UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
27/2006/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ GIẢI THỂ, XOÁ TÊN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003;
Xét đề nghị của Liên minh HTX Thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 38TTr/LMHTX ngày
01 tháng 03 năm 2006 về việc đề nghị xem xét, phê duyệt “Quy định về giải thể, xoá
tên hợp tác xã”,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này bản Quy định về giải thể, xoá tên Hợp tác xã trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này
thay thế Quyết định số 28/1998/QĐ-UB ngày 24 tháng 8 năm 1998 của UBND Thành
phố Hà Nội “về việc ban hành quy định về giải thể hợp tác xã” và có hiệu lực
sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TP HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Quang
|
QUY ĐỊNH
VỀ
GIẢI THỂ, XOÁ TÊN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2006/QĐ-UB ngày 14 tháng 03 năm 2006 của
UBND Thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Bản quy định này quy định về
trình tự, thủ tục giải thể, xoá tên các hợp tác xã không còn hoạt động, chỉ tồn
tại trên danh nghĩa hoặc Hợp tác xã có những vi phạm quy định của Luật Hợp tác
xã năm 2003, nhằm củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên
địa bàn Thủ đô.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Bản quy
định này gồm:
1. Các hợp tác xã chưa thực hiện
chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã hiện vẫn còn tồn tại trên danh nghĩa,
hoặc các hợp tác xã đã tan rã, tự giải thể trước khi có Luật Hợp tác xã 1996 và
Luật Hợp tác xã 2003, nhưng không làm thủ tục theo quy định trình Uỷ ban nhân
dân có thẩm quyền.
2. Các hợp tác xã đã chuyển đổi
và thành lập mới nay không có nhu cầu hoạt động xin giải thể tự nguyện, hoặc
các hợp tác xã có các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 5 Quy định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bản quy định này, các từ
ngữ sử dụng được hiểu như sau:
1. “Nghị quyết Đại hội xã
viên (hoặc Hội nghị xã viên)” là văn bản quyết định về việc giải thể hợp
tác xã theo hình thức tự nguyện và phải được ít nhất ba phần tư tổng số xã viên
có mặt tại Đại hội (hoặc Hội nghị xã viên) biểu quyết thông qua.
2. “Uỷ ban nhân dân có thẩm
quyền” là Uỷ ban nhân dân nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. “Tài sản của Hợp tác xã”
là tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã được hình thành từ nguồn vốn hoạt động
của hợp tác xã.
4. “Bản đánh giá giá trị hiện
trạng tài sản của hợp tác xã” là văn bản quy đổi giá trị tài sản thành tiền
Việt Nam tại thời điểm làm đơn xin giải thể.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI THỂ,
XOÁ TÊN HỢP TÁC XÃ
Điều 4. Giải thể tự nguyện
1. Trong trường hợp giải thể tự
nguyện theo Nghị quyết Đại hội xã viên (hoặc Hội nghị xã viên), hợp tác xã phải
gửi đơn xin giải quyết và Nghị quyết Đại hội xã viên đến cơ quan đăng ký kinh
doanh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã, đồng thời đăng
báo Hà Nội mới trong 03 số liên tiếp về việc xin giải thể và thời hạn thanh
toán nợ, thanh lý các hợp đồng.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày hết thời hạn thanh toán nợ và thanh lý các Hợp đồng, cơ quan đăng ký kinh
doanh nhận đơn phải ra thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận việc xin giải
thể của hợp tác xã.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày nhận được thông báo chấp thuận việc xin giải thể của cơ quan đăng ký kinh
doanh, hợp tác xã phải xử lý vốn, tài sản theo quy định tại điều 36 Luật hợp
tác xã năm 2003; thanh toán các khoản chi phí cho việc giải thể, trả vốn góp và
giải quyết các quyền lợi cho xã viên theo quy định của hợp tác xã và Điều lệ
Hợp tác xã.
Điều 5. Những trường hợp bị
giải thể bắt buộc
Hợp tác xã bị buộc giải thể khi
vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
1. Sau thời hạn 12 tháng kể từ
ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không tiến hành hoạt động.
2. Ngừng hoạt động trong 12
tháng liền.
3. Trong thời hạn 18 tháng liền
không tổ chức Đại hội xã viên thường kỳ mà không có lý do chính đáng;
4. Các trường hợp khác theo quy
định của pháp luật.
Điều 6. Trình tự, thủ tục
giải thể bắt buộc
1. Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền
phải ra quyết định thành lập Hội đồng giải thể, đồng thời thông báo quyết định
này với hợp tác xã.
2. Hội đồng giải thể gồm:
a) Một phó Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân có thẩm quyền làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Trưởng phòng Kế hoạch - Kinh
tế làm Phó Chủ tịch hội đồng;
c) Đại diện các phòng chức năng
có liên quan;
d) Ban quản trị hợp tác xã hoặc
đại diện tập thể xã viên (nếu Ban quản trị đã chấm dứt hoạt động) được mời tham
gia nhưng không có quyền biểu quyết; Khi cần thiết, hội đồng có thể mời đại
diện các ngành của Thành phố.
Hội đồng giải thể chấm dứt hoạt
động khi hợp tác xã nhận được quyết định giải thể.
2. Hội đồng giải thể có nhiệm vụ
lập phương án xử lý các tài sản, tài chính của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật và lập hồ sơ theo quy định.
3. Hội đồng giải thể phải thông
báo việc giải thể hợp tác xã trên báo Hà Nội mới trong 3 số liên tiếp. Nội dung
đăng báo gồm:
a) Tên, địa chỉ, trụ sở, số điện
thoại, số fax của hội đồng giải thể;
b) Tên, địa chỉ, trụ sở của hợp
tác xã bị giải thể bắt buộc;
c) Thời gian thanh toán nợ và
thanh lý các hợp đồng.
4. Hội đồng giải thể phải gửi
văn bản tới các tổ chức, cá nhân có liên quan yêu cầu đến thanh toán công nợ và
thanh lý các hợp đồng.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày đăng thông báo trên báo Hà Nội mới, tổ chức, cá nhân còn vướng mắc có
trách nhiệm giúp Hội đồng giải thể để giải quyết.
6. Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu của đối tác, Hội đồng giải thể phải trả lời bằng văn bản
cho đối tác.
Điều 7. Nhiệm vụ của Hội đồng
giải thể
Trong thời hạn 180 ngày kể từ
ngày thông báo lần đầu trên báo Hà nội mới, Hội đồng giải thể phải thực hiện
những nhiệm vụ sau đây:
1. Trường hợp Hợp tác xã không
lâm vào tình trạng phá sản, Hội đồng giải thể có trách nhiệm:
a) Thu hồi các khoản nợ và tài
sản của hợp tác xã đã cho thuê, mượn;
b) Thanh toán các khoản nợ thuế,
các khoản nợ đến hạn;
c) Trả các khoản nợ khác, thanh
lý các hợp đồng mà hợp tác xã đã ký;
d) Trả vốn góp và giải quyết các
quyền lợi khác có liên quan cho xã viên hợp tác xã.
2. Sau khi thực hiện xong các
bước quy định tại Khoản 2, Điều này, Hội đồng giải thể báo cáo và đề xuất với
Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền xem xét, ra quyết định giải thể. Sau khi ra quyết
định giải thể, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền phải thu hồi con dấu, giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và các tài liệu pháp lý khác có liên quan đến Hợp tác
xã.
3. Trường họp Hợp tác xã không
có khả năng thanh toán các khoản nợ, Hội đồng giải thể báo cáo Uỷ ban nhân dân
có thẩm quyền đình chỉ việc tiến hành thủ tục giải thể bắt buộc để giải quyết
theo Luật phá sản doanh nghiệp và quy định tại Điều 43 Luật hợp tác xã năm 2003.
Điều 8. Kinh phí hoạt động
của Hội đồng giải thể
Kinh phí phục vụ cho hoạt động
của hội đồng giải thể theo thủ tục bắt buộc lấy từ ngân sách địa phương.
Điều 9. Trách nhiệm của Uỷ
ban nhân dân có thẩm quyền trong việc giải thể hợp tác xã
Căn cứ báo cáo và đề xuất của
Hội đồng giải thể hợp tác xã, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền ra quyết định giải
thể hợp tác xã, thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các tài
liệu pháp lý khác có liên quan đến hợp tác xã
Điều 10. Xoá tên hợp tác xã
1. Đối với hợp tác xã đã tự giải
thể hoặc tự tan rã trước khi có Luật hợp tác xã 1996 đến nay nhưng không làm
đầy đủ trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định và trên thực tế Hợp tác xã không
còn hoạt động sản xuất kinh doanh, không có tổ chức bộ máy quản lý, không còn
xã viên, không có trụ sở, không còn vướng mắc về tài sản, tài chính và quyền
lợi của xã viên thì Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền ra quyết định xoá tên hợp tác
xã đó khỏi danh sách hiện đang quản lý.
2. Đối với Hợp tác xã đã tự giải
thể hoặc tan rã trước khi có Luật Hợp tác xã 1996 đến nay, thực tế Hợp tác xã
không còn hoạt động sản xuất kinh doanh, không có trụ sở, không có tổ chức bộ
máy quản lý, không còn xã viên nhưng hợp tác xã còn vướng mắc về vốn, quỹ, tài
sản, nhà đất, quyền lợi xã viên, và hiện đang có khiếu kiện; Uỷ ban nhân dân có
thẩm quyền xem xét, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kết luận, giải quyết dứt điểm,
nếu không còn vướng mắc thì thực hiện việc xoá tên Hợp tác xã theo quy định tại
Khoản 1, Điều này.
3. Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền
ra thông báo về việc đã xoá tên hợp tác xã gửi tới các cơ quan, tổ chức có liên
quan; đồng thời thu hồi con dấu, các giấy tờ pháp lý có liên quan đến Hợp tác
xã theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của Uỷ
ban nhân dân quận, huyện
Uỷ ban nhân dân quận, huyện chỉ
đạo triển khai thực hiện việc giải thể, xoá tên hợp tác xã thuộc địa bàn quản
lý. Trường hợp có vướng mắc Uỷ ban nhân dân quận, huyện chủ động phối hợp với
các Sở, ban, ngành có liên quan cùng giải quyết.
Điều 12. Giải quyết khiếu
nại, tố cáo
Mọi khiếu nại, tố cáo đối với quyết
định của Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền và hành vi vi phạm pháp luật của viên
chức nhà nước trong quá trình tiến hành giải thể, xoá tên hợp tác xã được thực
hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Quy
định
Trong quá trình tổ chức thực
hiện Quy định này nếu có vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp,
Liên minh hợp tác xã Thành phố chịu trách nhiệm tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân
Thành phố xem xét, quyết định./.