Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 159/2020/NĐ-CP quản lý người giữ chức danh chức vụ tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Số hiệu: 159/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 31/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

07 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định 159/2020/NĐ-CP quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, quy định 7 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:

(1) Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

(2) Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

(3) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định (quy định mới).

(4) Phải đủ tuổi bổ nhiệm (tính theo tháng) theo quy định;

Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm.

(5) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(6) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

(7) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.

Nghị định 159/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2020.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI GIỮ CHỨC DANH, CHỨC VỤ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định:

1. Đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người giữ chức danh, chức vụ và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.

2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước).

4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;

b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);

c) Thành viên Hội đồng thành viên;

d) Tổng giám đốc;

đ) Giám đốc;

e) Phó tổng giám đốc;

g) Phó giám đốc;

h) Kế toán trưởng.

5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).

6. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước).

7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cấp có thẩm quyền là cấp có quyền quyết định:

a) Đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên;

b) Đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước.

2. Cơ quan tham mưu là cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ của cấp có thẩm quyền.

3. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và cấp ủy cùng cấp.

4. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là người do cơ quan đại diện chủ sở hữu cử làm đại diện một phần hoặc toàn bộ phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ hoặc một số quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông nhà nước hoặc thành viên góp vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

5. Kiểm soát viên là người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu, được cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước

1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ.

4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ khác nhau phải bảo đảm không được xung đột lợi ích.

5. Trường hợp luật có quy định khác về quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Chương II

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ KIÊM NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, KIỂM SOÁT VIÊN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 5. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

1. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ.

2. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

3. Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

4. Có ý kiến trước khi bổ nhiệm đối với Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 6. Thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu

1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ:

a) Quyết định đánh giá Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty;

b) Quyết định quy hoạch Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ;

c) Quyết định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên;

d) Có ý kiến trước khi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;

đ) Phê duyệt chủ trương theo đề nghị của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc.

2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền thành lập của cơ quan đại diện chủ sở hữu:

a) Quyết định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên;

b) Có ý kiến trước khi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc, Giám đốc;

c) Phê duyệt chủ trương theo đề nghị của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc.

3. Đối với doanh nghiệp có phần vốn nhà nước:

Quyết định đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước.

Điều 7. Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước

1. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

a) Thành viên Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác; Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác;

c) Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu;

d) Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03;

đ) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.

2. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau:

a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;

b) Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.

3. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:

a) Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách chỉ được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại 01 doanh nghiệp;

b) Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng không quá 03;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước không được kiêm nhiệm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cơ quan đại diện chủ sở hữu;

d) Người đại diện phần vốn nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.

Chương III

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HÀNG NĂM ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 8. Xếp loại chất lượng

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 9. Trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng

1. Hàng năm, cấp có thẩm quyền có trách nhiệm giao và xác định cụ thể các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác đối với Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.

2. Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 10. Thời điểm đánh giá

1. Việc đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được thực hiện hàng năm sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; việc đánh giá người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện sau khi công bố báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.

2. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên thì đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên trước; đánh giá, xếp loại chất lượng quản lý sau.

Điều 11. Căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng

1. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào:

a) Điều lệ doanh nghiệp;

b) Quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm.

2. Đối với Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước căn cứ vào:

a) Quyền, trách nhiệm của Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phê duyệt hàng năm;

d) Việc tuân thủ các quy định của điều lệ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 12. Nội dung đánh giá

Nội dung đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm:

1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp;

2. Kết quả công tác của cá nhân:

a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc;

b) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

c) Kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm;

d) Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);

đ) Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Điều 13. Trình tự, thủ tục đánh giá

1. Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước:

a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng;

b) Hội đồng thành viên họp nhận xét, đánh giá đối với người quản lý doanh nghiệp. Cuộc họp đánh giá, xếp loại chất lượng được ghi thành biên bản, trong đó nêu rõ thành phần tham dự, các ý kiến tham gia;

c) Lấy ý kiến bằng văn bản về đánh giá, xếp loại chất lượng người quản lý doanh nghiệp của cấp ủy cùng cấp;

d) Trên cơ sở ý kiến của cấp ủy cùng cấp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người quản lý doanh nghiệp theo thẩm quyền hoặc báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.

2. Đối với Kiểm soát viên:

a) Kiểm soát viên viết bản tự nhận xét, đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu;

b) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng quy định tại Nghị định này và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đối với Kiểm soát viên.

3. Đối với người đại diện phần vốn nhà nước:

a) Người đại diện phần vốn nhà nước viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu;

b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị đối với người đại diện phần vốn nhà nước (nếu cần);

c) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng quy định tại Nghị định này và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đối với người đại diện phần vốn nhà nước.

4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được lưu vào hồ sơ và thông báo đến từng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.

Điều 14. Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:

1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:

a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được xếp loại A theo quy định;

b) Đối với Kiểm soát viên: Doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cấp có thẩm quyền;

c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước: Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; hoàn thành từ 100% trở lên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

2. Kết quả công tác của cá nhân:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;

b) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

c) Hoàn thành từ 100% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận;

d) Hoàn thành tốt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);

đ) Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước.

Điều 15. Tiêu chí đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:

1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:

a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được xếp loại A theo quy định;

b) Đối với Kiểm soát viên: Đạt tiêu chí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước: Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; hoàn thành từ 90% trở lên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

2. Kết quả hoạt động của cá nhân:

a) Đạt các tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị định này;

b) Hoàn thành từ 90% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 16. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi đạt được các tiêu chí sau:

1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:

a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được xếp loại B theo quy định;

b) Đối với Kiểm soát viên: Doanh nghiệp được đánh giá chấp hành chưa tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Không áp dụng điểm này nếu Kiểm soát viên đã có ý kiến cảnh báo bằng văn bản và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu;

c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước: Doanh nghiệp chấp hành chưa tốt các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc hoàn thành từ 70% đến dưới 90% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

2. Kết quả công tác của cá nhân:

a) Đạt các tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị định này;

b) Hoàn thành từ 70% đến dưới 90% các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 17. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong các tiêu chí sau:

1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp:

a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp được xếp loại C theo quy định;

b) Đối với Kiểm soát viên: Doanh nghiệp có vi phạm quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp Kiểm soát viên đã có ý kiến cảnh báo bằng văn bản và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu;

c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước: Doanh nghiệp có vi phạm quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp, không chấp hành đầy đủ ý kiến của cấp có thẩm quyền hoặc hoàn thành dưới 70% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được chủ sở hữu chấp thuận.

2. Kết quả công tác của cá nhân:

a) Có biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức; có lối sống không lành mạnh; vi phạm các quy định về ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong, lề lối làm việc đã được cấp có thẩm quyền kết luận;

b) Không thực hiện hoặc vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

c) Hoàn thành dưới 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận;

d) Không thực hiện hoặc tuân thủ không đúng ý kiến chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cấp có thẩm quyền;

đ) Không khắc phục được các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có).

Chương IV

QUY HOẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN

Mục 1. NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Điều 18. Nguyên tắc, điều kiện thực hiện quy hoạch

1. Mỗi giai đoạn 05 năm chỉ xây dựng quy hoạch một lần, được rà soát, bổ sung hàng năm, bảo đảm nguyên tắc động và mở. Vào đầu năm thứ 2 của giai đoạn thì xây dựng quy hoạch cho giai đoạn sau.

2. Công tác quy hoạch phải bảo đảm nghiêm túc, khách quan; phương thức tổ chức khoa học, chính xác, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm lựa chọn được người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

3. Nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch:

a) Phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và cơ bản đáp ứng đủ tiêu chuẩn của từng chức danh quản lý do cấp có thẩm quyền ban hành;

b) Phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp;

c) Phải đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực thực tiễn, chiều hướng và triển vọng phát triển trước khi đưa vào quy hoạch;

d) Không đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.

4. Đối với nhân sự đang giữ chức danh quản lý thì chỉ quy hoạch vào chức danh cao hơn và phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác được ít nhất 01 nhiệm kỳ, tính từ thời điểm cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.

5. Việc quy hoạch Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện và quyết định theo thẩm quyền.

Điều 19. Chuẩn bị trước khi thực hiện quy trình quy hoạch

Vào năm đầu của từng giai đoạn 05 năm, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp thành viên xây dựng quy hoạch đối với các chức danh được phân cấp quản lý làm cơ sở để lựa chọn nguồn quy hoạch cấp mình trực tiếp quản lý.

Mục 2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH QUY HOẠCH

Điều 20. Phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch

Việc phát hiện, giới thiệu danh sách nhân sự dự kiến đưa vào nguồn quy hoạch được thực hiện như sau:

1. Cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch và đề xuất danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch, báo cáo Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.

Danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch có đầy đủ các thông tin: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; ngày vào Đảng (nếu là đảng viên); trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị (nếu có); chức danh quản lý, đơn vị đang công tác.

2. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thống nhất về cơ cấu, số lượng dự kiến quy hoạch; xem xét danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch và giới thiệu thêm nhân sự (nếu có); bỏ phiếu kín quyết định danh sách nhân sự đưa ra lấy ý kiến giới thiệu tại hội nghị lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch.

Điều 21. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu nguồn quy hoạch

Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu nguồn quy hoạch. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.

1. Thành phần dự hội nghị ở tập đoàn được quy định như sau:

a) Ở công ty mẹ tập đoàn gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc; Kế toán trưởng; Trưởng, Phó ban chuyên môn và tương đương; Ban Thường vụ cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên;

b) Ở doanh nghiệp do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Bí thư cấp ủy;

c) Ở doanh nghiệp do tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung, Bí thư cấp ủy;

d) Ở doanh nghiệp do tập đoàn nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung;

đ) Ở đơn vị sự nghiệp của tập đoàn gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy.

2. Thành phần dự hội nghị ở tổng công ty được quy định như sau:

a) Ở công ty mẹ tổng công ty gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc; Kế toán trưởng; Trưởng, Phó phòng chuyên môn và tương đương; Ban Thường vụ cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên;

b) Ở doanh nghiệp do tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Bí thư cấp ủy;

c) Ở doanh nghiệp do tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung, Bí thư cấp ủy;

d) Ở doanh nghiệp do tổng công ty nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung;

đ) Ở đơn vị sự nghiệp của tổng công ty gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy.

3. Thành phần dự hội nghị ở công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:

a) Ở công ty gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng; Trưởng, Phó trưởng phòng chuyên môn và tương đương; Ban Thường vụ cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên;

b) Ở doanh nghiệp do công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy;

c) Ở doanh nghiệp do công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung, Bí thư cấp ủy;

d) Ở doanh nghiệp do công ty nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm: Người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện phụ trách chung;

đ) Ở đơn vị sự nghiệp của công ty gồm: Người đứng đầu, Bí thư cấp ủy.

4. Trình tự tiến hành hội nghị:

a) Chủ trì hội nghị phổ biến mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện và cơ cấu, số lượng dự kiến đưa vào quy hoạch cho từng chức danh.

Cơ quan tham mưu giới thiệu danh sách nhân sự dự kiến đưa vào nguồn quy hoạch. Các thành viên dự hội nghị có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị nhưng phải có tóm tắt lý lịch, nhận xét, đánh giá kết quả công tác trong 03 năm gần nhất của người được giới thiệu;

b) Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến;

c) Các thành viên dự hội nghị bỏ phiếu kín giới thiệu quy hoạch, số phiếu phát ra và số phiếu thu về phải được công bố tại hội nghị. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

Điều 22. Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch

1. Cơ quan tham mưu tổng hợp kết quả giới thiệu nguồn quy hoạch báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, thống nhất danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch để lấy ý kiến tại hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng. Nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch phải đạt từ 30% trở lên số phiếu tại hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu.

2. Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.

Thành phần dự hội nghị bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cấp ủy cùng cấp; Trưởng phòng (ban) và tương đương ở doanh nghiệp công ty mẹ; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty các doanh nghiệp do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ; người đại diện phụ trách chung (nếu có) hoặc người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

3. Trình tự tiến hành hội nghị:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phổ biến mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện và cơ cấu, số lượng dự kiến đưa vào quy hoạch cho từng chức danh.

Cơ quan tham mưu giới thiệu danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch đã được tập thể lãnh đạo mở rộng thống nhất tại khoản 1 Điều này;

b) Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến;

c) Các thành viên dự hội nghị bỏ phiếu kín giới thiệu quy hoạch, số phiếu phát ra và số phiếu thu về phải được công bố tại hội nghị. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

Điều 23. Quyết định quy hoạch

1. Trên cơ sở kết quả giới thiệu nguồn quy hoạch tại các bước trong quy trình, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan tham mưu rà soát, tổng hợp, báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và bỏ phiếu kín quyết định nhân sự được quy hoạch cho từng chức danh và phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

a) 01 chức danh phải quy hoạch từ 02 đến 04 người, không quy hoạch 01 người cho 01 chức danh;

b) Không quy hoạch 01 người vào quá 03 chức danh;

c) Cơ cấu, độ tuổi phù hợp.

2. Những trường hợp được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý giới thiệu thì được quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định đưa vào quy hoạch.

Điều 24. Định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch

Hàng năm, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch một lần để xem xét, bổ sung các nhân sự mới vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh quy hoạch. Thời điểm rà soát, bổ sung tiến hành sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm hoặc theo quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Điều 25. Quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch

1. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm, cơ quan tham mưu có trách nhiệm:

a) Thẩm định, rà soát và dự kiến phương án bổ sung nhân sự có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đưa vào quy hoạch và đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch đối với những trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;

b) Báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, cho ý kiến về phương án bổ sung quy hoạch trước khi lấy ý kiến tại hội nghị cán bộ chủ chốt và xem xét, bỏ phiếu kín đối với các trường hợp đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch. Những trường hợp có trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý thì đưa ra khỏi quy hoạch hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định đưa ra khỏi quy hoạch.

2. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu nhân sự dự kiến bổ sung quy hoạch: Thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này.

3. Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến bổ sung quy hoạch: Thực hiện như quy định tại Điều 22 Nghị định này.

4. Quyết định bổ sung quy hoạch:

Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến các hội nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định, cơ quan tham mưu rà soát, tổng hợp, báo cáo tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và bỏ phiếu kín quyết định nhân sự được bổ sung quy hoạch cho từng chức danh.

Những trường hợp được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý giới thiệu thì được quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định đưa vào quy hoạch.

Điều 26. Hồ sơ quy hoạch

Hồ sơ nhân sự được quy hoạch phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm:

1. Tờ trình về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký;

2. Danh sách trích ngang người được quy hoạch và kết quả phiếu giới thiệu tại các hội nghị trong quy trình quy hoạch, có xác nhận của cấp có thẩm quyền;

3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

4. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

5. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp;

6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;

7. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;

8. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;

9. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.

Chương V

BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI VÀ ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN

Mục 1. BỔ NHIỆM

Điều 27. Thời hạn giữ chức vụ

1. Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.

Điều 28. Điều kiện bổ nhiệm

1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

4. Tuổi bổ nhiệm:

a) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

b) Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

5. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

7. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.

Điều 29. Đề xuất chủ trương bổ nhiệm

1. Đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước:

a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;

b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.

2. Đối với bổ nhiệm Kiểm soát viên:

a) Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;

b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.

Điều 30. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ

1. Đề xuất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình:

Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.

2. Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Thành phần tham gia hội nghị thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này. Mỗi thành viên dự họp giới thiệu 01 người cho 01 chức danh. Người nào có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

3. Lựa chọn nhân sự để đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt:

Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ, khả năng đáp ứng của nhân sự được giới thiệu và trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Mỗi thành viên dự họp giới thiệu 01 người cho 01 chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Người nào có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này.

Trường hợp kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 đối với nhân sự thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo, giải trình rõ với cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

4. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt:

Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, thành phần tham gia thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này.

Hội nghị thực hiện các nội dung sau đây: Thông báo cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chức danh cần bổ nhiệm; thông báo danh sách nhân sự được tập thể lãnh đạo doanh nghiệp giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm (có thể ký hoặc không ký tên). Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

5. Quyết định bổ nhiệm:

Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Người nào có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định.

Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 31. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác

1. Trường hợp nhân sự từ nơi khác do doanh nghiệp đề xuất thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, thống nhất về chủ trương thực hiện và tiến hành một số công việc sau: Cử đại diện gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm; xác minh lý lịch của nhân sự;

b) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý;

c) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;

d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Trường hợp nhân sự từ nơi khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu dự kiến điều động, bổ nhiệm thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì thực hiện một số công việc sau: Trao đổi ý kiến với Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty về dự kiến điều động, bổ nhiệm; trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm; gặp nhân sự được đề nghị điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; xác minh lý lịch của nhân sự;

b) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;

c) Tập thể lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu đồng ý;

d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều động, bổ nhiệm hoặc thông báo để Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm theo thẩm quyền.

Điều 32. Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm nhân sự thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ

1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ thực hiện theo các bước sau đây:

a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, đề xuất về nhu cầu bổ nhiệm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu;

b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thẩm định;

c) Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm;

d) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chủ trì, phối hợp với Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định; trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;

e) Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm, sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban Cán sự đảng Chính phủ.

2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều động, bổ nhiệm, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thẩm định;

b) Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương điều động, bổ nhiệm;

c) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương điều động, bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm nhân sự theo quy định; trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;

đ) Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm, sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban Cán sự đảng Chính phủ.

3. Đối với trường hợp bổ nhiệm nhân sự giữ chức danh Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên chủ trì thực hiện quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu;

b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;

c) Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm.

Điều 33. Bổ nhiệm trong trường hợp khác

1. Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, trường hợp chức danh, chức vụ đang giữ ở doanh nghiệp cũ tương đương hoặc cao hơn chức danh, chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở doanh nghiệp mới thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc trình có thẩm quyền quyết định chuyển đổi chức danh, chức vụ theo chức danh, chức vụ ở doanh nghiệp mới.

Trường hợp chức danh, chức vụ người quản lý doanh nghiệp nhà nước đang giữ ở doanh nghiệp cũ thấp hơn chức danh, chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở doanh nghiệp mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác;

b) Đối với Kiểm soát viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định bổ nhiệm lại kiểm soát viên tại doanh nghiệp mới theo quy định.

2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu trực tiếp chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp sau:

a) Bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước tại doanh nghiệp mới được thành lập;

b) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo doanh nghiệp mất đoàn kết, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan;

c) Trường hợp vì thiên tai, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác mà doanh nghiệp không còn người lãnh đạo, quản lý.

3. Trường hợp doanh nghiệp chưa kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc giao phụ trách Hội đồng thành viên cho đến khi có quyết định bổ nhiệm chính thức của cấp có thẩm quyền. Thời gian giao quyền, giao phụ trách không tính vào thời gian giữ chức vụ khi được bổ nhiệm.

Điều 34. Hồ sơ bổ nhiệm

1. Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.

2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm.

3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất.

5. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

6. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp.

7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.

8. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.

9. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.

10. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.

11. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.

12. Các kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu có liên quan (nếu có).

Mục 2. BỔ NHIỆM LẠI

Điều 35. Thời điểm và thời hạn thực hiện bổ nhiệm lại

1. Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để doanh nghiệp, cá nhân được biết.

2. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm, tính đến thời điểm nghỉ hưu còn từ đủ 24 tháng công tác trở lên đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn từ đủ 18 tháng công tác trở lên đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm thì vẫn phải thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại; nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

3. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại:

a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;

b) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.

4. Quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ phải được ban hành trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm ít nhất 01 ngày làm việc.

Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.

Điều 36. Điều kiện bổ nhiệm lại

1. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

2. Doanh nghiệp có nhu cầu.

3. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận.

4. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

5. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại trước khi quyết định.

6. Một cá nhân được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty không quá 02 nhiệm kỳ tại một doanh nghiệp, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại doanh nghiệp đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.

Một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại một doanh nghiệp.

Điều 37. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại

1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại.

2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước:

a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;

b) Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại: Thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này;

c) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và quyết định nhân sự:

Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận kết quả lấy ý kiến tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định.

Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Điều 38. Kéo dài thời gian giữ chức vụ

1. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn dưới 18 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm thì không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại và cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

2. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện việc xem xét, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

3. Việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau:

a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;

b) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, xem xét, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín.

Nhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

c) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;

d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Việc xem xét kéo dài thời gian chức vụ đối với Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Điều 39. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ

1. Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.

2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm lại hoặc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ.

3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

4. Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ.

5. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp.

6. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.

7. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.

8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.

9. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.

Mục 3. ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN

Điều 40. Đối tượng, phạm vi điều động, luân chuyển

1. Đối tượng điều động, luân chuyển:

a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên mà theo quy định không được giữ quá 02 nhiệm kỳ liên tục ở một doanh nghiệp.

2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển giữa các doanh nghiệp cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

3. Việc điều động, luân chuyển phải căn cứ vào nhu cầu công tác, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch điều động, luân chuyển được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn chức danh của vị trí công tác dự kiến quy hoạch.

Điều 41. Quy trình thực hiện kế hoạch điều động, luân chuyển

1. Hàng năm, cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu theo phân cấp quản lý cán bộ.

2. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu họp thảo luận, trao đổi thống nhất kế hoạch và nhân sự cụ thể dự kiến điều động, luân chuyển.

3. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của tập thể lãnh đạo doanh nghiệp nơi nhân sự dự kiến điều động, luân chuyển đang công tác và tập thể lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nơi nhân sự được dự kiến điều động, luân chuyển đến.

4. Trao đổi trực tiếp với nhân sự về việc thực hiện chủ trương điều động, luân chuyển.

5. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 42. Thời gian luân chuyển

Thời gian luân chuyển ít nhất là 36 tháng đối với một lần luân chuyển, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 43. Bố trí công tác sau luân chuyển

1. Khi hết thời gian luân chuyển, cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện việc nhận xét, đánh giá về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển và bố trí, phân công công tác đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.

2. Việc xem xét bố trí, phân công công tác đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gắn với trách nhiệm cá nhân của nhân sự được luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá của cấp có thẩm quyền.

Điều 44. Chế độ, chính sách đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển

1. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển đến công tác phải chuẩn bị và tạo điều kiện cần thiết để người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được ổn định sinh hoạt và công tác.

2. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được điều động, luân chuyển đảm nhiệm chức danh, chức vụ nào thì hưởng chế độ, chính sách tương ứng với chức danh, chức vụ đó theo quy định của pháp luật.

3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày quyết định điều động, luân chuyển có hiệu lực thi hành.

Chương VI

CỬ, CỬ LẠI NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC

Mục 1. CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 45. Thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước

1. Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu đề cử để bầu, bổ nhiệm chức danh quản lý giữa nhiệm kỳ của chức danh đó thì thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước là thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó theo quy định của điều lệ doanh nghiệp.

2. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước được cử đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thì thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước được tính từ ngày quyết định cử đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước được tính từ ngày được cử đại diện phần vốn nhà nước theo chức danh cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.

Điều 46. Điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước

1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

3. Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.

4. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

6. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự trước khi cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.

Điều 47. Trình tự, thủ tục cử người đại diện phần vốn nhà nước

1. Căn cứ vào giá trị vốn của nhà nước, quy mô của doanh nghiệp và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn người đại diện phần vốn nhà nước, cơ quan tham mưu đề xuất với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm người đại diện phần vốn nhà nước, gồm các thông tin: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; ngày vào Đảng (nếu là đảng viên); trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị (nếu có); chức danh quản lý; cơ quan, đơn vị đang công tác.

2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thống nhất về chủ trương thực hiện và tiến hành một số công việc sau:

a) Gặp nhân sự được dự kiến đề cử làm người đại diện phần vốn nhà nước để nhân sự cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước nếu được cử;

b) Trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương cử người đại diện phần vốn nhà nước; xác minh lý lịch của nhân sự.

3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về nhân sự dự kiến đề cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.

4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, kết luận những vấn đề phát sinh (nếu có), thảo luận, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước.

Điều 48. Hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước

1. Tờ trình về việc đề nghị cử người đại diện phần vốn nhà nước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.

2. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

3. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất.

4. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức đang quản lý người được đề nghị cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.

5. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.

6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.

7. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.

8. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.

9. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.

10. Bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước với chủ sở hữu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu thông qua.

Mục 2. CỬ LẠI NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 49. Điều kiện cử lại người đại diện phần vốn nhà nước

1. Người đại diện phần vốn nhà nước được cử lại làm người đại diện nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn làm nhiệm vụ người đại diện phần vốn nhà nước;

b) Đáp ứng đủ điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và khoản 6 Điều 46 Nghị định này.

2. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước không đủ tuổi công tác hết nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp thì thời gian cử lại làm người đại diện phần vốn nhà nước được tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Điều 50. Trình tự, thủ tục cử lại người đại diện phần vốn nhà nước

1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời gian cử làm người đại diện theo quy định, người đại diện phần vốn nhà nước làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.

2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về nhân sự dự kiến cử lại làm người đại diện phần vốn nhà nước.

3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, kết luận những vấn đề phát sinh (nếu có), thảo luận, quyết định cử lại người đại diện phần vốn nhà nước.

Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước không được cử lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 51. Hồ sơ cử lại người đại diện phần vốn nhà nước

1. Tờ trình về việc đề nghị cử lại làm người đại diện phần vốn nhà nước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.

2. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

3. Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước.

4. Nhận xét, đánh giá của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

5. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.

6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.

7. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.

8. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.

Chương VII

TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM VÀ THÔI LÀM ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 52. Từ chức

1. Cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Tự nguyện xin thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;

b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;

c) Vì lý do cá nhân khác.

2. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh mà việc từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung;

b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.

3. Quy trình xem xét chấp thuận từ chức:

a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin từ chức của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, cơ quan tham mưu hoặc lãnh đạo doanh nghiệp phải trao đổi với nhân sự có đơn xin từ chức. Trường hợp nhân sự rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp nhân sự không rút đơn thì cơ quan tham mưu xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định chấp thuận để người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định.

4. Khi đơn xin từ chức chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi có quyết định chấp thuận từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo; được bảo lưu lương chức vụ, chức danh theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.

Điều 53. Miễn nhiệm

1. Cấp có thẩm quyền xem xét, miễn nhiệm chức vụ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên trong các trường hợp sau:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

c) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;

d) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một nhiệm kỳ bổ nhiệm;

đ) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;

e) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

2. Quy trình xem xét miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên:

a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định.

3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên bị miễn nhiệm không được hưởng lương theo chức vụ, chức danh kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau khi bị miễn nhiệm, cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp; cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm

a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;

b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;

c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.

Điều 54. Cho thôi đại diện phần vốn nhà nước

1. Cấp có thẩm quyền xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn và được cơ quan chủ sở hữu đồng ý;

b) Cơ quan chủ sở hữu hết vốn tại tập đoàn, tổng công ty, công ty;

c) Không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

d) Có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

đ) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước;

e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;

g) Các lý do cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

2. Quy trình xem xét cho thôi đại diện phần vốn nhà nước:

a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn hoặc có đủ căn cứ cho thôi đại diện vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc cho thôi làm đại diện phần vốn nhà nước của cơ quan tham mưu, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.

3. Người đại diện phần vốn nhà nước sau khi thôi đại diện phần vốn nhà nước, cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp; cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền; trường hợp cá nhân tự nguyện xin nghỉ hưu, thôi việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. Trường hợp cho thôi đại diện vốn nhà nước do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.

4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước:

a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;

b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định cho thôi đại diện vốn nhà nước của cấp có thẩm quyền;

c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc cho thôi đại diện vốn nhà nước là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí công tác và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan của người đại diện phần vốn nhà nước.

Chương VIII

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 55. Khen thưởng

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có thành tích hoặc quá trình cống hiến thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Điều 56. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.

2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

3. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật theo quy định tại Nghị định này; việc xử lý kỷ luật không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.

6. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật.

7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

8. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

Điều 57. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật đến thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:

a) 02 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng đến mức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

b) 05 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

b) Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Thời gian điều tra, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

Điều 58. Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm

1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.

3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;

b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;

c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;

d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.

Ngoài các căn cứ nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm còn được xác định bằng thiệt hại về vật chất tính bằng số tiền cụ thể theo xác định của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc theo quy định của doanh nghiệp.

Điều 59. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật

1. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật:

a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;

b) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

d) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước:

a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật;

b) Phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền ra quyết định; trong trường hợp cấp có thẩm quyền ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của cấp có thẩm quyền ra quyết định, cấp có thẩm quyền ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;

c) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành nhiệm vụ;

d) Có hành vi vi phạm nhưng đã qua đời.

Điều 60. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người quản lý nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của đơn vị.

2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.

3. Không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.

4. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.

8. Vi phạm quy định của pháp luật về: Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

Điều 61. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 60 Nghị định này mà tái phạm.

2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.

3. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;

b) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

Điều 62. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức, bãi nhiệm

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoặc kỷ luật bãi nhiệm áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.

3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ hoặc được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

Điều 63. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.

2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.

3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào doanh nghiệp.

4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền.

Điều 64. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật

1. Việc xử lý kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:

a) Tổ chức họp kiểm điểm;

b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;

c) Ra quyết định kỷ luật.

2. Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này hoặc trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 65. Tổ chức họp kiểm điểm

Khi phát hiện người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm để xem xét việc xử lý kỷ luật gồm các nội dung sau đây:

1. Thành phần dự họp:

a) Trường hợp người bị kiểm điểm là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc là Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chủ trì tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần họp kiểm điểm bao gồm đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đại diện Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp nơi người bị kiểm điểm công tác;

b) Trường hợp người bị kiểm điểm là người quản lý doanh nghiệp thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty nơi người bị kiểm điểm công tác có trách nhiệm chủ trì tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần họp kiểm điểm bao gồm đại diện cơ quan đại diện chủ sở hữu, đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn của doanh nghiệp nơi người bị kiểm điểm công tác;

c) Cấp có thẩm quyền có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dự họp. Người được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được bỏ phiếu xem xét việc xử lý kỷ luật.

2. Việc tổ chức cuộc họp được tiến hành như sau:

a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, chỉ định thư ký, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu thông báo các nội dung: Tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Người bị kiểm điểm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật và tự nhận hình thức kỷ luật.

Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp vẫn được tiến hành. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì cuộc họp vẫn được tiến hành sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp;

c) Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định tại điểm a khoản này;

d) Người chủ trì cuộc họp kết luận.

Nội dung cuộc họp kiểm phải được lập thành biên bản.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm gửi báo cáo và biên bản cuộc họp đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Báo cáo phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:

a) Hành vi vi phạm, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;

b) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có);

c) Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm và mức xử lý kỷ luật tương ứng;

d) Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;

đ) Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật (nếu có).

Điều 66. Thành lập Hội đồng kỷ luật

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này.

2. Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu;

b) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp (trường hợp cấp ủy cấp trên là cấp ủy địa phương thì Ủy viên Hội đồng kỷ luật này là đại diện cấp ủy địa phương) hoặc đại diện cấp ủy cùng cấp với cơ quan đại diện chủ sở hữu;

c) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp có liên quan đến người bị xem xét xử lý kỷ luật;

d) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện ban chấp hành công đoàn của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật;

đ) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật là người phụ trách cơ quan tham mưu của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

3. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; anh, em rể; chị, em dâu hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.

4. Trường hợp không bố trí được người tham gia Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều này do là người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định nhân sự thay thế hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 67. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật

1. Có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.

2. Có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.

Đối với các trường hợp quy định tại Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.

Điều 68. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật

1. Hội đồng kỷ luật họp khi có ít nhất 03 thành viên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật.

2. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua kết quả bỏ phiếu kín và phải được đa số thành viên Hội đồng kỷ luật tán thành.

3. Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được ghi biên bản ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.

4. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 69. Họp Hội đồng kỷ luật

1. Chuẩn bị họp:

a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi đến người có hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu người có hành vi vi phạm tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;

b) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dự họp. Người được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;

c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;

d) Hồ sơ kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch, biên bản cuộc họp kiểm điểm của doanh nghiệp nơi người có hành vi vi phạm đang công tác và các tài liệu khác có liên quan.

2. Trình tự cuộc họp:

a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự cuộc họp;

b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật trình bày các nội dung: Trích ngang sơ yếu lý lịch; hành vi, thời điểm xảy ra và thời điểm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật; các hình thức xử lý đã được ban hành; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các tài liệu khác có liên quan;

c) Người có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay;

d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;

đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến;

e) Người có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến (nếu có);

g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu;

h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;

i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký vào biên bản cuộc họp.

3. Trường hợp họp Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý kỷ luật đối với nhiều người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước trong cùng doanh nghiệp có hành vi vi phạm thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng người có hành vi vi phạm.

Điều 70. Quyết định kỷ luật

1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản và hồ sơ kỷ luật) gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Nghị định này trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận không xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước;

c) Trường hợp vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

d) Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với các trường hợp trên.

2. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.

3. Sau 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước không có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực thi hành mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực thi hành.

Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.

4. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, cử làm người đại diện phần vốn nhà nước trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức cách chức, bãi nhiệm thì không thực hiện việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, cử làm người đại diện phần vốn nhà nước trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Điều 71. Khiếu nại

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Điều 72. Hồ sơ kỷ luật

1. Hồ sơ kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm: Tờ trình của Hội đồng kỷ luật gửi cấp có thẩm quyền xem xét kỷ luật; bản tự kiểm điểm; biên bản các cuộc họp kiểm điểm; đơn thư tố cáo, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra và các tài liệu khác có liên quan; biên bản họp Hội đồng kỷ luật và Quyết định kỷ luật.

2. Hồ sơ xử lý kỷ luật được lưu giữ trong hồ sơ cá nhân. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.

Điều 73. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại đến kinh tế, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Chương IX

THỦ TỤC NGHỈ HƯU ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, KIỂM SOÁT VIÊN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 74. Xác định thời điểm nghỉ hưu

1. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Trường hợp trong hồ sơ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

2. Thời điểm nghỉ hưu được lùi theo một trong các trường hợp sau:

a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; vợ (hoặc chồng), bố, mẹ chồng (hoặc bố, mẹ vợ), con của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước từ trần hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;

b) Không quá 03 tháng đối với một trong các trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;

c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.

3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì chỉ được thực hiện theo quy định đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.

4. Cấp có thẩm quyền quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu.

Điều 75. Thông báo và quyết định nghỉ hưu

1. Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định này, cấp có thẩm quyền phải ra thông báo bằng văn bản về việc nghỉ hưu. Việc ra thông báo về thời điểm nghỉ hưu của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:

a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra thông báo nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước;

b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra thông báo nghỉ hưu đối với thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.

2. Trước 03 tháng tính đến thời điểm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước nghỉ hưu theo quy định, cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp phải ban hành quyết định nghỉ hưu theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quyết định nghỉ hưu.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện trên 50% phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

3. Đối với các hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được xem xét, xử lý trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật hiện hành để xử lý; đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng việc xem xét, xử lý sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này.

Điều 77. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Nghị định này quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy chế công tác cán bộ trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và quy định của pháp luật.

2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ căn cứ quy định tại Nghị định này quy định quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thành viên.

3. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước căn cứ quy định tại Nghị định này quy định quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Tổng công ty là đại diện chủ sở hữu.

4. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm thông qua thi tuyển cạnh tranh đối với các chức danh quản lý, điều hành trong doanh nghiệp hoặc thuê các chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng được thực hiện theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 159/2020/ND-CP

Hanoi, December 31, 2020

 

DECREE

MANAGEMENT OF TITLEHOLDERS, OFFICEHOLDERS AND REPRESENTATIVES OF STATE OWNERSHIP INTERESTS IN ENTERPRISES

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Amendments and Supplements to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business Activities of Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Cadres and Public Officials dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Amendments and Supplements to Certain Articles of the Law on Cadres and Public Officials and the Law on Public Servants dated November 25, 2019;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Government hereby promulgates the Decree on management of titleholders, officeholders and representatives of state ownership interests in enterprises.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree deals with:

1. Performance evaluation, placement planning, appointment, reappointment, transfer, secondment, rotation, resignation, dismissal, commendation, rewarding, disciplining and retirement of titleholders, officeholders and comptrollers at enterprises whose charter capital is wholly owned by the State (hereinafter referred to as wholly stated-owned enterprises).

2. Performance evaluation, designation, re-designation and termination of term of office of the representative of state ownership interests, commendation, rewarding, disciplining and retirement of representatives of state ownership interests in enterprises.

Article 2. Subjects of application

1. Agencies representing the state ownership interests (hereinafter referred to as representative agencies).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Enterprises of which more than 50% of the charter capital or total voting shares are held by the State; enterprises of which less than 50% of the charter capital or total voting shares are held by the State (hereinafter referred to as state-invested enterprises).

4. Titleholders and officeholders at wholly state-owned enterprises (hereinafter referred to as executives of state enterprises), including:

a) President of the Board of Directors;

b) Company President (in the companies without Boards of Directors);

c) Member of Board of Directors;

d) General Director;

dd) Director;

e) Deputy General Director;

g) Deputy Director;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Comptroller at a wholly state-owned enterprise (hereinafter referred to as Comptroller).

6. Representative of the state stakes or state ownership interests in an enterprise of which more than 50% of the charter capital or total voting shares are held by the State; an enterprise of which less than 50% of the charter capital or total voting shares are held by the State.

7. Other persons and entities involved in management and utilization of state enterprises, comptrollers, representatives of the state ownership interests in enterprises.

Article 3. Interpretation

For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:

1. Level of competency means any level of authority to decide:

a) Performance evaluation, placement planning, appointment, reappointment, transfer, secondment, rotation, resignation, dismissal, commendation, rewarding, disciplining and retirement of state enterprise executives and comptrollers;

b) Performance evaluation, designation, re-designation and termination of term of office as the reprehensive of state ownership interests in enterprises.

2. Counseling agency is an entity taking on cadre placement and organization duties at the respective level of competency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Representative of the state ownership interests in an enterprise refers to a person designated by a representative agency to represent part or all of state stakes in the ownership of an enterprise to carry out all or a number of rights, responsibilities and obligations of a state shareholder or member contributing capital to the enterprise in accordance with laws.     

5. Comptroller refers to a person that is submitted to and appointed by a representative agency, and works under the full-time or part-time regime.

Article 4. Principles of management of corporate executives, comptrollers, representatives of the state ownership interests

1. Ensure the Party’s uniform leadership in the management and utilization of state enterprises, comptrollers, and representatives of the state ownership interests in enterprises.

2. Ensure full compliance with regulations of corporate and other relevant laws.

3. Implement the democratic centralism principle, clearly distinguishing collective and individual responsibilities, especially those assumed by leaders pertaining to cadres-related affairs.

4. If any executive of a state enterprise, any comptroller or any representatives of the state ownership interests in an enterprise holds multiple titles or offices, conflicts of interest must be avoided.

5. If any law setting out regulations on the management and utilization of executives of state enterprises, comptrollers and representatives of state ownership interests which are in conflict with the provisions of this Decree, the former shall prevail.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. The Prime Minister’s authority

1. Decide appointment, reappointment, transfer, secondment, rotation, acceptance of resignation, dismissal, commendation, rewarding, disciplining and retirement of Presidents of Boards of Directors in enterprises established under the authority of the Prime Minister.

2. Decide appointment, re-appointment, transfer, secondment, rotation, acceptance of resignation, dismissal, commendation, rewarding, disciplining and retirement of the Parent Company President of Military Industry- Telecommunications Group.   

3. Decide appointment of the General Director of the State Capital Investment Corporation.

4. Give opinions before the appointment of the General Directors of enterprises under the establishment competence of the Prime Minister, except for the case specified in Clause 3 of this Article.

Article 6. Authority of representative agencies

1. Authority of wholly state-owned enterprises under the establishment competent of the Prime Minister:

a) Decide the performance evaluation of Presidents of Boards of Directors, Company Presidents;

b) Decide the placement planning of Presidents of Boards of Directors, Company Presidents after receipt of opinions from the Ministry of Home Affairs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Give opinions before Boards of Directors or Company Presidents issue decisions on placement planning, appointment, re-appointment, transfer, secondment, rotation, acceptance of resignation, dismissal, rewarding, disciplining and retirement of General Directors or Directors, except the cases specified in clause 3 of Article 5 herein;

dd) Approve policies on appointment of Deputy General Directors or Deputy Directors upon the request of Boards of Directors.

2. Authority of state-owned enterprises under the establishment competence of representative agencies:

a) Decide performance evaluation, placement planning, appointment, reappointment, transfer, secondment, rotation, acceptance of resignation, dismissal, commendation, rewarding, disciplining and retirement of Presidents of Boards of Directors, Company Presidents, members of Boards of Directors and Comptrollers;

d) Give opinions before Boards of Directors or Company Presidents issue decisions on placement planning, appointment, re-appointment, transfer, secondment, rotation, acceptance of resignation, dismissal, rewarding, disciplining and retirement of General Directors or Directors;

c) Approve policies on appointment of Deputy General Directors or Deputy Directors upon the request of Boards of Directors.

3. Authority of state-invested enterprises:

Decide performance evaluation, designation, re-designation and termination of term of office as the representative of state ownership interests in enterprises, rewarding, disciplining and retirement of representatives of state ownership interests.

Article 7. Multiple office-holding of executives of state enterprises, comptrollers, representatives of state ownership interests

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Members of Boards of Directors shall not be allowed to hold multiple managerial titles at their enterprises, except as prescribed in point c of this clause;

b) Presidents of Boards of Members, General Directors, Directors and Chief Accountants shall not be allowed to hold multiple managerial positions at their enterprises and others; Company Presidents can hold multiple positions of General Directors or Directors at their enterprises while not doing so at other enterprises;

c) Except Presidents of Boards of Directors, other members of Boards of Directors can hold multiple positions of General Directors or Directors at their enterprises or the others which are not affiliates according to decisions of representative agencies;

d) Deputy General Directors or Deputy Directors may hold multiple positions: Presidents of Boards of Directors, Presidents of Governing Boards, members of Boards of Directors, members of Governing Boards, Company Presidents of affiliated enterprises, but not more than 03 positions;

dd) Executives of state enterprises shall not be allowed to hold posts as cadres, public officials or public servants.

2. Holding different titles or offices by comptrollers shall be regulated as follows:

a) Heads of Control Committees and Comptrollers shall not be allowed to hold positions of company managers and executives of other enterprises; comptrollers of the enterprises that are not state enterprises; shall not serve as workers of enterprises;

b) An individual may be appointed as the Head of Control Committee or the Comptroller at not more than 04 state enterprises.

3. Holding multiple titles or offices by representatives of state ownership interests shall be regulated as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Each part-time representative of the state ownership interest may engage in representation for the state stakes in the ownership of less than 3 other enterprises represented by the same representative agency;

c) Each representative of the state ownership interest shall not be allowed to hold another position of a representative of the state ownership interest in the enterprise which is represented by another representative agency;

d) Representatives of state ownership interests shall not be allowed to hold the posts of cadres, public officials or public servants.

Chapter III

ANNUAL EVALUATION AND RATING OF EXECUTIVES OF STATE ENTERPRISES, COMPTROLLERS, REPRESENTATIVES OF STATE OWNERSHIP INTERESTS

Article 8. Rating

Executives of state enterprises, comptrollers, representatives of state ownership interests shall be evaluated and ranked annually according to the 4-grade system: Excellent, good, complete, incomplete performance of assigned duties.

Article 9. Evaluation and rating responsibilities

1. Competent authorities shall annually set and elaborate on goals and objectives for Boards of Directors, Comptrollers and representatives of state ownership interests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Evaluation time

1. Evaluation of state-owned enterprises’ executives and comptrollers shall be conducted annually after representative agencies announce the rankings of enterprises in compliance with the provisions of laws; the evaluation of a representative of state ownership interests must be conducted after the announcement of enterprises’ annual financial statements.

2. If executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests are Communist Party member evaluation and rating must be first, and executive evaluation and rating must be later.

Article 11. Evaluation and rating bases

1. Bases for evaluation and rating of executives of state enterprises, including:

a) Corporate charter;

b) Rights and responsibilities of the executive of a state enterprise that are covered by laws;

c) Programs, plans, goals and objectives which are assigned and approved on an annual basis.

2. Bases for evaluation and rating of comptrollers and representatives of state ownership interests, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Programs, plans, goals and objectives which are assigned and approved on an annual basis;

d) Compliance with regulations set out in the charter during the period of implementation of their duties, functions and responsibilities.

Article 12. Evaluation contents

Contents of the evaluation of an executive of state enterprise, comptroller, representative of state ownership interests, including:

1. Its operational results covered by regulations of laws and its charter;

2. Individual performance:

a) Political qualities, ethics, lifestyle; self-discipline; working conducts and manners;

b) Compliance with the Party's guidelines, undertakings and policies and domestic laws; legislation on anti-corruption; thrift and anti-extravagance practices; rules and regulations of the enterprise;

c) Fulfillment of assigned goals and objectives in a year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Compliance with the directives of the representative agency.

Article 13. Evaluation processes and procedures

1. With regard to executives of state enterprises:

a) The executive of a state enterprise completes the self-reflection or self-evaluation form by entering information in the given evaluation fields, and must rate himself/herself;

b) The Board of Directors convenes a review meeting to give their comments and judgements on that executive. The minutes of the review meeting must be taken, containing clear information about participants and contributed opinions; 

c) Collecting written opinions regarding evaluation and rating of the executive from the same-level grassroots Party committee;

d) Based on the opinions received from the same-level grassroots Party committee, the Board of Directors or the Company President considers and deciding the evaluation and rating of the executive according to their competence or make a report on the evaluation and rating results of the President of the Board of Directors, members of the Board of Directors, the Company President and send it to the representative agency to seek its decision.

2. With regard to comptrollers:

a) Each comptroller must complete the self-reflection or self-evaluation form, and must rank himself/herself before sending it to the representative agency;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. With regard to representatives of state ownership interests:

a) Each representative of state ownership interests completes the self-reflection or self-evaluation form by entering information in the given evaluation fields, and must rank himself/herself before sending it to the representative agency;

b) The receiving representative agency collect comments and evaluation opinions on that representative of state ownership interests from the Board of Directors, the Company President and the Governing Board (where necessary);

c) Based on evaluation and rating criteria prescribed herein and assigned tasks stated in annual plans, the representative agency carries out review before issuing its decision on the rank of that representative of state ownership interests.

4. Evaluation and rating results shall be archived and notified to specific executives of state enterprises, comptrollers and representatives of state ownership interests.

Article 14. “Excellent" performance rating criteria

Executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests shall be rated excellent at their performance when meeting the following criteria:

1. Business or operational results:

a) With regard to executives of state enterprises: The state enterprises under their control are rated A according to applicable regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) With regard to representatives of state ownership interests: Enterprises are rated as full compliance with the provisions of laws, the company's charters, the directions of the competent authorities; completion of at least 100% of the after-tax profit and return on equity ratio targets set in the plans, unless otherwise approved by representative agencies in the cases of force majeure events or due to objective reasons.

2. Individual performance:

a) Possessing good political and ethical qualities; healthy lifestyle; proper working conducts and manners;

b) Always setting good examples, fully complying with the Party's guidelines, undertakings and policies and domestic laws; legislation on anti-corruption; thrift and anti-extravagance practices; rules and regulations of enterprises;

c) Accomplishing at least 100% of goals and objectives set in a year, except as the lower accomplishment percents are approved by competent authorities in the cases of force majeure events or due to objective reasons;

d) Successfully managing to correct or mitigate defects and shortcomings that have already been pointed out (if any);

dd) Compliance of comptrollers and representatives of state ownership interests with the directions, guidelines or instructions receiving representative agencies.

Article 15. “Good" performance rating criteria

Executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests shall be rated good at their performance when meeting the following criteria:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) With regard to executives of state enterprises: The state enterprises under their control are rated A according to applicable regulations;

b) With regard to comptrollers: Meeting the criteria prescribed in point b of clause 1 of Article 14 hereof;

c) With regard to representatives of state ownership interests: Enterprises are rated as full compliance with the provisions of laws, the company's charters, the directions of the competent authorities; completion of at least 90% of the after-tax profit and return on equity ratio targets set in the plans, unless otherwise approved by the representative agencies in the cases of force majeure events or due to objective reasons.

2. Individual performance:

a) Meeting the criteria prescribed in point a, b, d and dd of clause 2 of Article 14 herein;

b) Accomplishing at least 90% of goals and objectives of work set in a year, except as the lower accomplishment percents are approved by competent authorities in the cases of force majeure events or due to objective reasons.

Article 16. “Complete" performance rating criteria

Executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests shall be rated complete in their performance according to the following criteria:

1. Business or operational results:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) With regard to comptrollers: The enterprises under their supervision are rated as inadequate compliance with the provisions of laws, the company's charters, and the directions of competent authorities. This shall not be applied in the cases where comptrollers have already given written warnings and reported to representative agencies;

c) With regard to representatives of state ownership interests: Enterprises operating under their delegated authority are rated as inadequate compliance with the provisions of laws, the company's charters, the directions, guidelines or instructions of the competent authorities; completion of between 70% and under 90% of the after-tax profit and return on equity ratio targets set in the plans, unless otherwise approved by the representative agencies in the cases of force majeure events or due to objective reasons.

2. Individual performance:

a) Meeting the criteria prescribed in point a, b, d and dd of clause 2 of Article 14 herein;

b) Accomplishing between 70% and below 90% of goals and objectives of work set in a year, except as the lower accomplishment percents are approved by competent authorities in the cases of force majeure events or due to objective reasons.

Article 17. “Incomplete" performance rating criteria

Executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests shall be rated incomplete in their performance according to the following criteria:

1. Business or operational results:

a) With regard to executives of state enterprises: The state enterprises under their control are rated C according to applicable regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) With regard to representatives of state ownership interests: Enterprises operating under their delegated authority are in breach of the provisions of laws, the company's charters; not fully comply with directions or commands of competent authorities; complete less than 70% of the after-tax profit and return on equity ratio targets set in the plans, except as the lower completion percents are approved by the owners in the cases of force majeure events or due to objective reasons.

2. Individual performance:

a) Having a sign of decay of political and ethical qualities; an unhealthy lifestyle; violating the regulations on self-discipline and manners or conducts of work as determined by competent authorities;

b) Failing to comply with or violating the Party's guidelines, undertakings and policies and domestic laws; legislation on anti-corruption; thrift and anti-extravagance practices; rules and regulations of enterprises;

c) Accomplishing below 70% of goals and objectives set in a year, except as the lower accomplishment percents are approved by competent authorities in the cases of force majeure events or due to objective reasons;

d) Failing to implement or comply with the directions, guidelines or instructions of representative agencies and competent authorities;

dd) Failing to correct and mitigate defects and shortcomings that have already been pointed out (if any).

Chapter IV

PLANNING FOR PLACEMENT OF EXECUTIVES OF STATE ENTERPRISES, COMPTROLLERS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Planning principles and requirements

1. During a 5-year period of time, the plan shall be made once, and then reviewed and supplemented annually, ensuring conformance to the transferability and openness principles. In the beginning of the second year of this period, the planning for the next period must be carried out.

2. Planning must be serious and unprejudiced; the planning approach must be scientific, accurate, economical, efficient and must ensure that selected persons fully meet standards and requirements.

3. Personnel eligible for being considered for inclusion in placement plans:

a) Having to meet the general standards of the Party and State, and basically meet the standards of each managerial position issued by competent authorities;

b) Having to depend on work requirements of each enterprise;

c) Having to undergo the assessment of political, ethical qualities, lifestyle, qualification, practical competence, advancement orientations and prospects before being included in placement plans;

d) During the consideration period of time, they are not awaiting sanctions or disciplinary actions; are not executing sanction or disciplinary decisions; are not under investigation, prosecution or on trial.

4. Personnel holding managerial offices may only be planned to hold higher positions and must be young (expressed in months of age) enough to serve in at least 01 term in office, starting from the date of the competent authority's approval of the placement plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Arrangements made before implementation of planning procedures

In the first year of each 5-year period, Boards of Directors and Company Presidents must direct and instruct affiliated enterprises to develop personnel plans with respect to titles or positions under their delegated authority as a basis to source candidates eligible for inclusion in these personnel plans under their direct authority.

Section 2. PLANNING STEPS

Article 20. Finding and recommending a potential source of candidates for inclusion in a personnel placement plan

Steps in finding, identifying, recommending and compiling the proposed list of personnel eligible to become potential sources of candidates for inclusion in a personnel placement plan shall be taken as follows:  

1. The counseling agency compiles and proposes the list of personnel eligible for inclusion in the personnel placement plan, and reporting to the Board of Directors and/or the Company President.  

The proposed list of personnel eligible for inclusion in the plan must fully contain the following information: Full names; dates of birth; birth places; dates of accession to the Communist Party (required as a Party member); professional qualifications; qualifications in political theory (if any); executive titles and supervisory entities.

2. The leadership of an enterprise holds a meeting to agree on the planned personnel structure and quantity; examines the proposed list of personnel eligible for inclusion in the plan and recommend more personnel (if any); casts their secret ballots to decide the list of candidates recommended at the polling or balloting conference on sources of candidates eligible for inclusion in the personnel placement plan.

Article 21. Holding a conference for key cadres on recommending a source of candidates potential or eligible for inclusion in a personnel placement plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Participants in a corporation’s conference shall include:

a) Participants from a parent corporation, comprising: President of the Board of Directors, member of the Board of Directors; Comptrollers; General Director, Deputy General Director; Chief Accountant; Head or Vice Head of specialized and equivalent subdivision; grassroots Standing Committee of the Party, Trade Union Chairperson, Secretary of Youth Union;

b) Participants from the enterprise of which 100% of charter capital is held by the corporation, comprising: President of the Board of Directors or the Company President, General Director, Director and Secretary of grassroots Party Committee;

c) Participants from the enterprise of which more than 50% of the charter capital or total voting share is held by the corporation, comprising:  Representative of state ownership interests or general operations representative, Secretary of grassroots Party Committee;

d) Participants from the enterprise of which 50% of the charter capital or total voting share at maximum is held by the corporation, comprising:  Representative of state ownership interests or general operations representative;

dd) Participants from the public service unit subordinate to the corporation, comprising: Head or Secretary of the grassroots Party Committee.

2. Participants in the incorporation’s conference shall include:

a) Participants from a parent incorporation, comprising: President of the Board of Directors, member of the Board of Directors; Comptrollers; General Director, Deputy General Director; Chief Accountant; Head or Vice Head of specialized and equivalent subdivision; grassroots Standing Committee of the Party, Trade Union Chairperson, Secretary of Youth Union;

b) Participants from the enterprise of which 100% of charter capital is held by the incorporation, comprising: President of the Board of Directors or the Company President, General Director, Director and Secretary of grassroots Party Committee;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Participants from the enterprise of which 50% of the charter capital or total voting share at maximum is held by the incorporation, comprising:  Representative of state ownership interests or general operations representative;

dd) Participants from the public service unit subordinate to the incorporation, comprising: Head or Secretary of the grassroots Party Committee.

3. Participants in the conference of a wholly state-owned enterprise shall include:

a) Participants from the wholly state-owned enterprise, comprising: President of the Board of Directors or the Company President, member of the Board of Directors; Comptrollers; Director, Deputy Director; Chief Accountant; Head or Vice Head of specialized and equivalent subdivision; grassroots Standing Committee of the Party, Trade Union Chairperson, Secretary of Youth Union;

b) Participants from the subsidiary of which 100% of charter capital is held by the wholly state-owned enterprise, comprising: Head or Secretary of the grassroots Party Committee;

c) Participants from the subsidiary of which more than 50% of the charter capital or total voting share is held by the wholly state-owned enterprise, comprising:  Representative of state ownership interests or general operations representative, Secretary of grassroots Party Committee;

d) Participants from the affiliate of which 50% of the charter capital or total voting share at maximum is held by the wholly stated-owned enterprise, comprising:  Representative of state ownership interests or general operations representative;

dd) Participants from the public service unit subordinate to the wholly state-owned enterprise, comprising: Head or Secretary of the grassroots Party Committee.

4. Conference procedures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The counseling agency presents the proposed list of personnel eligible to become the potential source of candidates for inclusion in the personnel placement plan.    Conference participants may recommend more candidates that are not on the given list if each recommended candidate shows his/her curriculum vitae and the review or evaluation of his/her performance in the latest 3 years;

b) Participants join in the discussion and contribute their opinions;

c) After conference participants cast secret ballots on recommended candidates for inclusion in the personnel placement plan, the number of ballots delivered and received must be announced at the conference.   Ballot count results shall not be announced in this conference.

Article 22. Holding the expanded leadership conference to collect opinions on the proposed list of personnel recommended for inclusion in the personnel placement plan

1. The counseling agency shall integrate results of the vote on recommended candidates for inclusion in the personnel placement plan into a report to the enterprise’s leadership for their discussion and resolution on the list of personnel recommended for inclusion in the placement plan before opinions on this list are collected at the expanded leadership conference.    The number of personnel recommended for inclusion in the personnel placement plan must be at least 30% of total ballots cast in the conference for key cadres on recommendation of personnel for the placement plan.

2. The expanded leadership conference must be attended by at least two thirds of total number of invited participants.

Participants in this conference must include: President of Board of Directors or Company President, member of the Board of Directors, Comptroller, General Director, Deputy General Director, Chief Accountant and same-level Party committee; Head of division (department) and equivalent of parent company; President of the Board of Directors, President of the enterprise of which 100% of charter capital is held by the parent company; general operations representative (if any) or representative of state ownership interests in the enterprise of which more than 50% of charter capital or total voting share is held by the parent company.

3. Conference procedures:

a) President of the Board of Directors or the Company President announces the purposes, requirements, criteria, preconditions, proposed placement structure and number of candidates for inclusion in the plan for placement of personnel holding specific positions. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Participants join in the discussion and contribute their opinions;

c) After conference participants cast secret ballots on recommended candidates for inclusion in the personnel placement plan, the number of ballots delivered and received must be announced at the conference.   Ballot count results shall not be announced in this conference.

Article 23. Deciding the personnel placement plan

1. Based on results of recommendation of potential sources of candidates obtained at the steps belonging to the aforesaid procedures, and criteria, preconditions, proposed structure and number of personnel legally required, the counseling agency carries out the review and send the general review report to the enterprise's leadership for their discussion and secret vote to decide personnel planned to hold specific positions, and must ensure compliance with the following requirements:

a) 01 title must need 02 - 04 titleholders-to-be and the planning for placement of 01 person in a title shall not be allowed; 

b) Planning placement of 01 person to hold more than 03 titles shall not be allowed;

c) Personnel structure and age must be appropriate.

2. Those polling more than 50% of total votes of the enterprise’s leadership shall be decided by the counseling agency itself or shall seek the relevant competent authority’s decision for inclusion in the personnel placement plan.

Article 24. Periodically reviewing and supplementing the personnel placement plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Carrying out the procedures for the review of the personnel placement plan

1. Based on the annual evaluation and rating results, the counseling agency shall assume the following responsibilities:

a) Evaluate, review and develop plans for the addition of personnel who meet the criteria and conditions for inclusion in the personnel plan, and propose removing those no longer meeting the prescribed criteria and conditions from the list;

b) Report to the enterprise’s leadership to consider and comment on alternatives for supplementation of the personnel plan before conducting the opinion poll at the conference for key cadres; consider and cast secret ballots on the proposed exclusion of personnel from the placement plan. Those polling more than 50% of total votes of the enterprise’s leadership on such removal or exclusion shall be removed or excluded from the plan by itself or after receiving the decisions from the relevant competent authority.

2. Holding the conference for key cadres on recommending supplementary candidates for inclusion in the plan:

Regulations laid down in Article 21 herein must be observed.

3. Holding the expanded leadership conference to collect their opinions on the proposed list of supplementary personnel recommended for inclusion in the personnel placement plan:  

Regulations laid down in Article 22 herein must be observed.

4. Deciding the supplementation of the plan:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Those polling more than 50% of total votes of the enterprise’s leadership shall be decided by the counseling agency itself or shall seek the relevant competent authority’s decision for inclusion in the personnel placement plan.

Article 26. Planning documentation

Documentation of personnel recommended for inclusion in placement plans must contain authentic, accurate and adequate information required at data fields or entries, and must be certified or authenticated as legally required, including: 

1. The report on the request for approval for the personnel placement plan signed by the head of the relevant competent agency or organization;

2. The summary list of the planned personnel and total votes for each personnel recommended at the conference held as part of the planning process with certification granted by the relevant competent authority;

3. The biodata completed by each of recommended personnel by using the prescribed sample, enclosing the certification granted by the relevant competent authority and his/her 4x6 cm color photo taken not over 06 months;

4. Assessment opinions or comments of the Board of Directors or Company President;

5. Assessment of the same-level Party committee;

6. Assessment opinions on each recommended person from the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing. If his/her residence is different from his/her family’s residence, the assessment opinion of the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. The copies of degrees or certificates provided to meet qualification requirements for specific titles and offices. If any office or title holder-to-be possesses a degree, diploma or graduation certificate conferred by a foreign education institution, this qualification document needs to be recognized in Vietnam according to applicable regulations;

9. The health certificate issued by the relevant competent healthcare establishment less than 06 months ago.

Chapter V

APPOINTMENT, REAPPOINTMENT, TRANSFER, SECONDMENT, ROTATION OF STATE ENTERPRISE EXECUTIVES AND COMPTROLLERS

Section 1. APPOINTMENT

Article 27. Term in office

1. The term of office in each tenure of an appointed state enterprise executive or comptroller is 5 years from the effective date of the appointment decision. In case of less than 05 years’ term of office, the decision of the relevant competent authority must be observed.

2. In case where a state enterprise executive or comptroller is seconded, transferred or appointed to hold the new office at least equivalent to the previous one, the term of office shall begin from the effective date of the transfer, secondment or appointment decision.

3. In case where any change in the managerial title occurs due to any change of the enterprise's name, the term of office shall start from the effective date of the decision on appointment to the title called the same as the one existing before such change.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Conform to general standards under the regulations of the Party and the State, and specific appointment criteria relevant to specific titles according to the regulations of competent authorities.

2. In order to be appointed to titles, intramural or local personnel need to be included in the plan for appointment to these titles while extramural or external personnel need to be included in the plan for appointment to the equivalent ones.     If a newly-founded enterprise has not yet approved the personnel plan, the appointment shall be considered and decided by the relevant competent authority.

3. Have personnel profiles and records verified, and make income and asset declarations, as legally required.

4. Age of appointment:

a) Must be young (expressed in months of age) enough to hold the executive title in the entire term of office starting from the date of completion of the appointment procedures; in special cases, it shall be necessary to seek the relevant competent authority’s decision;

b) If, due to the work needs, an officeholder is transferred to a new position equal to or lower than the existing position, the age of appointment shall not be taken into account according to the provisions of Point a of this Clause.

5. Attain fitness to complete the assigned duties.

6. The appointee-to-be is not prohibited from holding positions and titles as per laws.

7. During the period of implementation of appointment procedures, the appointee-to-be is not subject to disciplinary sanctions, under investigation, prosecution or on trial.  In case an enterprise is subject to an inspection and examination conducted by a competent agency, the competent authority shall consult with the inspection and examination agency about the personnel recommended as the appointee before making their decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. With regard to appointment of an executive of a state enterprise:

a) The enterprise’s leadership holds a meeting to discuss, decide or petition the authority having the appointing authority to decide the policy, quantity, source of candidates and proposed assignments of each appointee;

b) Within 15 days from the date on which the written approval of the appointment policy of the competent authority is issued, the Board of Directors or the Company President must carry out the personnel selection process as prescribed.

2. With regard to appointment of a comptroller:

a) The counseling agency gives the representative agency a written suggestion about the appointment policy and the recommended personnel;

b) Within 15 days from the date on which the written approval of the appointment policy, the counseling agency must carry out the comptroller transfer, secondment or appointment process in reference to the process of appointment of extramural or external personnel.

Article 30. Processes and procedures for appointment of local or intramural personnel

1. Proposing the personnel structure, standards, requirements and processes:

On the basis of the personnel policy and requirements concerning the tasks and the source of candidates included in the placement plan, an enterprise’s leadership hold a meeting to discuss and propose the personnel structure, standards, conditions, and recommendation process.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Participants in the conference must be those regulated in clause 2 of Article 22 herein. Each participant recommends 01 candidate for 01 title. Those polling 50% of total votes shall be elected. In case there is none of candidates polling more than 50% of total votes, 02 candidates receiving highest recommendation votes in descending order shall be elected to proceed to take further appointing steps. Ballot count results shall not be announced in this conference.

3. Selecting personnel eligible to become candidates for the trust vote sought at the key cadre conference:

The company leadership shall consult the personnel structure, standards, conditions, work requirements, capability of meeting these requirements of the recommended personnel, and the results of personnel recommendation at step 2, entering into the discussion and recommending candidates by casting secret ballots. Each participant recommends 01 person for 01 title out of those recommended at step 2, or any other candidate meeting the prescribed standards and conditions.

Those polling 50% of total votes from the company leadership shall be elected. In case there is none of candidates polling more than 50% of total votes, 02 candidates receiving highest recommendation votes in descending order shall be qualified for the trust vote conducted at the key cadre conference.  Ballot count results shall not be announced in this conference.

In case where there is any conflict between the recommendation results obtained from the company leadership and the recommendation results mentioned at step 2 with regard to the personnel under the decision-making authority of the representative agency, the Board of Directors or the Company President shall send a report, enclosing clear explanations, to the representative agency to seek its directions before proceeding to take the next step.

4. Holding the conference for key cadres:

Participants in this conference are those regulated in Article 21 herein.

The conference procedures shall include: Announcing the personnel structure, standards, conditions and ability to meet the work requirements relating to the position to be appointed; announcing the list of personnel recommended by the company leadership at step 3; providing candidate biodata; remarking and evaluating strengths, weaknesses, career development prospects; proposing work duties; filling out trust vote forms (whether or not signed). Ballot count results shall not be announced in this conference.

5. Issuing appointment decisions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required. 

The President of the Board of Directors or the Company President issues appointment decisions under his/her authority or seeks the relevant competent authority’s decisions.

Article 31. Processes and procedures for appointment of external or extramural personnel

1. If the external or extramural personnel are recommended by the enterprise, the appointment processes and procedures shall be as follows:

a) The company leadership discusses and agrees on the personnel policy and conducts some of the following tasks: Assigning the representative to meet the personnel recommended for appointment to exchange opinions on the work requirements; confer with and get comments and feedbacks from the leadership of the enterprise where the recommended personnel are working on the policy of transfer, secondment and appointment; verify personal information of the recommended personnel.

b) The company leadership enters into a discussion, giving comments, feedbacks and casting votes for the recommended personnel by using secret ballots. The elected personnel must poll more than 50% of total votes from the company leadership.

c) Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required; 

d) The President of the Board of Directors or the Company President issues appointment decisions under his/her authority or seeks the relevant competent authority’s decisions.

2. In case extramural or external personnel are recommended for transfer or secondment, the processes and procedures shall be regulated as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required; 

c) The representative agency’s leadership enters into a discussion, giving comments, feedbacks and casting votes for the recommended personnel by using secret ballots. The elected personnel must poll more than 50% of total votes from the representative agency’s leadership;

d) The representative agency issues secondment, transfer and appointment decisions or requests the President of the Board of Directors or the Company President to issue secondment, transfer and appointment decisions.

Article 32. Processes and procedures for appointment of personnel under the Prime Minister's decision-making authority

1. Steps in appointing local or intramural personnel shall be as follows:

a) The enterprise’s leadership enters into a discussion and submits the proposal regarding appointment needs to the representative agency;

b) The representative agency sends the Prime Minister the petition for consent to the personnel policy, quantity and proposed work assignments of the requested appointee-to-be and, concurrently, sending it to the Ministry of Home Affairs for its appraisal;

c) Ministry of Home Affairs appraises and reports to the Prime Minister to seek his decision on the appointment policy;

d) Within 15 days of receipt of the Prime Minister’s written consent to the appointment policy, the representative agency must preside over and cooperate with the Board of Directors or the Company President in carrying out the personnel selection process as legally prescribed; in case of any issue or problem arising, the Prime Minister must be informed of this;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Ministry of Home Affairs appraises and reports to the Prime Minister to seek his appointment decision after obtaining unanimous opinions from the Government’s Party Staff Committee.

2. Steps in appointing extramural or external personnel shall be as follows:

a) The representative agency submits the petition for approval of the personnel secondment, transfer and appointment policy to the Prime Minister and concurrently sending it to the Ministry of Home Affairs for its appraisal;

b) Ministry of Home Affairs appraises and seeks the Prime Minister’s decision on the transfer, secondment and appointment policy;

c) Within 15 days of receipt of the Prime Minister’s written consent to the transfer, secondment and appointment policy, the representative agency must take charge of carrying out the personnel appointment process as legally prescribed; in case of any issue or problem that arises, the Prime Minister must be informed of this;

d) The representative agency must report to the Prime Minister and, concurrently, sending a written statement and documentation of appointment to the Ministry of Home Affairs for its review;

dd) Ministry of Home Affairs appraises and reports to the Prime Minister to seek his appointment decision after obtaining unanimous opinions from the Government’s Party Staff Committee.

3. With respect to appointment to the title of the General Director of the enterprise under the founding competence of the Prime Minister as provided in Clause 4 of Article 5 herein:

a) The President of the Board of Directors takes charge of carrying out the personnel selection process under applicable regulations, and reporting to the representative agency;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Ministry of Home Affairs appraises and reports to the Prime Minister to seek his opinions before the relevant competent authority decides the appointment.

Article 33. Appointment in other cases

1. With respect to the corporate amalgamation, merger, splitting, division, reorganization or transformation of the corporate type:

a) With regard to the executive of a state-owned enterprise, if he/she is holding the title or office at the previous enterprise which is equivalent to or higher than the one at the new one, the representative agency shall consider issuing its decision on its own or request the relevant competent authority to decide on the transformation of title or position into the one at the new enterprise.

In case the title or office that the executive of a state-owned enterprise is holding at the previous enterprise is lower than the one that he/she is expected to hold at the new enterprise, the appointment to the latter shall be made according to the process for appointment of extramural or external personnel;

b) With regard to the comptroller, the representative agency shall consider issuing the decision on re-appointment of that comptroller at the new enterprise under applicable regulations.

2. The representative agency shall directly preside over the appointment process in all of the following cases:

a) Appointing the executive of the state enterprise at the newly founded enterprise;

b) At the time of implementation of the appointment process, if the disunity among the enterprise’s leaders arises, and many of them involve in breaches of discipline, there will be a lack of impartiality caused by the implementation of the appointment process;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case the title of the President of the Board of Directors, the Company President, General Director or Director in an enterprise is still vacant, based on the requirements of duties, the authority having appointing authority shall consider, decide and take responsibility for the designation as the acting Company President, General Director, Director or the person in charge of the Board of Directors until there is an official appointment decision from the relevant competent authority. The period of designation as the acting or in-charge officeholder shall not be counted as the term in office when that person is appointed.

Article 34. Appointment documentation requirements

1. The request form for appointment which is signed by the head of the relevant competent agency or organization.

2. The general report on vote counting results, enclosing the statements of the votes at the steps of the appointment procedures.

3. The biodata completed by each of the recommended personnel by using the prescribed sample, enclosing the certification granted by the relevant competent authority and his/her 4x6 cm color photo taken not over 06 months.

4. Self-reflection statement of performance in the last 3 years.

5. Assessment opinions or comments of the Board of Directors or Company President.

6. Assessments and comments of the same-level Party committee.

7. The competent Party committee’s conclusion regarding political standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Income and asset declaration prepared by using the prescribed sample.

10. The copy of degree or certificate provided to meet qualification requirements for specific titles or offices.  If any office or title holder-to-be possesses a degree, diploma or graduation certificate conferred by a foreign education institution, this qualification document needs to be recognized in Vietnam according to applicable regulations.

11. The health certificate issued by the relevant competent healthcare establishment less than 06 months ago.

12. Conclusions drawn after completion of inspections, examinations and complaint or denunciation settlement engagements and other related documents (if any).

Section 2. RE-APPOINTMENT

Article 35. Time and limitation period of re-appointment

1. Upon expiration of the prescribed term of appointed office, the competent authority must consider deciding whether or not to re-appoint the executive of the state enterprise or the comptroller. In case the re-appointment process is pending as prescribed in Clause 3 of this Article, the authority having appointment competence must give a written notice to the enterprise or individual for their information.

2. With regard to the state-owned enterprise executive or the comptroller, if the period from the expiry date of his/her 5-year term of appointed office to the commencement date of his/her retirement plan is at least 24 working months, or the period from the expiry date of his/her 3-year term of appointed office to the commencement date of his/her retirement plan is at least 18 working months, the review process for re-appointment shall still be required. If he/she is eligible for re-appointment, the term of appointed office shall be extended to the date on which his/her full retirement age is reached in accordance with applicable regulations.

3. Cases of the review process for re-appointment pending:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The executive of the state enterprise or the comptroller is hospitalized for inpatient care for at least 03 months at healthcare establishments, or is on pregnancy or parental leave.

4. Re-appointment decision or decision on renewal of the term of office shall need to be issued at least 01 working day before the expiry date of the term of appointed office.

Upon expiration of his/her term of appointed office, if the executive of the state enterprise or the comptroller does not receive any re-appointment or renewal decision from the relevant competent authority, he/she shall not be allowed to continue carrying out responsibilities or powers of the position that he/she is holding.  Such act of carrying out responsibilities or powers shall be considered and decided by the relevant competent authority.

Article 36. Re-appointment conditions

1. The executive of the state enterprise or the comptroller has fulfilled his/her duties during the term of office and continues to fully meet qualification standards for the office or title he/she is holding, as well as satisfy work requirements in the upcoming time.

2. The enterprise needs such re-appointment.

3. The re-appointee-to-be must attain fitness to complete the assigned duties according to the relevant medical authority’s certification.

4. The re-appointee-to-be is not prohibited from holding positions and titles as per laws.

5. During the period of implementation of appointment procedures, the re-appointee-to-be is not subject to disciplinary sanctions, under investigation, prosecution or on trial.  In case his/her host enterprise is subject to an inspection and examination conducted by a competent agency, the competent authority shall consult with the inspection and examination agency about the personnel recommended for the re-appointment before making its decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A person may be appointed to the comptroller for no more than 02 consecutive terms in office in an enterprise.

Article 37. Documentation requirements, procedures and processes for re-appointment

1. Within at least 90 days prior to the expiration of the prescribed term of office, the competent authority shall notify the state enterprise executive and comptroller in writing, and go through the review process of re-appointment.

2. With regard to re-appointment of an executive of a state enterprise:

a) State enterprise executive make the statement of self-reflection and self-assessment of the results, strengths, weaknesses, shortcomings and issues arising from his/her performance of functions and duties during the time of holding the position, sending them all to the authority having appointing competence and then forwarding them to the relevant counseling agency;

b) Holding the key cadre conference to collect their opinions on re-appointment: Subject to Article 21 herein;

c) The company leadership enters into a discussion and makes their personnel decision:

The company leadership discusses the trust vote results at the aforesaid conference; verifying and finalizing issues that have just arisen (if any); entering into the discussion, review, evaluation and casting secret ballots for the candidates. The officeholder recommended for re-appointment must receive more than 50% of votes from members of the company leadership. If he/she receives 50% of the votes, the President of the Board of Directors or the Company President shall have the deciding vote. In that situation, a full report on conflicting opinions must be submitted to the relevant competent authority for its consideration and grant of its decision.

Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Documentation requirements, processes and procedures for re-appointment of the comptroller shall be subject to the regulations of the representative agency.

Article 38. Renewal or extension of the term in office

1. With regard to the state-owned enterprise executive or the comptroller, if the period from the expiry date of his/her 5-year term of appointed office to the due month of his/her retirement plan is less than 24 working months, or the period from the expiry date of his/her 3-year term of appointed office to the due month of his/her retirement plan is less than 18 working months, the re-appointment processes and procedures shall not be required. In such situation, if he/she fully meets stated standards and conditions, the term of appointed office shall be extended to the date on which his/her full retirement age is reached in accordance with applicable regulations.

2. Within at least 90 days prior to the expiration of the prescribed term of appointed office, the relevant competent authority shall notify the state enterprise executive and comptroller in writing for their information and compliance with the decision on extension of the term of appointed office to the full retirement age in accordance with applicable regulations.

3. Review and consideration of the extension of the term of appointed office held by the state enterprise executive shall be subject to the following regulations:

a) State enterprise executive make the statement of self-reflection and self-assessment of the results, strengths, weaknesses, shortcomings and issues arising from his/her performance of functions and duties during the time of holding the position, sending them all to the authority having appointing competence and then forwarding them to the relevant counseling agency;

b) The company leadership enters into the discussion and review in which, if the state enterprise executive remains healthy and prestigious enough to hold office and meets work requirements, they shall reach agreement by casting secret ballots.

The officeholder recommended for extension of the term of appointed office must receive more than 50% of the votes from members of the company leadership. If he/she receives 50% of the votes, the President of the Board of Directors or the Company President shall have the deciding vote. In that situation, a full report on conflicting opinions must be submitted to the relevant competent authority for its consideration and decision;

c) Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required; 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Review and consideration of extension of the term of appointed office held by the comptroller shall be subject to the regulations of the representative agency.

Article 39. Documentation requirements for re-appointment, renewal or extension of the term in office

1. The request form for re-appointment, renewal or extension of the term of office to the due date of the prescribed full retirement age which is signed by the leader of the relevant competent authority.

2. The general report on vote counting results, enclosing the statements of the votes at the steps of the re-appointment procedures or the procedures for review and consideration of renewal or extension of the term of appointed office.

3. The biodata completed by each of the recommended personnel by using the prescribed sample, enclosing the certification granted by the relevant competent authority and his/her 4x6 cm color photo taken not over 06 months.

4. The statement of self-reflection and self-assessment of his/her performance of responsibilities, functions and duties during the time of holding the position.

5. Assessments and comments of the same-level Party committee.

6. The competent Party committee’s conclusion regarding political standards.

7. Assessment opinions on each recommended person from the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing. If his/her residence is different from his/her family’s residence, the assessment opinion of the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. The health certificate issued by the relevant competent healthcare establishment less than 06 months ago.

Section 3. TRANSFER, SECONDMENT AND ROTATION

Article 40. Subjects and scope of application

1. Subjects of application:

a) Executives of state enterprises and comptrollers who are included in the approved personnel placement plans;

b) Executives of state enterprises and comptrollers subject to the regulations under which they are not allowed to hold more than 02 terms of office in enterprises.

2. Based on the requirements of the tasks and plans of utilization of the executive and managerial personnel of enterprises, executives of state-owned enterprises and comptrollers may be transferred, seconded or shifted between enterprises under the supervision of the same representative agency or between other agencies, organizations or enterprises under the competent authority’s decisions.

3. Personnel transfer, secondment and rotation must be based on the working needs, the approved transfer, secondment and rotation plans, ensuring conformance to the title conditions and criteria of the planned working positions.

Article 41. Steps in carrying out personnel transfer, secondment and rotation plans

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The company leadership or the representative agency enters into the discussion to reach the agreement on the plan and specific personnel recommended for transfer, secondment or rotation.

3. Collecting written comments and assessments of the leadership of the sending enterprise and the leadership of the receiving enterprise, agency or organization.

4. Discussing the intention of transfer, secondment or rotation with the personnel in person.

5. The company leadership or the representative agency issues their decisions under their authority or seeks the relevant competent authority’s decisions.

Article 42. Transfer or secondment term

The term shall be at least 36 months per each transfer or secondment engagement, except if otherwise decided by the relevant competent authorities in certain special cases.

Article 43. Placement of personnel after rotation

1. At the end of the rotation period, the authority having competence in issuing rotation decisions shall conduct the assessment and evaluation of the performance of rotated personnel, placing and assigning tasks to executives of state-owned enterprises and comptrollers.

2. The consideration of placement and assignment of tasks of executives of state-owned enterprises and comptrollers after rotation must be based on the task requirements, the actual situations, and the results of the tasks performed by agencies, organizations and enterprises associated with the personal responsibilities of the shifted or rotated personnel, and the results of assessment and evaluation by competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Agencies, units and enterprises receiving transferred, seconded or rotated or shifted executives or controllers must prepare and provide necessary conditions in order for them to live and work in a stable manner.

2. Executives of state enterprises that are transferred, seconded or rotated or shifted to hold any title or office shall be entitled to compensation and benefit packages applied to that title or office in accordance with laws.

3. State enterprise executives or comptrollers who are seconded, transferred or rotated to hold other titles or offices shall be automatically discharged from holding the current positions of authority from the effective date of the transfer, secondment or rotation decision.

Chapter VI

DESIGNATION AND RE-DESIGNATION AS REPRESENTATIVES OF STATE OWNERSHIP INTERESTS

Section 1. DESIGNATION AS REPRESENTATIVES OF STATE OWNERSHIP INTERESTS

Article 45. Limitation period of representation for state ownership interests

1. The limitation period of designation as the representative shall not exceed the tenure of the Board of Directors or the Governing Board.  If the representative is nominated by the representative agency for election or appointment to an executive or managerial office in the midst of the term of that office, the limitation period of representation for the state ownership interests shall equal the remaining term of that office under the enterprise’s charter.

2. In case where a representative is designated to represent the state ownership interests in another enterprise, the limitation period of representation for the state ownership interests shall start from the effective date of the latest decision on designation as the representative of state ownership interests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 46. Conditions for designation as representatives of state ownership interests

1. Ensure conformance to general standards and criteria according to regulations of the Party and State; specific standards and criteria according to regulations of relevant competent agencies.

2. Have personnel profiles and records verified, and make income and asset declarations, as legally required.

3. Have to be young (expressed in months of age) enough to serve during the entire tenures of the Boards of Directors or the Governing Boards in the enterprises where they are designated as representatives of state ownership interests.

4. Attain fitness to complete their assigned duties.

5. In order to be eligible for designation, they are not prohibited from holding positions and titles under laws.

6. During the consideration period of time, they are not subject to sanctions or disciplinary actions pending; are not under investigation, prosecution or on trial.  In case their host enterprises are subject to an inspection and examination conducted by competent agencies, the relevant competent authorities shall consult with the inspection and examination agencies about the personnel before designating such personnel as the representatives of state ownership interests.

Article 47. Processes and procedures for designation as representatives of state ownership interests

1. Based on the value of state capital, the size of each enterprise, and after consulting the conditions and criteria of the representatives of state ownership interests, counseling agencies give recommendation about the personnel policy, quantity, structure, source and specific personnel recommended as the representatives of state ownership interests to representative agencies, including the following information: Full names; dates of birth; birth places; dates of accession to the Communist Party (required as a Party member); professional qualifications; qualifications in political theory (if any); executive titles; host or supervisory entities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Meet the person who is recommended for nomination or designation as the representative of state ownership interests to seek his/her commitment to the compliance with the guidelines, resolutions and directions of the representative agency, and the implementation of roles and responsibilities and obligations of the representative of state ownership interests if he/she is designated or nominated;

b) Confer with and get comments and feedbacks from the leadership of the enterprise where the recommended personnel are working on the policy of designation or nomination as the representative of state ownership interests; verify personal information of the recommended personnel.

3. The representative agency consults with the same-level Party committee about the personnel recommended for designation or nomination as the representative of state ownership interests.

4. The representative agency considers giving conclusions about issues that may arise, enters into the discussion and decides to nominate or designate the representative of the state ownership interests.

Article 48. Documentation requirements for designation or nomination as representatives of state ownership interests

1. The request form for designation or nomination as the representative of state ownership interests which is signed by the head of the relevant competent agency or organization.

2. The biodata completed by each of the recommended personnel by using the prescribed sample, enclosing the certification granted by the relevant competent authority and his/her 4x6 cm color photo taken not over 06 months.

3. Self-reflection statement of performance in the last 3 years.

4. Comments and feedbacks of the leadership and the Party committee of the agency or organization supervising the person recommended for nomination or designation as the representative of state ownership interests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Assessment opinions on each recommended person from the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing. If his/her residence is different from his/her family’s residence, the assessment opinion of the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing.

7. Income and asset declaration prepared by using the prescribed sample.

8. The copy of degree or certificate provided to meet qualification requirements for specific titles or offices.  If any office or title holder-to-be possesses a degree, diploma or graduation certificate conferred by a foreign education institution, this qualification document needs to be recognized in Vietnam according to applicable regulations.

9. The health certificate issued by the relevant competent healthcare establishment less than 06 months ago.

10. The commitment to the compliance with the guidelines, resolutions and directions of the representative agency, and the implementation of roles and responsibilities and obligations of the representative of state ownership interests to the owner, which is approved by the representative agency.

Section 2. RE-DESIGNATION AS REPRESENTATIVES OF STATE OWNERSHIP INTERESTS

Article 49. Conditions for re-designation as representatives of state ownership interests

1. In order to be designated or nominated as the representative of the state ownership interests, candidates must meet the following conditions:

a) Assessed as fulfillment of their assigned tasks during the term of office as the representative of state ownership interests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If the representative of state ownership interests is not young enough to serve in the entire tenure of the Board of Directors or the Governing Board in an enterprise, then the renewed term of office as the representative of state ownership interests shall extend to the due date on which his/her full retirement age is reached.

Article 50. Processes and procedures for re-designation as representatives of state ownership interests

1. Within at least 90 days before the expiry of the term of office as the representative as legally prescribed, the representative of state ownership interests prepares a self-reflection and self-assessment of his/her performance of functions and tasks within the limitation period of designation as the representative for submission to the representative agency.

2. The representative agency consults with the same-level Party committee about the personnel recommended for re-designation as the representative of state ownership interests.

3. The representative agency considers giving conclusions about issues that may arise, enters into the discussion and decides to re-designate the representative of the state ownership interests.

In case where the representative of state ownership interests is not re-appointed, the representative agency shall be responsible for cooperating with the enterprise supervised by the representative in placing him/her in other position, or pay compensation or benefit package to him/her as prescribed by laws.

Article 51. Documentation requirements for re-designation as representatives of state ownership interests

1. The request form for re-designation or nomination as the representative of state ownership interests which is signed by the head of the relevant competent agency or organization.

2. The biodata completed by each of the recommended personnel by using the prescribed sample, enclosing the certification granted by the relevant competent authority and his/her 4x6 cm color photo taken not over 06 months.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Assessment opinions and comments of the representative agency.

5. The competent Party committee’s conclusion regarding political standards.

6. Assessment opinions and comments on each recommended person from the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing. If his/her residence is different from his/her family’s residence, the assessment opinion of the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing.

7. Income and asset declaration prepared by using the prescribed sample.

8. The health certificate issued by the relevant competent healthcare establishment less than 06 months ago.

Chapter VII

RESIGNATION, DISMISSAL AND DISCHARGE FROM OFFICE AS REPRESENTATIVES OF STATE OWNERSHIP INTERESTS

Article 52. Resignation

1. Competent authorities may consider accepting the resignation as executives of state enterprises or comptrollers in one of the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) They themselves are aware that they fail to meet conditions, requirements or attain fitness to complete the assigned tasks, or their appointments are inappropriate;

c) They resign for personal reasons.

2. Enterprise’s executives or comptroller shall be prohibited from resignation in one of the following cases:

a) As being in charge of national defense and security tasks; important and confidential missions; the tasks of preventing natural disasters and epidemics, their resignation will seriously affect the common interests;

b) They are subject to inspection, examination or investigation by competent authorities under regulations of the Party and laws.

3. Processes for considering approval of resignation:

a) Within 10 days of receipt of resignation applications from an executive of state-owned enterprise or comptroller, the counseling agency or the company leadership must meet with the personnel filing resignation applications. If the application is withdrawn, the consideration process shall be halted; in case the application is not withdrawn, the counseling agency shall consider giving recommendations about such resignation to competent authorities under the respective delegated authority of cadre management;

b) Within 15 days from the date on which the counseling agency gives a written proposal, the company leadership or the representative agency must enter into the discussion and vote on the resignation by casting secret ballots. The decision to approve the resignation of the executive of state-owned enterprise or the comptroller must be agreed upon by more than 50% of all members of the leadership or the representative agency; if 50% of votes for such resignation is received, the head of the representative agency or the President of the Board of Directors or the Company President shall have the casting vote.

4. When the resignation application has not been accepted by the competent authority, the executive or the comptroller must continue performing their assigned functions, duties and powers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 53. Dismissal

1. Competent authorities may consider accepting the dismissal from office as executives of state enterprises or comptrollers in one of the following cases:

b) No longer meet eligibility criteria and requirements imposed on executives of state enterprises under laws;

b) Rated as failure to complete their performance or incomplete performance for two consecutive years;

c) Disciplined to the extent that they are not removed from office, but need to make personnel changes;

d) Disciplined in the form of reprimand or warning twice during the same term of appointed office;

dd) It is established by the competent authority that they are in breach of the Party’s regulations on internal political protection;

e) They are dismissed from office for other reasons stated in the regulations of the Party and laws.

2. Procedures for consideration of dismissal from office as executives of state enterprises, comptrollers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Within 30 days from the date on which the counseling agency gives a written proposal for dismissal, the company leadership or the representative agency must enter into the discussion and vote on such dismissal by casting secret ballots. The decision to dismissal from office as the executive of state-owned enterprise or the comptroller must be agreed upon by more than 50% of all members of the leadership or the representative agency; if 50% of the votes for such dismissal is received, the head of the representative agency or the President of the Board of Directors or the Company President shall have the casting vote.

3. The executive of state-owned enterprise or the comptroller who is dismissed from office shall not be entitled to wages or salaries specific to their positions and titles from the effective date of the dismissal decision. After being dismissed from office, the state-owned enterprise executive or comptroller must be placed in a proper post by the competent authority. In that situation, he/she must abide by the assignment decisions of the competent authority. In case of dismissal due to the rating according to which he/she has failed to complete his/her assigned tasks for two consecutive years, the competent authority can terminate his/her term of office according to the provisions of laws.

4. Settlement of complaints or denunciations relating to dismissal from office

a) The settlement of complaints and denunciations related to the dismissal from office as the executive of state enterprise or the comptroller must conform to the Party's regulations, the Law on Complaints and the Law on Denunciations;

b) While decisions to settle complaints or denunciations are not available, organizations and individuals concerned must execute the decisions on dismissal from the relevant competent authorities;

c) Within 30 days after having sufficient grounds to conclude that the dismissal from office is wrong, the competent authority must issue a decision to reinstate the wrongly dismissed person in the previous position and give back legitimate interests related to the former position of the state-owned enterprise executive or the comptroller.

Article 54. Termination of term of office as representatives of state ownership interests

1. Competent authorities shall consider terminating the term of office as a representative of state ownership interests in one of the following cases:

a) Submit an application for termination of the term of office as the representative of state ownership interests before the expiration of his/her term of office and obtain approval from the representative agency;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) No longer meet eligibility criteria and requirements imposed on representatives of state ownership interests under laws;

d) Rated as failure to complete their performance or incomplete performance for two consecutive years;

dd) Disciplined in the form of reprimand or warning twice during the same term of appointed office as the representative of state ownership interests;

e) It is established by the competent authority that they are in breach of the Party’s regulations on internal political protection;

g) His/her term of office as the representative of state ownership interests is terminated for the other reasons prescribed by the Party’s regulations and laws.

2. Procedures for consideration of termination of term of office as a representative of state ownership interests:

a) Within 10 days of receipt of the application for termination of term of office as the representative of state ownership interests before the expiry of the term of office or if there are sufficient grounds for the termination of term of office as the representative of state ownership interests specified in Clause 1 of this Article, the counseling agency shall submit the proposal for such termination to the relevant competent authority under its delegated authority of cadre management;

b) Within 30 days of receipt of the written proposal of such termination from the counseling agency, the representative agency must enter into the discussion and vote on such termination of term of office by casting secret ballots. The decision to terminate the term of office as the representative of state ownership interests must be agreed upon by more than 50% of all members of the company leadership; if 50% of the votes for such termination is received, the head of the representative agency shall have the casting vote.

3. After termination of term of office as the representative of state ownership interests, the relevant competent authority must place them in a proper post. In that situation, he/she must abide by the assignment decision of the competent authority. If he/she voluntarily applies for retirement or termination of term of office, their retirement benefits shall be granted in accordance with applicable regulations. In case of termination of term of office as the representative of state ownership interests due to the rating according to which he/she has failed to complete his/her assigned tasks for two consecutive years, the relevant competent authority can terminate his/her term of office according to the provisions of laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Settlement of all complaints and denunciations relating to the termination of term of office as the representative of state ownership interests shall be subject to regulations of the Party, the Law on Complaints and the Law on Denunciations;

b) While decisions to settle complaints or denunciations are not available, organizations and individuals concerned must execute the decisions on termination of term of office as representatives of state ownership interests from the relevant competent authorities;

c) Within 30 days after having sufficient grounds to conclude that the termination of term of office is wrong, the relevant competent authority must issue a decision to reinstate the wrongly dismissed person in the previous position and give back legitimate interests related to the former position of the representative of state ownership interests.

Chapter VIII

COMMENDATION, REWARDING, DISCIPLINING OF EXECUTIVES OF STATE ENTERPRISES, COMPTROLLERS, REPRESENTATIVES OF STATE OWNERSHIP INTERESTS

Article 55. Commendation and rewarding

Executives of state-owned enterprises, comptrollers and representatives of state ownership interests that work at merit or with great devotion shall be commended and/or rewarded according to the provisions of the law on emulation, commendation and rewarding.

Article 56. Disciplinary principles

1. Objectivity and fairness; transparency, public disclosure; strictness, legitimacy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests that is executing the disciplinary decision continues to commit the violation, the following disciplinary measure shall be applied:

a) If the violation is subject to the disciplinary action which is lighter than or equal to the current one, the disciplinary action must be one level heavier than the current one;

b) If the violation is subject to the disciplinary action which is heavier than the current one, the disciplinary action must be one level heavier than the current one imposed on the latest violation.

4. When considering imposing any disciplinary action, the content, characteristics, extent, harm, causes of the violation, aggravating or mitigating circumstances, consciousness of guilt, self-correction, remedies against violation and consequences must be taken into consideration.    

5. Imposing administrative sanctions or Party's disciplines in place of those referred to in this Decree shall be prohibited; imposing disciplinary action against a violation not to the extent of being subject to a criminal sanction shall not serve as a replacement for criminal prosecution proceedings.   

6. If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests committing a violation has already been subject to the Party's sanction, the disciplinary action against the violator must resemble the Party's sanction.

Within 30 days from the date of announcement of the Party’s sanction decision, the relevant competent authority must consider deciding whether the disciplinary action is imposed.

7. All acts of infringing upon the body, spirit, honor and dignity must be strictly forbidden in the course of taking disciplinary actions.

8. If any executive of state-owned enterprise, comptroller or representative of state ownership interests that commits a violation for the first time have already been disciplined and repeat such violation within 24 months from the effective date of the disciplinary decision, such act will be considered recidivism; after the 24-month time limit from the date of commission of that act of violation, such violation shall be considered as the initial violation, but deemed as an aggravating factor when determining the disciplinary sanction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Limitation period for imposition of disciplinary sanction is the time limit after which none of disciplinary sanctions is imposed. The limitation period for imposition of a disciplinary sanction starts from the time of determination of violation against law to the time of issuing the notice of holding a criticism meeting as prescribed in Article 65 of this Decree. Unless otherwise provided in clause 2 of this Article, the limitation period for imposition of disciplinary sanction shall be prescribed as follows:

a) 02 years for a violation against law that is less serious to the extent of imposing the disciplinary sanction in the form of reprimand;

b) 05 years for illegal acts not falling into the cases specified at point a of this clause.

2. The limitation period for imposition of disciplinary sanction for one of the following violations against law shall not be applied:

a) The executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests who is a Party member commits an illegal act to the extent of imposing the disciplinary sanction in the form of expulsion from the Party;

b) Committing violations arising from internal political protection activities;

c) Committing any act of infringement upon national interests in the national defence, security and external relation domains;

d) using counterfeit or illicit qualifications, degrees, certificates or credentials.

3. The limitation period for imposition of disciplinary sanction upon the executive of state-owned enterprise, the comptroller and the representative of state ownership interests extends from the time of issuing the notice of holding a personnel criticism meeting as prescribed in Article 65 of this Decree to the date of issue of the disciplinary sanction decision of the relevant competent authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. In case the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests is under investigation, prosecution or on trial according to the criminal proceedings, but then receiving the decision to suspend the investigation or dismiss the legal case, and his/her violation is suspected to be a breach of discipline, he/she may be subject to a disciplinary action.

The time period of investigation or trial according to the criminal procedures shall not be included in the limitation period.

Within 03 working days from the date of issuance of the decision to suspend the investigation or dismiss the case, the decision maker must send the decision and attached documents to the authority having competence in imposing the disciplinary action.

Article 58. Forms of discipline and levels of violation

1. Forms of disciplinary action imposed upon executives of state enterprises, comptrollers shall include: Reprimand, caution, dismissal and compulsory termination of term of office.

2. Forms of disciplinary action imposed upon representatives of state ownership interests shall include: Reprimand, caution, early discharge from office and compulsory termination of term of office.

3. Levels of violation shall be determined as follows:

a) Violations that cause less serious consequences are violations causing less minor harm, impacts inside the enterprise, and effects on the reputation of the enterprise;

b) Violations that cause serious consequences are violations causing huge harm, impacts outside the enterprise, negative public opinions and reduction in the reputation of the enterprise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Violations that cause specially serious consequences are violations causing extremely great harm, total impacts on the entire society, extreme public annoyance and loss of the reputation of the enterprise.

In addition to the above-mentioned grounds, the level and extent of a violation shall also be determined by the physical damage measured by the specific amount as determined by the representative agency or according to the regulations of the enterprise.

Article 59. Suspended consideration of disciplinary action and exemption from disciplinary liabilities

1. Suspended consideration and imposition of disciplinary action:

a) Taking legally prescribed annual leave, insurance covered or personal leave permitted by competent authorities;

b) Being in treatment for a serious illness or losing cognitive ability; being seriously ill and receiving inpatient care at hospitals certified by the medical authority;

c) Being a woman during pregnancy, maternity leave, or nursing a child under 12 months old; being a man (in case his wife dies or due to other objective or force majeure reasons) who is raising a child under 12 months old;

d) Being prosecuted, held in custody or temporary detention awaiting conclusions of agencies competent to investigate, prosecute or adjudicate illegal acts, except cases decided by competent agencies.

2. Exemption from disciplinary liabilities of executives of state enterprises, comptrollers, representatives of state ownership interests

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Having to comply with the superior authority's decision. Where there are grounds to believe that the decision is illegal, it shall be obliged to promptly report it in writing to the authority having competence in issuing decisions; in cases where the competent authority still decides the enforcement of disciplinary action, this decision on enforcement must be made in writing and the executor must comply with it, but not responsible for the consequences of that enforcement and, at the same time, report to his/her immediate superior of the authority having competence in issuing decisions, then this authority having competence in issuing decisions shall be held responsible before law for their decision;

c) Being certified by a competent authority that the violator commits the violation in an urgent situation, due to a force majeure event or an objective obstacle in accordance with the Civil Code when performing the assigned tasks;

d) Committing violation, but now passing away.

Article 60. Imposition of disciplinary action in the form of reprimand

Disciplinary action shall apply to state enterprise executives, comptrollers, and representatives of state ownership interests that commit violations against laws for the first time, causing less serious consequences in one of the following cases:

1. Violating regulations on labor disciplines; rules and regulations of enterprises.

2. Abusing positions of authority for self-seeking purposes.

3. Failing to comply with the decision of the competent authority; failing to perform assigned tasks without plausible reasons; causing disunity in enterprises.

4. Violating regulations of laws on: Crime prevention and control; prevention and control of social evils; social safety and order; anti-corruption; thrift and anti-extravagance practices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Violating regulations of laws on complaints and denunciations.

7. Violating regulations on democratic centralization, regulations on propaganda, speech, and internal political protection.

8. Violating regulations of laws on: Enterprises, investment, construction; land, environmental resources; finance, accounting, banking; management and use of public assets in the course of task performance.

9. Violating regulations of laws on: Domestic violence prevention and control; population, marriage and family; gender equality; social security; other provisions of laws related to enterprises.

Article 61. Imposition of disciplinary action in the form of warning or caution

Disciplinary action in the form of warning or caution shall apply to state enterprise executives, comptrollers, and representatives of state ownership interests that commit violations against laws in one of the following cases:

1. Having already been disciplined in the form of reprimand for the violations specified in Article 60 of this Decree and then repeat that violation.

2. Violating laws for the first time, causing serious consequences in one of the cases specified in Article 60 of this Decree.

3. Violating laws for the first time, causing serious consequences in one of the cases specified in the following regulations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Failing to complete management and administration tasks as assigned by competent authorities.

Article 62. Imposition of disciplinary action in the form of early dismissal or discharge from office

Disciplinary action in the form of dismissal from or early termination of term of office shall apply to state enterprise executives, comptrollers, and representatives of state ownership interests that commit violations against laws in one of the following cases:

1. Violating laws for the first time, causing serious consequences in one of the cases specified in Article 60 of this Decree not to the extent of compulsory termination of term of office, and in the cases where violators show consciousness of guilt, self-correction, proactively mitigating consequences and having a lot of mitigating facts.

2. Violating laws for the first time, causing serious or extremely serious consequences in one of the cases specified in clause 3 of Article 61 of this Decree.

3. using counterfeit or illicit qualifications, degrees, certificates or credentials in order to be appointed to positions or elected or designated as representatives of state ownership interests.

Article 63. Imposition of disciplinary action in the form of compulsory termination of term of office

Disciplinary action in the form of compulsory termination of term of office shall apply to state enterprise executives, comptrollers, and representatives of state ownership interests that commit violations against laws in one of the following cases:

1. Violating laws for the first time, causing specially serious consequences in one of the cases specified in Article 60 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Using counterfeit or illicit qualifications, degrees, certificates or credentials in order to be recruited to enterprises.

4. Being addicted to drugs; in this case, the competent authority's notice shall be required.

Article 64. Processes, procedures for imposition of disciplinary sanctions

1. Steps in imposing disciplinary sanctions upon executives of state enterprises, comptrollers, and representatives of state ownership interests must be as follows:

a) Holding the criticism meeting;

b) Establishing the disciplinary sanction committee;

c) Issuing the sanction decision.

2. Where disciplinary actions are imposed under decisions of competent authorities specified at point d, clause 1, Article 59 of this Decree, or executives of state-owned enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests committing violations against laws are sentenced to prison by courts without being entitled to suspended sentences or are convicted of corrupt acts, the provisions laid down at Points a and b, Clause 1 of this Article shall not be applied.

Article 65. Holding the criticism meeting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Meeting participants:

a) In case the criticized person is the President of the Board of Directors, the company president or the comptroller or the representative of state ownership interests, the head of the representative agency shall preside over the criticism meeting and decide on the eligible participants in the meeting, including the leadership representative, the party committee, the trade union, the counseling body of the representative agency, the representative of the Board of Directors, the Governing Board of the enterprise where the criticized person is working;

b) In case the criticized person is the executive of the enterprise, the President of the Board of Directors or the company president of the enterprise where he/she is working shall preside over the personnel criticism meeting and decide on the eligible participants in the meeting, including the representative of the representative agency, the leadership representative, the party committee, the trade union of the enterprise where the criticized person is working;

c) The competent authority may invite more representatives from agencies, organizations and persons concerned to the meeting. The invited person shall have the right to speak but not to vote for or against disciplinary action.

2. The meeting shall be held according to the following procedures:

a) The chair of the meeting declares reasons for the meeting, appoints the secretary, informs or authorizes the counseling agency to announce the following contents: Summary of work history; act of violation; applied sanction form (if any); the time when the act of violation occurs, the time when the act is discovered; aggravating and mitigating circumstances of the person committing the violation; limitation period and time limit for handling the violation according to the provisions of laws;

b) The criticized person presents his/her self-criticism report, clearly stating his/her violation against law and binding himself/herself to disciplinary action.

In case the person committing the violation is present at the meeting but does not make the self-criticism report, the meeting shall still proceed normally. In case the person committing the violation is absent from the meeting, the meeting shall take place after 02 attempts in notifying participants and convening the meeting;

c) The meeting participants speak and clearly state their opinions on the contents specified at Point a of this Clause;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The criticism meeting must be documented in the minutes.

3. Within 05 working days from the end of the criticism meeting, the meeting’s chair shall be responsible for sending the meeting report and minutes to the authority having competence in imposing disciplinary action. The report must provide clear information about the followings:

a) Act of violation, extent and consequences of violation;

b) Aggravating or mitigating facts (if any);

c) Responsibilities of the violator and comparable levels of disciplinary action;

d) Limitation period and time limit for imposition of disciplinary action under laws;

dd) Recommended disciplinary action and forms (if any).

Article 66. Establishing the disciplinary sanction committee

1. Within 05 working days after receiving the report and minutes of the criticism meeting, in case where any violation is committed to the extent that disciplinary action is required, the authority competence in imposition of disciplinary action shall decide to establish the disciplinary sanction committee to advise the application of disciplinary action to the person committing the violation, except for the case specified in Article 67 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The disciplinary sanction committee’s chair is the President of the Board of Directors, the company president or the leadership representative of the representative agency;

b) A Disciplinary Sanction Committee member is the representative from the Party committee superior to the enterprise’s Party committee (in case the superior Party committee is the local party committee, this disciplinary sanction committee member must be the representative of the local party committee) or the representative of the Party committee at the level the same as the level of the representative agency;

c) A member of the disciplinary sanction committee is the representative of the specialized department of the enterprise related to the person reviewed for disciplinary action;

d) A member of the disciplinary sanction committee is the representative of the executive board of the trade union of the enterprise where the person reviewed for disciplinary action is a member;

dd) The member cum the secretary of the disciplinary sanction committee is the person in charge of the counseling agency of the enterprise where the person reviewed for disciplinary action or the counseling agency of the representative agency.

3. It shall be prohibitory to appoint the spouse, natural parent, adoptive parent, natural child or adopted child; natural sibling; sibling-in-law or persons involved in the illegal act of the state enterprise executive, the comptroller or the representative of state ownership interests under review for disciplinary action to the disciplinary sanction committee.

4. In case of failure to assign a person to join the disciplinary sanction committee as prescribed in Clause 2 of this Article because he/she commits a violation or is involved in a violation or is executing the disciplinary sanction decision, the head of the representative agency shall consider and decide on the substitute personnel or report to the Prime Minister for his review and decision.

Article 67. Cases of non-establishment of the disciplinary sanction committee

1. Committing violations against laws that cause the violators to be sentenced to prison by courts without being entitled to suspended sentences or be convicted of corrupt acts by Courts or according to the decisions of competent authorities under the provisions of Point d, Clause 1 of Article 59 herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Receiving disciplinary sanction decisions of the Party.

With respect to those cases prescribed herein, conclusions regarding acts of violation may be used and any investigation or verification of such violation is not needed.

Article 68. Work rules of the disciplinary sanction committee

1. The disciplinary sanction committee convenes a meeting when at least 03 members, including the Chairperson of the committee and the committee’s Commissioner cum, are present.

2. The disciplinary sanction committee proposes the application of disciplinary action through secret ballot results and must be approved by a majority of the committee’s members.

3. The committee’s meeting must be recorded in minutes of opinions of the attendees and the results of the vote on the disciplinary action.

4. The committee shall be automatically dissolved after fulfillment of its assigned tasks.

Article 69. Holding the disciplinary sanction committee’s meeting

1. Meeting preparations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The meeting’s chair may invite more representatives from agencies, organizations and persons concerned to the meeting. The invited person shall have the right to speak but not to cast any vote on disciplinary actions;

c) The Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee shall be responsible for preparing documents and records related to the disciplinary action, keeping the minutes of the disciplinary sanction committee’s meeting;

d) Disciplinary sanction documentation is submitted to the disciplinary sanction committee, including:  Self-criticism statement, biodata, criticism meeting minutes of the enterprise where the violator is working and other related documents.

2. Meeting procedures:

a) The chairperson of the disciplinary sanction committee declares the meeting reasons and introduces members to attend the meeting;

b) The Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee presents the meeting contents as follows: Biodata; act of violation, time of commission and time of detection of violation; limitation period and time limit for imposition of disciplinary action; forms of disciplinary action that have been issued; aggravating, mitigating circumstances and other relevant documents;

c) The violator reads out the self-criticism report. If the violator is absent, the Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee reads it on his/her behalf;

d) The Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee reads the minutes of the meeting;

dd) The committee members and participants speak;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) The disciplinary sanction committee votes on whether or not to discipline the violator; in case the majority of the ballots votes for the discipline; the vote on the application of the disciplinary action is conducted by casting secret ballots according to the accumulative voting approach;

h) The chairperson of the disciplinary sanction committee announces the secret voting results and approves the meeting minutes;

i) The chairperson of the disciplinary sanction committee and the Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee signs the minutes of the meeting.

3. In case where a meeting of the disciplinary sanction committee held to consider the disciplining of multiple executives of state-owned enterprises, comptrollers and representatives of state ownership interests in the same enterprise committing violations, the disciplinary sanction committee shall conduct the disciplinary review for each violator.

Article 70. Deciding the disciplinary action

1. Procedures for issuance of the sanction decision:

a) Within 05 working days from the date of end of the meeting, the disciplinary sanction committee must propose the disciplinary action in writing (enclosing disciplinary minutes and documentation) to the competent authority;

b) Within 15 working days after receiving the written proposal of the disciplinary sanction committee in case of establishment of the disciplinary sanction committee, or after receiving the minutes of the criticism meeting as per clause 3 of Article 65 herein in the case of non-establishment of the disciplinary sanction committee, the competent authority may issue the disciplinary sanction decision or the conclusion about the non-application of disciplinary action to executives of state-owned enterprises, comptrollers and representatives of state ownership interests;

c) In case where the violation against the laws of the executive of state-owned enterprise, comptroller, representative of state ownership interests involves complicated details, the competent authority shall decide to extend the time limit for imposition of disciplinary action according to the provisions of Clause 3 of Article 57 of this Decree, and shall take responsibility for their decision;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Disciplinary sanction decision must clarify the time of entry into force.

3. 12 months after the effective date of the disciplinary decision, if the state enterprise executive, the comptroller, or the representative of state ownership interests does not commit any violation to the extent of having to be disciplined, the disciplinary sanction decision shall terminate its effect without needing a written document on the termination of its effect.

If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests continue to commit the violation against law during the period of execution of the decision, the disciplinary sanction decision that is being executed shall be invalidated from the time of the entry into force of the new one.

4. If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests is disciplined in the form of reprimand or warning, he/she shall be prevented from the placement planning, rotation or appointment to the higher position, or the designation as the representative of state ownership interests, for the duration of 12 months from the effective date of the disciplinary sanction decision. If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests is disciplined in the form of dismissal from or early termination of term of office, he/she shall be precluded from being planned, rotated or appointed to the higher position, or designated as the representative of state ownership interests, for the duration of 24 months from the effective date of the disciplinary sanction decision.

Article 71. Complaints

The executive of state enterprise, the comptroller and the representative of state ownership interests who is disciplined may appeal against the disciplinary sanction decision under laws on complaints.

Article 72. Disciplinary documentation

1. Documentation on disciplining of an executive of state enterprise, comptroller or representative of state ownership interests must include: Request of the disciplinary sanction committee submitted to the competent authority for consideration of disciplinary action; self-review; minutes of review, criticism meetings; letters of denunciation, examination conclusions, inspection conclusions and other relevant documents; the minutes of the disciplinary sanction committee’s meeting and the disciplinary sanction decision.

2. Disciplinary sanction documentation shall be archived in personal profiles. Disciplinary actions of executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests must be recorded in their records.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If commission of violations against laws by executives of state enterprises, comptrollers, representatives of state ownership interests results in any loss or damage to the economy or property of the State or enterprises, the violators shall be responsible for reimbursement or return under laws.

Chapter IX

PROCEDURES FOR RETIREMENT OF EXECUTIVES OF STATE ENTERPRISES, COMPTROLLERS, REPRESENTATIVES OF STATE OWNERSHIP INTERESTS

Article 74. Determination of retirement commencement date

1. The retirement commencement date shall be the 1st day of the month succeeding the due month of the statutory full retirement age of executives of state enterprises, comptrollers, and representatives of state ownership interests.

If the personal profile of the executive of state enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests does not clarify the day or month of birth, the retirement commencement date shall be January 1 of the year succeeding the due year of his/her statutory full retirement age.

2. The retirement commencement date may be extended in the following cases:

a) Not more than 01 month in one of the cases where the retirement commencement date coincides with the Lunar New Year holiday; spouse, parent-in-law or child of the executive of state-owned enterprise or the representative of state ownership interests has died or has been declared missing by the Court; the retirement pensioner-to-be and his/her family suffers loss or damage due to natural disasters, enemies, or conflagration;

b) Not more than 03 months for one of the cases where the retirement pensioner-to-be suffers serious illness or accident and obtaining hospital’s health certificate;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests may be entitled to extension of the dates of commencement of their retirement in the cases prescribed in clause 2 of this Article, the regulation applied to the case in which the extended time of the retirement commencement date is longest shall prevail.

4. The competent authority may be entitled to extension of the dates of commencement of retirement as per clause 2 of this Article, except as executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests do not wish to extend their retirement commencement date.

Article 75. Retirement notification and decision

1. 6 months before the commencement time of retirement as prescribed in Clause 1 of Article 74 of this Decree, the competent authority must issue a written notice of the retirement.  The notification of the retirement commencement date of the executive of state enterprise, comptroller, and representative of state ownership interest shall be regulated as follows:

a) The representative agency issues the notification of retirement of the President of the Board of Directors, the Company President, the Comptroller and the representative agency;

b) President of the Board of Directors or the Company President issues the notification of retirement of member of the Board of Directors, the General Director, the Director, the Deputy General Director, the Deputy Director and the Chief Accountant. 

2. 03 months before the prescribed commencement date of retirement of the executive of state enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests retires as prescribed, the representative agency or the enterprise must issue the retirement decision under their delegated authority or report to the competent authority to petition them to issue the retirement decision.

Chapter X

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Decree shall enter into force from the signature date.

2. This Decree shall replace the Government’s Decree No. 97/2015/ND-CP dated October 19, 2015 on management of officeholders or titleholders in the enterprises that are single-member limited companies of which 100% of charter capital is held by the State and the Government’s Decree No. 106/2015/ND-CP dated October 23, 2015 on management of representatives of more than 50% of state ownership interests that hold managerial titles at enterprises of which over 50% of charter capital is held by the State.

3. For violations committed by executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests that are considered for disciplinary action before the effective date of this Decree, current regulations shall continue to apply; for acts of violation occurring before the effective date of this Decree, but the consideration or handling of such acts after the effective date of this Decree, regulations of this Decree shall apply.

Article 77. Implementation

1. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall, based on the provisions of this Decree, prescribe the management of officeholders or titleholders and representatives of state ownership interests in state enterprises under the control of the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security according to regulations over officers of the people's army, the people's police and the provisions of laws.

2. Representative agencies shall direct the Boards of Directors and the Presidents of the companies whose 100% charter capital is held by the State to consult the provisions of this Decree to set out the regulations on management of officeholders, titleholders and representatives of state ownership interests in affiliated enterprises.

3. State Capital and Investment Corporation shall, based on regulations of this Decree, set out the regulations on management of officeholders, titleholders and representatives of state ownership interests in the enterprises owned by the Corporation.

4. Recruitment, appointment through competitive examinations for managerial and executive positions in enterprises or hiring of persons holding the titles of General Director, Director, Deputy General Director, Deputy Director, and Chief Accountant must conform to projects approved by competent authorities before implementation.

5. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, other organizations and individuals involved shall be responsible for implementing this Decree./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


136.734

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.10.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!