Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2005/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Văn Hiện
Ngày ban hành: 28/04/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2005/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2005

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 03/2005/NQ-HĐTP NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁ SẢN

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất Luật phá sản (sau đây viết tắt là LPS);
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

QUYẾT NGHỊ:

I. VỀ CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA LPS

1. Về quy định tại Điều 2 của LPS

1.1. LPS được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp Luật Việt Nam; cụ thể là:

a. Công ty nhà nước;

b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

d. Công ty cổ phần;

đ. Công ty hợp danh;

e. Doanh nghiệp tư nhân;

g. Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội;

h. Hợp tác xã;

i. Liên hiệp hợp tác xã;

k. Doanh nghiệp liên doanh;

l. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

m. Các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã khác theo quy định của pháp Luật Việt Nam.

1.2. Khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Toà án phải kiểm tra trong danh mục cụ thể do Chính phủ quy định về doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu có doanh nghiệp, hợp tác xã này hay không, để thực hiện như sau:

a. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc danh mục cụ thể do Chính phủ quy định, thì Toà án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi có đầy đủ các điều kiện nộp đơn do Chính phủ quy định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc tiến hành thủ tục phá sản phải thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ về thi hành LPS đối với doanh nghiệp, hợp tác xã này.

b. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản không thuộc danh mục cụ thể do Chính phủ quy định, thì Toà án tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của LPS, các văn bản quy phạm pháp Luật hướng dẫn thi hành LPS và hướng dẫn trong Nghị quyết này.

2. Về quy định tại Điều 3 của LPS

2.1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a. Có các khoản nợ đến hạn.

Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;

b. Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán.

Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã...).

3. Về quy định tại Điều 7 của LPS

3.1. Khi đối tượng bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là hợp tác xã, thì sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án phải kiểm tra hợp tác xã đó đăng ký kinh doanh tại đâu để xác định thẩm quyền của Toà án như sau:

a. Trong trường hợp hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thì Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) đó có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đó;

b. Trong trường hợp hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) đó có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đó.

3.2. Trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện bao gồm:

a. Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có chi nhánh, văn phòng đại diện, có bất động sản, có nhiều chủ nợ tại nhiều huyện khác nhau;

b. Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có chi nhánh, văn phòng đại diện, có bất động sản, có chủ nợ hoặc người mắc nợ ở nước ngoài;

c. Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có khoản nợ còn có tranh chấp phải giải quyết;

d. Hợp tác xã là đương sự trong vụ án bị đình chỉ do Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đó hoặc trong trường hợp phức tạp khác (cần phải tuyên bố giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của LPS là vô hiệu...).

3.3. Khi hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 3.2 mục 3 này thì giải quyết như sau:

a. Toà án nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu cho Toà án nhân dân cấp tỉnh tiến hành thủ tục phá sản. Trường hợp Toà án nhân dân cấp huyện nhận thấy tự mình có thể giải quyết được thì có văn bản thông báo cho Toà án nhân dân cấp tỉnh biết và vẫn tiến hành thủ tục phá sản;

b. Toà án nhân dân cấp huyện có công văn đề nghị và gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu cho Toà án nhân dân cấp tỉnh để tiến hành thủ tục phá sản. Toà án nhân dân cấp tỉnh phải thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để tiến hành thủ tục phá sản;

c. Việc chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu từ Toà án nhân dân cấp huyện đến Toà án nhân dân cấp tỉnh phải được thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết.

4. Về quy định tại Điều 8 của LPS

4.1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo, nếu thấy việc tiến hành thủ tục phá sản phải do Tổ Thẩm phán phụ trách, thì Thẩm phán được phân công thụ lý đơn yêu cầu báo cáo Chánh toà Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh để cử bổ sung thêm hai Thẩm phán tham gia Tổ Thẩm phán phụ trách việc tiến hành thủ tục phá sản. Thẩm phán được phân công thụ lý đơn yêu cầu được giao làm Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phụ trách việc tiến hành thủ tục phá sản.

4.2. Các trường hợp cần phải do Tổ Thẩm phán phụ trách việc tiến hành thủ tục phá sản bao gồm:

a. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản cần phải giải quyết tranh chấp về khoản nợ; cần phải tuyên bố giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của LPS là vô hiệu; giải quyết vụ án bị đình chỉ mà doanh nghiệp, hợp tác xã là đương sự trong vụ án bị đình chỉ do Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

b. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có chi nhánh, văn phòng đại diện, có bất động sản, có nhiều chủ nợ hoặc nhiều người mắc nợ tại nhiều tỉnh khác nhau;

c. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có chi nhánh, văn phòng đại diện, có tài sản, có chủ nợ hoặc người mắc nợ ở nước ngoài hoặc trong trường hợp phức tạp khác.

4.3. Trong trường hợp Toà án nhân dân cấp huyện đang tiến hành thủ tục phá sản, nhưng phát hiện việc tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp phải do Tổ Thẩm phán phụ trách được hướng dẫn tại tiểu mục 4.2 mục 4 này thì có công văn chuyển hồ sơ việc giải quyết phá sản cho Toà án nhân dân cấp tỉnh. Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý và tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của LPS và hướng dẫn tại Nghị quyết này.

4.4. Thay đổi, bổ sung Thẩm phán để thành lập Tổ Thẩm phán hoặc rút bớt Thẩm phán khỏi Tổ Thẩm phán.

a. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản mà Thẩm phán đang phụ trách việc tiến hành thủ tục phá sản không tiếp tục được nhiệm vụ của mình vì lý do chính đáng, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh toà Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh cử Thẩm phán khác thay thế;

b. Trong trường hợp việc tiến hành thủ tục phá sản lúc đầu chỉ do một Thẩm phán phụ trách, nhưng trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản phát hiện việc tiến hành thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 4.2 mục 4 này, thì Thẩm phán đang phụ trách việc tiến hành thủ tục phá sản báo cáo Chánh toà Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh để cử bổ sung thêm hai Thẩm phán tham gia Tổ Thẩm phán phụ trách việc tiến hành thủ tục phá sản;

c. Trong trường hợp việc tiến hành thủ tục phá sản lúc đầu do Tổ Thẩm phán phụ trách, nhưng trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản xét thấy việc tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản chỉ cần một Thẩm phán phụ trách, thì Tổ trưởng Tổ Thẩm phán báo cáo Chánh toà Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh để rút bớt hai Thẩm phán khỏi Tổ Thẩm phán;

d. Các quyết định về việc thay đổi, bổ sung hoặc rút bớt Thẩm phán phụ trách việc tiến hành thủ tục phá sản phải được thông báo theo quy định tại Điều 29 của LPS.

4.5. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, thì Thẩm phán gửi công văn cùng bản sao các tài liệu liên quan đến tội phạm cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của LPS và hướng dẫn tại Nghị quyết này. Bản sao các tài liệu liên quan đến tội phạm phải có xác nhận của Thẩm phán hoặc của người có thẩm quyền khác do Chánh án Toà án phân công và được đóng dấu của Toà án.

5. Về quy định tại Điều 9 của LPS

5.1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và trong quá trình nghiên cứu hồ sơ việc phá sản, Thẩm phán phải có công văn gửi cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 9 của LPS yêu cầu họ cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Trong công văn phải ghi rõ về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, tính chất của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và yêu cầu cử người đại diện cụ thể (họ tên, tuổi, chức vụ, chuyên môn nghiệp vụ) tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Sau khi nhận được công văn về việc cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản, nếu thấy người được cử không đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, thì Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đó cử người khác thay thế.

5.2. Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 của LPS là trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là đại diện của người lao động, đại diện công đoàn hoặc trường hợp công đoàn có yêu cầu tham gia.

5.3. Trường hợp cần thiết có đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 của LPS là trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản hoạt động trong lĩnh vực đặc thù (ví dụ: bảo hiểm, kiểm toán, ngân hàng...).

II. VỀ CHƯƠNG II - NỘP ĐƠN VÀ THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN CỦA LPS

1. Về quy định tại Điều 21 của LPS

1.1. Trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản, thì Toà án quyết định mức phải nộp theo quy định của pháp Luật về án phí, lệ phí Toà án. Trong khi chưa có quy định mới của Nhà nước về phí phá sản, thì Toà án căn cứ vào Điều 41 Nghị định số 189/CP ngày 23-12-1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 về chi phí phá sản, Điều 34 Nghị định số 70/CP của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án để quyết định việc nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể.

1.2. Trong trường hợp phí phá sản do ngân sách nhà nước tạm ứng được quy định tại khoản 3 Điều 21 của LPS thì Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của LPS và hướng dẫn tại Nghị quyết này. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hành vi nhất định (thu hồi nợ, bán tài sản...) để lấy tiền nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

2. Về quy định tại Điều 27 của LPS

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải xem xét đơn cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản báo cáo bằng văn bản về việc doanh nghiệp, hợp tác xã đó có thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 27 của LPS hay không để giải quyết như sau:

2.1. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án dân sự về tài sản, thì Thẩm phán phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết và yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đó ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án dân sự.

2.2. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã là đương sự trong vụ án đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì Thẩm phán phải gửi văn bản thông báo cho Toà án đang giải quyết vụ án biết và yêu cầu Toà án đó ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

2.3. Trong trường hợp có chủ nợ có bảo đảm yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã, thì Thẩm phán phải thông báo cho họ biết về nguyên tắc chung việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đang phải tạm đình chỉ. Chỉ trong trường hợp có đầy đủ các điều kiện sau đây, thì Thẩm phán có thể cho phép xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với chủ nợ có bảo đảm:

a. Tài sản có yêu cầu xử lý là tài sản bảo đảm cho khoản nợ đã đến hạn;

b. Việc xử lý tài sản bảo đảm đó không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c. Người yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm có đơn yêu cầu, trong đó trình bày các lý do của việc xin xử lý tài sản bảo đảm và xét thấy các lý do đó là chính đáng, việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đối với họ là cần thiết.

3. Về quy định tại Điều 29 của LPS

3.1. Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản phải được gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp và được đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của cơ quan trung ương trong 3 số liên tiếp.

a. Báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính là báo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc báo khác của địa phương phù hợp với Luật báo chí và được phát hành nhiều kỳ nhất. Trong trường hợp ở địa phương đó không có báo nào thì có thể đăng trên báo của địa phương khác, nhưng phải được phát hành trên địa phương đó;

b. Báo hàng ngày của trung ương là báo của một cơ quan trung ương phát hành hàng ngày trên toàn quốc.

3.2. Đối với các chủ nợ, những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, thì Toà án chỉ thông báo bằng văn bản cho họ biết theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết này.

III. VỀ CHƯƠNG III - NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN CỦA LPS

1. Về quy định tại Điều 33 của LPS

Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được xác định bằng:

1.1. Tổng các yêu cầu của các chủ nợ đòi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài sản không có bảo đảm (kể cả đến hạn và chưa đến hạn), mà các nghĩa vụ này được xác lập, được phát sinh trước thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

1.2. Tổng các yêu cầu của các chủ nợ có bảo đảm đòi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài sản có bảo đảm (kể cả đến hạn và chưa đến hạn), mà các nghĩa vụ này được xác lập, được phát sinh trước thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng quyền ưu tiên thanh toán đã bị huỷ bỏ.

2. Về quy định tại Điều 34 của LPS

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý theo nguyên tắc số tiền nợ gốc cộng tiền lãi (nếu có) tính đến ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý.

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng tín dụng vay của Ngân hàng B 5 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng với lãi suất 1%/tháng. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 01-6-2004 đến hết ngày 31-5-2005. Nếu hợp đồng được thực hiện bình thường thì khi đến hạn thanh toán tổng tiền nợ gốc cộng tiền lãi sẽ là: 5 tỷ đồng + (5 tỷ đồng ´ 12 tháng ´ 1%/tháng) = 5 tỷ 600 triệu đồng. Do Công ty A lâm vào tình trạng phá sản và Toà án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty A. Ngày 01-3-2005, Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với Công ty A. Vậy khoản nợ của Công ty A được tính như sau:

- Tiền nợ gốc 5 tỷ đồng;

- Tiền lãi tính đến hết tháng 02-2005 là 5 tỷ đồng ´ 9 tháng ´ 1%/tháng = 450 triệu đồng;

- Tổng số tiền Công ty A nợ Ngân hàng B là 5 tỷ 450 triệu đồng.

3. Về quy định tại Điều 36 của LPS

Doanh nghiệp đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản (đầu tư vốn, máy móc, trang thiết bị, điều hoà nợ...) nhằm phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được, mà phải áp dụng thủ tục thanh lý, thì trước khi thực hiện phân chia tài sản theo quy định tại Điều 37 của LPS, Toà án phải quyết định hoàn trả giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp đặc biệt cho Nhà nước như sau:

3.1. Nếu áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản là tiền, thì Toà án phải quyết định hoàn trả đúng số tiền được Nhà nước đầu tư mà không tính lãi.

3.2. Nếu khi áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản là động sản, bất động sản mà không phải là tiền (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, máy móc, thiết bị,...), thì Toà án phải quyết định hoàn trả cho Nhà nước giá trị tài sản đó theo giá tại thời điểm áp dụng biện pháp đặc biệt, trừ trường hợp Nhà nước có quy định khác hoặc giữa Nhà nước và doanh nghiệp, hợp tác xã có thoả thuận khác về việc hoàn trả này.

4. Về quy định tại Điều 38 của LPS

4.1. Nghĩa vụ không phải là tiền là nghĩa vụ mà theo quy định của pháp Luật doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện đối với người có quyền hoặc người khác phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà chưa được thực hiện và chưa tính được thành tiền giá trị của nghĩa vụ đó.

4.2. Trong trường hợp nghĩa vụ không phải là tiền mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện đối với người có quyền và họ có yêu cầu, thì xác định giá trị của nghĩa vụ đó tại thời điểm mở thủ tục phá sản thành tiền để đưa vào nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ví dụ: Theo hợp đồng được giao kết, thì doanh nghiệp A phải vận chuyển cho doanh nghiệp B một số máy móc từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại doanh nghiệp B lắp đặt cho doanh nghiệp A (công lắp đặt) một dây chuyền sản xuất. Doanh nghiệp B đã thực hiện nghĩa vụ của mình, còn doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ của mình và lâm vào tình trạng phá sản. Doanh nghiệp B có yêu cầu xác định giá trị công lắp đặt dây chuyền sản xuất cho doanh nghiệp để đưa vào nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp A, thì Toà án phải xác định giá trị của nghĩa vụ đó vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản và đưa vào nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp A.

4.3. Trong trường hợp phát hiện được nghĩa vụ không phải là tiền mà người khác có nghĩa vụ phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, thì xác định giá trị của nghĩa vụ đó vào thời điểm mở thủ tục phá sản thành tiền để đưa vào tài sản có của doanh nghiệp, hợp tác xã.

5. Về quy định tại Điều 39 của LPS

5.1. Về quy định tại khoản 1 Điều 39 của LPS.

Trong trường hợp nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ liên đới về một khoản nợ mà một hoặc tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ nợ đòi doanh nghiệp, hợp tác xã nào trong số các doanh nghiệp, hợp tác xã đó thực hiện việc trả nợ, thì việc trả nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã đó thực hiện. Sau đó doanh nghiệp, hợp tác xã đó có quyền yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ liên đới về khoản nợ mà mình đã thanh toán hoàn trả lại cho mình phần nghĩa vụ của họ mà mình đã thực hiện việc trả nợ thay.

5.2. Về quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 LPS.

a. Trong trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, còn người được bảo lãnh không lâm vào tình trạng phá sản, thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh (không được ghi người nhận bảo lãnh vào danh sách chủ nợ đối với người bảo lãnh);

b. Trong trường hợp người được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, còn người bảo lãnh không lâm vào tình trạng phá sản hoặc trong trường hợp cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản, thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh (không được ghi người nhận bảo lãnh vào danh sách chủ nợ đối với người được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản).

IV. VỀ CHƯƠNG IV - CÁC BIỆN PHÁP BẢO TOÀN TÀI SẢN CỦA LPS

1. Về quy định tại Điều 44 của LPS

1.1. Trong quá trình Toà án tiến hành thủ tục phá sản, nếu phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện một trong các giao dịch và trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 43 của LPS, thì chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu. Yêu cầu phải được làm thành văn bản. Kèm theo văn bản yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ. Khi nhận được văn bản yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản phải kiểm tra, xem xét và nếu xét thấy yêu cầu là có căn cứ, đúng pháp Luật, thì ra quyết định tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu.

1.2. Thẩm phán phải gửi quyết định tuyên bố giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của LPS là vô hiệu cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản và các bên tham gia giao dịch. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định của Toà án theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của LPS.

2. Về quy định tại Điều 45 của LPS

2.1. Khi chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản nhận thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực có lợi hơn về mặt tài sản (vật chất) cho doanh nghiệp, hợp tác xã, thì có văn bản yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đó. Kèm theo văn bản yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực là có lợi hơn về mặt tài sản (vật chất) cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

2.2. Việc xác định tính có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đình chỉ thực hiện hợp đồng được thực hiện như sau:

a. Tạm tính các khoản lỗ, thiệt hại mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải gánh chịu nếu phải tiếp tục thực hiện hợp đồng;

b. Tạm tính các thiệt hại tài sản (với tư cách là hậu quả pháp lý xấu) mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải gánh chịu nếu đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng;

c. Nếu các thiệt hại tạm tính được hướng dẫn tại điểm b nhỏ hơn các thiệt hại được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 này, thì được coi là có lợi hơn cho doanh nghiệp.

2.3. Sau khi nhận được văn bản yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực có lợi hơn về mặt tài sản (vật chất) cho doanh nghiệp, hợp tác xã, thì Thẩm phán phải xem xét ngay. Nếu xét thấy văn bản yêu cầu có căn cứ, thì chấp nhận và ra ngay quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng. Nếu xét thấy văn bản yêu cầu không có căn cứ, thì không chấp nhận và thông báo cho người có yêu cầu biết.

3. Về quy định tại Điều 51 của LPS

Ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản của Toà án là ngày sau cùng đăng một trong hai báo mà không phân biệt báo đó là báo địa phương hay báo trung ương.

Ví dụ: Quyết định mở thủ tục phá sản của Toà án được đăng trên báo địa phương trong ba số liên tiếp vào các ngày 02, 04 và 06-3-2005; được đăng trên báo trung ương trong ba số liên tiếp vào các ngày 02, 03 và 04-3-2005, thì ngày cuối cùng đăng báo là ngày 06-3-2005.

4. Về quy định tại Điều 55 của LPS

4.1. Khi xét thấy cần bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải có văn bản đề nghị Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 55 của LPS. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể loại biện pháp khẩn cấp tạm thời cần áp dụng, đối tượng áp dụng và lý do áp dụng.

4.2. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nhằm mục đích bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 30 của LPS.

5. Về quy định tại Điều 58 của LPS

Khi nhận được hồ sơ vụ án do Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án chuyển đến, thì Thẩm phán đang tiến hành thủ tục phá sản phải xem xét, giải quyết. Theo quy định của LPS, thì quyết định giải quyết vụ án bị đình chỉ không được khiếu nại, kháng nghị; do đó, khi giải quyết loại vụ án này, Thẩm phán chỉ chấp nhận những nghĩa vụ tài sản đã rõ ràng, có đầy đủ căn cứ chứng minh.

V. VỀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC CỦA LPS

1. Về quy định tại Điều 62 và Điều 63 của LPS

1.1. Cần phân biệt là đối với những người quy định tại Điều 62 của LPS việc tham gia Hội nghị chủ nợ là quyền của họ, còn đối với những người quy định tại Điều 63 của LPS việc tham gia Hội nghị chủ nợ là nghĩa vụ của họ. Việc phân biệt này để xác định điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ, hoãn Hội nghị chủ nợ và đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản quy định tại các Điều 65, 66 và 67 của LPS.

1.2. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không có người đại diện quy định tại khoản 1 Điều 63 của LPS tham gia Hội nghị chủ nợ, thì Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Hội nghị chủ nợ. Khi chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán cần lựa chọn người am hiểu công việc, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản và về nguyên tắc chung cần chỉ định theo thứ tự chức vụ từ người có chức vụ ngay sau người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trở xuống. Đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết và cũng không có người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp, thì cần chỉ định người thân thích của chủ doanh nghiệp đó.

2. Về quy định tại Điều 77 của LPS

Trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh mà việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của LPS chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết, thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải:

2.1. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự biết để tiếp tục việc thi hành án dân sự theo quy định của pháp Luật. Kèm theo văn bản thông báo là các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án dân sự (nếu có).

2.2. Gửi trả lại hồ sơ vụ án (cần lưu ý là không phải toàn bộ hồ sơ về việc phá sản) cho Toà án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp Luật.

3. Về quy định tại Điều 84 và Điều 92 của LPS

3.1. Theo quy định tại khoản 3 Điều 84 và khoản 3 Điều 92 của LPS, thì quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp Luật kể từ ngày ra quyết định. Do đó, khi giải quyết khiếu nại, kháng nghị, Tổ Thẩm phán cần phải xem xét thận trọng các quyết định của Toà án cấp dưới, đơn của người khiếu nại hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân để ra quyết định đúng pháp Luật. Trong trường hợp cần thiết thì quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị phải được Uỷ ban Thẩm phán (đối với Toà án nhân dân cấp tỉnh) hoặc tập thể lãnh đạo (đối với các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao) thảo luận cho ý kiến.

3.2. Trong trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản hoặc quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, thì Toà án cấp trên trực tiếp phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp thấy cần tham gia phiên họp xem xét, giải quyết kháng nghị, thì phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết. Sau khi Toà án đã có văn bản thông báo về ngày, giờ, địa điểm mở phiên họp mà đại diện Viện kiểm sát vắng mặt, thì Toà án vẫn tiến hành xem xét, giải quyết kháng nghị theo thủ tục chung.

VI. VỀ MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN

Ban hành kèm theo Nghị quyết này các mẫu văn bản sau đây:

1. Quyết định mở thủ tục phá sản (mẫu số 01).

2. Thông báo về mở thủ tục phá sản (mẫu số 02).

3. Quyết định không mở thủ tục phá sản (mẫu số 03).

4. Quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực (mẫu số 04).

5. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (mẫu số 05).

6. Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (mẫu số 06).

7. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản (mẫu số 07).

8. Quyết định tuyên bố bị phá sản (mẫu số 08).

VII. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NGHỊ QUYẾT

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 28 tháng 4 năm 2005 và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Những hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao được ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực về các vấn đề được hướng dẫn trong Nghị quyết này đều bãi bỏ.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
CHÁNH ÁN




Nguyễn Văn Hiện


MẪU SỐ 01

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..........(1)

__________________

Số:....../......./QĐ-MTTPS(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng....... năm....

QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..............................

Căn cứ vào Điều 8 và Điều 28 của Luật phá sản;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của......................................(3)

Địa chỉ:....................................................................................(4)

Đối với:...................................................................................(5)

Thụ lý số......../......../PS-TL ngày........ tháng........ năm....................(6)

Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản;

Xét thấy có các căn cứ chứng minh ..................................................................(7)

lâm vào tình trạng phá sản,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Mở thủ tục phá sản đối với............................................................................(8)

Địa chỉ:..............................................................................................................(9)

2. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:.........................................(10)

- Ông (Bà)........................................................................................................(11)

- ............................................................................................................................

-           ..............................................................................................

3. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản này, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải giao

hoặc gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 29

của Luật phá sản và lưu hồ sơ phá sản).

TOÀ ÁN NHÂN DÂN....................

..................................................(12)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định mở thủ tục phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/QĐ-MTTPS).

(3) Ghi tên của người làm đơn; nếu là cá nhân thì ghi thêm chữ Ông (Bà) trước khi ghi họ, tên (ví dụ: Ông Nguyễn Văn Nam); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên của cơ quan, tổ chức (ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Thái Bình Dương).

(4) Ghi địa chỉ của người làm đơn.

(5), (7) và (8) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(6) Ghi số và ngày, tháng, năm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(9) Ghi địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(10) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ "Tổ" trước hai chữ "Thẩm phán".

(11) Ghi họ, tên của Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ "Tổ trưởng" (ví dụ: Ông Trần Văn B - Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.

(12) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi "Thẩm phán"; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản, thì ghi:

"TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng"

                                                                                               


MẪU SỐ 02

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..........(1)

__________________

Số:........./........./PS-TBTA(2)

V/v THÔNG BÁO VỀ MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng....... năm....

Kính gửi:...................................................................................            (3)

Địa chỉ:.................................................................................. (4)

........................................................................

Ngày........ tháng........ năm.........., Toà án nhân dân................................          

đã ra quyết định mở thủ tục phá sản số......../......../QĐ-MTTPS.

Đối với:.............................................................................................................           (5)

Địa chỉ:............................................................................................................. (6)

Vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật phá sản, Toà án nhân dân.......................................................................................................................thông báo cho................................................................................................................(7) là................................................................................................................(8)được biết.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu hồ sơ PS.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN....................

..................................................(9)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra thông báo mở thủ tục phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/PS-TBTA).

(3) Ghi đầy đủ tên của người nhận (chủ nợ hoặc người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đã được xác định vào thời điểm Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản). Nếu người nhận ít có thể ghi tất cả vào một thông báo; nếu người nhận nhiều có thể ghi tất cả chủ nợ của doanh nghiệp vào một thông báo và tất cả những người mắc nợ của doanh nghiệp vào một thông báo hoặc mỗi chủ nợ, người mắc nợ của doanh nghiệp gửi một thông báo riêng. Cần lưu ý trong mọi trường hợp đều ghi số và ngày, tháng, năm thông báo như nhau.

(4) Ghi địa chỉ của người nhận.

(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(7) Ghi tên người nhận. Nếu là cá nhân có thể ghi "Ông" hoặc "Bà"; nếu là cơ quan, tổ chức có thể ghi "quý Cơ quan" hoặc ghi như điểm (3).

(8) Ghi chủ nợ hoặc người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản (ví dụ: "là chủ nợ của Công ty TNHH Hoà Bình"; "là người mắc nợ của Hợp tác xã Đại Thắng").

(9) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi "Thẩm phán"; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi:

"TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng"


MẪU SỐ 03

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005
của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..........(1)

__________________

Số:....../......./QĐ-KMTTPS(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng....... năm....

QUYẾT ĐỊNH KHÔNG MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..............................

Căn cứ vào Điều 8 và Điều 28 của Luật phá sản;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của.......................................(3)

Địa chỉ:..............................................................................................................(4)

Đối với:..............................................................................................................(5)

Thụ lý số......../......../PS-TL ngày........ tháng........ năm...........................(6)

Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản;

Xét thấy có các căn cứ chứng minh.....................................................................(7) chưa lâm vào tình trạng phá sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Không mở thủ tục phá sản đối với...................................................................(8)

Địa chỉ:..............................................................................................................(9)

Nơi nhận:(10)

- Người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Doanh nghiệp, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Lưu hồ sơ PS.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN....................

Thẩm phán

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định không mở thủ tục phá sản (ví dụ: Số: 01/2005/QĐ-KMTTPS).

(3) Ghi tên của người làm đơn; nếu là cá nhân thì ghi thêm chữ Ông (Bà) trước khi ghi họ, tên (ví dụ: Ông Nguyễn Văn Nam); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên của cơ quan, tổ chức (ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Thái Bình Dương).

(4) Ghi địa chỉ của người làm đơn.

(5), (7) và (8) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(6) Ghi số và ngày, tháng, năm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(9) Ghi địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(10) Ghi tên cụ thể của những nơi nhận.


MẪU SỐ 04

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..........(1)

__________________

Số:....../......./QĐ-ĐCHĐ(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng....... năm....

QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐANG CÓ HIỆU LỰC

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..............................

Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản: (3)

Ông (Bà)............................................................................................................(4)

Căn cứ vào Điều 8 và Điều 45 của Luật phá sản;

Căn cứ vào quyết định mở thủ tục phá sản số......../......../QĐ-MTTPS ngày........ tháng........ năm............

Đối với:..............................................................................................................(5)

Địa chỉ:..............................................................................................................(6)

Sau khi xem xét văn bản yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực của..............................................................................................................................(7)

Địa chỉ:..............................................................................................................(8)

            Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực;

Xét thấy văn bản yêu cầu là có căn cứ và việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực sẽ có lợi hơn cho....................................................................................,(9)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Đình chỉ thực hiện hợp đồng..............................(10) số..................... ngày........ tháng........ năm......... đang có hiệu lực và........................................(11)

Giữa:.................................................................................................................(12)

Và.....................................................................................................................(13)

Địa chỉ:.............................................................................................................(14)

2. Việc thanh toán, bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện được thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Luật phá sản và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.

3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nơi nhận:

(Ghi doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản; đối tác của doanh nghiệp, hợp tác xã trong hợp đồng; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến hợp đồng và lưu hồ sơ phá sản).

TOÀ ÁN NHÂN DÂN....................

...............................................(15)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực (ví dụ: Số: 01/2005/QĐ-ĐCHĐ).

(3) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ "Tổ" trước hai chữ "Thẩm phán".

(4) Ghị họ, tên Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ "Tổ trưởng". (ví dụ: Bà Trương Thị Hai - Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.

(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản.

(7) và (8) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm văn bản yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực.

(9) và (12) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản.

(10) Ghi tên của hợp đồng (ví dụ: "hợp đồng mua bán hàng hoá"; "hợp đồng bảo hiểm"...).

(11) Nếu đang được thực hiện thì ghi "đang được thực hiện"; nếu chưa được thực hiện thì ghi "chưa được thực hiện".

(13) và (14) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đối tác của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản trong hợp đồng.

(15) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi "Thẩm phán"; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi:

"TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng"


MẪU SỐ 05

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..........(1)

__________________

Số:....../......./QĐ-HNCN(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng....... năm....

QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI NGHỊ CHỦ NỢ VỀ PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..............................

Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:(3)

Ông (Bà)............................................................................................................(4)

Căn cứ vào Điều 8 và Điều 72 của Luật phá sản;

Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số......../......../QĐ-MTTPS ngày........ tháng........ năm............

Đối với:..............................................................................................................(5)

Địa chỉ:.............................................................................................................(6)

Xét thấy Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của........,(7)

được Hội nghị chủ nợ thông qua ngày........ tháng........ năm........., đáp ứng các Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật phá sản,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Công nhận Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của......(8) được Hội nghị chủ nợ thông qua ngày........ tháng........ năm       

2. Quyết định này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan, kể từ ngày ký. Sáu tháng một lần.................................................................................................(9) phải gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình cho Toà án nhân dân          

Chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của..................................................................................................................(10)

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải giao hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật phá sản và lưu hồ sơ phá sản).

TOÀ ÁN NHÂN DÂN....................

........................................(11)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (ví dụ: Số: 02/2005/QĐ-HNCN).

(3) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ "Tổ" trước hai chữ "Thẩm phán".

(4) Ghi họ, tên Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ "Tổ trưởng" (ví dụ: Ông Lê Hải Nam - Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.

(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản.

(7), (8) và (9), (10) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản.

(11) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi "Thẩm phán"; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản, thì ghi:

"TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng"


MẪU SỐ 06

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..........(1)

__________________

Số:....../......./QĐ-ĐCTTPH(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng....... năm....

QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ THỦ TỤC PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..............................

Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:(3)

Ông (Bà)...........................................................................................................(4)

Căn cứ vào Điều 8 và Điều 76 của Luật phá sản;

Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số......../......../QĐ-MTTPS ngày........ tháng........ năm............

Đối với:...........................................................................................................(5)

Địa chỉ:..............................................................................................................(6)

Xét thấy tại Quyết định số:..../..../QĐ-HNCN ngày..... tháng..... năm......

Toà án nhân dân............................... đã công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Của....................................................................................................................(7)

Nay....................................................................................................................(8)

đã.......................................................................................................................(9)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của..................................(10)

Địa chỉ:..........................................................................................................(11)

2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật phá sản.

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải giao hoặc gửi và thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật phá sản và lưu hồ sơ phá sản).

TOÀ ÁN NHÂN DÂN....................

..............................................(12)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 06

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (ví dụ: Số: 02/2005/QĐ-ĐCTTPH).

(3) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ "Tổ" trước hai chữ "Thẩm phán".

(4) Ghi họ, tên Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ "Tổ trưởng" (ví dụ: Ông Lê Hải Nam - Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.

(5), (6) và (10), (11) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản.

(7) và (8) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản.

(9) Nếu thuộc điểm a khoản 1 Điều 76 của Luật phá sản thì ghi: "đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh"; nếu thuộc điểm b khoản 1 Điều 76 của Luật phá sản thì ghi: "đã được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ".

(12) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi "Thẩm phán"; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản, thì ghi:

"TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng"

MẪU SỐ 07

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..........(1)

__________________

Số:....../......./QĐ-TLTS(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng....... năm....

QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..............................

Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:(3)

Ông (Bà)............................................................................................................(4)

Căn cứ vào Điều 8 và Điều......... (5) của Luật phá sản;

Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số......../......../QĐ-MTTPS ngày........ tháng........ năm............

Đối với:..............................................................................................................(6)

Địa chỉ:..............................................................................................................(7)

Xét thấy............................................................................................................(8)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Mở thủ tục thanh lý tài sản đối với:..............................................................(9)

Địa chỉ............................................................................................................. (10)

2. Phương án phân chia tài sản của................................................................. (11) được thực hiện theo thứ tự sau đây:

- Phí phá sản là:................................................................. đồng;

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp Luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết là:.......................................................... đồng;

- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ là:............................ đồng, theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

Trường hợp giá trị tài sản của....................................................... (12) sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phá sản mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về......................................................................(13)

3. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản,.....................................................................................,(14)
các chủ nợ có quyền khiếu nại; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này và những người mắc nợ của.....................................................(15)
có quyền khiếu nại phần quyết định này liên quan đến nghĩa vụ của mình.

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải giao hoặc gửi và thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật phá sản và lưu hồ sơ phá sản).

TOÀ ÁN NHÂN DÂN....................

.............................................(16)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục thanh lý tài sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định mở thủ tục phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/QĐ-TLTS).

(3) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ "Tổ" trước hai chữ "Thẩm phán".

(4) Ghi họ, tên Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ "Tổ trưởng" (ví dụ: Ông Lê Hải Nam - Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.

(5) Nếu ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thuộc trường hợp quy định tại Điều nào thì ghi Điều đó của Luật phá sản (ví dụ: nếu ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt thì ghi Điều 78 của Luật phá sản).

(6), (7) và (9), (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục thanh lý tài sản.

(8) Nếu ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thuộc trường hợp nào thì ghi theo quy định tại Điều Luật đó của Luật phá sản.

Ví dụ 1: Nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 của Luật phá sản thì ghi: "Xét thấy (tên doanh nghiệp, hợp tác xã) hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu".

Ví dụ 2: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật phá sản thì ghi: "Xét thấy sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu (tên doanh nghiệp, hợp tác xã) phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng (tên doanh nghiệp, hợp tác xã) không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật phá sản".

(11), (12), (14) và (15) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã.

(13) Tuỳ doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục thanh lý thuộc loại hình nào thì ghi đối tượng tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật phá sản.

(16) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi "Thẩm phán"; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản, thì ghi:

"TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng"


MẪU SỐ 08

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..........(1)

__________________

Số:....../......./QĐ-TBPS(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng....... năm....

QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..............................

Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:(3)

Ông (Bà)............................................................................................................(4)

Căn cứ vào Điều 8 và Điều......... (5) của Luật phá sản;

Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số......../......../QĐ-MTTPS ngày........ tháng........ năm............

Đối với:...........................................................................................................(6)

Địa chỉ:.............................................................................................................(7)

Xét thấy............................................................................................................(8)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Tuyên bố.......................................................................................................(9)

Địa chỉ.............................................................................................................(10) bị phá sản.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố phá sản,.....................................................................................................,(11)
các chủ nợ, những người mắc nợ của.......................................................................(12)
có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này.

3. Cấm..............................................................................................................(13)

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải giao hoặc gửi và thông báo theo quyết định tại khoản 1 Điều 89 của Luật phá sản và lưu hồ sơ.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN....................

..............................................(14)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 08

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định tuyên bố phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/QĐ-TBPS).

(3) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ "Tổ" trước hai chữ "Thẩm phán".

(4) Ghi họ, tên Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ "Tổ trưởng" (ví dụ: Bà Trần Thị Thoa - Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.

(5) Nếu ra quyết định tuyên bố phá sản thuộc trường hợp quy định tại Điều nào thì ghi Điều đó của Luật phá sản (Điều 86 hoặc Điều 87).

(6), (7) và (9), (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

(8) Nếu ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 86 của Luật phá sản thì ghi: "Xét thấy (tên của doanh nghiệp, hợp tác xã) không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản" (nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật phá sản) hoặc "Xét thấy (tên của doanh nghiệp, hợp tác xã) đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản" (nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật phá sản).

Nếu ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 87 của Luật phá sản, thì ghi căn cứ tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 87 của Luật phá sản.

(11) và (12) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã.

(13) Đối với những người quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật phá sản, thì ghi họ, tên và nội dung cấm theo đúng quy định tại khoản 1 này. Đối với những người quy định tại khoản 2 Điều 94 của Luật phá sản, thì ghi họ, tên và nội dung cấm theo quy định tại khoản 2 này. Về thời hạn cấm, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể mà ấn định thời hạn từ một năm đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng thì không được cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

(14) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi "Thẩm phán"; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản, thì ghi:

"TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng"

SUPREME PEOPLE’S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No.: 03/2005/NQ-HDTP

Hanoi, April 28, 2005

 

RESOLUTION

OF THE JUDGES’ COUNCIL OF SUPREME PEOPLE’S COURT NO. 03/2005/NQ-HDTP DATED APRIL 28, 2005 GUIDING THE IMPLEMENTTION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE LAW ON BANKRUPTCY

THE JUDGES’ COUNCIL OF SUPREME PEOPLE’S COURT

Pursuant to  the Law on the Organization of People’s Courts;

In order to execute properly and unified the Law on Bankruptcy (hereinafter referred as LoB);

After having unified opinion of Director of Supreme People’s Procuracy and Minister of Justice;

RESOLVE:

I. ON CHAPTER I - GENERAL PROVISIONS OF LoB

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.1. LoB is applied to enterprises, cooperatives and unions of cooperatives (cooperatives and unions of cooperatives collectively referred to as cooperatives) established and operating under the provisions of the law provisions of Vietnam; namely:

a. State-owned companies;

b. One member limited Liability Company;

c. Two members or more Limited liability company;

d. Shares holding company;

đ. Partnerships;

e. Private enterprise;

g. Enterprises of political organizations, political- social organizations;

h. Cooperatives;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k. The joint venture enterprises;

l. Enterprises with 100% foreign owned capital;

m. The types of other enterprises and cooperatives under the provisions of the law of Vietnam.

1.2. Upon receipt of the petition for bankruptcy procedures for enterprise, cooperative, the court must examine the specific list defined by the Government on special enterprises directly serving defense and security; enterprises and cooperatives operating in the financial sector, banking, insurance and other areas regularly and directly supplying products and essential public utility services if it has such enterprise, cooperative or not, to do as follows:

a. If the enterprise or cooperative petitioned for bankruptcy procedures to be of the list specified by the Government, the court shall only accept pertition for opening of bankruptcy procedures when having all the conditions to apply defined by the Government for the enterprise, cooperative. After accepting the petition for bankruptcy procedures, the implementation of bankruptcy procedures must be strictly in accordance with provisions of the Government on the execution of LoB for this enterprise, cooperative.

b. If the enterprise or cooperative that is required for opening bankruptcy procedures is not of the list specified by the Government, the court shall conduct bankruptcy procedures under the provisions of LoB, the legal documents guide the implementation of LoB and guide this Resolution.

2. Regarding the provisions of Article 3 of the LoB

2.1. Enterprises, cooperatives shall be considered as falling into bankruptcy state when having all the following conditions:

a. Having due debts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. The creditor has demand for payment, but enterprises, cooperatives can not afford for payment.

Requirements of creditors for being paid the due debts must have bases to prove that creditors had asked for, but they are not paid by enterprises, cooperatives (such as the written requirement for being paid due debts of the creditors, the written reply asking for a delay of paying debts of enterprises, cooperatives ...).

3. Regarding Article 7 of the LoB

3.1. When the object required for opening of bankruptcy procedures is cooperative, after receiving application for opening of bankruptcy procedures, the court must examine the place to register business of cooperative in order to determine the jurisdiction of Court, it is as follows:

a. In case cooperative registered business in the enterprise registration agency of district, town and provincial city, the People's Court of district, town and provincial city (hereinafter referred the district-level People's Court) has jurisdiction to conduct the bankruptcy procedures for the cooperative;

b. In the case the cooperative registered business in the enterprise registration agency of province and city under central authority, the People's Court of province and city under central authority (hereinafter referred to as the provincial-level People's Court) has jurisdiction to conduct bankruptcy procedures for the cooperative.

3.2. In case of necessary, the provincial-level People's Court shall take up conducting bankruptcy procedures for the cooperatives under the jurisdiction of the district-level People's Court including:

a. The Cooperatives requested for bankruptcy procedures having their branches, representative offices, real estates, creditors in many different districts;

b. The Cooperatives requested for bankruptcy procedures having their branches, representative offices, real estates, creditors or debtors in foreign countries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d. The Cooperatives that are concerned bodies of the cases to be suspended by the Court made the decision to open bankruptcy procedures for the cooperatives or in other complex cases (required to declare the transactions of enterprises, the cooperatives in clause 1 of Article 43 of the LoB as invalid ...).

3.3. When the cooperatives required for opening bankruptcy procedures of one of the cases guided in subsection 3 of this Section 3.2, it shall be settled as follows:

a. Provincial-level People's Court sends written request to the district-level People's Court to transfer the written request for opening bankruptcy procedures and papers and documents accompanied for the provincial-level People's Court to carry out the bankruptcy procedures. Where the district-level People’s Court found that it can solve the case itself, it shall send a written notice to the provincial-level People's Court and continue to conduct bankruptcy procedures;

b. District-level People's Court sends a written request and application for opening of bankruptcy procedures and papers and documents accompanied to the provincial-level people's court for conducting bankruptcy procedures. Provincial-level People's Courts must accept the application for opening of bankruptcy procedures to conduct the bankruptcy procedures;

c. The transfer of application for opening bankruptcy procedures and papers and documents accompanied from the district-level People's Court to the provincial-level People's Court must be notified the applicant for opening of bankruptcy procedures.

4. Regarding Article 8 of the LoB

4.1. After accepting the application for opening bankruptcy procedures and documents, documents attached, if found that the implementation of bankruptcy procedures must be in charge of by the group of Judges, the Judge assigned to solve the application reports to the Chief Economic Court of the provincial People's Court to be appointed two additional judges to join the group of judges in charge of bankruptcy procedures. Judges assigned to solve the application is assigned to be the head of the group of judge in charge of conducting bankruptcy procedures.

4.2. The cases required to be solved by a group of Judges in charge of conducting bankruptcy procedures include:

a. In the course of carrying out bankruptcy procedures, it needs to settle disputes of debts; needs to declare the transaction of enterprises, cooperatives prescribed in clause 1 of Article 43 of the LoB as invalid; settle the case suspended which the enterprises or cooperatives are concerned bodies to the case decided by the Court made decision to open bankruptcy procedures for the enterprises, cooperatives;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c. The Enterprises, cooperatives required for opening bankruptcy procedures having their branches, representative offices, assets, creditors, or debtors in foreign countries or in other complex cases.

4.3. In the case the district-level People's Court is conducting bankruptcy procedures, but found that the continuity of bankruptcy procedures is of one of the cases required to be in charge by a group of Judges as guided in subsection 4.2 of this Section 4, send a written request for transferring the dossier of solving the bankruptcy to the provincial-level People's Court. Provincial-level People's Court accepts and carries out the bankruptcy procedures in accordance with provisions of the LoB and the guidance in this Resolution.

4.4. Changing, supplementing judges to establish a group of Judges or withrawing Judges from the group of Judges.

a. In the course of carrying out bankruptcy procedures that the judge who is in charge of conducting bankruptcy procedures can not continue to carry out his/her tasks for legitimate cause, the Chief judge of District-level People's Court or the Chief judge of Economic Court of the Provincial-level People's Court appoints another judge for replacement;

b. In the case of conducting bankruptcy procedures at the beginning only be in charge by a judge, but in the process of conducting bankruptcy procedures found that the conducting of bankruptcy procedures is of one of the cases guided in subsection 4.2 of this Section 4 of this section, the judge who is being in charge of conducting bankruptcy procedures reports to the Chief Judge of Economic Court of the provincial-level People's Court for appointing two additional judges to join the group of judges to be in charge of conducting bankruptcy procedures;

c. In the case of conducting bankruptcy procedures at the beginning be in charge by a group of Judges, but in the process of conducting bankruptcy procedures found that the continuity of conducting bankruptcy procedures only needs one judge in charge of, the Judges group head report to the Chief Judge of Economic Court of the provincial-level People's Court to withdraw the two judges from the group of Judges;

d. The decision on change, supplementation, or withrawal of the judges in charge of conducting bankruptcy procedures must be notified under the provisions of Article 29 of the LoB.

4.5. In the course of carrying out bankruptcy procedures, if detecting criminal signs, the judge shall send official dispatch together with copies of the documents relating to the crime to the People's Procuracy at the same level to consider the criminal prosecution, accused prosecution and proceed with bankruptcy procedures under the provisions of the LoB and the guidance in this Resolution. Copies of documents relating to the crime must be certified by the judge or other competent person assigned by the chief Judge of Court and stamped by the Court.

5. Regarding the provisions of Article 9 of the LoB

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.2. Where necessary, trade union representative, representative of workers shall join in the group of management and liquidation of assets as prescribed at point đ, clause 2 of Article 9 of the LoB in the case of applicants for opening of bankruptcy procedures as representative of workers, trade union representative, or where the trade union is required to participate in.

5.3. Where necessary, representatives of the professional bodies shall join the management and liquidation of assets as prescribed at point đ, clause 2 of Article 9 of the LoB in the case of enterprise, cooperative requested for bankruptcy declaration operates in the specific sector (eg insurance, audit, banking ...).

II. ON CHAPTER II - APPLICATION AND ACCEPTING APPLICATIONS FOR OPENING OF BANKRUPTCY PROCEDURES OF LoB

1. Regarding the provisions of Article 21 of the LoB

1.1. Where the applicants for opening of bankruptcy procedures must make advance payment of bankruptcy fees, the court shall determine the level to be paid in accordance with the law provisions on legal cost and charge of court. While having not had new regulations of the State on charges of bankruptcy, the court shall, pursuant to Article 41 of Decree No.189/CP on 23-12-1994 of the Government guiding the implementation of the Enterprises Bankruptcy Law in 1993 on bankruptcy costs, Article 34 of Decree No.70/CP of the Government on legal cost and charge of court to determine the advance payment of bankruptcy fees in each specific case.

1.2. In case of bankruptcy fees made advance payment by the state budget prescribed in clause 3 of Article 21 of the LoB, the Court shall accept the application for opening bankruptcy procedures and conduct the bankruptcy procedures in accordance with provisions of LoB and directions provided in this Resolution. After having the decision to open bankruptcy procedures, the judge allows enterprise, cooperative to make a certain number of acts (recovery of debts, sale of assets ...) to get cash for making advance payment of bankruptcy fees.

2. Regarding the provisions of Article 27 of the LoB

After accepting the application for opening bankruptcy procedures, the judge must consider the application and other papers, documents attached, and require the enterprise, cooperative which falls into bankruptcy state to send a written report to review if the enterprise or cooperative falls into one of the cases specified in Article 27 of LoB or not to settle as follows:

2.1. In the case enterprise, cooperative is the body required to execute civil judgment on property, the judge must give written notice to the enforcement agency of civil judgments and request such agency to make decision to suspend the enforcement of civil judgment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3. In case of having secured creditors to request for the handling of security assets of the enterprise, cooperative, the judge must inform them of general principles of the handling of security assets of the enterprise, the cooperative that is temporarily being suspended. Just in case having all the following conditions, the judge may allow handling security assets of the enterprise or cooperative for the secured creditors:

a. Assets required for handling is the security assets for due debts;

b. The handling of the security assets does not affect the production and business activities of enterprise, cooperative;

c. The person who requests for handling security assets must have written request, which presents the reasons for requesting for handling security assets, raises the legitimate reason, and the handling of security assets of the enterprise for them is necessary.

3. Regarding the provisions of Article 29 of the LoB

3.1. Court's decision on opening of bankruptcy procedures must be sent to the enterprise, cooperative falling into bankruptcy state, the People’s Procuracy of the same level and was published in the local paper where the enterprise or cooperative falling into the bankruptcy state locates its headquarter, daily newspaper of central agency in three consecutive issues.

a. Local newspaper where enterprise or cooperative falling into the bankruptcy state has its head office is the press of the Party Committee of Province, the centrally-run cities or other local newspapers in accordance with the Law on Press and published many issues. In the event that there is no newspaper in that locality, it can publish on the newspaper of other locality, but it must be issued on that locality;

b. Daily newspaper of the central is the newspaper of a central body issuing daily across the country.

3.2. For creditors, the debtors of the enterprise, cooperative falling into bankruptcy state, the court shall only notify in writing to them in the form attached to this Resolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Regarding the provisions of Article 33 of the LoB

Obligations of assets of enterprise, cooperative which fall into bankruptcy state is determined by:

1.1. Total requirements of the creditors demanding enterprise, cooperative falling into bankruptcy state to perform obligations of unsecured assets (including mature and immature), that these obligations are established, generated before the time the Court accepts the application for opening bankruptcy procedures;

1.2. Total requirements of the secured creditors demanding enterprise, cooperative falling into bankruptcy state to perform obligations of secured assets (including mature and immature), that these obligation are established, generated before the time the Court accepts the application for opening bankruptcy procedures, but the priority right of payment has been canceled.

2. Regarding the provisions of Article 34 of the LoB

Where the judge issue decision to apply liquidation procedures for enterprise, cooperative, the undue debts at time of opening the liquidation procedure is handled according to the principle of amount of principal plus interest ( if any) calculated to the date the court issues decision to open the liquidation procedure.

Example: Company A signed a contract of loan credit witht the Bank B 5 billion dong for a period of 12 months at an interest rate of 1% per month. The contract is effective from 01-6-2004 to the end of 31-5-2005. If the contract is normally done, when it is mature, total amount of principal plus interest will be: 5 billion dong + (5 billion dong x 12 months x 1%/month = 5 billion 600 million dong. Because Company A falled into bankruptcy state and the court issued the decision to open the bankruptcy procedures for company A. On 01-3-2005, the court decided to to open the liquidation procedure for Company A. So Company A's debt is calculated as follows:

- The principal debt is 5 billion dong;

- Interest is calculated to the end of 02-2005 as 5 billion dong ´ 9 months ´ 1%/month = 450 million dong;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Regarding the provisions of Article 36 of the LoB

Enterprises that have been applied special measures on assets by the state (investment of capital, machinery and equipment, regulation of the debts ...) in order to restore business operations, but still not recovered, required to apply the liquidation procedures, before the division of property is made under the provisions of Article 37 of the LoB, the court must decide to refund value of the property has been applied special measures to the State as follows:

3.1. If special measure which is applied to property is money, the court must decide to refund exactly the amount invested by the State without interest.

3.2. If special measure which is applied to property is movable asset, real estate but is not money (land use rights, buildings, machinery, equipment,...), the court must decide to refund to the State the property value by the price at the time of applying the special measure, unless otherwise specified by state or between the state and enterprise, cooperative have agreed otherwise on this return.

4. Regarding the provisions of Article 38 of the LoB

4.1. The obligations which are not money are the obligations that under the provisions of the law, enterprise, cooperative must perform to those who have the rights or others must perform for enterprise and cooperative but they have not been conducted and the value of such obligations has not been calculated into money.

4.2. Where the obligation is not money that enterprise, cooperative must perform to those who have the rights and they have requested, it shall determine the value of such obligations at the time of opening bankruptcy procedures into money for including into obligations of assets of the enterprise or cooperative.

For example: according to the contract to be concluded, the enterprise A shall transport for enterprise B a number of machines from Hanoi to Ho Chi Minh City and vice versa enterprise B installs for enterprise A (installation labour) a production line. Enterprise B has implemented its obligations, but Enterprise A has not implemented its obligations and fall into bankruptcy state. Enterprise B has requested for valuation of installation labour for the production line for the enterprise to include in obligations of the assets of enterprise A, the court must determine the value of such obligations at the time of decision opening bankruptcy procedures and include in obligations of assets of the enterprise A.

4.3. In case of detecting obligations which are not money that others are obliged to perform for the enterprise, cooperative falling into bankruptcy state, determine the valuation of such obligations at the time of opening bankruptcy procedures into money to include in credit assets of the enterprise or cooperative.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.1. Regarding the provisions of clause 1 of Article 39 of the LoB.

In the case many enterprises, cooperatives have joint obligations on a debt that one or all of the enterprises or cooperatives falling into bankruptcy, if the creditor requires a certain enterprise, cooperative among the enterprises or cooperatives to pay debt, the repayment shall be made by such enterprise, cooperative. Then such enterprise, cooperative has the right to request enterprises, cooperatives having joint obligations on the debt has been paid to refund it their portion of obligations which have been paid as a substitute.

5.2. Regarding the provisions of clause 2 and clause 3 of Article 39 of LoB.

a. In the event the guarantor falls into bankruptcy state, and the guarantee does not fall into bankruptcy state, then the guarantee must perform its obligations of assets for the person who receives guarantee (not recorded the person who receives guarantee to the list of creditors for the guarantor);

b. In the case the guarantee falls into bankruptcy state, but the guarantor does not fall into bankruptcy state or in the case both the guarantor and the guarantee fall into bankruptcy state, then the guarantor must perform obligations of assets for the person who receives guarantee (not recorded the person who receives guarantee to the list of creditors for the guarantee falling into bankruptcy).

IV. ON CHAPTER IV - THE MEASURE PRESERVING PROPERTY OF LOB

1. Regarding the provisions of Article 44 of the LoB

1.1. During the court conducting bankruptcy procedures, if it is detected that enterprise, cooperative falling into bankruptcy state implements one of the transactions and within the period specified in clause 1 of Article 43 of the LoB, the unsecured creditors, the group of managing and liquidating assets may request the court to declare that the transaction is invalid. The request must be made in writing. Attached to the written request are the papers and documents to prove that their claims have grounds. Upon receiving the written request and papers, documents attached, the judge conducting bankruptcy procedures examines, reviews and if considering the request deems ground, in accordance with the law, shall issue the decision to declare that the transaction is invalid.

1.2. The Judge must send the decision to declare the transaction of enterprise, cooperative prescribed in clause 1 of Article 43 of the LoB as invalid to the group of managing and liquidating assets and parties to the transaction. The head of the group of managing and liquidating assets shall organize to execute the decision of the court under the provisions of clause 2 of Article 44 of the LoB.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. When creditors, enterprises, cooperatives fall into bankruptcy state, the head of the group of managing and liquidating assets found that the suspension of the contract performance is more favorable in term of assets (physical) for enterprises and cooperatives, shall send written request to the court for making decision to suspend the contract performance. Attached to the written request are the papers, documents to prove that the suspension of the effective contract performance is more favorable in term of assets (physical) for enterprises and cooperatives.

2.2. The determination of more advantage for enterprises, cooperatives in the suspension of contract performance shall be implemented as follows:

a. Provisional calculation of losses and damages that enterprises, cooperatives to suffer if they continue to perform the contracts;

b. Provisional calculation of property damages (as a manner of negative legal consequences) that enterprises, cooperatives suffer if unilaterally suspend the performance of the contracts;

c. If the damages of provisional calculation are guided at point b less than the damages as guided in point a, this subsection 2.2, it is considered as more favorable for enterprises.

2.3. After receiving the written request and papers, documents attached to prove that the suspension of the effective contract performance is more favorable in term of assets (physical) for enterprises and cooperatives, the Judge must consider immediately. If written request is deemed ground, the Judge can accept and issue a decision to suspend the contract performance. If written request is deemed groundless, shall not accept and inform the requesting person.

3. Regarding the provisions of Article 51 of the LoB

Last day to publish the decision to open bankruptcy procedures of the court is the final day to publish one of two newspapers without a distinction that it is of local newspaper or central newspaper.

For example: The decision to open bankruptcy procedures of the court is published in local newspaper for three consecutive issues on 02, 04 and 06-3-2005; is published on the central newspaper in the three consecutive issues on 02, 03 and 04-3-2005, then the final newspaper to publish is 06-3-2005.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.1. When deemed necessary to preserve the assets of enterprise or cooperative which fall into bankruptcy state, then the group of managing and liquidating assets must send written request to the judge in charge of conducting bankruptcy procedures to issue the decision to apply one or a number of temporary emergency measures provided for in Article 55 of the LoB. The written request must be specified the type of temporary temporary measure to be applied, application objects and reasons for applying.

4.2. The application of provisional emergency measures must aim to preserve the assets of the enterprises or cooperatives which fall into bankruptcy state, but may not affect business activities of enterprises, cooperatives under Article 30 of the LoB.

5. Regarding the provisions of Article 58 of the LoB

Upon receiving the case’ dossier transferred by the court making decision to suspend the handling of the case, the judge who is conducting bankruptcy procedures must consider and resolve. Under the provisions of LoB, decision of settling the case to be suspended may not be complainted or protested against; thus, when dealing with these types of cases, the judge accepts only those financial obligations which are clear, have sufficient proving evidence.

V. ON SOME OTHER PROVISIONS OF LOB

1. Regarding the provisions of Article 62 and Article 63 of the LoB

1.1. It should be distinguished that for those who are specified in Article 62 of LoB, the participation in the meeting of creditors is their rights, and for those who are specified in Article 63 of LoB, the participation in the meeting of creditors is their obligations. The distinction is to determine the eligibility of the meeting of creditors, postponing of the meeting of creditors and suspension of conducting bankruptcy procedures are stipulated in Articles 65, 66 and 67 of LoB.

1.2. In the case enterprises or cooperatives falling into bankruptcy state have no representatives as specified in clause 1 of Article 63 of LoB to participate in the meeting of creditors, the judge in charge of conducting bankruptcy procedures appoints the representives for enterprises and cooperatives to participate in the meeting of creditors. When appointing the representatives for enterprises, cooperatives to participate in the meeting of creditors, the judge should choose those who understand the work and activities of enterprises or cooperatives falling into bankruptcy state and for the general rules it should be appointed by the order of positions from the one who has position right after the legal representatives of enterprises, cooperatives and counted down. For private enterprise that the private enterprise’s owner has died and has no the legal successor of the enterprise’s owner, it is necessary to appoint a relative of the owner of that enterprise.

2. Regarding the provisions of Article 77 of the LoB:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. Notify in writing to the enforcement agency of civil judgments for continuing the implementation of civil judgement as prescribed by law. Attached to the written notice are the papers and documents relating to the enforcement of civil judgment (if any).

2.2. Return the case’s dossier (note that it is not all the records of the bankruptcy) to the competent court to resolve the case according to law provisions.

3. Regarding the provisions of Article 84 and Article 92 of the LoB

3.1. As stipulated in clause 3 of Article 84 and clause 3 of Article 92 of the LoB, the decision to settle complaints and protests of the superior court is final and legally effective from the date of issuing the decision. Therefore, when dealing with complaints and protests, the group of Judges should carefully consider decisions of the subordinate court, the application of the complainant or protest by the People's Procuracy to make decisions according to the law. Where necessary, the decision to settle complaints and protests must be disscussed to give comments by the Judicial Committee (for the provincial-level People's Court) or collective of leaders (for the Appellate Court of the Supreme People's Court).

3.2. In the event of having protest by the People's Procuracy for the decision to open the procedure of liquidation of assets or decision to declare enterprise or cooperative to be bankrupted, the superior court shall notify in writing the People's Procuracy of the same level. Where the People's Procuracy of the same level found that it should attend the meeting to consider and resolve the protest, it must notify in writing the court. After the court sent written notice of the date, time and place of the meeting that the People’s Procuracy’s representative is absent, the court shall still proceed to consider and resolve the protest according to the general procedures.

VI. ON SOME FORMS OF DOCUMENTS

Issued together with this Resolution the following Forms of documents:

1. Decision to open bankruptcy procedures (Form No.01).

2. Notice of opening of bankruptcy procedures (Form No.02).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Decision to suspend implementation of the contract being in effect (Form No.04).

5. Decision to recognize Resolution of the meeting of creditors on the plan for recovery of business operations (Form No.05).

6. Decision to suspend recovery procedures of business operations (Form No.06).

7. Decision to open procedures of liquidation of assets (Form No.07).

8. Decision to declare bankruptcy (Form No.08).

VII. EFFECT OF THE RESOLUTION

This Resolution was passed by the Judges' Council of Supreme People's Court dated April 28, 2005 and takes effect after 15 days from it publication on the Official Gazette.

The guidances of the Supreme People's Court which are issued before the effective date of this Resolution on the issues instructed in this Resolution are hereby annuled.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR JUDGES’ COUNCIL OF SUPREME PEOPLE’S COURT
CHIEF JUSTICE




Nguyen Van Hien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/04/2005 về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24.022

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.136.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!