Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2684/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Nguyễn Lộc Hà
Ngày ban hành: 24/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2684/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 24 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia htrợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19/05/2021 của Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021- 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 15/10/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Căn cứ Chương trình số 129-CTr/TU ngày 11/3/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết s52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp ln thứ tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 56/TTr-SKHCN ngày 18/11/2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ (b/c);
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;

- CT, PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các Sở, Ban, ngành(19)
,Cục Thống kê tnh;
- Các Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo BD, Đài PTTH; Cổng TTĐT, TTCB tỉnh;
- LĐVP, Dg, TH;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Lộc Hà

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

I. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là năng suất chất lượng) trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân t tng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Mc tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021 - 2025

- Số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng ít nhất là 04 doanh nghiệp.

- Số doanh nghiệp được hỗ trợ chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ít nhất là 16 doanh nghiệp.

- Ít nhất 03 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình; trong đó, phấn đấu đào tạo ít nhất 10 chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn.

b) Giai đoạn 2026 - 2030

- Số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng ít nhất là 05 doanh nghiệp.

- Số doanh nghiệp được hỗ trợ chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ít nhất là 20 doanh nghiệp.

- Ít nhất 05 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình. Trong đó, phấn đấu đào tạo ít nhất 20 chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn.

3. Đối tượng

- Đối tượng được hỗ trợ: Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; ưu tiên xét chọn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh (nếu có).

- Đối tượng tham gia thực hiện: Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; Cục Thống kê tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Hiệp hội; Tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp tham gia.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

- Triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy, nâng cao năng suất của tỉnh và doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

- Định kỳ nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng.

2. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng

- Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp.

- Tổ chức, triển khai các hình thức thông tin truyền thông để phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng.

- Thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu chuẩn đối sánh và thực hành tốt về năng suất để phục vụ doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu liên quan khác.

- Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng chất lượng quốc gia.

3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh

- Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng sut chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố.

- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...

- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp cải tiến năng suất chất lượng cơ bản và nâng cao.

- Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

4. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

- Phối hợp các tổ chức có liên quan xây dựng, triển khai tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên gia năng suất. Tổ chức các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định.

- Phối hợp các tổ chức có liên quan đào tạo đội ngũ giảng viên năng suất chất lượng. Mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

5. Tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Cập nhật cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng.

- Đầu tư, tăng cường năng lực thử nghiệm chất lượng, an toàn và sinh thái của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực.

- Đẩy mạnh áp dụng cơ chế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp ở các cấp độ.

6. Tăng cường các hoạt động hợp tác các địa phương trong nước

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật gia tăng năng suất của các địa phương trong nước.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn kinh phí

- Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước) và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán ngân sách hàng năm và quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

- Dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025 là: 5.835.200.000 đồng (bằng chữ: Năm tỷ, tám trăm ba mươi lăm triệu, hai trăm ngàn đồng) và giai đoạn 2026-2030 là 7.654.200.000 (bằng chữ: Bảy tỷ, sáu trăm năm mươi bốn triệu, hai trăm ngàn đồng).

(Đính kèm Bảng chi tiết dự toán kinh phí thực hiện trong Phụ lục).

2. Quản lý, sử dụng kinh phí:

Thực hiện theo Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19/05/2021 của Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia htrợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 và các văn bản quy định pháp luật khác có liên quan.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan đôn đốc, rà soát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện cụ thể. Hàng năm, tổng hợp kinh phí sự nghiệp khoa học thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch gửi Sở Tài chính (đối với nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên) và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với nhiệm vụ sử dụng vốn đầu tư phát triển) theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng; xây dựng các mô hình điểm về năng suất chất lượng; tổ chức các hoạt động đào tạo về năng suất chất lượng; thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hợp tác trong lĩnh vực năng suất chất lượng; triển khai các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch theo nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước được giao.

- Tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng.

- Tổ chức sơ kết Kế hoạch vào năm 2025 và tổng kết Kế hoạch vào năm 2030.

2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể 5 năm, hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác thuộc thẩm quyền quản lý, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành, lĩnh vực, tập trung vào sản phẩm, hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp chủ lực.

- Lập dự toán ngân sách hàng năm thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, gửi Sở Khoa học và Công nghệ đ tng hợp gửi Sở Tài chính tham mưu, btrí kinh phí theo quy định; huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch thuộc thẩm quyền quản lý. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, gửi báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Tài chính

Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, dự toán do Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan xây dựng, Sở Tài chính tham mưu dự toán kinh phí theo thẩm quyền.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông như: Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Bình Dương... tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ bng nhiu hình thức thiết thực và hiệu quả.

5. Cục Thống kê tỉnh

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cung cấp số liệu của các doanh nghiệp phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của Kế hoạch và tính chỉ số TFP hằng năm của tỉnh.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ định cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch, lồng ghép với các chương trình khoa học và công nghệ, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác thuộc thẩm quyền quản lý.

- Bố trí kinh phí, huy động các nguồn vốn hp pháp để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trong phạm vi thẩm quyền, chức năng quản lý nhà nước được giao.

7. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

- Là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ giúp Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, điều hành và thực hiện Kế hoạch; lập kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, tổng hợp vào kế hoạch của Chi cục để Sở Khoa học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết để nắm tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp; báo cáo và đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

- Phối hợp với các đơn vị, các tổ chức có liên quan tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

- Tuyển chọn Tổ chức tư vấn đủ điều kiện tư vấn theo quy định hiện hành.

- Phối hợp Cục Thống kê tỉnh tổ chức đánh giá về các yếu tố năng suất tổng hợp TFP theo định kỳ hàng năm và cả giai đoạn.

- Thực hiện việc sơ kết, tổng kết và tham mưu Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch.

8. Các Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất trong cộng đồng doanh nghiệp hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.

- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về năng suất cho doanh nghiệp hàng năm.

- Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc hiệp hội ngành mình quản lý, xây dựng Quỹ Phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp nhằm đổi mới công nghệ, dây chuyền thiết bị, hệ thống quản lý tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa; Trong trường hợp chưa thành lập Quỹ Phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn từ Quỹ Phát triển khoa học công nghệ của tỉnh Bình Dương.

9. Doanh nghiệp tham gia

- Cam kết thực hiện đúng các nội dung theo kế hoạch đã được phê duyệt, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình, tiến độ, kinh phí; thực hiện thanh quyết toán đúng theo quy định của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các quy định pháp luật có liên quan.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong quá trình tham gia.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các hiệp hội, doanh nghiệp có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực, đúng quy định về tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu hiện hành và các quy định pháp luật khác có liên quan, không làm lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước; trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy định pháp luật./.

PHỤ LỤC

BẢNG CHI TIẾT DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

(Đơn vị tính: triệu đồng)

I. Dự toán kinh phí thực hiện cho giai đoạn 2021 - 2025

1. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tư vấn và chứng nhận các công cụ cải tiến năng suất chất lượng

Nội dung

Năm
2022

Năm
2023

Năm
2024

Năm
2025

Tng cộng

Số lượng doanh nghiệp

1

1

1

1

4

Kinh phí hỗ trợ = (Chi phí tư vấn và đào tạo 40 triệu đồng/01 công cụ/ 01 doanh nghiệp)

40

40

40

40

160

2. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tư vấn và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

Nội dung

Năm
2022

Năm
2023

Năm
2024

Năm
2025

Tng cộng

Số lượng doanh nghiệp

4

4

4

4

16

Kinh phí hỗ trợ = (Chi phí tư vấn và chứng nhận 50 triệu đồng/01 hệ thống/01 doanh nghiệp)

200

200

200

200

800

3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng

Nội dung

Năm
2023

Năm 2024

Năm 2025

Tng cộng

Số lượng doanh nghiệp

1

1

1

3

Kinh phí hỗ trợ = ((Chi phí tư vấn và đào tạo 40 triệu đồng/01 công cụ x 2 công cụ) + (Chi phí tư vấn và chứng nhận 50 triệu đồng/01 hệ thống))/01 doanh nghiệp

130

130

130

390

4. Đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng để triển khai các hoạt động năng suất chất lượng

Nội dung

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tng cộng

Số lượng chuyên gia

3

3

3

1

10

Kinh phí hỗ trợ = (30 triệu đồng/ 01 chuyên gia) x (số lượng chuyên gia)

90

90

90

30

300

5. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tư vấn và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gc sản phẩm, hàng hóa

Nội dung

Năm
2021

Năm
2022

Năm
2023

Năm
2024

Năm
2025

Tng
cộng

Số lượng doanh nghiệp

0

8

8

8

8

32

Kinh phí hỗ trợ = (Chi phí khảo sát, tư vấn & đánh giá chứng nhận: 40 triệu đồng/01 doanh nghiệp)

0

320

320

320

320

1280

6. Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và công bố hợp chuẩn

Nội dung

Năm
2021

Năm
2022

Năm
2023

Năm
2024

Năm
2025

Tổng
cộng

Số lượng doanh nghiệp

0

10

10

10

10

40

Kinh phí hỗ trợ = 25 triệu đồng/01 doanh nghiệp

0

250

250

250

250

1000

7. Hỗ trợ doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng quốc gia

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tng cộng

Số lượng doanh nghiệp đạt giải

4

4

4

4

4

20

Kinh phí hỗ trợ: 01 giải thưởng chất lượng Châu - Á Thái Bình Dương: 31,290 triệu đồng, 01 giải vàng: 20,860 triệu đồng, 03 giải thưởng chất lượng quốc gia: mỗi giải thưởng 10,430 triệu đồng, tổng cộng 83,440 triệu đồng)

83,44

83,44

83,44

83,44

83,44

417,20

8. Tổ chức đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Số khóa đào tạo

2

2

2

2

2

10

Kinh phí = (73 triệu đồng/01 khóa)

146

146

146

146

146

730

9. Tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai, sơ kết và tổng kết Chương trình

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Số đợt hội nghị, hội thảo

1

1

1

1

1

5

Kinh phí hỗ trợ = (34 triệu đồng/ 01 đợt) x (Số đợt hội nghị, hội thảo)

34

34

34

34

34

170

10. Tổ chức thông tin, tuyên truyền kết quả xây dựng mô hình, xây dựng chuyên đề, phóng sự trên các Báo và Đài phát thanh - Truyền hình

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tng cộng

Số đợt tổ chức thông tin tuyên truyền trên báo 02 đợt và trên Đài phát thanh - Truyền hình 02 đợt

0

4

4

4

4

16

Kinh phí thực hiện: 49 triệu đồng, gồm:

- Trên báo: 8 triệu đồng x 02 đợt = 16 triệu đồng

- Trên Đài phát thanh - Truyền hình: 16.5 triệu đồng x 02 đợt = 33 triệu đồng.

0

49

49

49

49

196

11. Kinh phí hoạt động nghiệp vụ

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tng cộng

1. Hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm, tham dự hội nghị, hội thảo.

10

10

10

10

10

50

2. Chi cho Ban điều hành chương trình (họp xét chọn, nghiệm thu, xăng xe, phí cầu đường)

68.4

68.4

68.4

68.4

68.4

342

a. Chi họp Xét chọn nhiệm vụ: 3,2 triệu đồng

b. Chi họp nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ: 2,64 triệu đồng

c. Xăng xe + phí cầu đường: 500.000 đồng (Tạm tính, thanh quyết toán theo thực tế)

d. Chi phí khác (nước uống, văn phòng phẩm...).

Tổng cộng 6,84 triệu x 10 ln = 68,4 triệu đồng (Tạm tính, thanh quyết toán theo thực tế)

Tổng kinh phí thực hiện cho giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

341,84

1.290,84

1.420,84

1.420,84

1.360,84

5.835,20

II. Dự toán kinh phí thực hiện cho giai đoạn 2026 - 2030

1. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tư vấn và chứng nhận các công cụ cải tiến năng suất chất lượng

Nội dung

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Tổng cộng

Số lượng doanh nghiệp

1

1

1

1

1

5

Kinh phí hỗ trợ = (Chi phí tư vấn và đào tạo 40 triệu đồng/01 công cụ/ 01 doanh nghiệp)

40

40

40

40

40

200

2. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tư vấn và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

Nội dung

Năm
2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tổng
cộng

Số lượng doanh nghiệp

4

4

4

4

4

20

Kinh phí hỗ trợ = (Chi phí tư vấn và chứng nhận 50 triệu đồng/01 hệ thống/01 doanh nghiệp)

200

200

200

200

200

1000

3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng

Nội dung

Năm 2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tng
cộng

Số lượng doanh nghiệp

1

1

1

1

1

5

Kinh phí hỗ trợ = ((Chi phí tư vấn và đào tạo 40 triệu đồng/01 công cụ x 2 công cụ) + (Chi phí tư vấn và chứng nhận 50 triệu đồng/01 hệ thống ))/ 01 doanh nghiệp.

130

130

130

130

130

650

4. Đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng để triển khai các hoạt động năng suất chất lượng

Nội dung

Năm
2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tng
cộng

Số lượng chuyên gia được đào tạo

4

4

4

4

4

20

Kinh phí hỗ trợ = (30 triệu đồng/ 01 chuyên gia) x (số lượng cán bộ)

120

120

120

120

120

600

5. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tư vấn và chng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Nội dung

Năm
2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tng
cộng

Số lượng doanh nghiệp

10

10

10

10

10

50

Kinh phí hỗ trợ = (Chi phí khảo sát, tư vấn & đánh giá chứng nhận: 40 triệu đồng/01 doanh nghiệp)

400

400

400

400

400

2000

6. Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và công bố hp chuẩn

Nội dung

Năm
2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tng
cộng

Số lượng doanh nghiệp

10

10

10

10

10

50

Kinh phí hỗ trợ = 25 triệu đồng/ 01 doanh nghiệp

250

250

250

250

250

1250

7. H trdoanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng

Nội dung

Năm
2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tng
cộng

Số lượng doanh nghiệp đạt giải

4

4

4

4

4

20

Kinh phí hỗ trợ: 01 giải thưởng chất lượng Châu - Á Thánh Bình Dương: 31,290 triệu đồng, 01 giải vàng: 20,860 triệu đồng, 03 giải thưởng chất lượng quốc gia: mỗi giải thưởng 10,430 triệu đồng, tổng cộng 83,440 triệu đồng)

83,44

83,44

83,44

83,44

83,44

417,2

8. Tổ chức đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng

Nội dung

Năm
2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tng
cộng

Số khóa đào tạo

2

2

2

2

2

10

Kinh phí hỗ trợ = (73 triệu đồng/ 01 khóa)

146

146

146

146

146

730

9. Tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai, sơ kết và tổng kết Chương trình

Nội dung

Năm
2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tng
cộng

Số đợt hội nghị, hội thảo

1

1

1

1

1

5

Kinh phí hỗ trợ = (34 triệu đồng/ 01 đợt) x (Số đợt hội nghị, hội thảo)

34

34

34

34

34

170

10. Tổ chức thông tin, tuyên truyền kết quả xây dựng mô hình, xây dựng chuyên đề, phóng sự trên các Báo và Đài phát thanh - Truyền hình

Nội dung

Năm
2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tng
cộng

Số đợt tổ chức thông tin tuyên truyền trên báo 02 đợt và trên Đài phát thanh - Truyền hình 02 đợt

4

4

4

4

4

20

Kinh phí thực hiện: 49 triệu đồng, gồm:

- Trên báo: 8 triệu đồng x 02 đợt = 16 triệu đồng

- Trên Đài phát thanh - Truyền hình: 16.5 triệu đồng x 02 đợt = 33 triệu đồng.

49

49

49

49

49

245

11. Kinh phí hoạt động nghiệp vụ

Nội dung

Năm
2026

Năm
2027

Năm
2028

Năm
2029

Năm
2030

Tng
cộng

1. Hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm, tham dự hội nghị, hội thảo.

10

10

10

10

10

50

2. Chi cho Ban điều hành chương trình (họp xét chọn, nghiệm thu, xăng xe, phí cầu đường)

68.4

68.4

68.4

68.4

68.4

342

a. Chi họp Xét chọn nhiệm vụ: 3,2 triệu đồng

b. Chi họp nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ: 2,64 triệu đồng

c. Xăng xe + phí cầu đường: 500.000 đồng (Tạm tính, thanh quyết toán theo thực tế)

d. Chi phí khác (nước uống, văn phòng phẩm...).

Tổng cộng 6,84 triệu x 10 lần = 68,4 triệu đồng (Tạm tính, thanh quyết toán theo thực tế)

Tổng kinh phí thực hiện cho giai đoạn 2026-2030

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Tổng cộng

1.530,84

1.530,84

1.530,84

1.530,84

1.530,84

7.654,20

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2684/QĐ-UBND ngày 24/11/2021 về Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.770

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.162.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!