ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 190/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUẨN HÓA DỮ LIỆU, SỐ HÓA TÀI LIỆU HỒ SƠ ĐĂNG
KÝ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện: Luật Doanh nghiệp năm 2014,
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp;
các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 419/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 phê duyệt
Đề án Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, số
714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên
triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT
ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
Quyết định số 1852/QĐ-BKHĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc triển khai chuẩn hóa dữ liệu; số hóa tài liệu hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp, Văn bản số 2430/BKHĐT-ĐKKD ngày 16/4/2013 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc triển khai công tác chuẩn hóa dữ liệu, số hóa tài liệu hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp, Văn bản số 1060/BKHĐT-ĐKKD ngày 26/02/2015 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc chuyển đổi dữ liệu doanh nghiệp FDI vào Cơ sở dữ liệu quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện công tác chuẩn hóa dữ liệu, số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Góp phần xây dựng và hoàn thiện Cổng thông
tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính
phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Thực hiện chuyển đổi toàn bộ dữ liệu của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp và thực hiện công tác chuyển đổi dữ liệu
của doanh nghiệp một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.
2. Yêu cầu:
- Xác định cụ thể nội dung công việc,
thời gian, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm các cơ quan, tổ chức liên quan trong
việc tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn hóa, số hóa theo Luật Doanh
nghiệp năm 2014 và Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về
đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
- Các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch theo
đúng thời gian đã đề ra, đảm bảo chất lượng, trọng tâm, thiết thực và hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nội dung công tác chuẩn hóa
dữ liệu:
- Đính chính hoặc bổ sung, cập nhật các
thông tin còn sai lệch hoặc còn thiếu về doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp.
- Đồng bộ dữ liệu về doanh nghiệp bao
gồm dữ liệu đăng ký kinh doanh và dữ liệu đăng ký thuê trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đảm bảo tính đầy đủ và chính xác.
- Hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp, tạo tiền đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
đăng ký doanh nghiệp; là căn cứ hoạch định và xây dựng các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nội dung công tác số hóa
dữ liệu:
- Số hóa toàn bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
tại Phòng Đăng ký kinh doanh và tải tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp phục vụ công tác lưu trữ, tra cứu và cung cấp thông tin đăng ký
doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức.
- Hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp, tạo tiền đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
đăng ký doanh nghiệp; là căn cứ hoạch định và xây dựng các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội.
3. Chuyển đổi, nhập dữ liệu
và số hóa tài liệu doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy
chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài):
Thực hiện chuyển đổi toàn bộ dữ liệu của
các doanh nghiệp FDI đang được lưu giữ và quản lý tại các cơ quan: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Ban Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất thành phố Hà Nội, Ban Quản
lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - Bộ Khoa học và Công nghệ vào Cơ sở dữ liệu Quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp cho các doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp.
Chi tiết
nội dung thực hiện tại Phụ lục kèm theo.
4. Thời gian thực hiện:
Trên cơ sở nguồn kinh phí Thành phố bố
trí, dự kiến thời gian thực hiện như sau:
- Năm 2015: Thực hiện mua sắm thiết bị
phục vụ số hóa; Thực hiện chuẩn hóa/số hóa một phần hồ sơ doanh nghiệp FDI; số
hóa một phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã cấp (hồ sơ đăng ký năm 2015 và hồ sơ
đăng ký thành lập mới năm 2014).
- Năm 2016: thực hiện chuẩn hóa/số hóa
hồ sơ doanh nghiệp được thành lập từ 2014 trở về trước và doanh nghiệp đăng ký
năm 2016; thực hiện chuẩn hóa/số hóa số hồ sơ doanh nghiệp
FDI còn lại.
- Các năm tiếp theo: thực hiện chuẩn hóa/số
hóa hồ sơ doanh nghiệp được thành lập hàng năm; thực hiện chuẩn hóa/số hóa hồ
sơ doanh nghiệp được thành lập từ 2014 trở về trước (nếu còn).
5. Nguồn kinh phí thực hiện:
- Nguồn kinh phí thực hiện được sử dụng
từ: Nguồn vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ chi thường xuyên ngoài định mức cho Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan chủ trì)
phối hợp Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện; chịu trách nhiệm
quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện
chương trình theo quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện Kế hoạch này, có nhiệm vụ:
- Tiếp tục thực hiện hoạt động của Tổ
công tác liên ngành thực hiện Kế hoạch triển khai công tác chuẩn hóa, số hóa tài
liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định
số 2182/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 của UBND thành phố Hà Nội.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện
triển khai chuẩn hóa dữ liệu và số hóa tài liệu hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực
hiện chương trình công tác theo quy định pháp luật và Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành,
UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác
rà soát, chuẩn hóa dữ liệu, số hóa
tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Duy trì thường xuyên công tác chuẩn
hóa dữ liệu, số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Chính
phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cục Thuế thành phố Hà Nội:
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát,
xác định tình trạng đăng ký thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Kiểm tra, rà soát tình trạng hoạt động của doanh nghiệp
về: Doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh không hoạt
động, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp đã
đóng mã số thuế nhưng chưa làm thủ tục giải thể..., tổng hợp kết quả làm cơ sở để chuẩn hóa dữ liệu quản lý doanh nghiệp giữa cơ quan
thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn nghiệp
vụ và Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã triển khai rà soát thông tin đăng ký
doanh nghiệp; kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp chấp hành
và thực hiện tốt yêu cầu kê khai, rà
soát theo quy định và hướng dẫn.
3. Sở Tài chính:
- Hướng dẫn, bố trí kinh phí thực hiện
công tác rà soát, chuẩn hóa dữ liệu, số hóa tài liệu đăng ký doanh nghiệp theo
đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định pháp luật.
4. Sở Thông tin và Truyền thông,
Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội:
- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến mục
đích, yêu cầu, nội dung Kế hoạch triển khai công tác rà soát, chuẩn hóa dữ liệu,
số hóa tài liệu đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hà Nội, công bố danh sách doanh
nghiệp theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
5. UBND các quận, huyện, thị
xã:
- Chỉ đạo các Phòng, ban chuyên môn, UBND
cấp xã, phường, thị trấn kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp đóng trên địa bàn
chấp hành và thực hiện tốt việc kê
khai, rà soát thông tin doanh nghiệp; trong đó, chú trọng kiểm tra tình trạng
hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn.
Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 230/KH-UBND
của UBND Thành phố ngày 31/12/2014 về
việc triển khai thực hiện công tác chuẩn hóa, số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị
xã và các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện và báo cáo thường xuyên, kịp thời
theo quy định; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất UBND
Thành phố giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Ngọc Tuấn
- Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh - Bộ KHĐT;
- BQL Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - Bộ KHCN;
- Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Cục Thuế thành phố Hà Nội;
- Các Sở, ban, ngành thuộc Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội;
- Báo: Hà Nội Mới, Kinh tế Đô thị;
- CVP, PCVPN.N.Kỳ, CT, KT, TH;
- Lưu: VT, CTh
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|
NỘI DUNG THỰC HIỆN
CHUẨN HÓA DỮ LIỆU - SỐ HÓA HỒ SƠ
(Kèm theo Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày
29/10/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Chuẩn hóa dữ liệu
1.1. Chuẩn hóa dữ liệu từ
năm 2013 trở về trước (bao gồm cả hồ sơ doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp FDI)
- Đối với doanh nghiệp trong nước: thực hiện theo danh
sách do Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát đầu
năm 2013 với 4 nhóm đối tượng cần phải thực hiện chuẩn hóa dữ liệu.
- Đối với doanh nghiệp FDI: thực hiện chuẩn hóa khoảng
4.000 hồ sơ doanh nghiệp FDI đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đối với hai nhóm doanh nghiệp trên, việc
chuẩn hóa dữ liệu thực hiện theo quy trình sau:
a. Tiến hành rà soát,
xác định danh sách doanh nghiệp theo các tiêu chí phân loại đối tượng tại danh sách do Cục Quản lý Đăng
ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát đầu năm 2013:
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa
hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế (tình trạng thuế 03): khoảng 22321 doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp chưa cập nhật, hiệu đính
thông tin kể từ ngày chuyển đổi dữ liệu phần mềm ĐKKD cũ lên Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia: khoảng 55.122 doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp còn thiếu thông tin đăng
ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia: khoảng 26.462 doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp bị trống mã số thuế trên
Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia”: khoảng 30.824 doanh
nghiệp.
- Danh sách doanh nghiệp FDI đã được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa có trên Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia: khoảng 4.000 doanh nghiệp.
b. Gửi thông báo đến
địa chỉ các doanh nghiệp có dữ liệu sai lệch, thiếu, vi phạm... để yêu cầu rà soát, cập nhật thông tin chính xác về doanh nghiệp
theo mẫu quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
c. Theo dõi, cập nhật
tình hình triển khai gồm: Doanh nghiệp đã gửi thông
báo, doanh nghiệp đã nhận được thông báo/chưa nhận được thông báo; doanh nghiệp
đã phản hồi/doanh nghiệp không có phản hồi; Dữ liệu doanh
nghiệp đã được điều chỉnh; cảnh báo; vi phạm vào mục “Trạng thái xử lý” tại
Phần mềm chuẩn hóa dữ liệu của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh.
d. Thực hiện bổ
sung, cập nhật, đính chính thông tin đăng ký
của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin ĐKDN quốc
gia như: Mã số doanh nghiệp; tình trạng hoạt động;
số điện thoại, fax, email, website; thông tin Người đại diện pháp luật; ngành
nghề kinh doanh chính; thông tin về đăng ký thuê (địa chỉ nhận thông báo thuế,
ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, số lao động, các loại thuế phải nộp...); kết nối, hiệu chỉnh thông tin các đơn vị trực thuộc của
doanh nghiệp...
e. Xử lý các trường hợp vi phạm:
- Lập danh sách các doanh nghiệp vi phạm
sau khi kết thúc thời hạn báo cáo.
- Công bố danh sách các doanh nghiệp vi
phạm lên phương tiện thông tin đại chúng và Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp
quốc gia.
- Thông báo yêu cầu doanh nghiệp báo cáo
về tình hình ĐKKD (theo Điều 163 Luật Doanh nghiệp); Quyết định thu hồi ĐKKD
đối với doanh nghiệp không có báo cáo sau 03 tháng theo Điều 165 Luật Doanh
nghiệp.
- Xử lý các doanh nghiệp bị “Cảnh báo”/“Vi
phạm” cập nhật tại Phần mềm chuẩn hóa dữ liệu trên Hệ
thống thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
- Phối hợp các cơ quan chức năng, UBND
các địa phương thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN theo quy định của
Luật Doanh nghiệp và quy trình thu hồi trên Hệ thống thông tin ĐKDN Quốc gia.
f. Công bố
danh sách doanh nghiệp đã thực hiện thu hồi Giấy
chứng nhận ĐKKD/ĐKDN lên phương tiện thông tin đại
chúng và Cổng thông tin ĐKDN Quốc gia;
1.2. Chuẩn
hóa dữ liệu từ năm 2014
Từ năm 2016, thực hiện chuẩn hóa dữ liệu
cho khoảng 1.000 doanh nghiệp phát sinh hàng năm (phát
sinh tính từ năm 2014, sau thời điểm Cục Quản lý Đăng ký
kinh doanh gửi danh sách doanh nghiệp cần rà soát) theo
quy trình thực hiện như đối với quy trình chuẩn hóa dữ liệu các doanh nghiệp từ
năm 2013 trở về trước.
2. Số hóa hồ sơ tài liệu
2.1. Khối lượng hồ sơ cần số
hóa và thời gian thực hiện:
Tính đến hết năm 2014, Hà Nội có khoảng
173.000 hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, 346.000 hồ sơ thay đổi và khoảng 45.000 hồ sơ khác
(Chi nhánh, Văn phòng...), số lượng hồ sơ mới phát sinh khoảng 55.000 hồ sơ/1
năm.
9 tháng đầu năm 2015, Hà Nội cấp Giấy chứng nhận cho 14.129 hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, 25.540 hồ sơ thay đổi và khoảng
13.335 hồ sơ khác (Chi nhánh, Văn phòng...)
Năm 2015: Thực hiện số hóa hồ sơ doanh nghiệp năm 2015; hồ sơ thành lập mới năm 2014
và khoảng 1.000 hồ sơ doanh nghiệp FDI.
Năm 2016: Thực hiện số hóa hồ sơ doanh nghiệp năm 2016; khoảng 3.000 hồ sơ doanh
nghiệp FDI còn lại; số hóa hồ sơ doanh
nghiệp từ năm 2014 trở về trước.
Các năm tiếp theo: Thực hiện chuẩn hóa/số hóa hồ sơ doanh nghiệp được thành lập và phát sinh
hàng năm; chuẩn hóa/số hóa hồ sơ doanh nghiệp từ 2014 trở về trước (nếu còn).
2.2. Yêu cầu của công việc số hóa
Việc số hóa hồ sơ
doanh nghiệp phải đảm bảo phục vụ cả công tác chuyển đổi thông tin, theo đó cơ
quan đăng ký kinh doanh sẽ sử dụng dữ liệu đã được chuyển đổi để phục vụ công
tác nhập dữ liệu trên Hệ thống thông
tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính của lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.