ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/2013/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi,
ngày 15 tháng 01 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ VÀ KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI, GIAI ĐOẠN 2013-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày
11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp
tác xã;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày
13/02/2006 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định
số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến
khích phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày
17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày
11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã
chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã;
Căn cứ Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày
17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình
khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với ngành đào tạo đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày
21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh
phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày
22/10/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày
17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ các sáng lập viên
hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2012/NQ-HĐND ngày
10/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến
khích phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi, giai đoạn 2013-2015;
Căn cứ Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày
20/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt đề án xây dựng
và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày
14/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định, chế độ công tác phí, chế
độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập của tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 2062/TTr-SNN&PTNT ngày 28/12/2012 về việc phê duyệt
Quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã dịch vụ
và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013-2015 và
ý kiến của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 178/BC-STP ngày 31/8/2012 thẩm định dự thảo
quyết định ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển
hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,
giai đoạn 2012-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển
hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,
giai đoạn 2013-2015.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Lý Sơn và Thủ trưởng
các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Thích
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
DỊCH VỤ VÀ KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN
2013-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số chính sách hỗ trợ,
khuyến khích phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi về: thành lập; đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất; đất đai và tín dụng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các hợp tác xã được thành lập theo đề án Xây dựng
và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, giai đoạn 2011 -
2015 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày
20/4/2012 và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương II
NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ VÀ
NGUỒN KINH PHÍ HỖ TRỢ
Điều 3. Hỗ trợ khuyến
khích thành lập hợp tác xã
Hỗ trợ khuyến khích thành lập hợp tác xã theo dự
toán được phê duyệt, cụ thể:
1. Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung:
a) Thù lao giảng viên, báo cáo viên (một buổi giảng
được tính 5 tiết học).
Tùy theo đối tượng, trình độ học viên mà các cơ
quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung bố trí mời
giảng viên, báo cáo viên từng cấp cho phù hợp. Mức chi thù lao giảng viên, báo
cáo viên (đã bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) theo quy định sau:
- Giảng viên, báo cáo viên là Uỷ viên Trung ương
đảng; Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh uỷ và các chức danh tương đương: 1.000.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên là Thứ trưởng, Chủ tịch
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Phó Bí thư Tỉnh uỷ và các chức danh tương đương; Giáo sư; chuyên gia cao cấp;
Tiến sỹ khoa học: 800.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó chủ tịch Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ
trưởng và Phó vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó viện trưởng thuộc Bộ, Cục
trưởng, Phó cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; Tiến sỹ; giảng
viên chính: 600.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên còn lại là cán bộ,
công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và cấp tỉnh
(ngoài 3 đối tượng nêu trên): 500.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức,
viên chức công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống:
300.000 đồng/buổi.
b) Chi phụ cấp tiền ăn, phương tiện đi lại, thuê
phòng nghỉ cho giảng viên, báo cáo viên theo chế độ công tác phí được áp dụng
theo quy định tại Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh;
c) Chi phụ cấp tiền ăn cho học viên (không thuộc
diện hưởng lương từ ngân sách Nhà nước):
- Đối với các lớp hướng dẫn do cấp tỉnh và huyện
tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/ngày/người.
- Đối với các lớp hướng dẫn do cấp xã tổ chức: Mức
chi hỗ trợ tiền ăn 60.000 đồng/ngày/người.
d) Chi nước uống: 10.000 đồng/người/ngày;
đ) Các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến
việc tổ chức lớp hướng dẫn tập trung theo hoá đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ.
2. Chi thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức
về hợp tác xã:
a) Chi phổ biến kiến thức, thông tin về hợp tác
xã trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình) theo hóa
đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi dự toán được phê duyệt;
b) Chi biên soạn in ấn tài liệu phổ biến, tuyên
truyền các văn bản pháp luật về hợp tác xã, phương án sản xuất kinh doanh và điều
lệ hợp tác xã theo hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi dự toán
được phê duyệt.
3. Chi tư vấn trực tiếp:
a) Đối với hướng dẫn viên, cộng tác viên không
phải là cán bộ, công chức:
- Thù lao: 15.000 đồng/giờ/người hướng dẫn trực
tiếp;
- Chi phí đi lại: 15.000 đồng/ngày trong trường
hợp đi, về trong ngày. Trường hợp đi tư vấn ở xa, phải nghỉ lại thì được thanh
toán chế độ công tác phí như đối với cán bộ công chức đi công tác theo quy định;
b) Đối với cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ
tư vấn: Bồi dưỡng 70.000 đồng/buổi hướng dẫn trực tiếp (1 buổi tính bằng 4 giờ
làm việc).
Điều 4. Hỗ trợ đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ hợp tác xã
1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
a) Các chức danh trong Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm,
Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng;
b) Xã viên làm công việc chuyên môn kỹ thuật,
nghiệp vụ của các hợp tác xã;
c) Thuyền trưởng, máy trưởng.
2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản
1 điều này khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tiền vé tàu, xe đi và về (bao gồm cả
vé đò, vé phà nếu có) bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ máy bay) từ trụ
sở hợp tác xã đến cơ sở đào tạo theo hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ
trong phạm vi dự toán được phê duyệt;
b) Hỗ trợ kinh phí mua giáo trình, tài liệu trực
tiếp phục vụ chương trình khoá học (không bao gồm tài liệu tham khảo) theo hóa
đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi dự toán được phê duyệt;
c) Hỗ trợ 50% chi phí ăn, ở theo mức cơ sở đào tạo
quy định nhưng không vượt quá các mức chi theo Quy định chế độ công tác phí, chế
độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập của tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày
14/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và phải bảo đảm trong phạm vi dự
toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao;
d) Hỗ trợ chi phí cho cơ quan tổ chức lớp học:
- Thuê hội trường, phòng học (nếu có): Theo hóa
đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi dự toán được phê duyệt;
- Chi in chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp
khoá học, văn phòng phẩm, thuê phương tiện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy:
Theo hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi dự toán được phê duyệt;
- Chi nước uống cho học viên: 10.000 đồng/người/ngày;
- Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên (một buổi
giảng được tính 5 tiết học): Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 3 của Quy định
này.
- Chi phụ cấp tiền ăn, phương tiện đi lại, thuê
phòng nghỉ cho giảng viên, báo cáo viên áp dụng theo Quy định chế độ công tác
phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập của tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND
ngày 14/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
- Chi tổ chức tham quan, khảo sát thuộc chương
trình khoá học: Tuỳ theo yêu cầu của khoá học có tổ chức tham quan, khảo sát được
cấp có thẩm quyền phê duyệt trong chương trình khoá học, các cơ sở đào tạo được
chi trả tiền thuê xe và các chi phí liên hệ để tổ chức tham quan, khảo sát cho
học viên theo hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi dự toán được
phê duyệt.
- Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu
phục vụ giảng dạy và học tập: Áp dụng mức chi biên soạn chương trình, giáo
trình các môn học đối với các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp quy định tại
Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung
chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình
các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 điều này
khi được hợp tác xã cử đi đào tạo (chính quy hoặc tại chức) tại các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề được hỗ trợ 100% tiền học
phí theo quy định của nơi đào tạo, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau
đây:
- Ngành nghề đào tạo phải phục vụ trực tiếp cho
hợp tác xã;
- Tuổi không quá 40;
- Đủ điều kiện tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
- Có quyết định cử đi học của Ban Quản trị;
- Cam kết bằng văn bản làm việc cho hợp tác xã
ít nhất 5 năm sau khi tốt nghiệp.
Điều 5. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất
Các hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ
được ưu tiên giao quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng thuộc khu vực cảng
cá, khu neo đậu trú bão tàu cá khi cơ sở hạ tầng đó chưa giao cho tổ chức, cá
nhân nào quản lý, khai thác, sử dụng.
Điều 6. Hỗ trợ đất đai
1. Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ
được ưu tiên vị trí, địa điểm thuận lợi để xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất kinh
doanh, có mặt nước, bến bãi neo đậu tàu thuyền làm dịch vụ. địa điểm cụ thể do
chính quyền địa phương và hợp tác xã lựa chọn, trình cấp có thẩm quyền quyết định;
2. Căn cứ vào quỹ đất của từng địa phương và nhu
cầu sử dụng đất của hợp tác xã, Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất không thu tiền sử
dụng đất cho hợp tác xã để xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho, các
cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ cho việc khai thác hải sản xa bờ.
Trong trường hợp đất được giao phải thực hiện bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực
hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, mức hỗ trợ tối đa 01 tỷ đồng/hợp tác xã.
Điều 7. Hỗ trợ tín dụng
Hợp tác xã có dự án, phương án đầu tư khả thi được
ngân hàng chấp thuận cho vay thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất
tiền vay trong 01 năm đầu, hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay trong 02 năm kế tiếp với
mức vay tối đa không quá 05 tỷ đồng/hợp tác xã.
Điều 8. Hỗ trợ khác
Đối với những nội dung và mức hỗ trợ không quy định
tại các chính sách của quy định này thì các hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải
sản xa bờ được hưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 9. Kinh phí hỗ trợ
1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ hợp tác xã (bố trí từ kinh phí đào tạo bồi dưỡng hàng năm của ngân
sách tỉnh); hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ đất đai (giải phóng mặt bằng) thông qua
ngân sách huyện hàng năm.
2. Ngân sách huyện hỗ trợ kinh phí khuyến khích
thành lập hợp tác xã từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách huyện.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, đức Phổ và Lý Sơn
1. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách
này đến từng cộng đồng ngư dân và chỉ đạo thực hiện niêm yết công khai tại các
điểm thành lập hợp tác xã.
2. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính
sách này đến hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn.
3. Bố trí và quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến
khích thành lập mới hợp tác xã theo quy định.
4. Ưu tiên bố trí đất để các hợp tác xã xây dựng
trụ sở làm việc, cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất của hợp tác xã.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện lập dự
toán và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đối với các hợp tác xã trên địa bàn
theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thực hiện và đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định này.
7. Tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ hợp tác xã
trên địa bàn hàng năm, gửi Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí.
8. Hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện chính
sách hỗ trợ các hợp tác xã trên địa bàn huyện, gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và các
sở ngành chức năng (Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế
hoạch và Đầu tư).
Điều 11. Trách nhiệm của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên
quan, Ủy ban nhân dân các huyện triển khai thực hiện chính sách này.
2. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ
khuyến khích thành lập, phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ
trên địa bàn tỉnh.
3. Tổng hợp nhu cầu vốn hỗ trợ, khuyến khích
phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ của các địa phương, gửi
Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí.
4. Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
hàng năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở
Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ hàng năm cho các huyện để tổ chức thực hiện
chính sách này.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở
Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách hàng
năm cho Ủy ban nhân dân các huyện để hỗ trợ các hợp tác xã dịch vụ và khai thác
hải sản xa bờ.
2. Hướng dẫn thủ tục lập dự toán và thanh quyết
toán kinh phí hỗ trợ theo chế độ quản lý tài chính hiện hành đối với từng nội
dung hỗ trợ tại Quy định này.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở
Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện tiến hành
rà soát quỹ đất để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất cho hợp tác xã
theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Điều khoản thi
hành
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng
mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.