân hàng Công thương.

4. Trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ và lao động:

a. Doanh nghiệp có quyền đề nghị Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương xem xét, quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc và việc tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Điều lệ này và Điều lệ riêng của doanh nghiệp;

b. Trong khuôn khổ biên chế được Ngân hàng Công thương cho phép, doanh nghiệp được quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng hoặc cho thôi việc đối với công nhân viên chức công tác trong bộ máy quản lý và kinh doanh của mình. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong bộ máy quản lý doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; việc sắp xếp, áp dụng chế độ tiền lương phải theo sự phân cấp của Ngân hàng Công thương;

c. Doanh nghiệp có trách nhiệm chăm lo phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển và nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn.

Điều 30.- Thành viên là đơn vị hạch toán phụ thuộc:

1. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc bao gồm các Sở giao dịch và các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương đặt tại các địa bàn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương.

2. Là đại diện theo uỷ quyền của Ngân hàng Công thương, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Ngân hàng Công thương, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này.

3. Được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng Công thương.

4. Có các đơn vị trực thuộc bao gồm chi nhánh trực thuộc đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, phòng giao dịch, cửa hàng, quỹ tiết kiệm đặt tại các địa bàn thích hợp cho hoạt động của Ngân hàng Công thương. Các đơn vị này được phép có con dấu để phục vụ hoạt động kinh doanh theo uỷ quyền.

5. Tổ chức bộ máy kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên được cụ thể hoá trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc do Hội đồng quản trị phê chuẩn.

Điều 31.- Thành viên là các đơn vị sự nghiệp.

Các đơn vị sự nghiệp có Quy chế Tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị phê chuẩn; thực hiện chế độ lấy thu bù chi, được tạo nguồn thu do thực hiện các dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các đơn vị trong nước và nước ngoài; được hưởng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo chế độ, trường hợp thấp hơn mức bình quân của Ngân hàng Công thương thì có thể được hỗ trợ từ quỹ khen thưởng và phúc lợi của Ngân hàng Công thương.

Chương 7:

MỤC I:QUẢN LÝ PHẦN VỐN GÓP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 32.- Đối với phần vốn của Ngân hàng Công thương góp vào các doanh nghiệp khác, Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương có quyền và nghĩa vụ như sau:

1. Thông qua phương án hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần do Tổng Giám đốc xây dựng để trình các cơ quan nhà nước quyết định theo thẩm quyền.

2. Theo đề nghị của Tổng Giám đốc, quyết định đề cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý phần vốn của Ngân hàng Công thương tại doanh nghiệp có vốn góp của Ngân hàng Công thương.

3. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương góp vào các doanh nghiệp khác; chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đã góp và thu lợi nhuận từ phần vốn của Ngân hàng Công thương góp vào các doanh nghiệp khác.

Điều 33.- Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Ngân hàng Công thương góp vào các doanh nghiệp khác:

1. Tham gia các chức danh quản lý, điều hành ở doanh nghiệp có vốn góp của Ngân hàng Công thương theo Điều lệ của doanh nghiệp này.

2. Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp này. 3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương về hiệu quả sử dụng phần vốn của Ngân hàng Công thương góp vào doanh nghiệp này.

MỤC II: QUẢN LÝ PHẦN VỐN GÓP CỦA DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN  HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 34.- Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập được góp vốn vào các doanh nghiệp khác theo phân cấp của Ngân hàng Công thương. Đối với phần vốn của doanh nghiệp thành viên góp vào các doanh nghiệp khác, Giám đốc có quyền và nghĩa vụ quản lý phần vốn góp đó như sau:

1. Xây dựng phương án hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần để Tổng Giám đốc đề nghị Hội đồng quản trị trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

2. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý phần vốn của doanh nghiệp góp vào doanh nghiệp khác.

3. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển số vốn đã góp; thu lợi nhuận từ phần vốn của doanh nghiệp đã góp vào các doanh nghiệp khác.

Điều 35.- Quyền và nghĩa vụ của người quản lý trực tiếp phần vốn của doanh nghiệp thành viên góp vào doanh nghiệp khác:

1. Tham gia các chức danh quản lý, điều hành ở doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp mình theo Điều lệ của doanh nghiệp này.

2. Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp mình.

3. Thực hiện chế độ báo cáo do Giám đốc quy định; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương và Giám đốc các đơn vị thành viên về hiệu quả sử dụng phần vốn của doanh nghiệp mình tại doanh nghiệp mà mình được cử vào để tham gia quản lý, điều hành.

MỤC III. CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DOANH

Chương 8:

TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Điều 37.- Ngân hàng Công thương là đơn vị hạch toán độc lập, thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp, tự chủ tài chính trong kinh doanh phù hợp với Luật Doanh nghiệp nhà nước, pháp luật về ngân hàng, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ của Ngân hàng Công thương.

Điều 38.-

1. Vốn điều lệ của Ngân hàng Công thương bao gồm:

a. Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm thành lập lại Ngân hàng Công thương;

b. Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung (nếu có);

c. "Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ" được trích theo quy định của pháp luật;

d. Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng Công thương không được sử dụng vốn điều lệ vào các mục đích trái với quy định của pháp luật.

3. Khi có sự tăng hoặc giảm vốn điều lệ, Ngân hàng Công thương phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tài sản và công bố vốn điều lệ đã được điều chỉnh.

Điều 39.- Vốn huy động của Ngân hàng Công thương:

1. Ngân hàng Công thương sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã huy động của các khách hàng đúng thời hạn cả vốn và lãi.

2. Vốn huy động của Ngân hàng Công thương bao gồm các loại vốn mà Ngân hàng Công thương huy động dưới các hình thức ghi tại Khoản 1, Điều 8 của Điều lệ này.

3. Vốn huy động chỉ sử dụng cho các hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Ngân hàng Công thương phải chấp hành các giới hạn về mức huy động và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 40.- Vốn đi vay của Ngân hàng Công thương:

Các loại vốn đi vay (vay Ngân hàng Nhà nước, vay Ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng, vay các tổ chức và cá nhân nước ngoài), Ngân hàng Công thương có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế, đem lại lợi nhuận, bảo đảm hoàn trả vốn và lãi.

Điều 41.- Vốn tiếp nhận của Ngân hàng Công thương (vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư) để cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước hoặc trợ giúp cho đầu tư phát triển những chương trình, dự án có mục tiêu riêng.

Điều 42.- Các loại vốn khác của Ngân hàng Công thương hình thành trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, sử dụng theo các quy định của pháp luật.

Điều 43.-

1. Ngân hàng Công thương được thành lập và sử dụng các quỹ tập trung để bảo đảm cho quá trình phát triển của toàn Ngân hàng Công thương đạt hiệu quả cao.

2. Các quỹ tập trung của Ngân hàng Công thương được trích lập và sử dụng theo quy định tại Điều lệ Ngân hàng Công thương, Quy chế tài chính của Ngân hàng Công thương và các quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm:

a. Quỹ đầu tư phát triển;

b. Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung;

c. Quỹ dự phòng tài chính;

d. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm;

đ. Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi

e. Các loại quỹ khác (được pháp luật quy định).

Điều 44.- Tự chủ về tài chính của Ngân hàng Công thương:

1. Ngân hàng Công thương hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng Công thương, kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác.

2. Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ghi trong bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Công thương và các cam kết tài chính khác, nếu có.

3. Ngân hàng Công thương thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính trong toàn Ngân hàng Công thương.

4. Ngân hàng Công thương phải thực hiện hạch toán, kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính.

5. Ngân hàng Công thương có trách nhiệm xây dựng, trình, đăng ký kế hoạch tài chính và gửi các báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Công thương theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Ngân hàng Công thương có trách nhiệm nộp các khoản thuế và các khoản nộp khác theo quy định của pháp luật và Quy chế tài chính của Ngân hàng Công thương, trừ các khoản thuế mà các đơn vị thành viên đã nộp. Được sử dụng phần lãi sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước theo quy định hiện hành,

7. Lợi nhuận của Ngân hàng Công thương được xác định và sử dụng theo chế độ tài chính hiện hành.

8. Lợi nhuận mà Ngân hàng Công thương hoặc các đơn vị thành viên thu được từ phần vốn góp và các doanh nghiệp khác không phải nộp thuế lợi tức, nếu doanh nghiệp này đã nộp thuế lợi tức trước khi chia cổ tức cho các bên góp vốn.

9. Hoạt động tài chính của các đơn vị thành viên và mối quan hệ về hoạt động tài chính giữa Ngân hàng Công thương với các đơn vị thành viên được thực hiện phù hợp với Điều lệ và Quy chế tài chính của Ngân hàng Công thương.

10. Trách nhiệm vật chất của Ngân hàng Công thương trong các mối quan hệ kinh doanh và trong quan hệ dân sự được giới hạn ở mức tổng số vốn thuộc sở hữu nhà nước do Ngân hàng Công thương quản lý tại thời điểm công bố gần nhất.

11. Ngân hàng Công thương phải thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh Kế toán thống kê, chế độ kế toán và báo cáo tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.

12. Ngân hàng Công thương chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính và các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

13. Các trường hợp xử lý khi kinh doanh thua lỗ:

a. Ngân hàng Công thương được áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bù đắp các khoản rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh;

b. Trường hợp thua lỗ kéo dài, có nguy cơ phá sản, Ngân hàng Nhà nước có thể đề nghị Chính phủ cho phép đặt Ngân hàng Công thương trong tình trạng bảo tồn và áp dụng các biện pháp nhằm khôi phục tình hình trở lại bình thường.

Chương 9:

MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ KHÁCH HÀNG

Điều 45.- Mối quan hệ với Chính phủ:

1. Chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Công thương.

2. Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển Ngân hàng Công thương trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ của Nhà nước.

3. Chấp hành các quy định về thành lập, tách, nhập, giải thể; các chính sách về tổ chức, cán bộ; chế độ tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận; các chế độ kế toán thống kê của Nhà nước.

4. Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước tại Ngân hàng Công thương.

5. Chấp hành chế độ kiểm toán nhà nước.

6. Được đề xuất, kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với Ngân hàng Công thương.

7. Được quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phải bảo toàn, phát triển các nguồn lực đó.

8. Được hưởng các chế độ trợ cấp, hỗ trợ về vốn và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 46.- Mối quan hệ với Bộ Tài chính.

1. Chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính về việc:

a. Tuân thủ các chế độ tài chính, kế toán, thuế, tổ chức bộ máy hạch toán, kế toán;

b. Thực hiện các nhiệm vụ về uỷ thác vốn và các dịch vụ cho ngân sách nhà nước.

2. Chịu sự quản lý của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu trong các lĩnh vực sau:

a. Xác định vốn và các nguồn lực khác mà Nhà nước cho Ngân hàng Công thương quản lý, sử dụng;

b. Kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao trong quá trình hoạt động, được thể hiện thông qua bản quyết toán hàng năm;

c. Thanh tra, kiểm tra nội dung báo cáo kết quả hoạt động tài chính và quyết toán hàng năm;

d. Thống nhất ý kiến để Hội đồng quản trị ban hành Quy chế Tài chính của Ngân hàng Công thương.

3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra tài chính và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

4. Được quyền đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng và các nội dung khác có liên quan đến Ngân hàng Công thương; kiến nghị Bộ Tài chính phê duyệt để tổ chức thực hiện việc chuyển nhượng tài sản có giá trị lớn, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, việc phân phối lợi nhuận sau thuế, việc thanh lý tài sản và những thiết bị quan trọng theo quy định của Chính phủ trong Ngân hàng Công thương, việc bổ sung vốn ngân sách cho Ngân hàng Công thương.

Điều 47.- Mối quan hệ với Ngân hàng Nhà nước:

1. Chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp về các lĩnh vực:

a. Chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ có liên quan đến Ngân hàng Công thương và doanh nghiệp nhà nước;

b. Xây dựng và ban hành quy hoạch, định hướng phát triển tổ chức bộ máy Ngân hàng Công thương;

c. Thực hiện quy hoạch, định hướng nêu tại tiết b, Khoản 1 của Điều này;

d. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

2. Chấp hành các công cụ và biện pháp quản lý hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về:

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc;

- Hạn mức tín dụng;

- Hạn mức hoặc định mức tồn khoản về tiền mặt và ngoại tệ;

- Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tối đa về cho vay;

- Tỷ giá hối đoái trên thị trường do Ngân hàng Nhà nước tổ chức;

- Các chế độ báo cáo và thanh tra ngân hàng;

- Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng.

3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các quy định tại các Khoản 1 và 2 của Điều này và trong phạm vi các chức năng khác của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

4. Chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan được Nhà nước giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu trong các lĩnh vực sau:

a. Thành lập, tách, nhập, tổ chức lại, giải thể Ngân hàng Công thương theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b. Xác định mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương;

c. Phê chuẩn Điều lệ và các nội dung bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Ngân hàng Công thương;

d. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Công thương; giới thiệu người của Ngân hàng Nhà nước tham gia Ban Kiểm soát Ngân hàng Công thương; chuẩn y chức danh Trưởng ban Ban Kiểm soát Ngân hàng Công thương;

đ. Tham gia giao vốn và các nguồn lực khác cho Ngân hàng Công thương, kiểm tra hoạt động của Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Công thương có trách nhiệm báo cáo theo quy định của Nhà nước và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

e. Tham gia cùng các ngân hàng quốc doanh góp phần quan trọng đáp ứng các nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản nhằm thực hiện chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước và thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

g. Thực hiện các dự án hùn vốn, liên doanh mua cổ phần và liên doanh hợp tác đầu tư.

5. Được kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về các nội dung có liên quan đến mối quan hệ quy định tại Điều này.

Điều 48.- Mối quan hệ với các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

1. Chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan này trong các lĩnh vực:

a. Thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia liên quan;

b. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường;

c. Thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoại và xuất, nhập khẩu;

d. Thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật;

đ. Kiểm tra, giám sát của các cơ quan này về những lĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định cho các cơ quan đó.

2. Được kiến nghị với các cơ quan này về các nội dung có liên quan đến mối quan hệ quy định tại Điều này.

Điều 49.- Đối với chính quyền địa phương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ, Ngân hàng Công thương chịu sự quản lý nhà nước và chấp hành các quy định hành chính, các nghĩa vụ đối với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 50.- Quan hệ với các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc:

1. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

2. Hợp tác, thúc đẩy và hỗ trợ nhau trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý ngân hàng và sự tín nhiệm của khách hàng.

Điều 51.- Quan hệ với khách hàng theo nguyên tắc:

1. Chịu trách nhiệm dân sự đối với tài sản, tiền vốn của khách hàng và cam kết của Ngân hàng Công thương đối với khách hàng trong phạm vi số vốn thuộc sở hữu nhà nước do Ngân hàng Công thương quản lý.

2. Giữ bí mật số liệu theo quy định của pháp luật, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp pháp của khách hàng.

Chương 10:

TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN

Điều 52.- Việc tổ chức lại Ngân hàng Công thương do Hội đồng quản trị đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.

Điều 53.- Ngân hàng Công thương bị giải thể trong trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là không cần thiết duy trì Ngân hàng Công thương. Khi giải thể Ngân hàng Công thương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Hội đồng giải thể. Số tài sản của Ngân hàng Công thương bị giải thể sau khi đã thanh toán các khoản phải trả theo quy định của pháp luật, thuộc về sở hữu nhà nước.

Điều 54.- Việc tổ chức lại, tách, nhập, giải thể, bổ sung và thành lập mới các đơn vị thành viên Ngân hàng Công thương do Hội đồng quản trị đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.

Điều 55.- Ngân hàng Công thương và các đơn vị thành viên gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Chương 11:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 56.- Điều lệ này được áp dụng cho Ngân hàng Công thương. Tất cả các cá nhân, đơn vị thành viên trong Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này.

Điều 57.-

1. Các đơn vị thành viên trong Ngân hàng Công thương căn cứ vào Luật Doanh nghiệp nhà nước, pháp luật Ngân hàng và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế Tổ chức và hoạt động của đơn vị mình, để Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị phê chuẩn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều lệ và Quy chế của các đơn vị thành viên không được trái với Điều lệ của Ngân hàng Công thương;

2. Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Ngân hàng Công thương, Hội đồng quản trị trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Các đơn vị thành viên khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoặc Quy chế Tổ chức và hoạt động của mình phải do Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị quyết định.

Điều 58.- Trong trường hợp Điều lệ của Ngân hàng Công thương có quy định khác với các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban , hân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ngân hàng Công thương báo cáo với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ cho phép thực hiện theo Điều lệ của Ngân hàng Công thương.

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 327/QD-NH5

Hanoi, October 04, 1997

 

DECISION

RATIFYING THE STATUTE ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF VIETNAM

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the Law on State Enterprises of April 20, 1995;
Pursuant to the Ordinance on the State Bank of Vietnam, Ordinance on Banks, Credit Cooperatives and Financial Companies promulgated together with Order No.37/LCT-HDNN8 and Order No.38/LCT-HDNN8 of May 24, 1990 of the President of the State Council;
Pursuant to Decree No.15-CP of March 2, 1993 of the Government on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and the ministerial-level agencies;
Pursuant to Document No.3329/DMDN of July 11, 1996 of the Government authorizing the Governor of the State Bank to sign the decision on the re-establishment of the Industrial and Commercial Bank of Vietnam;
Pursuant to Document No.3575/DMDN of July 18, 1997 of the Government authorizing the Governor of the State Bank to temporarily ratify the Statute on the Organization and Operation of the State-Owned Banks;
At the proposals of the Chairman of the Managing Board of the Industrial and Commercial Bank of Vietnam and the Director of the Financial Regulations Department of the State Bank of Vietnam,

DECIDES

Article 1.- To ratify the Statute on the Organization and Operation of the Industrial and Commercial Bank of Vietnam, which includes 11 chapters and 58 articles, issued together with this Decision.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and shall replace Decision No.251/QD-NH5 of November 11, 1992 of the Governor of the State Bank allowing the application of the Statute of the Industrial and Commercial Bank of Vietnam.

Article 3.- The Chairman of the Managing Board and the General Director of the Industrial and Commercial Bank of Vietnam, the Director of the Financial Regulations Department, the Director of the Office, the Chief Inspector, the heads of the attached units of the Central State Bank, the Directors of branches of the State Bank in the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ACTING GOVERNOR OF THE STATE BANK




Do Que Luong

STATUTE

ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF VIETNAM

(Ratified under Decision No.327-QD/NH5 of October 4, 1997 of the Governor of the State Bank)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The Industrial and Commercial Bank of Vietnam (hereafter referred to as the Industrial and Commercial Bank for short) is a State enterprise of special category comprising member units which are closely inter-related in their activities for economic, financial, technological, information, training, research and marketing interests; the Industrial and Commercial Bank undertakes monetary and credit businesses and provides financial, monetary and banking services for customers at home and abroad.

The Industrial and Commercial Bank was established under Decree No.402-CT of November 13, 1990 of the Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister) and was re-established under Decision No.285/QD-NH5 of September 21, 1996 of the Governor of the State Bank, as authorized by the Prime Minister, after the State corporation model stipulated in Decision No.90-TTg of March 7, 1994, aim to enhance the accumulation, concentration, specialization and business cooperation to fulfill the tasks assigned by the State and raise business capability and efficiency of the member units and the entire Bank, thus meeting the demand of the national economy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The legal person status under Vietnamese law

2. Its international transaction name as the Industrial and Commercial Bank of Vietnam, or called VIETINCOMBANK or written as ICBV for short

Its head office located in Hanoi city.

3. Its own organizational and operational statute, managerial and executive apparatus;

4. Its own capital and assets:

a/ The statutory capital, as determined by the Government, is 1,100,000,000,000 VND (one thousand and one hundred billion Vietnam Dong)

b/ The Bank shall take responsibility for its debts within the limit of its capital and assets under the State ownership and its management.

5. Its own seal and bank accounts opened at the State Bank, domestic and foreign banks.

6. Its balance sheets and various centralized funds as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- The Industrial and Commercial Bank shall be managed by the Managing Board and run by the General Director.

Article 5.- The Industrial and Commercial Bank shall be subject to the State management by the State Bank, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government according to their prescribed functions; and at the same time to the management by these agencies in their capacity as the agencies exercising the owner's rights in accordance with the Law on State Enterprises and other provisions of law.

Article 6.- The organization of the Communist Party of Vietnam in the Industrial and Commercial Bank shall operate in accordance with the Constitution and laws of the State of the Socialist Republic of Vietnam and the regulations of the Communist Party of Vietnam.

The Trade Union organization and other socio-political organizations in the Industrial and Commercial Bank shall operate in accordance with the Constitution, laws and their respective statutes.

Chapter II

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK

SECTION 1.- RIGHTS OF THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK

Article 7.- The Industrial and Commercial Bank shall have the rights to:

1. Manage and use capital, land and other resources assigned to it by the State; the mobilized capital, entrusted financial aid as well as loans as prescribed by law in order to achieve the objectives and accomplish the assigned or entrusted tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Transfer, replace, lease, pledge or mortgage assets under its ownership, except for important assets and equipment which, as stipulated by the Government, require permission from a competent State agency on the principle of preserving and developing the capital. With regard to the land under the management and use of the Industrial and Commercial Bank, the land legislation shall apply.

Article 8.- The Industrial and Commercial Bank shall have the right to organize the following professional operations in accordance with the provisions of law:

1. Capital mobilization:

a/ Receiving savings deposits, demand and time deposits and payment deposits in Vietnam Dong or foreign currencies from all Vietnamese and foreign organizations and individuals;

b/ Issuing different kinds of certificate of deposits, promissory notes, debentures and bonds of the Bank and applying other forms of capital mobilization.

2. Receiving financial aid and entrusted investment capital from the Government, the State Bank, international and national organizations and individuals for economic, social and cultural development programs.

3. Borrowing capital from the State Bank and other financial and credit institutions inside and outside the country, and from other foreign organizations and individuals.

4. Lending:

a/ Providing economic organizations with short-, medium- or long-term loans in Vietnam Dong and foreign currencies; providing individuals and households of all economic sectors with short-, medium- or long-term loans in Vietnam Dong;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Providing financial leasing services (including the import and re-export of the leased equipment).

6. Making L/C payments, providing credit guaranty and re-guaranty, bid guaranty and other guaranty and re-guaranty services for enterprises and financial and credit institutions inside and outside the country.

7. Conducting monetary and credit business transaction and providing external banking services.

8. Investing in forms of capital contribution, joint venture, stock purchase, property purchase and other forms in enterprises and other financial-credit institutions.

9. Conducting transactions related to the pledge of movable assets.

10. Trading in gold and silver, precious metals and gems (including the import-export thereof).

11. Providing payment services for customers.

12. Trading in securities and acting as broker or agent to issue securities to customers.

13. Keeping, preserving and managing securities, papers of monetary value and other valuable properties for customers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15. Investing in repairing, renovating and upgrading the pledged and/or mortgaged assets that have been made to the State ownership and put under the management by the Industrial and Commercial Bank for use or commercial purpose; investing by itself or entering into joint venture for investing in the construction of material and technical bases in direct service of business activities and being allowed to lease the temporarily unused part of the material and technical bases.

16. Engaged in other business lines and trades if so approved by a competent State agency.

17. Performing other transactions entrusted by the State and the State Bank.

Article 9.- The Industrial and Commercial Bank shall have the right to organize its management and business as follows:

1. Organizing the managerial apparatus and business activities in accordance with law, the objectives and tasks assigned by the State and the State Bank.

2. Renewing technology, facilities and equipment.

3. Opening transaction offices, branches and representative offices inside and outside the country in accordance with the provisions of law.

4. Performing business transactions mentioned in Article 8 of this Statute; expanding the business scale on the basis of its capability and the market demand.

5. Selecting markets and uniformly assigning such markets to its member units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Within the framework of the regulations of the State Bank, the Industrial and Commercial Bank is entitled to:

a/ Set specific interest rates for different kinds of deposits and loans;

b/ Determine the maximum loan that may be amount lent to a customer;

c/ Determine the rates of commission, fees, rewards and fines applicable in its business and service activities;

d/ Determine the exchange rates for the trading in foreign currencies

8. Initiating lawsuits regarding economic and civil disputes and proposing the institution of criminal cases related to its activities.

9. Requesting customers who wish to borrow capital to produce documents and dossiers and supply the information on their production, business and financial situation so that the Bank can consider and make loans as well as inspect the use of such loans.

10. Refusing to enter into credit relations and other business and service relations with customers if the Bank sees that such relations are contrary to law or bring about no economic efficiency or it is impossible to recover capital.

11. Developing and applying labor norms and wage unit price in conformity with the norms and unit prices prescribed by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13. Participating in domestic and international associations appropriate to its business line.

14. Directly signing economic and civil contracts, contracts for scientific and technical cooperation and training of banking personnel for purposes of doing business with organizations and individuals inside and outside the country. Inviting and receiving domestic and foreign business partners of the Industrial and Commercial Bank; deciding to send abroad its personnel (including those of its member units) for business, study, visit or survey tours; the sending of the Chairman of the Managing Board or the General Director abroad for such purposes must be permitted by the Governor of the State Bank. The sending abroad of other members of the Managing Board, the Control Commission and assistants to the Managing Board shall be decided by the Chairman of the Managing Board. And the sending abroad of the Deputy General Directors and other officials in the assisting apparatus and internal inspection body of the Industrial and Commercial Bank shall be decided by the General Director.

Article 10.- The Industrial and Commercial Bank shall have the financial management rights to:

1. Enjoy financial autonomy, take the initiative in business activities, take self-responsibility for its business results, preserve and develop its capital to ensure the growth of the Bank's business activities in accordance with law.

2. Use its capital, land and funds to meet business demands in a timely manner on the principle of capital preservation, efficiency and compliance with the State Bank's regulations on ensuring safety in monetary and credit business activities and relevant provisions of law.

3. Borrow capital from the State Bank in accordance with the regulations issued by the Governor of the State Bank and mobilize by itself capital for business activities without altering the form of State ownership over the Industrial and Commercial Bank; issue bonds, debentures and promissory notes of the Bank in accordance with law; mortgage the land use right associated with assets under its management to credit institutions to borrow capital for business activities in accordance with the provisions of law.

4. Establish, manage and use the centralized funds in accordance with the provisions of law.

5. Use the remaining profits in accordance with law.

6. Be entitled to the regimes of capital subsidies and business profit subsidies or other State's preferential treatment regimes when performing the tasks assigned by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- The Industrial and Commercial Bank shall have the right to refuse and denounce requests of any organization or individual regarding the provision of resources not prescribed by law, except for voluntary contributions for humanitarian and public utility purposes.

SECTION 2.- OBLIGATIONS OF THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK

Article 12.-

1. The Industrial and Commercial Bank shall have the obligation to receive and effectively use, preserve and develop the capital, land and other resources allocated by the State to achieve the business objectives and fulfill the tasks assigned by the State.

2. The Industrial and Commercial Bank shall have the obligation to fulfill its commitments regarding:

a/ The repayment of deposits to depositors;

b/ The debts to be recovered or paid as stated in the balance sheet of assets of the Industrial and Commercial Bank at the time of its establishment after the State corporation model;

c/ The repayment of international credits it has borrowed from the Government or the State Bank and used for its business activities or for the State-assigned objectives and tasks;

d/ The repayment of credits directly borrowed by the Bank or by its member units or customers under the Bank's guaranty under guaranty contracts if such units or customers are not capable of paying the due debts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To register its business and conduct business according to the registered business line; take responsibility to the State for the results of its activities and before law for its commitments to customers; keep secret data and the status of operation of its customers, except in case of a request from the competent State agency as prescribed by law.

2. To draw up the development strategy, five-year and annual plans according to the tasks assigned by the State and the market demand.

3. To sign and organize the performance of economic and civil contracts with its partners.

4. To contribute to meeting the demands of the monetary market and play the leading role in monetary business activities, ensure the major objectives in the implementation of the monetary stabilization policy of the State as assigned by the Governor of the State Bank.

5. To renovate and modernize technology and mode of management; use revenues from the transfer of properties for re-investment and renovation of its equipment and technology.

6. To fulfill its obligations toward laborers as prescribed by the Labor Code, ensuring the laborers' participation in the management of the Bank.

7. To abide by the State's regulations on the protection of natural resources, environment, national defense and security.

8. To apply the reporting, statistical and accounting regimes and the regimes of periodical and extraordinary reports as required by the State; make extraordinary reports at the request of the owner's representative; be accountable for the authenticity of these reports.

9. To submit to the inspection of the owner's representative; abide by the inspection regulations of the State Bank, the financial agencies and the competent State agencies as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Strictly observe the regimes and regulations on the management of capital, properties, funds, the accounting, cost-and-profit accounting and auditing regimes as well as other regulations of the State; take responsibility for the authenticity of the Bank's financial activities.

2. Make public the annual financial statements and relevant information so as to properly and objectively evaluate its activities in accordance with the regulations of the Ministry of Finance and the State Bank.

3. Make tax and other payments to the State budget as prescribed by law. Properties transferred by the Industrial and Commercial Bank among its member units in the form of capital increase or decrease shall not be subject to registration fee; the internal transfer services among the member units to meet the demands of capital supply and business shall not be subject to turnover tax.

Chapter III

THE MANAGING BOARD AND THE CONTROL COMMISSION

Article 15. -

1. The Managing Board of the Industrial and Commercial Bank shall perform the function of managing the activities of the Bank and shall take responsibility for the Bank's development according to the tasks assigned by the State.

2. The Managing Board shall have the powers and tasks of:

a/ Receiving capital (including debts regarded as capital), land and other resources allocated by the State to the Industrial and Commercial Bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Inspecting and supervising all the Bank's activities, including the use, preservation and development of the assigned capital and resources, the implementation of resolutions and decisions of the Managing Board and the provisions of law and the fulfillment of obligations toward the State;

c/ Adopting the General Director's proposal before submitting it to the Governor of the State Bank for approval regarding the strategy, overall planning, long-term development plans and five-year plans of the Industrial and Commercial bank; deciding the objectives and annual plans of the Bank and report them to the Governor of the State Bank so that the latter assigns them to the Bank's member units;

d/ Approving the orientations and plan submitted by the General Director on the capital mobilization and use as well as the criteria for ensuring capital security within the Industrial and Commercial Bank

e/ Organizing the evaluation of the investment plan, new investment projects and cooperation investment projects with foreign parties which involve the capital under the management of the Industrial and Commercial Bank and submitting them to the competent agency for approval;

f/ Submitting to the Governor of the State Bank for approval or deciding, as empowered by the Governor of the State Bank, joint venture projects and stock purchase as stipulated by the Government and the State Bank; deciding other economic contracts of great value;

g/ Approving and supervising the application of interest rates, commission rates, service charges, rewards and fines set for customers for each period of the Bank's business operation, as well as the economic-technical norms and criteria and wage unit prices applicable within the Bank at the proposal of the General Director on the basis of the general regulations of the banking branch and the State;

h/ Elaborating and submitting to the Governor of the State Bank for ratification the Statute on the Organization and Operation of the Industrial and Commercial Bank and the amendments and supplements thereto;

i/ Ratifying the organizational and operational statutes and regulations of the Bank's member units and the amendments and supplements thereto at the request of the General Director. Deciding the opening of the Bank's transaction offices, branches and representative offices in the country and abroad in accordance with the provisions of law. Approving the plan on the organization of the Bank's business management apparatus which is submitted by the General Director. Proposing the establishment, splitting, merger or dissolution of the Bank's member units as prescribed by law;

j/ Adopting draft documents guiding in detail the implementation of policies, regimes and regulations of the State and the State Bank regarding the banking activities as well as draft statutes, regulations, technical professional and managerial measures in the Bank's business activities before the General Director sign them for issuance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



l/ Approving the criteria and plan for the training of directors and deputy directors of the member units and heads of various sections at the head office of the Industrial and Commercial Bank, regulations regarding financial matters, labor, training, recruitment, wages, rewards and disciplines to be applied in the Industrial and Commercial Bank;

m/ Submitting to the Governor of the State Bank:

+ The appointment, dismissal, commendation, discipline or replacement of members of the Managing Board as stipulated by the Government;

+ The approval of the Head of the Control Commission;

+ The appointment, dismissal, commendation or discipline of Deputy General Directors and the chief accountant of the Industrial and Commercial Bank;

n/ Deciding the appointment, dismissal, commendation or discipline of other members of the Control Commission;

Deciding the appointment, dismissal, commendation or discipline of the directors of the member units, the head of the internal inspection bureau as well as the officials directly managing the Bank's contributed capital at other enterprises at the request of the General Director;

o/ Deciding the banks' total payroll for its managerial, executive and business apparatus and adjusting it, when necessary, at the request of the General Director.

p/ Approving the plan proposed by the General Director regarding the establishment and use of the Bank's centralized funds in accordance with current regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



r/ Adopting the quarterly, biannual and annual reports on the Bank's activities, the general financial statements (including the balance sheet) and the annual statements of final accounts of the Industrial and Commercial Bank and its member units submitted by the General Director; requesting the General Director to make public the annual financial statements as prescribed by law

s/ Adopting issues regarding legal proceedings and disputes related to the Bank at the request of the General Director. Requesting the State Bank to submit to the Government for approval the proposal to place the Industrial and Commercial Bank in the state of being preserved;

t/ Issuing the regulations on the protection of business secrets, internal economic information and protection of State secrets as prescribed by law, which shall be submitted by the General Director for uniform application in the whole Industrial and Commercial Bank;

u/ Deciding policies and principles on scientific and technical cooperation and training of the Industrial and Commercial Bank's personnel inside and outside the country;

v/ Presenting explanations on its conclusions and being entitled to make complaints regarding the settlement decisions of the Inspectorate of the State Bank concerning the inspection and supervision of the Industrial and Commercial Bank;

w/ Approving and deciding other issues submitted by the General Director, according to its competence.

Article 16.-

1. The Managing Board shall be composed of 5 or 7 members appointed or dismissed by the Governor of the State Bank. The criteria for the membership of the Managing Board are specified in Article 32 of the Law on State Enterprises.

2. The Managing Board shall comprise some full-time members including the Chairman, a member who is concurrently the General Director, a member who is concurrently the head of the Control Commission, and a number of part-time members who are experienced experts in the banking, financial, business administration and legal areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A term of office of a Managing Board member shall be five years. A Managing Board member may be re-appointed. He/she shall be dismissed or replaced in case of :

a/ Violating law or the Statute of the Industrial and Commercial Bank;

b/ Being incapable of fulfilling the assigned work and at the request of at least two thirds of the incumbent Managing Board members;

c/ Asking for resignation for plausible reasons;

d/ Being transferred or appointed to another working post

5. The Chairman of the Managing Board shall take responsibility for organizing the performance of the tasks and exercising powers of the Managing Board as defined in Clause 2, Article 15 of this Statute.

Article 17.- Working regime of the Managing Board:

1. The Managing Board shall work according to the collective regime and meet once a month to consider and decide issues that fall under its competence and responsibilities. In case of necessity, at the request of the Chairman of the Managing Board, the Head of the Control Commission or the General Director or more than 50% of the Managing Board members, the Managing Board may convene extraordinary meetings to deal with urgent issues of the Industrial and Commercial Bank.

2. The Chairman of the Managing Board shall convene and chair all the Managing Board's meetings; in case he/she is absent for plausible reasons, he/she shall authorize another member of the Managing Board to convene and chair the meetings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. When the Managing Board meets to consider issues related to the development strategy, overall planning, five-year and annual plans, large investment projects, joint venture projects with foreign parties, annual financial statements and issuance of the system of economic and technical norms and standards, etc., of the Industrial and Commercial Bank, it shall have to invite competent representatives of the concerned ministries and branches to the meeting; if there is an important content related to the local administration, it shall have to invite representatives of the provincial People's Committee; if there is a content related to the interests and obligations of the employees in the Bank, it shall have to invite representatives of the Trade Union organization of the banking branch. The invited representatives shall have the right to speak their opinions but shall not participate in voting; if discovering that a resolution or decision of the Managing Board is harmful to common interests, they shall be entitled to send a written petition thereon to the Managing Board and at the same time report to the heads of the agencies that they represent for consideration and settlement according to their competence. In case of necessity, the heads of such agencies shall report to the Prime Minister.

5. Resolutions and decisions of the Managing Board shall be binding on the whole Industrial and Commercial Bank. In case where the General Director's opinion differs from the resolutions and/or decisions of the Managing Board, the General Director shall be entitled to reserve such opinion and request a competent State agency to handle it; pending a decision of the competent State agency, the General Director shall still have to abide by the resolutions and/or decisions of the Managing Board.

At the request of the Managing Board, the General Director of the Industrial and Commercial Bank and the Directors of the member units shall have to provide fully and promptly necessary information related to all activities of the Bank. In case of necessity, the Managing Board may examine all accounting records, transaction documents and mails of the Bank and member units, which, however, must not affect the Bank's business activities.

The members of the Managing Board shall have to keep secret all information supplied to them.

6. Costs for the operation of the Managing Board and the Control Commission, including wages and allowances for their members and assisting experts shall be accounted into the managerial expenses of the Industrial and Commercial Bank. The General Director shall ensure all necessary working conditions and facilities for the Managing Board and the Control Commission.

Article 18.- Assisting apparatus of the Managing Board:

1. The Managing Board shall use the executive apparatus and seal of the Industrial and Commercial Bank for the performance of its tasks.

2. The Managing Board shall be assisted by a secretariat composed of not more than 5 experts working on a full-time basis. It shall decide the selection, replacement, commendation and discipline of the assisting experts.

3. The Managing Board shall set up the Control Commission to assist it in inspecting and supervising the General Director, the assisting apparatus and the member units of the Industrial and Commercial Bank in their executive and financial activities as well as in their observance of the Statute of the Industrial and Commercial Bank, resolutions and decisions of its Managing Board, the observance of the State laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The full-time members shall receive basic wages according the wage scale set for State employees and according to the wage distribution regime applied to State enterprises as stipulated by the Government. They shall also be entitled to monetary rewards corresponding to the business results of the Industrial and Commercial Bank. The part-time members shall be entitled to responsibility allowances and monetary rewards according to the regulations of the Government.

2. Managing Board members must not:

a/ Place themselves in a position that restricts their honesty, public-mindedness and impartiality or causes conflicts between the Bank's interests and personal interests.

b/ Abuse their powers to seek personal profits or misappropriate business opportunities of the Bank, thus damaging its interests.

c/ Take actions beyond the competence of the Managing Board stipulated in this Statute.

3. A member who is the Chairman of the Managing Board or the General Director of the Industrial and Commercial Bank shall not be allowed to use his/her title to set up private enterprises, limited liability companies (including joint venture enterprises) or stock companies, to hold managerial or executive posts in the above-said enterprises; or to set up economic contractual relations with the private enterprises, limited liability and stock companies where their spouses, parents or children hold managerial or executive posts.

4. The spouses, parents, children and siblings of the Chairman of the Managing Board or the General Director of the Industrial and Commercial Bank must not be concurrently the chief accountant or cashier at the Bank or member units.

5. Managing Board members shall take joint responsibility to the Governor of the State Bank and before law for the resolutions and decisions of the Managing Board; if they fail to fulfill the assigned tasks, violate the Statute of the Industrial and Commercial Bank, make wrong decisions or decisions ultra vires or abuse their powers, causing damage to the Bank and the State, they shall bear responsibility therefor and make material compensation for such damage caused by themselves in accordance with the provisions of law.

Article 20.- The Control Commission:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Control Commission members must not be spouses, parents, children or siblings of the General Director, the Deputy General Directors or the chief accountant of the Industrial and Commercial Bank and must not concurrently hold any other posts in the executive apparatus of the Bank or any post at other credit organizations.

3. A Control Commission member must have the following qualifications;

a/ Being an experienced expert in banking, accounting, auditing, economic and/or financial area, knowledgeable about legal matters;

b/ Having been working in one of the above-said areas for at least 5 years;

c/ Having no criminal records of economic offenses;

d/ Being a virtuous, honest and independent person in his/her work.

4. A term of office of a Control Commission member is 5 years. A Control Commission member may be re-appointed or replaced during his/her term if he/she fails to fulfill the assigned tasks.

5. Control Commission members shall enjoy wages and monetary rewards as decided by the Managing Board in accordance with the State regulations.

6. The Control Commission shall operate according to the Regulation on its Organization and Operation issued by the Managing Board.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To perform the tasks assigned by the Managing Board regarding the inspection and supervision of the General Director and the assisting apparatus in executive activities and member units of the Industrial and Commercial Bank in their financial activities, observance of laws, the Bank's Statute and resolutions, decisions of the Managing Board.

2. To submit quarterly and annual reports and irregular reports on specific cases to the Managing Board regarding its inspection and supervision results; detect in time and immediately report to the Managing Board activities showing indications of law breaking within the Industrial and Commercial Bank.

3. To participate and express opinions in meetings of the Managing Board.

4. Not to disclose inspection and supervision results without permission of the Managing Board; take responsibility to the Managing Board and before law for intentionally ignoring or covering up violations of law.

Chapter IV

THE GENERAL DIRECTOR AND THE ASSISTING APPARATUS

Article 22.-

1. The General Director of the Industrial and Commercial Bank shall be appointed, dismissed, commended or disciplined by the Governor of the State Bank at the proposal of the Managing Board. He/she shall be the Bank's representative of law and shall take responsibility to the Managing Board, the Governor of the State Bank and before law for running the Bank's activities. He/she shall have the highest executive power in the Industrial and Commercial Bank.

2. The General Director shall be assisted by a number of Deputy General Directors who shall run one or a number of fields of activities of the Bank under the assignment of the General Director and take responsibility to the General Director and before law for their assigned tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Office and specialized and professional sections at departments at the head office of the Industrial and Commercial bank shall have the function of advising and assisting the Managing Board and the General Director in the managerial and executive work.

5. The internal inspection apparatus shall assist the General Director in inspecting business activities of the Industrial and Commercial Bank and member units in accordance with the provisions of law and internal regulations of the Bank.

Article 23.- The General Director shall have the following tasks and powers:

1. Together with the Chairman of the Managing Board to sign the receipt of capital, land and other resources allocated by the State to the Bank for management and use in conformity with the objectives and tasks assigned by the State. To allocate the State-assigned capital and resources to the member units according to the plan already approved by the Managing Board. To propose to the Managing Board the plan on the necessary adjustment of capital and other resources when re-assigning such resources to the member units and make adjustments thereto when the tasks of the member units are changed in the form of capital increase or decrease.

2. To effectively use, preserve and develop capital according to the plan already approved by the Managing Board. To elaborate the plan for capital mobilization and submit it to the Managing Board for approval and organization of ifs implementation.

3. To draw up the development strategy, long-term and annual plans, programs of action, new and in-depth investment plans and projects, investment cooperation projects involving foreign partners, joint venture schemes and schemes for coordinating business activities among the member units, plans for the construction of technical and material base, the training and re-training of the Bank's personnel as well as measures for performance of economic contracts of great value and submit them to the Managing Board for consideration and decision or for further submission to the State Bank and competent State agencies for decision. To organize the implementation of the approved plans, programs, projects and measures.

4. To run business activities of the Industrial and Commercial Bank; to take responsibility for the results of its business activities; to fulfill tasks and major objectives related to the materialization of the State policies on monetary stabilization as assigned by the Governor of the State Bank to the Industrial and Commercial Bank; to take responsibility to the Managing Board, the Governor of the State Bank and before law for the fulfillment of the above objectives and tasks in compliance with the State regulations

5. To set and submit to the Managing Board for approval different interest rates, commission rates, fees, rewards and fines related to the Bank's business activities and services in each period of time applicable to its customers, as well as the economic-technical norms, standards, wage unit price and service charges in conformity with the general regulations of the banking branch and the State. To organize and inspect the implementation of these norms, criteria and unit price in the whole Industrial and Commercial Bank.

6. To elaborate and submit to the Managing Board for passage draft documents guiding in detail the implementation of the State policies, regimes and rules regarding banking activities, draft rules and regulations, professional, technical and managerial norms in business activities of the Bank so that they are signed for issuance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To propose the Managing Board for decision the appointment, dismissal, commendation or discipline of Directors of the member units, the head of the internal inspection bureau and the officials directly managing the contributed capital of the Industrial and Commercial Bank at other enterprises.

8. To appoint, dismiss, transfer, commend or discipline deputy directors and the chief accountants of the member units, directors of the units attached to the member units and other equivalent posts at the proposal of the directors of the member units.

To appoint, dismiss, commend or discipline the heads and deputy heads of the specialized sections and departments, the head and deputy head(s) of the Bank's Office, the chief inspector and inspectors of the Industrial and Commercial Bank and the chief representatives of the Bank's overseas representative offices.

9. To draw up and submit to the Managing Board for approval the total payroll of the managerial and business apparatus of the Industrial and Commercial Bank, including adjustments plans in cases where the organization and the managerial and business payroll of the Bank and member units undergo any change; to establish and personally direct the assisting apparatus, inspect the execution of decisions on the managerial and business payroll by the member units; submit to the Managing Board for approval the organizational and operational statutes and regulations of the member units elaborated by their Directors; to decide the plans on the establishment, re-organization and dissolution of the units attached to the member units submitted by the Directors of the member units.

10. To work out and submit to the Managing Board for approval the regulations on the functions, tasks and working regime of the internal inspection apparatus of the Bank.

11. To draw up and submit to the Managing Board for approval other documents which the Managing Board is competent to decide as stated in Clause 2, Article 15 of this Statute.

12. To organize and run the activities of the Industrial and Commercial Bank according to the resolutions and decisions of the Managing Board; to submit to the Managing Board for approval the reports on the results of business activities of the Industrial and Commercial Bank, including: the quarterly, biannual and annual reports, general financial statements (including the balance sheet) and annual statements of final accounts of the Industrial and Commercial Bank and its member units.

13. To send reports to the Managing Board, the State Bank and competent agencies on the results of business activities of the whole Industrial and Commercial Bank, including quarterly, biannual and annual reports, general financial statements (including the property balance sheet and annual statements of final accounts of the whole Industrial and Commercial bank).

The general financial statements must reflect clearly and separately the centralized cost-and profit accounting of the Bank and the cost-and-profit accounting of the independent cost-and-profit accounting member units. These statements must be certified by an auditing agency approved by the competent State agency in accordance with current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15. To represent the Industrial and Commercial Bank in international relations, legal proceedings, disputes, dissolution and bankruptcy.

16. To fulfill the Bank's tax payment obligation and inspect the payment of taxes and other remittances by its member units as prescribed by law. To draw up the plan for distribution of the Bank's after-tax-profit then submit it to the Managing Board for approval in accordance with the State regulations.

17. To provide all documents requested by the Managing Board and the Control Commission. To prepare documents for the Managing Board meetings.

18. To submit to the inspection and supervision by the Managing Board, the Control Commission, the State Bank and competent State agencies over the performance of his/her executive duties.

19. To be entitled to apply measures beyond his/her competence in emergency cases (such as natural disasters, enemy sabotage, fires, incidents), and take responsibility for such decisions; then have to report them immediately to the Managing Board, the State Bank and the competent State agencies for further settlement.

Article 24.- The internal inspection apparatus

1. The internal inspection apparatus is composed of the head and deputy heads of the internal inspection bureau, the chief inspector and inspectors. The head of the internal inspection bureau shall run the internal inspection apparatus. The inspectors working at the head office of the Industrial and Commercial Bank shall be under the control of the head of the internal inspection bureau; the inspectors working at the member units shall be under the control of the chief inspector. The regulations on the organization and operation of the internal inspection apparatus shall be submitted by the General Director to the Managing Board for ratification.

2. The head and deputy heads of the internal inspection bureau, the chief inspector and inspectors must be possessed of all qualifications defined in Items 2 and 3, Article 18 of this Statute.

3. The head of the internal inspection bureau shall be appointed or dismissed by the Managing Board at the proposal of the General Director. The deputy heads of the internal inspection bureau, the chief inspector and inspectors shall be appointed or dismissed by the General Director.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To inspect the managerial and executive work of the Industrial and Commercial Bank and its member units in accordance with the provisions of law and the Bank's Statute;

b/ To conduct inspection for the purpose of ensuring the procedure for carrying out professional business activities prescribed by the legislation on banking activities and the internal regulations of the Industrial and Commercial Bank;

c/ To supervise the strict observance of the regulations of the State Bank on ensuring safety for monetary and credit business activities of the Industrial and Commercial Bank and its member units;

d/ To assess the extent of safety assurance in banking business activities and propose measures to enhance the safety assurance capability in business activities of the Bank and its member units;

e/ To perform the internal auditing function of the Industrial and Commercial Bank;

f/ To report to the General Director and the head of the Control Commission the inspection and auditing results, make its recommendations on the operation situation of the Industrial and Commercial Bank;

g/ To consider and settle, within the scope of its functions and powers, or submit to the General Director for settlement the complaints related to business activities of the Industrial and Commercial Bank;

h/ Not to disclose the inspection and auditing results without the permission of the General Director or the head of the Control Commission; to take responsibility to the General Director and the Managing Board for the inspection and auditing results;

i/ Within the scope of his/her prescribed functions, the head of the internal inspection bureau shall be entitled to attend meetings convened by the General Director of the Industrial and Commercial Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE COLLECTIVE OF LABORERS IN THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK

Article 25.- The Congress of the Delegates of Workers and Employees of the Industrial and Commercial Bank is the direct form of the laborers' participating the management of the Bank. The Congress of the Delegates of Workers and Employees shall have the following rights:

1. To participate in the discussion and elaboration of the collective labor agreement before it is negotiated and signed by the representative of the labor collective and the General Director;

2. To discuss and adopt the regulations on the utilization of the funds directly related to the interests of the laborers in the Industrial and Commercial Bank;

3. To discuss and contribute comments on the overall planning and plans, to evaluate the efficiency of business management, to propose measures for labor protection and improvement of the working conditions, the material and spiritual life, the environmental hygiene and the training and re-training of laborers of the Industrial and Commercial Bank;

4. To recommend candidates to the Managing Board and the Control Commission.

Article 26.- The Congress of Delegates of Workers and Employees is organized and operates under the guidance of the Vietnam General Confederation of Labor.

Chapter VI

MEMBER UNITS OF THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Industrial and Commercial Bank has its member units which are independent cost-and-profit accounting State enterprises, dependent cost-and-profit accounting units or non-business units. The list of the member units is provided for in the Appendix attached to this Statute.

2. The member units of the Industrial and Commercial Bank have their own seals, are allowed to open their accounts at different banks in conformity with their cost-and-profit accounting modes.

3. Member units which are independent cost-and-profit accounting enterprises shall have their own organizational and operational statute; dependent cost-and-profit accounting units and non-business units shall have their own organizational and operational regulations. Such statutes and regulations must be ratified by the Managing Board and in accordance with law and the Statute of the Industrial and Commercial Bank;

Article 28.- Member units which are independent cost-and-profit accounting enterprises:

1. Independent cost-and-profit accounting State enterprises which are member units of the Industrial and Commercial Bank have the right to business and financial autonomy, are bound in interests and duties to the Bank as provided for in this Statute.

2. The Managing Board and the General Director of the Industrial and Commercial Bank shall have the following rights toward the member units which are independent cost-and-profit accounting enterprises:

a/ To authorize the directors of the member enterprises of the Industrial and Commercial Bank to manage and run the operations of the enterprises in conformity with their statutes already ratified by the Managing Board. The directors of the member units which are independent cost-and-profit accounting enterprise shall take responsibility to the Managing Board, the General Director of the Industrial and Commercial Bank and before law for the operations their enterprises;

b/ To appoint, dismiss, commend or discipline the directors, deputy directors and chief accountants;

c/ To ratify the plans, to inspect the implementation of the plans and financial settlements; define the deduction level for setting up the reward and welfare funds at the enterprises according to the regulations of the Ministry of Finance and the financial regulations of the Industrial and Commercial Bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To approve the schemes and plans for expanded investment and in-depth investment, for cooperation and joint venture, supplement or retrieval of part of the capital or for the assignment of stocks which are managed by the Bank but possessed by its member enterprises;

f/ To regulate financial sources, including foreign currencies, among different member units so as to achieve the most effective use of capital in the Industrial and Commercial Bank on the principle of ensuring that the total properties of an enterprise, having part of its capital withdrawn must not be lower than the total debts plus the allocated State budget capital and other capital sources deemed to belong to the enterprise already adjusted in proportion to the tasks or size of such enterprise;

g/ To approve the forms of wage payment, the wage unit price and measures for ensuring the life and working conditions for the workers and employees of the enterprises;

h/ To decide the expansion or shrinkage of business scope of the member enterprise according to the general development strategy of the Industrial and Commercial Bank;

i/ To ratify the organizational and operational statutes of the enterprises, including the assignment of power to their Directors concerning the organization of the managerial apparatus of the enterprises; the recruitment, commendation, promotion and discipline of workers and employees; the limit of credit (borrowings and lendings); the purchase and sale of their fixed assets or stocks of stock companies, and entering into joint ventures in accordance with the provisions of the Law on State Enterprises and the regulations of the State Bank on ensuring safety for monetary and credit activities; the purchase and sale of copyrights, patents, inventions, technology transfer, to participate in economic associations; and other issues related to the autonomy of a State enterprise as a member of the Industrial and Commercial Bank as prescribed in the Law on State Enterprises;

j/ To inspect the operations of the member enterprises and request them to report on the financial situation and business results.

Article 29.- The member units of the Industrial and Commercial Bank which are independent cost-and-profit accounting enterprises shall be entitled to take initiative in conducting their business activities and be liable for their debts and commitments within the limit of the amount of capital and assets owned by the State but managed and used by themselves. Specifically:

1. In the development investment strategy:

a/ Each enterprise is assigned to organize the implementation of development investment projects according to the plan of the Industrial and Commercial Bank. The enterprise shall be allocated capital and resources by the Bank for such implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In business activities, each enterprise shall draw up and organize the implementation of its own plans on the basis of:

a/ Ensuring that their objectives, criteria and major economic-technical norms (including the unit price and prices) comply with the overall plan of the Industrial and Commercial Bank.

b/ The plan for business expansion based on making optimum use of all resources owned or mobilized by the enterprise according to the market demands.

3. In financial activities and economic cost-and-profit accounting:

a/ Each enterprise shall receive capital and other resources from the State allocated by the Industrial and Commercial Bank. It shall have to preserve and develop such capital and resources;

b/ Each enterprise may mobilize capital and other credit sources in accordance with the provisions of law for the implementation of its own business and development investment plans;

c/ Each enterprise may set up and use such funds as development investment fund, financial reserve fund, severance allowance reserve fund, reward fund, welfare fund and other funds in accordance with the regulations of the Ministry of Finance and current provisions of law. It shall be obliged to make deductions and contribute them to the centralized funds of the Industrial and Commercial Bank and be entitled to use such centralized funds as prescribed in the Statute and financial regulations of the Bank and by decisions of the Managing Board;

d/ Each enterprise shall have to pay taxes and fulfill other financial obligations as prescribed by law;

e/ The enterprise may be authorized by the Industrial and Commercial Bank to perform contracts with domestic and foreign customers in the name of the Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Each enterprise is entitled to request the General Director of the Industrial and Commercial Bank to consider and decide the establishment, re-organization or dissolution of its attached units and the organization of its managerial apparatus in accordance with the Bank's Statute and its own statute;

b/ Within the framework of the official payroll permitted by the Industrial and Commercial Bank, each enterprise is entitled to recruit, employ or lay off workers and employees in its managerial and business apparatus. The appointment to or dismissal from the managerial posts in the enterprise and its attached units as well as the arrangement and application of the wage system must comply with the assignment of power of the Industrial and Commercial Bank;

c/ Each enterprise shall have to care for the human resource development as well as to ensure the materialization of the development strategy and the performance of business tasks of the enterprise, care for the improvement of the working and living conditions of the laborers as prescribed in the Labor Code and the Law on Trade Union.

Article 30.- Member units which are dependent cost-and-profit accounting units:

1. Dependent cost-and-profit accounting member units include transaction offices and branches attached to the Industrial and Commercial Bank, which are located in the areas necessary for the Bank's business activities.

2. They act as representatives authorized by the Industrial and Commercial Bank and have the right to business autonomy as assigned by the Bank, are bound in obligations and interests to the Bank which shall take final responsibility for financial obligations derived from the commitments of such units.

3. They are entitled to sign economic contracts and take initiative in conducting business, organizational and personnel activities as assigned or authorized by the Bank.

4. They have their attached units, including branches attached to the dependent cost-and-profit accounting member units, transaction offices, shops and savings-funds located in the areas appropriate for the Bank's activities. Such units are allowed to have their own seals in service of the authorized business activities.

5. The organization of the business apparatus, the functions, tasks, powers and obligations of the dependent cost-and-profit accounting units and their attached units shall be specified in the organizational and operational regulations of the dependent cost-and-profit accounting units ratified by the Managing Board.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The non-business member units have their own organizational and operational regulations ratified by the Managing Board, apply the regime of covering expenditures with revenues, are entitled to create their own sources of revenues from the provision of services, performance of contracts on scientific research and training for Vietnamese and foreign units and are entitled to enjoy the reward fund and the welfare fund according to the prescribed regime. In case the funds are lower than the average level of the Industrial and Commercial Bank, they may receive support from the reward and welfare funds of the Bank.

Chapter VII

MANAGEMENT OF THE CONTRIBUTED CAPITAL OF THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK AND ITS MEMBER ENTERPRISES AT OTHER ENTERPRISES

SECTION 1.- MANAGEMENT OF THE CAPITAL CONTRIBUTED BY THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK TO OTHER ENTERPRISES

Article 32.- With regard to the capital contributed by the Industrial and Commercial Bank to other enterprises, the Managing Board of the Bank shall have the following rights and obligations:

1. To adopt the plans for capital contribution, joint venture or stock purchase, worked out by the General Director to be submitted to the competent State agency for decision.

2. To decide the appointment, dismissal, commendation or discipline, at the proposal of the General Director, of the persons directly managing the capital contributed by the Industrial and Commercial Bank to enterprises.

3. To supervise and inspect the use of capital contributed by the Bank to other enterprises, take responsibility for the efficient utilization, preservation and development of the contributed capital and the collection of profits therefrom.

Article 33.- Rights and obligations of the persons directly managing the capital contributed by the Industrial and Commercial Bank to other enterprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To monitor and supervise the operations of these enterprises.

3. To observe the reporting regime as prescribed and take responsibility to the Managing Board of the Industrial and Commercial Bank for the efficiency of the utilization of the capital contributed by the Bank to such enterprises.

SECTION 2.- MANAGEMENT OF THE CONTRIBUTED CAPITAL OF INDEPENDENT COST-AND-PROFIT ACCOUNTING MEMBER ENTERPRISES AT OTHER ENTERPRISES

Article 34.- Independent cost-and-profit accounting member enterprises may contribute capital to other enterprises as assigned by the Industrial and Commercial Bank. In the management of the capital contributed by a member enterprise to other enterprises, the Director of such enterprise shall have the following rights and obligations:

1. To work out the plans on capital contribution, joint venture or stock purchase and submit them to the General Director who then request the Managing Board of the Bank to submit them to the Governor of the State Bank for decision.

2. To appoint, dismiss, commend or discipline the persons directly managing the capital contributed by the enterprise to other enterprises.

3. To supervise, inspect the use of the capital contributed by the enterprise, take responsibility for the efficient utilization, preservation and development of the contributed capital, and collect profits from the capital contributed by the enterprise to other enterprises.

Article 35.- Rights and obligations of the persons directly managing the capital contributed by member enterprises to other enterprises:

1. To hold managerial or executive posts at the enterprises with capital contributed by their enterprises in accordance to their statutes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To observe the reporting regime defined by the Director; and take responsibility to the Managing Board, the General Director of the Industrial and Commercial Bank and the directors of the member enterprises for the efficiency of the utilization of the capital contributed by their enterprise to the enterprises where they are assigned to manage and control the contributed capital.

SECTION 3.- JOINT VENTURE UNITS

Article 36.- The joint venture units which the Industrial and Commercial Bank or its member enterprises take part in, shall be managed, run and operate under the Law on Foreign Investment, the banking legislation and relevant laws of Vietnam. The Industrial and Commercial Bank or its member enterprises shall exercise all rights, fulfill obligations and responsibilities towards these joint ventures regarding financial activities as prescribed by law and according to the signed contracts.

Chapter VIII

FINANCE OF THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK

Article 37.- The Industrial and Commercial Bank is an independent cost-and-profit accounting unit that applies the general cost-and-profit accounting and enjoys financial autonomy in business activities in accordance with the Law on State Enterprises, the banking legislation, other provisions of law and the Statute of the Industrial and Commercial Bank.

Article 38.-

1. The statutory capital of the Industrial and Commercial Bank is composed of:

a/ The capital assigned by the State at the time of the establishment of the Bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ "The supplementary reserve fund for the statutory capital", which is deducted as prescribed by law;

d/ Other capital sources as prescribed by law.

2. The Industrial and Commercial Bank is not allowed to use its statutory capital for purposes in contravention of the provisions of law.

3. In case of an increase or decrease of its statutory capital, the Industrial and Commercial Bank must promptly adjust the property balance sheet accordingly and announce the adjusted statutory capital.

Article 39.- The mobilized capital of the Industrial and Commercial Bank

1. The Industrial and Commercial Bank shall use and have to repay as scheduled the capital, both principal and interest, mobilized from its customers.

2. The mobilized capital of the Industrial and Commercial Bank shall include various kinds of capital mobilized in the forms mentioned in Clause 1, Article 8 of this Statute.

3. The mobilized capital shall be used only for activities prescribed by law.

4. The Industrial and Commercial Bank shall have to abide by the prescribed mobilization limits and the rates for ensuring safety in monetary and credit business activities as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



With regard to its borrowed capital (from the State Bank, foreign banks, credit organizations, foreign organizations and individuals), the Industrial and Commercial Bank shall have to use it for the right purposes and with economic efficiency, thus bringing about profits and ensuring the repayment of both principal and interests.

Article 41- Capital received by the Industrial and Commercial Bank (financial support capital, development investment capital and entrusted investment capital) shall be lent to the State programs and projects on centralized capital construction or used for support of investment in the development of specific-purpose programs and projects.

Article 42.- Other kinds of capital of the Industrial and Commercial Bank that are generated during the process of its professional activities shall be used in accordance with the provisions of law.

Article 43.-

1. The Industrial and Commercial Bank may set up and use the centralized funds to ensure high efficiency for the development process of the whole Bank.

2. The making of deductions for setting up and use of the centralized funds of the Industrial and Commercial Bank shall comply with the provisions of the Bank's Statute and financial regulations as well as relevant provisions of law. These funds include:

a/ The development investment fund;

b/ The fund for scientific research and full-time training;

c/ The financial reserve fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The reward and welfare funds;

f/ Other funds (as prescribed by law).

Article 44.- Financial autonomy of the Industrial and Commercial Bank:

1. The Industrial and Commercial Bank operates on the principle of financial autonomy, self-balancing of its revenues and expenditures and is responsible for preserving and developing business capital sources, including capital contributed to other enterprises.

2. The Industrial and Commercial Bank shall be liable for paying the debts recorded in its property balance sheet and fulfilling other financial commitments, if any.

3. The Industrial and Commercial Bank shall inspect and supervise financial activities within the whole Bank.

4. The Industrial and Commercial Bank shall conduct the cost-and-profit accounting and accountancy according to the system of accounting accounts defined by the State Bank after consulting the Ministry of Finance.

5. The Industrial and Commercial Bank shall have to work out, submit and register its financial plans and dispatch its financial statements and property balance sheet in accordance with current provisions of law.

6. The Industrial and Commercial Bank shall have to pay taxes and other remittances in accordance with the provisions of law and its financial regulations, except for the taxes already paid by its member units. It is entitled to use the profits after fulfilling its tax obligations toward the State as currently prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. The profits earned by the Industrial and Commercial Bank or its member units from the capital contributed to other enterprises shall be exempt from profit tax provided that these enterprises have paid the profit tax before apportioning dividends to the capital contributors.

9. The financial operations of the member units and the relations in financial operations between the Industrial and Commercial Bank and its member units shall comply with the Bank's Statute and financial regulations.

10. The material responsibility of the Industrial and Commercial Bank in its business and civil relations is limited to the total amount of capital owned by the State and managed by the Bank at the time of the latest announcement.

11. The Industrial and Commercial Bank shall have to strictly comply with the Ordinance on Accounting and Statistics, the current accounting regime and financial reporting regime applicable to State enterprises.

12. The financial and business activities of the Industrial and Commercial Bank shall be inspected and supervised by the State Bank and other competent State agencies as prescribed by law.

13. Handling of business losses:

a/ The Industrial and Commercial Bank may apply necessary measures as prescribed by law to offset risks occurring in its business activities;

b/ In cases where the Industrial and Commercial Bank suffers from prolonged losses and is in the danger of bankruptcy, the State Bank may propose the Government to place the Industrial and Commercial Bank in the state of preservation and apply measures to restore the normal situation.

Chapter IX

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 45.- The relationship with the Government

1. Abiding by law and strictly implementing the Government's regulations related to the organization and operation of the Industrial and Commercial Bank.

2. Carrying out the plan and development strategy of the Industrial and Commercial Bank within the framework of the State's master plan and strategy for the branch and territorial development.

3. Abiding by the regulations on the establishment, splitting, merger and dissolution; the policies on organization and personnel, the financial, credit, tax and profit collection regimes; and the accounting and statistical regimes of the State.

4. Submitting to the control and inspection of the observance of laws, policies and regimes of the State at the Industrial and Commercial Bank.

5. Observing the State auditing regime.

6. Being entitled to propose and recommend solutions, mechanisms and policies regarding the State management over the Industrial and Commercial Bank.

7. Being entitled to manage and use capital, properties, land and other resources allocated by the State to perform its business tasks and having to preserve and develop these resources.

8. Being entitled to allowances, capital subsidies and other regimes as stipulated by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Submitting to the State management by the Ministry of Finance in terms of :

a/ Observance of the regulations on finance, accounting, taxes, organization of the cost-and-profit accounting apparatus and accountancy;

b/ Performance of tasks related to the entrusted capital and services for the State budget.

2. Submitting to the management by the Ministry of Finance in its capacity as the agency assigned by the Government to perform a number of an owner's functions in the following domains:

a/ Determination of capital and other resources allocated by the State to the Industrial and Commercial Bank for management and use;

b/ Supervision of the effective utilization, preservation and development of capital and other resources allocated to the Bank in the operating process which are reflected in the annual final account statements;

c/ Examination and inspection of the contents of the annual financial report and the final account statements of the Industrial and Commercial Bank;

d/ Approval of the Financial Regulation of the Industrial and Commercial Bank before it is issued by the Managing Board.

3. Submitting to the Ministry of Finance's control and inspection of financial and other matters that come under the competence of the Ministry of Finance .

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 47.- The relationship with the State Bank:

1. Submitting to the direct State management in the following domains:

a/ Observance of laws and strict implementation of the Government's regulations related to the Industrial and Commercial Bank and State enterprises;

b/ Drawing up and issuance of the overall planning and development orientation for the organizational apparatus of the Industrial and Commercial Bank;

c/ Realization of the planning and orientation mentioned in Point b, Clause 1 of this Article;

d/ Performance of other tasks assigned by the Governor of the State Bank.

2. Applying current managerial tools and measures of the State Bank, regarding:

- The compulsory reserve rate;

- The limit of credit;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The re-discount interest rates and the maximum interest rates for loans;

- The market exchange rates determined the State Bank;

- The regimes of banking reporting and inspection;

- The regulations on ensuring safety in monetary and credit business activities.

3. Submitting to the control, inspection and supervision by the State Bank in the implementation of the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article as well as other functions of the State Bank in accordance with the banking legislation.

4. Submitting to the management by the State Bank in its capacity as the agency assigned by the State to perform a number of an owner's functions in the following domains:

a/ Establishment, splitting, merger, re-organization and dissolution of the Industrial and Commercial Bank under the authorization of the Prime Minister;

b/ Determination of the model and the organizational structure of the business operation apparatus of the Industrial and Commercial Bank;

c/ Ratification of the Statute of the Industrial and Commercial Bank and the amendments, supplements thereto;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Participation in the allocation of capital and other resources to the Industrial and Commercial Bank and the inspection of its operations; the Industrial and Commercial Bank shall have to report to the State Bank in accordance with the State regulations and make other reports requested by the State Bank;

f/ Participation, together with the State-owned banks, in contributing to fulfilling the major tasks and objectives in order to implement the State's policy on monetary stabilization and performing other tasks under the direction of the Governor of the State Bank;

g/ Materialization of projects on capital contribution, joint ventures to purchase stocks and joint ventures for investment cooperation;

5. Being entitled to propose to the State Bank on the contents related to the relationship prescribed in this Article.

Article 48.- The relationship with the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government:

1. Submitting to the State management by these agencies in the following domains:

a/ Implementation of the economic-technical norms, product standards and quality and provision of services in conformity with the relevant branch and national standards;

b/ Observance of the regulations on environmental protection;

c/ Implementation of the regulations on external relations, import and export;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Inspection and supervision by these agencies in the domains that come under their functions as prescribed by law.

2. Being entitled to propose to these agencies on the contents related to the relationship prescribed in this Article.

Article 49.- With regard to the local authorities in their capacity as the agencies performing the State management in the localities, the Industrial and Commercial Bank shall submit to their State management, observe the administrative regulations and fulfill obligations toward the local People's Councils and the People's Committees of different levels in accordance with the provisions of law.

Article 50.- The relationship with the credit organizations on the following principles:

1. Voluntariness, equality and mutual benefit.

2. Cooperation, mutual promotion and support in the application of scientific advances, professional and managerial techniques and customers' trust.

Article 51.- The relationship with the customers on the following principles:

1. Taking civil responsibility for the customer's properties and capital and the Bank's commitments toward its customers within the limit of the capital amount under the State ownership and the management of the Bank.

2. Keeping secret data as prescribed by law, creating every favorable condition for the lawful activities of customers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RE-ORGANIZATION, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY

Article 52.- The re-organization of the Industrial and Commercial Bank shall be proposed by the Managing Board to the Governor of the State Bank for consideration and decision.

Article 53.- The Industrial and Commercial Bank shall be dissolved if the Governor of the State Bank deems its existence unnecessary, reports to and obtains approval thereof from the Prime Minister. Upon dissolution of the Industrial and Commercial Bank, the Governor of the State Bank shall set up a dissolution council. The assets of the already dissolved Industrial and Commercial Bank, after all liabilities are paid as prescribed by law, shall belong to the State ownership.

Article 54.- The re-organization, splitting, merger, dissolution, addition, establishment of new member units of the Industrial and Commercial Bank shall be proposed by the Managing Board to the Governor of the State Bank for consideration and decision.

Article 55.- The Industrial and Commercial Bank or any of its member units, if meeting with difficulties or suffering from losses in business activities and if, after the application of all necessary financial measures, still fails to pay the due debts, shall be handled in accordance with the provisions of the Law on Bankruptcy.

Chapter XI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 56.- This Statute shall apply to the Industrial and Commercial Bank. All individuals and member units of the Industrial and Commercial Bank shall have to implement this Statute.

Article 57.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Any amendment or supplement to the Statute of the Industrial and Commercial Bank must be submitted by the Managing Board to the Governor of the State Bank for approval. Amendments or supplements to the organizational and operational statutes or regulations of the member units must be submitted by the General Director to the Managing Board for decision.

Article 58.- In cases where the Statute of the Industrial and Commercial Bank contains any provision different from the legal documents of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government or the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, the Industrial and Commercial Bank shall report it to the Governor of the State Bank so that the latter submits it to the Government for permission to apply the Statute of the Industrial and Commercial Bank.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 327-QĐ/NH5 ngày 04/10/1997 phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.024

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.216.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!