ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
1660/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI BỐ TRÍ KHI DI
DỜI CÁC THƯƠNG NHÂN BÁN BUÔN THỊT TẠI CHỢ HÓC MÔN - HUYỆN HÓC MÔN VÀ CHỢ BÀU
NAI - QUẬN 12
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính Phủ về
phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Quyết định số 83/2003/QĐ-UB ngày 20 tháng 5 năm 2003 của Ủy ban nhân dân
thành phố về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại trong công
tác di dời 10 (mười) chợ bán buôn nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh theo quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 2449/QĐ-UB ngày 03 tháng 7 năm 2003 của Ủy ban nhân dân
thành phố về ban hành chính sách áp dụng cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá
thể phải di dời từ 10 chợ nông sản thực phẩm nội thành đến kinh doanh tại ba chợ
đầu mối nông sản thực phẩm ở huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức và quận 8;
Căn cứ Quyết định số 5505/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân
thành phố về bổ sung giải tỏa di dời chợ bán buôn thịt trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Sở Tài chính và Sở Thương mại tại Tờ trình số 3438/TTr-TC-TM
ngày 04 tháng 4 năm 2008 về bồi thường, hỗ trợ và tái bố trí khi di dời các
thương nhân bán buôn thịt tại chợ Hóc Môn - huyện Hóc Môn và chợ Bàu Nai - quận
12,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái bố trí khi di dời các thương nhân bán buôn thịt tại chợ Hóc Môn -
huyện Hóc Môn và chợ Bàu Nai - quận 12.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau mười (10) ngày, kể từ ngày
ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Giám đốc các Sở Tài chính, Sở Thương mại, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Giao thông Công chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến
trúc, Sở Tư pháp, Công an thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12, huyện
Hóc Môn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức khác, các hộ kinh doanh tại
các chợ phải di dời có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hồng
|
QUY ĐỊNH
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI BỐ TRÍ KHI DI DỜI CÁC THƯƠNG
NHÂN BÁN BUÔN THỊT TẠI CHỢ HÓC MÔN - HUYỆN HÓC MÔN VÀ CHỢ BÀU NAI - QUẬN 12
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân thành phố)
Chương 1:
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
VÀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
Điều 1.
Phạm vi, đối tượng được tính bồi thường, hỗ trợ
1. Phạm vi: chợ thịt Hóc Môn -
huyện Hóc Môn và chợ Bàu Nai - quận 12.
2. Đối tượng: Tổ chức, cá nhân
bán buôn thịt tại chợ Hóc Môn - huyện Hóc Môn và chợ Bàu Nai - quận 12 thuộc
danh sách phải di dời vào chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, cụ thể:
- Cán bộ, Công nhân viên thuộc
Ban Quản lý chợ.
- Các bộ phận phục vụ khác: Cân
hàng hóa, bốc xếp, thu viên.
- Các hộ có giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có thời
gian trực tiếp kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước và có mã số thuế.
- Các tổ chức có địa điểm bán
buôn thịt trong khuôn viên chợ.
Điều 2.
Bồi thường, hỗ trợ về đất
Chợ thịt Hóc Môn - huyện Hóc Môn
và chợ Bàu Nai - quận 12 được xây dựng trên đất công cộng do Nhà nước trực tiếp
quản lý hoặc xây dựng trên đất do Nhà nước đã giao cho đơn vị của Nhà nước hoặc
cho Ban Quản lý chợ quản lý và không phải nộp tiền sử dụng đất, nên khi Nhà nước
thu hồi sẽ không tính bồi thường, không tính hỗ trợ về đất.
Điều 3.
Bồi thường, hỗ trợ về giá trị xây dựng nhà lồng chợ, quầy
sạp và tài sản khác
1. Đối với giá trị xây dựng nhà
lồng chợ, quầy sạp:
a) Tính bồi thường như sau:
- Xác định theo đơn giá xây dựng
mới quy định tại Quyết định số 5184/QĐ-UB-KT ngày 09 tháng 11 năm 1996 và Quyết
định số 15/2001/QĐ-UB ngày 23 tháng 02 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về
việc ban hành bảng giá chuẩn tối thiểu trị giá nhà để tính lệ phí trước bạ,
nhân với hệ số 1,2 lần.
- Xác định theo giá trị quyết
toán công trình.
b) Đối với các quầy sạp, nhà lồng
chợ và tài sản khác do các đơn vị, tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng, không
thể tháo rời và di chuyển thì tính bồi thường cho chủ đầu tư. Trường hợp có thể
tháo dời và di chuyển được, thì chỉ tính bồi thường chi phí tháo dỡ, vận chuyển,
lắp đặt lại và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt lại.
c) Đối với các quầy sạp, nhà lồng
chợ và tài sản khác được đầu tư bằng nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước: không
tính bồi thường.
d) Giá trị bồi thường các quầy sạp,
nhà lồng chợ xây dựng trên đất được xác định theo hiện trạng bằng tỷ lệ (%) giá
trị còn lại nhân với đơn giá xây dựng mới.
đ) Về giá trị thanh lý thu hồi của
quầy sạp, nhà lồng chợ sau khi bồi thường giao Ban Chỉ đạo di dời chợ của các
quận, huyện xem xét giải quyết theo nguyên tắc:
- Đối với các quầy sạp thì sau
khi đã nhận tiền bồi thường chủ sở hữu tài sản phải tự tháo dỡ, bàn giao mặt bằng
cho Ban Chỉ đạo di dời chợ và được sử dụng toàn bộ vật liệu thu hồi sau khi
tháo dỡ.
- Lập phương án xử lý vật liệu
thu hồi và tổ chức bán thanh lý thu tiền nộp ngân sách thành phố đối với tài sản
do ngân sách thành phố đầu tư hoặc nộp vào ngân sách quận, huyện đối với tài sản
do ngân sách quận, huyện đầu tư những tài sản thu hồi có giá trị lớn như nhà lồng
chợ.
2. Tài sản khác được áp dụng mức
bồi thường như sau:
- Điện thoại (thuê bao):
1.500.000 đồng/cái. Trường hợp di dời thì tính theo giá di dời của Công ty Điện
thoại thành phố.
- Đồng hồ điện chính (thuê bao):
900.000 đồng/cái. Trường hợp di dời thì tính theo giá di dời của Công ty Điện lực
thành phố.
- Đồng hồ điện phụ (câu lại):
500.000 đồng/cái.
- Đồng hồ nước (thuê bao):
2.000.000 đồng/cái.
- Giếng nước khoan:
- 1.500.000 đ/giếng (sâu dưới
30m/giếng);
- 3.000.000 đ/giếng (sâu từ 30m
đến dưới 50m/giếng);
- 5.000.000 đ/giếng (sâu từ
50m/giếng trở lên);
- Giếng nước đào thủ công:
80.000đ/m sâu.
3. Các công trình hạ tầng kỹ thuật:
Đối với các công trình hạ tầng kỹ
thuật (đèn đường, cáp điện thoại, đường điện, đường cấp thoát nước…) sẽ áp dụng
phương án di dời cụ thể cho từng trường hợp. Phương án di dời và bồi thường thiệt
hại do đơn vị quản lý trực tiếp công trình đó lập theo định mức kinh tế kỹ thuật
chuyên ngành, thông qua cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo quy định hiện hành
(mức bồi thường thiệt hại bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn
kỹ thuật tương đương với công trình bị phá dỡ).
Điều 4.
Bồi thường về giá trị quyền sử dụng quầy, sạp
Đối với các đơn vị, doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các chợ phải di dời có hợp đồng thuê quyền sử dụng
quầy, sạp kinh doanh còn hiệu lực và đã trả trước tiền thuê thì được hoàn trả lại
số tiền thuê quyền sử dụng quầy, sạp kinh doanh trên cơ sở giá thuê và thời
gian sử dụng quầy sạp còn lại theo hợp đồng. Số tiền hoàn trả này do cơ quan
cho thuê quyền sử dụng quầy sạp chi trả.
Điều 5.
Các khoản hỗ trợ khác
1. Hỗ trợ ngừng việc: Đối với
cán bộ, công nhân viên của Ban Quản lý chợ và bộ phận phục vụ khác đang hoạt động
tại các chợ phải di dời, Ủy ban nhân dân quận 12, huyện Hóc Môn tạo điều kiện bố
trí lại nơi làm việc khác. Trường hợp nếu không có điều kiện để bố trí hoặc phải
ngừng việc để chờ bố trí lại nơi làm việc khác thì giải quyết chính sách ngừng
việc, nghỉ việc theo quy định như sau:
a) Trường hợp nghỉ việc thì giải
quyết theo chế độ hiện hành.
b) Trường hợp ngừng việc trong
thời gian di dời chợ:
- Đối với cán bộ, công nhân viên
của Ban Quản lý chợ và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác đang kinh doanh tại
các chợ phải di dời: hỗ trợ tiền lương theo chế độ hỗ trợ ngừng việc (bằng 70%
lương thực tế) cho số cán bộ, công nhân viên làm việc tại địa điểm trực tiếp sản
xuất kinh doanh phải di chuyển trong 03 tháng. Căn cứ vào bảng trả lương của bộ
phận này của bình quân 06 tháng trước đó, không tính hỗ trợ đối với cán bộ, công
nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước và lao động hợp đồng ngắn hạn, thời
vụ.
- Đối với bộ phận phục vụ khác:
Hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/lao động, theo danh sách do Ủy ban nhân dân quận
- huyện phê duyệt.
2. Hỗ trợ thiệt hại do ngừng
kinh doanh:
a) Đối với các hộ có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với
Nhà nước:
Căn cứ doanh thu bình quân của
các tháng trong năm gần nhất theo số liệu do Chi cục Thuế quận, huyện cung cấp,
các hộ được hỗ trợ như sau:
- Hộ có doanh thu dưới 2.000.000
đồng/tháng: được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 2.000.000 đồng/tháng
đến dưới 4.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 2.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 4.000.000 đồng/tháng
đến dưới 6.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 3.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 6.000.000 đồng/tháng
đến dưới 8.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 5.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 8.000.000 đồng/tháng
đến 10.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 7.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu trên
10.000.000 đồng/tháng đến 15.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 8.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu trên
15.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 10.000.000 đồng/hộ.
b) Đối với các hộ có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hết hiệu lực đã xin đăng ký lại nhưng không được vì chợ
phải di dời, có thời gian trực tiếp kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và có mã số thuế: được tính mức hỗ
trợ bằng 50% mức hỗ trợ quy định tại điểm a khoản này.
3. Thưởng: Đối với các hộ tiểu
thương đang kinh doanh tại chợ thịt Hóc Môn và chợ Bàu Nai, quận 12 phải di dời,
chấp hành tốt chủ trương, chính sách và kế hoạch di dời bàn giao mặt bằng được
thưởng một lần bằng tiền với mức không quá 5.000.000 đồng/hộ, cụ thể như sau:
- Di dời và bàn giao mặt bằng
trước hoặc đúng thời hạn quy định: thưởng 5.000.000 đồng/hộ.
- Di dời và bàn giao mặt bằng
sau thời hạn quy định: không thưởng.
Chương 2:
CHÍNH SÁCH NƠI ĐẾN
Điều 6.
Đối tượng được hưởng chính sách nơi đến
1. Đối tượng được hưởng chính
sách ưu đãi: Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đang kinh doanh tại chợ thịt
Hóc Môn và chợ Bàu Nai, quận 12 có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có thời gian trực tiếp kinh
doanh liên tục từ 02 năm trở lên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà
nước và có mã số thuế.
2. Đối tượng mở rộng: Các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đang kinh doanh tại chợ thịt Hóc Môn và chợ Bàu Nai,
quận 12 không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, các doanh nghiệp, hộ
kinh doanh cá thể đang kinh doanh trên địa bàn thành phố, kể cả các tỉnh, thành
khác có nhu cầu. Tùy điều kiện cụ thể và số ô vựa còn lại, Công ty Cổ phần
Thương mại Hóc Môn xem xét, giải quyết đối tượng mở rộng cho phù hợp với thực tế.
Điều 7.
Giá thuê, diện tích, hệ số ngành hàng, hệ số vị trí điểm
kinh doanh
1. Đối tượng được hưởng chính
sách ưu đãi:
a) Giá thuê điểm kinh doanh
(chưa tính hệ số ngành hàng, hệ số vị trí):
- Giá kinh doanh: 10.000.000 đồng/m2
(chưa VAT).
- Giá chính sách ưu đãi: bằng
50% của giá kinh doanh (chưa VAT).
b) Hệ số ngành hàng, hệ số vị
trí:
- Hệ số ngành hàng: đối với các
ngành hàng bán buôn thịt được áp dụng thêm hệ số ngành hàng là 2,0 so với mức
giá quy định tại điểm a khoản này.
- Hệ số vị trí: tùy theo vị trí
thuận lợi hoặc không thuận lợi khi kinh doanh của ô, vựa trong chợ, được tính hệ
số từ 1 đến 1,50 so với mức giá quy định tại điểm a khoản này.
c) Số diện tích được thuê địa điểm
kinh doanh:
Diện tích được thuê theo giá
chính sách ưu đãi:
- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá
thể đang kinh doanh có diện tích kinh doanh dưới 15m2 được thuê theo
giá ưu đãi với diện tích là 10m2.
- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá
thể đang kinh doanh có diện tích kinh doanh từ 15m2 trở lên được
thuê theo giá ưu đãi và diện tích cho thuê tối đa là 20m2.
- Ngoài diện tích được thuê theo
giá chính sách ưu đãi, nếu doanh nghiệp, tiểu thương có nhu cầu mở rộng diện
tích kinh doanh, thì có thể thuê thêm diện tích theo giá kinh doanh là
10.000.000 đồng/m2 (chưa tính VAT, hệ số ngành hàng, hệ số vị trí)
và do Công ty Cổ phần Thương mại Hóc Môn xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ
thể.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá
thể được hưởng chính sách ưu đãi, phải có xác nhận của Ban Quản lý chợ và Ủy
ban nhân dân các quận, huyện có chợ di dời về tình trạng kinh doanh nơi chợ cũ.
d) Phương thức thanh toán tiền
thuê điểm kinh doanh: Thanh toán một lần hoặc trả góp theo phương thức thanh
toán trả trước 30% và 70% còn lại được trả góp trong thời hạn 7 năm. Chịu lãi
suất 8,4 %/năm.
2. Đối tượng mở rộng:
Sau khi hoàn tất công tác di dời
các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể theo diện chính sách của thành phố, nếu
còn dư ô, vựa, chấp thuận cho Công ty cổ phần Thương mại Hóc Môn được phép tự
quyết định phương thức và giá thuê điểm kinh doanh, nhưng Công ty phải thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước đối với phần diện tích kinh doanh
này (kể cả chi phí bồi thường do ngân sách đã chi). Giao Sở Tài chính phối hợp
với các đơn vị có liên quan xác định chi phí cụ thể trình Ủy ban nhân dân thành
phố xem xét, quyết định.
Điều 8.
Dịch vụ quản lý, nhập chợ, phí trông giữ xe đạp, xe máy
1. Dịch vụ quản lý chợ: bao gồm
dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, dịch vụ hệ thống chiếu sáng… tính trên diện tích ô vựa
đăng ký kinh doanh theo Hợp đồng thuê được duyệt tùy theo ngành hàng như sau:
a) Ngành hàng thịt, thủy hải sản:
25.000 đồng/m2/tháng (chưa VAT);
b) Ngành hàng rau củ quả: 20.000
đồng/m2/tháng (chưa VAT).
2. Dịch vụ nhập chợ: được chia
làm 05 mức như sau:
a) Xe tải (từ 3,5 tấn trở xuống):
5.000 đồng/lượt/đầu xe;
b) Xe tải (trên 3,5 tấn đến 11 tấn):
10.000 đồng/lượt/đầu xe;
c) Xe container 20 feet: 20.000
đồng/lượt/đầu xe;
d) Xe container 40 feet: 25.000
đồng/lượt/đầu xe.
3. Phí trông giữ xe đạp, xe máy
được chia làm 02 mức như sau:
a) Ban ngày: Xe đạp: 1.000 đồng/lượt/xe;
xe máy: 2.000 đồng/lượt/xe;
b) Ban đêm: Xe đạp: 2.000 đồng/lượt/xe;
xe máy: 3.000 đồng/lượt/xe.
Điều 9.
Thời gian và hợp đồng thuê sử dụng điểm kinh doanh
1. Thời gian thuê điểm kinh
doanh: Thời gian thuê điểm kinh doanh là năm mươi (50) năm (theo Quyết định số
2449/QĐ-UB ngày 03 tháng 7 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố).
2. Hợp đồng thuê và sử dụng điểm
kinh doanh: Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Hóc Môn ký hợp đồng thuê điểm
kinh doanh hoặc hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh với tiểu thương kinh doanh tại
chợ theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của
Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Điều 10.
Chính sách thuế ưu đãi khi vào kinh doanh tại điểm kinh
doanh mới
Trong thời gian đầu kinh doanh
chưa ổn định hoặc doanh thu còn thấp, tạm thời cơ quan thuế xác định lại doanh
thu tính thuế tại địa điểm kinh doanh mới cho phù hợp với thực tế kinh doanh của
thương nhân trong từng thời điểm.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ
và tái bố trí
1. Căn cứ Quyết định số
5505/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về bổ sung
giải tỏa di dời chợ bán buôn thịt trên địa bàn thành phố và Quy định tại Quyết
định này; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12, huyện Hóc Môn thành lập Ban Chỉ đạo
di dời và tái bố trí để tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái bố
trí theo quy định.
2. Thành phần Ban Chỉ đạo gồm:
a) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận - huyện.
b) Phó Ban Thường trực: Trưởng
hoặc Phó Phòng Kinh tế quận, huyện.
c) Phó Ban: Trưởng Ban Bồi thường
giải phóng mặt bằng quận, huyện.
d) Các thành viên:
- Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch
quận, huyện;
- Trưởng hoặc Phó Ban Quản lý chợ;
- Trưởng hoặc Phó Phòng Quản lý
đô thị;
- Trưởng hoặc Phó Phòng Tài
nguyên và Môi trường;
- Đại diện Chi cục Thuế quận,
huyện;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
- xã, thị trấn nơi có chợ phải di dời;
- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,
Hội Phụ nữ và các đoàn thể cấp quận - huyện;
- Đại diện các hộ tiểu thương phải
di dời (từ 01 đến 02 người).
- Ngoài các đại diện nêu trên,
Trưởng Ban Chỉ đạo có thể bổ sung thêm đại diện các phòng, ban khác nếu thấy cần
thiết.
3. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo.
a) Ban Chỉ đạo giúp Ủy ban nhân
dân cùng cấp lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái bố trí; Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo
đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của
Trưởng ban.
b) Trách nhiệm của các thành
viên Ban Chỉ đạo:
- Trưởng Ban chỉ đạo các thành
viên Ban Chỉ đạo lập, trình duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái bố trí;
- Đại diện các hộ tiểu thương:
phản ánh nguyện vọng của các tiểu thương tại các chợ phải di dời; vận động những
tiểu thương thực hiện di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ;
- Các thành viên khác thực hiện các
nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Trưởng ban phù hợp với trách nhiệm của
ngành.
c) Ban Chỉ đạo di dời chợ chịu
trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý về quyền
sử dụng quầy sạp, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường,
hỗ trợ theo quy định.
d) Ban Chỉ đạo di dời chợ được sử
dụng con dấu của Ủy ban nhân dân quận, huyện để hoạt động và được hưởng chi phí
phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái bố trí được tính bằng hai phần trăm
(2%) của chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái bố trí khi di dời chợ. Giao Ban Bồi
thường giải phóng mặt bằng quận, huyện là bộ phận thường trực của Ban Chỉ đạo
có tư cách pháp nhân quản lý và sử dụng chi phí phục vụ này theo đúng quy định
hiện hành.
Điều 12.
Lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái bố
trí
1. Lập phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái bố trí:
Căn cứ Quy định này, Ban Chỉ đạo
lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái bố trí theo bố cục và nội dung như sau:
Phần I: Các căn cứ pháp lý liên
quan đến dự án đầu tư và tóm tắt quy mô hiện trạng của dự án.
Phần II: Quy định cụ thể:
(1) Xác định đối tượng được bồi
thường, hỗ trợ.
(2) Xác định giá trị quyền sử dụng
quầy, sạp để tính bồi thường.
(3) Xác định đơn giá các loại vật
kiến trúc để tính bồi thường, hỗ trợ.
(4) Các khoản hỗ trợ khác theo
quy định.
(5) Về việc tái bố trí (địa điểm,
đơn giá thuê, hợp đồng...).
Phần III: Dự toán chi phí bồi
thường, hỗ trợ và tái bố trí:
1. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và
tái bố trí của các hộ tiểu thương:
(a) Chi phí bồi thường giá trị
quyền sử dụng quầy, sạp.
(b) Chi phí bồi thường, hỗ trợ về
tài sản, vật kiến trúc và tài sản khác.
(c) Các khoản hỗ trợ khác.
2. Chi phí phục vụ công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái bố trí (2% x 1).
3. Dự phòng phí (10% x 1).
4. Tổng mức dự toán chi phí bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án: (4 = 1 + 2 + 3).
(Đính kèm theo phương án bảng
tính chi phí bồi thường, hỗ trợ theo danh sách của từng trường hợp, được Trưởng
ban ký tên và đóng dấu).
2. Sau khi phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái bố trí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ban Chỉ đạo
di dời chợ chịu trách nhiệm niêm yết công khai phương án tại trụ sở làm việc,
Ban Quản lý chợ phải di dời, Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có chợ phải di dời;
thông báo kế hoạch và thời gian chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải quyết vấn
đề tái bố trí và thực hiện giải phóng mặt bằng; đồng thời tổ chức vận động,
tuyên truyền, giải thích để các tổ chức, cá nhân có liên quan cùng thực hiện.
3. Phê duyệt phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái bố trí
Ủy ban nhân dân quận 12 và huyện
Hóc Môn giao Ban Chỉ đạo di dời chợ lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định
và báo cáo Sở Tài chính, Sở Thương mại thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt để thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc ngoài thẩm quyền giải quyết thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện
có văn bản báo cáo, đề xuất gửi các Sở, ngành chức năng thành phố để thống nhất
thực hiện. Trường hợp còn có ý kiến chưa thống nhất giữa Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận - huyện và các Sở ngành chức năng thành phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận - huyện có văn bản gửi Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ
trách lĩnh vực có liên quan xem xét, quyết định.
Điều 13.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có
hoạt động quản lý, kinh doanh tại các chợ phải di dời theo quy hoạch có trách
nhiệm chấp hành đầy đủ và đúng thời gian giao mặt bằng theo quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định mà các
đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động quản lý, kinh doanh tại các chợ phải di dời
cố tình không thực hiện bàn giao mặt bằng thì Ban Chỉ đạo di dời chợ báo cáo Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính buộc
phải di dời, bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ; người bị cưỡng chế có quyền
khiếu nại và được xem xét giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 14.
Kinh phí tổ chức thực hiện
Được chi từ ngân sách thành phố,
giao Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch (trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân
quận huyện) trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để thực hiện.
Điều 15.
Thủ trưởng các Sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
12, huyện Hóc Môn và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ vào tình hình nhiệm
vụ của đơn vị, có kế hoạch tổ chức hướng dẫn, thực hiện ngay việc di dời các
thương nhân theo quy định./.