BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1726/QĐ-BNN-ĐMDN
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP
ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008;
Căn cứ Quyết định số
3358/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 14/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc thành lập Hội đồng đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại
doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Đổi
mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc
của Hội đồng đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng – Trưởng ban Ban Đổi
mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, thành viên Hội đồng đánh giá hiệu quả
hoạt động và xếp loại doanh nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ,
các Công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo ĐM và PTDN (để b/c);
- Các Cty TNHH MTV thuộc Bộ (để t/h);
- Lưu: VT, ĐMDN (2b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Diệp Kỉnh Tần
|
QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1726/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 02 tháng 8 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nguyên tắc làm việc
Hội đồng đánh giá hiệu quả hoạt động
và xếp loại doanh nghiệp (gọi tắt là Hội đồng) được thành lập theo Quyết định số
3358/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 14/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ để đưa ra quyết
định xếp loại A, B, C cho doanh nghiệp; xếp loại Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên (Chủ tịch công ty); Ban Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó có những hình thức động viên vật
chất và tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lý điều hành doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước; xử lý kịp
thời đối với những doanh nghiệp yếu kém, vi phạm pháp luật trong quản lý và điều
hành doanh nghiệp.
2. Phương thức làm việc
Hội đồng làm việc thông qua các cuộc
họp Hội đồng hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng.
3. Căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động
và xếp loại doanh nghiệp
- Quy chế giám sát và đánh giá hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số
224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số
115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 của Bộ Tài chính và của chủ sở hữu; các tiêu chí
đánh giá theo Quy chế và các quy định của pháp luật có liên quan (trường hợp
các văn bản nêu trên có thay đổi thì thực hiện theo các văn bản đã thay đổi).
- Các báo cáo của doanh nghiệp:
+ Văn bản báo cáo giám sát, đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hàng năm theo yêu cầu của các văn bản pháp
luật nêu trên và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ sở hữu) có đầy
đủ các nội dung và biểu mẫu kèm theo (báo cáo phải được Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty) nhất trí thông qua và ký).
+ Báo cáo tài chính (quyết toán tài
chính) năm đã được kiểm toán. Trường hợp trong tháng 4 của năm sau năm báo cáo
mà báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán xong thì doanh nghiệp gửi báo cáo quyết
toán tài chính năm được lập theo đúng quy định của Luật Kế toán, có đầy đủ mẫu
biểu, số liệu theo quy định của Luật Kế toán, của Chủ sở hữu và các báo cáo
khác theo Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 của Bộ Tài chính.
+ Các tài liệu, báo cáo khác phục vụ
cho việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu của thành viên Hội đồng.
* Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
về tính trung thực, chính xác của các báo cáo nêu trên khi gửi cho Hội đồng.
4. Đối tượng gửi báo cáo
Các Công ty Nhà nước theo quy định:
Công ty TNHH một thành viên Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, bao gồm: các Công
ty độc lập, các Tổng công ty 90 trực thuộc Bộ và Tập đoàn, Tổng công ty 91 (khi
Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ quyết định hoặc thẩm định báo cáo Thủ tướng
Chính phủ quyết định) và các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ chưa chuyển đổi.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Cách thức báo cáo
Báo cáo của doanh nghiệp nêu tại Quy
chế này được lập thành 07 bản và gửi về Thường trực Hội đồng:
Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp
nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình,
Hà Nội.
2. Cuộc họp Hội đồng
- Hội đồng chỉ họp khi có đủ báo cáo
của doanh nghiệp được quy định tại phần II mục 1 của Quy chế này và được gửi tới
các thành viên Hội đồng ít nhất trước 03 ngày làm việc.
- Thành phần tham dự cuộc họp Hội đồng:
+ Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng (trường
hợp các ủy viên không thể tham dự phải cử người dự họp thay và báo cáo trước với
Chủ tịch Hội đồng) và khách mời. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các cuộc họp của Hội
đồng;
+ Các chuyên viên giúp việc cho Hội đồng;
+ Đối với doanh nghiệp gồm: Chủ tịch
Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cán bộ,
chuyên viên giúp việc.
3. Trình tự cuộc họp Hội đồng
- Thường trực Hội đồng giới thiệu nội
dung, thành phần, khách mời, quy chế họp Hội đồng;
- Chủ tịch Hội đồng phát biểu chỉ đạo
họp;
- Đại diện doanh nghiệp báo cáo trước
Hội đồng;
- Chuyên viên giúp việc báo cáo tóm tắt
về hồ sơ, nội dung của báo cáo (tính đầy đủ, chính xác, thống nhất trong số liệu
báo cáo trong hồ sơ);
- Các thành viên Hội đồng yêu cầu đối
với doanh nghiệp về những vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ trong hồ sơ, báo cáo
của doanh nghiệp;
- Đại diện doanh nghiệp thuyết minh,
trả lời, làm rõ những vấn đề chưa rõ theo yêu cầu của thành viên Hội đồng;
- Cách thành viên Hội đồng phát biểu
ý kiến, nhận xét, đánh giá chung và đi sâu vào từng lĩnh vực được phân công
theo Quyết định thành lập Hội đồng của Bộ trưởng;
- Ý kiến của doanh nghiệp;
- Các thành viên Hội đồng hội ý riêng
để đưa ra quyết định xếp loại doanh nghiệp và xếp loại Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên (Chủ tịch công ty) và ký biên bản cuộc họp (hội nghị nghỉ giải lao)
Chủ tịch Hội đồng công bố Quyết định
của Hội đồng với hội nghị.
4. Việc lấy ý kiến các thành viên
Hội đồng
Thường trực Hội đồng (Ban Đổi mới và
Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp) căn cứ báo cáo và hồ sơ của doanh nghiệp, căn
cứ các quy định của Nhà nước, tính toán để đưa ra các chỉ tiêu xếp loại, gửi
các thành viên Hội đồng xem xét, có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn không
quá 05 ngày làm việc. Thường trực Hội đồng tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng
xem xét, quyết định.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Thường trực Hội đồng có trách nhiệm
đôn đốc thực hiện Quy chế, tổ chức họp Hội đồng hoặc lấy ý kiến các thành viên
Hội đồng, thảo văn bản thỏa thuận với Bộ Tài chính, dự thảo Quyết định xếp loại
doanh nghiệp theo quy định.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký
và thực hiện để đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại cho doanh nghiệp do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ sở hữu./.