ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1428/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
21 tháng 08 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH; Nghị định số 04/2008/NĐ- CP ngày 11/1/2008 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều củ Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định
105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế
quản lý cụm công nghiệp;
Căn cứ Quyết định
số 2025/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;
Căn cứ Nghị
quyết 75/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Thông
tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 về việc Quy định thực hiện một số nội dung
của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định
105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông
tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ KH và ĐT về hướng dẫn tổ
chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố QH tổng thể phát triển
KT-XH; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ văn bản
số 7729/BCT-CNĐP ngày 30/7/2015 của Bộ Công Thương về việc thỏa thuận Quy hoạch
phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030;
Trên cơ sở Báo
cáo thẩm định số 1053/BCTĐ-SCT ngày 02/7/2015 của Hội đồng thẩm định dự án Quy
hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030; đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số
1273/TTr-SCT ngày 06/8/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau: (Dự
án Quy hoạch và Phụ lục 1 kèm theo).
I. Quan điểm phát triển
1. Phát triển cụm
công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần phù hợp với Quy hoạch phát
triển công nghiệp của tỉnh; Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn và các
quy hoạch khác liên quan.
2. Hạn chế ở mức
thấp nhất sử dụng đất nông nghiệp có năng suất cao; đất của vùng nguyên liệu có
hiệu quả cho ngành công nghiệp chế biến,... nhằm đảm bảo ổn định quỹ đất nông
nghiệp của từng địa phương cũng như toàn tỉnh.
3. Đẩy mạnh phát
triển các cụm công nghiệp tại các địa phương có nhiều lợi thế và gắn việc phát
triển với việc liên kết các ngành thương mại và dịch vụ trong phát triển kinh tế.
4. Phân bố hợp lý
các cụm công nghiệp, đảm bảo phát triển với ổn định đời sống xã hội và dân cư,
đồng thời tạo động lực, từng bước thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông
thôn tại Quảng Ngãi.
5. Phát triển cụm
công nghiệp cần gắn với khả năng đảm bảo tài chính và nguồn lực đầu tư. Đa dạng
hóa các hình thức đầu tư, huy động nguồn lực tổng hợp của mọi thành phần kinh tế
để thúc đẩy phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp.
6. Phát triển cụm
công nghiệp chú trọng bảo vệ môi trường, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc
gia và giải quyết các vấn đề xã hội.
II. Mục tiêu cụ thể
Tiếp tục phát triển
và từng bước triển khai theo quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện,
thành phố với tổng quy mô diện tích đạt khoảng 215-250 ha trong giai đoạn từ
nay đến năm 2015 và đạt đến 290-320 ha trong giai đoạn 2016-
2020, đáp ứng nhu
cầu thuê đất phục vụ sản xuất công nghiệp và thực hiện chủ trương công nghiệp
hóa nông nghiệp và nông thôn gắn với tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa
bàn các địa phương.
Trong giai đoạn
10 năm 2021-2030, tổng diện tích quỹ đất phát triển cụm công nghiệp dự kiến
phát triển thêm từ 449-503 ha, đưa tổng diện tích đất cho phát triển cụm công
nghiệp toàn tỉnh đạt khoảng 669-724 ha vào năm 2030 tùy theo nhu cầu phát triển.
Phấn đấu lấp đầy
70%-75% diện tích đất công nghiệp của các cụm công nghiệp đã quy hoạch và phát
triển trong giai đoạn đến năm 2015 và đạt khoảng 80%-90% diện tích đất công
nghiệp trong cụm công nghiệp trong giai đoạn 2016-2020.
III. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp
1. Giai đoạn đến
năm 2015
Tiếp tục đẩy mạnh
công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đầu tư lấp đầy 90%-100% diện
tích các cụm công nghiệp đã hoạt động.
Tiếp tục giải phóng
mặt bằng, mở rộng quỹ đất theo quy hoạch đã phê duyệt và khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư phát triển sản xuất tại các CCN Bình Nguyên (huyện Bình Sơn);
CCN Thạch Trụ (huyện Mộ Đức); CCN Tịnh Ấn Tây (Tp. Quảng Ngãi);...
Nhằm khuyến khích
phát triển sản xuất và phục vụ di dời dự án công nghiệp gây ô nhiễm, quy hoạch
phát triển cụm công nghiệp Bình Long với diện tích khoảng 15 ha tại khu vực
thôn Long Hội, xã Bình Long (huyện Bình Sơn).
Nhằm thực hiện
nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa tàu sắt phục vụ cho đánh bắt hải sản xa bờ, từng
bước quy hoạch phát triển CCN Hậu cần nghề cá Sa Kỳ tại xã Tịnh Kỳ (Tp. Quảng
Ngãi) với diện tích giai đoạn 1 khoảng 17 ha (đầu tư phát triển đến 2015
khoảng 10 ha).
Hoàn thành các thủ
tục và lập quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp: CCN Trà Xuân (huyện Trà Bồng)
với diện tích 10 ha (đầu tư phát triển đến 2015 khoảng 6 ha); CCN tại
xã Phổ Hòa (huyện Đức Phổ), diện tích 4,257 ha và tiến hành thu hút các
doanh nghiệp công nghiệp đầu tư phát triển sản xuất.
Hoàn thành lập
quy hoạch chi tiết và thu hút đầu tư phát triển CCN Sơn Hạ (huyện Sơn Hà) với
quy mô ban đầu khoảng 8 ha, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Hoàn thành lập
quy hoạch chi tiết và thu hút đầu tư phát triển CCN Ba Động (huyện Ba Tơ) với
quy mô 25 ha (đầu tư phát triển đến 2015 khoảng 10 ha), đáp ứng nhu cầu
phát triển sản xuất của doanh nghiệp.
Quy hoạch phát
triển CCN Tịnh Bắc (huyện Sơn Tịnh) với quy mô ban đầu khoảng 10 ha (đầu
tư phát triển đến 2015 khoảng 5 ha) đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp
của huyện. Cũng trong giai đoạn này, thực hiện nghiên cứu và thủ tục đầu tư để
sau năm 2015, phát triển theo giai đoạn các CCN Bình Mỹ (huyện Bình Sơn),
diện tích 5 ha; CCN Gò Su (huyện Tư Nghĩa), diện tích 5 ha; CCN Hành
Minh-Hành Đức tại khu vực đồi 68 (huyện Nghĩa Hành), diện tích 5 ha.
Từng bước đầu tư
và phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp đã phê duyệt (nhưng chưa hoạt động)
như CCN Long Mai (huyện Minh Long); CCN Thạch Bích (huyện Trà Bồng)…
nhằm tạo mặt bằng và điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất.
Do khó khăn về giải
phóng mặt bằng, điều chỉnh giảm CCN La Hà (huyện Tư Nghĩa) từ diện tích
đã phê duyệt (25 ha), xuống quy mô 21 ha; điều chỉnh giảm CCN Quán Lát (huyện
Mộ Đức) từ diện tích đã phê duyệt (20 ha), xuống quy mô 17,5 ha.
Quy hoạch giảm
CCN phường Trương Quang Trọng (Tp. Quảng Ngãi) từ 2,5 ha, xuống còn 1,0
ha; CCN Sơn Thượng (huyện Sơn Hà) từ quy mô 13 ha, xuống còn 0 ha và CCN
Sơn Hải (huyện Sơn Hà) từ 02 ha xuống còn 0 ha.
2. Giai đoạn
2016-2020
Tiếp tục tập trung
hoàn thiện hạ tầng và tăng cường thu hút các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư sản
xuất, lấp đầy cơ bản diện tích đất công nghiệp trong các cụm công nghiệp đã xây
dựng.
Ổn định và giữ
nguyên quy mô về diện tích các CCN đã phê duyệt và đang hoạt động như: CCN làng
nghề Tịnh Ấn Tây (Tp. Quảng Ngãi), CCN Bình Nguyên (huyện Bình Sơn),
CCN Phổ Phong (huyện Đức Phổ) và CCN Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ),
CCN thị trấn Ba Tơ.
Ổn định sản xuất
và hoàn thiện hạ tầng CCN Quán Lát và Thạch Trụ (huyện Mộ Đức). Phấn đấu
lấp đầy 80%-90% diện tích đất công nghiệp và từng bước hoàn thành các thủ tục để
phát triển mở rộng diện tích cụm công nghiệp ở giai đoạn sau năm 2020, đáp ứng
nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Hoàn thành các thủ
tục đầu tư và quy hoạch phát triển CCN Thạch Phổ (Tp. Quảng Ngãi) với diện
tích ban đầu khoảng 8,8 ha, nhằm di dời các cơ sở sản xuất hiện gây ô nhiễm và
tạo mặt bằng thu hút đầu tư công nghiệp trên địa bàn thành phố; quy hoạch CCN Hậu
cần nghề cá Mỹ Á tại khu vực xã Phổ Minh và Phổ Quang (huyện Đức Phổ) với
diện tích ban đầu 5ha.
Tiếp tục khuyến
khích các doanh nghiệp, đầu tư và phát triển sản xuất tại các cụm công nghiệp
đã phê duyệt, như: CCN Thạch Bích (huyện Trà Bồng); CCN Long Mai (huyện Minh
Long)…
Hoàn thành thủ tục
quy hoạch và từng bước hình thành các cụm công nghiệp Đồi Sim (huyện Tây
Trà) và thị trấn Sơn Tây (huyện Sơn Tây). Dự kiến các cụm công nghiệp
này có cùng quy mô diện tích ban đầu là 2 ha/CCN.
Tùy theo nhu cầu
của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển sản xuất công nghiệp, quy hoạch phát triển
các cụm công nghiệp Bình Mỹ (huyện Bình Sơn) diện tích 5 ha; CCN Gò Su (huyện
Tư Nghĩa) diện tích 5 ha; Hành Đức-Hành Minh (huyện Nghĩa Hành), diện
tích 5 ha.
3. Giai đoạn
2021-2030
Tiếp tục thu hút
đầu tư lấp đầy diện tích đất công nghiệp và hoàn thiện hạ tầng các cụm công
nghiệp đã quy hoạch trong giai đoạn trước.
Tùy theo nhu cầu
sử dụng đất của doanh nghiệp, từng bước mở rộng diện tích các cụm công nghiệp
đã quy hoạch bao gồm CCN Thạch Phổ (Tp. Quảng Ngãi); CCN Tịnh Bắc (huyện
Sơn Tịnh); CCN Gò Su (huyện Tư Nghĩa); quy hoạch phát triển cụm công
nghiệp Phổ Phong lên khoảng 15 ha (mở rộng thêm khoảng 5 ha về phía Nam);
đầu tư mở rộng CCN Quán Lát (huyện Mộ Đức) lên 30 ha (mở rộng về phía
Tây-Bắc) và CCN Thạch Trụ (huyện Mộ Đức) lên 25 ha; CCN thị trấn Sơn
Tây (huyện Sơn Tây) từ 2 ha lên 3 ha; CCN Sơn Hạ (huyện Sơn Hà) lên
25 ha.
Nhằm tạo quỹ đất
cho phát triển công nghiệp, quy hoạch thêm một số cụm công nghiệp bao gồm: CCN
Gò Cau, CCN Núi Máng và Thu Xà (huyện Tư Nghĩa) với quy mô 25-30 ha/cụm;
CCN Bình Khương (huyện Bình Sơn) với quy mô 15 ha; CCN Ba Dinh (huyện
Ba Tơ), diện tích 10 ha; CCN Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) với diện tích
khoảng 7-8 ha; CCN Hậu cần nghề cá Bình Chánh (huyện Bình Sơn) 15 ha;
CCN Tịnh Bình (huyện Sơn Tịnh), quy mô 30-40 ha; CCN Tây thị trấn Mộ Đức
(huyện Mộ Đức) quy mô 15-20 ha.
Nghiên cứu phát
triển một số khu vực có điều kiện thuận lợi, để quy hoạch thành cụm công nghiệp,
tại khu vực Trà Dinh (huyện Tây Trà), diện tích 1,5 ha; CCN Núi Dâu (huyện
Đức Phổ), diện tích khoảng 10 ha, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các cơ sở
công nghiệp trên địa bàn địa phương
Xem xét nhu cầu
phát triển công nghiệp của địa phương, quy hoạch phát triển mở rộng các cụm
công nghiệp đã phát triển ở giai đoạn trước như CCN Hậu cần nghề cá Sa Kỳ (Tp.
Quảng Ngãi) và CCN Hậu cần nghề cá Mỹ Á (huyện Đức Phổ) lên diện
tích 20 - 25ha/cụm; CCN Trà Xuân (huyện Trà Bồng) lên 16 ha; CCN Hành Đức-Hành
Minh (huyện Nghĩa Hành), diện tích 20 ha; CCN Bình Long (huyện Bình
Sơn) lên 25 ha; CCN Thạch Phổ (Tp. Quảng Ngãi) lên 18,7 ha; CCN Bình
Mỹ (huyện Bình Sơn) lên 50 ha; CCN Tịnh Bắc (huyện Sơn Tịnh) lên
30 ha; CCN Đồng Dinh (huyện Nghĩa Hành) lên 30 ha.
Rà soát, điều chỉnh,
bổ sung hoặc định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn các địa phương
và các khu vực có điều kiện, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh.
Danh mục và nhu cầu
diện tích Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030:
- Giai đoạn đến
2015: 230 ha.
- Giai đoạn
2016-2020: 301 ha.
- Giai đoạn
2020-2030: 669 -724 ha.
IV. Dự báo vốn đầu tư cho phát triển CCN giai đoạn đến năm 2030
1. Nhu cầu tổng
vốn đầu tư cho phát triển các cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2015 tổng vốn đầu tư khoảng 41,1 tỷ đồng; giai đoạn
2016 – 2020 khoảng 150,3 tỷ đồng và tầm nhìn giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 517,7
tỷ đồng.
2. Dự báo nguồn
vốn đầu tư
a) Vốn ngân
sách nhà nước trung ương
Trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020, nguồn vốn ngân sách nhà nước trung ương được dự tính chiếm
khoảng 10%-15% tổng nhu cầu vốn. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách này sẽ được thực
hiện qua các Bộ, ngành và được đầu tư cho các hạng mục công trình hạ tầng đến
hàng rào cụm công nghiệp như: đường giao thông, đường điện, cấp, thoát nước… theo các chương trình của quốc gia
hoặc các chương trình phát triển hạ tầng nông thôn của nhà nước.
b) Vốn ngân
sách nhà nước địa phương
Vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước địa phương (tỉnh và huyện) sẽ được tập trung đầu tư
hoặc xây dựng cụm công nghiệp có tính quan trọng đến phát triển kinh tế-xã hội
địa phương; hoặc đầu tư một số hạng mục công trình hạ tầng đến hàng rào cụm
công nghiệp như: đường giao thông, đường điện… và các công trình dịch vụ khác
nhằm tạo thêm điều kiện phát triển thuận lợi cho doanh nghiệp trong giai đoạn
ban đầu.
Trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020, nguồn vốn này được dự tính chiếm khoảng 65-70% tổng nhu cầu vốn.
Có thể nói đây chính là các nguồn vốn có tính quyết định đến sự hình thành và
phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Vốn từ các
doanh nghiệp
Vốn đầu tư hạ tầng
từ các doanh nghiệp và tư nhân trên địa bàn được đánh giá vào 5%-10% trong giai
đoạn từ nay đến năm 2020. Có thể nói đây chính là nguồn
vốn quan trọng đến
phát triển hạ tầng cụm công nghiệp của tỉnh, trong các giai đoạn phát triển. Do
đó, tỉnh cần có những giải pháp và chính sách.
V. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp về
quy hoạch và quản lý
Gắn kết chặt chẽ
công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp đảm bảo sự lồng
ghép hài hòa giữa phát triển cụm công nghiệp với phát triển công nghiệp, phát
triển KT-XH của từng địa phương, gắn việc bố trí các cơ sở công nghiệp với cơ sở
dịch vụ để khai thác lợi thế và thu hút đầu tư.
Đẩy mạnh việc
phân cấp, ủy quyền quản lý các cụm công
nghiệp cho chính quyền địa phương các cấp theo hướng đơn giản, hiệu quả và bền
vững. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý đối với các cụm công nghiệp. Tăng cường
sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Nghiên cứu, đề xuất
mô hình quản lý cụm công nghiệp hiệu quả theo các quy mô, các loại sở hữu đối với
cụm công nghiệp.
1.1. Đối với
cụm công nghiệp đề nghị mở rộng diện tích
Đối với các cụm
công nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích cần tuân thủ các điều kiện như sau:
Có quỹ đất phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đáp ứng nhu cầu mở rộng cụm công nghiệp.
Nhu cầu thuê đất
công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của
cụm công nghiệp.
Cụm công nghiệp
đã đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% diện tích đất CN.
Đã có công trình
xử lý nước thải tập trung (đối với cụm công nghiệp có diện tích từ 15 ha trở
lên).
1.2. Đối với
cụm công nghiệp bổ sung quy hoạch hoặc thành lập mới
Cụm công nghiệp bổ
sung hoặc thành lập mới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH;
quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn;
Tỷ lệ lấp đầy
bình quân của các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện đạt ít nhất
60% diện tích đất công nghiệp.
Doanh nghiệp đầu
tư có nhu cầu thuê đất để đầu tư sản xuất, kinh doanh theo đúng định hướng quy
hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn, nhưng các cụm công nghiệp hiện đang
hoạt động tại địa phương không đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư (vị trí, diện
tích, ngành nghề sản xuất…).
Trong trường hợp
phát sinh cụm công nghiệp mới (không có trong quy hoạch, kế hoạch đã phê duyệt)
thì cần trình các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung vào các Quy hoạch
KT-XH và Quy hoạch phát triển công nghiệp đã được phê duyệt.
2. Giải pháp về
môi trường đầu tư
Để thu hút được
những dự án đầu tư quy mô lớn, có tiềm lực về công nghệ, thương hiệu mạnh... nhằm
góp phần cải thiện cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh và nâng cao chất lượng
phát triển, công tác xúc tiến đầu tư cần được đầu tư và đổi mới cả về hình thức
và nội dung. Đây cũng là một giải pháp quan trọng bên cạnh giải pháp hoàn thiện
cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế.
Khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công
nghiệp và các dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp.
Tạo môi trường
thông thoáng và thuận lợi, sự hỗ trợ,
quan tâm đối với các nhà đầu tư ngay ở giai đoạn đầu thực hiện dự án nhằm tạo
niềm tin để thu hút thêm những nhà đầu tư mới, cũng như củng cố niềm tin của
nhà đầu tư hiện hữu.
Hỗ trợ nhà đầu tư
sau khi dự án được chấp nhận, bao gồm: giải quyết thủ tục điều chỉnh giấy phép
đầu tư, thủ tục giao nhận mặt bằng, giấy phép xây dựng, đấu thầu, ưu đãi đầu
tư... công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu,... các thủ tục hải quan, bảo hiểm, vận tải,... hỗ trợ tiếp cận
các tổ chức tín dụng, các thông tin kinh tế-xã hội liên quan, tư vấn văn hóa
cho nhà đầu tư...
3. Giải pháp về
vốn
Tập trung huy động
vốn, như: nguồn vốn từ Nhà nước, để triển khai quy hoạch chi tiết, giải phóng mặt
bằng, xây dựng đường giao thông đến địa điểm xây dựng cụm công nghiệp và hỗ trợ
một phần kinh phí đầu tư hạ tầng.
Thu hút các doanh
nghiệp trong và ngoài nước, các nguồn vốn tín dụng đầu tư hạ tầng các cụm công
nghiệp và các nhà đầu tư các cơ sở công nghiệp góp vốn đầu tư hạ tầng cụm công
nghiệp.
Đối với những dự
án then chốt quyết định tính “đột phá” của phát triển cụm công nghiệp sẽ được
tiếp cận nguồn tín dụng phát triển từ Ngân hàng Phát triển với mức lãi suất đặc
biệt ưu đãi.
Tranh thủ nguồn vốn
hỗ trợ từ Chương trình khuyến công Quốc gia, từ Chính sách khuyến khích phát
triển công nghiệp nông thôn ban hành theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày
09/6/2004 của Chính phủ (nay là Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của
Chính phủ về Khuyến công), Thông tư Liên tịch
125/2009/TTLT/BTC-BCT
ngày của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Công Thương quy định việc quản lý và sử dụng
kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công hỗ trợ lập quy hoạch
chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.
Tranh thủ nguồn vốn
hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng phát triển cụm công nghiệp các tỉnh
theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát
triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015.
4. Giải pháp
XD và ban hành cơ chế chính sách thu hút đầu tư
Giao Sở Công
thương tỉnh chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành rà soát lại hệ thống các
chính sách hiện hành và trình UBND tỉnh ban hành các giải pháp, chính sách liên
quan đến huy động và thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc
phát triển công nghiệp nói chung và đầu tư phát triển cụm công nghiệp nói
riêng.
Tạo điều kiện thuận
lợi cho các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các chủ đầu tư cụm công nghiệp
được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng phát triển khi vốn cấp từ
ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp.
Khuyến khích và tạo
điều kiện doanh nghiệp tự bỏ vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và được
khấu trừ hàng năm vào tiền thuê đất.
Đẩy mạnh hoạt động
tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường; thông tin về cơ chế chính
sách khuyến khích đầu tư, xây dựng phát triển cụm công nghiệp của tỉnh đến các
nhà đầu tư.
Tăng cường liên kết
giữa các tỉnh trong Vùng duyên hải miền Trung và giữa các đơn vị sản xuất trong
cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm các nhà đầu tư, mở rộng thị trường,
hỗ trợ thị trường cho nhau.
5. Giải pháp về
nguồn nhân lực
Mở rộng hợp tác với
các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động
kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động góp vốn
và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại
doanh nghiệp, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí theo quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư.
Liên kết, phối hợp
với chương trình đào tạo nghề ở KKT, KCN của tỉnh để kết hợp đào tạo nghề cung ứng
cho các CCN ở các địa phương trong tỉnh.
Tạo sự liên kết
giữa cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, các cơ quan tư vấn về
phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học,
các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng,
sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.
Xây dựng kế hoạch
đào tạo nghề trên cơ sở nghiên cứu, dự báo đúng nhu cầu lao động theo ngành,
lĩnh vực trong từng giai đoạn.
Xây dựng các
chính sách, chế độ ưu đãi, khuyến khích thu hút các tổ chức, hiệp hội, các nhà
khoa học, các nhà quản lý, các nghệ nhân tham gia quản lý và truyền nghề tại
các cụm công nghiệp.
Thí điểm giao cho
Ban Quản lý cụm công nghiệp xây dựng trung tâm đào tạo nghề với sự tham gia của
các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp dưới dạng góp vốn bằng tiền và cơ sở vật
chất kỹ thuật. Các kỹ sư, chuyên gia giỏi có thể tham gia giảng dạy để đào tạo
lao động lành nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
6. Giải pháp bảo
vệ môi trường
Đối với các cụm
công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống
thu gom và xử lý nước thải tổng thể cho toàn bộ khu, cụm công nghiệp trước năm
2015.
Đối với các cụm
công nghiệp phát triển mới, chủ đầu tư hạ tầng, phải đầu tư xây dựng hệ thống
thu gom và xử lý nước thải tổng thể, đạt tiêu chuẩn theo quy định, trước khi
cho các doanh nghiệp thứ cấp thuê để triển khai dự án.
Các nhà máy, cơ sở
sản xuất công nghiệp trong cụm công nghiệp chỉ được phép đưa vào hoạt động khi
đã đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn môi trường
theo quy định, trước khi thải vào hệ thống thu gom chung của toàn cụm công nghiệp.
Từng bước xây dựng
hệ thống quan trắc môi trường trong cụm công nghiệp. Xây dựng cơ chế hình thành
doanh nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ cho các hoạt động của các cụm công nghiệp.
VI. Một số chính sách thu hút đầu tư
1. Chính sách
thủ tục đầu tư và hỗ trợ phát triển
Giúp đỡ các nhà đầu
tư lựa chọn phương án địa điểm tối ưu của dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
Thủ tục hành
chính để đầu tư vào các cụm công nghiệp theo cơ chế “1 cửa”. Ban quản lý các cụm
công nghiệp hoặc Phòng Kinh tế (hoặc phòng Kinh tế và Hạ tầng) làm đầu mối
giải quyết mọi thủ tục hồ sơ cho nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp theo quy định.
Cung cấp miễn phí
cho các nhà đầu tư số liệu, tư liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, KT-XH và
các tài liệu khác có liên quan đến việc lập dự án đầu tư phát triển.
Thời gian cấp
phép đầu tư, không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư nộp đủ hồ sơ hợp
lệ.
2. Chính sách
khuyến khích đầu tư
Chính sách khuyến
khích phát triển công nghiệp nông thôn, ban hành theo Nghị định số
134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ (nay là Nghị định số
45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công), Thông tư Liên tịch
số 125/2009/TTLT/BTC-BCT của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Công Thương quy định việc
quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công.
Theo đó, cụm công nghiệp thuộc Danh mục được hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch chi
tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Quyết định số
60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành các nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2011-2015. Theo đó, cụm công nghiệp được hỗ trợ vốn từ ngân sách
Trung ương, đầu tư xây dựng phát triển.
Chính sách hỗ trợ
vốn nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững, theo tinh thần Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; Các huyện thuộc nhóm này cần
tranh thủ nguồn vốn theo Quyết định 30a để đầu tư phát triển các cụm công nghiệp,
thúc đẩy sản xuất phát triển.
Để khuyến khích
việc di dời các cơ sở sản xuất, hiện đang hoạt động xen lẫn với khu dân cư vào
các cụm công nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất đó được quyền sang nhượng mặt bằng
sản xuất cũ theo giá của thị trường để tái đầu tư vào các cụm công nghiệp (nếu
mặt bằng là quyền sử dụng của mình). Trong trường hợp mặt bằng sản xuất cũ
là đất thuê của Nhà nước, nếu chủ cơ sở sản xuất có nguyện vọng thuê tiếp nhằm
mục đích kinh doanh khác phù hợp với quy hoạch của địa phương sẽ được ưu tiên
cho thuê tiếp.
Tạo mọi điều kiện
để các doanh nghiệp được vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi hoặc nguồn vốn tín dụng
có bù lãi suất của nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng kinh doanh của
doanh nghiệp.Ưu đãi đầu tư sản xuất các sản phẩm có thị trường ổn định, đặc biệt
là hàng xuất khẩu; Các ngành công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nhiều
nguyên liệu tại chỗ, thu hút nhiều lao động; các doanh nghiệp sử dụng công nghệ
hiện đại hoặc công nghệ tiên tiến.
Khuyến khích các
ngân hàng trực tiếp đầu tư bỏ vốn vào xây dựng cụm công nghiệp như một thành
viên góp vốn. Tăng cường hình thức thuê mua tài chính trên địa bàn.
3. Chính sách
về đất đai
Nhà đầu tư được
ưu tiên lựa chọn địa điểm thực hiện dự án theo quy hoạch đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Được ký hợp đồng
thuê đất lâu dài phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất khi có đủ hồ sơ theo quy định hiện hành của pháp luật.
Dự án được miễn
tiền thuê đất trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và được miễn tiền thuê đất 11 (mười một) năm kể từ ngày dự án hoàn
thành đưa vào hoạt động theo quy định tại Điểm c, khoản 10, Điều 2 Nghị định số
121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Được miễn tiền
thuê đất 15 năm nếu dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
Các cơ sở sản xuất
có thể nộp tiền thuê đất theo từng năm, một số năm hoặc một lần cho cả thời
gian thuê với biểu giá tương ứng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Chính sách
miễn giảm thuế
Doanh nghiệp
thành lập mới từ dự án đầu tư được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
10% trong thời hạn 15 năm, thời gian tính liên tục từ năm đầu tiên có doanh thu
từ dự án đầu tư; đồng thời được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm và giảm
50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thời gian tính miễn, giảm thuế được
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ
Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày
26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Được miễn thuế nhập
khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp, theo
quy định tại Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
5. Chính sách
về đào tạo
Các doanh nghiệp
được hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lao động địa phương với giá trị 50% theo hợp đồng
đào tạo tại các trung tâm dạy nghề trong và ngoài địa phương.
Các cơ sở sản xuất
nằm trong các cụm công nghiệp nói riêng và khu công nghiệp nói chung, đều được
ưu tiên tiếp nhận lao động đã qua đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, dạy nghề
trong tỉnh. Các cơ sở sản xuất có nhu cầu đào tạo nhân lực để nâng cao trình độ
được hỗ trợ về kinh phí đào tạo cho lao động từ 500.000-
1.000.000 đồng/lao
động theo hợp đồng đào tạo tại các trung tâm dạy nghề trong địa phương.Thông
qua các Trung tâm đào tạo nghề, bố trí kinh phí thích hợp hỗ trợ đào tạo nhân lực
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công nhân có tay nghề cao theo đúng ngành
nghề có nhu cầu, bổ sung cho các cụm công nghiệp.
Xây dựng danh mục
nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông
thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước theo Quyết định
số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
6. Một số
chính sách khác
Các cơ sở sản xuất
mới thành lập đầu tư vào cụm công nghiệp được miễn phí thành lập doanh nghiệp
và miễn phí đăng ký kinh doanh. Các cơ sở sản xuất hiện đang hoạt động muốn di
dời vào cụm công nghiệp được miễn các loại phí liên quan đến công tác giải quyết
các thủ tục đầu tư. Các cơ sở sản xuất đầu tư vào các cụm công nghiệp được ban
quản lý dự án hướng dẫn trình tự thủ tục tiến hành và được cung cấp miễn phí
các thông tin có liên quan đến đầu tư vào cụm công nghiệp.
Các cơ sở sản xuất
trong các cụm công nghiệp có nhu cầu phát triển, ứng dụng công nghệ mới, nâng
cao chất lượng sản phẩm, du nhập ngành nghề ở địa phương khác sẽ được Sở Công
thương tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí và hình thức hỗ trợ (có hoặc
không có thu hồi) để tiến hành làm công tác chuẩn bị đầu tư và tiến hành đầu
tư. Nguồn kinh phí này được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp công nghiệp, quỹ
khuyến công.
Các cơ sở sản xuất
trong cụm công nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận, tìm kiếm, khai
thác thị trường trong ngoài nước, được tạo điều kiện thuận lợi thăm quan nước
ngoài, tham gia hội thảo nhằm nắm bắt thông tin, được hưởng ưu đãi về tham gia
hội trợ triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin địa phương như: giảm
50% chi phí thuê diện tích tham gia hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm; giảm
50% phí quảng cáo
trên báo đài phát thanh, truyền hình địa phương trong thời gian 01 năm (hoặc
không quá 20 lần trên mỗi loại thông tin) tính từ lần quảng cáo đầu tiên.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Công
Thương
Tổ chức công bố
Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 sau khi UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt.
Sở Công Thương là
cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối
với cụm công nghiệp.
Tổ chức triển
khai, hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành theo Quyết định
số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số
39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương và Quyết định số 09/QĐ-UBND
ngày 11/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Ban hành Quy chế phối hợp giữa
các sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện quản
lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành và UBND cấp huyện có liên quan thẩm định hồ sơ bổ sung, điều chỉnh
quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp; thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng cụm
công nghiệp; tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong cụm công
nghiệp theo chức năng.
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, quy định liên quan
đến phát triển CCN trình UBND tỉnh ban hành.
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch, các quy định, chính sách của nhà nước về phát triển cụm công
nghiệp, đánh giá hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; phối hợp giải quyết
các vấn đề phát sinh trong quá trình quy hoạch, xây dựng và thực hiện các quy định,
chính sách phát triển các cụm công nghiệp.
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành liên quan xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác,
liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước về phát triển cụm công nghiệp phù hợp
với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, lãnh thổ; tổ chức khảo sát,
học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển cụm công nghiệp trong nước và quốc tế.
Sở Công Thương có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương có liên quan hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật
liên quan đến lĩnh vực công nghiệp.
Lập Kế hoạch đầu
tư trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 nguồn vốn NSNN (theo Chỉ thị số
08/CT-UBND ngày 29/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) gửi Sở Kế hoạch
và Đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt.
Thường xuyên theo
dõi tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công
Thương theo định kỳ.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Tiếp nhận và thẩm
định hồ sơ, trình UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư với các dự án đầu
tư theo phân cấp và cụm công nghiệp.
Chủ trì tham mưu
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp,
điều chỉnh, thu hồi quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ
trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp. Tổ chức xúc tiến đầu
tư, thu hút các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.
Chủ trì, phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu lập kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ
đầu tư giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp trên cơ sở đề
nghị của Sở Công Thương, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Hướng dẫn cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
trong các cụm công nghiệp.
3. Sở Tài
Chính
Chủ trì về việc
ban hành đơn giá thuê đất, đơn giá cho thuê hạ tầng, phí bảo vệ môi trường tại
các cụm công nghiệp.
Hướng dẫn các Chủ
đầu tư trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được hỗ trợ phục vụ phát
triển cụm công nghiệp; tổ chức thanh tra, kiểm tra, quyết toán đúng quy định.
Hướng dẫn và tổ
chức công tác thẩm tra, kiểm tra quyết toán vốn đầu tư của các dự án có sử dụng
vốn ngân sách nhà nước.
4. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở
Công Thương (là Sở chủ trì), UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan
trong việc lập Dự án quy hoạch định hướng phát triển các cụm công nghiệp, điều
chỉnh, bổ sung, mở rộng các cụm công nghiệp.
Hướng dẫn lập, điều
chỉnh dự án quy hoạch chi tiết xây dựng các CCN; chủ trì thẩm định và trình
UBND tỉnh phê duyệt dự án theo quy định.
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành liên quan giám định chất lượng các công trình xây dựng, giám
định sự cố công trình tại các Cụm công nghiệp theo đúng quy định hiện hành.
Thẩm định thiết kế
kỹ thuật các công trình xây dựng trong khu, cụm công nghiệp và các công trình
có liên quan đến các khu, cụm công nghiệp theo phân cấp và quy hoạch của Nhà nước.
5. Sở Tài
nguyên và Môi trường
Chủ trì, hướng dẫn
các đơn vị và chủ đầu tư lập kế hoạch sử dụng đất trong các cụm công nghiệp.
Chủ trì, hướng dẫn
các đơn vị và chủ đầu tư trong cụm công nghiệp, thực hiện quản lý và sử dụng
lĩnh vực Tài nguyên và môi trường.
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực Tài
nguyên và môi trường trong các cụm công nghiệp.
Trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt hoặc nếu được ủy quyền,
phê duyệt các Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại mỗi cụm công nghiệp.
Sau khi quy hoạch
phát triển các cụm công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Công
Thương và UBND các địa phương tiến hành kiểm tra xác định mức độ gây ô nhiễm của
các cơ sở sản xuất công nghiệp tại các địa phương để phân loại và xác định thứ
tự trước sau phải di dời các cơ sở sản xuất đang hoạt động tại các khu vực dân
cư vào các cụm công nghiệp.
6. Sở Khoa học
và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành liên quan hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ, thẩm định,
giám định công nghệ, tư vấn và hỗ trợ đầu tư đổi mới, chuyển giao công nghệ, đối
với dự án đầu tư vào cụm công nghiệp.
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra về công nghệ, sở hữu
trí tuệ, an toàn bức xạ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với các doanh
nghiệp trong cụm công nghiệp.
Hỗ trợ các doanh
nghiệp về thông tin khoa học công nghệ, đăng ký Sở hữu trí tuệ, xây dựng và áp
dụng các phương pháp quản lý chất lượng theo hệ thống, các hoạt động sáng kiến,
sử dụng phương tiện đo và các hoạt động đảm bảo đo lường, chất lượng sản phẩm
hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh.
Tuyên truyền, tập
huấn các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hàng rào
kỹ thuật trong thương mại và các văn bản khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học
và công nghệ.
7. Sở Giao
thông vận tải
Chủ trì, phối hợp
các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện
đề xuất quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển các công trình đường bộ theo phân
cấp đảm bảo giao thông thông suốt, liên hoàn đáp ứng tốt nhu cầu phát triển các
cụm công nghiệp.
Hướng dẫn các chủ
đầu tư hoàn thiện các thủ tục để triển khai thực hiện công trình trong phạm vi
đất dành cho đường bộ khi cụm công nghiệp có nhu cầu đấu nối vào các tuyến đường
theo đúng quy định hiện hành.
8. Sở Lao động
và Thương binh-Xã hội
Triển khai quy hoạch
nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp. Lập kế hoạch đào tạo
nghề, đào tạo kỹ thuật phục vụ quá trình phát triển của các ngành công nghiệp
theo định hướng quy hoạch.
9. Các ngành
Điện, Nước, Bưu chính Viễn Thông
Có kế hoạch đưa
điện, nước, đảm bảo thông tin liên lạc đến các khu công nghiệp nói chung và các
cụm công nghiệp nói riêng, phù hợp với tiến độ thực hiện và đảm bảo nguồn cung
cấp điện, nước theo nhu cầu phát triển.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan căn cứ quyết định thi hành./.
PHỤ LỤC 1:
DANH MỤC VÀ NHU CẦU DIỆN TÍCH QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1428/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT
|
Cụm công nghiệp
|
Diện tích đến năm 2015 (ha)
|
2016-2020 (ha)
|
2021-2030 (ha)
|
CỤM CÔNG NGHIỆP ĐÃ PHÊ DUYỆT
|
1
|
Tịnh Ấn Tây (Tp.Quảng
Ngãi)
|
27,28
|
27,28
|
27,28
|
2
|
Phường Trương Quang Trọng (Tp.Quảng
Ngãi)
|
1
|
1
|
1
|
3
|
Sa Kỳ (Tp.Quảng Ngãi)
|
2
|
6,48
|
6,48
|
4
|
Bình Nguyên (H.Bình Sơn)
|
30,6769
|
30,6769
|
30,6769
|
5
|
La Hà (H.Tư
Nghĩa)
|
21
|
21
|
21
|
6
|
Quán Lát (H.Mộ Đức)
|
17,5
|
17,5
|
30
|
7
|
Thạch Trụ (H.Mộ Đức)
|
20
|
20
|
25
|
8
|
Phổ Phong (H.Đức Phổ)
|
10,206
|
10,206
|
15
|
9
|
Sa Huỳnh (H.Đức Phổ)
|
4,1225
|
4,1225
|
4,1225
|
10
|
Đồng Làng (H.Đức Phổ)
|
18
|
20
|
20
|
11
|
Thị trấn Ba Tơ (H.Ba Tơ)
|
1,8
|
1,8
|
1,8
|
12
|
Đồng Dinh (H.Nghĩa Hành)
|
10,8
|
10,8
|
30
|
13
|
Sơn Hải (H.Sơn Hà)
|
0
|
0
|
0
|
14
|
Sơn Thượng (H.Sơn Hà)
|
0
|
0
|
0
|
15
|
An Hải (H.Lý Sơn)
|
1
|
1
|
1
|
16
|
Long Mai (H.Minh Long)
|
2
|
2
|
2
|
17
|
Thạch Bích (H.Trà Bồng)
|
5
|
5
|
5
|
TỔNG DIỆN TÍCH
|
172,39
|
178,87
|
220,36
|
CỤM CÔNG NGHIỆP QUY HOẠCH
MỚI
|
1
|
Thạch Phổ (Tp.Quảng Ngãi)
|
0
|
8,804
|
18,706
|
2
|
Hậu cần nghề cá Sa Kỳ (Tp.Quảng
Ngãi)
|
10
|
17
|
26
|
3
|
Bình Long (H.Bình Sơn)
|
15
|
15
|
20-25
|
4
|
Bình Khương (H.Bình Sơn)
|
0
|
0
|
15
|
5
|
Bình Mỹ (H.Bình Sơn)
|
0
|
5
|
40-50
|
6
|
Hậu cần nghề cá Bình Chánh (H.Bình
Sơn)
|
0
|
0
|
15
|
7
|
Tịnh Bắc (H.Sơn Tịnh)
|
5
|
10
|
25-30
|
8
|
Tịnh Bình (H.Sơn Tịnh)
|
0
|
0
|
30-40
|
9
|
Tịnh Hà (H.Sơn Tịnh)
|
0
|
0
|
7,5
|
10
|
Gò Su (H.Tư
Nghĩa)
|
0
|
5
|
25-30
|
11
|
Thu Xà (H.Tư Nghĩa)
|
0
|
0
|
25-30
|
12
|
Gò Cau (H.Tư Nghĩa)
|
0
|
0
|
25-30
|
13
|
Núi Máng (H.Tư Nghĩa)
|
0
|
0
|
25-30
|
14
|
Hành Đức-Hành Minh (H.Nghĩa
Hành)
|
0
|
5
|
20
|
15
|
Tây thị trấn Mộ Đức (H.Mộ
Đức)
|
0
|
0
|
15-20
|
16
|
Phổ Hòa (H.Đức Phổ)
|
4,257
|
4,257
|
4,257
|
17
|
Núi Dâu (H.Đức Phổ)
|
0
|
0
|
10
|
18
|
Hậu cần nghề cá Mỹ Á (H.Đức
Phổ)
|
0
|
5
|
20
|
19
|
Trà Xuân (H.Trà Bồng)
|
6
|
10
|
16
|
20
|
Đồi Sim (H.Tây Trà)
|
0
|
2
|
2
|
21
|
Trà Dinh (H.Tây Trà)
|
0
|
0
|
1,5
|
22
|
Thị trấn Sơn Tây (H.Sơn
Tây)
|
0
|
2
|
3
|
23
|
Sơn Hạ (H.Sơn Hà)
|
8
|
8
|
25
|
24
|
Ba Động (H.Ba Tơ)
|
10
|
25
|
25
|
25
|
Ba Dinh (H.Ba Tơ)
|
0
|
0
|
10
|
TỔNG DIỆN TÍCH
|
58,26
|
122,06
|
449-503
|
TỔNG CỘNG DIỆN TÍCH
|
230,64
|
300,93
|
669-724
|