ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3821/KH-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 24 tháng 6 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ HỘ KINH DOANH CHUYỂN SANG HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV); các Nghị định của Chính phủ: số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018
quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV, số 38/2018/NĐ-CP ngày
11/3/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; Kế hoạch
5713/KH-UBND ngày 07/9/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện Luật hỗ trợ
DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch tuyên
truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Cụ thể hóa các nội dung hỗ trợ
DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể được quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ
DNNVV và nội dung quy định tại Mục I chương IV Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày
11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV.
b) Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, với tốc độ
tăng trưởng cao về số lượng, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GRDP. Tạo điều
kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong việc tiếp
cận các chính sách đầu tư, đất đai, các chính sách ưu đãi về thuế, xuất nhập khẩu,
tín dụng,...
c) Đảm bảo hoàn thành mục tiêu đến
năm 2020 trên địa bàn tỉnh có trên 10.000 doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
a) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố chịu trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội; nghiêm
túc triển khai các cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà
nước.
b) Đánh giá tình hình hoạt động, quy
mô hoạt động của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở thực hiện việc
vận động chuyển đổi thành doanh nghiệp.
c) Nắm bắt nhu cầu, khó khăn, vướng mắc
của các hộ kinh doanh khi chuyển đổi thành doanh nghiệp; kịp thời hỗ trợ, hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với các trường hợp có nhu cầu chuyển đổi
thành doanh nghiệp.
d) Tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều
hình thức đến các hộ kinh doanh về các lợi ích khi chuyển đổi thành loại hình
doanh nghiệp.
3. Chỉ tiêu cụ thể số hộ kinh
doanh hỗ trợ chuyển đổi phân bố cho các huyện và thành phố
STT
|
Địa
bàn
|
Tổng
số hộ kinh doanh
|
Số hộ
kinh doanh hỗ trợ chuyển đổi
|
Tổng
số hộ kinh doanh hỗ trợ chuyển đổi
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
1
|
Thành phố Đà Lạt
|
6.346
|
50
|
50
|
100
|
2
|
Thành phố Bảo Lộc
|
4.256
|
30
|
30
|
60
|
3
|
Huyện Đức Trọng
|
8.115
|
30
|
30
|
60
|
4
|
Huyện Đơn Dương
|
2.617
|
20
|
28
|
48
|
5
|
Huyện Lạc Dương
|
867
|
15
|
20
|
35
|
6
|
Huyện Lâm Hà
|
2.658
|
25
|
26
|
51
|
7
|
Huyện Di Linh
|
458
|
20
|
22
|
42
|
8
|
Huyện Bảo Lâm
|
3.630
|
20
|
20
|
40
|
9
|
Huyện Đạ Huoai
|
1.137
|
10
|
10
|
20
|
10
|
Huyện Đạ Tẻh
|
1.161
|
25
|
27
|
52
|
11
|
Huyện Cát Tiên
|
1.682
|
7
|
8
|
15
|
12
|
Huyện Đam Rông
|
1.880
|
10
|
11
|
21
|
|
Tổng
|
34.807
|
262
|
282
|
544
|
4. Đối tượng hỗ trợ chuyển đổi
a) Hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động
theo quy định của pháp luật, có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất
từ 01 năm trở lên và đảm bảo một trong các tiêu chí sau :
- Hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm
từ 1 tỷ đồng trở lên ;
- Hộ kinh doanh có vốn đăng ký từ 1 tỷ
đồng trở lên ;
- Hộ kinh doanh có sử dụng từ 05 lao
động trở lên;
- Hộ kinh doanh có từ 02 địa điểm
kinh doanh trở lên.
b) Doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh
doanh đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV
năm 2017.
II. NỘI DUNG
1. Các chính sách hỗ trợ DNNVV
chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Các hộ kinh doanh cá thể khi chuyển đổi
thành doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách sau:
- Được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về
hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;
- Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và
phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp
phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ
phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp lần đầu.
- Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các
thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời
hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Ưu tiên được vay vốn tại Quỹ bảo
lãnh tín dụng cho DNNVV của tỉnh.
- DNNVV được chuyển đổi từ hộ kinh
doanh cá thể ngoài các chính sách được hỗ trợ chuyển đổi tại Kế hoạch này còn
được hỗ trợ các nội dung khác theo quy định của Luật và Nghị định có liên quan.
- DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế
thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
- Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kể
từ thời điểm DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
2. Giải pháp tổ chức tuyên truyền,
vận động
a) Nội dung
- Phổ biến, tuyên truyền các chính
sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp của Nhà nước và Kế hoạch này đến cộng đồng
doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân; đặc biệt là các chính sách hỗ trợ
DNNVV được chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
- Quán triệt, phổ biến đến cán bộ,
công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về nội
dung của Kế hoạch để triển khai thực hiện trong đó nêu cao vai trò người đứng đầu
các cấp.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo sức hút trong việc chuyển đổi mô hình
kinh doanh cụ thể:
+ Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ
đề ra trong Kế hoạch số 3629/KH-UBND ngày 14/6/2018 của UBND tỉnh triển khai
Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017 định hướng đến năm 2020; Chương trình
hành động 3671/CTr-UBND ngày 29/6/2016 về việc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP
ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Kế hoạch số 5713/KH-UBND ngày 07/9/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện Luật
Hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và những văn bản khác có liên quan.
+ Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Sở Kế
hoạch và Đầu tư tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, thực hiện hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
+ Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại
và du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tổ chức thu
thập ý kiến phản biện chính sách, những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ
tục hành chính của doanh nghiệp để phản ánh với cơ quan có thẩm quyền xem xét,
giải quyết, tháo gỡ kịp thời.
b) Hình thức
- Cập nhật website của các sở, ngành
về những quy định và chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi sang hoạt
động loại hình doanh nghiệp.
- Dán thông báo tuyên truyền tại bộ
phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của tất cả các đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng
ký hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
- Tuyên truyền thông qua kênh truyền
hình, phát thanh của tỉnh liên tục trong 06 tháng khi kế hoạch được ban hành.
- Các địa phương tuyên truyền, vận động
qua hệ thống loa phóng thanh, qua các cuộc họp tại khu phố, qua hoạt động của Mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội.
- Gửi thông tin qua email, các mạng
xã hội như zalo, viber...
c) Cơ quan chủ trì thực hiện
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng,
các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền
về chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp theo Kế hoạch này và các quy định
của Nhà nước.
- UBND các huyện, thành phố tổ chức
tuyên truyền cho tất cả các hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn về chính
sách hỗ trợ hộ kinh doanh khi chuyển đổi hoạt động sang loại hình doanh nghiệp.
d) Cơ quan, đơn vị phối hợp
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện,
thành phố tổ chức quán triệt, phổ biến tới cán bộ, công chức, viên chức về nội
dung Kế hoạch; xác định nhiệm vụ và tổ chức thực hiện ngay.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tư vấn, hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục
thành lập doanh nghiệp; miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí đăng công bố
thông tin doanh nghiệp lần đầu khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký chuyển
đổi.
- Tập huấn, trao đổi, cung cấp biểu mẫu
cho UBND các huyện, thành phố về trình tự, thủ tục, nghiệp vụ đăng ký doanh
nghiệp, hướng dẫn hồ sơ trong quá trình soạn thảo bằng nhiều hình thức phù hợp phát
huy tối đa lợi thế và hiệu quả của công nghệ và hạ tầng công nghệ thông tin.
- Chuyển hồ sơ và hướng dẫn doanh
nghiệp đến các sở, ngành để lập thủ tục cấp sửa đổi bổ sung giấy phép đối với
ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Cục Thuế tỉnh chủ trì thực hiện
các nhiệm vụ sau:
- Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các
thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán, miễn lệ phí môn bài trong thời hạn
03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu đối với
DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
- Chủ trì triển khai đầy đủ các chính
sách, các quy định miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định
của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Chủ trì triển khai đầy đủ các quy định
miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Chỉ đạo các Chi cục thuế tăng cường
quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn các huyện, thành phố; căn cứ
vào quy mô kinh doanh (doanh thu, số lượng lao động, có nhiều địa điểm kinh
doanh) của hộ kinh doanh từ đó sàng lọc, lựa chọn danh sách hộ kinh doanh thuộc
đối tượng hỗ trợ chuyển đổi gửi danh sách cho Phòng Tài chính - Kế hoạch các
huyện, thành phố.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành
phố tuyên truyền, khuyến khích các hộ kinh doanh có doanh thu và nộp thuế lớn
đăng ký chuyển đổi và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
- Chủ động cung cấp đường dây hỗ trợ
và hỗ trợ kịp thời các thông tin pháp lý, giải đáp liên quan đến chính sách, thủ
tục về thuế ban đầu, các dịch vụ hỗ trợ liên quan cho doanh nghiệp chuyển đổi tại
Cục thuế và các Chi cục thuế trực thuộc.
3. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV
thực hiện nhiệm vụ sau:
Rà soát đối chiếu hồ sơ được vay vốn
của các DNNVV, trong đó ưu tiên DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể được
vay vốn tại Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV nếu đáp ứng đủ các tiêu chí và quy
định trong quy chế hoạt động của Quỹ.
4. UBND các huyện, thành phố thực
hiện nhiệm vụ sau:
- Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến
khích các cá nhân, hộ gia đình đăng ký chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình
doanh nghiệp.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội thường xuyên rà soát tình hình sử dụng lao động của các Hộ kinh
doanh trên địa bàn để yêu cầu các Hộ kinh doanh chuyển đổi hoạt động theo loại
hình doanh nghiệp khi có sử dụng từ 10 lao động trở lên, đồng thời vận động các
hộ kinh doanh sử dụng từ 05 lao động trở lên chuyển đổi thành doanh nghiệp.
- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch
các huyện, thành phố giải quyết các thủ tục chấm dứt hoạt động của Hộ kinh
doanh trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc; vận động, hướng dẫn các hộ kinh
doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp khi hộ kinh doanh liên hệ lập thủ tục điều
chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu đáp ứng một trong những
tiêu chí quy định tại Khoản 4 Mục I Kế hoạch này.
- Hỗ trợ các thủ tục thành lập doanh
nghiệp cho hộ kinh doanh trong đó bao gồm hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, tập
hợp các hồ sơ, hướng dẫn chủ hộ kinh doanh liên hệ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả của Trung tâm dịch vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp hồ sơ qua đường
bưu điện.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn cấp
huyện phối hợp các sở, ngành hỗ trợ xem xét miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp
phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định.
5. Các sở, ban, ngành:
- Các sở, ban, ngành tăng cường phối
hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện công tác theo dõi, hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi đối với những doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh hoạt động
trong lĩnh vực thuộc sở, ban ngành quản lý.
- Các sở, ban, ngành, xem xét miễn
phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện theo quy định cho các DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
- Phối hợp thực hiện hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sau khi chuyển đổi từ hộ kinh
doanh.
- Phân công cán bộ, công chức hướng dẫn
và hỗ trợ thực hiện các thủ tục cần thiết để doanh nghiệp đi vào hoạt động sớm
nhất.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này theo phạm
vi, chức năng, nhiệm vụ được giao; định kỳ hàng năm đánh giá tình hình thực hiện,
kiến nghị, đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10/12 để tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ
hàng năm báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/12.
3. Căn cứ
vào dự toán chi thường xuyên thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh
bố trí kinh phí để triển khai các chính sách miễn giảm, hỗ trợ theo quy định của
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Luật Ngân sách nhà nước.
4. Trong
quá trình triển khai thực hiện, nếu cần thiết bổ sung, sửa đổi, các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ động phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đề
xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ
(báo cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Văn phòng Chính phủ;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- LĐ VP;
- Lưu: VT, TH3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Yên
|