BỘ XÂY DỰNG
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 158-BXD/QLXD
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 6 năm 1993
|
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA BỘ XÂY DỰNG VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG
VÀ ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ CỦA CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30-9-1992;
Căn cứ Nghị định số 59-HĐBT ngày 14-4-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 385-HĐBT ngày 7-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều
lệ quản lý xây dựng cơ bản;
Thực hiện Chỉ thị số 171-TTg ngày 16-12-1992 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ
Xây dựng xúc tiến việc thành lập thử nghiệm các công ty tư vấn xây dựng và kiểm
tra chất lượng công trình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế về hoạt
động và đăng ký hành nghề của Công ty tư vấn xây dựng.
Điều 2.
Bản Quy chế này được thực hiện thống nhất trong cả nước từ
ngày 1 tháng 7 năm 1993.
Điều 3.
Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ chức
năng của Bộ, các ông Giám đốc các Sở Xây dựng và Kiến trúc sư trưởng các thành
phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến hướng dẫn các ngành, các cấp
thực hiện bản Quy chế này.
QUY CHẾ
VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ CỦA CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 158-BXD/QLXD ngày 22-6-1993 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng).
I. QUY ĐịNH
CHUNG
Điều 1.
Công ty tư vấn xây dựng là doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tư vấn và dịch vụ về xây dựng làm các công tác điều tra,
khảo sát, lập dự án đầu tư; lập quy hoạch xây dựng; khảo sát thiết kế và lập dự
toán công trình; lập hồ sơ và dịch vụ tổ chức đấu thầu về thiết kế, mua sắm vật
tư thiết bị, xây lắp công trình, nhận thầu quản lý xây dựng, bảo đảm chất lượng
công trình, đăng ký bảo hiểm các công trình xây dựng cơ bản.
Các công ty tư vấn xây dựng hoạt
động kinh doanh theo luật pháp và đăng ký hành nghề theo quy định ở quy chế
này.
Điều 2.
Công ty tư vấn xây dựng được thành lập theo các luật
doanh nghiệp Nhà nước, luật công ty, hoặc công ty liên doanh với nước ngoài
theo luật pháp hiện hành, với các hình thức tổ chức sau:
Công ty tư vấn xây dựng.
Công ty tư vấn xây dựng liên
doanh với nước ngoài, có tên riêng hoặc tên đầy đủ phù hợp với nghề nghiệp đăng
ký hoạt động.
Điều 3.
Phân loại hoạt động tư vấn.
1. Tư vấn về điều tra, khảo sát
và lập dự án về đầu tư: Giúp chủ đầu tư xác định chủ trương đầu tư, điều tra tiếp
cận thị trường, khảo sát về kinh tế, kỹ thuật để lập dự án tiền khả thi, luận
chứng kinh tế kỹ thuật và làm các thủ tục khác để đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu
quả, phù hợp với chiến lược kinh tế, quy hoạch của Nhà nước và đúng pháp luật.
Tư vấn cho chủ đầu tư trong việc
lập và tiếp nhận hồ sơ, tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu về thiết kế, mua sắm vật
tư thiết bị và xây lắp công trình.
2. Khảo sát, thiết kế quy hoạch
gồm thiết kế quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy
hoạch tổng thể định hướng pháp triển công nghiệp, đô thị và hệ thống kết cấu hạ
tầng phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Khảo sát, thiết kế và lập dự
toán xây dựng công trình:
- Khảo sát địa hình địa chất, địa
chất thuỷ văn, môi sinh, môi trường để lập thiết kế.
- Lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế
công nghệ, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế tổ chức thi công xây lắp công
trình.
- Lập dự toán công trình.
- Giám sát, kiểm tra chất lượng
thiết bị vật tư và xây lắp để đảm bảo thực hiện đúng thiết kế trong quá trình
xây dựng công trình.
4. Hợp đồng nhận thẩm tra thiết
kế, bao gồm thẩm tra kỹ thuật đồ án thiết kế và dự toán kèm theo.
5. Quản lý xây dựng công trình:
Công ty tư vấn xây dựng có thể hợp đồng với chủ đầu tư để thực hiện từng phần
hay toàn bộ công tác quản lý xây dựng công trình theo chức năng Ban quản lý
công trình đã được quy định, trên cơ sở thiết kế và dự toán công trình được duyệt.
6. Nhận tổng thầu thiết kế và quản
lý xây dựng công trình theo phương thức chìa khoá trao tay: Các công ty tư vấn
có đủ điều kiện và năng lực về thiết kế và quản lý sẽ được làm tổng thầu thiết
kế và quản lý xây dựng công trình từ khâu thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công,
giám sát đảm bảo chất lượng, quản lý xây dựng đối với các thầu phụ xây lắp
trong suốt quá trình xây dựng đến ban giao công trình cho chủ đầu tư và thực hiện
bảo hành, bảo hiểm công trình. Công ty tư vấn không tự đảm nhận việc thi công
xây lắp công trình.
Tuỳ theo năng lực của mình, các
tổ chức tư vấn xây dựng có thể đăng ký hoạt đồng theo từng phần hoặc toàn bộ
công việc trong phạm vi nêu trên và chỉ được hoạt động trong phạm vi được ghi
trong giấy phép.
Điều 4.
Kinh phí cho công tác tư vấn:
- Các loại công tác tư vấn xây dựng
đối với các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chi phí của công việc
tư vấn xây dựng tính theo các quy định hiện hành của liên Bộ hoặc Thông tư do Bộ
Tài chính hoặc Bộ Xây dựng.
- Các loại công tác tư vấn xây dựng
đối với các công trình thuộc các nguồn vốn khác (kể cả vốn nước ngoài), chi phí
các công việc tư vấn do chủ đầu tư và công ty tư vấn thoả thuận trên nguyên tắc
áp dụng quy định của Nhà nước Việt Nam hoặc thông lệ và kinh nghiệm của tư vấn
quốc tế mà hai bên thoả thuận thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên.
II. ĐIỀU KIỆN
VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG
Điều 5.-
Trình độ nghề nghiệp: Công ty tư vấn xây dựng đăng ký hoạt động theo công việc
nào phải có đủ cán bộ và chuyên gia chính chủ trì công việc đó. Các chuyên gia
chính chủ trì hoặc chủ nhiệm đề án cần có những tiêu chuẩn nghề nghiệp sau:
1. Đối với các chủ nhiệm đề án
khảo sát hoặc thiết kế cần có trình độ chuyên môn và thông thạo về nghề nghiệp,
được Hội đồng khoa học của Công ty tư vấn thiết kế xây dựng công nhận, Thủ trưởng
Công ty ra quyết định và đăng ký với Bộ Xây dựng theo tiêu chuẩn được ghi trong
Quy chế hành nghề khảo sát xây dựng, thiết kế quy hoạch xây dựng và thiết kế
công trình xây dựng ban hành theo Quyết định số 92-BXD/GD ngày 17-4-1993 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng.
2. Là thành viên có tên trong
danh sách chính thức của Công ty tư vấn, không tham gia bất cứ một doanh nghiệp
nào khác kể cả mặt tài chính và các mặt khác mà ảnh hưởng đến tính khách quan
trong các quyết định về công tác tư vấn của mình.
3. Đảm bảo tư cách đạo đức, am
hiểu và thực hiện đầy đủ luật pháp, tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước, bảo vệ
quyền lợi của xã hội và công dân khi hành nghề tư vấn.
4. Tự chịu trách nhiệm trước Nhà
nước và luật pháp về các sản phẩm của mình như tài liệu khảo sát, đồ án thiết kế
và các hồ sơ tư liệu khác.
Điều 6.
Vốn pháp định của tổ chức tư vấn xây dựng khi thành lập
áp dụng theo quy định hiện hành đối với các doanh nghiệp.
Điều 7.
Trang thiết bị kỹ thuật:
Các công ty tư vấn phải có trang
thiết bị kỹ thuật phù hợp để hành nghề khảo sát, thiết kế và các phương tiện
tính toán, thiết bị khác nhằm bảo đảm sản phẩm khảo sát, đồ án thiết kế, bản vẽ
và các tài liệu tư vấn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đối với những công việc
đòi hỏi kỹ thuật cao, chưa trang bị được, Công ty tư vấn có thể thuê chuyên gia
và trang thiết bị nước ngoài hoặc của đơn vị khác để thực hiện.
Điều 8.
Công ty tư vấn phải có trụ sở chính thức, thuộc quyền sở
hữu (hoặc sử dụng) của mình và có đăng ký tại chính quyền địa phương.
Điều 9.
Phạm vi hành nghề tư vấn xây dựng:
1. Các công ty tư vấn xây dựng
được Bộ Xây dựng xét cấp giấy phép hành nghề tư vấn để hoạt động trong phạm vi
cả nước và dự thầu nước ngoài.
2. Các Công ty tư vấn xây dựng
liên doanh với nước ngoài có giấy phép đầu tư liên doanh khi đăng ký hành nghề
tư vấn tại Bộ Xây dựng sẽ được cấp giấy phép hành nghề trong cả nước theo từng
phần hoặc toàn bộ công việc ghi ở Điều 3.
III- ĐĂNG KÝ
VÀ CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
Điều 10.
Bộ Xây dựng là cơ quan xét giấy phép hành nghề tư vấn
xây dựng cho các tổ chức tư vấn xây dựng thuộc tất cả các ngành và địa phương.
1. Đối với tổ chức tư vấn xây dựng
chỉ hành nghề khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng thì thủ tục đăng ký và cấp
giấy phép hành nghề thực hiện theo Quy chế "Hành nghề khảo sát xây dựng,
thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế công trình xây dựng" ban hành theo
Quyết định số 92-BXD/GD ngày 17-4-1993 của Bộ Xây dựng.
2. Đối với các tổ chức tư vấn
xây dựng thực hiện nhiều chức năng như quy định tại Điều 3 của Quy chế này; thủ
tục đăng ký hành nghề tư vấn xây dựng theo hướng dẫn ở Điều 11 dưới đây.
Điều 11.
Thủ tục xin đăng ký hành nghề tư vấn xây dựng (theo điểm
2 Điều 10).
1. Đối với các Công ty tư vấn
xây dựng Việt Nam, hồ sơ xin đăng ký hành nghề có:
- Đơn xin cấp giấy phép hành nghề
tư vấn xây dựng.
- Quyết định thành lập Công ty
tư vấn của Bộ chủ quản hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Điều lệ hoạt động của Công ty
tư vấn (bản sao).
- Bản khai về năng lực chuyên
môn của các chuyên gia chính.
- Chứng chỉ nghề nghiệp của Giám
đốc và bản kê khai năng lực nghề nghiệp của Giám đốc và của Công ty.
- Bản các trang bị chuyên môn và
thiết bị chuyên ngành.
- Chứng chỉ về vốn do Ngân hàng
hoặc cơ quan Tài chính cấp trên quản lý xác nhận.
2. Đối với các Công ty tư vấn
liên doanh với nước ngoài, hồ sơ xin đăng ký hành nghề có:
- Đơn xin cấp giấy phép hành nghề
tư vấn xây dựng.
Giấy phép đầu tư do Uỷ ban Nhà
nước về hợp tác và đầu tư cấp (bản sao).
- Điều lệ hoạt động (bản sao).
Chứng chỉ nghề nghiệp của Giám đốc
và bản kê khai năng lực nghề nghiệp của các thành viên chủ yếu (cả bên Việt Nam
và bên nước ngoài).
- Bản kê vốn tài sản thiết bị để
hành nghề tư vấn.
Điều 12.
Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức xét cấp giấy phép hành nghề
tư vấn xây dựng:
- Các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ
thuật phân công Vụ có chức năng quản lý xây dựng cơ bản tiếp nhận hồ sơ của
Công ty tư vấn xây dựng thuộc Bộ mình, thẩm tra và có ý kiến chính thức của Bộ
bằng văn bản gửi Bộ Xây dựng để xét cấp.
- Sở xây dựng tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ của Công ty tư vấn xây dựng thuộc tỉnh, thành
phố thuộc địa phương mình quản lý, thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản của Sở gửi
Bộ Xây dựng để xét cấp.
- Việc xét cấp giấy phép hành
nghề tư vấn xây dựng do Hội đồng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập thực hiện.
- Thời hạn xem xét và cấp giấy
phép hành nghề tư vấn xây dựng trong phạm vi 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp
lệ theo quy định.
- Khi nộp hồ sơ, Công ty tư vấn
nộp một khoản lệ phí cho việc cấp giấy phép theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ
Xây dựng.
IV. KIỂM TRA
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13.
Hàng năm các Công ty tư vấn xây dựng phải có báo cáo
tình hình hoạt động với cơ quan ra quyết định thành lập và gửi Bộ Xây dựng 1 bản
để theo dõi và tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Bộ Xây dựng tổ chức kiểm tra thường
kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của các Công ty tư vấn xây dựng; Các Bộ và các Sở
Xây dựng kiểm tra giám sát hoạt động của các Công ty tư vấn xây dựng thuộc Bộ
và địa phương mình quản lý để thực hiện đúng pháp luật và Quy chế này.
Điều 14.
Xử lý vi phạm.
Các Công ty tư vấn xây dựng vi
phạm các Điều khoản trong Quy chế hành nghề khảo sát thiết kế hoặc hành nghề
xây dựng thì xử lý theo Quy chế đó.
Các vi phạm thuộc lĩnh vực tư vấn
khác gây thiệt hại cho chủ đầu tư thì xử lý theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế.
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng gây thiệt hại lớn thì phải truy cứu trách nhiệm
trước pháp luật.
V. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 15.
Quy chế này áp dụng thống nhất trong cả nước. Và có hiệu
lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1993.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; các Sở Xây dựng, Kiến trúc sư trưởng thành phố hướng đẫn các tổ chức tư vấn
xây dựng trực thuộc thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo quy chế này.