HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2014/NQ-HĐND
|
Bình Định, ngày
10 tháng 7 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐỀ ÁN THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH
BÌNH ĐỊNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Nghị quyết số
753/2005/NQ-UBTVQH ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa;
Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày
15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thành lập,
tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Sau khi xem xét Tờ trình số
40/TTr-UBND ngày 16/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án
thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Định; Báo
cáo thẩm tra số 09/BCTT-KT&NS ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ban Kinh tế và
Ngân sách Hội đồng nhân dân và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại
kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án thành lập Quỹ Bảo lãnh
tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Định (Có Đề án kèm theo).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có
trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2014./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tùng
|
ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày
10/7/2014 của HĐND tỉnh)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT
THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
I. Cơ sở pháp lý về
việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng
1. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày
30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày
15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức
và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
II. Hiện trạng
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, có vị trí địa lý quan trọng, chiến lược trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của quốc gia; nằm ở
trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt
và đường hàng không nội địa), là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất trên hành lang
kinh tế Đông - Tây nối liền từ các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và
các tỉnh Tây nguyên Việt Nam thông qua Quốc lộ 19 và Cảng biển Quy Nhơn. Trong
những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp
thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu
của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nền kinh tế của tỉnh
ta tiếp tục tăng trưởng và phát triển; nhất là kể từ khi Luật Doanh nghiệp được
ban hành, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta đã có bước phát triển vượt
bậc cả về số lượng và chất lượng.
Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch
và Đầu tư, tính đến 31/12/2013, trên địa bàn tỉnh có 4.618 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh, trong đó số doanh nghiệp nhỏ và vừa là 4.389 doanh nghiệp, chiếm
95% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể:
1. Tổng số doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Công nghiệp
|
Nông, lâm, thủy sản
|
Thương mại, dịch vụ
|
Xây dựng
|
Công ty cổ phần
|
334
|
137
|
5
|
110
|
82
|
Công ty TNHH hai
TV trở lên
|
1880
|
475
|
36
|
925
|
444
|
Công ty TNHH một TV
|
1127
|
221
|
41
|
682
|
183
|
Doanh nghiệp tư
nhân
|
1277
|
200
|
16
|
897
|
164
|
Tổng cộng
|
4.618
|
1.033
|
98
|
2.614
|
873
|
* Trong đó: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng loại hình, lĩnh
vực kinh tế cụ thể như sau:
Loại hình doanh nghiệp
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Công nghiệp
|
Nông, lâm, thủy sản
|
Thương mại, dịch vụ
|
Xây dựng
|
Công ty cổ phần
|
222
|
73
|
2
|
70
|
77
|
Công ty TNHH hai
TV trở lên
|
1800
|
432
|
33
|
914
|
421
|
Công ty TNHH một TV
|
1103
|
210
|
38
|
673
|
182
|
Doanh nghiệp tư
nhân
|
1264
|
197
|
16
|
890
|
161
|
Tổng cộng
|
4.389
|
912
|
89
|
2.547
|
841
|
2. Thực tế hoạt động và những đóng
góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thực tế hiện nay các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV) có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của địa
phương, là khu vực doanh nghiệp có vai trò thiết yếu trong huy động các nguồn lực
xã hội cho đầu tư phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và
đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn
có những khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng và lâu dài ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh và phát triển như: quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ
lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt
bằng sản xuất khó, mối liên kết với các doanh nghiệp lớn còn thấp… Hiện tại có
nhiều DNNVV hoạt động có hiệu quả, có dự án khả thi, cần vay vốn ngân hàng để đầu
tư sản xuất kinh doanh nhưng chưa đủ điều kiện tín chấp và tài sản thế chấp, cầm
cố, không có bên thứ 3 bảo lãnh bằng tài sản.
III. Sự cần thiết
phải thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
1. Việc quan tâm đầu tư và tạo điều kiện thuận
lợi để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ rất quan trọng
trong định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Bình Định trong thời gian tới, nhằm từng bước nâng cao vị thế, vai trò của tỉnh
trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và trong khu vực; phù hợp với chủ
trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
2. Với vị trí, vai trò quan trọng như đã nêu
trên, nhưng hiện nay các DNVVN trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt với một thách thức
lớn, đó là thiếu vốn để tái đầu tư, thay đổi thiết bị công nghệ, mở rộng
sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm... đáp ứng theo xu hướng hội nhập, cạnh
tranh và phát triển của nền kinh tế nên việc thành lập Quỹ
Bảo lãnh tín dụng là hết sức cần thiết để giúp các doanh
nghiệp có thêm điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh.
3. Thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng vừa là một trong
những giải pháp quan trọng về tài
chính, tín dụng để trợ giúp các DNNVV trên địa bàn tỉnh, vừa là công cụ hữu hiệu để huy động, quản lý,
sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách (thu từ bán cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước), các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành
nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung ương
và địa phương, vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
IV. Đánh giá tác động
của việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình
Định
1. Giúp cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng thương mại để
tăng cường năng lực tài chính, phát triển sản xuất kinh doanh.
2. Góp phần
quan trọng định hướng và điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
hướng các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào các ngành nghề, khu vực cần
phát triển theo định hướng của Nhà nước.
3. Khuyến
khích, thúc đẩy các tầng lớp dân cư bỏ vốn đầu tư trực tiếp tạo lập doanh nghiệp
mới hoặc mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần
tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phần 2
TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. Tư cách pháp
nhân, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Quỹ
1. Tên gọi, tư cách pháp nhân
a. Tên Quỹ:
Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Định.
b. Tên viết
tắt: Quỹ Bảo lãnh tín dụng tỉnh Bình Định.
c. Hình thức
pháp lý: Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Định là một
tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, theo nguyên
tắc bù đắp chi phí và bảo toàn vốn, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng
cân đối kế toán riêng, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và
các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
d. Quỹ Bảo
lãnh tín dụng trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định; tổ chức và hoạt động
theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Nhiệm vụ chính của Quỹ:
a. Cấp bảo
lãnh tín dụng cho các DNNVV theo đúng đối tượng, đúng quy định hiện hành và các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b. Thu
hút vốn góp của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề,
các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các DNNVV; các nguồn vốn tài trợ hợp pháp của
các tổ chức, cá nhân (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) trong và
ngoài nước cho mục tiêu phát triển các DNNVV.
c. Cung cấp
các dịch vụ thông tin, định giá trị tài sản và doanh nghiệp, xây dựng định mức
tín nhiệm doanh nghiệp, tư vấn về đầu tư - tài chính, nhằm hỗ trợ các DNNVV
phát triển.
d. Quản
lý thu nhập, chi phí, phân phối chênh lệch thu chi, thực hiện chế độ kế toán,
báo cáo thống kê đối với hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo quy định pháp
luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
3. Phạm
vi hoạt động bảo lãnh
a. Đối tượng
bảo lãnh:
Quỹ Bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh
tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa, cụ thể như sau:
Quy mô Khu vực
|
DN siêu nhỏ
|
Doanh nghiệp nhỏ
|
Doanh nghiệp vừa
|
Số lao động
|
Tổng nguồn vốn
|
Số lao động
|
Tổng nguồn vốn
|
Số lao động
|
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
|
10 người trở xuống
|
20 tỷ đồng trở xuống
|
từ trên 10 người đến
200 người
|
từ trên 20 tỷ đồng
đến 100 tỷ đồng
|
từ trên 200 người đến
300 người
|
Công nghiệp và xây
dựng
|
10 người trở xuống
|
20 tỷ đồng trở xuống
|
từ trên 10 người đến
200 người
|
từ trên 20 tỷ đồng
đến 100 tỷ đồng
|
từ trên 200 người
đến 300 người
|
Thương mại và dịch
vụ
|
10 người trở xuống
|
10 tỷ đồng trở xuống
|
từ trên 10 người đến
50 người
|
từ trên 10 tỷ đồng
đến 50 tỷ đồng
|
từ trên 50 người đến
100 người
|
Khi Nhà nước có quy định mới về tiêu
chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đối tượng áp dụng của Quỹ Bảo lãnh tín dụng sẽ
áp dụng theo quy định mới.
b. Giới hạn
bảo lãnh:
- Quỹ BLTD chỉ cấp bảo lãnh tín dụng
tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế
chấp, cầm cố của khách hàng tại tổ chức tín dụng.
- Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một
khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ BLTD.
c. Phạm vi hoạt động: Quỹ Bảo lãnh tín dụng hoạt động trong phạm vi địa
bàn tỉnh Bình Định.
II. Phương thức
điều hành, cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo lãnh tín dụng
1. Phương thức điều hành
Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết
định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc tổ
chức điều hành hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo một trong ba
phương thức sau:
a. Quỹ Bảo
lãnh tín dụng trực tiếp tổ chức điều hành các hoạt động;
b. Ủy
thác cho Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cùng địa bàn thực hiện điều
hành hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo hợp đồng ủy thác và do Hội đồng quản
lý Quỹ Bảo lãnh tín dụng quyết định;
c. Giao
hoặc ủy thác cho Quỹ tài chính địa phương quản lý vốn và thực hiện nhiệm vụ bảo
lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu các tổ chức này có đủ điều kiện,
khả năng thực hiện, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của
mình. Trong trường hợp giao cho Quỹ tài chính địa phương, Quỹ Bảo lãnh tín dụng
không hình thành Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Trong trường
hợp ủy thác cho Quỹ tài chính địa phương thì Quỹ Bảo lãnh tín dụng và Quỹ tài
chính địa phương phải thực hiện theo hợp đồng ủy thác.
Với điều kiện thực tế của địa phương
và tính rủi ro cao trong hoạt động bảo lãnh tín dụng như hiện nay, nếu giao cho
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện luôn nghiệp vụ bảo lãnh sẽ ảnh hưởng đến
nguồn vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh. Do vậy, để tách bạch nguồn
vốn của Quỹ Bảo lãnh tín dụng với nguồn vốn của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh,
tránh rủi ro trong quá trình hoạt động; đồng thời, tiết kiệm được chi phí hoạt
động của Quỹ, UBND tỉnh đề xuất thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng riêng đồng thời
thực hiện ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh quản lý vốn (theo Phương thức
c). Theo đó, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hợp đồng ủy thác đã ký kết với Quỹ Bảo
lãnh tín dụng. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng của mình.
2. Cơ cấu tổ chức
Theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày
15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Quỹ
Bảo lãnh tín dụng gồm: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Ban điều hành. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên của Hội đồng
quản lý, Giám đốc và các Phó giám đốc của Quỹ Bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Vì vậy, UBND tỉnh đề nghị thành lập
Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV tỉnh Bình Định có tư cách pháp nhân độc lập
với cơ cấu tổ chức theo đúng quy định tại Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày
15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát,
Ban điều hành.
a. Hội đồng
quản lý:
Theo quy định tại Điều 9 Quy chế ban
hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ, Hội đồng quản lý Quỹ Bảo lãnh tín dụng gồm 03 thành viên chuyên trách gồm:
Chủ tịch Hội đồng quản lý, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý kiêm Giám đốc Quỹ Bảo
lãnh tín dụng và 01 Trưởng ban kiểm soát; các thành viên kiêm nhiệm là đại diện
các tổ chức tham gia góp vốn vào Quỹ Bảo lãnh tín dụng.
Theo đó, để đảm bảo các thành phần,
UBND tỉnh đề xuất Hội đồng quản lý Quỹ không quá 7 thành viên là đại diện có thẩm
quyền của các cơ quan: UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng
Nhà nước Chi nhánh tỉnh, Quỹ Bảo lãnh tín dụng và đại diện các tổ chức góp vốn
vào Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNNV tỉnh Bình Định.
Trước mắt, vì chưa có các đối tượng
góp vốn nên Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo lãnh tín dụng gồm 05 thành viên là đại diện
của các tổ chức:
- Ba (03) thành viên chuyên trách của
Hội đồng quản lý Quỹ gồm:
+ Đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh làm Chủ
tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
+ Một Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm Giám
đốc là lãnh đạo Sở Tài chính;
+ Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ kiêm
Trưởng ban Ban Kiểm soát;
- Hai (02) thành viên không chuyên
trách của Hội đồng Quản lý, gồm:
+ Đại diện Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu
tư;
+ Đại diện Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh;
Các thành viên của Hội đồng quản lý
không được kiêm nhiệm bất kỳ một chức vụ nào khác trong Quỹ Bảo lãnh tín dụng,
trừ 01 Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Quỹ và 01 Ủy viên kiêm Trưởng Ban kiểm soát.
b. Ban kiểm
soát:
Quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành
kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
cho phép số thành viên Ban kiểm soát tối đa là 03 thành viên, trong đó Trưởng
ban là thành viên chuyên trách.
- Để phù hợp với tình hình thực tế tại
địa phương, trước mắt đề nghị thành lập Ban kiểm soát có 02 thành viên, trong
đó Trưởng ban là thành viên chuyên trách, ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ.
- Các thành viên Ban kiểm soát Quỹ phải
là người không có quan hệ gia đình (vợ/chồng, bố/mẹ, con, anh chị em ruột) với
những người là thành viên của Hội đồng quản lý, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán
trưởng của Quỹ Bảo lãnh tín dụng; không được kiêm nhiệm bất cứ chức vụ nào
trong Quỹ (trừ Trưởng ban Ban kiểm soát là Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ).
c. Ban điều
hành:
Quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành
kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
cho phép thành lập Ban điều hành Quỹ Bảo lãnh tín dụng áp dụng trong trường hợp
Quỹ Bảo lãnh tín dụng trực tiếp tổ chức điều hành tác nghiệp. Ban điều hành Quỹ
Bảo lãnh tín dụng gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc và một số cán bộ chuyên môn
giúp việc.
Để tinh gọn bộ máy, phù hợp với với
phương thức hoạt động được ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh quản lý thì
Ban điều hành của Quỹ BLTD gồm có:
- Giám đốc Quỹ (do Phó Chủ tịch
HĐQL Quỹ kiêm nhiệm);
- Kế toán trưởng;
- Thủ quỹ.
III. Một số vấn
đề khác có liên quan
1. Về trang thiết bị - phương tiện
làm việc của Quỹ Bảo lãnh tín dụng
Trước mắt Quỹ Bảo lãnh tín dụng chỉ
trang bị phương tiện làm việc cho Kế toán trưởng và Thủ quỹ. Trong quá trình hoạt
động, tùy theo yêu cầu phát triển sẽ trang bị tài sản đáp ứng nhu cầu công tác
và không vượt quá quy định của Nhà nước cho phép.
2. Về trụ sở làm việc:
Tạm thời Trụ sở của Quỹ Bảo lãnh tín
dụng sẽ đặt tại trụ sở của Sở Tài chính (Địa chỉ: số 181 Lê Hồng Phong, thành
phố Quy Nhơn); sau đó tùy theo tình hình cụ thể sẽ có kế hoạch thuê hoặc xây dựng
trụ sở để đảm bảo ổn định nơi làm việc.
Phần 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sau khi Đề án thành lập Quỹ Bảo lãnh
tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua,
UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các bước tiếp
theo, cụ thể như sau:
1. Sở Tài
chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan
liên quan thống nhất, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, phê duyệt
Điều lệ tổ chức, hoạt động và cơ cấu nhân sự Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát,
Ban điều hành của Quỹ Bảo lãnh tín dụng để có cơ sở hoạt động.
2. Sở Tài
chính có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Phương án cấp
vốn, bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Bảo lãnh tín dụng.
3. Các
đơn vị: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh
có trách nhiệm đề cử cán bộ, công chức của đơn vị tham gia Hội đồng quản lý Quỹ
và Ban kiểm soát; tham gia đóng góp ý kiến các văn bản có liên quan, hoàn thành
các thủ tục cần thiết theo quy định để Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV của tỉnh được
thành lập và hoạt động chính thức./.