Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1290/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 01/08/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1290/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM - NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KGVX, KTN, V.III, ĐMDN, KTTH, PL, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM - NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

I. THỰC TRẠNG

1. Vị trí, vai trò, quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam

a) Phạm vi công nghiệp điện tử Việt Nam

Theo Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin (CNTT) về công nghiệp CNTT, hoạt động công nghiệp phần cứng, điện tử bao gồm các loại hình thiết kế, chế tạo sản phẩm phần cứng; lắp ráp, gia công sản phẩm phần cứng; cung cấp dịch vụ công nghiệp phần cứng. Sản phẩm phần cứng bao gồm: Máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi; Điện tử nghe nhìn; Điện tử gia dụng; Điện tử chuyên dùng; Thông tin - viễn thông, thiết bị đa phương tiện; Phụ tùng, linh kiện điện tử; Các sản phẩm phần cứng khác.

b) Vị trí, vai trò ngành công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử (CNĐT) là ngành sản xuất vật chất mang tính cơ bản của nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Sự phát triển của CNĐT thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, tạo cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm. Một mặt CNĐT là một ngành mang lại lợi nhuận rất lớn, trở thành nguồn tích lũy tư bản của quốc gia. Mặt khác ngành CNĐT tạo ra khả năng hiện đại hóa các ngành công nghiệp khác và thay đổi tư duy cũng như cách làm việc của cả xã hội. Vì vậy CNĐT còn được coi là công nghệ cơ sở của xã hội hiện đại, làm chuyển đổi mạnh mẽ công nghệ sản xuất, cơ cấu kinh tế và hiện đại hóa các quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội.

c) Tình hình phát triển CNĐT Việt Nam

Công nghiệp điện tử Việt Nam giai đoạn 2000-2010 có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt từ 20-30%, trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng của ngành tăng lên tới hơn 96%, Nhiều tập đoàn CNTT lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang mở rộng quy mô hoạt động, điển hình là Intel, Samsung Electronics, Canon, Nokia,… Riêng năm 2012, ngành đã xuất khẩu hơn 22,9 tỷ USD sản phẩm, chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và lần đầu tiên đưa sản phẩm điện tử (vượt xuất khẩu dầu thô) trở thành ngành hàng xuất khẩu lớn nhất nước. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là linh kiện, sản phẩm, thiết bị phần cứng, máy tính, điện tử, viễn thông.

Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đã đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư FDI, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, ngành điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử. Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng và điện tử chiếm khoảng 90% toàn ngành CNTT, nhưng trên thực tế giá trị được nắm giữ chủ yếu bởi các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung vào lắp ráp và thực hiện những dịch vụ thương mại.

d) Phân tích SWOT công nghiệp điện tử Việt Nam

- Điểm mạnh

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với ngành CNĐT.

Việt Nam rất ổn định về an ninh và chính trị, nhà đầu tư luôn được đảm bảo an toàn.

Lợi thế của Việt Nam là dân số trẻ, 60% trong độ tuổi lao động (từ 17 đến 60 tuổi), với 94% dân số biết chữ. Nguồn lao động dồi dào của Việt Nam được đánh giá là học hỏi nhanh trong khai thác, sử dụng và lắp ráp các thiết bị điện tử, kể cả các thiết bị điện tử hiện đại.

Giá nhân công tương đối rẻ: chi phí cho lao động tương đối thấp ở Việt Nam tạo cho các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm phụ trợ, lắp ráp hàng điện tử có lợi thế cạnh tranh so với khu vực. Chi phí hoạt động và giá thuê nhân công ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines.

Có các tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử như: quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin, barit, ilmenit,...

Với dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và hỗ trợ các công ty nước ngoài đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực CNĐT.

- Điểm yếu

Do chưa tự cung cấp được nguyên cho mình, phải nhập khẩu từ bên ngoài nên Việt Nam bị phụ thuộc vào chính nguồn cung đó.

Năng lực sản xuất của ngành còn hạn chế, trong một thời gian dài Việt Nam thiếu các mảng quan trọng cho phát triển công nghiệp điện tử như: các nhà máy sản xuất bo mạch và nhà máy lắp ráp linh kiện lên bo mạch; thiết kế chipset; các nhà máy sản xuất chipset; thiết kế logic trên nền những thiết bị logic có thể lập trình; thiết kế và sản xuất các sản phẩm điện tử. Các doanh nghiệp chủ yếu lắp ráp sản phẩm theo thiết kế và linh kiện nhập khẩu nên giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, ước tính chỉ vào khoảng 5-10%.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao: chủng loại sản phẩm nghèo nàn, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành thì cao do chi phí về nguyên liệu và linh kiện tại Việt Nam cao hơn của các nước trong khu vực, chưa có thương hiệu sản phẩm điện tử mạnh.

- Cơ hội

Khả năng xuất khẩu hàng hóa CNTT, linh kiện điện tử của Việt Nam đang tăng cao: Việt Nam gia nhập WTO vừa qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, Việt Nam ngày càng trở thành điểm thu hút đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn trong lĩnh vực CNĐT trên thế giới.

Giá cả các sản phẩm điện tử, viễn thông sẽ giảm nhiều khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan, đây là động lực phát triển CNĐT.

Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của các quốc gia hàng đầu về CNĐT là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà kéo theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công cuộc phát triển của Việt Nam.

- Thách thức

Sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà: do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn yếu thể hiện rõ ở quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, trình độ cán bộ còn yếu, năng suất lao động thấp.

Vấn đề thu hút nhân tài: chất xám của các doanh nghiệp Việt Nam, áp lực đối với nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng đè nặng lên hệ thống đại học của Việt Nam.

Tầm và quy mô của doanh nghiệp: đáp ứng những khách hàng có yêu cầu rất cao về chất lượng, thời gian, giá cả và quy mô.

Chưa có đội ngũ nguồn nhân lực đủ mạnh thích ứng với yêu cầu đi trước đón đầu công nghệ: đáp ứng xu hướng sản phẩm điện tử được tích hợp các phần mềm, dịch vụ thông minh, tiết kiệm năng lượng là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành CNĐT.

Các chính sách bảo hộ, đặc biệt là chính sách thuế bị xóa bỏ: các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ gặp thách thức phải cạnh tranh về giá với hàng nhập khẩu khi thuế nhập khẩu thiết bị toàn bộ chi ngang bằng hoặc thấp hơn nhập linh kiện.

Nhật Bản với lợi thế là quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNĐT và Việt Nam với lợi thế nguồn nhân lực và thị trường rộng lớn hoàn toàn có thể hợp tác nhằm mang lợi ích của hai nước nói chung và ngành CNĐT nói riêng.

II. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

1. Quan điểm thực hiện

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư và tăng cường hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, của Nhật Bản nói riêng vào công nghiệp điện tử tại Việt Nam; tạo dựng và củng cố liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mô hình quản lý, nghiên cứu - phát triển, đào tạo nhân lực và thị trường.

Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ, kết hợp sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm điện tử trọng điểm với phát triển các phần mềm nhúng, phần mềm điều khiển, phần mềm ứng dụng chuyên dùng làm nền tảng phát triển bền vững cho ngành.

Cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp hỗ trợ, bao gồm: thực hiện cam kết ưu tiên thúc đẩy phát triển công nghiệp điện tử; ưu đãi thuế, hỗ trợ tín dụng cho công nghiệp điện tử và công nghiệp phụ trợ liên quan; đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực đông đảo, có kỹ năng và chất lượng; xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường, tạo thuận lợi thúc đẩy phân phối, lưu thông sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

2. Mục tiêu chung đến năm 2020

Phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam với công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, đóng góp lớn cho kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sản xuất được những sản phẩm điện tử có giá trị gia tăng cao có tác động lan tỏa công nghệ, đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

3. Tầm nhìn đến năm 2030

Xây dựng Việt Nam trở thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử với công nghệ mới, thông minh và thân thiện với môi trường.

III. MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI NĂM 2020

- Thu hút được nhiều dự án đầu tư có chất lượng của nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản vào ngành công nghiệp điện tử và ngành công nghiệp phụ trợ liên quan.

- Huy động tối đa sự tham gia của Chính phủ - doanh nghiệp - nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế, nhất là Nhật Bản vào toàn bộ quá trình xây dựng thực hiện và đánh giá hiệu quả phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, làm chủ công nghệ, phần mềm nhúng, phần mềm điều khiển để có thể sáng tạo, thiết kế, sản xuất các sản phẩm phần cứng, điện tử của Việt Nam.

- Đến năm 2020, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp điện tử tăng tối thiểu 20% hàng năm và đóng góp tối thiểu 10% vào tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp; đứng trong số 10 ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất.

- Đến năm 2030, Việt Nam trở thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử với công nghệ mới, thông minh và thân thiện với môi trường, gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam. Duy trì tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động cao và phát triển bền vững.

IV. CÁC VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp điện tử.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp điện tử.

- Phát triển, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho ngành công nghiệp điện tử.

- Thu hút đầu tư các doanh nghiệp điện tử hàng đầu trên thế giới.

- Phát triển các sản phẩm trọng điểm trong ngành công nghiệp điện tử.

- Hình thành các cụm công nghiệp điện tử (cluster).

V. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

1. Nhiệm vụ cụ thể

a) Phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp điện tử

Tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; rà soát và bổ sung các chính sách ưu đãi để khuyến khích, thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc ngành công nghiệp điện tử. Đề xuất bổ sung các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển trong thời gian tới phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.

Rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử. Trên cơ sở đó, xây dựng quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật này trong việc sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo uy tín của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam.

Xây dựng các chương trình liên kết, kênh thông tin giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và các nước với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm góp phần tích cực đẩy mạnh đầu tư và chuyển giao công nghệ, mô hình quản lý, nghiên cứu - phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử.

b) Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp điện tử

Nâng cao chất lượng nhân lực trình độ đại học và sau đại học cho ngành công nghiệp điện tử. Cải tiến mạnh mẽ phương pháp đào tạo và chương trình giảng dạy tại các khoa điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin của các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Liên kết chặt chẽ với các tổ chức và cơ sở đào tạo có uy tín của Nhật Bản và các nước để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp điện tử.

Xây dựng chương trình thu hút chuyên gia cao cấp và hỗ trợ khởi nghiệp cho lưu học sinh sau khi về nước, các kỹ sư mới ra trường trong ngành công nghiệp điện tử.

Khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp - viện, trường - cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Đánh giá cụ thể nhu cầu lao động và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong ngành công nghiệp điện tử, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hỗ trợ người lao động đạt các chứng chỉ kỹ năng nghề quốc tế.

c) Phát triển, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho ngành công nghiệp điện tử

- Thị trường trong nước:

Tăng cường công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu về sử dụng sản phẩm ngành công nghiệp điện tử trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.

Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan nhà nước sử dụng các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước.

- Thị trường xuất khẩu:

Xây dựng chương trình quảng bá hình ảnh sản phẩm điện tử “an toàn, chất lượng cao” có xuất xứ tại Việt Nam tại các thị trường nước ngoài.

Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

d) Thu hút đầu tư các doanh nghiệp điện tử hàng đầu trên thế giới

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư để thu hút các doanh nghiệp điện tử hàng đầu trên thế giới và doanh nghiệp vệ tinh liên quan đầu tư tại Việt Nam.

Xây dựng quy định cho phép các doanh nghiệp chế xuất (EPE) bán tại thị trường nội địa các hàng hóa là linh phụ kiện điện tử trong nước chưa sản xuất được nhằm phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ và tăng tỷ lệ nội địa hóa đối với doanh nghiệp lắp ráp.

Hỗ trợ thu hút và triển khai các dự án đầu tư FDI lớn trong ngành công nghiệp điện tử.

đ) Phát triển các sản phẩm trọng điểm trong ngành công nghiệp điện tử

Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất các sản phẩm điện tử ưu tiên phát triển quy định tại Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao ngành công nghiệp điện tử trên cơ sở liên kết giữa nhà nước - doanh nghiệp - cơ sở đào tạo, khuyến khích thông qua hình thức hợp tác công - tư.

e) Hình thành các cụm công nghiệp điện tử (cluster)

Hình thành các cụm công nghiệp điện tử thúc đẩy sự quy tụ, đầu tư của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt của các doanh nghiệp điện tử.

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: cung cấp nguồn điện ổn định và hạ tầng mạng thông tin, hệ thống giao thông thuận tiện.

2. Giải pháp thực hiện

a) Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch hành động được huy động, từ các nguồn vốn: ngân sách trung ương; ngân sách địa phương; vốn viện trợ quốc tế; vốn huy động xã hội, cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

b) Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai Kế hoạch hành động, đặc biệt là các nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu - phát triển, xúc tiến thương mại ngành công nghiệp điện tử. Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc phạm vi Kế hoạch được giao cho các Bộ và các cơ quan Trung ương chủ trì, các hoạt động chỉ đạo, điều hành triển khai Kế hoạch và hỗ trợ một số đề án, dự án quan trọng do các địa phương chủ trì; Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc phạm vi Kế hoạch do các địa phương chủ trì; Các tổ chức, doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn của mình ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai các nội dung, nhiệm vụ thuộc Kế hoạch hành động.

Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nội dung Kế hoạch hành động, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án và lập dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện một số nhiệm vụ, đề án, dự án được chi tiết trong Phụ lục kèm theo.

c) Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các đề án, nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp điện tử.

d) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử; đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản và các nước đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

đ) Ưu tiên hỗ trợ về tín dụng đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất, nghiên cứu - phát triển và đào tạo nhân lực ngành công nghiệp điện tử thông qua các Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, và các quỹ khác theo quy định của pháp luật.

3. Kế hoạch hành động cụ thể

TT

Đề án, nhiệm vụ

Phân công tổ chức thực hiện

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1

Phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp điện tử

1.1

[Biện pháp hỗ trợ, ưu đãi thuế]

Xây dựng tiêu chí cụ thể, thủ tục thẩm định đơn giản, thuận tiện để xác định dự án được ưu đãi và thực hiện ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp điện tử theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

1.2

[Biện pháp hỗ trợ, ưu đãi tín dụng]

Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 ưu tiên ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư trang thiết bị và hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp điện tử

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015

1.3

[Xây dựng hệ thống chứng chỉ, tiêu chuẩn môi trường đối với công nghiệp hỗ trợ được ưu đãi]

Xây dựng chính sách, tiêu chuẩn đảm bảo môi trường về công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

1.4

[Mở rộng cơ sở phát triển công nghiệp hỗ trợ và các chương trình ưu đãi/hỗ trợ]

Xây dựng và phát hành Sách Trắng về công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử

Bộ Công Thương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

1.5

[Mở rộng cơ sở phát triển công nghiệp hỗ trợ và các chương trình ưu đãi/hỗ trợ]

Xây dựng và triển khai chương trình thúc đẩy liên kết giữa hiệp hội doanh nghiệp các nước, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhằm thu hút các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng như hỗ trợ kinh doanh/công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam

Bộ Công Thương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

2

Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp điện tử

2.1

[Phát triển nguồn nhân lực: nắm bắt thực trạng]

Điều tra, khảo sát thực trạng nguồn nhân lực cho công nghiệp điện tử, nhu cầu lao động của ngành, đánh giá năng lực của các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong lĩnh vực này và công bố

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

2015

2.2

[Phát triển nguồn nhân lực: các cấp bậc đào tạo]

Dự án hỗ trợ sinh viên và nhân lực công nghiệp điện tử nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đạt các chứng chỉ đánh giá kỹ năng nghề quốc tế

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

2015-2020

2.3

[Phát triển nguồn nhân lực: các cấp bậc đào tạo]

Nâng cao chất lượng nhân lực trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực về cơ điện tử, hệ thống nhúng, vi mạch điện tử, công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

2.4

[Phát triển nguồn nhân lực: hợp tác đào tạo]

Xây dựng các chương trình hợp tác giữa các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp lực lượng lao động trong ngành công nghiệp điện tử nhằm đáp ứng cả về chất và lượng theo nhu cầu sử dụng tại Việt Nam

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông, các hiệp hội

2015-2020

2.5

[Phát triển nguồn nhân lực: giai đoạn việc làm]

Xây dựng chương trình thu hút chuyên gia cao cấp và hỗ trợ khởi nghiệp cho lưu học sinh sau khi về nước, các kỹ sư mới ra trường trong ngành công nghiệp điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các trường đại học, các Hiệp hội công nghệ thông tin, các doanh nghiệp

2015-2020

3

Phát triển, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho ngành công nghiệp điện tử

3.1

[Thị trường trong nước: nắm bắt thực trạng]

Điều tra khảo sát, đánh giá nhu cầu và tiềm năng thị trường một số sản phẩm điện tử chuyên dùng tại Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các Hiệp hội công nghệ thông tin

2015, 2017

3.2

[Thị trường trong nước: hỗ trợ thị trường)

Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan nhà nước sử dụng các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các Hiệp hội công nghệ thông tin

2015-2020

3.3

[Thị trường xuất khẩu: xây dựng hình ảnh]

Quảng bá hình ảnh sản phẩm điện tử “an toàn, chất lượng cao” có xuất xứ tại Việt Nam tại các thị trường nước ngoài

Bộ Công Thương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

3.4

[Thị trường xuất khẩu: xúc tiến thương mại]

Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Bộ Công Thương

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

4

Thu hút đầu tư các doanh nghiệp điện tử hàng đầu trên thế giới

4.1

[Thu hút đầu tư: cải cách thủ tục hành chính]

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư để thu hút các doanh nghiệp điện tử hàng đầu trên thế giới và doanh nghiệp vệ tinh liên quan đầu tư tại Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

4.2

[Thu hút đầu tư: chính sách ưu đãi, hỗ trợ]

Hỗ trợ thu hút và triển khai các dự án đầu tư FDI lớn trong ngành công nghiệp điện tử

Các địa phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

4.3

[Thu hút đầu tư: hỗ trợ sản xuất]

Xây dựng quy định cho phép các doanh nghiệp chế xuất (EPE) bán tại thị trường nội địa các hàng hóa là linh phụ kiện điện tử trong nước chưa sản xuất được nhằm phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ và tăng tỷ lệ nội địa hóa đối với doanh nghiệp lắp ráp

Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

5

Phát triển các sản phẩm trọng điểm trong ngành công nghiệp điện tử

5.1

[Sản phẩm trọng điểm: nghiên cứu - phát triển]

Xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện hỗ trợ cho việc thành lập, xây dựng các khu, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu và phát triển cho các sản phẩm điện tử ưu tiên phát triển quy định tại Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở liên kết giữa nhà nước - doanh nghiệp - cơ sở đào tạo, khuyến khích thông qua hình thức hợp tác công - tư

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

5.2

[Sản phẩm trọng điểm: tiêu chuẩn kỹ thuật]

Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm cơ điện tử, hệ thống nhúng, vi mạch điện tử, công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử theo quy định của pháp luật

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

5.3

[Sản phẩm trọng điểm: chuyển giao công nghệ]

Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao trong ngành, công nghiệp điện tử trên cơ sở liên kết giữa nhà nước - doanh nghiệp - cơ sở đào tạo, khuyến khích thông qua hình thức hợp tác công - tư

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

5.4

[Sản phẩm trọng điểm]

Nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, kiểm định và sản xuất thử nghiệm sản phẩm vi mạch

Bộ Khoa học và Công nghệ

Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh

2015-2020

5.5

[Sản phẩm trọng điểm]

Nâng cao năng lực nghiên cứu - phát triển, sản xuất thử nghiệm một số thiết bị mạng IpV6

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các tập đoàn Viễn thông, CNTT

2015-2020

5.6

[ Sản xuất thử nghiệm]

Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất thử nghiệm các sản phẩm điện tử ưu tiên phát triển quy định tại Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

5.7

[Sản phẩm trọng điểm: thương mại hóa sản phẩm]

Xây dựng cơ chế thích hợp để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học ngành công nghiệp điện tử

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Thông tin và Truyền thông

2015-2020

5.8

[Sản phẩm trọng điểm: sản xuất sản phẩm]

Dự án hỗ trợ doanh nghiệp điện tử xây dựng quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng đạt các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động sản xuất công nghiệp điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công Thương

2015-2020

6

Hình thành các cụm công nghiệp điện tử (cluster)

6.1

[Chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển]

Xây dựng chính sách khuyến khích hình thành, phát triển các cụm công nghiệp điện tử thúc đẩy sự quy tụ, đầu tư của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt của các doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các địa phương

2016

6.2

[Hỗ trợ thành lập]

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: cung cấp nguồn điện ổn định và đảm bảo mạng thông tin, mạng lưới giao thông thuận tiện nhằm phát triển các cụm công nghiệp điện tử

Các địa phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2015-2020

7

Điều phối, giám sát thực hiện Kế hoạch hành động

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

2015-2020

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CƠ CHẾ GIÁM SÁT

1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

- Thành lập Ban điều hành với sự tham gia của các bên liên quan để điều hòa, phối hợp, tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động đồng bộ, hiệu quả;

- Căn cứ vào nội dung của Kế hoạch hành động, đặc biệt là các nhiệm vụ, đề án, dự án tại Mục (3) phần V của Kế hoạch này, tổ chức, phân công các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của mình chủ trì triển khai thực hiện;

- Đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; hàng năm khảo sát, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ban Chỉ đạo; định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Kế hoạch hành động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Chủ trì triển khai các giải pháp về nguồn vốn, kinh phí quy định tại Mục (3) phần V của Kế hoạch hành động này;

- Cân đối, ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan Trung ương và ngân sách hỗ trợ các địa phương theo quy định của pháp luật;

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án cụ thể được giao tại Mục (3) phần V của Kế hoạch hành động này.

3. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:

- Tổ chức xây dựng và thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình nêu tại phần V của Kế hoạch, đặc biệt là các nhiệm vụ, đề án, dự án cụ thể được phân công tại Mục (3) phần V của Kế hoạch hành động. Hàng năm, các Bộ, ngành giao các đơn vị chủ trì chủ động lập kế hoạch thực hiện và dự toán kinh phí để trình phê duyệt và triển khai, bảo đảm hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tế;

- Phối hợp triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án thuộc Kế hoạch hành động này với các dự án phát triển của ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả huy động nguồn vốn và tiết kiệm;

- Hàng năm tiến hành đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án được phân công, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của địa phương xây dựng và thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động phù hợp với đặc thù và tiềm năng, lợi thế của địa phương; Tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án cụ thể để thực hiện Kế hoạch hành động này, bảo đảm kịp thời, hiệu quả;

- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ trên cơ sở các nội dung, nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch hành động đảm bảo đồng bộ, tránh chồng lấn và hiệu quả đầu tư;

- Tổ chức và huy động các nguồn lực, phối hợp triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án thuộc Kế hoạch hành động này với các dự án của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả huy động nguồn vốn và tiết kiệm.

5. Các doanh nghiệp: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty cổ phần Điện tử Tin học Việt Nam (VEIC), Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH Một thành viên (CNS) và các doanh nghiệp khác có hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp điện tử, căn cứ nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động này, chủ động xây dựng các đề án, dự án cụ thể để đầu tư triển khai thực hiện.

6. Giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch hành động

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Tổ công tác chiến lược công nghiệp hóa thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đốc thúc thực hiện kế hoạch.

Tổ chức họp Tổ công  tác chiến lược công nghiệp hóa và các bên liên quan về ngành công nghiệp điện tử mỗi năm một lần để nghe báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động Tổ công tác này sẽ báo cáo kết quả giám sát cho Ban chỉ đạo.

7. Điều chỉnh Kế hoạch hành động

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản hồi về Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổ Công tác về Chiến lược công nghiệp hóa để xem xét giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét giải quyết.

Đến năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ Công tác về Chiến lược công nghiệp hóa và các bên liên quan tiến hành khảo sát, tổng hợp kết quả thực hiện đến năm 2016, trên cơ sở đó sẽ xem xét có thể điều chỉnh lại Kế hoạch hành động cho giai đoạn từ sau năm 2017 phù hợp với tình hình thực tế./.

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1290/QD-TTg

Hanoi, August 01, 2014

 

DECISION

APPROVING THE PLAN OF ACTION FOR DEVELOPMENT OF ELECTRONICS INDUSTRY IN IMPLEMENTATION OF VIETNAM’S INDUSTRIALIZATION STRATEGY WITHIN THE FRAMEWORK OF VIETNAM-JAPAN COOPERATION THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 29, 2006 Law on Information Technology;

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 1043/QD-TTg of July 1, 2013, approving Vietnam s industrialization strategy within the framework of Vietnam-Japan cooperation through 2020, with a vision toward 2030;

At the proposal of the Ministry of Information and Communications,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related units and individuals shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

PLAN OF ACTION

FOR DEVELOPMENT OF ELECTRONICS INDUSTRY IN IMPLEMENTATION OF VIETNAM’S INDUSTRIALIZATION STRATEGY WITHIN THE FRAMEWORK OF VIETNAM-JAPAN COOPERATION THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 1290/QD-TTg of August 1, 2014)

I. SITUATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Scope of electronics industry in Vietnam

Under the Government’s Decree No. 71/2007/ND-CP of May 3, 2007, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Information Technology on information technology industry, hardware and electronics industry covers designing and manufacture of hardware products; assembly and processing of hardware products; and provision of hardware industry services. Hardware products include computers, network equipment and peripheral devices; audio-visual electronics; household electronic appliances; special-use electronic products; communication - telecommunications, multimedia equipment; electronic parts and spare parts; and other hardware products.

b/ Position and role of electronics industry

Electronics industry is a fundamental material production sector of the national economy, holding a key position in a modern economy and exerting a strong impact on other industries. The development of electronics industry helps step up the process of industrialization and promote the development of other industries and service sectors, thereby attracting labor and creating jobs. On the one hand, electronics industry is a sector bringing about great profits and a national source of capital accumulation; on the other hand, it makes it possible to modernize other industries and change the way of thinking as well as the working style of the entire society. This is why electronics industry is also regarded as the basic technology of a modern society which can strongly change production technologies and economic structure and modernize economic, cultural and social relations.

c/ Development of Vietnam’s electronics industry

Vietnam’s electronics industry in the 2000-2010 period recorded an average annual growth rate of 20-30%. In 2011, its growth rate reached over 96%. Many giant foreign information technology groups investing in Vietnam, including Intel, Samsung Electronics, Canon, Nokia, etc., are expanding their operation. In 2012 alone, the industry exported products worth over USD 22.9 billion, accounting for 18% of the export turnover of the whole country and, for the first time, electronic products became the commodity line with the largest export value (exceeding the crude oil export value). Main export electronic products include hardware parts, products and equipment, computers, electronic and telecommunications products.

Though being regarded as a spearhead industry and having recorded numerous achievements in foreign direct investment (FDI) attraction and played a key role in export, in reality Vietnam’s electronic industry is till at the initial stage of the electronic production chain. Though the turnover of the hardware and electronics industry accounts for around 90% of the whole information technology industry, in reality this value is largely held by FDI enterprises while domestic enterprises only focus on assembly and provision of commercial services.

d/ SWOT analysis of Vietnam’s electronics industry

- Strengths:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vietnam enjoys a very stable security and politics and always guarantees safety for investors.

Vietnam’s advantage is a young population, of whom 60% are in the working age (17-60 years) and 94% are literate. Vietnam’s abundant workforce is considered fast-learning in the operation, use and assembly of electronic equipment, including modern ones.

Relatively cheap labor: Relatively low labor costs in Vietnam give enterprises that manufacture support products and assemble electronic appliances a competitive edge over regional countries. Overheads and labor costs in Vietnam are much lower than those in India, China and the Philippines.

Vietnam has important mineral resources necessary for the development of the electronic material industry, such as iron, rare earth, titanium, ruthenium, barite and ilmenite.

With a population of over 90 million, Vietnam is a potential consumption market. The Vietnamese Government always encourages and supports foreign companies to invest in and cooperate with Vietnamese enterprises in electronics industry.

- Weaknesses:

Not yet able to supply sufficient materials on its own and having to import materials, Vietnam is dependent on these supply sources.

The industry’s manufacture capacity remains limited and for a long time Vietnam has lacked important sections for the development of electronics industry, such as plants manufacturing printed circuit boards (PCB) and assembling of parts on PCBs; chipset designing; plants manufacturing chipsets; logic design on the basis of programmable logic devices; design and manufacture of electronic products. Enterprises have mainly assembled pre-designed products from imported parts, creating a low added value of between 5-10%.

The competitiveness of products also remains low: Product types are poor, product quality is low and product prices are high due to the fact that material and part costs in Vietnam are higher than those in regional countries and there is no strong electronic product brand.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The exportability of Vietnamese information technology products and electronic parts is on the rise: Vietnam’s accession to WTO has created favorable conditions for propelling these products into the regional and world markets.

Attracted foreign direct investment capital has considerably increased, contributing to promoting the economic development and Vietnam has become an ideal investment destination for giant electronics corporations around the world.

Prices of electronic and telecommunications products will be sharply reduced once the tariff barrier is removed, creating a driving force for the development of electronics industry.

Greater attention and investment from leading countries in electronics industry, including the United States, Japan and the Republic of Korea, will make Vietnam more attractive for other investors.

- Threats:

The competitive pressure right in the home market is increasing due to the poor competitiveness of Vietnamese enterprises which have small capital, poor business administration experience, and low technologies, management personnel quality and labor productivity.

Talent attraction: Vietnamese enterprises’ demand for grey matter and high-quality human resources is exerting greater pressure on Vietnam’s university system.

The status and size of enterprises are required to satisfy customers with higher and higher requirements on quality, time, prices and scale.

Lack of qualified human resources to meet requirements of the technological leadership: To meet the trend that electronic products are integrated with smart software and services and energy-efficient is a great challenge for manufacturing enterprises in electronics industry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Japan, as a leading country in the world in electronic industry, and Vietnam, with the advantages of abundant human resources and a large market, can cooperate with each other in order to bring about benefits for both in general and their electronics industry in particular.

II. ORIENTATIONS THROUGH;2020 AND A VISION TOWARD 2030

1. Implementation viewpoint

To promote the development of Vietnam’s electronics industry on the basis of tapping its potential and comparative edge and effectively using resources to improve the industry’s competitiveness, contributing to stepping up the national industrialization and modernization.

To create a breakthrough in investment attraction and raise the effectiveness of foreign direct investment in general and Japanese investment in particular in Vietnam’s electronics industry; to establish and strengthen the manufacturing linkage between Japanese and Vietnamese enterprises; to promote transfer of technologies and management models, research and development, human resource training and market development.

To attach importance to the development of supporting industries, combine the manufacture of key electronic components, spare parts and products with the development of embedded software, control software and special-use software applications to serve as a foundation for the industry’s sustainable development.

To synchronously and thoroughly implement support solutions, including: realizing commitments to prioritizing the promotion of development of electronics industry; tax incentives and credit assistance for electronics industry and related support industries; training and developing an abundant, skilled and quality workforce: building brands, developing markets and facilitate the distribution and circulation of made-in-Vietnam products.

2. General objectives by 2020

To develop Vietnam’s electronics industry with modern technologies, high productivity and competitiveness on the regional and world markets, making great contributions to the national economy and effectively serving the national industrialization and modernization. To manufacture electronic products with high added value and a technological spillover effect up to modern quality standards for export and domestic consumption.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To build Vietnam into a country with large-scale production of electronic equipment with new, smart and environment-friendly technologies.

III. OBJECTIVES BY 2020

- To attract many quality investment projects from-foreign countries, especially Japan, in electronics industry and related support industries.

- To mobilize to the utmost the participation of the Vietnamese and foreign governments, enterprises and scientists, especially those from Japan, in the entire process of planning, development and evaluation of development effectiveness of Vietnam’s electronics industry.

- To build research and development capacity, master technology, embedded software and control software in order to create, design and produce Vietnamese hardware and electronic products.

- By 2020, the production value of electronics industry will increase at least 20% and contribute at least 10% to the total industrial production value, ranking 10th among sectors with the highest productivity growth rate.

- By 2030, Vietnam will become a country with large-scale production of electronic equipment with new, smart and environment-friendly technologies, ensuring the rationales of its economic conditions, and maintain high growth rate and productivity and sustainable development.

IV. STRATEGIC ISSUES

- Development of support industries for electronics industry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Development and expansion of the domestic and export markets for electronics industry.

- Attraction of investment from leading electronics corporations around the world.

- Development of key products of electronics industry.

- Formation of electronics industry clusters.

V. PLAN OF ACTION

1. Specific tasks

a/ To develop support industries for electronics industry

To actively implement the Prime Minister’s Decision No. 12/2011/QD-TTg of February 24, 2011, on policies to develop a number of support industries; to review and supplement preferential policies to encourage and attract investment in production of support industry products prioritized for development in electronics industry. To propose addition of support industry products which need to be prioritized for development in the coming time to suit domestic and international economic developments.

To revise, supplement and complete standards and technical regulations applicable to the production of support industry products in electronics industry. On that basis, to, elaborate regulations on application of such standards and technical regulations to the production in order to improve quality and prestige of support industry products in Vietnam’s electronics industry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To develop human resources for electronics industry

To improve the quality of graduate and postgraduate human resources for electronics industry. To substantially renovate training methods and curricula of electronics- telecommunications and information technology faculties of technical universities and colleges. To closely associate with prestigious training organizations and establishments of Japan and other countries in training high-quality human resources for electronics industry.

To formulate programs to attract senior experts and provide supports to Vietnamese abroaders when they graduate and return home and graduate engineers for their business startup in electronics industry.

To encourage the application of the tripartite (enterprise-institute, school-state management agency) training model for training highly skilled human resources to meet requirements of enterprises.

To specifically evaluate the demand for labor and training capacity of training and job-training institutions in electronics industry, and use evaluation results as a ground for formulation of a program to support workers to obtain international professional skills certificates.

c/ To develop and expand the domestic and export markets for electronics industry

- The domestic market:

To intensify the survey and evaluation of the demand of state agencies, enterprises and the society for products of electronics industry.

To create a mechanism to encourage organizations and state agencies to use home-made electronic products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To formulate a program to promote the image of Vietnamese electronic products as safe and high-quality products in foreign markets.

To intensify international cooperation, trade promotion and marketing activities which are independent or within the framework of the national trade promotion program. To support enterprises in establishing their branches and representative offices or commercial centers in foreign countries to survey market needs and tastes, advertise products, promote brands, enter into contracts and organize sale of products.

d/ To attract investment of leading electronics corporations around the world

To reform administrative procedures in the field of investment to attract leading electronics corporations around the world and their satellite enterprises to invest in Vietnam.

To elaborate regulations to permit export processing enterprises to sell on the domestic market electronic parts and accessories which cannot be produced in Vietnam in order to develop support enterprises and increase the localization rate of assembling enterprises.

To support the attraction and implementation of large FDI projects in electronics industry.

dd/ To develop key products of electronics industry

To formulate and promulgate mechanisms and policies to support the production of electronic products prioritized for development specified in the Prime Minister’s Decision No. 49/2010/QD-TTg of July 19, 2010.

To introduce policies to promote technology transfer and step up the application of high technologies in electronics industry based on the linkage between the State, enterprises and training institutions in the form of public-private partnership.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To form electronics industry clusters to facilitate the capital accumulation and investment of enterprises in order to create linkages among and raise operation effectiveness of electronics enterprises.

To provide investment supports for infrastructure construction: To supply stable power sources and convenient information network and transport infrastructure.

2. Solutions

a/ Funds for the implementation of the Plan of Action shall be mobilized from the central budget, local budgets, international aid, social and community contributions and other lawful sources;

b/ Prioritizing the provision of state budget allocations for implementation of the Plan of Action, especially infrastructure construction, human resource training, research and development, and trade promotion for electronics industry. Central budget shall be allocated for the performance of tasks and projects within the plans assigned to ministries and central agencies, direction and management of the plan implementation and provision of supports for a number of important schemes and projects under local management. Local budgets shall be allocated for the performance of tasks and projects within plans under local management. Organizations and enterprises shall, within the ambit of their powers, allocate funds for the performance of tasks set forth in the Plan of Action;

Annually, based on the objectives and contents of the Plan of Action, ministries, sectors, localities, organizations and enterprises shall elaborate detailed plans to perform tasks and implement schemes and projects and make funding estimates, then submit them to competent authorities for approval and implement them in accordance with law. Funds and funding sources for performance of tasks and implementation of schemes and projects are detailed in the enclosed Appendix.

c/ Prioritizing the use of ODA loans on-lent by the Government for schemes and tasks of development of electronics industry;

d/ Encouraging all economic sectors to invest in electronics industry, paying special attention to attraction of foreign investment from giant corporations, transnational groups and enterprises invested by Japan and other foreign countries currently conducting in production and business activities in Vietnam;

dd/ Prioritizing the provision of investment credit for small- and medium-sized enterprises (SMEs) for production, research and development, and training of human resources for electronics industry through the Fund for Development of SMEs, the National Fund for Science and Technology Development, the National Fund for Technology Renewal and other funds in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

No.

Scheme and task

Assigned organization of implementation

Implementation period

Implementing agency

Coordinating agency

1

Development of support industries for electronics industry

1.1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Elaboration of specific criteria and simple and convenient procedures for determination of projects eligible for incentives and provision of incentives to enterprises manufacturing support industry products for use in electronics industry under Decision No. 12/QD-TTg of February 24, 2011 on development of support industries

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Information and Communications

2015 - 2020

1.2

[Supports, credit incentives]

Elaboration and promulgation of documents guiding the implementation of Decision No. 601/QD-TTg of April 17, 2013, on incentives and supports for small- and medium-sized enterprises to invest in equipment and facilities and conduct production in support industries for electronics industry

Ministry of Planning and Investment

Ministry of Information and Communications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3

[Formation of a system of environmental certificates and standards for support industries eligible for incentives]

Formulation of environmental protection policies and standards applicable to support industries for electronics industry

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Information and Communications

2015 - 2020

1.4

[Expansion of support industry development establishments and incentive/ support programs]

Compilation and circulation of the White Book on support industries in electronics industry

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Information and Communications

2015 - 2020

1.5

[Expansion of support industry development establishments and incentive/support programs]

Formulation and implementation of a program to promote linkage between enterprises5 associations and enterprises of foreign countries in Vietnam in order to attract support industry enterprises and provide business/technology supports to these enterprises in Vietnam’s electronics industry

Ministry of Industry and Trade

Ministry of information and Communications

2015 - 2020

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1

[Development of human resources: grasping the actual conditions]

Survey of actual conditions of human resources for electronics industry and its labor demand, and evaluation and announcement of capacity of training and job training institutions in this field

Ministry of Information and Communications

Ministry of Education and Training and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

2015

2.2

[Development of human resources: training levels and grades]

Projects to support students and human resources for electronics industry to improve their knowledge and professional skills and obtain international professional skills certificates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

2015 - 2020

2.3

[Development of human resources: training levels and grades]

Raising of quality of graduate and postgraduate human resources in mechano-electronics, embedded systems, electronic microcircuits and support industries for electronics industry

Ministry of Education and Training

Ministry of Information and Communications

2015-2020

2.4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Formulation of programs on cooperation between enterprises5 associations at home and abroad to supply labor for electronics industry to meet qualitative and quantitative requirements of employers in Vietnam

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Ministry of Information and Communications, and associations

2015 - 2020

2.5

[Development of human resources: employment stage]

Formulation of programs to attract senior experts and provide business startup supports to Vietnamese abroaders when they return home and new graduate engineers in electronics industry

Ministry of Information and Communications

Universities, information technology associations and enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Development and expansion of domestic and export markets for electronics industry

3.1

[Domestic market: grasping the actual conditions]

Survey and evaluation of the market demand and potential of a number of special-use electronic products in Vietnam

Ministry of Information and Communications

Information Technology Associations

2015 - 2017

3.2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Creation of a mechanism to encourage organizations and state agencies to use home­made electronic products

Ministry of Information and Communications

Information Technology Associations

2015 - 2020

3.3

[Export market: image building]

Promotion of the image of “safe and high-quality” electronic products of Vietnamese origin in foreign markets

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Information and Communications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.4

[Export market: trade promotion]

Intensification of international cooperation, trade promotion and marketing activities which are independent or within the framework of the National Trade Promotion Program. To support enterprises in establishing their branches and representative offices or trade centers abroad to survey needs and tastes of the market, promote products and brands, enter into contracts, and organize sale of products

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Information and Communications

2015 - 2020

4

Attraction of investment of leading electronics corporations in the world

4.1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reform of administrative procedures in the field of investment to attract leading electronics corporations in the world and their satellite enterprises to invest in Vietnam

Ministry of Planning and Investment

Ministry of Information and Communications

2015 - 2020

4.2

[Attraction of investment: incentives and supports]

Supports for attraction and implementation of large-sized FDI projects in electronics industry

Local administrations

Ministry of Planning and Investment and Ministry of Information and Communications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.3

[Attraction of investment: production supports]

Elaboration of regulations to permit export processing enterprises to sell on the domestic market electronic parts and accessories which cannot be produced at home in order to develop support enterprises and increase the localization rate of assembling enterprises

Ministry of Finance

Ministry of Planning and Investment and Ministry of Information and Communications

2015 - 2020

5

Development of key products of electronics industry

5.1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Formulation of mechanisms and policies to support the establishment and building of laboratories for research and development of electronic products prioritized for development specified in the Prime Minister’s Decision No. 49/2010/QD-TTg of July 19, 2010, on the basis of linkage between the State - enterprises - training institutions in the form of public-private partnership

Ministry of Science and Technology

Ministry of Information and Communications

2015 - 2020

5.2

[Key products: technical standards]

Elaboration and promulgation of national technical regulations on mechano-electronic products, embedded systems, electronic microcircuits and support industries for electronics industry in accordance with law

Ministry of Science and Technology

Ministry of Information and Communications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.3

[Key products: technology transfer]

Formulation of policies to promote technology transfer, step up application of high technologies in electronics industry on the basis of linkage between the State - enterprises - training institutions in the form of public-private partnership

Ministry of Science and Technology

Ministry of Information and Communications

2015 - 2020

5.4

[Key products]

Building of the capacity of research, designing, quality inspection and trial production of microcircuits

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hanoi, Da Nang and Ho Chi Minh City

2015 - 2020

5.5

[Key products]

Building of the capacity of research, development and trial production of a number of IpV6 equipment

Ministry of Information and Communications

Telecommunica­tions and Information Technology Groups

2015 - 2020

5.6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Creation and promulgation of mechanisms and policies to support the trial production of electronic products prioritized for development specified in the Prime Minister’s Decision No. 49/2010/QD-TTg of July 19,2010

Ministry of Science and Technology

Ministry of Information and Communications

2015 - 2020

5.7

[Key products: commercialization of products]

Creation of appropriate mechanisms to commercialize scientific research results in electronics industry

Ministry of Science and Technology

Ministry of Information and Communications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.8

[Key products: production]

Projects to support electronics enterprises to form their production process and ensure quality of their products up to international standards in the production of electronics industry

Ministry of Information and Communications

Ministry of Industry and Trade

2015 - 2020

6

Formation of electronics industry clusters

6.1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Formulation of policies to encourage the formation and development of electronics industry clusters in order to promote the capital accumulation and investment of enterprises to create linkage among and increase operation effectiveness of enterprises

Ministry of Planning and Investment

Local administrations

2016

6.2

[Establishment supports]

Investment in infrastructure construction: supply of stable power sources and assurance of convenient information network and traffic system to develop electronics industry clusters

Local administrations

Ministry of Planning and Investment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

/

7

Coordination and supervision of the implementation of the Plan of Action

Ministry of Information and Communications

Ministries, sectors, localities and enterprises

2015 - 2020

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION AND SUPERVISION MECHANISM

1. The Ministry of Information and Communications shall:

- Set up a steering committee with the participation of involved parties to regulate, coordinate and organize the implementation of the Plan of Action in a synchronous and effective manner;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Urge and inspect ministries, sectors and localities in organizing the implementation of the Plan; annually survey and review the implementation and report to the Steering Committee; periodically and finally review results and effects of the implementation of the Plan, and report them to the Prime Minister.

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall:

- Assume the prime responsibility for implementing solutions regarding funds and funding sources in Section 3, Part V of this Plan of Action;

- Balance and incorporate funds for implementation of the Plan of Action in annual budget estimates of central agencies and budget supports for localities in accordance with law;

- Organize the performance of the specific tasks, schemes and projects assigned to them in Section 3, Part V of this Plan of Action.

3. Related ministries and sectors shall:

- Organize the elaboration and implementation of contents and tasks of the Plan of Action suitable to their functions and tasks mentioned in Part V of the Plan, especially specific tasks, schemes and projects assigned to them in Section 3, Part V of the Plan of Action. Annually, ministries and sectors shall assign units to work out plans and estimate funds for implementation and submitting them for approval and implementation in order to ensure effectiveness and meet actual requirements;

- Integrate the tasks, schemes and projects under the Plan of Action into development projects of sectors, national target programs and other socio-economic development programs for synchronous implementation, ensuring the effective and economical use of mobilized funds;

- Annually, evaluate results and effects of the implementation of the tasks and schemes assigned to them, then notify them to the Ministry of Information and Communications for review and reporting to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Direct related agencies and units in their localities in elaborating and implementing contents and tasks of the Plan of Action suitable to local characteristics, potential and advantages; organize the elaboration, approval and implementation of specific tasks, schemes and projects to implement the Plan of Action in a timely and effective manner;

- Coordinate with ministries and central sectors in implementing schemes and tasks on the basis of contents and tasks set forth in the Plan of Action, ensuring synchrony and investment efficiency and avoiding overlap;

- Mobilize and organize resources and integrate the tasks, schemes and projects in the Plan of Action into projects of other socio-economic development programs for synchronous implementation, ensuring the effective and economical use of mobilized capital sources.

5. The Vietnam Post and Telecommunications Group, Viettel Group, Vietnam Electronics and Informatics Corporation, Saigon Industry Corporation (Single-Member Limited Liability) and other enterprises engaged in electronics industry and support industries shall base themselves on the contents and tasks in the Plan of Action to formulate specific schemes and investment projects for implementation of the Plan of Action.

6. Supervision of the implementation of the Plan of Action

The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and Trade and the Working Group for the Industrialization Strategy in, inspecting, supervising and urging the implementation of the Plan.

To hold annual meetings of the Working Group for the Industrialization Strategy and related parties on electronics industry to hear reports on the implementation of the Plan of Action. The Working Group shall report supervision results to the Steering Committee.

7. Adjustment of the Plan of Action

Any difficulties and problems in the course of implementation of the Plan of Action should be reported to the Ministry of Information and Communications, the Working Group for the Industrialization Strategy or the Steering Committee for consideration and settlement according to its competence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1290/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.913

DMCA.com Protection Status
IP: 3.131.13.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!