Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 236/2006/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 23/10/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 236/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5 NĂM (2006 - 2010)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010), với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

2. Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.

3. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật … làm chủ doanh nghiệp; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

4. Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

6. Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1. Mục tiêu tổng quát:

Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng cho nền kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới khoảng 320.000 (hàng năm tăng khoảng 22%);

b) Tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới tại các tỉnh khó khăn là 15% đến năm 2010;

c) Tỷ lệ trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 3 - 6% trong tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Tạo thêm khoảng 2,7 triệu chỗ làm mới trong giai đoạn 2006 - 2010;

đ) Có thêm 165.000 lao động được đào tạo kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

2. Đánh giá tác động của các chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, định kỳ tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó hướng dẫn và giải đáp các yêu cầu bức thiết cho phát triển kinh doanh.

3. Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, đổi mới chế độ kế toán, các biểu mẫu báo cáo theo hướng đơn giản hoá, khuyến khích doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chống thất thu thuế.

4. Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa gây ô nhiễm, tác hại đến môi trường tại các khu dân cư và đô thị đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

5. Sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương; khuyến khích phát triển các loại hình ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần chuyên phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó bao gồm cả việc phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh.

6. Đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật; khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau; phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng phù hợp với quốc tế. Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp phụ trợ.

7. Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp để có cơ sở dữ liệu đánh giá về tình trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ công tác hoạch định chính sách và cung cấp các thông tin phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kinh nghiệm, ý chí kinh doanh và làm giàu hợp pháp tới mọi đối tượng. Nghiên cứu thí điểm việc đưa các kiến thức về kinh doanh vào chương trình học ở trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học kỹ thuật và các trường dạy nghề nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh, phát triển văn hoá doanh nghiệp, tạo sự ủng hộ trong toàn xã hội đối với doanh nghiệp kinh doanh theo pháp luật.

8. Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (cả về phía cung và phía cầu), hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh, chú trọng quản lý về chất lượng các dịch vụ. Khuyến khích các tổ chức Hiệp hội thực hiện các dịch vụ phát triển kinh doanh; tích cực triển khai các chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tham gia xây dựng thể chế, chính sách và các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng cường vai trò hỗ trợ của Hiệp hội và thực sự là đại diện lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

9. Nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường vai trò của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường năng lực cho các địa phương về quản lý, xúc tiến, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

 1. Nhóm giải pháp 1: đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp.

2. Nhóm giải pháp 2: tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Nhóm giải pháp 3: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao.

4. Nhóm giải pháp 4: các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Nhóm giải pháp 5: phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 - 2010.

6. Nhóm giải pháp 6: tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

7. Nhóm giải pháp 7: quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 - 2010.

Nội dung của các nhóm giải pháp và cơ quan chủ trì thực hiện được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm 2006 - 2010, các Bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép các chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, các chương trình mục tiêu của các Bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Ở Trung ương:

1. Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp chung trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch của các cơ quan chủ trì thực hiện ở các Bộ, ngành và địa phương. Nhiệm vụ của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm:

a) Theo dõi cơ quan chủ trì thực hiện kế hoạch và báo cáo các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch;

b) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ những thay đổi, điều chỉnh khi cần thiết về chương trình hành động, những nhóm giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện gặp vướng mắc, khó khả thi không đạt được mục tiêu đã đề ra;

c) Thành lập các Tiểu nhóm công tác triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do đại diện cơ quan chủ trì làm Trưởng Tiểu nhóm. Các Tiểu nhóm gồm đại diện các cơ quan chức năng liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các nhóm giải pháp và giải pháp theo nội dung của từng nhóm giải pháp.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh phí thuộc ngân sách để đảm bảo việc thực hiện các giải pháp trong Chương trình hành động kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định.

3. Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm chuẩn bị và thực hiện theo lịch trình đối với mỗi giải pháp.

Ở cấp tỉnh:      

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế hoạch hành động và lộ trình thực hiện; phối hợp với các Bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại điạ phương; bố trí nhân lực, ngân sách hàng năm đảm bảo thực hiện kế hoạch tại tỉnh.

2. Thành lập Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân, do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Thành viên của Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh gồm đại diện của các Sở liên quan và các Hiệp hội doanh nghiệp tại tỉnh. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thư ký Thường trực.

3. Nhiệm vụ của Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh và Thư ký Thường trực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

4. Hàng năm gửi báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chủ tịch Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
 cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;  
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

 



PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5 NĂM (2006 - 2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

Nhóm giải pháp 1: Đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp

 

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì thực hiện

Kết quả

Thời gian hoàn thành

 

Giải pháp 1: Kiện toàn công tác đăng ký kinh doanh

 

1.1. Xây dựng đề án tổ chức hệ thống cơ quan ĐKKD toàn quốc, thống nhất về nghiệp vụ, kinh phí hoạt động, tổ chức biên chế, nhân sự.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp

Đề án về hệ thống đăng ký kinh doanh toàn quốc

2008

 

1.2. Áp dụng thống nhất một mã số cho đăng ký kinh doanh, thống kê, thuế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê

Đề án về mã số chung được áp dụng thống nhất trên toàn quốc

2008

 

1.3. Đẩy mạnh tin học hoá công tác đăng ký kinh doanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Hình thành hệ thống thông tin toàn quốc về đăng ký kinh doanh

2008

 

1.4. Rà soát, đánh giá các hồ sơ, trình tự, thủ tục, các khâu đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp và Công an

Đề án thiết lập cơ chế “một cửa” tại các tỉnh/ thành phố

2006 - 2008

 

Giải pháp 2. Quy định về điều kiện kinh doanh đối với các lĩnh vực chưa được quy định

 

Nghiên cứu soạn thảo trình Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh của các ngành nghề hiện chưa có văn bản hướng dẫn. Cụ thể:

- Quy định điều kiện kinh doanh (không phân biệt thành phần kinh tế) đối với các dịch vụ đòi nợ, đánh giá tín nhiệm v.v...;

- Quy định về phát hành và quản lý phát hành chứng khoán không niêm yết ra công chúng ...

Bộ Tài chính

Bộ Tài chính

Ban hành Nghị định

Ban hành Nghị định

2007

2007

 

Giải pháp 3: Điều chỉnh các quy định liên quan đến triển khai hoạt động sau đăng ký kinh doanh

 

3.1. Nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, phần liên quan đến dấu doanh nghiệp.

Bộ Công an

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2001/NĐ-CP

2007

 

3.2. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 89/2002/NĐ-CP theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn và đăng ký tại cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong các giao dịch.

Bộ Tài chính

Sửa đổi, bổ sung Nghị định sô 89/2002/NĐ-CP

2007

 

3.3. Nghiên cứu, triển khai xây dựng văn bản hướng dẫn các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Bộ Tư pháp

Ban hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện

2007

 

Giải pháp 4: Hoàn thiện các quy định pháp lý về giao dịch thương mại

 

4.1. Tăng cường thực hiện Pháp lệnh về Trọng tài thương mại năm 2003

Bộ Tư pháp

Thành lập thêm 2 trung tâm trọng tài mới đưa tổng số các trung tâm này lên 7

2007 - 2008

 

4.2. Nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Luật Công chứng để có đủ hiệu lực pháp lý làm cơ sở pháp lý cho các văn bản được công chứng trong các giao dịch, khi xử lý các tranh chấp….

Bộ Tư pháp

Ban hành Luật Công chứng

2007 - 2008

 

4.3. Xây dựng Pháp lệnh về Đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm thống nhất các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, không phân biệt đối với động sản hay bất động sản, nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất về các giao dịch bảo đảm, công khai hoá và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, đồng thời có hiệu lực đối với người thứ ba; tổ chức đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm vào một hệ thống cơ quan đăng ký quốc gia, giúp cho cá nhân, tổ chức chỉ cần liên hệ đăng ký, tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm tại một địa chỉ duy nhất; quy định rõ hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm.

Bộ Tư pháp

Dự thảo Pháp lệnh về Giao dịch đảm bảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội

2007 - 2008

 

4.4. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện các quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành như: Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Hàng hải, Luật Hàng không, Luật Dầu khí, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng... để quy định được các vấn đề có tính chất đặc thù.

Bộ Tư pháp phối hợp các Bộ liên quan

Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các hợp đồng thuộc lĩnh vực có tính chất đặc thù

2006 - 2010

 

4.5. Sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế bảo đảm tiền vay cho phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự về thế chấp, cầm cố.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước

Ban hành quy định mới về giao dịch đảm bảo

2007

 

4.6. Tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản nhằm khắc phục các hạn chế của Luật Phá sản 2004 theo hướng mở rộng việc áp dụng thủ tục phá sản cho mọi đối tượng kinh doanh, không phân biệt cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp; cho phép chủ nợ có bảo đảm được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình giải quyết phá sản; tăng cường tính chủ động, quyền tự định đoạt của các bên trong quá trình giải quyết phá sản.

Bộ Tư pháp

Các kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản

2007

 

Giải pháp 5: Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán và báo cáo tài chính

 

5.1. Mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu xây dựng phương pháp kế toán đơn giản áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, trình độ quản lý thấp; đơn giản hoá hệ thống tài khoản

Bộ Tài chính

Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung

2007

 

5.2. Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC theo hướng đơn giản hoá biểu mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Bộ Tài chính

Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung

2007

 

5.3. Đơn giản hoá các quy định về lưu giữ hoá đơn chứng từ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng đối với chứng từ bắt buộc và chứng từ không bắt buộc.

Bộ Tài chính

Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung

2007

 

Giải pháp 6: Hoàn thiện các quy định liên quan đến thuế

 

6.1. Sửa đổi, bổ sung quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; đơn giản hoá phương pháp và căn cứ tính thuế; giảm các trường hợp ưu đãi thuế để đơn giản hoá chính sách ưu đãi, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ tiếp cận và hưởng các ưu đãi.

Bộ Tài chính

Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung

2008

 

6.2. Thu hẹp diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp khoán để khuyến khích các đối tượng nộp thuế khoán thực hiện đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

Bộ Tài chính

Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung

2008

 

6.3. Mở rộng phạm vi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế theo hướng ban hành quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thu - nộp thuế.

Bộ Tài chính

Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung

2007

 

6.4. Nghiên cứu, bổ sung quy định về khấu hao tài sản cố định theo hướng cho phép áp dụng chế độ khấu hao luỹ tiến, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ.

Bộ Tài chính

Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung

2008

 

6.5. Sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan theo hướng đơn giản hóa thủ tục và quy trình thông quan hàng hóa, công khai hóa danh mục thuế xuất, nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự kê khai, áp mã, áp giá.

Bộ Tài chính

Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung

2006 - 2010

 

Giải pháp 7: Hoàn thiện các quy định liên quan đến công nghệ

 

7.1. Nghiên cứu dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm và Nghị định hướng dẫn thi hành .

Bộ Khoa học và

Công nghệ

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm và dự thảo Nghị định hướng dẫn

2007

 

 7.2. Tách hoạt động cung cấp dịch vụ ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước của Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng,

Bộ Khoa học và

Công nghệ

Ban hành các quy định

2009

 

Nhóm giải pháp 2: Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

 

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì thực hiện

Kết quả

Thời gian

hoàn thành

 

Giải pháp 8: Hoàn thiện các chính sách liên quan đến đất đai.

 

8.1. Thiết lập hệ thống cơ quan đăng ký đất trong cả nước nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khuyến khích đăng ký các giao dịch về đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thành lập cơ quan đăng ký đất tại các tỉnh

2008

 

 8.2. Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất và công khai các quy hoạch này làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Quy hoạch sử dụng đất

 2010

 

8.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi đô thị, khu dân cư thông qua việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

2006 - 2007

 

8.4. Thống kê và thu hồi đất đang hoang hoá, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

và Ủy ban nhân dân địa phương

Triển khai thực hiện và đánh giá kết quả

2008

 

Nhóm giải pháp 3: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn tài chính

 

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì thực hiện

Kết quả

Thời gian hoàn thành

 

Giải pháp 9: Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

 

9.1. Trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tín dụng đối với khu vực II, III miền núi, hải đảo, vùng đồng bào khơme sống tập trung, thương nhân và các xã thuộc Chương trình 135 (vùng có điều kiện khó khăn) theo hướng tách bạch tín dụng chính sách, tín dụng thương mại: Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển thực hiện tín dụng ưu đãi đối với vùng có điều kiện khó khăn; Ngân hàng thương mại cho vay theo cơ chế tín dụng thương mại đối với vùng có điều kiện khó khăn.

Ngân hàng Nhà nước

Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hỗ trợ tín dụng, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại

2006

 

9.2. Nghiên cứu, sửa đổi Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ Tài chính

Sửa đổi, bổ dung các văn bản có liên quan

2007

 

9.3 Nghiên cứu và ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của Quỹ Đầu tư mạo hiểm (đã được quy định tại Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế về khu công nghệ cao).

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính

Ban hành văn bản hướng dẫn

2006

 

Nhóm giải pháp 4: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì thực hiện

Kết quả

Thời gian hoàn thành

Giải pháp 10: Tối đa hoá ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập WTO

Tối đa hoá ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập WTO bao gồm việc đánh giá những ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu nhất, lựa chọn nhóm hàng ưu tiên, triển khai thực hiện hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2006 - 2010, gồm 02 nội dung chính sau:

Nội dung 1: Đánh giá các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu và lựa chọn 04 nhóm hàng có khả năng cạnh tranh nhất, bao gồm:

- Lựa chọn nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu;

- Lực chọn nhóm hàng có sức cạnh tranh nhất trong nhóm ngành hàng đã lựa chọn khi Việt Nam là thành viên WTO;

- Tiến hành quảng bá, tuyên truyền về các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các nhóm hàng đã được lựa chọn;

- Nâng cao kiến thức về tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh nhóm hàng đã lựa chọn.

Nội dụng 2: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ 04 nhóm hàng đã được lựa chọn, gồm:

- Cung cấp dịch vụ dự báo công nghệ, đào tạo và tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khả năng cạnh tranh.

- Nâng cao năng lực cho các chuyên gia tư vấn, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo, dịch vụ phát triển kinh doanh…;

- Hỗ trợ phát triển liên kết ngành, doanh nghiệp;

- Hỗ trợ xuất khẩu cho các nhóm hàng được lựa chọn.

Bộ Thương mại phối hợp các Bộ quản lý ngành

Xác định được 04 nhóm hàng ưu tiên để thực hiện các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

- 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mỗi nhóm hàng được tiếp cận chương trình

- Phát triển 100 tổ chức tư vấn, đào tạo, dịch vụ phát triển kinh doanh trong mỗi nhóm hàng đã lựa chọn.

- Phát triển 10 liên kết cho mỗi ngành

- 1000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mỗi nhóm hàng được hỗ trợ xuất khẩu.

2007

2007 - 2010

Giải pháp 11: Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhằm tạo thêm việc làm tại những vùng này

11.1 Phổ biến thông tin pháp luật về doanh nghiệp

Bộ Tư pháp

Các tỉnh khó khăn nhất

2007

11.2 Đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đào tạo cho 5.000 lượt người của các tỉnh khó khăn nhất

2006 - 2010

11.3. Trợ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

Bộ Thương mại

Hỗ trợ cho 1000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tỉnh khó khăn nhất

2007 - 2010

11.4. Trợ giúp, tăng số lượng và chất lượng đội ngũ chuyên gia tư vấn, các tổ chức và doanh nghiệp đào tạo đang hoạt động tại vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phát triển 10 tổ chức tư vấn, đào tạo tại các tỉnh khó khăn nhất

2007 - 2010

Nhóm giải pháp 5: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì thực hiện

Kết quả

Thời gian hoàn thành

Giải pháp 12: Phát triển thị trường lao động


12.1. Nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề, theo hướng gắn với yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, cung cấp cho người học các kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và ý thức trách nhiệm; đưa nhanh công nghệ thông tin vào nội dung đào tạo và quản lý quá trình đào tạo; khuyến khích liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề với các doanh nghiệp để nâng cao khả năng thực hành của các học viên sau khi tốt nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Đưa ra kế hoạch thực hiện

2008

12.2. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng xã hội hóa.

Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội

Điều chỉnh quy hoạch cơ sở dạy nghề

2007

12.3. Phân cấp việc cấp giấy phép thành lập các trung tâm đào tạo nghề.

Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội

Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung

2007

12.4. Đánh giá các hình thức giáo dục dạy nghề hiện có để đề xuất các cải cách nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động này.

 

Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo

đánh giá các biện pháp đào tạo nghề kỹ thuật hiện có

2008

Nhóm giải pháp 6: Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì thực hiện

Kết quả

Thời gian hoàn thành

Giải pháp 13: Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ Văn hoá - Thông tin

Các chương trình tuyên truyền, phổ biến được phát sóng, in tài liệu, diễn đàn...

2006 - 2010

Giải pháp 14: Giáo dục về văn hoá kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề

Đưa một số chuyên đề không bắt buộc về doanh nghiệp vào chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chuyên đề về kinh doanh được đưa vào Chương trình đào tạo

2007

Nhóm giải pháp 7: Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nội dung công việc

Cơ quan thực hiện

Kết quả

Thời gian hoàn thành

Giải pháp 15: Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

15.1. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành

Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2001/NĐ-CP

2007

15.2. Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin, thống kê thống nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

Ban hành các văn bản hướng dẫn

2007

15.3. Phối hợp các hoạt động trợ giúp từ quốc tế và tạo điều kiện tiếp cận cho các bên liên quan trong các ngành được lựa chọn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tăng tổng vốn ODA viện trợ không hoàn lại cho hoạt động trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa

2006 - 2010

 

 

 

 

 

 

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 236/2006/QD-TTg

Hanoi, October 23, 2006

 

DECISION

APPROVING THE FIVE-YEAR (2006-2010) PLAN ON DEVELOPMENT OF SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Decree No. 90/2001/ND-CP of November 23, 2001 on support for development of small- and medium-sized enterprises;
At the proposal of the Planning and Investment Minister,

DECIDES:

Article 1.- To approve the five-year (2006-2010) plan on development of small- and medium-sized enterprises (SMEs) with the following principal contents:

I. VIEWPOINT ON DEVELOPMENT OF SMEs

1. To consistently realize the policy on development of a multi-sector economy. All economic sectors conducting business activities in accordance with law constitute important components of the socialist-oriented market economy, joining together in long-term development, cooperation and fair competition.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To develop SMEs in an active and sustainable manner toward higher quality, larger quantity and economic efficiency, contributing to creating more jobs, eradicating hunger, alleviating poverty and assuring social order and safety; to develop SMEs in association with national targets and socio-economic development targets, taking into account the conditions of each region or locality; to promote the development of rural industries and traditional trade villages; to attach importance to the development of SMEs in deep-lying and remote areas, areas facing difficult socio-economic conditions; to prioritize the development of, and provide supports for, SMEs owned by ethnic minority people, women or disabled people; to attach importance to the development of SMEs that invest in production of highly competitive products.

4. To gradually shift the State's support activities from direct support to indirect support in order to raise the capability of SMEs.

5. To associate business activities with environmental protection and social order and safety maintenance.

6. To raise the awareness of administrations of all levels about the position and role of SMEs in socio-economic development.

II. OBJECTIVES OF DEVELOPMENT OF SMEs

1. General objectives:

To accelerate the growth rate of SMEs, create a fair competition environment, raise the national competitiveness, and create favorable conditions for SMEs to make greater and greater contributions to economic growth.

2. Specific objectives:

a/ The number of newly established SMEs will be around 320,000 (a year-on-year increase of around 22%);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The ratio of SMEs engaged in export activities will reach 3 - 6% of the total number of SMEs;

d/ Around 2.7 million new jobs will be created in the 2006-2010 period;

e/ An additional number of 165,000 laborers will be technically trained to work in SMEs.

III. MAJOR TASKS

1. To further improve and ensure the stability of the legal framework, reform administrative procedures and financial policies in order to create an equal, transparent and open investment and business environment for SMEs to develop.

2. To assess impacts of policies on SMEs, periodically organize talks between state agencies and SMEs, thereby guiding and responding to burning requirements for business development.

3. To adjust the tax system in an appropriate manner in order to encourage people to start their own businesses, and reform the accounting regimes and reporting forms in the direction of simplification in order to encourage enterprises to declare and pay taxes voluntarily, facilitating tax payment by enterprises while combating tax evasion.

4. To redress the shortage of ground areas for production, and step up environmental protection by elaborating and publicizing land use planning and plans; to create conditions for the development of industrial parks and industrial complexes of reasonable sizes and offer suitable land rent rates to SMEs; to support the relocation of polluting SMEs from population areas and urban centers to industrial parks or industrial complexes.

5. To revise and supplement regulations in order to accelerate the setting up of credit guarantee funds for SMEs in localities; to promote the development of banks of various types and joint-stock commercial banks that exclusively serve SMEs, including the development of financial leasing operation and the provision of loans without mortgaged security assets to SMEs having feasible and efficient projects, in order to satisfy their investment and business capital demands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To speed up the building of an enterprise information system to serve as a basis for the assessment of the actual state of SMEs, the formulation of policies and the supply of information in service of production and business activities of enterprises.

To organize the education and popularization of business experience and examples of determination to lawfully make fortunes among the population. To study the experimental inclusion of business knowledge in the curricula of general education schools, universities, technical secondary schools and vocational schools in order to promote the business spirit, develop the entrepreneurs' culture and gain the entire society's support for enterprises conducting business in accordance with law.

8. To develop the market of business development services (for both suppliers and demanders), and perfect the legal environment for business development services, attaching importance to the management of service quality. To encourage associations to provide business development services, actively carry out programs on assistance for development of SMEs and take part in the formulation of mechanisms, policies and programs in support of SMEs in order to enhance their role in providing assistance and representing legitimate interests of SMEs.

9. To raise the efficiency of activities of coordinating assistance for the development of SMEs, and enhance the role of the Council for Promotion of Development of SMEs; to enhance the capacity of localities for management, promotion and development of SMEs.

IV. GROUPS OF SOLUTIONS

1. Group 1: Simplification of regulations to facilitate the business registration, market entry and activities of enterprises.

2. Group 2: Creation of conditions for SMEs to have ground areas for their production.

3. Group 3: Creation of favorable conditions for SMEs to get access to capital sources, giving priority to enterprises producing export goods and goods with high added values.

4. Group 4: Formulation of programs on assistance for raising the capacity and improving the competitiveness of SMEs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Group 6: Creation of a socio-psychological environment favorable for the sector of SMEs.

7. Group 7: Management of implementation of the plan on development of SMEs in the 2006-2010 period.

The groups of solutions and responsible implementing agencies are specified in the Appendix to this Decision.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

In order to organize the implementation of the 2006-2010 five-year plan on development of SMEs, ministries, branches and localities shall integrate programs on supports for development of SMEs with national target programs as well as their specific target projects and programs with a view to efficiently using the resources.

At the central level:

1. The Council for Promotion of Development of SMEs shall act as the general coordinator in the course of implementation of this plan and assess the implementation of this plan by responsible implementing agencies in ministries, branches and localities. Its tasks include:

a/ Overseeing responsible implementing agencies and reporting on problems arising in the course of plan implementation;

b/ Proposing to the Prime Minister necessary changes in or adjustments to programs of action or groups of solutions to address problems that arise in the course of implementation and make the plan infeasible and behind the set objectives;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Planning and Investment Ministry in, synthesizing and elaborating plans on state budget funds for realization of solutions set forth in the program of action for the plan on development of SMEs according to regulations.

3. Ministries and branches shall prepare conditions for applying each solution as scheduled.

At the provincial level:

1. Provincial-level People's Committees shall work out their own plans on development of SMEs, plans of action and implementation schedules; coordinate with ministries and branches in developing SMEs in their localities; and arrange personnel and allocate annual budget funds for implementation of those plans in their provinces.

2. Provincial-level coordinating committees for implementation of plans on development of SMEs shall be set up under provincial-level People's Committees and headed by vice presidents of provincial-level People's Committees. Members of a provincial-level coordinating committee for implementation of plans on development of SMEs include representatives of relevant provincial services and enterprises' associations in the province, and the director of the provincial Planning and Investment Service acts as its permanent secretary.

3. Tasks of the provincial-level coordinating committees for implementation of plans on development of SMEs and their permanent secretaries are decided by provincial-level People's Committees.

4. Annually, provincial-level People's Committees shall send reports on implementation of plans on development of SMEs to the Planning and Investment Ministry for summing up and subsequently reporting to the Prime Minister.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3.- The Chairman of the Council for Promotion of Development of SMEs, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of People's Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 






 

APPENDIX

FIVE-YEAR (2006-2010) PROGRAM OF ACTION FOR DEVELOPMENT OF SMEs
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 236/2006/QD-TTg of October 23, 2006)

Solution group 1: Simplification of administrative procedures to facilitate business registration, market entry and activities of enterprises

Specific tasks

Responsible agencies

Results

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Solution 1: Improving the business registration process

1.1. Elaborating a scheme on organization of the national system of business registries with uniform professional operations, equal operation funding, organizational apparatus, payrolls and personnel

Ministry of Planning and Investment (MPI) assuming the prime responsibility and  coordinating with Ministry of Home Affairs (MoHA) and the Ministry of Justice (MoJ)

Scheme on the national system of business registries

2008

1.2. Applying common identification number for business registration, statistics and tax payment

MPI assuming the prime responsibility and  coordinating with Ministry of Finance (MoF) and General Statistics Office (GSO)

Scheme on common identification numbers for nationwide application

2008

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MPI assuming the prime responsibility and coordinating with ministries, branches and provincial People’s Committees

Formation of a national system of information on business registration

2008

1.4. Reviewing and evaluating dossiers, procedures and steps of business registration, seal carving, registration of tax identification numbers

MPI assuming the prime responsibility and coordinating with MoHA, MoF, MoJ and Ministry of Public Security (MoPS)

Scheme on formulation of “one-stop shop” mechanism in provinces and cities

2006-2008

Solution 2: Specifying business conditions for domains not yet subject to business conditions

Studying, elaborating and submitting to the Government for promulgation legal documents on conditional business domains and business conditions for branches and trades not yet governed by any guiding documents. Specifically:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Providing for issuance and management of issuance of unlisted securities to the public...

 

 

 

 

MoF

 

MoF

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

Issuance of a decree

 

Issuance of a decree

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

2007

Solution 3: Adjusting regulations concerning commencement of operations after business registration

3.1. Studying amendments to Decree No. 58/2001/ND-CP on management and use of seals, the section concerning seals of enterprises

MoPS

Amendments and supplements to Decree No. 58/2001/ND-CP

2007

3.2. Studying amendments and supplements to Decree No. 89/2002/ND-CP in the direction of encouraging enterprises to print invoices by themselves and make registrations at tax offices, in order to raise autonomy and accountability of enterprises in transactions

MoF

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2007

3.3. Studying and elaborating documents guiding ministries and provincial People’s Committees in performing the function of providing legal aid to enterprises

MoJ

Issuance of a decree and guiding documents

2007

Solution 4: Perfecting legal provisions on commercial transactions

4.1. Enhancing the enforcement of the 2003 Ordinance on Commercial Arbitration

MoJ

Establishment of two more arbitration centers, bringing the total number of arbitration centers to seven

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2. Studying, elaborating and promulgating the Law on Notary Public in order to create a sufficient legal ground for notarization of documents in transactions, settlement of disputes... 

MoJ

Promulgation of the Law on Notary Public

2007 - 2008

4.3. Drafting the Ordinance on Registration of Security Transactions, in order to unify legal provisions on registration of security transactions, regardless of immovables or movables, to build a uniform national database on security transactions, publicize and determine priority order of payment, simultaneously effective to third parties; organizing concentrated registration of security transactions by a national registration system, thus helping individuals and organizations contact registries easily and get access to information on security transactions at a sole address; clearly defining validity of registrations of security transactions

MoJ

Draft Ordinance on Security Transactions for submission to the National Assembly Standing Committee

2007 - 2008

4.4. Further elaborating and perfecting provisions on contracts in such specialized laws as the Law on Credit Institutions, the Maritime Law, the Aviation Law, the Petroleum Law, the Insurance Business Law, the Construction Law, etc., in order to govern particular issues

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Issuance of documents guiding the performance of contracts in domains of particular nature

2006-2010

4.5. Amending and supplementing regulations on loan guarantee mechanisms to make them compliant with the provisions of the Civil Code on mortgage and pledge 

MoJ assuming the prime responsibility and coordinating with State Bank

Issuance of new regulations on security transactions

2007

4.6. Further studying amendments and supplements to the 2004 Bankruptcy Law in order to redress its shortcomings in the direction of broadening the application of bankruptcy procedures to all business entities, regardless of individuals, households or enterprises; allowing secured creditors to file petitions to request the opening of bankruptcy procedures; reducing the State’s intervention in the process of bankruptcy settlement; enhancing the autonomy and right to self-determination of involved parties in the course of bankruptcy settlement     

MoJ

Specific proposals on amendments and supplements to the Bankruptcy Law

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Solution 5: Perfecting regulations on accounting regime and financial statements

5.1. Broadening the scope and subjects of application to cover SMEs. Studying and developing simple accounting methods applicable to small-sized enterprises with low management level; simplifying the system of accounts

MoF

Promulgation of amended and supplemented regulations

2007

5.2. Amending and supplementing Decision No. 1177/TC/QD/CDKT of December 23, 1996, and Decision No. 144/2001/QD-BTC in the direction of simplifying forms of financial statements of enterprises

MoF

Promulgation of amended and supplemented regulations

2007

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MoF

Promulgation of amended and supplemented regulations

2007

Solution 6: Perfecting tax-related regulations

6.1. Amending and supplementing regulations on enterprise income tax in the direction of expanding the scope of taxpayers; simplifying tax calculation methods and bases; reducing cases eligible for tax preferences in order to simplify the preferential policy and give opportunities to SMEs to get easy access to and enjoy preferences

MoF

Promulgation of amended and supplemented regulations

2008

6.2. Narrowing down subjects paying enterprise income tax by the presumptive method in order to encourage presumptive tax payers to make business registrations under the Enterprise Law

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Promulgation of amended and supplemented regulations

2008

6.3. Broadening the application scope of the mechanism of self-assessment and payment of taxes by taxpayers in the direction of clearly defining rights and responsibilities of tax offices, taxpayers and concerned organizations and individuals in the course of tax payment and collection

MoF

Promulgation of amended and supplemented regulations

2007

 6.4. Studying and supplementing regulations on depreciation of fixed assets in the direction of permitting the application of accumulative depreciation in order to encourage enterprises, including SMEs, to renew machinery, equipment and technology

MoF

Promulgation of amended and supplemented regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.5. Amending and supplementing decrees and circulars guiding the implementation of the Customs Law in the direction of simplifying customs procedures and clearance process for goods, making public export and import tariffs, creating favorable conditions for SMEs to make declarations, application of goods codes and prices by themselves

MoF

Promulgation of amended and supplemented regulations

2006 - 2010

Solution 7: Perfecting regulations on technology

7.1. Studying and drafting the Bill on Quality of Products and guiding decree(s)

MoST

Bill on Quality of Products and draft guiding decree(s)

2007

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MoST

Promulgation of regulations

2009

Solution group 2: Creation of conditions for SMEs to have ground areas for their production

Solution 8: Perfecting policies on land

8.1. Establishing a national system of land registries in order to speed up the grant of land use right certificates and encourage the registration of land transactions

Ministry of Natural Resources and Environment (MoNRE)

Establishment of land registries in provinces

2008

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MoNRE, MoF, provincial-level People’s Committees

Land use planning

2010

8.3. Supporting SMEs in relocating their polluting production and business establishments from urban centers or population areas by permitting the conversion of rights to use land from production land to residential land for the purpose of selling such land and paying relocation expenses

MoNRE

Promulgation of appropriate amended and supplemented regulations

2006 - 2007

8.4. Making statistics on and recovering barren and unused land or land used for improper purposes, in order to lease such land areas to enterprises

MoNRE and local People’s Committees

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2008

Solution group 3: Creation of conditions for SMEs to get access to financial sources

Solution 9: Raising capability of SMEs to get access to financial sources

9.1. Submitting to the Government for issuance a Resolution on a number of credit solutions for regions II and III of mountainous areas, islands, areas densely inhabited by Khmer people, traders, and communes covered by Program 135 (areas with difficult conditions) in the direction of separating social policy credit from commercial credit: the Social Policy Bank and the Development Bank provide preferential credits to areas with difficult conditions; commercial banks provide loans under commercial credit mechanism applicable to areas with difficult conditions.

State Bank

Amendments and supplements to regulations on credit supports, social policy banks and commercial banks

2006

9.2. Studying amendments to the Regulation on establishment and operation of the Credit Guarantee Fund for SMEs

MoF

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2007

9.3. Studying and promulgating the Regulation on establishment and operation of the Venture Fund (provided for in Decree No. 99/2003/ND-CP promulgating the Regulation on hi-tech parks)

MoST coordinating with MoF

Issuance of guiding documents

2006

Solution group 4: Raising of competitiveness of SMEs

Solution 10: Maximizing positive impacts of WTO entry

Maximization of positive impacts of WTO entry covers evaluation of goods items of the highest exportability, selection of priority commodity groups, provision of supports for raising competitiveness in the 2006 - 2010 period, with the following two principal contents:

Content 1: Evaluation of commodity items of the highest exportability and selection of 4 most competitive commodity groups, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Selection of the most competitive commodity group  from selected commodity groups when Vietnam becomes a WTO member;

- Advertisement for selected groups of goods of SMEs;

- Elevation of knowledge about international standards of SMEs producing and trading in selected commodity groups.

Content 2: Providing supports for 4 selected commodity groups, covering:

- Providing services of technology forecast, training and consultancy to SMEs, providing supports for raising technical capacity, productivity, quality and competitiveness of products and services 

- Raising the capability of consultants, organizations providing training service, business development service...;   

- Providing supports for development of linkups between branches or enterprises;

- Providing supports for export of goods of the selected groups

Ministry of Trade (MoT) in coordination with branch-managing ministries

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

Selection of 4 priority commodity groups for implementation of programs on assistance for raising competitiveness of SMEs

 

 

 

- 500 SMEs in each commodity group are covered by the program

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Development of 10 linkups for each branch

- 1,000 SMEs in each commodity group eligible for export supports

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2007 – 2010

Solution 11: Assisting the development of SMEs in areas with difficult conditions or in ethnic minority areas in order to create more jobs in these areas

11.1. Disseminating legal information on enterprises

MoJ

Most difficult provinces

2007

11.2. Training people who start their own businesses and administer their business

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Training of 5,000 people in the most difficult provinces

2006 - 2010

11.3. Providing supports for raising competitiveness of SMEs operating in areas with difficult conditions and in ethnic minority areas

MoT

Provision of supports for 1,000 SMEs in the most difficult provinces

2007 - 2010

11.4. Providing supports for, raising the number and quality of consultants, training organizations and enterprises operating in  areas with difficult conditions and in ethnic minority areas

MPI

Development of 10 consulting and training organizations in the most difficult provinces

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Solution group 5: Development of human resources to satisfy requirements of development of SMEs

Solution 12: Developing the labor market

12.1. Studying and renewing contents, programs and methods of training at universities, colleges and vocational schools in the direction of satisfying requirements of production, business and service activities, providing learners with professional knowledge, practicing skills and raising their sense of responsibility; quickly introducing information technology as a training major and applying it to the management of training activities; promoting association between universities, colleges, vocational schools and enterprises in order to improve practicing skills of trainees after graduation  

Ministry of Education and Training (MoET) and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (MoLISA)

Elaboration of implementation plans

2008

12.2. Reviewing, adjusting and supplementing the planning on the network of vocational establishments in the direction of socialization  

MoLISA

Adjustments to the planning on vocational establishments

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12.3. Decentralizing the grant of permits for establishment of job-training centers

MoLISA

Promulgation of amended and supplemented regulations

2007

12.4. Assessing existing forms of vocational education before proposing reforms to raise efficiency of these activities

MoLISA coordinating with MoET

Assessment of existing methods of technical job training

2008

Solution group 6: Creation of a socio-psychological environment favorable for the sector of SMEs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Intensifying the communication and dissemination of knowledge about SMEs to improve the awareness of administrations at all levels and population communities of these enterprises

Ministry of Culture and Information

Broadcasting of communication and dissemination programs, printing of documents, organization of forums

2006-2010

Solution 14: Educating business culture in universities, colleges, professional secondary schools and vocational schools

Including a number of non-compulsory specialized subjects on enterprises in training curricular of universities, colleges, professional secondary schools and vocational schools

MoET and MoLISA

Inclusion of specialized subjects on business in training curricula

2007

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15.1. Studying amendments and supplements to Decree No. 90/2001/ND-CP of November 23, 2001

MPI assuming the prime responsibility and  coordinating with other ministries and branches

A decree amending and supplementing Decree No. 90/2001/ND-CP

2007

15.2. Perfecting the unified system of collection and processing of information and statistics on SMEs 

GSO, MPI and MoF

Issuance of guiding documents

2007

15.3. Coordinating international assistance activities and creating conditions for concerned parties in selected branches to get access to the assistance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Increase of total ODA capital and non-refundable aids for the assistance of SMEs

2006 - 2010

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.277

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.32.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!