BỘ THƯƠNG MẠI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số: 0712/QĐ-BTM
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 05 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM THAM GIA
CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Thương mại;
Căn cứ Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia
đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 259/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2005 về việc thành
lập Hội đồng Tư vấn Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 250/2006/QĐ – TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm
2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển
Thương hiệu Quốc gia đến năm 2010 và Quyết định số 259/2005/QĐ-TTg ngày 21
tháng 10 năm 2005 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn Quốc gia – Chương trình
Thương hiệu Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 0119/QĐ-BTM ngày 25/1/2007 về việc ban hành Quy chế Tổ
chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo quyết định này Quy chế dành cho doanh nghiệp có thương hiệu sản
phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
Điều 2. Các
ông Phó Chủ tịch, các Ủy viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, các thành viên Ban
Thư ký, Ban Tư vấn chiến lược, Hội đồng các Ban chuyên gia và các doanh nghiệp
tham gia chương trình chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
Như điều 2;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Lưu: VT, XTTM.
|
BỘ TRƯỞNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THQG
Trương Đình Tuyển
|
QUY CHẾ
DÀNH
CHO DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC
GIA
(Ban hành kèm theo
quyết định số: 0712 /QĐ-BTM ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương
mại)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy chế này quy định trình tự và thủ tục đăng
ký tham gia; quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm
được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia (sau đây gọi tắt là
Chương trình).
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Các doanh nghiệp tham gia Chương trình.
Điều 3. Nguyên tắc
lựa chọn:
Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm được lựa
chọn tham gia Chương trình phải thỏa mãn tất cả các tiêu chí thuộc Phần tiêu
chí sàng lọc và đạt ít nhất 550 điểm đối với Phần tiêu chí đánh giá quy định
tại Hệ thống Tiêu chí lựa chọn Thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình ban
hành theo Quyết định số 0110/QĐ-BTM ngày 25/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại
– Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.
Chương II
TRÌNH TỰ
VÀ THỦ TỤC ĐANG KÝ THAM GIA
Điều 4. Quy trình lựa
chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình
Doanh nghiệp đăng ký thương hiệu sản phẩm
tham gia chương trình thực hiện theo Quy trình lựa chọn gồm 9 bước được quy
định tại Điều 10 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng
Thương hiệu Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 0119/QĐ-BTM của Bộ
trưởng Bộ Thương mại – Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
Điều 5. Trình tự và
thủ tục đăng ký tham gia
Bước 1: Doanh nghiệp cung cấp thông tin mô tả
ban đầu theo Mẫu 01 và gửi về Ban Thư ký của Chương trình.
Bước 2: Ban Thư ký căn cứ vào tiêu chí sàng
lọc để xác định doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn làm hồ sơ đăng ký tham gia chương
trình theo quy trình sau:
Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
Đăng ký, Ban Thư ký sẽ trả lời doanh nghiệp:
- Trường hợp doanh nghiệp chưa cung cấp đủ
thông tin, Ban Thư ký sẽ yêu cầu bổ sung theo Mẫu 02;
- Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện
tham gia chương trình, Ban Thư ký sẽ trả lời doanh nghiệp theo Mẫu 03;
- Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện, Ban
Thư ký sẽ trả lời và hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành các bước tiếp theo Mẫu
04.
Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo hướng dẫn
gửi tới Ban thư ký
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Mẫu
04, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ đăng ký và gửi về Ban Thư ký. Hồ sơ phải được
lập thành 6 bộ.
Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
1. Mẫu 05 - Danh mục tài liệu
2. Mẫu 06 - Bản tuyên bố về tầm nhìn chiến
lược của doanh nghiệp và diễn giải nội dung.
3. Mẫu 07 - Bản tuyên bố về giá trị cốt lõi
của doanh nghiệp và diễn giải nội dung
4. Mẫu 08 - Bản tóm tắt chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp
5. Mẫu 09 - Bản mô tả kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong 3 năm
tới
6. Mẫu 10 - Bản mô tả Kế hoạch tài chính của
3 năm tới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược
7. Mẫu 11 - Danh mục những giải thưởng cá
nhân liên quan đến khả năng lãnh đạo doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu được
trao trong 3 năm qua
8. Mẫu 12 - Bản tuyên bố về Tầm nhìn thương
hiệu và diễn giải nội dung
9. Mẫu 13 - Bản tuyên bố về Lời hứa thương
hiệu của sản phẩm đề cử và diễn giải nội dung
10. Mẫu 14 - Bản mô tả chiến lược định vị
thương hiệu
11. Mẫu 15 - Bản mô tả các biện pháp đã thực
hiện nhằm bảo vệ thương hiệu
12. Mẫu 16 - Bản mô tả các hoạt động xây dựng
Thương hiệu nội bộ mà doanh nghiệp đã thực hiện và kết quả thu được
13. Mẫu 17 - Bản tóm tắt các hoạt động
marketing để quảng bá xây dựng Thương hiệu trên thị trường và đánh giá tóm tắt
những kết quả thu được
14. Mẫu 18 - Bản Tóm tắt chính sách khuyến
khích sáng tạo đang được áp dụng tại doanh nghiệp
15. Mẫu 19 - Bản Tóm tắt vai trò chức năng
của bộ phận nghiên cứu triển khai (nếu có) tại doanh nghiệp
16. Mẫu 20 - Bản cung cấp số liệu về ngân
sách dành cho bộ phận nghiên cứu và triển khai trong 3 năm trước năm đăng ký
tham gia chương trình
17. Mẫu 21 - Bản cung cấp số liệu về các
chương trình, hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ trong lĩnh vực sáng tạo
trong 3 năm trước năm đăng ký tham gia chương trình
18. Mẫu 22 - Bản liệt kê những sáng kiến tiêu
biểu đã được áp dụng tại doanh nghiệp trong 3 năm trước năm đăng ký tham gia
chương trình
19. Mẫu 23 - Bản liệt kê các phát minh sáng
chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, bản quyền tác giả mà doanh nghiệp đang
nắm giữ
20. Mẫu 24 - Bản liệt kê các công nghệ mới mà
doanh nghiệp đã áp dụng thành công
21. Mẫu 25 - Bản liệt kê các giải thưởng sáng
tạo trong nước và quốc tế doanh nghiệp đã đạt được và kết quả ứng dụng các giải
thưởng sáng tạo đó
22. Mẫu 26 - Danh mục các hạng mục và quy mô
đầu tư cho máy móc, thiết bị, đào tạo cho mục đích duy trì và nâng cao chất
lượng sản phẩm
23. Mẫu 27 - Bản thống kê về tỉ lệ sản phẩm
hỏng trong 3 năm trước năm đăng ký tham gia chương trình
24. Bản sao giấy chứng nhận áp dụng bộ tiêu
chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001
25. Bản sao giấy chứng nhận áp dụng bộ tiêu
chuẩn quản lý chất lượng khác Bộ Tiêu chuẩn ISO 9001.
26. Bản sao giấy chứng nhận đánh giá định kỳ
tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương
27. Bản sao chứng nhận chất lượng sản phẩm
trong nước
28. Bản sao giấy chứng nhận chất lượng sản
phẩm ở nước ngoài
29. Bản sao giấy chứng nhận các giải thưởng
về chất lượng
Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ đăng ký của doanh nghiệp, Ban Thư ký chương trình sẽ xem xét tính đầy đủ của
danh mục các hồ sơ và xác nhận cho doanh nghiệp theo Mẫu 28.
Trường hợp Ban Thư ký cần làm rõ những nội
dung trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, Ban Thư ký sẽ yêu cầu doanh nghiệp
đề nghị bổ sung tài liệu hoặc giải thích. Doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung
hoặc giải thích các yêu cầu của Ban Thư ký trong 5 ngày làm việc.
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới
Ban Thư ký nếu hủy bỏ đăng ký trong quá trình nộp hồ sơ.
Bước 4: Ban Thư ký tập hợp hồ sơ và chuyển
sang Hội đồng các Ban chuyên gia:
1. Ban Thư ký tổng hợp và chuyển sang Hội
đồng các Ban chuyên gia hồ sơ của các doanh nghiệp đã hoàn thiện đầy đủ. Ban
Thư ký phối hợp với Hội đồng các Ban chuyên gia sắp xếp lịch trình đánh giá và
thẩm tra.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận
được hồ sơ đăng ký đầy đủ, Ban Thư ký thông báo lịch trình thẩm tra thực địa
tại doanh nghiệp.
Bước 5: Hội đồng các Ban chuyên gia nghiên
cứu, đánh giá và thẩm tra thực địa:
Việc nghiên cứu, đánh giá và thẩm tra được
thực hiện theo Quy chế đánh giá của Hội đồng các Ban chuyên gia.
1. Thẩm tra thực địa tại doanh nghiệp
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thẩm tra
thực địa tại doanh nghiệp, Hội đồng các Ban chuyên gia hoàn thiện Báo cáo đánh
giá và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá.
Bước 6: Hội đồng các Ban chuyên gia chuyển
kết quả đánh giá và thẩm tra cho Ban Thư ký.
Bước 7: Ban Thư ký báo cáo Hội đồng Thương
hiệu Quốc gia
Bước 8: Hội đồng Thương hiệu quốc gia xem
xét, quyết định:
Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia ra
quyết định công nhận thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình.
Bước 9: Ban Thư ký thông báo kết quả cho
doanh nghiệp và tiếp tục hướng dẫn các thủ tục cần thiết tiếp theo.
Điều 6. Thời hạn công
nhận:
Thời hạn công nhận thương hiệu sản phẩm được
tham gia chương trình là 2 năm.- Trong thời hạn này, doanh nghiệp phải tuân thủ
các quy định và quy chế của Chương trình.
Chương III
QUYỀN
LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG
TRÌNH
Điều 7. Quyền lợi:
1. Được đề xuất sáng kiến xây dựng chiến
lược, chương trình hành động cụ thể của Chương trình;
2. Được đề xuất các chương trình hỗ trợ doanh
nghiệp xây dựng, quảng bá, phát triển và bảo vệ thương hiệu;
3. Được hỗ trợ tư vấn về đăng ký nhãn hiệu
sản phẩm, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá ở trong,
ngoài nước;
4. Được hỗ trợ và tư vấn về thông tin nghiên
cứu thị trường và hoạt động xuất khẩu;
5. Được phép gắn Nhãn sản phẩm quốc gia trên
sản phẩm (theo Quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình)
6. Được hỗ trợ tham gia các đoàn khảo sát,
hội chợ triển lãm trong và ngoài nước;
7. Được hỗ trợ, tham gia các hoạt động tuyên
truyền và quảng bá trong và ngoài nước trong khuôn khổ chương trình;
8. Được tham gia các hội thảo, diễn đàn, hội
nghị, khoá đào tạo, tập huấn về thương hiệu và nâng cao năng lực kinh doanh
trong và ngoài nước;
9. Được sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin thị
trường, sản phẩm và khách hàng của Chương trình;
Điều 8. Trách nhiệm:
1. Tuân thủ các quy định và quy chế của
Chương trình.
2. Đóng góp các chi phí (nếu có)
3. Đảm bảo thỏa mãn các điều kiện tiêu chí
sàng lọc của chương trình trong suốt thời gian được lựa chọn tham gia chương
trình. Bất kỳ tiêu chí sàng lọc nào không được duy trì và thỏa mãn thì doanh
nghiệp có thương hiệu sản phẩm tự động không còn quyền tham gia chương trình.
4. Mọi vi phạm về chất lượng, uy tín kinh
doanh, làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, sẽ dẫn đến việc đình chỉ ngay lập
tức quyền tham gia chương trình và bồi thường mọi thiệt hại nếu có.
Chương IV
GIA HẠN,
HUỶ BỎ VIỆC THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
Điều 9. Gia hạn tham
gia chương trình
Kết thúc thời hạn 2 năm từ ngày ra Quyết định
công nhận thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình, doanh nghiệp phải tiến
hành đăng ký lại để tiếp tục tham gia chương trình theo trình tự thủ tục đánh
giá được quy định tại Quy chế này.
Điều 10. Hủy bỏ việc
tham gia chương trình
Doanh nghiệp có quyền hủy bỏ việc tham gia
chương trình bằng cách thông báo cho Ban Thư ký chương trình bằng văn bản.
Trong trường hợp này, nếu phát sinh chi phí thiệt hại cho Chương trình thì
doanh nghiệp phải bồi thường mọi chi phí phát sinh và thiệt hại (nếu có).
Chương V
KHIẾU
NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 11. Khiếu nại và
giải quyết các khiếu nại
1. Mọi khiếu nại liên quan đến Chương trình
phải được gửi tới Ban Thư ký bằng văn bản.
2. Ban Thư ký chịu trách nhiệm trả lời doanh
nghiệp trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại.
3. Đối với những ý kiến chưa thể giải quyết,
Ban Thư ký báo cáo Hội đồng Thương hiệu Quốc gia xin ý kiến trả lời doanh
nghiệp.
Chương VI
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 12: Điều khoản
thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày công
bố.
2. Các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc
gia, Ban Thư ký, Hội đồng các Ban chuyên gia, Ban Tư vấn Chiến lược, các doanh
nghiệp tham gia chương trình và những bên liên quan có trách nhiệm thực hiện
theo các quy định của Quy chế này.
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|