ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9251/KH-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 12 tháng 11 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2020
Căn cứ hướng dẫn tại Nghị định số
39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày
13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài Chính hướng dẫn
trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/03/2019 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí Ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk năm 2020, cụ thể như sau:
I. Đánh giá tình hình thực hiện
trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2019
1. Tình hình trợ
giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2019
Để triển khai công tác trợ giúp đào tạo
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2019; nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,
đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh có thêm kiến thức về quản
lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 6591/KH-UBND
ngày 07/8/2018 về việc trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk
năm 2019, theo đó trong năm 2019 tỉnh tổ chức 07 khóa đào tạo về quản trị doanh
nghiệp và khởi sự kinh doanh, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 579,4 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 173,6 triệu đồng, Ngân
sách tỉnh 128,3 triệu đồng, còn lại 277,5 triệu đồng từ nguồn tài trợ, huy động
bên ngoài và từ nguồn thu phí của học viên tham gia lớp học).
Tuy nhiên, thực tế đến nay nguồn vốn Trung ương chưa bố trí, đồng thời việc huy động từ
các nguồn vốn bên ngoài rất hạn chế, hiện nay Ngân sách tỉnh chỉ cân đối và bố
trí cho Kế hoạch trợ giúp đào tạo năm 2019 là 126 triệu đồng, đáp ứng khoảng
21,75% nhu cầu Kế hoạch năm 2019 (giao Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện). Với nguồn kinh phí đã bố trí, Sở Kế
hoạch và Đầu tư đã tổ chức 04 khóa đào tạo quản trị doanh
nghiệp và khởi sự kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa với khoảng 205 lượt
học viên tham gia. Nội dung đào tạo tập trung vào các
chuyên đề về khởi sự kinh doanh (một số vấn đề cơ bản
trong Quản trị tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp khởi nghiệp); tư duy chiến lược, lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh, những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp... và các chuyên đề về quản trị doanh nghiệp (kỹ năng
bán hàng, những vấn đề cơ bản về hoạt động triển lãm
thương mại của doanh nghiệp, làm sao để đàm phán và ký kết hợp đồng thành công); lãnh đạo bản thân, những kỹ năng cần thiết cho nhà
lãnh đạo doanh nghiệp...
2. Thuận lợi, khó
khăn hạn chế trong quá trình thực hiện
a) Thuận lợi
- Công tác hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, trong đó chú trọng đào
tạo phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chương trình khung về trợ giúp đào
tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thiết kế phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp; đội ngũ giảng viên có năng lực và giàu kinh nghiệm thực tiễn.
- Chủ doanh nghiệp,
đặc biệt là đội ngũ các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, thông qua việc tham gia
tích cực, đầy đủ các khóa đào tạo và mong muốn được tham gia nhiều khóa đào tạo
trong tương lai.
b) Khó khăn, hạn
chế
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho
doanh nghiệp tuy đã được thực hiện nhưng kết quả chưa như mong đợi, số lượng
người được đào tạo chưa được nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp, kinh phí đầu tư cho hoạt động này còn thấp so với nhu cầu, xuất phát từ các nguyên nhân:
- Nguồn vốn bố
trí cho hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa
còn hạn chế. Trong các năm qua, nguồn vốn Trung ương chưa bố trí
kinh phí cho địa phương, Ngân sách tỉnh thì còn khó khăn, vì vậy chưa đảm bảo
được nhu cầu vốn mà Kế hoạch đề ra.
II. Kế hoạch thực
hiện trợ giúp đào tạo năm 2020
1. Mục tiêu trợ
giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020
Nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị
quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020
gắn với thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Nghị định hướng dẫn
thi hành (Nghị định 34/2018/NĐ-CP, Nghị định 38/2018/NĐ-CP và Nghị định
39/2018/NĐ-CP của Chính phủ), phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển doanh
nghiệp của địa phương; đồng thời, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, cung
cấp cho doanh nghiệp những kiến thức thiết thực trong tổ
chức và hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, điều
hành doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật góp phần tạo môi trường đầu
tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng, ổn định, an toàn, nâng cao sức
cạnh tranh và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
2. Nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020
Ước đến ngày 30/9/2019, toàn tỉnh có
860 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn điều lệ 10.516 tỷ đồng, bằng
81,90% kế hoạch (kế hoạch năm 2019 thành lập mới 1.050 doanh nghiệp), tăng
16,69% so với cùng kỳ năm 2018 và 75 chi nhánh đăng ký hoạt động (trong đó, có
58 chi nhánh của doanh nghiệp ngoài tỉnh). Lũy kế đến ngày 30/9/2019, trên địa
bàn tỉnh có 8.066 doanh nghiệp đang hoạt động và 748 doanh nghiệp có trụ sở
chính ở tỉnh ngoài đăng ký thành lập và hoạt động hình thức chi nhánh tại tỉnh;
tính cả các đơn vị này thì đến nay tổng số doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn tỉnh là 8.814 đơn vị.
Hiện nay, tỉnh đang tập trung tuyên
truyền, vận động, hỗ trợ các hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi sang loại
hình doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo môi trường đầu tư và
kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng hướng tới mục tiêu phát triển phấn đấu
đến năm 2020 toàn tỉnh có từ 10.000 - 12.000 doanh nghiệp hoạt động, xây dựng
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững
(trong đó, có khoảng 10% doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, nguồn lực mạnh).
Căn cứ tiềm năng thế mạnh và tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ của Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn có liên quan, UBND tỉnh xây dựng
Kế hoạch trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020, cụ thể như sau:
- Số khóa đào tạo dự kiến: 08 khóa, tổng
số học viên tham gia 320 học viên, trong đó có 02 khóa đào tạo khởi sự doanh
nghiệp, 06 khóa quản trị kinh doanh.
- Đối tượng tập
huấn: Là các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp
nhỏ và vừa và các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh có nguyện vọng khởi nghiệp,
khởi sự kinh doanh tại tỉnh.
- Nội dung khóa đào tạo:
+ Đào tạo khởi sự
doanh nghiệp: Một số vấn đề về nhận thức kinh doanh và ý
tưởng kinh doanh; lập kế hoạch kinh doanh; thị trường và
marketing trong khởi sự doanh nghiệp;
tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; quy định pháp lý khi thành lập doanh nghiệp; quản
trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp; tuyển dụng, đào tạo nhân sự trong khởi
sự doanh nghiệp; kế toán, thuế khi thành lập doanh nghiệp;
thủ tục hành chính và chính quyền; sáng tạo ý tưởng kinh
doanh cho khởi sự doanh nghiệp; khởi sự doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới
sáng tạo....
+ Đào tạo quản
trị doanh nghiệp: Một số vấn đề về quản trị kinh doanh; quản trị chiến lược; quản trị nhân sự; quản trị marketing; quản trị dự án đầu tư; quản trị
tài chính; quản trị sản xuất; quản lý chất lượng; quản trị rủi ro; quản trị chi
phí; quản lý kỹ thuật và công nghệ; quản trị hậu cần kinh
doanh; quản trị kinh doanh trong xu thế cách mạng công
nghiệp 4.0; thương hiệu và sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ;
tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; đàm phán và ký kết hợp đồng; công cụ
pháp lý giải quyết tranh chấp trong kinh doanh; ứng dụng công nghệ thông tin
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa; kỹ năng bán hàng; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản trị của chủ doanh
nghiệp; văn hóa doanh nghiệp; tâm lý học lãnh đạo, quản lý; kinh doanh trên thị
trường quốc tế; lập dự án, phương án kinh doanh; hội nhập
kinh tế...
3. Kinh phí và
nguồn vốn thực hiện
Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch
số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của liên Bộ Kế hoạch
và Đầu tư - Bộ Tài chính và Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/03/2019 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự kiến nguồn kinh phí trợ
giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020 là: 593.260.000 đồng,
với 8 khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh
(chi tiết dự toán kinh phí thực hiện tại Phụ lục kèm theo), cụ thể như sau:
a) Kinh phí một khóa đào tạo (Đvt:
Nghìn đồng)
STT
|
Khóa
đào tạo
|
Tổng
cộng
|
Nguồn
NSNN hỗ trợ tổ chức khóa đào tạo (NSTW hoặc NS tỉnh)
|
NSNN
hỗ trợ kinh phí học viên ĐBKK(1)
|
Thu
của học viên
|
Từ
nguồn đóng góp, dự kiến huy động được
|
1
|
Đào tạo quản trị doanh nghiệp/1
khóa
|
77.690
|
34.845
|
8.000
|
20.907
|
13.938
|
2
|
Đào tạo khởi sự doanh nghiệp/1 khóa
|
63.560
|
28.580
|
6.400
|
17.148
|
11.432
|
|
Tổng
cộng
|
141.250
|
63.425
|
14.400
|
38.055
|
25.370
|
b) Nguồn kinh phí dự kiến trợ giúp cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa năm 2020
STT
|
Khóa
đào tạo
|
Số
học viên
|
Tổng
chi phí
|
Phân
chia nguồn (Đvt: Nghìn đồng)
|
Ghi
chú
|
Ngân
sách nhà nước
|
Từ
học phí của học viên
|
Huy
động đóng góp tài trợ
|
Trong
đó
|
Hỗ
trợ tổ chức lớp học
|
Hỗ
trợ học viên thuộc địa bàn ĐBKK
|
|
|
|
|
Tổng
|
NSTW
|
NSĐP
|
a
|
b
|
c
|
d=e+k+l
|
e =
h+i
|
f
|
g
|
h
|
i
|
k
|
l
|
m
|
1
|
Quản
trị DN (06 khóa)
|
240
|
466.140
|
257.070
|
171.380
|
85.690
|
209.070
|
48.000
|
125.442
|
83.628
|
NSTW
hỗ trợ 04 khóa, NSĐP hỗ trợ 02 khóa
|
2
|
Khởi
sự doanh nghiệp (02 khóa)
|
80
|
127.120
|
69.960
|
|
69.960
|
57.160
|
12.800
|
34.296
|
22.864
|
|
Tổng cộng
|
320
|
593.260
|
327.030
|
171.380
|
155.650
|
266.230
|
60.800
|
159.738
|
106.492
|
|
4. Tổ chức thực
hiện
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổng hợp, lập kế hoạch, tổ chức triển khai
và báo cáo tình hình thực hiện công tác trợ giúp đào tạo
nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, cụ thể:
- Tổ chức khảo sát nhu cầu trợ giúp
đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo hoặc
lựa chọn các cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời cử cán bộ kiểm tra,
giám sát việc tổ chức các khóa đào tạo; phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các khóa đào tạo do ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện (nếu có);
- Huy động sự đóng
góp kinh phí của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân tham gia đào tạo và tìm kiếm
và huy động các nguồn tài chính khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế để thực hiện trợ giúp
đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Tổng hợp các
khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; phối hợp các đơn vị có liên quan giải quyết theo
thẩm quyền; báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết
đối với các nội dung vượt thẩm quyền theo đúng quy định;
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện
và tổng hợp quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước trợ giúp đào tạo theo quy định.
b) Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, bố trí kinh
phí theo khả năng cân đối ngân sách để thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa năm 2020;
- Giám sát đánh giá tình hình quản lý
và sử dụng kinh phí trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c) Các sở, ngành,
đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố
trong tỉnh có trách nhiệm phối hợp, lồng ghép nguồn vốn thực hiện công tác trợ giúp đào tạo nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
d) Đơn vị được giao tổ chức đào tạo
(các cơ sở đào tạo): Có trách nhiệm triển khai thực hiện đầy
đủ chương trình, nội dung đào tạo theo hợp đồng ký kết.
III. Kiến nghị, đề
xuất
Để hoạt động hỗ
trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
được triển khai hiệu quả trong năm 2020 và các năm tiếp theo, UBND tỉnh Đắk Lắk
có ý kiến như sau:
1. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm, hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk triển khai
04 khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp, dự kiến tổng giá
trị hỗ trợ tương đương 171.380.000 đồng (kinh phí tổ chức khóa đào tạo và kinh phí hỗ trợ học viên địa bàn khó khăn), hỗ trợ bằng hình thức cấp kinh phí để tỉnh triển khai
thực hiện hoặc trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo tại tỉnh
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh được tham
gia.
2. Đề nghị Cục
Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm tổ chức các hoạt động trợ giúp đào tạo
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt
là hỗ trợ các hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi sang
loại hình doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; tổ chức đoàn khảo sát,
học tập trao đổi kinh nghiệm về trợ giúp đào tạo trong, ngoài nước cho các cán
bộ làm công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại địa phương và các hoạt động trợ giúp khác./.
Nơi nhận:
- Cục Phát triển doanh
nghiệp - Bộ KH&ĐT;
- Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu VT, TH (ĐUC-20b)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Hà
|