BỘ
LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
107/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TRAO GIẢI THƯỞNG DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số
186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động,
vệ sinh lao động đến năm 2010;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động và Tổng biên tập Báo Lao động -
Xã hội,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn
lao động hàng năm và Quy chế về Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn
lao động (có mẫu biểu tượng và Quy chế kèm theo).
Điều
2.
Ban Tổ chức Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn
lao động chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu về
An toàn lao động theo đúng Quy chế kèm theo quyết định này và báo cáo Bộ về kết
quả tổ chức Giải thưởng hàng năm.
Điều
3.
Quyết định này thay thế Quyết định số 452/QĐ-LĐTBXH ngày
31/3/2008 về việc trao Giải thưởng Cúp vàng An toàn lao động và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký.
Điều
4.
Chánh Văn phòng Bộ, các thành viên Ban Tổ chức giải thưởng
và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 4;
- Các đ/c lãnh đạo Bộ;
- Lưu VT, Cục ATLĐ.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Hồng Lĩnh
|
QUY CHẾ
GIẢI THƯỞNG DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 107 /QĐ-LĐTBXH ngày 20 tháng 01 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1.
Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn lao động”
(sau đây gọi tắt là Giải thưởng) được trao hàng năm trên cơ sở bình chọn những
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong
việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Điều
2.
Giải thưởng nhằm tôn vinh, động viên những doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh tích cực đầu tư cải thiện điều kiện lao động; Ngăn ngừa
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thực hiện chỉ tiêu giảm tần suất tai nạn
lao động, mắc mới bệnh nghề nghiệp trong Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động,
an toàn lao động, vệ sinh lao động; Đồng thời không ngừng nâng cao ý thức của
người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện các quy định pháp
luật về ATVSLĐ.
Chương
II
ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ XÉT THƯỞNG
Điều
3.
Đối tượng tham gia Giải thưởng là các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) trong cả nước tự
nguyện đăng ký tham gia Giải thưởng.
Điều
4.
Các doanh nghiệp tham gia Giải thưởng phải đạt được các
điều kiện tham dự sau:
- Thực hiện tốt công
tác ATVSLĐ theo quy định của pháp luật;
- Không để xảy ra tai
nạn lao động chết người vào năm trước liền kề năm xét thưởng cho đến thời điểm
xét thưởng; Tần suất tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (nếu có) giảm rõ rệt;
- Có thời gian hoạt động
sản xuất kinh doanh từ 3 năm trở lên; Hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước theo qui định của pháp luật;
- Tự nguyện đăng ký
tham gia bình chọn hoặc được các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban
Quản lý Các Khu công nghiệp và Chế xuất giới thiệu trên cơ sở tự nguyện của
doanh nghiệp.
Điều
5.
Các tiêu chí làm căn cứ bình xét Giải thưởng
1. Tổ chức, phân định
trách nhiệm và quản lý ATVSLĐ tại doanh nghiệp
- Có tổ chức bộ máy
ATVSLĐ thích hợp;
- Có quy định rõ
trách nhiệm đối với từng cấp, từng chức danh quản lý về ATVSLĐ;
- Có kế hoạch bảo hộ
lao động;
- Có báo cáo công tác
bảo hộ lao động, báo cáo tai nạn lao động theo quy định;
- Có đủ hồ sơ, sổ
sách theo dõi công tác ATVSLĐ theo mẫu quy định: Sổ thống kê tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; Sổ theo dõi công tác huấn luyện; Sổ cấp phát trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân; Sổ kiểm tra, kiến nghị công tác bảo hộ lao động; Sổ theo
dõi chi trả phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật; Sổ theo dõi khám sức
khoẻ người lao động; Sổ theo dõi đăng kí, kiểm định (nếu có).
- Người sử dụng lao động,
người quản lí, cán bộ ATVSLĐ của doanh nghiệp tham dự huấn luyện về ATVSLĐ do
cơ quan, tổ chức có chức năng huấn luyện về ATVSLĐ tổ chức.
2. Triển khai công
tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp theo quy định pháp luật
- Xây dựng và phổ biến
nội quy, quy trình, biện pháp an toàn cho từng công việc và các máy, thiết bị;
- Thực hiện việc kiểm
định, đăng ký đối với các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động theo đúng quy định của pháp luật; Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa định
kì máy, thiết bị đảm bảo an toàn;
- Tổ chức thông tin,
huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động và cấp thẻ an toàn cho người lao động làm
công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
- Cung cấp đầy đủ trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
- Thực hiện kiểm tra
và tự kiểm tra về ATVSLĐ;
- Thực hiện kiến nghị
của các đoàn thanh tra, kiểm tra (nếu có).
3. Cải thiện điều kiện
lao động
- Đầu tư đổi mới công
nghệ, thiết bị nhằm đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện lao động;
- Đáp ứng các yêu cầu
của pháp luật về thông gió, làm mát, xử lý bụi, hơi khí độc, chống ồn, rung chiếu
sáng;
- Sắp xếp chỗ làm việc,
máy móc thiết bị an toàn, tiện lợi, hợp lý;
- Có công cụ vận chuyển,
mang vác để giảm sức lao động.
4. Thực hiện chế độ
chính sách và chăm sóc sức khoẻ người lao động
- Thực hiện chế độ,
chính sách đối với người lao động: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Chi
trả phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật; Chế độ bồi thường, trợ cấp đối với
người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu có), ...
- Có cán bộ y tế hoặc
hợp đồng với cơ quan y tế địa phương;
- Có tổ chức khám sức
khoẻ định kì, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Các điều kiện phúc
lợi của doanh nghiệp (tổ chức bữa ăn ca, nhà tắm, nhà vệ sinh, thăm quan, nghỉ
mát...).
5. Huy động sự tham
gia đảm bảo ATVSLĐ của người lao động tại doanh nghiệp
- Tham gia xây dựng
chính sách (nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, các quy định
ATVSLĐ...) của doanh nghiệp;
- Tham gia phát hiện
yếu tố nguy hiểm, có hại;
- Đề xuất các sáng kiến
cải thiện điều kiện lao động;
- Xây dựng môi trường
làm việc xanh, sạch, đẹp;
- Có mạng lưới an
toàn - vệ sinh viên ở từng tổ sản xuất;
- Hưởng ứng các phong
trào phát động (Tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động – Phòng chống
cháy nổ, phong trào “ xanh, sạch, đẹp...”).
Chương
III
CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG VÀ QUY TRÌNH BÌNH CHỌN
Điều
6.
Cơ cấu Giải thưởng
- Giải thưởng Doanh
nghiệp tiêu biểu về An toàn Lao động là giải thưởng đồng hạng. Doanh nghiệp đạt
Giải thưởng được nhận Giấy chứng nhận và biểu tượng giải thưởng “Doanh nghiệp
tiêu biểu về An toàn lao động”[1]
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Số lượng Giải thưởng
hàng năm được xem xét trên cơ sở kết quả bình chọn cụ thể các doanh nghiệp theo
điều kiện và tiêu chí xét thưởng.
Điều
7.
Nguyên tắc bình chọn Giải thưởng
1. Việc bình chọn Giải
thưởng do Hội đồng xét thưởng thực hiện. Hội đồng Xét duyệt chỉ làm việc khi có
trên 50% số thành viên có mặt và lấy biểu quyết theo đa số.
3. Trong quá trình
bình chọn Giải thưởng cho đến khi tổ chức trao giải, nếu doanh nghiệp có hành
vi vi phạm pháp luật, trong đó có pháp luật về ATVSLĐ thì sẽ không được tiếp tục
tham gia Giải thưởng.
Điều
8.
Hồ sơ đăng ký tham gia gồm:
- Đơn đăng ký tham
gia xét thưởng (Mẫu đơn: Phụ lục 2);
- Thuyết minh giới
thiệu doanh nghiệp: Tổ chức, quy mô, lĩnh vực hoạt động, hiệu quả kinh tế - xã
hội (doanh thu, số lao động, đóng thuế, đóng bảo hiểm xã hội), bản sao đăng ký
kinh doanh, đóng thuế, đóng bảo hiểm xã hội;
- Báo cáo về công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp (Mẫu số 2)
được các Bộ, ngành quản lý hoặc các cơ quan quản lý ATVSLĐ của địa phương, Ban Quản
lý Các Khu công nghiệp và chế xuất xác nhận;
- Bản sao chứng nhận
(bằng khen, giấy khen, chứng nhận…) các thành tích đạt được trong lĩnh vực
ATVSLĐ và các thành tích thuộc các lĩnh vực liên quan (phòng cháy chữa cháy, y
tế, môi trường, trách nhiệm xã hội…); Các danh hiệu và chứng nhận khác (nếu
có);
- Bản sao ý kiến
khách hàng hoặc các cơ quan, ban ngành (nếu có) về hoạt động của doanh nghiệp
và các hoạt động mang tính xã hội.
Điều
9.
Hồ sơ đăng ký tham gia xét thưởng được gửi về Tổ Thư ký
Giải thưởng theo thời gian quy định của Ban Tổ chức.
Điều
10.
Bình chọn sơ khảo
1. Hội đồng Xét duyệt
giải thưởng lấy ý kiến biểu quyết theo đa số thông qua thang điểm chấm theo tiêu
chí xét thưởng.
2. Tổ Thư ký có trách
nhiệm đối chiếu hồ sơ của doanh nghiệp với điều kiện, tiêu chí xét thưởng, lập
danh sách các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu tham gia vòng chung khảo để trình Hội
đồng Xét duyệt.
3. Hội đồng Xét duyệt
xem xét trên cơ sở tổng hợp hồ sơ các doanh nghiệp do Tổ Thư ký trình lên để biểu
quyết. Doanh nghiệp được quá bán số thành viên Hội đồng Xét duyệt dự họp đồng ý
sẽ tiếp tục lọt vào vòng bình chọn chung khảo.
4. Tổ Thư ký lập biên
bản kết quả bình chọn sơ khảo trình các thành viên Hội đồng Xét duyệt ký thông
qua và đại diện Tổ Thư ký ký xác nhận.
5. Tổ Thư ký tổng hợp
trình Hội đồng Xét duyệt danh sách các doanh nghiệp lọt vào vòng chung khảo. Chủ
tịch Hội đồng Xét duyệt ký xác nhận công bố danh sách các doanh nghiệp lọt vào
vòng chung khảo.
6. Trong trường hợp
còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Xét duyệt
thành lập Tổ công tác Khảo sát, thẩm định thực tế tại doanh nghiệp và báo cáo
trước Hội đồng Xét duyệt. Hội đồng Xét duyệt sẽ quyết định điều chỉnh danh sách
các doanh nghiệp được lựa chọn vào vòng chung khảo theo qui định tại Khoản 5 Điều
10 Quy chế này.
Điều
11.
Bình chọn chung khảo
1. Chủ tịch Hội đồng
Xét duyệt có quyền quyết định hình thức chia tổ hoặc không chia tổ khi bình chọn
doanh nghiệp tại vòng chung khảo. Các thành viên Hội đồng Xét duyệt độc lập chấm
điểm theo thang điểm được Hội đồng Xét duyệt thông qua. Điểm của doanh nghiệp đạt
được là điểm bình quân của các thành viên Hội đồng Xét duyệt tham gia bình chọn.
2. Danh sách các
doanh nghiệp được trao giải sẽ lấy theo thứ tự đạt điểm từ cao xuống thấp nhưng
ít nhất cũng phải đạt từ 70 % trở lên mức điểm bình chọn tối đa.
Điều
12.
Tổ Thư kí giúp Hội đồng Xét duyệt lập biên bản kết quả
bình chọn, dự thảo quyết định trao giải thưởng cho các doanh nghiệp đoạt giải để
trình lãnh đạo Bộ ký.
Chương
IV
TÀI CHÍNH CỦA GIẢI THƯỞNG
Điều
13.
Kinh phí được cấp từ Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao
động, an toàn lao động, vệ sinh lao động được chi theo qui định tại Thông tư số
70/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Liên Bộ Tài chính và Lao động – Thương binh và Xã
hội ngày 26/6/2007.
Điều
14.
Nguồn tài trợ cho Giải thưởng bổ sung vào Quĩ khen thưởng
An toàn lao động để thực hiện các hoạt động của chương trình Giải thưởng theo
chỉ đạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức Giải thưởng và đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ.
Điều
15.
Kinh phí hỗ trợ từ các dự án quốc tế và tổ chức quốc tế
sẽ thực hiện theo qui định của các dự án và qui định của các tổ chức quốc tế.
Chương
V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
16.
Qui chế này được phổ biến tới mọi thành viên của Ban tổ
chức, Hội đồng Xét duyệt, Tổ Thư ký, các đơn vị và cá nhân có liên quan. Các
thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng Xét duyệt, Tổ Thư ký và đơn vị liên quan có
trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định của Qui chế này.
Điều
17.
Qui chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Ban Tổ chức giải thưởng tổng hợp ý kiến trình
Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 1
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬT ĐẠT GIẢI THƯỞNG DOANH
NGHIỆP TIÊU BIỂU VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
PHỤ LỤC 2
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà
Nội, ngày….. tháng….. năm…..
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA XÉT THƯỞNG
Giải
thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn lao động năm ....
- Tên doanh nghiệp:
- Năm thành lập:
- Số giấy phép đăng
ký kinh doanh: - Nơi cấp:
- Thuộc Bộ/ngành, địa
phương:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: -
Fax:
- Hộp thư điện tử
(Email):
Sau khi nghiên cứu điều
kiện và tiêu chí giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn lao động, chúng
tôi thấy có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia giải thưởng. Vì vậy, chúng tôi
làm đơn này tự nguyện đăng ký tham gia Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu về An
toàn lao động và gửi kèm hồ sơ tham dự Giải thưởng bao gồm:
1. Thuyết minh giới
thiệu doanh nghiệp: tổ chức, quy mô, lĩnh vực hoạt động, hiệu quả kinh tế - xã
hội (doanh thu, số lao động, đóng thuế, đóng bảo hiểm xã hội), bản sao đăng ký
kinh doanh, đóng thuế, đóng bảo hiểm xã hội;
2. Báo cáo về công
tác ATVSLĐ của doanh nghiệp (Mẫu số 2) được các Bộ, ngành quản lý hoặc các cơ
quan quản lý lao động của địa phương công nhận;
3. Bản sao chứng nhận
các thành tích đạt được trong lĩnh vực ATVSLĐ và các thành tích thuộc các lĩnh
vực liên quan (an toàn phòng chống cháy nổ, y tế, môi trường, trách nhiệm xã hội…);
các danh hiệu khác; các chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi
trường (nếu có);
4. Bản sao ý kiến
khách hàng hoặc các cơ quan, ban ngành về hoạt động của doanh nghiệp và các hoạt
động mang tính xã hội (nếu có).
Chúng tôi xin cam
đoan hồ sơ tham gia xét thưởng Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn
lao động của doanh nghiệp và các bản chụp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ liên
quan khác nộp trong hồ sơ là hoàn toàn đúng sự thật. ./.
|
Lãnh
đạo doanh nghiệp
(Ký
tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 3
BÁO CÁO
CÔNG TÁC ATVSLĐ CỦA DOANH NGHIỆP NĂM ....
Tên Doanh nghiệp:
Địa chỉ:
Bộ/ngành chủ quản:
Năm ...............,
Doanh nghiệp đã triển khai công tác ATVSLĐ như sau:
1. Tổ chức, phân định
trách nhiệm và quản lý ATVSLĐ tại doanh nghiệp
- Có tổ chức bộ máy
ATVSLĐ thích hợp;
- Có quy định rõ
trách nhiệm đối với từng cấp, từng chức danh quản lý về ATVSLĐ;
- Có kế hoạch bảo hộ
lao động;
- Có báo cáo công tác
bảo hộ lao động, báo cáo tai nạn lao động theo quy định;
- Có đủ hồ sơ, sổ
sách theo dõi công tác ATVSLĐ theo mẫu quy định: Sổ thống kê tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; Sổ theo dõi công tác huấn luyện; Sổ cấp phát trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân; Sổ kiểm tra, kiến nghị công tác bảo hộ lao động; Sổ theo
dõi chi trả phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật; Sổ theo dõi khám sức
khoẻ người lao động; Sổ theo dõi đăng kí, kiểm định (nếu có);
- Người sử dụng lao động,
người quản lí, cán bộ ATVSLĐ của doanh nghiệp tham dự huấn luyện về ATVSLĐ do
cơ quan, tổ chức có chức năng huấn luyện về ATVSLĐ tổ chức.
2. Triển khai công
tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp theo quy định pháp luật
- Xây dựng và phổ biến
nội quy, quy trình, biện pháp an toàn cho từng công việc và các máy, thiết bị;
- Thực hiện việc kiểm
định, đăng ký đối với các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động theo đúng quy định của pháp luật; Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa định
kì máy, thiết bị đảm bảo an toàn;
- Tổ chức thông tin,
huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động và cấp thẻ an toàn cho người lao động làm
công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
- Cung cấp đầy đủ
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
- Thực hiện kiểm tra
và tự kiểm tra về ATVSLĐ;
- Thực hiện kiến nghị
của các đoàn thanh tra, kiểm tra (nếu có).
3. Cải thiện điều kiện
lao động
- Đầu tư đổi mới công
nghệ, thiết bị nhằm đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện lao động;
- Đáp ứng các yêu cầu
của pháp luật về thông gió, làm mát, xử lý bụi, hơi khí độc, chống ồn, rung chiếu
sáng;
- Sắp xếp chỗ làm việc,
máy móc thiết bị an toàn, tiện lợi, hợp lý;
- Có công cụ vận chuyển,
mang vác để giảm sức lao động.
4. Thực hiện chế độ
chính sách và chăm sóc sức khoẻ người lao động
- Thực hiện chế độ,
chính sách đối với người lao động: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Chi
trả phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật; Chế độ bồi thường, trợ cấp đối với
người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu có), ...
- Có cán bộ y tế hoặc
hợp đồng với cơ quan y tế địa phương;
- Có tổ chức khám sức
khoẻ định kì, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Các điều kiện phúc
lợi của doanh nghiệp (tổ chức bữa ăn ca, nhà tắm, nhà vệ sinh, thăm quan, nghỉ
mát...).
5. Huy động sự tham
gia đảm bảo ATVSLĐ của người lao động tại doanh nghiệp
- Tham gia xây dựng
chính sách (nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, các quy định ATVSLĐ...)
của doanh nghiệp;
- Tham gia phát hiện
yếu tố nguy hiểm, có hại;
- Đề xuất các sáng kiến
cải thiện điều kiện lao động;
- Xây dựng môi trường
làm việc xanh, sạch, đẹp;
- Có mạng lưới an
toàn - vệ sinh viên ở từng tổ sản xuất;
- Hưởng ứng các phong
trào phát động (Tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động – Phòng chống
cháy nổ, phong trào “ xanh, sạch, đẹp...”).
6. Tổng hợp tình hình
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của doanh nghiệp
TT
|
Nội
dung
|
Năm
n -1
|
Năm
n
|
Năm
n+1[2]
|
1
|
Tổng số lao động
làm việc tại doanh nghiệp, trong đó:
|
|
|
|
1.2
|
Lao động có hợp đồng
lao động
|
|
|
|
1.3
|
Lao động công nhật
|
|
|
|
2
|
Tình hình tai nạn
lao động
|
|
|
|
2.1
|
Tổng số vụ tai nạn
lao động
|
|
|
|
A
|
Số vụ có người chết
|
|
|
|
B
|
Số vụ có từ 2 người
bị thương nặng trở lên
|
|
|
|
2.2
|
Tổng số người bị
tai nạn LĐ
|
|
|
|
A
|
Số người chết vì
tai nạn LĐ
|
|
|
|
B
|
Số người bị thương
nặng
|
|
|
|
3
|
Tình hình bệnh nghề
nghiệp
|
|
|
|
3.1
|
Tổng số người mắc bệnh
nghề nghiệp
|
|
|
|
3.2
|
Số được giám định
và cấp sổ bệnh nghề nghiệp
|
|
|
|
Xác
nhận của Bộ/ngành chủ quản hoặc
Cơ quan quản lý lao động của địa phương/khu công nghiệp, khu chế xuất
|
Lãnh
đạo doanh nghiệp
(Ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|