Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 86/2001/NĐ-CP kiện kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản

Số hiệu: 86/2001/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 16/11/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 86/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 86/2001/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CÁC NGÀNH NGHỀ THUỶ SẢN

CHÍNHPHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vị áp dụng

1. Nghị định này quy định điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, bao gồm:

a) Khai thác thuỷ sản (trên các vùng biển Việt Nam);

b) Sản xuất giống thuỷ sản;

c) Nuôi trồng thuỷ sản;

d) Chế biến thuỷ sản (dùng làm thực phẩm);

đ) Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản;

e) Sản xuất thuốc thú y thuỷ sản (thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh các ngành nghề quy định tại Điều 1 của Nghị định này phải tuân theo quy định Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản có quy mô nhỏ, địa điểm cơ sở kinh doanh không nằm trong vùng quy hoạch; hộ gia đình, cá nhân chế biến thuỷ sản có quy mô nhỏ, sản xuất bằng phương pháp thủ công (theo quy định của Bộ Thuỷ sản) không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC THUỶ SẢN

Điều 3. Điều kiện khai thác thuỷ sản

Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừ những nghề khai thác thuỷ sản được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Giấy phép khai thác thuỷ sản (sau đây gọi tắt là Giấy phép)

1. Một tổ chức hoặc một các nhân có thể xin cấp Giấy phép cho nhiều tàu cá, nhưng mỗi Giấy phép chỉ ghi tên một tàu và chỉ có giá trị sử dụng cho tàu đó.

2. Thời hạn của Giấy phép không quá 36 tháng.

3. Bộ Thủy sản quy định mẫu Giấy phép (tại Phụ lục 2 kèm theo Nghị định này) để sử dụng thống nhất.

Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

2. Có Sổ chứng nhận khả năng hoạt động của tàu cá.

3. Có ngư cụ khai thác phù hợp với quy định của Bộ Thuỷ sản về bảo vệ và phát triển nguồn lợi.

4. Có Sổ danh bạ thuyền viên và Sổ thuyền viên đối với thuyền viên làm việc trên tàu theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

5. Thuyền trưởng, Máy trưởng đối với loại tàu mà theo quy định của Bộ Thuỷ sản phải có Bằng Thuyền trưởng, Máy trưởng.

Điều 6. Thủ tục và trình tự cấp Giấy phép

1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép bao gồm:

a) Đơn xin cấp Giấy phép (theo mẫu của Bộ Thuỷ sản tại Phụ lục 3 kèm theo Nghị định này);

b) Các loại giấy tờ theo quy định tại các điểm 1, 2, 4, 5 Điều 5 của Nghị định này (bản sao hợp lệ).

2. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận và xem xét hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp Giấy phép hoặc trả lợi bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy phép.

3. Tổ chức, cá nhân xin Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luât.

4. Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì thủ tục xin cấp Giấy phép theo Nghị định số 49/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ.

Điều 7. Cơ quan cấp Giấy phép

1. Cục Bảo vệ nguồn lợi thuộc Bộ Thuỷ sản cấp Giấy phép cho các tổ chức, cá nhân:

a) Các đơn vị trực thuộc Bộ thuỷ sản;

b) Các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương khác;

c) Các lực lượng vũ trang làm kinh tế.

2. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy phép cho các tổ chức, cá nhân có tàu cá không nói tại khoản 1 Điều này.

Điều 8. Các quy định khác về Giấy phép

1. Giấy phép bị thu hồi trong các trường hợp:

a) Khi phương tiện thanh lý hoặc bị mất; không đảm bảo an toàn bị đình chỉ hoạt động hoặc phương tiện đã thay đổi chủ sở hữu;

b) Giấy phép bị tẩy xoá, sửa chữa;

c) Người đi trên phương tiện vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 lần liên tục trở lên trong thời hạn của Giấy phép.

2. Không cấp Giấy phép trong các trường hợp:

a) Xin khai thác các loài thuỷ sản bị cấm, khai thác trong các vùng cấm, thời gian cấm hoặc bằng nghề bị cấm;

b) Trữ lượng nguồn lợi của các loài thuỷ sản khai thác đã được khai thác ở mức tối đa hoặc đang suy giảm.

Chương 3:

CÁC NGÀNH NGHỀ THUỶ SẢN KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Điều 9. Điều kiện sản xuất giống thuỷ sản

Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất giống thuỷ sản theo quy hoạch của ngành thuỷ sản hoặc của địa phương.

2. Ao, bế, trang thiết bị, hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải của cơ sở phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú ý và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Có ít nhất một cán bộ hoặc công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống do cơ quan thuỷ sản có thẩm quyền cấp.

4. Giống xuất xưởng phải bảo đảm đạt chất lượng đã công bố; cơ sở phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng; phải thực hiện kiểm dịch tại cơ sở sản xuất và thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Điều kiện nuôi trồng thuỷ sản thương phẩm

Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản thương phẩm phải có đủ các điều kiẹn sau đây:

1. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch của ngành thuỷ sản hoặc của địa phương.

2. Ao, bể nuôi, hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

4. Muôi trồng thuỷ sản theo các hình thức bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp phải thực hiện các quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm tra và công nhận cơ sở kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 11. Điều kiện chế biến thuỷ sản

Tổ chức, cá nhân chế biến thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến phải theo quy hoạch của ngành thuỷ sản hoặc của địa phưong.

2. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm phải bảo dảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp phải có ít nhất một cán bộ hoặc nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học trong một các chuyên ngành: công nghệ thực phẩm, chế biến thuỷ sản, sinh học, hoá sinh.

4. Phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm tra và công nhận cơ sở kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Sản phẩm xuất xưởng phải bảo đảm chất lượng đã công bố; phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm; thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.

6. Chỉ được sử dụng phụ gia, hoá chất thuộc danh mục được phép sử dụng để bảo quản và chế biến thuỷ sản.

Điều 12. Điều kiện sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản

Tổ chức, cá nhân sản xuất thực ăn nuôi thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải phải bảo đảm vệ sinh thú y thuỷ sản, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm (đối với cơ sở sản xuất theo phương thức công nghiệp, nhân viên kỹ thuật phải có trình độ đại học trở lên).

3. Sản phẩm xuất xưởng phải bảo đảm chất lượng đã công bố; phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm; thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Điều kiện sản xuất thuốc thú y thuỷ sản

Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải phải bảo đảm các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y.

2. Có ít nhất một cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật chuyên trách có trình độ đại học trở lên trong một các chuyên ngành: thú y, sinh học, hoá sinh, dược hoặc nuôi thuỷ sản.

3. Sản phẩm xuất xưởng phải bảo đảm chất lượng đã công bố; tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm; thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

THANH TRA, KIỂM TRA, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 14. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh ngành nghề thuỷ sản

1. Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

2. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm việc chấp hành quy định của pháp luật về diều kiện kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản và việc thực hiện các cam kết với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi đăng ký kinh doanh.

3. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra điều kiện kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Điều 15. Khiếu nại, tố cáo

Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo cơ quan Nhà nước, cá nhân có hành vi vi phạm quyền của các doanh nghiệp, theo quy đinh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 16. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Nghị định này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất., mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động, nhưng phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định của Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Điều 18. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC NGHỀ KHAI THÁC THUỶ SẢN KHÔNG CẦN CÓ GIẤY PHÉP

1. Các nghề khai thác hải sản ở biển:

a. Đẽo hầu (bằng tay);

b. Cào ngao, don, vọp,... trên bãi biển (bằng tay);

c. Câu, cạm hoặc bẫy cá lác ở bãi bùn cửa sông;

d. Bắt rạm bằng lờ, đó,...;

đ. Các loại nghề khai thác hải sản ở ven biển (không thuộc danh mục các nghề cấm khai thác) không sử dụng phương tiện tàu, thuyền, xuồng, thúng, bè hoặc có sử dụng các loại phương tiện này nhưng trọng tải của phương tiện dưới 0,5 tấn đăng ký.

 

PHỤ LỤC 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------------

Số:.......................

GIẤY PHÉP KHAI THÁC THUỶ SẢN

Cấp cho chủ tàu:................................................................................

Nơi thường trú:....................................................................................

Tên tàu:...............................................................................................

Số đăng ký tàu:...................................; Cơ quan đăng ký tàu:............

Kích thước chính của tàu: Lmax x Bmax x D(m):............................

Sức chở tối đa (tấn):............................................................................

Máy chính: số lượng (chiếc):........; Tổng công suất (sức ngựa):.........

Thuyền trưởng:....................................................................................

Số thuyền viên (người):.......................................................................

Được phép khai thác thuỷ sản trong các điều kiện sau:

Nghề khai thác

Tuyến khai thác

Thời gian hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấy phép này có giá trị đến ngày......... tháng.......... năm..............

Cấp tại:.............................., ngày......... tháng.......... năm.............

CƠ QUAN CẤP GIẤP PHÉP

 

PHỤ LỤC 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------------------------

Hà Nội, ngày...... tháng...... năm........

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC THUỶ SẢN

Kính gửi:.............................................................................

Tên chủ tàu:.............................................................................................

Nơi thường trú:........................................................................................

Đề nghị cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản với nội dung đăng ký như sau:

Tên tàu:....................................................................................................

Số đăng ký tàu:........................................................................................

Năm, nơi đóng tàu:..................................................................................

Kích thước chính của tàu: Lmax x Bmax x D(m):........... chiều chìm (m).......

Tổng dung tích (m3):...............................................................................

Dung tích hầm chứa (m3):.......................; Sức chở tối đa (tấn):..............

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức (sức ngựa)

Ghi chú

No 1

 

 

 

 

No2

 

 

 

 

No...

 

 

 

 

Loại nghề:.....................................................................................................

Tuyến khai thác: ............................................................................................

Tổng số người đi trên tàu: ..............................................................................

Tên các loài thuỷ sản khai thác chủ yếu: .......................................................

Mùa khai thác chính: từ tháng..... năm.......... đến tháng......... năm...............

Mùa khai thác phụ: từ tháng............năm............. đến tháng......... năm.........

Kích thước mắt lưới 2a (n m): ........................................................................

Phương pháp bảo quản sản phẩm: ..................................................................

Hồ sơ kèm theo:

1. ..............................................................................................................

2. ..............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thuỷ sản đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định pháp luật nhà nước.

XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

CHỦ TÀU

 

THE GOVERNMENT
----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 86/2001/ND-CP

Hanoi, November 16, 2001

 

DECREE

ON THE CONDITIONS FOR CONDUCTING AQUATIC RESOURCE BUSINESS LINES AND TRADES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on State Enterprises of April 20, 1995;
Pursuant to the Law on Cooperatives of March 20, 1996;
Pursuant to the Law on Enterprises of June 12, 1999;
Pursuant to the Ordinance on Protection and Development of Aquatic Resources of April 25, 1989;
At the proposal of the Minister of Aquatic Resources,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Exploitation of aquatic resources (in Vietnam’s sea areas);

b/ Production of aquatic breeds;

c/ Aquaculture;

d/ Processing of aquatic products (for use as food);

e/ Production of aquatic animal feeds;

f/ Production of veterinary drugs for aquatic animals (drugs, chemicals and biological products in service of aquaculture).

Article 2.- Objects of application

1. Vietnamese and foreign organizations and individuals that are engaged in the business lines and trades prescribed in Article 1 of this Decree shall have to comply with the provisions of this Decree and other relevant provisions of the Vietnamese law.

In cases where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Decree, such international treatys provisions shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

CONDITIONS FOR EXPLOITATION OF AQUATIC RESOURCES

Article 3.- Conditions for exploitation of aquatic resources

Organizations and individuals that exploit aquatic resources must have aquatic resources exploitation permits, except for aquatic resources exploitation occupations prescribed in Appendix 1 to this Decree.

Article 4.- Aquatic resources exploitation permit (hereinafter referred to as permit for short)

1. An organization or individual may apply for permits for many fishing ships, provided that each permit inscribes only one ship and is valid only for such ship.

2. The duration of a permit shall not exceed 36 months.

3. The Ministry of Aquatic Resources shall prescribe the permit form (not printed herein) for uniform use thereof.

Article 5.- Conditions for granting permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Having the book of certification of operating capacity of fishing ship.

3. Having fishing tackles, which conform to the regulations of the Ministry of Aquatic Resources on resource protection and development.

4. Having crew registry scroll and crew members book for crew members working on board as prescribed by the Ministry of Aquatic Resources.

5. Shipmaster and chief engineer, for certain types of ships prescribed by the Ministry of Aquatic Resources, must have shipmaster’s and chief engineer’s diplomas.

Article 6.- Permit-granting procedures

1. A dossier of application for a permit comprises:

a/ A permit application (made according to the form set by the Ministry of Aquatic Resources);

b/ Papers prescribed at Points 1, 2, 4 and 5, Article 5 of this Decree (true copies thereof).

2. Permit-granting agency(ies) shall have to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Within 15 days after receiving complete and valid dossiers, grant permits, or reply in writing, clearly justifying reasons for refusal to grant permits.

3. Organizations and individuals that apply for permits shall have to pay fee prescribed by law.

4. For enterprises established and operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam, the procedures for applying for permits shall comply with the Government’s Decree No. 49/1998/ND-CP of July 13, 1998.

Article 7.- Permit-granting agencies

1. The Department for Aquatic Resources Protection under the Ministry of Aquatic Resources shall grant permits to the following organizations and individuals:

a/ Units attached to the Ministry of Aquatic Resources;

b/ Units attached to other ministries and central branches;

c/ Armed force units engaged in economic activities.

2. The Sub-Departments for Aquatic Resources Protection in the provinces and centrally-run cities shall grant permits to organizations and individuals other than those mentioned in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Permits shall be withdrawn in the following cases:

a/ When permit holders means are liquidated or lost, fail to satisfy the safety requirements, thus being suspended from operation, or change hands;

b/ Permits are erased, crossed out or modified;

c/ Persons on board violate regulations on aquatic resources protection and are sanctioned for administrative violations for three successive times or more within the permit duration.

2. Permits shall not be granted in the following cases:

a/ Applications for the exploitation of banned aquatic species, exploitation of aquatic resources in restricted areas, within the ban duration or by banned methods;

b/ Reserve resources of aquatic species under exploitation have been exploited to the utmost or shirk.

Chapter III

CONDITIONAL AQUATIC RESOURCE BUSINESS LINES AND TRADES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals that produce aquatic breeds must fully meet the following conditions:

1. Places for building establishments for aquatic breed production must be in line with the planning of the aquatic resources sector or localities.

2. Ponds, pools, facilities, equipment, water supply and drainage systems and waste water treatment systems of their establishments must be up to the veterinary sanitation and environmental protection standards prescribed by law.

3. Each establishment must have at least one technical cadre or worker who is possessed of the certificate of being trained in breeding technique granted by the competent aquatic resources body.

4. The delivered breeds must be up to the already announced quality standards; the establishments must inspect by themselves and bear responsibility for the quality of the breeds. The quarantine must be conducted right at the production establishments and the goods labeling regulation must be observed according to the provisions of law.

Article 10.- Conditions for commercial aquatic product rearing

Organizations and individuals engaged in the commercial aquatic product rearing must fully meet the following conditions:

1. Places for building aquaculture establishments must be in line with the planning of the aquatic resources sector or localities.

2. Ponds, pools, facilities, equipment, water supply and drainage systems and waste water treatment systems must be up to the veterinary sanitation and environmental protection standards prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The aquaculture in semi-intensive, intensive or industrial form must be conducted in compliance with the Ministry of Aquatic Resources regulations on inspection and recognition of aquatic product trading establishments which attain the food hygiene and safety standards.

Article 11.- Conditions for aquatic product processing

Organizations and individuals engaged in aquatic product processing must fully meet the following conditions:

1. Places for building processing establishments must be in line with the planning of the aquatic resources sector or localities.

2. Workshops, storehouses, processing facilities, equipment and tools, sanitation equipment, systems for treating waste water, solid waste and exhaust gases, equipment and devices for product quality control must be up to the food hygiene and safety and environmental protection standards prescribed by law.

3. Each establishment for aquatic product processing by industrial methods must have at least one technical cadre or worker who has the university degree in one of the following specialties: food technology, aquatic product processing, biology or bio-chemistry.

4. They must apply the quality control system and observe the regulations of the Ministry of Aquatic Resources on inspection and recognition of aquatic product trading establishments which attain the food hygiene and safety standards.

5. The delivered products must be up to the already announced quality standards; the concerned establishments must inspect by themselves and bear responsibility for the quality of the products; the goods labeling regulation must be observed according to the provisions of law.

6. Only additives and chemicals on the list of chemicals permitted for use in the preservation and processing of aquatic products shall be used.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals engaged in production of feeds for aquatic animals must fully meet the following conditions:

1. Workshops, store houses, facilities, equipment and waste treatment system must be up to the environmental protection and veterinary sanitation standards.

2. Each establishment must have at least one technical worker qualified for production technology operation and product quality control (for industrially manufacturing establishments, technical workers must have the university or higher degree).

3. The delivered products must be up to the already announced quality standards; the establishments must inspect by themselves and bear responsibility for the quality of the products; the goods labeling regulations must be observed according to the provisions of law.

Article 13.- Conditions for production of veterinary drugs for aquatic animals

Organizations and individuals engaged in the production of veterinary drugs for aquatic animals must fully meet the following conditions:

1. Workshops, store houses, facilities, equipment and waste treating systems must be up to the environmental protection and veterinary sanitation standards.

2. Each establishment must have at least one full-time managerial or technical cadre who has the university or higher degree in one of the following specialties: veterinary medicine, biology, bio-chemistry, pharmacy or aquaculture.

3. The delivered products must be up to the already announced quality standards; the establishments must inspect by themselves and bear responsibility for the quality of the products; the goods labeling regulations must be observed according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



INSPECTION, EXAMINATION, COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 14.- Inspection and examination of aquatic resource business lines and trades

1. The Ministry of Aquatic Resources shall have to organize the inspection and examination of business activities of those engaged in aquatic resources lines and trades, and handle violations according to its competence.

2. The inspection and examination shall cover the observance of law provisions on conditions for aquatic resources business lines and trades and the fulfillment of commitments with the competent State management agencies when the business registration is made.

3. The inspection and/or examination of conditions for aquatic resources business lines and trades must comply with the provisions of law.

Article 15.- Complaints and denunciations

Organizations and individuals may lodge complaints and/or denunciations against State agencies and/or individuals that commit acts of infringing upon enterprises’ rights according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

Article 16.- Commendation and handling of violations

1. Organizations and individuals that record merits in the implementation of this Decree shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law. All acts of violating the provisions of this Decree shall, depending on their nature and seriousness, be administratively sanctioned or examined for penal liability. If damage is caused, compensation therefor must be made according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. Organizations and individuals engaged in aquatic resources business lines and trades before the effective date of this Decree shall be allowed to continue their operation, provided that the business conditions prescribed in this Decree must be fully met before January 1, 2003.

Article 18.- Responsibilities for guidance and implementation

1. The Ministry of Aquatic Resources shall have to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

 

APPENDIX 1

LIST OF AQUATIC RESOURCE EXPLOITATION OCCUPATIONS REQUIRING NO PERMIT

1. Occupations of exploiting marine products:

a/ Whittling oyster (by hand);

b/ Raking meretrix, mussel, mytilus,... on beaches (by hand);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Catching sesarma (spider crab) with fish pots and cylindrical bamboo fish pots;

e/ Exploiting marine products along coasts (not on the list of banned exploitation occupations) without using ships, boats, motor boats, guffas and rafts or using such means of a registered tonnage of under 0.5 ton.-

 

 

THE GOVERNMENT  

 
 
 
Phan Van Khai   

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.422

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.35.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!