|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
172/2001/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
05/11/2001
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
172/2001/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 172/2001/QĐ-TTG NGÀY 05 THÁNG 11
NĂM 2001 VỀ VIỆC XỬ LÝ GIÃN NỢ, KHOANH NỢ, XÓA NỢ THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ KHÓ
KHĂN DO NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế hiện hành;
Căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 28 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ và Nghị định
số 38/CP ngày 28 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải
thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về
chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về
giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh nợ thuế và các khoản phải nộp
ngân sách nhà nước do các nguyên nhân khách quan được xử lý giãn nợ, khoanh nợ,
xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo các quy định dưới
đây:
1. Giãn nợ thuế
và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp nợ thuế và các
khoản phải nộp ngân sách nhưng không có khả năng nộp ngân sách nhà nước đúng hạn
do các nguyên nhân khách quan như : thay đổi chính sách thuế và thu ngân sách
nhà nước làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; di
chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thiệt
hại do thiên tai. Thời gian doanh nghiệp được chậm nộp các khoản nợ thuế và các
khoản phải nộp ngân sách tối đa là 12 tháng, kể từ ngày xác định nợ.
b) Doanh nghiệp nợ thuế và các
khoản phải nộp ngân sách nhà nước do chưa được nhà nước giải quyết nguồn vốn,
thì được giãn nợ cho tới khi doanh nghiệp được Nhà nước giải quyết nguồn vốn.
c) Doanh nghiệp còn nợ thuế và
các khoản phải nộp ngân sách nhà nước từ ngày 31 tháng 12 năm 1998 trở về trước,
phải đăng ký kế hoạch thanh toán các khoản nợ với cơ quan thu thuế. Thời hạn các
doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân
sách nhà nước chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2002.
Các doanh nghiệp được giãn nợ
theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện nộp đủ thuế và các khoản phải
nộp ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn được giãn nợ.
Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất
kinh doanh xuất nhập khẩu còn nợ thuế hàng xuất nhập khẩu phải có kế hoạch trả
nợ dần, trả một phần nợ cũ trước khi mở tờ khai nhập khẩu và không để phát sinh
nợ thuế các lô hàng nhập khẩu mới.
2. Khoanh nợ
thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp nợ đọng thuế
và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng không có khả năng nộp do sản xuất
kinh doanh thua lỗ đang lâm vào tình trạng phải giải thể, phá sản. Khi doanh
nghiệp giải thể, phá sản thì áp dụng các biện pháp và trình tự thu hồi nợ theo
quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.
3. Giải quyết
hỗ trợ vốn đầu tư cho trường hợp sau đây :
Doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả
doanh nghiệp nhà nước nay đã chuyển sang công ty cổ phần) có dự án đầu tư đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng thiếu vốn phải sử dụng tiền thuế và các
khoản phải nộp ngân sách nhà nước tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1999 trở về trước
để thực hiện dự án đầu tư, đến nay vẫn không có khả năng thanh toán, nếu công
trình đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng thì doanh nghiệp được xem xét giải
quyết hỗ trợ vốn đầu tư từ số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước mà
doanh nghiệp đã sử dụng để bổ sung vốn đầu tư.
Đối với các khoản thuế và các
khoản phải nộp ngân sách nhà nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 trở đi doanh
nghiệp chưa nộp mà sử dụng để đầu tư, thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn
trả đầy đủ ngay cho ngân sách nhà nước và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt
theo quy định.
4. Xóa nợ thuế
và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước cho các trường hợp :
a) Doanh nghiệp nhà nước thuộc đối
tượng giao, bán theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của
Chính phủ mà các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc lớn
hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp nhà nước chuyển
sang công ty cổ phần, còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nếu
đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng, mà doanh nghiệp vẫn
còn khó khăn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân
sách nhà nước.
c) Doanh nghiệp nhà nước được
phép sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác, đã được áp dụng các biện pháp hỗ
trợ về tài chính, tín dụng mà doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn không có khả năng
thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Số nợ thuế và các
khoản phải nộp ngân sách nhà nước được xóa tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp
sáp nhập.
d) Doanh nghiệp nhà nước sản xuất
kinh doanh bị lỗ, còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của năm
1998 trở về trước do các nguyên nhân thay đổi cơ chế chính sách, do thiên tai
gây thiệt hại, do thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị, do khó
khăn về giải quyết sắp xếp lao động, nếu doanh nghiệp không thuộc loại phải giải
thể, phá sản và các trường hợp được xoá nợ quy định tại các khoản a, b, c khoản
4 Điều này, sau khi đã áp dụng các biện pháp miễn thuế, giảm thuế theo luật định,
hỗ trợ về tài chính, tín dụng và các biện pháp khác mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ
và không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
khác. Số nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được xoá tối đa bằng
số lỗ của doanh nghiệp tính đến năm xử lý xoá nợ.
đ) Doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu bị truy thu tiền thuế, tiền phạt đối với hoạt động
kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu do nguyên nhân khách quan như chính sách thay đổi,
do văn bản hướng dẫn thực hiện không rõ ràng, không đầy đủ làm ảnh hưởng tới kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xử lý xoá nợ tiền thuế, tiền phạt bị truy
thu do các nguyên nhân trên sẽ xem xét cho từng trường hợp cụ thể.
e) Hộ kinh doanh nợ thuế và các
khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng cá nhân đứng tên kinh doanh đã chết mà
trong hộ không còn người tiếp tục kinh doanh, không còn đối tượng để thu hồi nợ;
hộ kinh doanh nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nhưng nay đã
chuyển đi nơi khác, không còn xác định được đối tượng để thu hồi nợ.
Điều 2.
Thẩm quyền xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân
sách nhà nước :
1. Bộ Tài chính xét và quyết định
khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ và giải quyết hỗ trợ vốn đầu tư đối với các trường hợp
quy định tại Điều 1 (trừ khoản 4e) của Quyết định này.
2. Tổng cục Hải quan phối hợp với
Bộ Tài chính xem xét và quyết định xử lý nợ thuế đối với hàng xuất nhập khẩu
theo Quyết định này.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương xét và quyết định xoá nợ thuế và các khoản phải nộp
ngân sách nhà nước đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn theo quy định tại khoản
4e Điều 1 của Quyết định này.
Điều 3.
Tổ chức thực hiện
1. Các đối tượng đã được xử lý
khoanh nợ theo Chỉ thị số 790/TTg ngày 26 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính
phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện, đến nay vẫn còn nợ ngân sách, được xác
định cụ thể nguyên nhân và trường hợp nợ đọng để xử lý theo quy định tại Quyết
định này.
2. Các quy định về xử lý giãn nợ,
khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tại Quyết định
này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Những doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh thuộc đối tượng xử lý nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
quy định tại Điều 1 Quyết định này nhưng đang bị vi phạm pháp luật hoặc chưa có
kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
b) Doanh nghiệp thuộc đối tượng
đang được xem xét xử lý các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà
nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5
năm 1998 và Quyết định số 05/2000/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ về thanh toán công nợ thì không thuộc đối tượng được xử lý giãn nợ,
khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước quy định tại
Quyết định này.
3. Bộ Tài chính, Tổng cục Hải
quan, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm
tra xác định đối tượng nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước để xử
lý theo thẩm quyền, theo quy định tại Quyết định này.
4. Không tính phạt chậm nộp đối
với tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được xử lý giãn nợ,
khoanh nợ, xoá nợ trong thời gian được giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai
thực hiện theo đúng Quyết định này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính phải tổng
hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế
và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu
trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định 172/2001/QĐ-TTg về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản ghi phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No:
172/2001/QD-TTg
|
Hanoi, November 05, 2001
|
DECISION ON THE
RESCHEDULING, FREEZING AND REMISSION OF TAX DEBTS AND OTHER AMOUNTS PAYABLE TO
THE STATE BUDGET, FOR ENTERPRISES AND PRODUCTION AND/OR BUSINESS ESTABLISHMENTS
MEETING WITH DIFFICULTIES DUE TO OBJECTIVE CAUSES THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the current tax laws and ordinances;
Pursuant to the Government’s Decree No. 50/CP of August 23, 1996 and Decree No.
38/CP of April 28, 1997 on the establishment, reorganization, dissolution and
bankruptcy of State enterprises;
Pursuant to the Government’s Decree No. 44/1998/ND-CP of June 29, 1998 on the
conversion of State enterprises into joint-stock companies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 103/1999/ND-CP of September 10, 1999 on
assigning, selling, business contracting and leasing State enterprises;
At the proposals of the Minister of Finance and the General Director of
Customs, DECIDES: Article 1.- Enterprises and
production and/or business establishments, which, due to objective causes, owe
tax debts and/or other amounts payable to the State budget, may have such debts
rescheduled, frozen or forgiven according to the following stipulations: 1. Tax debts and/or other amounts payable to the
State budget shall be rescheduled in the following cases: a/ Enterprises that owe tax debts and/or other State
budget amounts but are unable to repay them to the State budget within the
prescribed time limit due to such objective causes as changes in tax or State
budget collection policies which affect their production and business results;
the relocation of their business places at the requests of competent State
agencies; or damage caused by natural calamities. The duration for which
enterprises may enjoy deferred payment of tax debts and/or other State budget
amounts shall be 12 months at most, counting from the debt determination date. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ Enterprises that have been owning tax debts
and/or other State budget amounts prior to December 31, 1998 shall have to
register the debt payment plan with the tax-collecting agencies. They must pay
up tax debts and/or other State budget amounts by December 31, 2002 at the
latest. Enterprises that have their debts rescheduled
according to the provisions of Clause 1, this Article, must fully pay tax debts
and/or other State budget amounts strictly according to the reschedule time
limit. The importing/exporting enterprises and
production and/or business establishments that still owe import/export tax
debts must work out plans to gradually repay their debts or part of their old
debts before making import declarations and must not let new import tax debts
arise. 2. Tax debts and/or other amounts payable to the
State budget shall be frozen for enterprises that owe tax arrears and/or other
amounts payable to the State budget but are unable to pay them because they
suffer from losses in their production and business activities and are falling
into the state of dissolution or bankruptcy. If enterprises are dissolved or go
bankrupt, the debt recovery measures and procedures shall comply with
provisions of the legislation on dissolution and bankruptcy. 3. Investment capital support shall be given to
the following cases: State enterprises (including those already
converted into joint-stock companies) that have investment projects already
approved by the competent agencies but had, due to capital shortage, used tax
and other State budget amounts up to December 31, 1999 for investment project
implementation and are still unable to repay them, if the investment projects
have been completed and put to use, such enterprises shall be considered for
investment capital support from the tax and other State budget amounts already
used by them to supplement investment capital. For the tax and other State budget amounts as
from January 1, 2000 which have not yet been remitted but used for investment
by enterprises, such enterprises shall have to fully and immediately repay them
to the State budget and shall, depending on the seriousness of their
violations, be sanctioned according to regulations. 4. Tax debts and/or other amounts payable to the
State budget shall be forgiven in the following cases: a/ State enterprises to be assigned or sold
under the Government’s Decree No. 103/1999/ND-CP of September 10, 1999, whose
payable amounts are larger than the enterprises asset value or the proceeds
from the sale of enterprises. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ State enterprises permitted for merger into
other State enterprises, for which the financial and credit support measures
have been applied, but the merging enterprises are still unable to pay tax
debts and/or other State budget amounts. The maximum tax debts and other State
budget amounts to be forgiven shall be equal to the loss amounts incurred by
the merged enterprises. d/ State enterprises which suffer from
production and business losses, have been owing tax debts and/or other State
budget amounts prior to 1998 due to such causes as changes in mechanisms and
policies, natural calamity damages, the shortage of investment capital for
renewing technologies, machinery and equipment, or difficulties in labor
settlement and arrangement, if they are not subject to dissolution or
bankruptcy and entitled to debt remission prescribed at Points a, b and c,
Clause 4 of this Article, and after the tax exemption and reduction measures,
financial and/or credit support measures and other measures are applied under the
provisions of law, they still suffer from losses and are unable to pay tax
debts and/or other State budget amounts. The maximum tax debt and/or other
State budget amounts to be forgiven shall be equal to the enterprises loss
amounts calculated up to the year of debt remission. e/ Importing/exporting enterprises whose taxes
and fines for import/export business activities are retrospectively collected
due to such objective causes as the change in policies, unclear or inadequate
implementation-guiding documents, thus affecting their business results. The
remission of the retrospectively-collected taxes and fines due to the
above-said causes shall be considered on a case-by-case basis. f/ Business households that owe tax debts and/or
other State budget amounts but the individuals with their names registered for
such households business have deceased without anyone else to carry on the
business, hence, no one to repay debts; business households that owe tax debts
and/or other State budget amounts, have moved to other places and the debt
payers can not be identified. Article 2.- Competence to
reschedule, freeze and/or forgive tax debts and/or other amounts payable to the
State budget: 1. The Ministry of Finance shall consider and
decide on debt rescheduling, freezing and/or remission, and investment capital
support for the cases prescribed in Article 1 (except for Clause 4f) of this
Decision. 2. The General Department of Customs shall
coordinate with the Ministry of Finance in considering and deciding the
handling of tax debts for import/export goods according to this Decision. 3. The People’s Committees of the provinces and
centrally-run cities shall consider and decide on the remission of tax debts
and/or other State budget amounts for business households in their respective
localities according to the provisions of Clause 4f, Article 1 of this
Decision. Article 3.- Implementation
organization ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. This Decision’s provisions on the
rescheduling, freezing and/or remission of tax debts and/or other State budget
amounts shall not apply to the following cases: a/ Enterprises and production and/or business
establishments that have their tax debts and/or other amounts payable to the
State budget to be handled according to Article 1 of this Decision but breach
law provisions or the competent bodies have not yet made any conclusions
thereon. b/ Enterprises whose tax debts and/or other
amounts payable to the State budget are being considered for handling under the
Prime Minister’s Decision No. 95/1998/QD-TTg of May 18, 1998 and Decision No.
05/2000/QD-TTg of January 5, 2000 on the settlement of debts shall not have
their tax debts and/or other amounts payable to the State budget rescheduled,
frozen and/or forgiven according to this Decision. 3. The Ministry of Finance, the General
Depart-ment of Customs and the People’s Committees of the provinces and
centrally-run cities shall have to examine and determine subjects that owe tax
debts and/or other State budget amounts in order to handle them according to
their respective competence and the provisions of this Decision. 4. Not to impose fines on deferred payment of
tax amounts and/or other State budget amounts which are rescheduled, frozen
and/or forgiven during the rescheduling, freezing and/or remission period. 5. The Minister of Finance, the General Director
of Customs and the presidents of the People’s Committees of the provinces and
centrally-run cities shall bear responsibility before the Prime Minister for
the deployment of implementation of this Decision. The Minister of Finance shall have to sum up and
report to the Prime Minister the results of the rescheduling, freezing and/or
remission of tax debts and/or other amounts payable to the State budget
according to this Decision. Article 4.- This Decision
takes effect 15 days after its signing. The Minister of Finance shall have to guide the
implementation of this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 172/2001/QĐ-TTg ngày 05/11/2001 về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản ghi phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
7.119
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|