QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CỔ PHẦN
HOÁ
Căn cứ Nghị định số 28/CP
ngày 07 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp
Nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Quyết định số 548/TTg ngày 13 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ
về thành lập các Ban Chỉ đạo cổ phần hoá;
Theo sự nhất trí của các thành viên Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hoá tại
phiên họp ngày 29 tháng 8 năm 1996,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.-
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình chuyển doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 28/CP ngày 07 tháng 5
năm 1996 của Chính phủ.
Điều 2.-
Các doanh nghiệp Nhà nước, bộ phận doanh nghiệp Nhà nước
được tách ra để chuyển thành công ty cổ phần đều thống nhất thực hiện theo quy
trình này.
Điều 3.-
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Ban Chỉ đạo cổ phần hoá của
Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản
trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, hoạt động
theo nội dung của Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ; các Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
QUY TRÌNH
CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/CPH ngày 4 tháng 9 năm 1996 của Bộ trưởng,
Trưởng ban Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hoá)
Các doanh nghiệp Nhà nước chuyển
thành Công ty cổ phần (gọi tắt là cổ phần hoá) tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1:
CHUẨN BỊ CỔ PHẦN HOÁ.
A. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội
đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập, hoạt động theo nội dung Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của
Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tổng công ty 91):
1. Ra quyết định thành lập Ban
Chỉ đạo cổ phần hoá của Bộ, địa phương theo Khoản 1 Điều 3 của
Quyết định số 548/TTg ngày 13 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nghiên cứu các điều kiện,
tình hình kinh doanh và nguyện vọng của doanh nghiệp Nhà nước để lựa chọn doanh
nghiệp, bộ phận của doanh nghiệp đưa ra cổ phần hoá.
3. Thống nhất với tổ chức Đảng
cùng cấp, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để quyết định
đưa các doanh nghiệp, bộ phận của doanh nghiệp vào danh sách cổ phần hoá theo Phụ lục số 1 đính kèm, gửi về Ban Chỉ đạo trung ương cổ
phần hoá và Bộ Tài chính.
Danh sách các doanh nghiệp Nhà
nước cổ phần hoá chia ra làm 2 loại:
- Loại doanh nghiệp, bộ phận của
doanh nghiệp có vốn Nhà nước (vốn ngân sách, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và vốn
do doanh nghiệp tự tích luỹ) từ 3 tỷ đồng trở xuống theo quyết toán tại thời điểm
cổ phần hoá.
- Loại doanh nghiệp, bộ phận của
doanh nghiệp có vốn Nhà nước (vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách
và vốn do doanh nghiệp tích luỹ) trên 3 tỷ đồng theo quyết toán tại thời điểm cổ
phần hoá.
Đối với các doanh nghiệp được lựa
chọn để cổ phần hoá phải bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 7
Nghị định số 28/CP ngày 07 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ.
Đối với bộ phận doanh nghiệp được
tách ra để cổ phần hoá phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Phải là đơn vị hạch toán phụ
thuộc, tính được giá thành trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, có báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh (ít nhất là 1 năm cuối cùng của thời điểm cổ phần
hoá).
- Phải độc lập tương đối về tài
sản, tiền vốn, công nghệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, địa điểm làm việc.
- Phải bảo đảm điều kiện về vốn
pháp định theo ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp chính sau khi đã tách
một bộ phận để cổ phần hoá.
4. Thông báo cho từng doanh nghiệp
được lựa chọn về quyết định tiến hành cổ phần hoá tại doanh nghiệp đó.
5. Ra quyết định thành lập Ban cổ
phần hoá tại doanh nghiệp. Thành phần của Ban quy định tại Khoản
3 Điều 3 của Quyết định số 548/TTg ngày 13 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng
Chính phủ.
6. Tổ chức tập huấn cho các Ban
cổ phần hoá tại doanh nghiệp và các cán bộ có liên quan.
B. Các doanh nghiệp trong danh
sách cổ phần hoá thực hiện các việc sau:
I. BAN TỔ CHỨC CỔ PHẦN HOÁ TẠI
DOANH NGHIỆP:
1. Tuyên truyền, phổ biến, giải
đáp cho người lao động trong doanh nghiệp về những chủ trương, chính sách và
quy định của Chính phủ, của các Bộ về cổ phần hoá.
2. Chuẩn bị các tài liệu, số liệu
có liên quan đến sản xuất, tài chính, lao động của doanh nghiệp gồm:
- Báo cáo tình hình công nợ, tài
sản, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất; phân tích rõ nguyên nhân và dự
kiến hướng giải quyết.
- Báo cáo danh sách lao động của
doanh nghiệp đến thời điểm cổ phần hoá, trong đó nêu rõ số lượng, chất lượng,
thời gian công tác của từng người lao động.
3. Lập dự toán chi phí cho việc
cổ phần hoá theo các khoản mục chi tiết như Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính
cho đến khi họp xong Đại hội cổ đông lần thứ nhất.
4. Kiểm kê tài sản, vật tư, tiền
vốn, công nợ của doanh nghiệp; dự kiến phân loại tài sản:
- Tài sản đang dùng,
- Tài sản không cần dùng,
- Tài sản xin thanh lý,
- Tài sản (hiện vật) được hình
thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp để chuẩn bị giao cho
Công đoàn công ty quản lý.
II. GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP:
1. Ký hợp đồng với cơ quan kiểm
toán hợp pháp để kiểm toán kết quả hoạt động kinh doanh làm cơ sở xác định giá
trị doanh nghiệp. Việc chọn cơ quan kiểm toán phải có sự thống nhất của cơ quan
quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Tổ chức thanh toán công nợ đã
xác định, xử lý tài sản, vật tư ứ đọng, thanh lý tài sản thuộc thẩm quyền.
3. Đăng ký với Kho bạc Nhà nước
để mở tài khoản tiền nộp bán cổ phần doanh nghiệp cổ phần hoá.
4. Mở sổ đăng ký các cổ đông dự
định mua cổ phần doanh nghiệp. Đăng ký mua ấn chỉ cổ phiếu tại Kho bạc Nhà nước.
Bước 2:
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN
HOÁ DOANH NGHIỆP, BỘ PHẬN DOANH NGHIỆP.
A. Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ
thuật, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị
Tổng công ty 91.
1. Chỉ đạo Ban cổ phần hoá tại
doanh nghiệp trong việc:
- Kiểm kê, xác định giá trị thực
tế của doanh nghiệp.
- Xây dựng phương án cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước.
- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt
động của công ty cổ phần.
2. Chủ trì, phối hợp với các
ngành có liên quan giải quyết những kiến nghị, những vướng mắc của doanh nghiệp
thể hiện trong phương án cổ phần hoá doanh nghiệp.
3. Tiến hành thẩm tra giá trị
doanh nghiệp do Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp trình; ra văn bản thoả thuận mức
giá trị thực tế của doanh nghiệp gửi Bộ Tài chính (hệ thống Tổng cục Quản lý vốn
và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp) quyết định.
B. Bộ Tài chính (hệ thống Tổng cục
Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp):
1. Kết hợp với Bộ quản lý ngành
kinh tế - kỹ thuật hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
hoặc Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 hướng dẫn doanh nghiệp trong các việc
sau:
- Ký hợp đồng với cơ quan kiểm
toán hợp pháp.
- Xử lý những vấn đề về tài
chính vượt quá quyền hạn của doanh nghiệp: nợ khó đòi, tài sản tổn thất thuộc mọi
nguyên nhân.
2. Ban hành văn bản quyết định
giá trị thực tế của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ
khi nhận đủ hồ sơ đề nghị xác định giá trị doanh nghiệp và có văn bản thoả thuận
của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hoặc Hội đồng quản trị của Tổng công ty 91, phải ban hành văn
bản quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp (theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 28/CP ngày 7 tháng 5 năm 1996 của Chính
phủ).
C. Ban cổ phần hoá tại doanh
nghiệp:
1. Lập phương án (dự kiến) về:
- Phân phối quỹ khen thưởng và
quỹ phúc lợi (bằng tiền) cho người lao động trong doanh nghiệp (nếu có).
- Xác định số cổ phiếu cấp cho
người lao động để hưởng cổ tức theo thâm niên và chất lượng công tác của từng
người lao động đang làm việc.
- Xác định số tiền cho vay để
mua chịu cổ phiếu với lãi suất 4%/năm đối với từng người lao động.
2. Phổ biến hoặc niêm yết công
khai các dự kiến phương án nếu trên cho người lao động trong doanh nghiệp được
biết và thảo luận để thống nhất cùng thực hiện.
3. Căn cứ kết quả kiểm toán và
hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp lập Hội đồng xác định
giá trị doanh nghiệp gồm các thành viên Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp, đại
diện có thẩm quyền của cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp
và một số cán bộ kinh tế - kỹ thuật theo đặc điểm từng doanh nghiệp do Trưởng
ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp làm Chủ tịch để dự kiến giá trị thực tế của
doanh nghiệp. Sau khi giá trị thực tế của doanh nghiệp đã được dự kiến, Ban cổ
phần hoá tại doanh nghiệp báo cáo Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hội đồng quản trị Tổng
công ty 91 để thông qua trước khi trình Bộ Tài chính (hệ thống Tổng cục Quản lý
vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp) quyết định.
4. Lập phương án cổ phần hoá (nội
dung chính của phương án cổ phần hoá xem phụ lục số 2
đính kèm).
5. Tổ chức Đại hội công nhân
viên chức (bất thường) để lấy ý kiến về phương án cổ phần hoá doanh nghiệp.
6. Hoàn chỉnh phương án cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước (sau khi đã có ý kiến đóng góp của người lao động).
7. Trình cơ quan có thẩm quyền duyệt
phương án cổ phần hoá của doanh nghiệp.
8. Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Công ty cổ phần và báo cáo xin ý kiến của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ
thuật hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hội đồng
quản trị Tổng công ty 91 về bản dự thảo Điều lệ.
Bước 3:
DUYỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HOÁ.
A. Bộ Quản lý ngành kinh tế - kỹ
thuật, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Xét duyệt phương án cổ phần
hoá đối với những doanh doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 3 tỷ đồng trở xuống.
Báo cáo phương án cổ phần hoá
lên Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hoá và Bộ Tài chính những doanh nghiệp có vốn
Nhà nước trên 3 tỷ đồng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Thoả thuận với hệ thống Tổng
cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về nhân sự tham gia Hội đồng
quản trị của Công ty cổ phần để quản lý phần vốn Nhà nước trước khi đưa ra bầu
tại Đại hội cổ đông của công ty cổ phần hình thành từ việc cổ phần hoá doanh
nghiệp độc lập.
Đối với doanh nghiệp là thành
viên Tổng công ty hoạt động theo nội dung Quyết định số 90/TTg ngày 04 tháng 3
năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tổng công ty 90), Công ty lớn có Hội
đồng Quản trị tiến hành cổ phần hoá thì Hội đồng quản trị Tổng công ty 90hoặc
công ty lớn có Hội đồng quản trị cử người tham gia Hội đồng quản trị của Công
ty cổ phần để trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần.
Trường hợp tách một bộ phận
doanh nghiệp độc lập để cổ phần hoá thì giám đốc doanh nghiệp quyết định cử người
tham gia Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần để trực tiếp quản lý phần vốn
Nhà nước tại Công ty cổ phần.
3. Chỉ đạo Ban cổ phần hoá tại
doanh nghiệp tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất để bầu Hội đồng quản trị và
thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần
4. Ban hành quyết định chuyển
doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo thẩm quyền.
B. Hội đồng quản trị của Tổng
công ty 91:
1. Báo cáo phương án cổ phần hoá
của các doanh nghiệp thành viên lên Ban chỉ đạo trung ương Cổ phần hoá và Bộ
Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng được uỷ quyền phê duyệt.
2. Thực hiện
các nhiệm vụ như đối với các Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật nêu tại Bước 3
Mục A Điểm 1, 3; cử người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần
được thành lập từ cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định chuyển doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
C. Bộ Tài chính (hệ thống Tổng cục
Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp):
1. Kho bạc được Bộ Tài chính uỷ
quyền bán tờ cổ phiếu in sẵn để Công ty phát hành cho các cổ đông đủ điều kiện
nhận cổ phiếu, chậm nhất là 30 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn phát hành.
2. Ra quyết định chuyển tài sản
và tiền vốn của doanh nghiệp Nhà nước thành tài sản và tiền vốn của công ty cổ
phần.
D. Ban cổ phần hoá tại doanh
nghiệp:
1. Thông báo công khai tình hình
tài chính của doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá.
2. Thông báo việc bán cổ phần, tổ
chức cho các cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp đăng ký mua cổ phần.
3. Tổ chức bán cổ phần và nộp tiền
vào tài khoản đã mở tại Kho bạc Nhà nước.
4. Báo cáo tình hình thực hiện
bán cổ phần theo phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã được duyệt với
Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hoặc Hội đồng quản trị Tổng công ty 91.
5. Dự kiến nhân sự của Hội đồng
quản trị và báo cáo xin ý kiến của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hội đồng quản trị Tổng
công ty 91 và cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về nhân
sự tham gia Hội đồng quản trị.
6. Triệu tập Đại hội cổ đông lần
thứ nhất để:
- Bầu Hội đồng quản trị.
- Thông qua Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Công ty cổ phần.
Bước 4:
RA MẮT CÔNG TY CỔ PHẦN,
ĐĂNG KÝ KINH DOANH.
1. Giám đốc, Kế toán trưởng
doanh nghiệp có sự chứng kiến của Ban Cổ phần hoá tại doanh nghiệp và cơ quan
quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp bàn giao cho Hội đồng quản trị
của Công ty cổ phần: lao động; tài sản, tiền vốn theo quyết định giá trị doanh
nghiệp; danh sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ hồ sơ, tài liệu, sổ sách của doanh
nghiệp. Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp bàn giao những công việc còn lại khác
(nếu có) cho Hội đồng quản trị và tự giải thể.
2. Hội đồng quản trị hoàn tất những
công việc còn lại:
- Xin khắc dấu Công ty cổ phần.
Nộp lại con dấu cũ của doanh nghiệp Nhà nước chuyển toàn bộ thành công ty cổ phần
hoặc con dấu cũ của bộ phận doanh nghiệp Nhà nước (nếu có) chuyển thành công ty
cổ phần theo quy định của Bộ Nội vụ.
- Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
Nhà nước về tài sản từ doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá sang sở hữu của
Công ty cổ phần (được miễn nộp lệ phí trước bạ đối với những tài sản này).
- Tổ chức ra mắt Công ty cổ phần,
đăng báo theo quy định và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc
thông báo bằng văn bản thời điểm hoạt động của Công ty cổ phần theo con dấu mới.
3. Công ty cổ phần có trách nhiệm
đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi Công ty đóng trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký kinh doanh như quy định tại Điều 16, Nghị định số 28/CP ngày 07 tháng 5 năm 1996 của Chính
phủ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh, Sở kế hạch
và đầu tư có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty cổ
phần.
PHỤ LỤC SỐ 1 *
MẪU BÁO CÁO VỀ KẾ HOẠCH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THUỘC BỘ
(NGÀNH, TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG
ƯƠNG, TỔNG CÔNG TY 91)
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN
HOÁ
Tên
doanh nghiệp
Chỉ tiêu
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
....
|
- Địa điểm chính (Fax, Tel).
|
|
|
|
|
- Diện tích đất đai đang sử dụng
(m2).
|
|
|
|
|
- Tổng số lao động.
|
|
|
|
|
- Ngành nghề chủ yếu.
|
|
|
|
|
- Tổng số vốn (tính đến thời
điểm đưa ra cổ phần hoá).
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
+ Vốn cố định (vốn chủ sở hữu)
|
|
|
|
|
+ Vốn lưu động (vốn chủ sở hữu)
|
|
|
|
|
+ Vốn xây dựng cơ bản
|
|
|
|
|
+ Quỹ phát triển sản xuất
|
|
|
|
|
Dự kiến cơ cấu cổ phần (%)
|
|
|
|
|
- Nhà nước:
|
|
|
|
|
(Trong đó: Cổ phần cấp cho người
lao động trong doanh nghiệp hưởng lợi tức)
|
|
|
|
|
- Cổ phần của người lao động
trong doanh nghiệp:
|
|
|
|
|
- Cổ phần ngoài doanh nghiệp:
|
|
|
|
|
* Báo cáo theo 2 danh sách (nếu
có):
- Những doanh nghiệp Nhà nước
có vốn Nhà nước từ 3 tỷ đồng trở xuống.
- Những doanh nghiệp Nhà nước
có vốn Nhà nước trên 3 tỷ đồng.
PHỤ LỤC SỐ 2
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP
Phương án cổ phần hoá doanh nghiệp
có 4 phần chính sau đây:
Phần thứ nhất: Đánh giá thực trạng
của doanh nghiệp và dự kiến phương hướng phát triển của doanh nghiệp từ 3 đến 5
năm sau khi cổ phần hoá.
1. Tình hình chung hiện nay của
doanh nghiệp: Địa điểm, ngành nghề kinh doanh, thuận lợi, khó khăn.
2. Tình hình biến động tài sản,
tiền vốn, lao động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất.
3. Đánh giá thực trạng của doanh
nghiệp và dự kiến phương hướng phát triển của doanh nghiệp cổ phần hoá 3 đến 5
năm sau (chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, giá thành, lợi nhuận, phân
phối cổ tức, bổ sung vốn, tái đầu tư...).
Phần thứ hai: Phương án tiến
hành cổ phần hoá.
1. Xác định mục tiêu cụ thể và
hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: giá trị của doanh được cổ phần hoá,
số vốn cần huy động thêm (nếu có).
2. Mệnh giá cổ phiếu; số cổ phiếu,
loại cổ phiếu cần được phát hành.
3. Xác định tỷ lệ phần vốn của
các cổ đông trong doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá phân theo:
- Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước.
- Tỷ lệ cổ phần của người lao động
trong doanh nghiệp.
- Tỷ lệ cổ phần của cổ đông
ngoài doanh nghiệp.
4. Mức phân phối ưu đãi về tài
chính cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Tổng trị giá cổ phiếu cấp cho
người lao động để hưởng cổ tức (số người được cấp, người cao nhất, người thấp
nhất).
- Tổng giá trị cổ phiếu được mua
chịu, trả chậm trong 5 năm (tổng số người, người cao nhất, người thấp nhất).
- Phương hướng hoàn trả số tiền
mua chịu.
5. Thời gian và cơ quan bán cổ
phiếu: doanh nghiệp tự bán hay thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại hoặc
Công ty tài chính.
6. Thời hạn để các cổ đông nộp
tiền và nhận được cổ phiếu (kể cả trong và ngoài doanh nghiệp).
7. Những vấn đề đề nghị giải quyết
về:
- Vốn, tài sản.
- Lao động.
- Thuế.
- Những kiến nghị khác.
Phần thứ ba: Một số nội dung của
dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần được thành lập sau cổ
phần hoá:
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp Nhà
nước, Luật Công ty để dự kiến các nội dung sau:
1. Hình thức cổ phần Nhà nước (cổ
phần chi phối, cổ phần đặc biệt...).
2. Cổ phiếu được cấp cho người
lao động trong doanh nghiệp.
3. Quy định về cử, bãi miễn người
quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần.
4. Quyền hạn và trách nhiệm của
người được cử quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần.
5. Dự kiến nhân sự đại diện cho
công nhân viên chức trong doanh nghiệp để ứng cử, đề cử và bầu vào Hội đồng quản
trị, Ban Kiểm soát của Công ty cổ phần theo quy định của Luật Công ty.
6. Dự kiến những quy định khác
thích hợp với từng Công ty cổ phần.
Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện
phương án được duyệt.
1. Thời gian để chuyển doanh
nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.
2. Những vấn đề cần được xem xét
tiếp tục giải quyết sau khi doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển thành Công ty cổ phần.
3. Dự kiến nhân sự trực tiếp quản
lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần.
4. Những vấn đề khác về chỉ đạo
thực hiện phương án cổ phần hoá doanh nghiệp.
Ban chỉ đạo Trung ương cổ phần
hoá