ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN 5
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số: 01/2009/QĐ-UBND
|
Quận 5, ngày 22
tháng 4 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
BAN HÀNH “QUY TRÌNH VỀ GIẢI QUYẾT ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5”
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Xuất bản ngày
03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng
ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh
theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về đăng ký kinh doanh và Thông tư số 01/2009/TT-BKH ngày 13 tháng 01 năm 2009
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày
19 tháng 10 năm 2006;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế;
Căn cứ Báo cáo thẩm định số 10/BC-TP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Phòng Tư
pháp và ý kiến của Chi cục Thuế quận 5 tại Công văn số 1294/CCT.5-HCSN ngày 13
tháng 4 năm 2009;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Kinh tế tại Tờ trình số 179/TTr-KT ngày 16 tháng 4
năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay
ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình về giải quyết đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận 5”.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
07/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận 5 về ban hành
Quy trình giải quyết đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận
5.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Trưởng các Phòng: Kinh tế,
Y tế, Văn hóa và Thông tin, Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Trưởng Chi cục Thuế
quận, Trưởng các phòng - ban, đơn vị có liên quan, Trưởng Ban Quản lý chợ -
trung tâm thương mại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Văn Khoa
|
QUY TRÌNH
VỀ
GIẢI QUYẾT ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 5
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận
5)
I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG
KÝ KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ THUẾ:
1. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế:
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập
hộ kinh doanh có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh
doanh tại Tổ Tiếp nhận hồ sơ (TNHS) thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân quận 5 (Văn phòng HĐND và UBND quận).
Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh
một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc, do mình làm chủ và sử dụng không quá
10 (mười) lao động; không có con dấu; có địa điểm kinh doanh tại quận 5.
Cá nhân, hộ gia đình khi nộp hồ sơ đăng ký
kinh doanh kèm theo tờ khai đăng ký thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.
a) Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh
doanh (mẫu Phụ lục I-6 ban hành kèm Thông tư số 01/2009/TT-BKH ngày 13 tháng 01
năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): ghi đầy đủ, chính xác và trung thực các
nội dung nêu trong giấy đề nghị;
- Tờ khai đăng ký thuế: ghi đầy đủ, chính xác
và trung thực các nội dung nêu trong tờ khai;
- Bản kê cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc;
- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ
kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập (mẫu
Phụ lục II-5);
- 02 bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá
nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành nghề phải có chứng chỉ
hành nghề, thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc
người đại diện hộ gia đình.
Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh
lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh như nơi đăng
ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.
Tên hộ kinh doanh phải được viết bằng tiếng
Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được. Không được sử dụng từ
ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ
tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Tên riêng hộ kinh doanh
không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi quận.
b) Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
30.000 đồng (Ba mươi nghìn đồng)/1 lần cấp (theo Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày
16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính)
Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ TNHS ghi Giấy
biên nhận và trao cho người nộp hồ sơ (mẫu Phụ lục V-3). Sau 8 (tám) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, người đứng tên đăng ký kinh doanh trực tiếp mang
biên nhận đến Tổ TNHS để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận
đăng ký thuế, đồng thời xuất trình CMND (bản chính) để đối chiếu và thực hiện
ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp (trường hợp cử người đại
diện nhận thay phải có giấy ủy quyền hợp lệ).
Hộ kinh doanh có quyền tiến hành hoạt động
kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Riêng đối với
ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chỉ hoạt động khi hội đủ điều kiện kinh
doanh hoặc có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Sở, ngành thành phố
cấp (Phụ lục 1, 2, 3).
Trường hợp hồ sơ về điều kiện kinh doanh
không hợp lệ; hoặc cá nhân, hộ gia đình đã được cấp mã số thuế và hiện đang có
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa điểm khác thì trong thời hạn 8 (tám)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng chuyên môn của quận có liên quan
phải gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cần sửa đổi, bổ sung hoặc từ chối
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đăng ký kinh doanh (mẫu Phụ
lục V-2).
2. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh
doanh:
Hộ kinh doanh có nhu cầu thay đổi nội dung đăng
ký kinh doanh bao gồm thay đổi: tên hộ kinh doanh, người đứng tên kinh doanh,
vốn, địa điểm, ngành nghề… phải thông báo nội dung thay đổi tại Tổ TNHS thuộc
Văn phòng HĐND và UBND quận 5.
a) Hồ sơ gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
của hộ kinh doanh (mẫu Phụ lục III-6): ghi đầy đủ các nội dung cần thay đổi.
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
- Trường hợp hộ kinh doanh bổ sung hoặc
chuyển sang ngành nghề kinh doanh thuộc diện pháp luật quy định phải có chứng
chỉ hành nghề thì phải nộp thêm bản sao chứng chỉ hành nghề của người kinh
doanh (có chứng thực sao y hợp lệ).
- Khi chuyển địa điểm kinh doanh sang quận,
huyện khác, hộ kinh doanh phải nộp Thông báo ngừng kinh doanh (mẫu Phụ lục V-5)
và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản gốc) tại Tổ TNHS thuộc Văn phòng HĐND
và UBND quận để xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và được cấp giấy biên nhận
ngưng kinh doanh. Đồng thời, nộp 1 bản thông báo ngưng kinh doanh cho Chi cục
Thuế quận 5 và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.
- Trường hợp thay đổi tên người kinh doanh
thì cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế
như trường hợp đăng ký mới.
b) Lệ phí chứng nhận đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký kinh doanh: 20.000 đồng (Hai mươi nghìn đồng)/1 lần (theo Thông tư
số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính)
Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ TNHS ghi Giấy
biên nhận và trao cho người nộp hồ sơ (mẫu Phụ lục V-3). Thời hạn cấp Giấy
chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là 5 (năm) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ.
3. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh:
Nếu thời gian tạm ngừng kinh doanh từ 30 (ba mươi)
ngày trở lên, hộ kinh doanh gửi thông báo (mẫu Phụ lục V-5) cho Tổ TNHS và Chi
cục Thuế quận 5. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không quá 1 (một) năm.
4. Trường hợp ngừng kinh doanh:
Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh
doanh phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng
nhận đăng ký thuế cho Tổ TNHS, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả
thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
Sau khi hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, các ngành chức năng sẽ phối hợp Ủy ban nhân dân phường và
Ban Quản lý chợ, trung tâm thương mại có liên quan để tổ chức kiểm tra về các điều
kiện hoạt động kinh doanh, tính xác thực của địa chỉ kinh doanh, ngành nghề
kinh doanh… đề xuất Ủy ban nhân dân quận xử lý các trường hợp vi phạm. Trong đó,
các trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Điều 47
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ là:
- Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong
thời hạn 6 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 (sáu)
tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận nơi đăng
ký kinh doanh;
- Chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện
khác;
- Kinh doanh ngành nghề bị cấm.
II. TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ:
1. Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 5 (Tổ TNHS):
- Trực tiếp nhận hồ sơ về đăng ký kinh doanh
(gồm đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh, thông báo tạm
ngừng hoặc ngừng kinh doanh) và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn
quận 5.
- Hướng dẫn cho người đăng ký kinh doanh các
quy định về đăng ký kinh doanh theo nội dung bản Quy trình này. Hướng dẫn các
ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành,
nghề đó.
- Xem xét ban đầu về tính hợp lệ của nội dung
hồ sơ đăng ký kinh doanh, gồm: ghi đầy đủ nội dung đơn; ngành nghề đăng ký
không thuộc: danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và
kinh doanh có điều kiện (theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm
2006 của Chính phủ); danh sách các ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu
tư trong khu vực dân cư (theo Quyết định số 200/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 8 năm
2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh); tên hiệu và vốn tự khai của hộ
kinh doanh…
- Giao biên nhận cho người nộp hồ sơ đăng ký
kinh doanh, đăng ký thuế và thu lệ phí theo quy định (mẫu Phụ lục V-3).
- Trình Ủy ban nhân dân quận ký Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, vào sổ đăng ký kinh doanh lưu giữ tại Tổ TNHS, ghi
ngày cấp và số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (mã số do Phòng chức năng xác
định).
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục Thuế để cấp Giấy
chứng nhận đăng ký thuế.
- Phát hành Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế trực tiếp cho người đứng tên kinh doanh
hoặc người đại diện (có ủy quyền hợp lệ), yêu cầu người nhận xuất trình giấy
chứng minh nhân dân (bản chính) của người đứng tên kinh doanh để đối chiếu và ký
tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Sau khi phát hành Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng
ký kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thông báo tạm ngừng
kinh doanh, cán bộ TNHS ghi nội dung đăng ký của hộ kinh doanh vào sổ đăng ký
kinh doanh lưu giữ tại Tổ TNHS. Đồng thời, định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng
gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng Đăng ký kinh doanh
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thuế quận 5 và Sở chuyên ngành.
- Tổng hợp tình hình cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh thuộc các
ngành nghề trên địa bàn quận, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân quận và Phòng Đăng
ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các phòng chức
năng liên quan thuộc Ủy ban nhân dân quận:
- Căn cứ các hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan
có thẩm quyền để tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 xem xét giải quyết đăng ký
kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực mình phụ trách, cụ thể:
+ Phòng Kinh tế: sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại.
+ Phòng Văn hóa và Thông tin: các ngành kinh doanh
và dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và thông tin.
+ Phòng Y tế: sản xuất, kinh doanh dược phẩm,
dược liệu; kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế; các dịch vụ y tế; hành nghề
y và y dược cổ truyền.
Nếu hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ở nhiều
ngành nghề, thì tùy theo ngành nghề kinh doanh chính (là ngành có quy mô và
công đoạn hoạt động chủ yếu) thuộc lĩnh vực nào, sẽ do phòng chuyên môn đó làm đầu
mối phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm chính để xem xét tính hợp
lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh, gồm:
+ Xác định mã số ngành nghề kinh doanh ghi
trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng danh mục ngành nghề kinh tế
quốc dân tại Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK ngày 01 tháng 11 năm
2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê; mã số cấp tỉnh, cấp huyện
theo quy định tại Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
+ Đối chiếu tên hộ kinh doanh để tránh trùng lắp
với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi quận.
+ Kiểm tra trường hợp 1 người đăng ký kinh
doanh tại 2 địa điểm trở lên và có sử dụng hơn 10 lao động để hướng dẫn chuyển
sang đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp.
+ Kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong
hồ sơ đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa bàn.
+ Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình
kinh doanh khi cần thiết.
+ Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật (mẫu Phụ lục VI-2 và mẫu Phụ lục VI-4).
+ Tham mưu Ủy ban nhân dân quận thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại
Điều 47 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ.
- Trường hợp chấp thuận hồ sơ đăng ký kinh doanh
(cấp mới, thay đổi nội dung), Trưởng phòng chức năng ký xác nhận vào hồ sơ (kèm
dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đánh máy đầy đủ nội dung theo mẫu
Phụ lục IV-6) chuyển cho Văn phòng HĐND và UBND (Tổ TNHS) để trình Ủy ban nhân
dân quận ký ban hành.
- Nếu phát hiện các thông tin đã khai trong
hồ sơ đăng ký kinh doanh không chính xác, không trung thực hoặc không đủ điều kiện
để kinh doanh thì Trưởng phòng chức năng ghi rõ ý kiến vào hồ sơ và kèm dự thảo
thông báo yêu cầu người kinh doanh sửa đổi, bổ sung hồ sơ (mẫu Phụ lục V-2)
hoặc thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nêu rõ lý do),
chuyển cho Văn phòng HĐND và UBND (Tổ TNHS) để trình Ủy ban nhân dân quận ký
ban hành.
- Thực hiện xây dựng, quản lý, vận hành hệ
thống thông tin về hộ kinh doanh thuộc các ngành nghề trong lĩnh vực phòng mình
phụ trách, định kỳ hàng tháng rà soát đối chiếu với Tổ TNHS để Văn phòng HĐND
và UBND tổng hợp báo cáo chung.
3. Chi cục Thuế quận
5:
- Kiểm tra ban đầu về trình trạng đăng ký
thuế của hộ kinh doanh, phản hồi cho Văn phòng HĐND và UBND quận 5 (Tổ TNHS)
nếu hộ kinh doanh đã có mã số thuế.
- Thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký
thuế sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Nhận và chuyển giao hồ sơ cho Văn phòng HĐND
và UBND (Tổ TNHS) sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
4. Ban Quản lý các
chợ, trung tâm thương mại:
- Hướng dẫn thủ tục và quy định về đăng ký
kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh trong phạm vi khu vực chợ,
trung tâm thương mại thuộc trách nhiệm quản lý.
- Xem xét ban đầu về tính hợp lệ của hồ sơ đăng
ký kinh doanh, đăng ký thuế, thay đổi nội dung kinh doanh, thông báo ngừng
(hoặc tạm ngừng) kinh doanh và tập trung hồ sơ theo danh sách cụ thể (do Ban
Quản lý chợ, trung tâm thương mại ký tên xác nhận) để chuyển cho Tổ TNHS trong
vòng 03 (ba) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Thay mặt người kinh doanh nhận Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế theo danh sách hồ sơ
tập hợp và phát hành lại cho các hộ kinh doanh tại chợ, trung tâm thương mại
(yêu cầu phải đối chiếu chứng minh nhân dân bản chính và người kinh doanh ký
tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
- Trong vòng 07 (bảy) ngày, kể từ ngày phát
hành Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Ban Quản lý chợ, trung tâm thương mại
phải gửi bản sao (cấp mới, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận) cho Chi cục Thuế
quận 5 và phòng chuyên môn thuộc quận có liên quan.
- Trường hợp hộ kinh doanh tại chợ, trung tâm
thương mại tạm ngừng kinh doanh, Ban Quản lý chợ, trung tâm thương mại phải tập
hợp thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi Chi cục Thuế quận 5 và Tổ TNHS (Văn
phòng HĐND và UBND).
5. Ủy ban nhân dân
phường:
Chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành chức
năng để tiến hành xác minh tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và tạo điều
kiện hoạt động kinh doanh của đối tượng kinh doanh tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc đề nghị phản ảnh kịp thời về Ủy ban nhân dân quận 5 để xem xét, giải
quyết./.
SƠ
ĐỒ QUY TRÌNH VÀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ THUẾ
Ghi chú: Tổng cộng thời gian giải quyết hồ sơ
đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là 08 (tám) ngày làm việc.