ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/2017/QĐ-UBND
|
Bình
Thuận, ngày 16 tháng 5 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, THIẾT
BỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM LỢI THẾ CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công
nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số
04/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn
đánh giá trình độ công nghệ sản xuất;
Căn cứ Quyết định số
68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong
nông nghiệp;
Thực Công văn số 446/HĐND-TH
ngày 04/5/2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định về chính sách
hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm
lợi thế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Chính sách
hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm
lợi thế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2.
Bãi bỏ các Quyết định sau:
1. Quyết định số
06/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định về
chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất
các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận.
2. Quyết định số
31/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi
Khoản 1, Điều 2 của Quy định chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối
với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh ban hành kèm theo
Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Quyết định số
33/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi,
bổ sung Quy định chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận ban hành kèm
theo Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31
tháng 5 năm 2017.
Điều
4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công
thương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp
có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hai
|
QUY ĐỊNH
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ,
THIẾT BỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM LỢI THẾ CỦA TỈNH BÌNH
THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2017 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định Chính
sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh
Bình Thuận trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị ngày càng hiện đại, tăng hàm
lượng khoa học, kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm,
đảm bảo sự cạnh tranh trong và ngoài nước.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng của Quy
định này là các doanh nghiệp (bao gồm các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp
tác xã và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp) sản xuất các sản
phẩm lợi thế của tỉnh và các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc thực hiện
chính sách này trên địa bàn tỉnh.
2. Các Doanh nghiệp sản xuất
các sản phẩm lợi thế của tỉnh, bao gồm các ngành sản xuất:
- Sản phẩm chế biến từ mủ
cây cao su;
- Sản phẩm thanh long chế biến
và công nghệ bảo quản quả thanh long;
- Sản phẩm thủy sản chế biến
(bao gồm: Chế biến hàng đông lạnh, chế biến khô, chế biến nước mắm, chế biến bột
cá …), bảo quản thủy sản trên biển;
- Sản xuất tôm giống;
- Nước khoáng Vĩnh Hảo.
3. Các doanh nghiệp nêu tại
Khoản 1 và Khoản 2 Điều này có dự án đầu tư được vay vốn từ chính sách hỗ trợ
nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày
14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì được hỗ trợ lãi suất theo Quy định này.
4. Các doanh nghiệp đang được
hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư đổi mới công nghệ theo quy định tại Quyết định số
06/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2011; Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 02
tháng 7 năm 2013 và Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2014 về
việc sửa đổi, bổ sung quy định chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối
với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận ban hành
kèm theo Quyết định số 06/2011/QĐ- UBND ngày 07/4/2011 của UBND tỉnh thì tiếp tục
được hỗ trợ lãi suất vay đến đủ thời hạn là 03 năm (36 tháng).
5. Không áp dụng đối với các
đối tượng sau:
a) Các dự án đã được Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Bình Thuận hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư;
b) Các dự án đã hưởng chính
sách khác của Trung ương hoặc của địa phương về hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ.
Chương
II
HÌNH THỨC ĐẦU
TƯ, CHUẨN CÔNG NGHỆ, HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ
Điều
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp
1. Đầu tư mới nhà máy có thiết
bị, công nghệ tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
2. Đầu tư chiều sâu đổi mới
công nghệ hoặc đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (sau đây gọi chung là đầu
tư chiều sâu hoặc mở rộng quy mô sản xuất).
Điều 4.
Doanh nghiệp được xem xét hỗ trợ phải có công nghệ đạt
chuẩn sau đây:
1. Chế biến mủ từ cây cao
su:
a) Đầu tư mới nhà máy có thiết
bị công nghệ đạt mức chuẩn trình độ công nghệ tiên tiến, với hệ số đóng góp
công nghệ từ 0,65 trở lên và tổng số điểm các thành phần công nghệ tối thiểu bằng
75 điểm;
b) Đầu tư chiều sâu hoặc mở
rộng quy mô sản xuất đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến, với hệ số
đóng góp công nghệ từ 0,5 trở lên, tổng số điểm các thành phần công nghệ phải đạt
tối thiểu bằng 60 điểm;
2. Sản phẩm thanh long chế
biến và công nghệ bảo quản quả thanh long sau thu hoạch (kể cả công nghệ chiếu
xạ, gia nhiệt khử trùng cho quả thanh long xuất khẩu):
a) Đầu tư mới nhà máy có thiết
bị công nghệ đạt mức chuẩn trình độ công nghệ tiên tiến, với hệ số đóng góp
công nghệ từ 0,65 trở lên và tổng số điểm các thành phần công nghệ tối thiểu bằng
75 điểm;
b) Đầu tư chiều sâu hoặc mở
rộng quy mô sản xuất đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến, với hệ số
đóng góp công nghệ từ 0,5 trở lên, tổng số điểm các thành phần công nghệ phải đạt
tối thiểu bằng 60 điểm.
3. Sản phẩm thủy sản chế biến
(chế biến thủy sản hàng khô, chế biến thủy sản hàng đông lạnh, chế biến thức ăn
gia súc, chế biến nước mắm) và bảo quản thủy sản trên biển:
a) Đầu tư mới nhà máy có thiết
bị công nghệ đạt mức chuẩn trình độ công nghệ tiên tiến, với hệ số đóng góp
công nghệ từ 0,65 trở lên và tổng số điểm các thành phần công nghệ tối thiểu bằng
75 điểm;
b) Đầu tư chiều sâu hoặc mở
rộng quy mô sản xuất đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến, với hệ số
đóng góp công nghệ từ 0,5 trở lên, tổng số điểm các thành phần công nghệ phải đạt
tối thiểu bằng 60 điểm.
4. Sản xuất nước khoáng Vĩnh
Hảo:
a) Đầu tư mới nhà máy có thiết
bị công nghệ đạt mức chuẩn trình độ công nghệ tiên tiến, với hệ số đóng góp
công nghệ từ 0,65 trở lên và tổng số điểm các thành phần công nghệ tối thiểu bằng
75 điểm;
b) Đầu tư chiều sâu hoặc mở
rộng quy mô sản xuất đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến, với hệ số
đóng góp công nghệ từ 0,5 trở lên, tổng số điểm các thành phần công nghệ phải đạt
tối thiểu bằng 60 điểm.
5. Sản xuất tôm giống:
Đầu tư mới cơ sở sản xuất
tôm giống hoặc mở rộng quy mô sản xuất tôm giống có thiết bị công nghệ nuôi đạt
trình độ công nghệ tiên tiến, với hệ số đóng góp công nghệ từ 0,65 trở lên và tổng
số điểm các thành phần công nghệ tối thiểu bằng 75 điểm.
Chương
III
CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ
Điều 5. Hỗ trợ lãi suất vốn vay
1. Các doanh nghiệp có các
hoạt động đầu tư nêu tại Điều 2 Quy định này khi vay vốn để đầu tư tại các ngân
hàng thương mại, các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) trong tỉnh
được ngân sách tỉnh hỗ trợ hỗ trợ 100% lãi suất theo mức lãi suất Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Bình Thuận theo từng thời điểm vay được hỗ
trợ.
2. Hạn mức vốn vay được hỗ
trợ tối đa là 20 tỷ đồng (Hai mươi tỷ đồng) cho một dự án.
3. Thời hạn hỗ trợ tối đa là
03 năm (36 tháng) từ khi được ngân hàng chấp nhận bằng khế ước cho vay.
4. Trường hợp doanh nghiệp
vay bằng ngoại tệ thì quy đổi sang Việt Nam đồng theo tỷ giá của ngoại tệ đó tại
thời điểm vay với hạn mức tối đa tương đương với 20 tỷ đồng Việt Nam.
Điều 6.
Thời gian nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp:
Từ ngày Quy định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7.
Căn cứ vào danh mục dự án đổi mới công nghệ - thiết bị
của các doanh nghiệp, vào tháng 7 hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp dự
toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ - thiết bị gửi Sở
Tài chính cân đối, ghi kế hoạch vốn cho năm sau.
Điều 8.
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài chính và
các sở, ngành liên quan tập huấn, hướng dẫn nội dung và phương pháp đánh giá
trình độ công nghệ sản xuất quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN ngày 08
tháng 4 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất các
sản phẩm lợi thế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; đồng thời hướng dẫn thủ tục hồ
sơ để xem xét thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ
theo Quy định này; theo dõi quá trình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện
hàng năm.
Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Khoa học
và Công nghệ để tổng hợp, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất Ủy ban
nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.