ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2284/KH-UBND
|
Lâm Đồng, ngày
14 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Triển khai Quyết định số 1322/QĐ-TTg
ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia hỗ trợ
doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn
2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
a) Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là năng suất chất lượng)
trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản
lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp
của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh
áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để đảm bảo yêu cầu xuất
khẩu hàng hóa, nâng cao chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa; nâng
cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
c) Phát triển và nâng cao năng lực đổi
mới sáng tạo thích ứng với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
d) Góp phần đạt mục tiêu đóng góp của
khoa học và công nghệ thông qua chỉ số TFP, đóng góp khoảng
45% vào tăng trưởng kinh tế. Đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân
trên 7%/năm.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thực hiện 10 phóng sự về Chương
trình và các mô hình điểm, các bài thông tin tuyên truyền về nội dung, kết quả
của Chương trình trên các phương tiện thông tin truyền thông.
b) Tổ chức 25 lớp tập huấn, 03 hội
nghị về năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp, cán bộ, công chức tại các địa
phương, sở, ngành.
c) Hỗ trợ 10 mô hình nâng cao năng suất
tổng thể, gồm: Áp dụng 01 hệ thống quản lý, 01 công cụ nâng cao năng suất, 01 hệ
thống truy xuất nguồn gốc, xây dựng 01 tiêu chuẩn cơ sở.
d) 45 lượt doanh nghiệp áp dụng các hệ
thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực; ISO, USDA, Halal,
UTZ, Global Gap, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, trong đó ưu tiên các sản
phẩm đã xây dựng nhãn hiệu.
đ) 25 lượt đơn vị áp dụng các công cụ
cải tiến năng suất chất lượng: 5S, Lean, MFCA, KPIs, Layout.
e) Hỗ trợ xây dựng 10 tiêu chuẩn cơ sở
đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận 10 sản phẩm hợp quy
và 05 sản phẩm hợp chuẩn.
g) Hướng dẫn, hỗ trợ 08 doanh nghiệp
đạt giải thưởng chất lượng. Trong đó có 70% doanh nghiệp được hỗ trợ các nội dung
mới, 30% doanh nghiệp bổ sung các nội dung hỗ trợ mới (không trùng với nội dung
hỗ trợ của ngành khác).
II. ĐỐI TƯỢNG
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (gọi chung là doanh nghiệp) sản xuất, kinh doanh sản
phẩm, hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ: Khảo sát, lựa chọn doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh tham gia
Chương trình; đánh giá hiện trạng năng suất chất lượng và nhu cầu hỗ trợ các giải
pháp nâng cao năng suất chất lượng phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp; tổ chức
thực hiện các nội dung hỗ trợ.
2. Giải pháp
a) Xây dựng và thực hiện các cơ chế,
chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng:
- Nghiên cứu, quán triệt, triển khai
thực hiện một cách sáng tạo các cơ chế, chính sách về nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, hàng hóa của Trung ương trong điều kiện thực tế của tỉnh.
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế,
chính sách của tỉnh, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
thúc đẩy, nâng cao năng suất của tỉnh và doanh nghiệp trong quá trình tái cấu
trúc nền kinh tế; các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất,
chất lượng.
- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các
giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng.
b) Thông tin, truyền thông về năng suất
chất lượng:
- Tổ chức, triển khai các hình thức
thông tin truyền thông để phổ biến kiến thức về năng suất, cải tiến năng suất,
các kinh nghiệm điển hình cải tiến năng suất trong tỉnh.
- Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng
các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ
hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp.
- Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá
nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Khuyến
khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của giải thưởng chất lượng quốc
gia.
c) Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý,
mô hình, công cụ nâng cao năng suất trong doanh nghiệp:
- Gắn chương trình hỗ trợ nâng cao
năng suất chất lượng với các đề án, nhiệm vụ của các chương trình khoa học,
công nghệ như: Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đến
năm 2025; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học công nghệ; Đề án quy hoạch
mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Kế hoạch số 6736/KH-UBND ngày
16/10/2019 của UBND tỉnh thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống
truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 5472/KH-UBND ngày 24/6/2020
của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị
về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;... góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh khi đưa vào áp dụng tại doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng,
công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.
- Xây dựng mô hình nâng cao năng suất
tổng thể: Doanh nghiệp áp dụng và chứng nhận hệ thống quản
lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng
hóa và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.
- Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng và
chứng nhận các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản,
đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc
thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố.
- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng và chứng
nhận thực hành nông nghiệp tốt, thực hành nông nghiệp sản xuất hữu cơ, năng suất
xanh, ...; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa,
hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ
cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng
nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật.
d) Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động
nâng cao năng suất chất lượng: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về các giải
pháp nâng cao năng suất, chuyển đổi số, sản xuất thông minh, ... cho cán bộ,
công chức các sở, ngành, lãnh đạo, quản lý và người lao động của doanh nghiệp,
góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
đ) Tăng cường năng lực hoạt động tiêu
chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Nghiên cứu,
đề xuất xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương phục vụ trực tiếp hoạt động nâng
cao năng suất chất lượng, thiết lập nền tảng tiêu chuẩn hóa cho sản xuất thông
minh, dịch vụ thông minh.
e) Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc
tế về năng suất chất lượng: Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của
các cơ quan Trung ương, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh
hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng của tỉnh. Tích cực tham gia chương
trình, dự án năng suất chất lượng của Trung ương và quốc tế. Tổ chức tham quan,
trao đổi về kinh nghiệm, kỹ thuật gia tăng năng suất, so sánh năng suất với các
tỉnh, thành phố trong nước.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện: 17.825 triệu
đồng (Mười bảy tỷ tám trăm hai mươi lăm triệu đồng). Trong đó:
a) Dự kiến ngân sách nhà nước (Nguồn
kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm): 6.665 triệu đồng, để chi hoạt
động nghiệp vụ, hỗ trợ đào tạo về năng suất chất lượng cho các sở, ngành và
doanh nghiệp; thông tin tuyên truyền; phổ biến, vận động thực hiện phong trào
năng suất chất lượng; hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải
tiến năng suất chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy,
xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ doanh nghiệp đạt giải
thưởng chất lượng.
b) Dự kiến nguồn đối ứng của doanh
nghiệp: 11.160 triệu đồng, để đối ứng áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý,
áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở tại doanh
nghiệp.
(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
2. Quản lý, sử dụng kinh phí: Sở Khoa
học và Công nghệ quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ
các nhiệm vụ thuộc Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua
các mô hình, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng,
chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, xây
dựng tiêu chuẩn cơ sở, truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ doanh
nghiệp tham gia và đạt giải thưởng chất lượng: Kinh phí này được cấp trực tiếp
cho các doanh nghiệp khi đã thực hiện và có chứng từ về việc áp dụng các hệ thống
quản lý, công cụ nâng cao năng suất, chứng nhận hợp chuẩn,
hợp quy, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, xây dựng
tiêu chuẩn cơ sở và tham gia giải thưởng chất lượng.
b) Nội dung hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ,
gồm:
- Tuyên truyền, in tờ rơi, thực hiện
phóng sự, phổ biến, quảng bá, vận động xây dựng phong trào năng suất chất lượng.
- Tổ chức các lớp tập huấn về năng suất
chất lượng cho cán bộ của các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về năng suất
chất lượng, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh.
- Khảo sát, lựa chọn đơn vị đủ điều
kiện tham gia chương trình.
- Thẩm định của tổ chuyên gia.
- Họp hội đồng tuyển chọn, giao trực
tiếp doanh nghiệp thực hiện dự án.
- Hoạt động của Ban Điều hành.
- Kiểm tra và nghiệm thu các dự án
tham gia Chương trình.
- Tổ chức các hội nghị triển khai,
đánh giá, sơ kết, tổng kết.
- Đánh giá hiện trạng năng suất chất
lượng của doanh nghiệp.
- Các chi phí trực tiếp khác liên
quan đến hoạt động của Chương trình.
Kinh phí này được cấp cho Sở Khoa học
và Công nghệ. Mức chi căn cứ theo thực tế, hóa đơn chứng từ nhưng không quá mức
quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
4. Định mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý và
công cụ cải tiến năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc: Thanh toán theo chứng
từ, hóa đơn thực tế nhưng tối đa không vượt quá mức chi sau:
- Xây dựng mô hình nâng cao năng suất
tổng thể: Áp dụng 01 hệ thống quản lý, 01 công cụ cải tiến năng suất chất lượng,
truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở với mức hỗ trợ
như bên dưới.
- 40.000.000 đồng hỗ trợ áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và áp dụng các công cụ cải tiến
năng suất chất lượng như 5S, nhóm kiểm soát chất lượng (QCC), 7 công cụ thống
kê, Kaizen, duy trì vệ sinh tốt (GHK), quản lý chất lượng toàn diện (TQM), sản
xuất tinh gọn, 6 sigma, quản lý chi phí dòng nhiên liệu (MFCA), bố trí mặt bằng
(Layout), các công cụ đo lường năng suất và tương đương.
- 60.000.000 đồng hỗ trợ áp dụng hệ
thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực, nước ngoài, hiệp hội
như ISO 22000, FSSC 22000, HACCP, BRC, ISO 14001, OHSAS
18001, ISO 50001, ISO 56000, tiêu chuẩn hữu cơ, 4C,
Rainforest, UTZ, Fairtrade, tiêu chuẩn Halal, truy xuất nguồn gốc và tương
đương.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chứng
nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy, xây dựng tiêu chuẩn cơ
sở tính theo số sản phẩm:
- Sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật:
20.000.000 đồng.
- Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc
gia: 10.000.000 đồng.
- 1.000.000 đồng/sản phẩm thử nghiệm
mẫu và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.
c) Hỗ trợ doanh nghiệp đạt giải thưởng
chất lượng quốc gia, khu vực và quốc tế (01 lần đạt giải):
- Giải thưởng chất lượng khu vực và
quốc tế: 30.000.000 đồng.
- Giải vàng chất lượng quốc gia:
25.000.000 đồng.
- Giải thưởng chất lượng quốc gia:
22.000.000 đồng.
5. Áp dụng cơ chế chính sách thúc đẩy
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Thực hiện theo Nghị định số
39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Là cơ quan đầu mối thực hiện
chương trình, phối hợp với các sở, ban, ngành cơ quan, đơn vị, địa phương liên
quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình; tham mưu UBND tỉnh kiện
toàn Ban Điều hành Chương trình.
b) Ký hợp đồng nguyên tắc với các
doanh nghiệp tham gia Chương trình, phối hợp Ban Điều hành Chương trình tổ chức
thực hiện nhiệm vụ của Chương trình.
Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm
tra đánh giá tình hình thực hiện Chương trình tại các doanh nghiệp.
c) Hàng năm, lập dự toán kinh phí thực
hiện Chương trình, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền xem
xét, phê duyệt.
d) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng tổ chức tuyên truyền về
Chương trình.
đ) Tổ chức đào tạo kiến thức về năng
suất chất lượng cho cán bộ các sở ngành, địa phương và doanh nghiệp.
e) Hàng năm, tổng hợp tình hình thực
hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Tài chính: Thẩm định, trình cơ
quan có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của chương
trình theo quy định của pháp luật về ngân sách.
3. Các sở, ban, ngành liên quan; Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng; Liên minh hợp tác xã; các hiệp hội
và UBND các huyện, thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển
khai các nội dung liên quan trong kế hoạch, đồng thời phối hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ thông tin, tuyên truyền về nội dung và chính sách hỗ trợ của
Chương trình; cung cấp thông tin về nhu cầu hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp
trong lĩnh vực quản lý để cơ quan chủ trì xem xét, giải quyết.
4. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng của
Chương trình
- Lập đề cương, dự toán triển khai thực
hiện Chương trình của doanh nghiệp theo hướng dẫn và trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt; cam kết thực hiện đúng các nội dung của Chương trình.
- Lồng ghép các hoạt động liên quan đến
nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong doanh nghiệp để thực hiện
Chương trình.
- Bảo đảm nguồn lực (kinh phí và nhân
lực) đã cam kết, phối hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực
hiện Chương trình có hiệu quả.
- Chuẩn bị điều kiện cần thiết phục vụ
việc giám sát, kiểm tra về tình hình thực hiện Chương trình. Báo cáo kết quả thực
hiện Chương trình theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công
nghệ;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX1.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
DỰ
TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG”
GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế
hoạch số 2284/KH-UBND ngày 14/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Đơn vị tính: Triệu
đồng
Stt
|
Nội
dung
|
Phân
kỳ giai đoạn 2021-2025
|
Nguồn
vốn sự nghiệp KHCN
|
Nguồn
đối ứng của doanh nghiệp
|
Năm 2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
NSNN
|
DN
|
NSNN
|
DN
|
NSNN
|
DN
|
NSNN
|
DN
|
NSNN
|
DN
|
Tổng cộng
|
1.332
|
2.232
|
1.327
|
2.232
|
1.347
|
2.232
|
1.332
|
2.232
|
1.325
|
2.232
|
6.665
|
11.160
|
1
|
Hỗ trợ nâng cao năng suất và chất
lượng
|
1.096
|
2.232
|
1.121
|
2.232
|
1.121
|
2.232
|
1.126
|
2.232
|
1.099
|
2.232
|
5.563
|
11.160
|
1.1
|
Mô hình năng suất tổng thể
(161.000.000đ x 02 mô hình/năm)
|
322
|
644
|
322
|
644
|
322
|
644
|
322
|
644
|
322
|
644
|
1.610
|
3.220
|
1.2
|
Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất
lượng như 5S, nhóm kiểm soát chất lượng (QCC), 7 công cụ
thống kê, Kaizen, duy trì vệ sinh tốt (GHK), quản lý chất lượng toàn diện (TQM), sản xuất tinh gọn, 6 sigma, quản lý chi phí dòng nhiên liệu
(MFCA), bố trí mặt bằng (Layout), các công cụ đo lường năng suất và tương
đương (40 triệu đồng x 07 dự án/năm)
|
280
|
560
|
280
|
560
|
280
|
560
|
280
|
560
|
280
|
560
|
1.400
|
2.800
|
1.3
|
Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý
theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực, nước ngoài, hiệp hội như ISO
22000, FSSC 22000, HACCP, BRC, ISO 14001, OHSAS 18001, ISO 50001, ISO 56000,
tiêu chuẩn hữu cơ, 4C, Rainforest, UTZ, Fairtrade, tiêu chuẩn Halal, truy xuất
nguồn gốc...và tương đương (60 triệu đồng x 07 dự
án/năm)
|
420
|
920
|
420
|
920
|
420
|
920
|
420
|
920
|
420
|
920
|
2.100
|
4.600
|
1.4
|
Hỗ trợ chứng nhận hợp chuẩn (10 triệu
đồng x 01 sản phẩm/năm)
|
10
|
20
|
10
|
20
|
10
|
20
|
10
|
20
|
10
|
20
|
50
|
100
|
1.5
|
Hỗ trợ chứng nhận hợp quy (20 triệu đồng x 02 sản phẩm/năm)
|
40
|
80
|
40
|
80
|
40
|
80
|
40
|
80
|
40
|
80
|
200
|
400
|
1.6
|
Hỗ trợ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn
cơ sở (01 triệu đồng x 02 doanh nghiệp/năm)
|
2
|
8
|
2
|
8
|
2
|
8
|
2
|
8
|
2
|
8
|
10
|
40
|
1.7
|
Hỗ trợ doanh nghiệp đạt Giải thưởng
chất lượng
|
22
|
|
47
|
|
47
|
|
52
|
|
25
|
|
193
|
|
2
|
Chi phục vụ công tác quản lý
|
236
|
|
206
|
|
226
|
|
206
|
|
226
|
|
1.102
|
|
2.1
|
Thực hiện phóng sự (02 phóng sự/năm)
|
30
|
|
30
|
|
30
|
|
30
|
|
30
|
|
150
|
|
2.2
|
In tờ rơi giới thiệu dự án
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
|
2.3
|
Tập huấn về năng suất chất lượng
(05 lớp/năm)
|
75
|
|
75
|
|
75
|
|
75
|
|
75
|
|
375
|
|
2.4
|
Khảo sát, lựa chọn đơn vị đủ điều
kiện tham gia (40 doanh nghiệp/năm)
|
15
|
|
15
|
|
15
|
|
15
|
|
15
|
|
75
|
|
2.5
|
Chi thẩm định (04 đợt/ năm)
|
7
|
|
7
|
|
7
|
|
7
|
|
7
|
|
35
|
|
2.6
|
Chi họp hội đồng tuyển chọn, giao
trực tiếp doanh nghiệp thực hiện dự án (04 đợt/ năm)
|
21
|
|
21
|
|
21
|
|
21
|
|
21
|
|
105
|
|
2.7
|
Hoạt động của Ban Điều hành
|
23,4
|
|
23,4
|
|
23,4
|
|
23,4
|
|
23,4
|
|
117
|
|
2.8
|
Kiểm tra, nghiệm thu dự án (16 dự
án/năm)
|
20
|
|
20
|
|
20
|
|
20
|
|
20
|
|
100
|
|
2.9
|
Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết
(03 hội nghị/05 năm)
|
20
|
|
|
|
20
|
|
|
|
20
|
|
60
|
|
2.10
|
Đánh giá hiện trạng năng suất chất
lượng của doanh nghiệp (200 doanh nghiệp)
|
15
|
|
15
|
|
15
|
|
15
|
|
15
|
|
75
|
|