Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 09/2009/NĐ-CP Quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác

Số hiệu: 09/2009/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/02/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 09/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 03 năm 2009 thay thế Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước;
- Các Tổng công ty Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định việc quản lý tài chính đối với công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.

Đối với một số công ty nhà nước có đặc thù về quản lý tài chính thì ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này còn thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Công ty nhà nước bao gồm:

a. Công ty nhà nước độc lập;

b. Tổng công ty Nhà nước là Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập.

2. Tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm công ty có tư cách pháp nhân độc lập, đáp ứng các Điều kiện theo quy định của pháp Luật và Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân độc lập.

3. “Vốn do Nhà nước đầu tư tại công ty nhà nước” là vốn cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho công ty nhà nước khi thành lập, trong quá trình hoạt động kinh doanh; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; giá trị các khoản viện trợ, quà biếu, quà tặng; tài sản vô chủ, tài sản dôi thừa khi kiểm kê công ty nhà nước được hạch toán tăng vốn nhà nước tại công ty nhà nước; vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế; giá trị quyền sử dụng đất và các khoản khác được tính vào vốn nhà nước theo quy định của pháp Luật.

4. “Tài sản của công ty nhà nước” bao gồm: tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn); tài sản lưu động (tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và chi sự nghiệp) mà công ty nhà nước có quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp Luật.

5. “Vốn huy động của công ty nhà nước” là số vốn công ty nhà nước huy động theo các hình thức: phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các hình thức huy động khác mà pháp Luật không cấm

6. “Bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước” là việc giữ nguyên, không để thâm hụt số vốn nhà nước tại công ty nhà nước trong suốt quá trình kinh doanh.

7. Ban quản lý Điều hành công ty nhà nước có Hội đồng quản trị, bao gồm Hội đồng quản trị, Ban giám đốc (Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc và các Phó giám đốc); đối với công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị là Ban giám đốc.

8. “Doanh nghiệp khác” là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.

9. “Vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác” là vốn do Nhà nước hoặc công ty nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

10. “Người đại diện phần vốn góp của công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác” là người được chủ sở hữu của công ty nhà nước ủy quyền đại diện vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.

11. “Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước” là các cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ.

12. “Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác” là công ty nhà nước hoặc cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.

Điều 3. Công ty nhà nước tham gia hoạt động công ích

1. Công ty nhà nước tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích trên cơ sở đấu thầu hoặc nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện hạch toán kinh tế đối với sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định hiện hành.

2. Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, công ty nhà nước phải tự bù đắp chi phí bằng giá trị thực hiện thầu và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động này.

Khi thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích theo đơn đặt hàng hoặc nhiệm vụ kế hoạch nhà nước giao, công ty nhà nước sử dụng số tiền do Nhà nước thanh toán và/hoặc do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán để bù đắp chi phí hoạt động công ích và đảm bảo lợi ích cho người lao động. Trường hợp, số tiền được thanh toán thấp hơn chi phí thực tế hợp lý thì được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch theo số lượng hoặc khối lượng thực tế và đơn giá dự toán. Công ty nhà nước phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu và chi phí cho sản phẩm, dịch vụ này. Số tiền bù chênh lệch là doanh thu của công ty nhà nước. Kết quả kinh doanh của công ty nhà nước được xác định trên cơ sở tổng hợp kết quả hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh.

Điều 4. Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác

Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác bao gồm:

1. Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị những tài sản khác của công ty nhà nước được công ty nhà nước đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;

2. Vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác giao cho công ty nhà nước quản lý;

3. Giá trị cổ phần tại các công ty nhà nước đã cổ phần hóa, bao gồm cả giá trị cổ phần nhà nước cấp cho người lao động trong công ty để hưởng cổ tức khi công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn trước ngày 14 tháng 7 năm 1998; giá trị vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên;

4. Vốn do công ty nhà nước vay để đầu tư;

5. Lợi tức và các khoản được chia khác do Nhà nước hoặc công ty nhà nước đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp khác được sử dụng để tái đầu tư tại các doanh nghiệp này;

6. Giá trị cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả thay cổ tức của phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác;

7. Các loại vốn khác theo quy định của pháp Luật.

Điều 5. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác

1. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước và theo phân công, phân cấp của Chính phủ.

2. Chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thực hiện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông hoặc người góp vốn và việc cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đó.

Trường hợp Chủ sở hữu không cử người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, người đứng đầu cơ quan chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đó.

Chương 2.

QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC

MỤC 1. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Điều 6. Vốn Điều lệ

1. Vốn Điều lệ của công ty nhà nước

a. Vốn Điều lệ của công ty nhà nước là mức vốn cần thiết để duy trì và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Điều kiện bình thường, phù hợp với quy mô, chiến lược phát triển kinh doanh của công ty và được ghi trong Điều lệ công ty. Đối với công ty nhà nước kinh doanh những ngành nghề mà pháp Luật quy định vốn pháp định thì vốn Điều lệ của công ty nhà nước không được thấp hơn vốn pháp định. Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc xác định vốn Điều lệ;

b. Đại diện chủ sở hữu phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất mức vốn Điều lệ và nguồn vốn thực hiện. Trường hợp sử dụng nguồn vốn ngân sách để cấp vốn Điều lệ, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội quyết định;

c. Căn cứ vào phương án đầu tư vốn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính (ngân sách trung ương) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ngân sách địa phương) có trách nhiệm đầu tư đủ vốn Điều lệ cho công ty nhà nước. Trong đó:

- Đối với công ty nhà nước mới thành lập phải thực hiện đầu tư và xây dựng thì bảo đảm cấp đủ vốn Điều lệ khi công ty nhà nước đi vào hoạt động kinh doanh;

- Đối với công ty nhà nước đang hoạt động: được bổ sung vốn Điều lệ theo tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao;

- Đối với công ty nhà nước không được đầu tư đủ vốn thì phải Điều chỉnh giảm vốn Điều lệ của công ty nhà nước nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định.

Trường hợp không Điều chỉnh giảm vốn Điều lệ thì tùy tình hình cụ thể chủ sở hữu quyết định việc chuyển đổi sắp xếp hoặc cổ phần hóa theo chế độ quy định.

2. Trong quá trình kinh doanh, đại diện chủ sở hữu có quyền quyết định Điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn Điều lệ của công ty nhà nước.

Đại diện chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư tại công ty nhà nước khi tổ chức tại công ty nhà nước hoặc Điều chỉnh giảm vốn Điều lệ của công ty nhà nước. Việc rút vốn chỉ được thực hiện nếu vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của công ty nhà nước.

Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục tăng giảm vốn Điều lệ của công ty nhà nước.

3. Đối với công ty nhà nước được thiết kế, đầu tư thành lập và đăng ký kinh doanh để thực hiện Mục tiêu chủ yếu, thường xuyên và ổn định là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng giao kế hoạch hoặc đấu thầu được đại diện chủ sở hữu đầu tư bổ sung đủ vốn để thực hiện khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích.

4. Công ty nhà nước được đầu tư vốn Điều lệ ban đầu, bổ sung vốn Điều lệ trong quá trình hoạt động kinh doanh từ các nguồn vốn do nhà nước đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế này và các nguồn bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.

Điều 7. Giao vốn nhà nước đầu tư cho công ty nhà nước

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao vốn nhà nước đầu tư cho các công ty nhà nước mới thành lập.

2. Việc giao vốn phải được hoàn thành trong vòng 60 ngày, kể từ ngày công ty nhà nước được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với công ty nhà nước phải đầu tư và xây dựng thì việc giao vốn thực hiện trong vòng 60 ngày, kể từ khi công ty nhà nước đi vào hoạt động kinh doanh.

3. Bên nhận vốn:

a. Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty nhà nước có Hội đồng quản trị;

b. Giám đốc đối với công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị.

4. Những công ty nhà nước đã thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, đã được giao vốn thì không tổ chức giao vốn lại. Đối với những công ty nhà nước nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào, các tổng công ty nhà nước nhận thêm doanh nghiệp thành viên thì không tổ chức giao, nhận vốn lại mà chỉ Điều chỉnh vốn nhà nước tại công ty nhà nước tương ứng với số vốn của các doanh nghiệp này trong báo cáo tài chính của các công ty nhà nước và tổng công ty nhà nước.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước trong việc sử dụng vốn và quỹ do công ty nhà nước quản lý

1. Công ty nhà nước được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước giao, các loại vốn khác, các quỹ do công ty nhà nước quản lý vào hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước. Công ty nhà nước chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn; đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến công ty nhà nước như các chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã giao kết.

2. Trường hợp công ty nhà nước sử dụng các quỹ do công ty quản lý khác với Mục đích sử dụng quỹ đã quy định thì công ty nhà nước phải đảm bảo đủ nguồn để đáp ứng nhu cầu chi của các quỹ đó khi có nhu cầu sử dụng. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải theo các quy định của pháp Luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

3. Đối với công ty nhà nước được thiết kế để thường xuyên ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích nhà nước đặt hàng giao kế hoạch, phải tập trung vốn và nguồn lực cho việc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích. Khi cần thiết đại diện chủ sở hữu được Điều động vốn giữa các công ty nhà nước được thiết kế để thường xuyên, ổn định cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng giao kế hoạch theo hình thức ghi tăng, giảm vốn. Trường hợp Điều động vốn cho công ty khác Bộ, ngành, khác địa phương; Điều động vốn từ Bộ, ngành Trung ương về địa phương hoặc ngược lại thì đại diện chủ sở hữu thỏa thuận, quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính. Việc Điều động vốn trên đây phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty nhà nước bị Điều động vốn.

4. Trường hợp công ty được nhà nước giao nhiệm vụ đặc biệt thì phải tập trung vốn và các nguồn lực khác để hoàn thành nhiệm vụ này.

Điều 9. Huy động vốn

1. Việc huy động vốn được thực hiện theo quy định của khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo nguyên tắc sau đây:

a. Phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ và có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng Mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.

b. Việc huy động vốn của các tổ chức cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý nợ nước ngoài;

c. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp Luật về chứng khoán và pháp Luật về doanh nghiệp, trong đó: công ty nhà nước có hoạt động kinh doanh về đầu tư chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư nhưng không thuộc ngành nghề kinh doanh chính thì không được phát hành trái phiếu để đầu tư vào lĩnh vực này.

2. Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn:

a. Công ty nhà nước được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn Điều lệ của công ty không vượt quá 3 lần. Trong đó:

- Hội đồng quản trị quyết định phương án huy động vốn có giá trị lớn hơn vốn Điều lệ của công ty nhà nước. Trường hợp Hội đồng quản trị phân cấp cho Tổng giám đốc, Giám đốc quyết định các phương án huy động vốn lớn hơn vốn Điều lệ thì mức phân cấp cụ thể phải ghi trong Điều lệ và Quy chế tài chính của công ty nhà nước;

- Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị quyết định phương án huy động vốn có giá trị lớn hơn vốn Điều lệ;

Các hợp đồng vay vốn khác có giá trị bằng hoặc thấp hơn vốn Điều lệ do Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) công ty nhà nước quyết định.

b. Đối với công ty có nhu cầu vay vốn vượt quá 3 lần vốn Điều lệ thì phải báo cáo đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn có hiệu quả. Sau khi quyết định, đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính để phối hợp theo dõi và giám sát.

3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính giám sát chặt chẽ việc huy động và sử dụng vốn tại các công ty nhà nước.

Điều 10. Quản lý các khoản nợ phải trả

Đối với các khoản nợ phải trả, công ty nhà nước có trách nhiệm:

1. Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả gồm cả các khoản lãi phải trả;

2. Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của công ty nhà nước, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá hạn;

3. Đối với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ công ty nhà nước phải hạch toán toàn bộ chênh lệch tỷ giá phát sinh (tăng hoặc giảm tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và thời điểm ghi sổ kế toán) của số dư nợ phải trả vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.

Điều 11. Bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước

Công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước tại công ty bằng các biện pháp sau đây:

1. Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước;

2. Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp Luật;

3. Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất theo quy định tại Điều 20 Quy chế này, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Điều 18 Quy chế này và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:

a. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

b. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;

c. Dự phòng các khoản giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.

4. Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước theo quy định của pháp Luật;

5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng này và phương pháp xác định mức độ bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước.

Điều 12. Đầu tư vốn ra ngoài công ty nhà nước

1. Công ty nhà nước được quyền sử dụng tài sản (bao gồm tiền, tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và các tài sản khác) thuộc quyền quản lý của công ty nhà nước để đầu tư ra ngoài công ty. Việc đầu tư ra ngoài công ty nhà nước liên quan đến đất đai phải tuân thủ các quy định của pháp Luật về đất đai. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện góp vốn bằng tài sản trí tuệ.

2. Việc đầu tư vốn của công ty nhà nước vào doanh nghiệp khác tuân thủ theo quy định của pháp Luật, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của công ty nhà nước, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty được nhà nước giao và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập.

3. Các công ty nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty nhà nước (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn Điều lệ của công ty nhà nước (bao gồm công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập). Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn Điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn Điều lệ của tổ chức nhận vốn góp. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định này công ty nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên hoạt động kinh doanh ngành nghề ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty nhà nước chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của tổ chức là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

5. Công ty nhà nước không được tham gia góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản lý, Điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và kế toán trưởng công ty đó; không góp vốn hoặc mua cổ phần tại Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán.

6. Các công ty nhà nước có mức vốn đầu tư ra ngoài vượt quá mức quy định tại khoản 3 Điều này hoặc đã đầu tư góp vốn vào quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán thì trong thời gian 2 năm, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực phải thực hiện Điều chỉnh lại mức đầu tư trên nguyên tắc bảo toàn vốn.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc Điều chuyển phần vốn các Tập đoàn, Tổng công ty đã đầu tư ra bên ngoài về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

7. Các hình thức đầu tư ra ngoài công ty nhà nước:

a. Góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;

b. Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đang hoạt động;

c. Mua lại một công ty khác;

d. Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi;

đ. Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp Luật.

8. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ra ngoài công ty nhà nước:

a. Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc công nhà nước không có Hội đồng quản trị quyết định các dự án đầu tư ra ngoài công ty nhà nước trong phạm vi tổng giá trị đầu tư tài chính của công ty nhà nước thấp hơn 50% vốn Điều lệ hoặc theo phân cấp tại Điều lệ công ty; Đối với dự án đầu tư có giá trị từ 50% vốn Điều lệ trở lên, công ty nhà nước báo cáo đại diện chủ sở hữu quyết định;

b. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước quyết định việc góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư hoặc góp vốn đầu tư thành lập công ty ở nước ngoài; quyết định việc mua công ty thuộc thành phần kinh tế khác; đầu tư ra bên ngoài của công ty được thiết kế thực hiện chủ yếu, thường xuyên, ổn định các sản phẩm, dịch vụ công ích; quyết định các dự án đầu tư tài chính khác còn lại không thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc công nhà nước không có hội đồng quản trị.

MỤC 2. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Điều 13. Tài sản cố định - đầu tư tài sản cố định

1. Tài sản cố định của công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình và vô hình. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn xác định tài sản cố định.

2. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng thực hiện theo quy định dưới đây:

a. Đối với công ty có Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị quyết định các dự án đầu tư có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của công ty được công bố tại quý gần nhất, nhưng không quá mức cao nhất của dự án nhóm B theo quy định của pháp Luật về quản lý dự án đầu tư, xây dựng. Mức phân cấp cho Hội đồng quản trị phải được ghi trong Điều lệ của công ty;

Hội đồng quản trị quyết định phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị.

Các dự án lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng quản trị thì đại diện chủ sở hữu công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

b. Đối với công ty không có Hội đồng quản trị: Giám đốc công ty quyết định các dự án đầu tư có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 30% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của công ty được công bố tại quý gần nhất, nhưng không quá mức cao nhất của dự án nhóm B theo quy định của pháp Luật về quản lý dự án đầu tư, xây dựng. Mức phân cấp này được ghi trong Điều lệ công ty.

Các dự án đầu tư trên mức quyết định của Giám đốc công ty do đại diện chủ sở hữu công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Trình tự, thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của pháp Luật về quản lý dự án đầu tư, xây dựng.

4. Đối với công ty nhà nước được thiết kế để thường xuyên, ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, khi cần thiết đại diện chủ sở hữu được Điều động tài sản của công ty sang công ty nhà nước khác cùng làm nhiệm vụ tương tự theo phương thức ghi tăng, giảm vốn. Trường hợp Điều động tài sản cho công ty nhà nước khác Bộ, ngành, khác địa phương; Điều động tài sản từ Bộ, ngành Trung ương về địa phương hoặc ngược lại thì đại diện các chủ sở hữu thỏa thuận, quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính. Việc Điều động tài sản trên phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty nhà nước bị Điều động tài sản.

Điều 14. Khấu hao tài sản cố định

Tất cả tài sản cố định hiện có của công ty đều phải trích khấu hao, gồm cả tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý, trừ những tài sản cố định thuộc công trình phúc lợi công cộng, nhà ở. Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao nữa.

Bộ Tài chính quy định mức trích khấu hao tối thiểu cho từng loại tài sản cố định. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty quyết định mức trích khấu hao cụ thể nhưng không được thấp hơn mức quy định của Bộ Tài chính.

Điều 15. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản

1. Công ty được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của công ty theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, và phát triển vốn theo quy định của pháp Luật

a. Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định các hợp đồng cho thuê tài sản có giá trị lớn hơn mức vốn Điều lệ của công ty. Các hợp đồng có mức thấp hơn do Tổng giám đốc, Giám đốc công ty quyết định;

b. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản của công ty nhà nước để thế chấp, cầm cố để vay vốn thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.

2. Đối với công ty được đầu tư để thực hiện thường xuyên, ổn định sản phẩm công ích, khi cho thuê, cầm cố, thế chấp những tài sản trực tiếp phục vụ nhiệm vụ công ích phải được sự đồng ý của đại diện chủ sở hữu.

3. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy định của Bộ Luật Dân sự các quy định khác của Nhà nước.

Điều 16. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính

1. Công ty được quyền chủ động và có trách nhiệm nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được; các khoản đầu tư tài chính không có nhu cầu tiếp tục đầu tư để thu hồi vốn.

2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:

a. Đối với công ty có Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính của công ty được công bố tại quý gần nhất; mức cụ thể được ghi trong Điều lệ công ty. Hội đồng quản trị được quyết định ủy quyền hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc, Giám đốc công ty quyết định nhượng bán tài sản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng quản trị, thì đại diện chủ sở hữu công ty quyết định.

b. Đối với công ty không có Hội đồng quản trị: Giám đốc công ty quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại nhỏ hơn hoặc bằng 30% tổng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính của công ty được công bố tại quý gần nhất. Mức cụ thể được ghi trong Điều lệ công ty;

Các phương án lớn hơn mức phân cấp cho Giám đốc công ty thì đại diện chủ sở hữu công ty quyết định.

c. Đối với công ty nhà nước được thiết kế để thực hiện thường xuyên, ổn định sản phẩm, dịch vụ công ích, khi nhượng bán tài sản trực tiếp phục vụ nhiệm vụ công ích phải được sự đồng ý của đại diện chủ sở hữu.

3. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định: việc nhượng bán tài sản cố định được thực hiện thông qua tổ chức bán đấu giá hoặc do công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp Luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp giá trị còn lại của tài sản cố định ghi trên sổ kế toán nhượng bán dưới 100 triệu đồng hoặc mức thấp hơn (được ghi trong Điều lệ và Quy chế tài chính của công ty) thì Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì công ty nhà nước được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo phương thức thỏa thuận.

4. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính

Việc nhượng bán các khoản đầu tư tài chính thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệpLuật Chứng khoán. Trong đó:

a. Phương thức bán:

- Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì công ty nhà nước được chủ động thực hiện theo các phương thức khớp lệnh, đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán;

- Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại công ty chưa niêm yết thì có thể áp dụng theo phương thức: đấu giá công khai hoặc thỏa thuận nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán.

b. Thẩm quyền quyết định việc nhượng bán các khoản đầu tư tài chính:

- Đại diện chủ sở hữu quyết định nhượng bán các khoản đầu tư tài chính tại các công ty cổ phần được chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước hoặc công ty mẹ;

- Đại diện chủ sở hữu, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty nhà nước quyết định việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình theo quy định của pháp Luật.

c. Tiền thu từ bán phần vốn nhà nước còn lại tại thời điểm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty thành viên hoặc đơn vị phụ thuộc công ty nhà nước, kể cả tiền đặt cọc không phải trả lại cho nhà đầu tư (sau khi trừ giá trị vốn nhà nước đầu tư ghi trên sổ kế toán, chi phí bán, chi phí bảo lãnh phát hành cổ phiếu) được ghi tăng vốn nhà nước tại các công ty nhà nước là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước góp tại các doanh nghiệp này. Trường hợp vốn nhà nước tại công ty nhà nước vượt quá vốn Điều lệ thì phần chênh lệch được xử lý như sau:

- Điều về Tổng công ty, công ty mẹ đối với công ty nhà nước là đơn vị thành viên;

- Điều về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đối với Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ và công ty nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, địa phương.

Điều 17. Quản lý hàng hóa tồn kho

1. Hàng hóa tồn kho là hàng hóa mua về để bán còn tồn kho, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc đã mua đang đi trên đường, sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành phẩm tồn kho, thành phẩm đang gửi bán.

2. Công ty có quyền và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng hóa tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn. Thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy chế này.

3. Cuối kỳ kế toán, khi giá gốc hàng tồn kho ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thu hồi được thì công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định.

Điều 18. Quản lý các khoản nợ phải thu

Trách nhiệm của Công ty trong quản lý nợ phải thu là:

1. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ;

2. Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ;

3. Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp Luật, gồm cả nợ phải thu trong hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận.

4. Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng hoặc các cam kết khác hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ khó có khả năng thanh toán. Công ty phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định tại Điều 11 Quy chế này.

Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, công ty có trách nhiệm xử lý. Số nợ không có khả năng thu hồi được sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính. Nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty.

Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, công ty nhà nước vẫn phải theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập của công ty nhà nước.

Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định tại khoản này thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc chịu trách nhiệm như báo cáo không trung thực tình hình tài chính của công ty. Nếu vì không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của Nhà nước tại công ty thì phải chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu.

Điều 19. Kiểm kê tài sản

Công ty phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của công ty; hoặc theo chủ trương của Nhà nước. Đối với tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.

Điều 20. Xử lý tổn thất tài sản

Tổn thất về tài sản là tài sản bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Công ty phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:

1. Nếu nguyên nhân do chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp Luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

3. Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của công ty. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

4. Những trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, công ty không thể tự khắc phục được thì Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) lập phương án xử lý tổn thất trình đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính có thẩm quyền. Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính, đại diện chủ sở hữu quyết định việc xử lý tổn thất theo thẩm quyền.

5. Công ty có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp.

Điều 21. Đánh giá lại tài sản

1. Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

a. Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b. Thực hiện chuyển đổi sở hữu công ty: cổ phần hóa, bán công ty, đa dạng hóa hình thức sở hữu;

c. Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài công ty.

2. Việc đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.

MỤC 3. DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Điều 22. Doanh thu

1. Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác.

2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường và doanh thu hoạt động tài chính:

a. Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của công ty. Đối với công ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của Nhà nước cho công ty khi công ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ nhà nước giao mà thu không đủ bù đắp chi;

b. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của công ty, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, kể cả chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính thấp hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán; tiền thu từ chuyển nhượng vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (trừ chuyển nhượng phần vốn nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 16 Quy chế này); lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài công ty (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi để lại trích các quỹ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế trích lập Quỹ đầu tư phát triển của công ty thành viên hạch toán độc lập), trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lợi nhuận thì Tổng công ty không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản lợi nhuận được chia từ các doanh nghiệp này.

3. Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, giá trị tài sản trí tuệ được bên nhận vốn góp chấp nhận được ghi nhận là thu nhập khác của công ty nhà nước và các khoản thu khác.

4. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm thì việc xác định doanh thu áp dụng theo quy định của pháp Luật Điều chỉnh đối với lĩnh vực kinh doanh này.

5. Bộ Tài chính quy định Điều kiện và thời điểm để xác định doanh thu.

Điều 23. Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính, bao gồm:

1. Chi phí sản xuất kinh doanh:

a. Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài (tính theo mức tiêu hao thực tế và giá gốc thực tế), chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ lao động, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.

b. Chi phí khấu hao tài sản cố định tính theo quy định tại Điều 14 Quy chế này;

c. Chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d. Kinh phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà công ty phải nộp theo quy định;

đ. Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh;

e. Chi phí bằng tiền khác gồm:

- Các khoản thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài;

- Tiền thuê đất;

- Trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động;

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động;

- Chi cho công tác y tế;

- Chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ;

- Thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Mức thưởng do Tổng giám đốc, Giám đốc công ty quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc trên mang lại nhưng không được cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 01 năm.

- Chi phí cho lao động nữ;

- Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường;

- Chi phí cho công tác Đảng, đoàn thể tại công ty (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định);

- Các khoản chi phí bằng tiền khác.

g. Giá trị tài sản tốn thất thực tế, nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại khoản 4 Điều 18 và khoản 3 Điều 20 Quy chế này.

h. Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, trích lập theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Quy chế này, chênh lệch tỷ giá theo số dư khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng theo quy định của pháp Luật đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù.

i. Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: các khoản chi liên quan đến đầu tư tài chính ra ngoài công ty (bao gồm các khoản chi phí do các bên góp vốn phải tự chi kể cả khoản lỗ được chia từ doanh nghiệp góp vốn); giá trị vốn góp chuyển nhượng (không bao gồm phần vốn nhà nước quy định tại điểm c khoản 4 Điều 16 Quy chế này), tiền lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản; dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.

2. Chi phí khác, bao gồm:

a. Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán;

b. Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán;

c. Chi phí để thu tiền phạt;

d. Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng;

đ. Các chi phí khác.

3. Không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản đã có nguồn khác đảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây:

a. Chi phí mua sắm xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình, vô hình;

b. Chi phí lãi vay vốn được tính vào chi phí đầu tư và xây dựng, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ của các khoản đầu tư xây dựng phát sinh trước thời điểm đưa công trình vào sử dụng;

c. Các khoản chi phí khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty; các khoản chi không có chứng từ hợp lệ;

d. Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp Luật không mang danh công ty mà do cá nhân gây ra.

Điều 24. Quản lý chi phí

Công ty nhà nước phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận bằng các biện pháp quản lý sau đây:

1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị của công ty. Các định mức phải được phổ biến đến tận người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong công ty biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trường hợp không thực hiện được các định mức, làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định của pháp Luật. Nếu do nguyên nhân chủ quan phải bồi thường thiệt hại. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Quy chế này;

2. Đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền hàng năm phải báo cáo với đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính (Sở Tài chính đối với doanh nghiệp địa phương và Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp trung ương) tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh. Nội dung báo cáo phải phân tích, so sánh giữa thực hiện và định mức các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động tiền lương, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp trong đó các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch, tiếp khách, chi phí khác, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với việc thực hiện vượt định mức. Bộ Tài chính quy định chế độ báo cáo này;

3. Phải định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của công ty nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Điều 25. Giá thành sản phẩm, chi phí dịch vụ tiêu thụ

1. Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ (hoặc giá thành hàng hóa bán ra) bao gồm: giá thành sản phẩm, hàng hóa xuất tiêu thụ trong kỳ (hoặc giá vốn hàng hóa bán ra); chi phí quản lý công ty phát sinh trong kỳ; chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.

2. Chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ gồm chi phí dịch vụ phát sinh trong kỳ, chi phí quản lý công ty phát sinh trong kỳ, chi phí bán hàng, dịch vụ phát sinh trong kỳ.

3. Bộ Tài chính quy định nguyên tắc và phương pháp xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Điều 26. Lợi nhuận thực hiện

1. Lợi nhuận thực hiện trong năm của công ty là tổng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.

2. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bao gồm:

a. Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ;

b. Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

3. Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ.

MỤC 4. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

Điều 27. Phân phối lợi nhuận

1. Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:

a. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có);

b. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế;

c. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn Điều lệ thì không trích nữa;

d. Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp Luật quy định phải trích lập.

đ. Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm a, b, c, d khoản này được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.

Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất.

2. Đối với công ty nhà nước chưa được đầu tư đủ vốn Điều lệ thì phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu bổ sung vốn Điều lệ của công ty nhà nước, Bộ Tài chính xem xét chấp thuận cho công ty nhà nước được sử dụng phần lợi nhuận được chia bổ sung vốn Điều lệ hoặc Điều chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước để tập trung đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, cho các dự án đầu tư và cấp bù hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của những công ty nhà nước thường xuyên hoạt động và cung ứng các dịch vụ công ích thuộc diện trợ cấp.

3. Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau:

a. Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty;

b. Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý Điều hành công ty, mức trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Ban quản lý Điều hành công ty và kết quả xếp loại doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định này;

c. Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo kết quả phân loại doanh nghiệp. Trong đó:

- Công ty nhà nước xếp loại A được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;

- Công ty nhà nước xếp loại B được trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;

- Công ty nhà nước xếp loại C được trích tối đa không quá 1 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;

- Công ty nhà nước không thực hiện xếp loại theo quy định thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.

- Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn công ty.

d. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của công ty.

4. Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể đối với quỹ thưởng Ban quản lý Điều hành công ty trên cơ sở hiệu quả hoạt động và kết quả phân loại A, B của công ty nhà nước.

5. Đối với những công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng và phúc lợi.

6. Đối với công ty đầu tư thành lập mới trong 2 năm liền kề từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận như trên mà hai quỹ khen thưởng, phúc lợi không đạt 2 tháng lương thực hiện thì công ty được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo đủ 2 tháng lương thực hiện cho hai quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích quỹ đầu tư phát triển trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó.

7. Đối với Công ty nhà nước được thiết kế và thực tế thường xuyên, ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch khi thực hiện phân phối lợi nhuận theo cơ chế này không đủ trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi theo mức quy định tại khoản 3 Điều này thì được giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để trích đủ hai quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định. Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ thì sẽ được Nhà nước xem xét, hỗ trợ:

- 100% mức trích quỹ còn thiếu nếu công ty được xếp loại A và có tỷ trọng doanh thu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích đạt từ 50% tổng doanh thu.

- 50% mức trích quỹ còn thiếu nếu công ty được xếp loại A nhưng có tỷ trọng doanh thu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích đạt dưới 50% tổng doanh thu hoặc xếp loại B.

Lợi nhuận sau thuế để trích lập hai quỹ khen thưởng phúc lợi bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch hoặc do đấu thầu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác.

8. Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi đối với công ty nhà nước đặc thù:

a. Công ty nhà nước đặc thù có vốn nhà nước nhiều hơn vốn doanh nghiệp tự huy động; Công ty nhà nước đang chuyển đổi sở hữu gồm công ty đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về cổ phần hóa, giao, bán doanh nghiệp nhưng chưa chính thức chuyển đổi sở hữu (chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu theo hình thức mới); Công ty nhà nước đang thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế, xã hội do Nhà nước giao tại các địa bàn thuộc vùng biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược; làm nhiệm vụ kinh tế kết hợp quốc phòng; giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc… khi thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này mà hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi thấp do lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn tự huy động ít hoặc không có thì được trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi như sau:

- Được trích hai quỹ tối đa là 3 tháng lương thực hiện nếu công ty xếp loại A và số phải nộp ngân sách phát sinh trong năm cao hơn hoặc bằng năm trước;

- Được trích hai quỹ tối đa là 1,5 tháng lương thực hiện nếu công ty xếp loại A và số phải nộp ngân sách phát sinh trong năm thấp hơn năm trước hoặc xếp loại B và số phải nộp ngân sách phát sinh trong năm cao hơn hoặc bằng năm trước;

- Được trích hai quỹ tối đa bằng 1 tháng lương thực hiện đối với các công ty còn lại (có thực hiện xếp loại);

- Công ty nhà nước không thực hiện xếp loại theo quy định thì không được trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi;

b. Nguồn để bổ sung quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi:

- Phần lợi nhuận phát sinh để trích quỹ đầu tư phát triển;

- Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước.

c. Trình tự bổ sung quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi như sau:

- Giảm quỹ đầu tư phát triển được trích theo quy định để bổ sung quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho đạt mức tối đa theo quy định tại điểm a khoản này;

- Nếu dùng hết phần để trích quỹ đầu tư phát triển mà hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi chưa đạt mức tối đa quy định trên đây thì doanh nghiệp được dùng phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để bổ sung hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nhưng mức sử dụng tối đa bằng 50% số lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước.

d. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi đối với một số công ty nhà nước đặc thù chuyên ngành như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Chứng khoán;

đ. Việc trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi đối với công ty nhà nước đặc thù từ năm 2007 được thực hiện theo quy định tại khoản này.

9. Đối với công ty nhà nước đã được đầu tư đủ vốn Điều lệ, Nhà nước sẽ Điều tiết một phần lợi nhuận sau thuế (phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước và quỹ đầu tư phát triển) về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

Điều 28. Mục đích sử dụng các quỹ

1. Quỹ dự phòng tài chính được dùng để:

a. Bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong quá trình kinh doanh;

b. Bù đắp khoản lỗ của công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu.

2. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để bổ sung vốn Điều lệ cho công ty.

3. Quỹ khen thưởng được dùng để:

a. Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong công ty nhà nước;

b. Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong công ty nhà nước;

c. Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài công ty nhà nước có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của công ty.

Mức thưởng theo quy định tại điểm a, b, c khoản này do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định. Riêng điểm a cần có ý kiến của Công đoàn công ty trước khi quyết định.

4. Quỹ phúc lợi được dùng để:

a. Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của công ty;

b. Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty, phúc lợi xã hội;

c. Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.

d. Ngoài ra có thể sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn công ty.

5. Quỹ thưởng Ban Điều hành công ty được sử dụng để thưởng cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty. Mức thưởng do đại diện chủ sở hữu quyết định gắn với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty đối với công ty không có Hội đồng quản trị.

6. Việc sử dụng các quỹ nói trên phải thực hiện công khai theo quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước.

7. Công ty chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng Ban quản lý Điều hành công ty sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

MỤC 5. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ VÀ KIỂM TOÁN

Điều 29. Kế hoạch tài chính

Căn cứ vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư do đại diện chủ sở hữu giao, công ty xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh của công ty.

Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định kế hoạch tài chính của công ty và báo cáo đại diện chủ sở hữu làm căn cứ giám sát và đánh giá kết quả quản lý, Điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty.

Bộ Tài chính quy định cụ thể chỉ tiêu kế hoạch tài chính của công ty nhà nước.

Điều 30. Báo cáo tài chính và báo cáo khác

1.Cuối kỳ kế toán (quý, năm), công ty phải lập, trình bày và gửi các báo cáo tài chính và báo cáo thống kê theo quy định của pháp Luật. Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này.

Công ty nhà nước phải thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm theo quy định của pháp Luật.

2. Công ty nhà nước có trách nhiệm lập và gửi theo quy định về báo cáo giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty nhà nước; báo cáo tình hình đầu tư tài chính, tình hình huy động và sử dụng vốn. Bộ Tài chính quy định cụ thể về chế độ báo cáo.

3. Công ty nhà nước thực hiện công khai tình hình tài chính theo quy định của Nhà nước. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai các số liệu và báo cáo tài chính của công ty nhà nước.

4. Công ty nhà nước phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp Luật.

5. Công ty chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính có thẩm quyền đối với công tác tài chính của công ty theo quy định của pháp Luật.

MỤC 6. QUYỀN HẠN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY

Điều 31. Quyền hạn của Hội đồng quản trị công ty nhà nước

1. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý công ty, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của công ty.

2. Nhận và chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn nhà nước giao. Chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo thực hiện Mục tiêu nhà nước giao cho công ty. Đề nghị với đại diện chủ sở hữu Điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn Điều lệ của công ty.

3. Trình đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án đầu tư và xây dựng, đầu tư ra ngoài công ty, hợp đồng nhượng, bán tài sản vượt mức phân cấp cho Hội đồng quản trị; quyết định tỷ lệ trích các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng cho Ban quản lý Điều hành; quyết định phương án huy động vốn dẫn đến thay đổi sở hữu công ty.

4. Quyết định theo thẩm quyền các vấn đề sau đây:

Ngoài thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 3 Điều 12, khoản 2 Điều 13, khoản 1 Điều 15, khoản 2 Điều 16 và các Điều khác của Quy chế này, Hội đồng quản trị quyết định các vấn đề sau đây:

a. Tỷ lệ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty; tỷ lệ trích các quỹ theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do Hội đồng quản trị là chủ sở hữu;

b. Ban hành quy chế nội bộ về quản lý tài chính công ty, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, năng suất lao động, các định mức chi phí tài chính và các định mức khác;

c. Các chỉ tiêu kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm của công ty;

d. Cử người đại diện phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

5. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty nhà nước, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế, xử lý các khoản lỗ; thực hiện việc công bố, công khai các báo cáo tài chính hàng năm theo quy định; thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty và báo cáo tài chính hợp nhất của công ty và các công ty con; phê duyệt phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

6. Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, Giám đốc, các đơn vị thành viên, trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, các Mục tiêu nhà nước giao cho công ty theo quy định của pháp Luật. Kiểm tra, giám sát Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; người đại diện phần vốn góp của công ty ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này.

7. Thực hiện quy chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty thành viên theo quy định của Nhà nước.

8. Quyết định các vấn đề khác theo quy định của pháp Luật.

Điều 32. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị:

a. Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn và nghĩa vụ được giao vì lợi ích của Nhà nước và của công ty;

b. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng vốn, tài sản của công ty nhằm thu lợi riêng cho bản thân, gia đình và người khác. Không được đem cho, tặng tài sản của công ty cho bất kỳ đối tượng nào;

c. Hàng năm phải báo cáo về kết quả quản lý, giám sát hoạt động của công ty cho đại diện chủ sở hữu, kết quả xếp hạng của công ty thành viên và của công ty nhà nước;

d. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp Luật.

2. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị vi phạm Điều lệ công ty, quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp Luật, Điều lệ công ty. Đại diện chủ sở hữu quyết định mức bồi thường.

3. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây:

a. Báo cáo không trung thực tình hình tài chính công ty từ hai lần trở lên hoặc một lần nhưng làm sai lệch nghiêm trọng tình hình tài chính của công ty;

b. Để công ty thua lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng giữa hai năm lỗ có một năm lãi hoặc hòa vốn, trừ các trường hợp: lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận; những năm mới hoạt động sau khi đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ mà trong báo cáo khả thi xác định bị lỗ;

c. Không ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, năng suất lao động, định mức chi phí tài chính và chi phí khác; không đôn đốc Tổng giám đốc, Giám đốc công ty phổ biến và tổ chức thực hiện các định mức đã ban hành; không tổ chức đánh giá, Điều chỉnh các định mức cho phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý

4. Trường hợp để công ty thua lỗ hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm sau thấp hơn năm trước hoặc không đạt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận do đại diện chủ sở hữu giao, không đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động thì bị hạ tiền lương, không được thưởng.

5. Bị xử lý hành chính, xử lý kỷ Luật tùy theo mức độ vi phạm đối với các hành vi:

a. Vi phạm chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và chế độ khác chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự;

b. Quyết định các dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn, không trả được nợ vay.

6. Trường hợp công ty lâm vào tình trạng phá sản mà Hội đồng quản trị không yêu cầu Tổng giám đốc, Giám đốc nộp đơn yêu cầu phá sản, công ty thuộc diện tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu mà Hội đồng quản trị không yêu cầu Tổng giám đốc, Giám đốc tiến hành các thủ tục để tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm.

7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp Luật.

Điều 33. Quyền hạn của Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước

1. Là đại diện pháp nhân của công ty, có quyền Điều hành cao nhất trong việc thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động kinh doanh để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị quy định. Đề nghị với Hội đồng quản trị để trình đại diện chủ sở hữu hoặc trình đại diện chủ sở hữu (đối với Công ty không có Hội đồng quản trị) Điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn Điều lệ của Công ty.

2. Nhận vốn do Nhà nước giao đối với công ty không có Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước có tại công ty.

3. Quyết định các dự án đầu tư, dự án đầu tư ra ngoài công ty, phương án vay vốn, phương án thanh lý, nhượng bán tài sản theo phân cấp của Hội đồng quản trị hoặc của đại diện chủ sở hữu (đối với công ty không có Hội đồng quản trị). Trình Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) phê duyệt các dự án, phương án vượt thẩm quyền.

4. Xây dựng để trình Hội đồng quản trị quyết định hoặc tự quyết định (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh; các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí tài chính và chi phí khác phù hợp với Điều kiện kinh doanh của công ty làm căn cứ Điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

5. Xác định tỷ lệ trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ thưởng Ban quản lý Điều hành công ty, báo cáo Hội đồng quản trị trình đại diện chủ sở hữu hoặc trình đại diện chủ sở hữu (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định. Quyết định tỷ lệ trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) và chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu về quyết định của mình.

Điều 34. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc, Giám đốc

1. Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn, nghĩa vụ được giao vì lợi ích của Nhà nước và của công ty.

2. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng vốn, tài sản của công ty nhằm thu lợi riêng cho bản thân, gia đình và người khác. Không đem cho, tặng tài sản của công ty cho bất kỳ đối tượng nào.

3. Khi công ty không thanh toán được các khoản nợ phải trả, các nghĩa vụ tài sản thì phải báo cáo Hội đồng quản trị, đồng thời thông báo cho các chủ nợ biết và tìm các giải pháp khắc phục khó khăn về tài chính công ty; không được tăng lương, trả tiền thưởng cho người lao động, cán bộ quản lý công ty. Nếu không thực hiện các biện pháp này mà gây thiệt hại cho các chủ nợ thì phải chịu trách nhiệm cá nhân với các thiệt hại đó.

4. Trường hợp vi phạm Điều lệ công ty, quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp Luật, Điều lệ công ty. Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) quyết định mức bồi thường.

5. Chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu, Hội đồng quản trị và trước pháp Luật trong việc Điều hành hoạt động của công ty.

6. Chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản vốn huy động và các nguồn vốn khác của công ty; chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công ty.

7. Lập và trình Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) thông qua báo cáo tài chính của công ty nhà nước. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo tài chính và các thông tin tài chính khác.

8. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:

a. Báo cáo không trung thực tình hình tài chính của công ty hai lần trở lên hoặc một lần nhưng sai lệch nghiêm trọng tình hình tài chính của công ty;

b. Để công ty thua lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng giữa hai năm lỗ có một năm lãi hoặc hòa vốn; trừ các trường hợp: lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận; những năm mới hoạt động sau khi đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ mà trong báo cáo khả thi đã xác định có lỗ;

c. Công ty lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản; công ty thuộc diện tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục để tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu;

d. Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do người bổ nhiệm, tuyển dụng giao hoặc không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

đ. Không tổ chức xác định các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, năng suất lao động, định mức chi phí tài chính và chi phí khác để trình Hội đồng quản trị ban hành hoặc tự ban hành (đối với công ty không có Hội đồng quản trị); không phổ biến đến tận đối tượng thực hiện định mức, không tổ chức thực hiện các định mức; không tổ chức phân tích, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các định mức cho phù hợp với thực tế và yêu cầu công tác quản lý.

9. Trường hợp để công ty thua lỗ hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm sau giảm hơn năm trước hoặc không đạt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận theo quy định của hợp đồng hoặc chỉ tiêu do người bổ nhiệm giao, không đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động thì bị hạ tiền lương, không được thưởng.

10. Bị xử lý hành chính, xử lý kỷ Luật tùy theo mức độ vi phạm đối với các hành vi:

a. Vi phạm chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và chế độ khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b. Quyết định các dự án đầu tư không hiệu quả, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư không đúng kế hoạch, kéo dài dẫn đến chậm thu hồi vốn, không thu hồi được vốn, không trả được nợ.

11. Hàng năm Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) công ty phải có báo cáo kết quả Điều hành hoạt động của công ty gửi đại diện chủ sở hữu và Hội đồng quản trị đối với công ty có Hội đồng quản trị.

12. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp Luật.

Chương 3.

TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Điều 35. Vốn của tổng công ty nhà nước

1. Vốn của tổng công ty bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại tổng công ty, vốn do tổng công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp Luật.

2. Vốn nhà nước đầu tư tại tổng công ty nhà nước do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là số vốn nhà nước do tổng công ty trực tiếp quản lý và vốn nhà nước tổng công ty đầu tư cho công ty thành viên hạch toán độc lập. Vốn nhà nước do tổng công ty nhà nước trực tiếp quản lý gồm:

a. Vốn nhà nước do tổng công ty trực tiếp quản lý tại văn phòng tổng công ty, đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty; vốn nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp thuộc tổng công ty;

b. Vốn nhà nước do tổng công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu.

c. Vốn nhà nước tổng công ty đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

3. Vốn nhà nước đầu tư tại tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (sau đây gọi là công ty mẹ, công ty con) là số vốn nhà nước đầu tư cho công ty nắm quyền chi phối doanh nghiệp khác (sau đây gọi là công ty mẹ) gồm vốn nhà nước do công ty mẹ trực tiếp quản lý, sử dụng để sản xuất kinh doanh, vốn nhà nước công ty mẹ đầu tư vào các công ty con và các doanh nghiệp khác.

4. Vốn Điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty do Nhà nước đầu tư và thành lập là số vốn do tổng công ty đầu tư ghi trong Điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập.

5. Vốn Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty hoặc công ty mẹ là chủ sở hữu là vốn do tổng công ty hoặc công ty mẹ đầu tư và ghi trong Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.

6. Nhà nước chỉ đầu tư vốn cho tổng công ty, công ty mẹ. Việc đầu tư vốn vào các công ty thành viên hạch toán độc lập, doanh nghiệp khác do tổng công ty, công ty mẹ quyết định.

Điều 36. Tài sản của tổng công ty nhà nước

1. Tài sản của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư thành lập được hình thành từ vốn nhà nước đầu tư tại tổng công ty, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp do tổng công ty quản lý và sử dụng.

Tài sản của tổng công ty bao gồm:

a. Tài sản cố định hữu hình, vô hình, tài sản lưu động của văn phòng tổng công ty, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp;

b. Các khoản đầu tư dài hạn bao gồm vốn tổng công ty đầu tư vào công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu, các doanh nghiệp khác, các khoản đầu tư trái phiếu, tín phiếu dài hạn và các khoản đầu tư dài hạn khác;

c. Các khoản đầu tư ngắn hạn do văn phòng, các đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty trực tiếp đầu tư.

Tài sản của tổng công ty không bao gồm tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty cổ phần có vốn góp chi phối của tổng công ty.

2. Tài sản của tổng công ty tự đầu tư và thành lập được hình thành từ vốn nhà nước đầu tư tại công ty mẹ, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác do công ty mẹ trực tiếp quản lý và sử dụng. Tài sản của tổng công ty là tài sản của công ty mẹ.

3. Tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập trong tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập được hình thành từ vốn tổng công ty đầu tư tại công ty thành viên; vốn vay và nguồn vốn hợp pháp khác do công ty thành viên quản lý và sử dụng.

Tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập không thuộc sở hữu của tổng công ty.

4. Tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty, công ty mẹ là chủ sở hữu được hình thành từ vốn tổng công ty, công ty mẹ đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vốn vay và nguồn vốn hợp pháp khác do công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên quản lý và sử dụng.

Tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên không thuộc sở hữu của tổng công ty, công ty mẹ.

Điều 37. Quản lý vốn và tài sản của tổng công ty do Nhà nước đầu tư và thành lập

1. Tổng công ty do Nhà nước đầu tư thành lập

a. Tổng công ty thực hiện đầu tư vốn cho công ty thành viên hạch toán độc lập. Đối với số vốn mà tổng công ty đã giao trước khi Nghị định này có hiệu lực được coi là số vốn do tổng công ty đầu tư vào công ty thành viên. Tổng công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty thành viên trong phạm vi số vốn tổng công ty đầu tư vào công ty thành viên;

b. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu, tổng công ty không thực hiện giao nhận vốn mà đó là số vốn tổng công ty đầu tư vào công ty này;

c. Tổng công ty không được Điều chuyển tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên theo phương thức không thanh toán;

d. Tổng công ty không được trực tiếp rút vốn đã đầu tư vào công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty là đại diện chủ sở hữu, các doanh nghiệp khác. Việc rút vốn chỉ được thực hiện thông qua phương thức bán lại số vốn đã đầu tư cho cá nhân, pháp nhân khác. Trường hợp tổ chức lại hoặc Điều chỉnh vốn Điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, tổng công ty được trực tiếp rút vốn đã đầu tư vào các công ty này trên cơ sở phải đảm bảo đủ vốn Điều lệ và khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của các công ty đó;

đ. Tổng giá trị tài sản để làm căn cứ phân cấp thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhượng bán tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn của tổng công ty, công ty nhà nước được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 36 trên đây;

e. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp Luật.

2. Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty thực hiện quản lý vốn và tài sản theo quy định tại Mục 1, 2 chương II Quy chế này và các quy định dưới đây:

a. Công ty thành viên được sử dụng linh hoạt số vốn do công ty quản lý, sử dụng bao gồm cả vốn tổng công ty đầu tư, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn và hiệu quả sử dụng bảo toàn và phát triển vốn tổng công ty đã đầu tư cho công ty;

b. Công ty thành viên được quyết định các phương án đầu tư theo mức phân cấp của tổng công ty được quy định trong Điều lệ của công ty thành viên.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên công ty cổ phần, có vốn góp chi phối của tổng công ty thực hiện quản lý vốn và tài sản theo quy định của pháp Luật đối với loại hình doanh nghiệp này.

Điều 38. Quản lý vốn và tài sản của công ty mẹ và công ty con

1. Công ty mẹ thực hiện quản lý vốn và tài sản theo quy định tại Mục 1, 2 chương II Quy chế này.

Công ty mẹ thực hiện các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với số vốn đầu tư tại các công ty con, doanh nghiệp khác theo quy định của pháp Luật.

2. Công ty con thực hiện quản lý vốn và tài sản theo quy định của pháp Luật đối với loại hình tổ chức và hoạt động của công ty đó.

Điều 39. Quản lý doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của tổng công ty nhà nước

1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thực hiện quản lý doanh thu, chi phí kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định tại Mục 3 chương II Quy chế này và quy định dưới đây:

a. Doanh thu của tổng công ty gồm doanh thu hoạt động kinh doanh, doanh thu hoạt động khác do Văn phòng tổng công ty và đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty thực hiện. Nội dung doanh thu theo quy định tại Điều 22 Quy chế này. Đối với vốn tổng công ty đầu tư cho công ty thành viên hạch toán độc lập được coi là vốn đầu tư ra ngoài tổng công ty; lợi nhuận được chia theo số vốn tổng công ty đầu tư cho công ty thành viên là doanh thu hoạt động tài chính của tổng công ty;

Đối với khoản kinh phí quản lý cấp trên tổng công ty thu được của các công ty thành viên là doanh thu của tổng công ty;

b. Chi phí của tổng công ty gồm chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động khác của Văn phòng tổng công ty và đơn vị phụ thuộc tổng công ty. Nội dung chi phí theo quy định tại Điều 23 Quy chế này.

c. Lợi nhuận của tổng công ty gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động khác của Văn phòng tổng công ty và đơn vị phụ thuộc tổng công ty. Nội dung lợi nhuận theo quy định tại Điều 26 Quy chế này;

d. Công ty thành viên hạch toán độc lập quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo quy định tại Mục 3 chương II Quy chế này. Đối với khoản kinh phí quản lý cấp trên nộp cho tổng công ty thì công ty thành viên hạch toán độc lập khi chưa chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác được hạch toán vào chi phí quản lý trong năm. Đối với công ty thành viên đã thực hiện chuyển đổi sang công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, nếu được tổng công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ quản lý, quảng cáo … thì phải nộp phí dịch vụ cho tổng công ty thông qua hợp đồng.

2. Công ty mẹ, thực hiện quản lý doanh thu chi phí và lợi nhuận theo quy định tại Mục 3 chương II Quy chế này.

Điều 40. Phân phối lợi nhuận của tổng công ty nhà nước

1. Lợi nhuận của tổng công ty gồm lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh trực tiếp tại tổng công ty bao gồm cả lợi nhuận được chia từ doanh nghiệp khác có vốn của tổng công ty đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lợi nhuận thì tổng công ty không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản lợi nhuận được chia từ các doanh nghiệp này.

Lợi nhuận của tổng công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trừ các khoản để lại bổ sung vốn cho công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà tổng công ty là chủ sở hữu được phân phối theo quy định tại Điều 27 Quy chế này.

2. Lợi nhuận của công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty do Nhà nước đầu tư và thành lập sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy chế này và quy định sau đây:

Lợi nhuận được chia theo vốn của tổng công ty được dùng để đầu tư tăng vốn của tổng công ty tại công ty thành viên. Trường hợp công ty không có nhu cầu bổ sung vốn hoặc không cần thiết phải bổ sung vốn cho công ty này thì tổng công ty quyết định thu lợi nhuận này về.

3. Lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tổng công ty là chủ sở hữu được phân phối theo quy định tại Quy chế tài chính của loại hình doanh nghiệp này.

4. Lợi nhuận của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên được phân phối theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc thành viên góp vốn.

Điều 41. Mục đích sử dụng các quỹ

Mục đích sử dụng các quỹ của tổng công ty, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập theo quy định tại Điều 28 Quy chế này.

Điều 42. Báo cáo tài chính của tổng công ty

Tổng công ty do nhà nước đầu tư thành lập, tổng công ty do các công ty tự đầu tư thành lập, công ty thành viên hạch toán độc lập thực hiện việc lập báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 30 Quy chế này.

Đối với tổng công ty do Nhà nước đầu tư thành lập, tổng công ty do các công ty tự đầu tư thành lập, ngoài báo cáo tài chính phần trực tiếp hoạt động kinh doanh của mình phải lập báo cáo tài chính hợp nhất toàn tổng công ty theo quy định của pháp Luật.

Chương 4.

QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 43. Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác

1. Đại diện chủ sở hữu thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước và theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

2. Tổng công ty, công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập:

a. Vốn nhà nước ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ doanh nghiệp thành viên Tổng công ty hoặc do Tổng công ty, công ty mẹ, công ty nhà nước đầu tư thành lập mới.

b. Vốn nhà nước ở công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp thành viên Tổng công ty hoặc cổ phần hóa một bộ phận công ty nhà nước độc lập;

c. Vốn nhà nước ở liên doanh được hình thành trên cơ sở doanh nghiệp thành viên Tổng công ty góp toàn bộ vốn vào liên doanh và không còn pháp nhân doanh nghiệp thành viên Tổng công ty hoặc do Tổng công ty, công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập góp vốn vào liên doanh;

d. Vốn do Tổng công ty, công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập đầu tư vào doanh nghiệp khác.

3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quyết định và lịch trình của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác

1. Đối với tổ chức là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Đối với tổ chức là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, có các quyền sau:

a. Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo quy định của pháp Luật và Điều lệ của doanh nghiệp khác;

b. Cử người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, thành viên góp vốn, các bên liên doanh.

c. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ Luật người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp khác (sau đây gọi tắt là người đại diện) quyết định tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các vấn đề đãi ngộ đối với người đại diện, trừ trường hợp người đại diện đã được hưởng lương từ doanh nghiệp khác;

d. Yêu cầu người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp khác;

đ. Giao nhiệm vụ và chỉ đạo người đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công ty trong doanh nghiệp khác. Yêu cầu người đại diện báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện, nhất là trong việc định hướng doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước thực hiện các Mục tiêu, chiến lược của Nhà nước;

e. Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện, phát hiện những thiếu sót, yếu kém của người đại diện để ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời.

g. Quyết định hoặc trình người có thẩm quyền quyết định việc đầu tư tăng vốn hoặc thu hồi vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác phù hợp với pháp Luật và Điều lệ của doanh nghiệp khác.

h. Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư;

i. Giám sát việc thu hồi vốn nhà nước cho người lao động vay để mua cổ phần khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu hồi cổ phần cấp cho người lao động để hưởng cổ tức khi người lao động chết mà không có người thừa kế hoặc người lao động tự nguyện trả lại (đối với doanh nghiệp cổ phần hóa trước ngày 14 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ có hiệu lực) cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa từ sau ngày 14 tháng 7 năm 1998;

k. Giám sát việc thu hồi vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, việc thu lợi tức được chia từ doanh nghiệp khác;

l. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp Luật.

Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện

1. Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, Điều hành của doanh nghiệp khác theo Điều lệ của doanh nghiệp này.

2. Khi được ủy quyền thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, thành viên góp vốn, các bên liên doanh phải sử dụng quyền đó một cách cẩn trọng theo đúng chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu, nhất là trong trường hợp là cổ đông, bên góp vốn chi phối.

3. Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo quy định của Luật pháp, Điều lệ doanh nghiệp. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của doanh nghiệp khác, việc thực hiện các nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu giao.

4. Theo dõi, đôn đốc và thực hiện thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác gồm: vốn cho người lao động vay để mua cổ phần, bán chịu cổ phần cho người lao động, chia cổ phần cho người lao động để hưởng cổ tức, chuyển nhượng cổ phần của Nhà nước, thu cổ tức và các khoản được chia khác từ vốn góp vào doanh nghiệp khác.

5. Người đại diện tham gia ban quản lý Điều hành doanh nghiệp khác phải nghiên cứu, đề xuất phương hướng, biện pháp hoạt động của mình tại doanh nghiệp khác để trình đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Đối với những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp đưa ra thảo luận trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Đại hội đồng cổ đông hay các thành viên góp vốn hay bên liên doanh như phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm cổ phần, vốn góp, chia cổ tức … người đại diện phải chủ động báo cáo đại diện chủ sở hữu vốn cho ý kiến bằng văn bản, người đại diện có trách nhiệm phát biểu trong cuộc họp và biểu quyết theo ý kiến chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu. Trường hợp nhiều người đại diện cùng tham gia Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của doanh nghiệp khác thì phải thống nhất thực hiện ý kiến chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu.

6. Người đại diện ở doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước phải có trách nhiệm hướng doanh nghiệp đó đi đúng Mục tiêu, định hướng của Nhà nước; sử dụng quyền chi phối hoặc phủ quyết để quyết định việc bổ sung ngành nghề kinh doanh lại doanh nghiệp khác. Khi phát hiện doanh nghiệp đi chệch Mục tiêu, định hướng của Nhà nước phải báo cáo ngay đại diện chủ sở hữu vốn và đề xuất giải pháp để khắc phục. Sau khi được đại diện chủ sở hữu vốn thông qua cần tổ chức thực hiện ngay để nhanh chóng hướng doanh nghiệp đi đúng Mục tiêu, định hướng đã xác định.

7. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp Luật, Điều lệ doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu vốn giao.

8. Chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu vốn về các nhiệm vụ được giao. Trường hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho đại diện chủ sở hữu vốn thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo quy định của pháp Luật.

Điều 46. Tiền lương, thưởng và quyền lợi của người đại diện

1. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác là thành viên chuyên trách trong ban quản lý, Điều hành hoặc là người lao động doanh nghiệp khác được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp đó và do doanh nghiệp đó trả. Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do đại diện chủ sở hữu chi trả theo quy định. Nguồn phụ cấp người đại diện được lấy từ lợi nhuận được chia từ vốn của nhà nước góp vào doanh nghiệp khác.

2. Người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không tham gia chuyên trách trong ban quản lý, Điều hành doanh nghiệp khác thì tiền lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định do đại diện chủ sở hữu vốn chi trả. Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do đại diện chủ sở hữu chi trả theo quy định.

Trường hợp người đại diện được các doanh nghiệp khác trả thù lao thì người đại diện có trách nhiệm nộp các khoản thù lao trên cho đại diện chủ sở hữu.

3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác khi được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của công ty cổ phần (trừ trường hợp được mua theo quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo cáo bằng văn bản cho chủ sở hữu vốn nhà nước. Chủ sở hữu vốn nhà nước quyết định bằng văn bản số lượng cổ phần người đại diện được mua theo mức độ đóng góp và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đại diện. Phần còn lại thuộc quyền mua của chủ sở hữu vốn nhà nước.

Trường hợp người đại diện được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại nhiều đơn vị, thì được ưu tiên lựa chọn thực hiện quyền mua tại 01 đơn vị. Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần có trách nhiệm chuyển phần quyền mua cổ phần còn lại cho chủ sở hữu vốn nhà nước.

Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác không báo cáo về việc được quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi tại công ty cổ phần thì bị xem xét miễn nhiệm tư cách đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác và phải chuyển nhượng lại cho chủ sở hữu vốn nhà nước số cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt quá mức được mua theo quy định trên theo giá được mua tại thời điểm phát hành. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác đã bán cổ phiếu này thì phải nộp lại cho chủ sở hữu vốn nhà nước phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm bán với giá mua và chi phí (nếu có).

Điều 47. Tiêu chuẩn của người đại diện

Người đại diện phải là người bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ đảm đương nhiệm vụ.

3. Hiểu biết pháp Luật, có ý thức chấp hành Luật pháp.

4. Có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại liên doanh với nước ngoài có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài trong liên doanh không cần phiên dịch.

5. Không là bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột với những người là đại diện chủ sở hữu, người trong Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp có vốn góp vào doanh nghiệp mà người đó được giao trực tiếp quản lý; không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn nhà nước mà người đó được cử trực tiếp quản lý, trừ trường hợp có cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

Người đại diện tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Giám đốc của doanh nghiệp khác phải có đủ tiêu chuẩn và Điều kiện tương ứng như thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty nhà nước theo quy định của pháp Luật.

6. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

7. Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp.

Điều 48. Thu lợi nhuận được chia

Lợi nhuận được chia từ doanh nghiệp khác, người đại diện có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp khác:

Chuyển cho công ty có vốn góp vào doanh nghiệp khác đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 43 Quy chế này.

Điều 49. Quyền quyết định tăng, giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác

Việc tăng phần vốn nhà nước hoặc giảm phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác được quy định như sau:

1. Đối với đại diện chủ sở hữu do Thủ tướng Chính phủ phân cấp ủy quyền thì do cơ quan này xem xét, quyết định.

2. Đối với trường hợp Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là đại diện chủ sở hữu phần vốn tại doanh nghiệp khác theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Quy chế này thì Tổng công ty xem xét, quyết định trên nguyên tắc: người quyết định phương án đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác đồng thời là người quyết định bổ sung vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; hoặc quyết định giảm phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

3. Phương thức tăng, giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác theo quy định của pháp Luật và Điều lệ của doanh nghiệp.

4. Trường hợp doanh nghiệp khác tăng vốn mà công ty nhà nước không có nhu cầu đầu tư bổ sung vốn thì báo cáo đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chuyển nhượng quyền mua, quyền góp vốn theo quy định của pháp Luật.

Điều 50. Xử lý vốn nhà nước thu hồi từ doanh nghiệp khác

Số vốn nhà nước thu hồi khi quyết định giảm bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác hoặc khi doanh nghiệp khác bị giải thể, phá sản; thu hồi số tiền cho người lao động vay để mua cổ phiếu khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giá trị cổ phiếu chia cho người lao động để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp được xử lý như sau:

Chuyển về công ty nhà nước đã góp vốn đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 43 Quy chế này khi bán bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác hoặc khi doanh nghiệp khác bị giải thể, phá sản; chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của tổng công ty nhà nước khoản tiền thu hồi từ việc cho người lao động vay để mua cổ phiếu khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giá trị cổ phiếu chia cho người lao động để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp thuộc thành viên tổng công ty nhà nước.

Điều 51. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn triển khai Quy chế này. Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước căn cứ vào Quy chế này và các văn bản hướng dẫn để xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính của mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 09/2009/ND-CP

Hanoi, February 5, 2009

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT OF STATE COMPANIES AND MANAGEMENT OF STATE CAPITAL INVESTED IN OTHER ENTERPRISES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the 2003 Law on State Enterprises;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Article 1. To promulgate together with this Decree the Regulation on financial management of state companies and management of state capital invested in other enterprises.

Article 2. This Decree takes effect on March 25, 2009, and replaces the Government's Decree No. 199/2004/ND-CP of December 3, 2004, promulgating the Regulation on financial management of state companies and management of state capital invested in other enterprises.

Article 3. The Minister of Finance shall guide and inspect the implementation of the Regulation on financial management of state companies and management of state capital invested in other enterprises, promulgated together with this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON FINANCIAL MANAGEMENT OF STATE COMPANIES AND MANAGEMENT OF STATE CAPITAL INVESTED IN OTHER ENTERPRISES
(Promulgated together with the Government's Decree No. 09/2009/ND-CP of February 5, 2009)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Subjects and scope of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For state enterprises subject to special financial management, apart from complying with the provisions of this Decree, they shall also observe the Government's specific regulations on special financial management.

Article 2. Interpretation of terms

1. State companies include:

a/ Independent state companies;

b/ State corporations, which are corporations invested and established under decisions of the State or those invested and established by companies themselves.

2. State business groups, which are groups of companies with the independent legal entity status and satisfying the conditions specified by law, and business groups without the independent legal entity status.

3. "Capital invested by the State in state companies" means capital allocated directly from the state budget to state companies upon their establishment and in the course of business operation; state capital received from other sources under decisions of competent authorities; the value of aid, gifts, presents; unclaimed assets, assets found redundant upon inventory of state companies and accounted as an increase in state capital at state companies; capital supplemented from after-tax profits; land use rights value and other amounts included in state capital under law.

4. "Assets of state companies'* include fixed assets (tangible fixed assets, intangible fixed assets, long-term financial investments, expenditures for unfinished capital construction works and long-term collateral and escrow account amounts); liquid assets (cash, short-term financial investments, receivables, inventories, other liquid assets and non-business budgets), which state companies have the right to possess, use and dispose of under law.

5. "Raised capital of state companies" means capital amounts raised by state companies through issuance of bonds, borrowing of loans from organizations and individuals at home and abroad and other forms of capital raising not banned by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Boards for management and administration of a state company with board of directors include the board of directors and the directorate (director general and deputy directors general or director and deputy directors). For state companies without boards of directors, they are their directorates.

7. "Other enterprises" means enterprises operating under the Law on Enterprises or the Law on Cooperatives.

8. "State capital invested in other enterprises" means capital invested in other enterprises by the State or state companies.

9. "Representative of a state company's capital contributed at other enterprises" means a person authorized by the owner of a state company to represent its state capital invested in other enterprises.

10. "Representative of the owner of a state company" means an agency decentralized or authorized by the Government to perform the function of representing the owner, including the Prime Minister, line ministers, presidents of provincial-level People's Committees, and boards of directors of groups, corporations or parent companies.

11. "Owner of state capital in other enterprises" means a state company or an agency decentralized or authorized by the Government to act as an owner of state capital in other enterprises.

Article 3. State companies engaged in public-utility activities

1. State companies participating in the provision of public-utility products or services on the basis of bidding or orders placed or plans assigned by the State shall conduct economic accounting of these public-utility products or services under current regulations.

2. For public-utility products or services provided on the basis of bidding, state companies shall cover product or service expenses with the value of their bids and take accountability for results of these activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4. State capital invested in other enterprises

State capital invested in other enterprises includes:

1. Capital in cash, land use rights value or land rents and the value of other assets of state companies which are invested in, or contributed to, other enterprises;

2. State budget capital invested in, or contributed to, other enterprises, and assigned to state companies for management;

3. Value of shares at equitized state companies, including the value of state shares provided by the State to laborers in state companies for enjoying dividends, which were equitized before July 14, 1998; and the value of state capital at state-run one-member limited liability companies and limited liability companies with more than one member;

4. Capital borrowed by state companies for investment;

5. Dividends and other divided amounts invested in, or contributed to, other enterprises by the State or state companies for re-investment in these enterprises;

6. Value of bonus shares or shares provided in substitution for dividends on state capital at other enterprises;

7. Other types of capital specified by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Representatives of owners of state companies and owners of state capital at other enterprises shall exercise the rights and perform the obligations provided in the Law on State Enterprises and as assigned or decentralized by the Government.

2. Owners of state capital at other enterprises shall manage state capital at other enterprises through exercising the rights and performing the obligations of shareholders or capital contributors, and appointing representatives of state capital at these enterprises.

In case owners do not appoint representatives of state capital invested in other enterprises, their heads shall exercise all rights and perform all obligations toward state capital at these enterprises.

Chapter II

REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT OF STATE COMPANIES

Section I. MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AT STATE COMPANIES

Article 6. Charter capital

1. Charter capital of state companies

a/ Charter capital of a state company is the capital amount necessary for maintaining and assuring its production or business operations in normal conditions, suitable to its business scale and development strategy, and stated in its charter. Charier capital of a state company conducting a business line for which a legal capital level is prescribed by law must not be lower than such legal capital level. The Finance Ministry shall guide principles for determining charter capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Based on capital investment plans already approved by competent authorities, the Finance Ministry (the central budget) and provincial-level People's Committees (local budgets) shall allocate sufficient charter capital for state companies. Specifically:

- Newly established state companies, which have to carry out investment and construction, will be allocated sufficient charter capital upon commencement of their business operations;

- Operating state companies will have their charter capital supplemented according to the progress of performance of tasks assigned by the State;

- State companies which are not allocated sufficient capital will have to reduce their charter capital at least equal to the legal capital.

In case owners do not reduce the charter capital of their companies, they may. depending on the practical situation, decide to transform, reorganize or equitize their companies under regulations.

2. In the course of business operation, owner representatives may decide to increase or reduce stale companies' charter capital.

Owner representatives may withdraw capital invested in state companies only when these state companies are reorganized or reduce their charter capital. Capital withdrawal may be effected only if it still ensures state companies' solvency.

The Finance Ministry shall guide the order of and procedures for increasing or reducing charter capital of state companies.

3. State companies, which have been designed, established with investment and made business registration to realize the main, regular and stable objective of providing public-utility products or services under orders placed or plans assigned by the State, or through bidding, will be allocated by owner representatives additional capital sufficient for the performance of public-utility product or service volumes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7. Assignment of state capital invested in state companies

1. Competent state authorities shall assign invested state capital to newly established state companies.

2. The capital assignment must be completed within 60 days from the date a state company is granted a business registration certificate. For a state company which has to carry out investment and construction, the capital assignment shall be carried out within 60 days from the dale the state company commences its business operation.

3. Capital recipients include:

a/ Chairmen of boards of directors, for state companies with boards of directors;

b/ Directors, for state companies without boards of directors.

4. For state companies which are established before the effective date of this Decree and have been assigned capital, capital assignment is not required to be conducted again. For state companies merged with other enterprises and state corporations accepting more members, the capital assignment and receipt is not required to be conducted again but state capital at these state companies shall be adjusted to correspond to these enterprises' capital amounts reflected in financial statements of those state companies or corporations.

Article 8. State companies' rights and obligations in using capital and funds under their management

1. State companies may take the initiative in using the State-assigned capital amounts and other kinds of capital and funds under their management for their business activities. State companies are answerable to owner representatives for capital preservation and development and effectiveness; and ensure the interests of related parties, such as creditors, customers and employees, under concluded contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For state companies designed to regularly and stably provide public-utility products or services on orders placed or plans assigned by the State, they shall concentrate capital and resources for the production of public-utility products or the provision of such public-utility services. When necessary, owner representatives may transfer capital among these state companies in the form of recording capital increase or reduction. In case capital is transferred to companies of other ministries, sectors or localities or from ministries, central branches to localities or vice versa, owner representatives shall agree or decide on the transfer after obtaining the Finance Ministry's opinions. The aforesaid capital transfer must not affect the provision of public-utility products or services by state companies having their capital transferred.

4. State companies which are assigned special tasks by the State shall concentrate capital and other resources for the fulfillment of these tasks.

Article 9. Capital raising

1. Capital raising must comply with Clause 1, Article 17 of the Law on State Enterprises and adhere to the following principles:

a/ It must ensure solvency and have a plan approved by competent authorities. Persons approving capital raising plans shall inspect and supervise the capital raising, ensuring that raised capital is used effectively for proper purposes and targets;

b/ The raising of capital from foreign organizations and individuals must comply with current regulations on management of foreign debts;

c/ The raising of capital through issuance of bonds must comply with the laws on securities and enterprises. State companies dealing in securities investment, banking, insurance or investment funds, which are not their main business lines, may not issue bonds for investment in these businesses.

2. Competence to approve capital raising plans:

a/ State companies may take the initiative in raising capital for their production or business but shall ensure that their payable debts do not exceed thrice their charter capital, with:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Their owner representatives, in case they have no boards of directors, deciding on plans to raise capital amounts larger than their charter capital.

Other loan contracts valued equal to or lower than charter capital shall be decided by directors general (directors) of state companies.

b/ State companies that need to borrow loans more than thrice charter capital shall report such to owner representatives for consideration and decision on the basis of effective capital raising projects. After making decisions, owner representatives shall notify their decisions to the Finance Ministry for coordinated monitoring and supervision.

3. Agencies representing state companies' owners shall coordinate with the Finance Ministry in strictly supervising the capital raising and use by these state companies.

Article 10. Management of payable debts

For payable debts, state companies shall:

1. Open books for monitoring all payable debts, including payable interests;

2. Pay payable debts strictly according to committed schedules. Regularly consider, assess and analyze their solvency to early detect difficulties in debt repayment and take timely remedies so as not to have overdue debts;

3. For debts to be paid in foreign currencies, state companies shall account as business expense the whole arising exchange rate difference (exchange rate increase or decrease at the time of making financial statements or recording accounting books) of the payable debit balance in the period. In case the accounting of an exchange rate difference as business expense puts the companies at a loss, that exchange rate difference can be partly carried forward to the subsequent year so that the companies will not sustain the loss, but the level of exchange rate difference accounted as business expense in a year must be at least equal to the exchange rate difference of foreign currency amounts due to be paid in that year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



State companies shall preserve stale capital with the following measures:

1. Strictly complying with regulations on capital and asset management and use, profit distribution, other financial management regulations and the accounting regime under the State's regulations;

2. Purchasing insurance for assets under law;

3. Handling in time any lost asset value under Article 20 of this Regulation, irrecoverable debts under Article 18 of this Regulation, and making deductions for setting up the following risk provisions:

a/ Inventory price decrease provision;

b/ Bad debt provision;

c/ Long-term investment price decrease provision;

4. Other measures for preserving state capital at state companies as specified by law.

5. The Finance Ministry shall guide the deduction for setting up and use of these provisions and methods of determining the extent of preservation of state capital at state companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. State companies may use assets (including cash, fixed assets, moveable assets, intellectual assets and other assets) under their management for outward investment. Land-related outward investments of state companies must comply with the land law. The Finance Ministry shall guide the capital contribution with intellectual assets.

2. The investment of state companies in other enterprises must comply with law, be in line with the companies' development strategies, plannings and plans and cause no impacts on the performance of their production or business tasks assigned by the State and ensure effectiveness, preservation and development of capital and increase of incomes.

3. State companies shall use at least 70% of their total capital to invest in enterprises operating in sectors being their main business lines. Total outward investments (both long-term and short-term) of a state company must not exceed its charter capital (including parent companies-business groups, state corporations, parent companies in the parent company-subsidiary model; member companies practicing independent accounting, and independent state companies). Particularly for capital contributions to such sectors as banking, insurance and securities, a state company may invest only in one enterprise in a sector a capital amount not exceeding 20% of the charter capital of the invested enterprise. If the parent company and subsidiaries of the same corporation or business group together invest in an outside enterprise, their total investment capital must not exceed 30% of the latter's charter capital. In special cases in which state companies wish to make investments exceeding that limit, they shall propose the cases to the Prime Minister for consideration and decision.

4. The addition of business lines or investment of capital in member enterprises conducting business lines other than main business lines of state companies can be made only after it is consented by organizations representing state capital owners.

5. State companies may not contribute capital to or purchase shares from other enterprises whose managers, executive officers or major shareholders are spouses, parents, children or blood siblings of members of boards of directors, control boards or directorates or chief accountants of these companies. Neither they may contribute capital to or purchase shares from hedge funds and securities investment funds or companies.

6. State companies that have made outward investments exceeding the limit specified in Clause 3 of this Article or contributed capital to hedge funds or securities investment funds or companies shall adjust, within two years after the effective date of this Decree, their investments on the principle of capital preservation.

The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies acting as owner representatives in. inspecting and reporting to the Prime Minister for consideration and decision the transfer of outward investments of business groups or corporations to the State Capital Investment Corporation.

7. Forms of outward investments of state companies:

a/ Capital contribution or purchase of shares for the establishment of joint-stock companies, limited liability companies and partnerships; capital contribution to business cooperation contracts without forming new legal entities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Acquisition of another company;

d/ Purchase of debentures and bonds to enjoy interests;

dd/Other forms of investment specified by law.

8. Competence to decide on outward investment projects of state companies:

a/ Boards of directors or directors general of state companies without boards of directors shall decide on outward investment projects within the total value of their companies' financial investments, which are lower than 50% of their charter capital, or according to the empowerment in their charters. For investment projects capitalized at a level equal to or higher than 50% of their charter capital, state companies shall report them to owner representatives for decision;

b/ Owner representatives of state companies shall decide on the capital contribution to joint ventures with foreign investors; investment in or contribution of investment capital to the establishment of overseas companies; acquisition of companies of other economic sectors; outward investments of companies designed to regularly and stably produce major public-utility products or provide public-utility services; other financial investment projects falling beyond the deciding competence of boards of directors or directors general of state companies without boards of directors.

Section 2. MANAGEMENT AND USE OF ASSETS AT STATE COMPANIES

Article 13. Fixed assets - investment in fixed assets

1. Fixed assets of a state company include tangible assets and intangible assets. The Finance Ministry shall specify criteria for determination of fixed assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For companies with boards of directors: The boards of directors shall decide on investment projects capitalized at up to 50% of the total asset value stated in their companies' financial statements publicized in the latest quarter, but not exceeding the highest level of group-B projects under the law on construction and investment project management. The empowered authority of boards of directors must be stated in the company charters.

Boards of directors shall decide to empower directors general or directors of their companies to decide on investment projects falling under their deciding competence.

Projects valued higher than the level which can be decided by boards of directors shall be decided by representatives of company owners or by competent authorities.

b/ For companies without boards of directors: The directors shall decide on investment projects capitalized at up to 30% of the total asset value stated in their companies' financial statements publicized in the latest quarter, but not exceeding the highest level of group-B projects under the law on investment and construction project management. This empowered authority must be stated in the company charters.

Investment projects valued higher than the level which can be decided by company directors shall be decided by representatives of company owners or by competent authorities.

3. The investment order and procedures comply with the law on investment and construction project management.

4. For state companies designed to regularly and stably provide public-utility products or services, their owner representatives may, when necessary, transfer their assets to other state companies, which perform similar tasks, by recording capital increase or decrease. In case of transfer of assets to state companies of other ministries, sectors or localities, or transfer of assets from ministries or central sectors to localities or vice versa, the owner representatives shall negotiate and make decision after obtaining the Finance Ministry's opinions. The asset transfer must not affect the provision of public-utility products or services by state companies having their assets transferred.

Article 14. Fixed asset amortization

All existing fixed assets of a state company must be amortized, including fixed assets no longer in use and awaiting liquidation, excluding fixed assets of public welfare works or houses. Fixed assets already fully amortized but still used for production and business activities are not required to be further amortized.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15. Asset lease, mortgage and pledge

1. Companies may lease, mortgage or pledge their assets on the principles of capital effectiveness, preservation and development under law.

a/ Boards of directors or owner representatives (for companies without boards of directors) may decide on contracts for lease of assets valued higher than their companies' charter capital. Directors general or directors of companies may decide on contracts of lower value;

b/ The competence to decide to mortgage or pledge state companies' assets for borrowing loans complies with Article 9 of this Regulation.

2. For companies invested to regularly and stably provide public-utility products or services, the lease, pledge or mortgage of their assets directly used for that public-utility duty must be consented by their owner representatives.

3. The asset lease, mortgage or pledge must strictly comply with the provisions of the Civil Code and other regulations of the State.

Article 16. Liquidation or sale of fixed assets and financial investments

1. Companies may take the initiative in and are responsible for selling or liquidating fixed assets which are out of order, technically obsolete, no longer needed or become unusable; and financial investments which they no longer need to maintain, for capital recovery.

2. Competence to decide on liquidation or sale of fixed assets:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Representatives of company owners shall decide on fixed asset liquidation or sale plans involving a value larger than the level which boards of directors are empowered to decide.

b/ For companies without boards of directors: The directors shall decide on plans on liquidation or sale of fixed assets with their residual values smaller than or equal to 30% of the total asset value stated in the companies' financial statements publicized in the latest quarter. The specific level shall be stated in the company charters;

Representatives of company owners shall decide on fixed asset liquidation or sale plans involving a value larger than the level the companies' directors are empowered to decide.

c/ For state companies designed to regularly and stably provide public-utility products or services, the sale of assets used directly for that public-utility duty must be consented by owner representatives.

3. The method of fixed asset liquidation or sale: The sale of fixed assets shall be publicly carried out by auctioning organizations or companies themselves strictly according to the order and procedures specified by the law on asset auction. In case the book residual value of sold fixed assets is VND 100 million or less (as stated in the charters and financial regulations of companies), directors general or directors shall decide to opt for the sale by auction or negotiation, but the auctioned asset prices must not be lower than the market prices. For fixed assets not traded in the market, state companies may hire price appraisal organizations to determine prices to serve as a basis for asset sale by negotiation.

4. Transfer of financial investments

The sale of financial investments must comply with the Law on Enterprises and the Law on Securities.

a/ Sale method:

- For transfer of financial investments in joint-stock companies which have been listed on the securities market, state companies may take the initiative in conducting the transfer by the method of order matching, auction or negotiation but sale prices must not be lower than market prices at the time of sale;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Competence to decide on sale of financial investments:

- Owner representatives may decide on the sale of financial investments in joint-stock companies transformed from state corporations or parent companies;

- Owner representatives, boards of directors or directors of state companies may decide on the transfer of financial investments falling under their investment-deciding competence under law.

c/ Proceeds from the sale of state capital portions left by the time limited liability companies or joint-stock companies are transformed from member companies or dependent units of state companies, including also deposits not required to be refunded to investors (after subtracting the book value of invested state capital, expenses for sale or underwriting of issuance of shares), will be recorded as an increase in state capital at state companies which represent owners of state capital portions contributed to these enterprises. In case state capital portions at state companies exceed these companies' charter capital, the difference shall be:

- Transferred to corporations or parent companies, for state companies being members of these corporations or companies;

- Transferred to the Support Fund for Enterprise Reorganization at the State Capital Investment Corporation, for business groups, corporations, parent companies and independent state companies of ministries and localities.

Article 17. Management of inventories

1. Inventories means goods purchased for sale but still left in stock, raw materials, materials, instruments and tools in stock or already purchased and transported en route, unfinished products being in the process of manufacture, finished products but not yet warehoused, finished products left in stock, or finished products consigned for sale.

2. Companies may and shall promptly handle inventories, which are of inferior quality or deteriorated, outmoded, technically obsolete, unsaleable or in late circulation, for capital recovery. The competence to decide on the handling complies with Clause 2. Article 16 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18. Management of receivable debts

1. Companies have the following responsibilities for managing receivable debts:

2. To elaborate and promulgate regulations on management of receivable debts, to clearly assign and define responsibilities of collectives and individuals for monitoring, recovering and settling debts;

3. To open books to monitor debts by debtor; to regularly classify debts (floating debts, bad debts, irrecoverable debts), to urge debt recovery;

Companies may sell receivable debts under law, including immature debts, bad debts, and irrecoverable debts, in order to recover capital. Debt-selling prices shall be agreed upon by involved parties.

4. Bad debts mean debts which become overdue under the terms of contracts or other commitments or which have not yet become mature but the debtors are almost incapable of repaying them. Companies shall make deductions for setting up bad debt provisions under Article 11 of this Regulation.

Companies shall handle irrecoverable receivable debts. Irrecoverable debt amounts, after subtracting compensations paid by individuals or collectives concerned, shall be offset against bad debt provisions and financial provision funds. In case of insufficient provisions, they may be accounted as business expenses of companies.

After being handled by the above method, irrecoverable debts must still be monitored on off-balance sheet accounts and recovered by state companies. Recovered amounts shall be accounted as incomes of state companies.

Boards of directors, directors general or directors of state companies shall promptly handle bad and irrecoverable debts. If failing to promptly handle irrecoverable debts under this Clause, they shall be held responsible as for untruthfully reporting on companies' financial status. If their failure to promptly handle these debts leads to the loss of state capital at their companies, they shall bear responsibility to owner representatives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When division, separation, merger, consolidation, ownership transformation decisions are implemented, or natural disasters or enemy sabotage occur, or there is a change in company assets for any reason, or the State adopts a new policy, companies shall inventory their assets (fixed assets and long-term investments, working assets and short-term investments), determine their quantities, compare payable debts and receivable debts upon closing accounting books for making annual financial statements. For surplus or deficient assets, irrecoverable debts and overdue debts, the causes, liabilities of related persons and payable material compensations must be clearly determined under regulations.

Article 20. Handling of asset loss

An asset loss means that an asset is found, through a regular or irregular inventory, to be lost, deficient, damaged, qualitatively deteriorated, outmoded, technically obsolete, left in stock. Companies shall determine the lost value, causes of the loss, liability of involved parties and handle the loss as follows:

1. If it is due to subjective causes, loss causers shall pay compensations. Boards of directors or directors (for companies without boards of directors) shall decide on compensation levels under law and bear responsibility for their decisions.

2. Insured assets, if lost, shall be handled under insurance policies.

3. The lost asset value shall be offset against monetary compensations paid by responsible individuals or collectives or indemnified by insurers. The deficit, if any, shall be further made up for by financial provision funds of companies. If financial provision funds are also insufficient for the deficit, the remaining deficit shall be accounted as production or business expense in the period.

4. In special cases in which serious damage caused by natural disasters or force majeure circumstances cannot be remedied by companies themselves, their boards of directors or directors (for companies without boards of directors) shall elaborate damage remedy plans for submission to owner representatives and competent finance agencies. After obtaining opinions of finance agencies, owner representatives shall decide on the handling of damage according to their competence.

5. Companies shall promptly handle the asset loss. In case the asset loss is left unhandled, their boards of directors, directors general or directors shall be held responsible before the owner representatives therefor as in the case of untruthfully reporting on the financial status of enterprises.

Article 21. Asset revaluation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Under decisions of competent state bodies;

b/ Upon ownership transformation of companies, such as equitization or sale of companies, or diversification of forms of ownership;

c/ Use of assets for outward investment.

2. The asset revaluation must strictly comply with the State's regulations. Any positive or negative value differences due to asset revaluation prescribed in Clause 1 of this Article shall be handled under the State's regulations on a case-by-case basis.

Section 3. TURNOVER, EXPENDITURE AND BUSINESS OPERATION RESULTS

Article 22. Turnover

1. A company's turnover includes turnover from business activities and other incomes.

2. Turnover from business activities includes turnover from ordinary business activities and turnover from financial activities:

a/ Turnover from ordinary business activities means the whole receivable sum of money earned in the period from the sale of products or goods or the provision of services by the company. For companies providing public-utility products or services, their turnover include also the State's supports when they provide products or services according to their State-assigned tasks and earn turnover insufficient to cover expenditures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Other incomes include proceeds from the liquidation and sale of fixed assets, collected insurance indemnities, payable debts of unidentified creditors recorded as income increases, fines collected from customers for contractual breaches, the value of intellectual assets accepted by capital contribution recipients and recorded as other incomes of state companies, and other revenues.

4. For enterprises conducting special business lines such as banking and insurance, their turnover shall be determined under the laws governing these business domains.

5. The Finance Ministry shall specify conditions and time for turnover determination.

Article 23. Business expenses

Business expenses of a state company are spent amounts related to its production or business operations in a fiscal year, including:

1. Production and business expenses:

a/ Expense for raw materials, materials, fuels power, semi-finished products and purchased services from outside (calculating according to actual consumption levels and actual costs), allocated expense for labor instruments and tools, expense for fixed asset repair, pre-deducted expense and expense for fixed asset overhaul.

b/ Expense for fixed asset amortization calculated under Article 14 of this Regulation.

c/ Expense for payment of salaries and wages, expense of salary nature payable to employees and decided by the board of directors or director (for companies without boards of directors) under the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd/ Expense for transactions, brokerage, guest reception, marketing, trade promotion, advertisement, meetings, calculated according to actually paid amounts.

e/ Other monetary expenses include:

- Royalties, land tax, license tax;

- Land rent;

- Severance or job-loss allowances of employees;

- Expense for management and skills training for employees;

- Expense for health care;

- Expense for scientific research, technological renewal research;

- Rewards for innovations, increased labor productivity, supplies and expense saving. Reward levels shall be decided by the director general or director of the company based on performance efficiency but must not be higher than expense savings brought about by such performance within one year;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expense for environmental protection;

- Expense for mid-shift meals for employees;

- Expenses for activities of Party and mass organizations in the company (expenses outside the budgets of Party and mass organizations allocated from the prescribed sources);

- Other monetary expenses.

g/ The actually lost asset value and irrecoverable debts shall be handled under Clause 4, Article 18 and Clause 3, Article 20, of this Regulation.

h/ The value of inventory price decrease and bad debt provisions set up Clause 3. Article 11 of this Regulation, the exchange rate difference according to the foreign-currency long-term debt balance, pre-deducted expense for product warranty and provisions specified by law for enterprises engaged in special activities.

i/ Financial activity expenses, including expenses related to outward financial investments (including expenses borne by capital contributors, including also losses divided from capital contributors); the value of transferred capital contributions (excluding state capital portions specified at Point c. Clause 4, Article 16 of this Regulation), payable interests on raised capital, exchange rate difference, discount expense, asset-leasing expense; and long-term investment price decrease provision.

2. Other expenses, including:

a/ Expense for fixed asset sale or liquidation, including also the residual value of fixed assets upon their liquidation or sale;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Expense for fine collection;

d/ Fines paid for contractual breaches;

dd/ Other expenses.

3. The following amounts covered by other sources or irrelated to production or business operations must not be accounted as production or business expenses:

a/ Expense for procurement, construction and installation of tangible or intangible fixed assets;

b/ Expense for payment of loan interests accounted as investment and construction expenditures, foreign exchange rate differences of construction investments arising before the time of putting works into use;

c/ Other expenses irrelated to business operations the company; expenses without valid vouchers;

d/ Fines for violations committed by individuals but not by the company.

Article 24. Expenditure management

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Elaborating, promulgating, and organizing the implementation of, econo-technical norms suitable to their econo-technical characteristics, business lines, managerial and organizational forms and equipment. The norms must be notified to implementers and publicized among employees in the companies for application, inspection and supervision. In case of failure to achieve the norms, thus raising costs, the causes thereof and responsibilities therefor must be clearly analyzed for handling under law. If it is due to subjective causes, compensations for damage must be paid. The competence to decide on compensation levels is defined in Clause 1, Article 20 of this Regulation:

2. Companies conducting monopolistic business shall annually report to their owner representatives and finance agencies (provincial-level Finance Services, for local enterprises, and the Finance Ministry, for central enterprises) on their production and business expenses. These reports must analyze and compare the set norms and actually paid fixed asset amortization expenses, labor and wage expenses, raw material, material and fuel expense, enterprise management expense including expenses for advertisement, marketing, transaction, guest reception and other expenses, clearly identifying the reasons and responsibilities of collectives or individuals for expenses paid in excess of the norms. The Finance Ministry shall specify this reporting regime;

3. Periodically analyzing expenses and product costs to identify management shortcomings and weaknesses and factors attributable to increased expenditures and product costs so as to take timely remedies.

Article 25. Product costs and service expenses

1. Total costs of all products or goods consumed in a period (or costs of goods sold) include prime costs of products or goods consumed in the period (or costs of goods sold); company management expenses arising in the period; and goods sale expenses arising in the period.

2. Service expenses spent in a period include service expense arising in the period, company management expense arising in the period, and goods sale and service expense arising in the period.

3. The Finance Ministry shall set out principles and methods of determining product and service costs.

Article 26. Earned profits

1. Profits earned in a year by a state company include profits earned from business operations and profits earned from other activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Difference between the goods sale or service provision turnover and the total costs of sold products and goods or service expenses in the period;

b/ Difference between the turnover from financial operations and the expense for financial operations arising in the period.

3. Profits from other activities mean the difference between the income from other activities and the expense for other activities arising in the period.

Section 4. PROFIT DISTRIBUTION

Article 27. Profit distribution

1. A state company's earned profits in a year, after offsetting the previous year's losses under the Enterprise Income Tax Law and paying enterprise income tax, shall be distributed as follows:

a/ Dividing interests to associated capital contributors under contracts (if any);

b/ Offsetting losses of previous years which are no longer permitted for deduction from pretax profits;

c/ Deducting 10% for the financial provision. When the provision's balance reaches 25% of the charter capital, no more deduction is required;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd/ The remainder after making deductions under Points a, b, c and d of this Clause shall be distributed according to the year's average ratio between the state capital invested in the company and the capital raised by the company itself in the year.

Capital raised by the company itself means money amounts raised through issuance of bonds or promissory bills or borrowing of loans from organizations and individuals at home or abroad which the company is responsible for repaying both principals and interests to lenders as committed, except loans guaranteed by the Government or the Finance Ministry and loans eligible for interest rate support.

2. For state companies with insufficient charter capital, profits divided in proportion to the state-invested capital shall be used for reinvestment to supplement state capital at the companies. Annually, based on state companies' production or business operation results and needs for charter capital supplementation, the Finance Ministry shall consider and permit these state companies to use divided profits to supplement their charter capital or transfer divided profits to the Support Fund for Enterprise Reorganization at the State Capital Investment Corporation for concentrated investment in enterprises and investment projects and allocation to the reward and welfare funds of state companies regularly providing public-utility services eligible for subsidies.

3. Profits divided in proportion to capital amounts raised by a state company itself shall be distributed as follows:

a/ Deducting at least 30% for the development investment fund of the company;

b/ Deducting up to 5% for the reward fund for the company's managerial and executive boards. The annual deduction level must not exceed VND 500 million (for companies with boards of directors) or VND 200 million (for companies without boards of directors) depending on the performance of managerial and executive boards and the companies' grading results. The Finance Ministry shall guide the implementation of this stipulation;

c/ The remaining profits shall be distributed into the reward and welfare funds according to the company grading as follows:

- Grade-A slate companies may deduct up to three months' paid salary;

- Grade-B state companies may deduct up to 1.5 months' paid salary;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- State companies which are not graded under regulations may not make deductions for setting up the reward and welfare funds.

- The deduction level for each fund shall be decided by the boards of directors or directors, for companies without boards of directors, after consulting the executive boards of trade unions of the companies.

4. Owner representatives shall decide on the specific deduction percentages for the reward fund for the companies' managerial and executive boards based on their operation efficiency and grading (A or B).

5. State companies conducting monopolistic businesses may deduct a maximum of three months' paid salary for the reward and welfare funds.

6. For newly invested and established companies, in two consecutive years after earning profits, if their profits are distributed as specified above but the reward and welfare funds cannot reach two months' paid salary, they may reduce deductions for the development investment fund in order to have two months' full paid salary for these two funds. The maximum reduction level is equal to the whole deduction for the development investment fund in the profit distribution period of that year.

7. For state companies designed to regularly and stably provide public-utility products or services under orders placed or plans assigned by the State and they actually do so, if the above-specified profit distribution fails to ensure sufficient deductions for the reward and welfare funds at the level specified in Clause 3 of this Article, these companies may reduce the deduction level for the development investment fund and profit amounts divided in proportion to their state capital in order to make sufficient deductions for the reward and welfare funds under regulations. If after such reduction, the reward fund and welfare funds are still deficient, the State will consider and provide supports which:

- Equal 100% of the deficit, for grade-A companies with the turnover from supply of public-utility products or services accounting for at least 50% of total turnover.

- Equal 50% of the deficit, for grade-A companies with the turnover from supply of public-utility products or services accounting for less than 50% of total turnover, or for grade-B companies.

After-tax profits to be deducted for setting up the reward and welfare funds include profit from the provision of public-utility products or services under orders placed or plans assigned by the State or bid-winning contracts, and profits from other business operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Special state companies which have state capital portions larger than capital amounts raised by themselves; state companies subject to ownership transformation, including those having obtained competent authorities' decisions on enterprise equitization, assignment or sale but not yet undergone ownership transformation (not yet been granted first-time business registration certificates for the new form of ownership); state companies currently performing some state-assigned socio-economic tasks in border areas, islands or strategic localities, performing economic-cum-defense tasks, or creating jobs for ethnic minority people, and their reward and welfare funds remain low even after after-tax profits are divided under Clauses 1. 2 and 3 of this Article because after-tax profits divided in proportion to raised capital are too small or there is no after-tax profit, may make deductions for setting up the reward and welfare funds as follows:

- They may make maximum deductions equal to three months' paid salary, for grade-A companies paying budget remittances in the year higher than or equal to those in the last year:

- They may make maximum deductions equal to one and a half months' paid salary, for grade-A companies paying budget remittances in the year lower than those in the last year, or grade-B companies paying budget remittances in the year higher than or equal to those in the last year;

- They may make maximum deductions equal to one month's paid salary, for other graded companies;

- State companies which are not graded under regulations may not make deductions for setting up the two funds.

b/ Sources for supplementation of the reward and welfare funds:

- Earned profit amounts to be deducted for setting up the development investment fund;

- Profit amounts divided in proportion to state capital.

c/ The order of supplementation of the reward and welfare funds is as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If after being supplemented with all permitted deductions for the development investment fund, the reward and welfare funds cannot still reach the maximum level specified above, enterprises may use up to 50% of profit amounts divided in proportion to state capital portions to further supplement these two funds.

d/ The Prime Minister shall decide on the mechanism of making deductions for setting up and using the reward and welfare funds applicable to a number of special state companies, such as the State Capital Investment Corporation, the Stock Exchange, the Securities Trading Center and the Securities Depository Center, which have been transformed into enterprises under the Law on Securities;

dd/ The deduction for setting up the reward and welfare funds of special state companies made from 2007 must comply with this Clause.

9. For state companies with sufficient charter capital, the State will transfer part of their after-tax profits (profit amounts divided in proportion to their state capital and for their development investment fund) to the Support Fund for Enterprise Reorganization at the State Capital Investment Corporation.

Article 28. Use purposes of provisions and funds

1. The financial provision fund shall be used:

a/ To make up for property loss or damage, irrecoverable debts arising in the course of business operation;

b/ To make up for the companies' losses under decisions of their boards of directors or owner representatives.

2. The development investment fund shall be used to supplement the companies' charter capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To give year-end or periodical rewards to officials and employees of state companies on the basis of their productivity and performance;

b/ To give irregular rewards to individuals and collectives of state companies;

c/ To give rewards to individuals and units outside state companies for their great contributions to business operations and managerial work of these companies.

4. The reward levels specified at Points a. b and c of this Clause shall be decided by directors general or directors. Particularly for rewards mentioned at Point a, companies' trade unions should be consulted before reward decisions are made.

4. The welfare fund shall be used:

a/ To invest in building or repairing public-utility works of the company;

b/ To pay expenses for public welfare activities of collectives of workers and employees of the company, and for social welfare;

c/ To contribute partial investment in the construction of common welfare works within the sector or with other units under contracts;

d/ To provide partial unexpected difficulty supports to company employees, including pensioners, persons having retired due to their poor health or meeting with difficulties or helpless persons, or for social charity purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The reward fund for executive boards of companies shall be used to reward their boards of directors and directorates. Reward levels shall be decided by owner representatives, based on the efficiency of business operations and at the proposal of chairmen of boards of directors or directors of companies, for companies without boards of directors.

6. The use of the above funds must be publicized under regulations on financial publicity, regulations on grassroots democracy and the State's regulations.

7. Companies can spend the reward fund, the welfare fund and the reward fund for their managerial and executive boards only after full) paying due debts and fulfilling other due property obligations.

Section 5. FINANCIAL PLANS, ACCOUNTING STATISTICAL AND AUDITING REGIMES

Article 29. Financial plans

Based on the target ratio of profits to state-invested capital assigned by owner representatives, companies shall work out long-term and annual financial plans compatible with their business plans.

Boards of directors or directors (for companies without boards of directors) shall decide on their companies' financial plans and report them to owner representatives for use as a basis for supervising and evaluating results of business management and administration by the boards of directors or directors.

The Finance Ministry shall specify targets of financial plans of state companies.

Article 30. Financial statements and other reports

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



State companies shall have their annual financial statements audited under law.

2. State companies shall elaborate and send under regulations reports on supervision and evaluation of their operation efficiency; reports on financial investments, and capital raising and use. The Finance Ministry shall specify the reporting regime.

3. State companies shall publicize their financial status under the State's regulations. The Finance Ministry shall guide, inspect and supervise the publicization of data and financial statements of suite companies.

4. State companies shall organize accounting and statistical work under law.

5. Companies shall submit to the inspection, examination and supervision of their financial work by competent finance agencies under law.

Section 6. POWERS, OBLIGATIONS AND RESPONSIBILITIES OF BOARDS OF DIRECTORS. DIRECTORS GENERAL OR DIRECTORS IN THE FINANCIAL MANAGEMENT OF COMPANIES

Article 31. Powers of boards of directors of state companies

1. To perform the function of company management and. within the ambit of their competence, organize, examine and supervise financial activities of companies.

2. To receive and preserve as well as develop capital assigned by the State. To be answerable to owner representatives for results of their companies' business operations, ensure the achievement of targets assigned by the State to their companies. To propose owner representatives to increase or reduce their companies' charter capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To decide according to their competence on the following issues:

Apart from the competence specified in Clause 1, Article 9; Clause 3, Article 12; Clause 2, Article 13; Clause 1. Article 15; Clause 2, Article 16 and other articles of this Regulation, boards of directors shall decide on the following issues:

a/ The percentage of deductions for the reward and welfare funds of their companies: the percentage of deductions for funds as prescribed for state-run one-member limited liability companies with boards of directors acting as owners.

b/ The promulgation of internal regulations on financial management of their companies, econo-technical norms, labor norms, labor productivity, financial spending norms and other norms;

c/ Targets of long-term and annual financial plans of their companies;

d/ The appointment of representatives of capital portions invested in other enterprises.

5. To adopt annual financial statements of their companies, plans on use of after-tax profits or handling of losses; to announce and publicize annual financial statements under regulations; to adopt annual financial statements of independent cost-accounting member companies or one-member limited liability companies of corporations, and consolidated financial statements of their companies and their subsidiaries; to approve plans on use of after-tax profits of one-member limited liability companies.

6. To inspect and supervise directors general, directors and member units in the capital use, preservation and development, the performance of obligations towards the State, the achievement of targets assigned by the State to their companies under law. To inspect and supervise chairmen and members of boards of directors, presidents, directors general (directors) of one-member limited liability companies; and representatives of the companies' capital contributions to other enterprises in the performance of their functions and tasks under the Law on State Enterprises and this Decree.

7. To implement the regulation on supervision and evaluation of operation efficiency of member companies under the State's regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32. Obligations and responsibilities of boards of directors, chairmen of boards of directors

1. Obligations of chairmen and members of boards of directors:

a/ To honestly and responsibly exercise the delegated powers and perform the assigned obligations in the interests of the State and their companies;

b/ Not to abuse their positions and powers to use company capital and assets for their personal benefits and families or other persons. Not to donate, present company assets to any party;

c/ To annually report on results of management and supervision of company operations to owner representatives, and grading results of member companies and state companies;

d/ Other obligations specified by law.

2. The chairmen and members of boards of directors, who violate the company charters, make decisions beyond their competence or ultra vires, abuse their positions and powers, thus causing damage to their companies and the Stale, shall pay damages under law and the company charters. Owner representatives shall decide on damages level.

3. The chairman and members of a board of directors shall be relieved from duty in ihe following cases:

a/ They report untruthfully on the financial status of their company twice or more or once but seriously distort their company's financial status;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ They fail to promulgate econo-technical norms, labor norms, labor productivity norms, norms of financial expense and other expenses; fail to urge directors general or directors of their companies to disseminate and organize the implementation of promulgated norms; or fail to organize the evaluation and adjustment of norms to suit the reality and management requirements.

4. In case they let their companies suffer from losses or profit-state capital ratio decrease year after year or fail to achieve planned profit targets assigned by owner representatives, fail to ensure the minimum salary for employees, they will have their salaries cut and not be entitled to rewards.

5. They shall be administratively handled or disciplined for the following acts depending on their seriousness:

a/ Violating financial management, accounting and auditing regulations and other regulations but not seriously enough for penal liability examination;

b/ Deciding on ineffective investment projects, failing to recover capital, failing to repay loans.

6. In case companies fall into bankruptcy but their boards of directors do not request their directors general or directors to file written petitions for bankruptcy, or companies undergo reorganization or ownership transformation but their boards of directors do not request their directors general or directors to carry out procedures for reorganization, dissolution or ownership transformation, chairmen and members of boards of directors shall be relieved from duty.

7. To perform other responsibilities specified by law.

Article 33. Powers of directors general or directors of state companies

1. To act as legal-entity representatives of their companies; to have the supreme executive powers in implementing investment projects and business operations in order to achieve business plan targets set by boards of directors. To propose boards of directors to submit to owner representatives or to personally submit to owner representatives (for companies without boards of directors) an increase or decrease in their companies" charter capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To decide on investment projects, projects for outward investment, plans on capital borrowing, plans on asset liquidation or sale according to the empowerment by boards of directors or owner representatives (for companies without boards of directors). To submit to boards of directors or owner representatives (for companies without boards of directors) for approval projects and plans falling beyond their competence.

4. To work out and submit to boards of directors for decision or decide by themselves (for companies without boards of directors) long-term and annual financial plans compatible with business plans; econo-technical norms, labor norms, financial expense norms and other expenses suitable to business conditions of their companies, which shall serve as bases for administration of business operations of their companies.

5. To determine percentages of deductions for the development investment fund and the reward fund for managerial and executive boards of their companies and report them to boards of directors for submission to owner representatives or personally submit them to owner representatives (for companies without boards of directors) for decision. To decide on percentages of deductions for the reward and welfare funds of their companies (for companies without boards of directors) and take responsibility before owner representatives for their decisions.

Article 34. Obligations and responsibilities of directors general or directors

1. To honestly and responsibly exercise the delegated powers and perform the assigned obligations in the interests of the State and their companies.

2. Not to abuse their positions and powers to use company capital and assets for their personal benefits, their families and other persons. Not to donate or present company assets to any party.

3. When their companies are unable to pay their debts and fulfill property obligations, to report such to boards of directors and concurrently notify creditors thereof and to devise measures to overcome their companies' financial difficulties; neither to raise salaries nor pay rewards to company employees and managers. If their failure to apply these measures causes damage to creditors, they shall bear personal liability for such damage.

4. If they violate the company charter, make decisions beyond their competence or ultra vires, abuse positions and powers, thus causing damage to their companies and the State, to pay compensations therefor under law and the company charter. Boards of directors or capital owner representatives (for companies without boards of directors) shall decide on compensation levels.

5. To bear responsibility before owner representatives, boards of directors and law for administration of company operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To elaborate and submit to boards of directors or owner representatives (for companies without boards of directors) for adoption financial statements of their companies. To take responsibility for die accuracy and truthfulness of data in such financial statements and other financial information.

8. To be relieved from duty or to have their contracts terminated ahead of time in the following cases:

a/ They report untruthfully on the financial status of their companies twice or more or once but seriously distorting the financial status of their companies;

b/ They let their companies suffer from losses for two consecutive years or fail to achieve the profit-state-invested capital ratio for two consecutive years or fall into a state that there appears a profitable or break-even year between two years of loss, unless losses or profit-state-invested capital ratio decreases are approved by competent authorities; or losses or profit-state investment capital ratio decreases are attributed to objective causes already explained to and accepted by competent authorities; or in the first years of operation after new investment or production expansion investment or technological renewal is made, losses are already determined in feasibility study reports;

c/ They fail to file written petitions for bankruptcy when their companies have fallen into bankruptcy; fail to carry out procedures for reorganization, dissolution or ownership transformation when their companies are subject to reorganization, dissolution or ownership transformation;

d/ They fail to fulfill tasks or targets assigned by persons who have appointed or recruited them or fail to fulfill their contractual obligations;

dd/ They fail to organize the determination of econo-technical norms, labor norms, labor productivity, financial expense and other expense norms for promulgation (for companies without boards of directors) or for submission to boards of directors for promulgation; fail to disseminate them to persons obliged to implement norms; fail to organize the implementation of norms; fail to organize the analysis, evaluation, revision or supplementation of norms to suit the reality and management requirements.

9. In case of letting their companies suffer from losses or profit-state-invested capital ratio decrease year after year or fail to achieve plan profit targets according to contractual terms or targets assigned by persons who have appointed them, or fail to ensure the minimum salary for employees, to have their salaries cut and to receive no bonus.

10. To be administratively handled or disciplined, depending on the seriousness of their violations, for the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Deciding on ineffective investment projects, organizing the implementation of investment projects at variance with plan or prolonging it, leading to late capital recovery or inability to recover capital or pay debts.

11. To report, on an annual basis, on results of administration of company operations to owner representatives and boards of directors, for companies with boards of directors.

12. To fulfill other responsibilities as specified by law.

Chapter III

STATE CORPORATIONS

Article 35. State corporations' capital

1. A corporation's capital includes capital invested in that corporation by the State, capital raised by the corporation itself and other capital sources specified by law.

2. State capital invested in state corporations established and invested under decisions of the State means state capital amounts directly managed by these corporations or invested by these corporations in their independent cost-accounting member companies. State capital directly managed by state corporations includes:

a/ State capital directly managed by corporations at their head offices and their dependent cost-accounting member units; state capital in non-business units under the corporations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ State capital invested by corporations in other enterprises.

3. State capital invested in corporations established and invested by companies themselves (below referred to as parent companies and subsidiaries) means state capital amounts invested in companies which hold dominant control over oilier enterprises (below referred to as parent companies), including state capital directly managed and used by parent companies for production or business activities, state capital invested by parent companies in their subsidiaries and other enterprises.

4. Charter capital of independent cost-accounting member companies of state corporations established and invested by the State means capital amounts invested by these corporations and stated in the charters of these independent cost-accounting member companies.

5. Charter capital of state-run one-member limited liability companies with their corporations or parent companies acting as owners means capital amounts invested by these corporations or parent companies and stated in the charters of these state-run one-member limited liability companies.

6. The State shall invest capital only in corporations or parent companies. The investment of capital in independent cost-accounting member companies and other enterprises shall be decided by these corporations or parent companies.

Article 36. Assets of state corporations

1. Assets of state corporations invested and established under decisions of the State shall be formed from state capital invested in these corporations, loans and other lawful capital sources managed and used by the corporations.

The assets of a corporation include:

a/ Tangible and intangible fixed assets, working assets of the corporation's head office, independent cost-accounting units and non-business units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Short-term investments invested directly by the head office or dependent cost-accounting units of the corporation.

The corporation's assets exclude assets of limited liability companies, independent cost-accounting member companies and joint-stock companies in which the corporation holds a dominant stake.

2. Assets of corporations invested and established by state companies shall be formed from state capital invested in parent companies, loans and other lawful capital sources directly managed and used by parent companies. These assets are assets of parent companies.

3. Assets of independent cost-accounting member companies in corporations invested and established under the State's decisions shall be formed from capital invested by corporations in their member companies, loans and other lawful capital sources managed and used by member companies.

Assets of independent cost-accounting member companies of corporations are not under these corporations' ownership.

4. Assets of state-run one-member limited liability companies with corporations or parent companies acting as owners shall be formed from capital invested by corporations or parent companies in one-member limited liability companies, loans and other lawful capital sources managed and used by state-run one-member limited liability companies.

Assets of state-run one-member limited liability companies are not under the ownership of corporations or parent companies.

Article 37. Management of capital and assets of corporations invested and established by the State

1. Corporations invested and established by the State:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For state-run one-member limited liability companies with corporations acting as their owners, these corporations are not required to conduct capital assignment and receipt but invest capital in those companies;

c/ Corporations may not transfer assets of their independent cost-accounting member companies or state-run one-member limited liability companies by the method of non-payment:

d/ Corporations may not directly withdraw capital already invested in their independent cost-accounting member companies or state-run one-member limited liability companies for which these corporations act as owner representatives or other enterprises. Capital withdrawal may be made only by the method of reselling the invested capital amounts to individuals or other legal entities. In case of reorganization or adjustment of the charter capital of independent cost-accounting member companies or state-run one-member limited liability companies, corporations may directly withdraw capital already invested in these companies but shall ensure sufficient charter capital and solvency of these companies;

dd/ Total asset value serving as a basis for decentralizing the competence to decide on projects for outward investment, sale of fixed assets, long-term investments of state corporations or companies shall be determined under Clause 1, Article 36 above;

e/ To exercise other rights and perform other responsibilities specified by law.

2. Independent cost-accounting member companies of corporations shall manage capital and assets under Sections 1 and 2. Chapter II of this Regulation and the following provisions:

a/ Member companies may flexibly use capital amounts under their management, including capital invested by their corporations, take responsibility to boards of directors for the target profit-capital ratio and the effectiveness, preservation and development of capital invested by their corporations;

b/ Member companies may decide on investment plans according to the level of empowerment by corporations, which is stated in their charters.

3. State-run one member limited liability companies and joint-stock companies in which corporations hold a dominant stake shall manage capital and assets under the laws applicable to these types of enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Parent companies shall manage capital and assets under Sections 1 and 2, Chapter II of this Regulation.

Parent companies shall exercise the rights and perform the responsibilities of owners over capital amounts invested in their subsidiaries and other enterprises under law.

2. Subsidiaries shall manage capital and assets under the law applicable to the form of organization and operation of such companies.

Article 39. Management of turnover, business costs and results of state corporations

1. Corporations invested and established under the State's decisions shall manage their turnover, business costs and results under Section 3. Chapter II of this Regulation and the following provisions:

a/ Turnover of a corporation includes turnover from business operations and turnover from other activities carried out by the corporation's head office and dependent cost-accounting units. Turnover items are specified in Article 22 of this Regulation. Capital invested by a corporation in its independent cost-accounting member companies shall be regarded as capital invested outside the corporation. Profits divided in proportion to capital amounts invested by the corporation in its member companies constitute a turnover from financial activities of the corporation.

Management expenses collected by the corporation's superior authorities from member companies constitute a turnover of the corporation;

b/ A corporation's expenditures include expenses for business operations and expenses for other activities of its head office and dependent units. Expenditure items are specified in Article 23 of this Regulation;

c/ A corporation's profits include profits from business operations and profits from other activities of its head office and dependent units. Profit items are specified in Article 26 of this Regulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Parent companies shall manage turnover, expenditures and profits under Section 3, Chapter II of this Regulation.

Article 40. Distribution of profits of stale corporations

1. A corporation's profits include profits from direct business operations at the corporation, including also profits divided from the corporation's investments in other enterprises. In case these enterprises have paid enterprise income tax before profit division, the corporation does not have to pay income tax on profits divided from these enterprises.

The corporation's remaining profits, after paying enterprise income tax and subtracting amounts to supplement the capital of its independent cost-accounting member companies or state-run one-member limited liability companies for which the corporation acts as their owner, shall be distributed under Article 27 of this Regulation.

2. Remaining profits of independent cost-accounting member companies of corporations invested and established by the State, after paying enterprise income tax, shall be distributed under Clause 1, Article 27 of this Regulation and the following provisions:

Profits divided in proportion to corporations' capital amounts shall be used to increase these corporations' capital amounts at their member companies. In case companies have no need for capital supplementation or it is unnecessary to supplement capital for these companies, corporations may decide to collect these profits.

3. Profits of state-run one-member limited liability companies for which corporations act as their owners shall be distributed under the financial regulation applicable to this type of enterprise.

4. Profits of joint-stock companies and limited liability companies with more than one member shall be distributed under decisions of Shareholders' General Meeting, the Members' Council or capital contributors.

Article 41. Use purposes of funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42. Financial statements of corporations

Corporations invested and established by the State, corporations invested and established by state companies and independent cost-accounting member companies shall make their financial statements under Article 30 of this Regulation.

Apart from financial statements on their own business operations, corporations invested and established by the State and corporations invested and established by state companies shall also make consolidated financial statements for the entire corporations under law.

Chapter IV

MANAGEMENT OF STATE CAPITAL INVESTED IN OTHER ENTERPRISES

Article 43. Representatives of owners of state capital at other enterprises

Representatives of owners are defined in the Law on State Enterprises and have their tasks and responsibilities assigned and powers vested by the Prime Minister.

For corporations, parent companies and independent state companies:

a/ State capital in state-run one-member limited liability companies transformed from member enterprises of corporations or newly established and invested by corporations, parent companies or state companies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ State capital in joint ventures formed on the basis that member enterprises of corporations have contributed the whole of their capital to the joint ventures and no longer have the legal entity status as member enterprises of corporations or that these corporations, parent companies or independent state companies have contributed capital to the joint ventures;

d/ Capital invested in other enterprises by corporations, parent companies or independent state companies.

3. Ministries, branches and provincial-level People's Committees shall transfer the task of managing state capital in other enterprises to the State Capital Investment Corporation according to the Prime Minister's decisions and schedule.

Article 44. Rights and obligations of representatives of owners of state capital invested in other enterprises

1. Organizations acting as owners of state-run one-member limited liability companies shall exercise the rights and perform the owner obligations under the Law on Enterprises.

2. Organizations acting as representatives of owners of state capital invested in other enterprises have the following rights:

a/ The rights of shareholders, capital-contributing members or joint-venture parties as specified by law and the charters of other enterprises;

b/ To appoint representatives of state capital or authorized representatives to exercise the rights of shareholders, capital contributors or joint-venture parties at general meetings of shareholders, capital contributors or joint-venture parties;

c/ To appoint, dismiss, commend or discipline representatives of state capital portions or authorized representatives at other enterprises (below referred to as representatives), and decide on salaries, allowances, bonuses and preferential treatments for representatives, unless these representatives are already salaried by other enterprises;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd/ To assign tasks and direct representatives to protect lawful rights and interests of the State and companies in other enterprises. To request representatives to report on the performance of their tasks and responsibilities and exercise of their powers, particularly in directing enterprises in which the State holds dominant shares or capital contributions, to realize the State's objectives and strategies;

e/ To examine and supervise activities of representatives and detect their shortcomings and weaknesses in order to promptly redress them;

g/ To decide or propose competent persons to decide to increase or withdraw state capital invested in other enterprises under law and the charters of other enterprises;

h/ To bear responsibility for the effectiveness, preservation and development of capital invested by the State;

i/ To supervise the recovery of state capital lent to employees for share purchase upon equitization of state enterprises, the recovery of shares provided for employees to enjoy dividends when they die without heirs or when they voluntarily return shares (for enterprises equitized before July 14, 1998) sold on credit to poor employees in stale enterprises equitized after July 14, 1998;

k/ To supervise the recovery of capital invested in other enterprises and the collection of profits divided from other enterprises;

l/ To exercise other rights and perform other obligations specified by law.

Article 45. Rights and obligations of representatives

1. To stand as candidates for managerial and executive apparatuses of other enterprises according to these enterprises' charters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To monitor and supervise the situation of business and financial operations, results of business operations of other enterprises under law and the charters of these enterprises. To report periodically or at the request of owner representatives on the situation and results of business operations, financial matters of other enterprises, or the performance of tasks assigned by owner representatives.

4. To monitor, urge and recover state capital in other enterprises, including capital lent to employees for share purchase, shares sold on credit to employees, shares divided to laborers for enjoying dividends, transfer of stale shares, collection of dividends and other amounts divided from capital contributed to other enterprises.

5. Representatives joining in managerial and executive boards of other enterprises shall study and propose orientations and measures for their activities at other enterprises to owner representatives for approval. For important issues put up for discussion in boards of directors, directorates or Shareholders' General Meetings, or among capital contributors or joint-venture parties, such as orientations, strategies and plans on business, issuance of additional shares, contributed capital, division of dividends..., representatives shall report in writing to and seek opinions of capital owner representatives and raise their opinions at meetings and cast their votes as directed by owner representatives. In case many representatives join the board of directors and directorate of another enterprise, they shall unanimously follow directions of owner representatives.

6. Representatives in enterprises in which the State holds dominant shares or capital contributions shall direct these enterprises to follow the objectives and orientations set forth by the State; exercise their control right or veto to decide on the addition of business lines in other enterprises. If detecting that enterprises have diverted from the State's objectives and orientations, they shall promptly report such to capital owner representatives and propose remedies. After getting the consent of capital owner representatives, they shall promptly apply the remedies so as to quickly direct the enterprises to follow the set objectives and orientations.

7. To exercise other rights and perform other obligations under law provisions, enterprise charters and regulations of assigned capital owner representatives.

8. To be answerable to capital owner representatives for their assigned tasks. If causing damage to capital owner representatives due to their irresponsibility or abuse of their tasks and powers, they shall bear responsibility and pay material compensations therefor under law.

Article 46. Salaries, bonuses and benefits of representatives

1. Representatives of stale capital portions at other enterprises who are full-lime members of managerial and executive boards or employees of other enterprises are entitled to salaries, responsibility allowances (if any), bonuses and other benefits specified in the charters of and paid by these enterprises.

2. Representatives who are part-time members and do not hold specialized positions in managerial and executive boards of other enterprises are entitled to salaries, responsibility allowances (if any), bonuses and other benefits paid by capital owners' representatives. In addition, they also enjoy representative allowances paid by owner representatives under regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. When having the right to purchase additionally issued shares or convertible bonds under decisions of joint-stock companies (except for case of purchase with the rights of existing shareholders) representatives of state capital portions at other enterprises shall report such in writing to state capital owners. State capital owners shall decide in writing on the quantity of shares representatives may purchase according to these representatives' contribution level and task performance. State capital owners have the right to purchase remaining shares.

In case a representative is appointed as the representative of state capital portions at different units, he/she will be given priority to choose to purchase shares from a certain unit. Representatives of state capital portions at joint-stock companies shall transfer the right to purchase remaining shares to state capital owners.

In case representatives of state capital portions at other enterprises fail to report on their right to purchase shares or convertible bonds from joint-stock companies, their status as representatives of state capital portions at other enterprises shall be invalidated and they shall transfer to state capital owners the share and convertible bond quantities in excess of the level they are permitted to purchase under the above regulations at purchase prices at the time of issuance. In case representatives of state capital portions at other enterprises have sold these shares, they shall remit to state capital owners the difference between the share market sale price at the time of sale and the purchase price and expenses (if any).

Article 47. Criteria of representatives

Representatives must satisfy the following criteria:

1. Being Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam.

2. Possessing good ethical qualities and being physically fit for a representative's tasks.

3. Having law knowledge and a good sense of law observance.

4. Having professional qualifications in corporate finance or business domains of other enterprises with state-invested capital, having business and corporate governance capabilities. Persons directly managing state capital portions at joint ventures with foreign parties must be proficient in a foreign language so that they are able to directly work with foreigners in joint ventures without interpreters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Representatives standing as candidates for members of boards of directors or directors of other enterprises must meet all criteria and conditions required for members of boards of directors or directors of state companies specified by law.

6. Having the full civil act capacity.

7. Being not banned from managing enterprises.

Article 48. Collection of divided profits

For profits divided from other enterprises, representatives shall request other enterprises to transfer them to companies which have contributed capital to other enterprises, for cases specified in Clause 2, Article 43 of this Regulation.

Article 49. Right to decide on increase or reduction of state capital at other enterprises

The increase or reduction of state capital portions at other enterprises is specified as follows:

1. The increase or reduction shall be considered and decided by owner representatives in case they are empowered or authorized by the Prime Minister to do so.

2. In case corporations or independent state companies are representatives of owners of state capital at other enterprises under Clause 2, Article 43 of this Regulation, these corporations shall consider and decide on the principle that persons deciding on plans for capital investment in other enterprises must be persons deciding on the supplementation of state capital invested in other enterprises; or decide on the reduction of state capital invested in other enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In case other enterprises increase their capital but state companies do not need to invest additional capital, they shall report thereon to owner representatives for consideration and decision on transfer of the right to purchase shares or contribute capital under law.

Article 50. Handling of state capital recovered from other enterprises

State capital amounts recovered upon issuance of decisions on reduction of state capital portions at other enterprises or dissolution or bankruptcy of other enterprises; recovered money amounts previously lent to employees for share purchase upon equitization of state enterprises, the value of shares divided to employees for enjoying dividends or shares sold on credit to poor employees in enterprises shall be handled as follows:

They shall be transferred to state companies which have contributed capital, for the cases specified in Clause 2, Article 43 of this Regulation, upon the sale of part of stale capital portions at other enterprises or the dissolution or bankruptcy of these enterprises. Recovered loans previously provided for employees to purchase shares upon equitization of state enterprises, the value of shares divided to employees for enjoying dividends or shares sold on credit to poor employees in member enterprises of state corporations shall be remitted into the support funds for enterprise reorganization at state corporations.

Article 51. The Finance Ministry shall guide the implementation of this Regulation. State business groups, state corporations and state companies shall base themselves on this Regulation and guiding documents to elaborate, amend and supplement their own financial regulations for submission to competent authorities for approval.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


84.059

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.137.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!