ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 149/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 7 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 1393/QĐ-TTg
ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng
trưởng xanh; Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015-2020;
Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Quyết định số
622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch
hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030, UBND
thành phố Hà nội ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Thành phố đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa Kế hoạch hành động quốc
gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015-2020, Kế hoạch phát triển đô thị tăng
trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030, Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam
và cam kết của Việt Nam với quốc tế trong thực hiện cắt giảm phát thải khí nhà
kính thành các mục tiêu, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính; các chỉ tiêu,
giải pháp cụ thể thực hiện tăng trưởng xanh phù hợp với thành phố Hà Nội.
2. Yêu cầu
- Các đơn vị căn cứ vào các nội dung
kế hoạch hành động, chủ động triển khai các nhiệm vụ được phân công, đảm bảo chất
lượng, hiệu quả.
- Cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp,
các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn phát huy vai trò của tổ chức và cá
nhân trong thực hiện Kế hoạch, giám sát các bên liên quan thực hiện Kế hoạch
này.
II. MỤC TIÊU, CHỈ
TIÊU, CÁC GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1. Mục tiêu tổng
quát
Phát triển kinh tế nhanh, bền vững,
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, giảm phát thải khí nhà kính. Đến năm
2025, Hà Nội trở thành thành phố đi đầu trong xây dựng đô thị tăng trưởng xanh,
thực hiện thành công các chỉ tiêu tăng trưởng xanh của Thành phố và của Việt
Nam.
2. Các chỉ tiêu cụ
thể
2.1. Giảm phát thải khí nhà kính:
Thành phố Hà Nội sẽ thực hiện các biện
pháp giảm phát thải khí nhà kính với các mục tiêu đạt được cụ thể như sau:
Đến năm 2025: lượng phát thải khí nhà
kính giảm 12,14% so với mức phát thải năm 2025 khi không có các biện pháp giảm
phát thải khí nhà kính (khoảng 6,68 triệu tấn CO2).
Đến năm 2030: lượng phát thải khí nhà
kính giảm 18,71% so với mức phát thải năm 2030 khi không có các biện pháp giảm
phát thải khí nhà kính (khoảng 13,76 triệu tấn CO2).
Trong đó:
TT
|
Lĩnh vực
|
Mức giảm đến năm 2025 (triệu tấn CO2)
|
Mức giảm đến năm 2030 (triệu tấn CO2)
|
1
|
Quản lý đô thị
|
0,24
|
0,24
|
2
|
Công nghiệp
|
3,90
|
6,77
|
3
|
Dân dụng
|
0,65
|
1,12
|
4
|
Dịch vụ - các tòa nhà
|
0,03
|
0,53
|
5
|
Giao thông
|
0,10
|
0,19
|
6
|
Xây dựng
|
0,00
|
0,03
|
7
|
Nông - lâm nghiệp
|
1,76
|
4,88
|
|
Tổng
|
6,68
|
13,76
|
2.2. Xanh hóa sản xuất:
- Các sản phẩm được dán nhãn xanh/sinh thái: tỷ lệ
gia tăng các sản phẩm được dán nhãn xanh/sinh thái hàng năm: 15%/năm.
- Các tòa nhà xây mới đáp ứng tiêu chuẩn Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả”, mã
số QCVN 09:2017/BXD (văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, khu thương mại,
dịch vụ, chung cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp) năm 2025:
100%.
2.5. Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững:
- Trong xây dựng đô thị tăng trưởng xanh:
+ Diện tích cây xanh bình quân đầu người khu vực đô
thị năm 2025: 7,8-8,1m2/người; 2030: 13-15m2/người.
+ Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2025:
30-35%; năm 2030: 40-45%.
+ Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt tiêu
chuẩn quy chuẩn Việt Nam đến năm 2025: 100%.
+ Tỷ lệ phân loại chất thải rắn tại nguồn:
Đến năm 2025: 80% chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực
đô thị và 50% chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn được phân loại tại
nguồn.
Đến năm 2030: 100% chất thải rắn sinh hoạt tại khu
vực đô thị và 70% chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn được phân loại
tại nguồn.
+ Tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu vực
đô thị đến năm 2025: 45-50%; đến năm 2030: 60%.
- Trong tiêu dùng bền vững:
Mức độ giảm tiêu thụ bao bì khó phân hủy tại các
siêu thị, trung tâm thương mại và đến năm 2025: 70-75%; năm 2030: 85% và tại
các chợ đến năm 2025: 65-70%, năm 2030: 80%.
Tỷ lệ mua sắm công các sản phẩm xanh/sinh thái: Đối
với các loại hàng hóa trên thị trường có sản phẩm được dán xanh/sinh thái:
100%.
3. Một số giải pháp, nhiệm vụ
chủ yếu
3.1. Giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao
nhận thức:
- Đa dạng hóa các nội dung giáo dục, bồi dưỡng,
tuyên truyền đối với các đối tượng, bao gồm: Các kiến thức về tăng trưởng xanh,
phát triển bền vững; các vấn đề cần quan tâm đến tăng trưởng xanh trên thế giới
và ở Việt Nam, thành phố Hà Nội; các phương pháp, giải pháp thực hiện tăng trưởng
xanh, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường...; các cơ chế, chính sách của
Nhà nước, các hỗ trợ từ phía Nhà nước; các hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ,
các hội, đoàn thể liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững cho các đối
tượng; những gương điển hình về thực hành tăng trưởng xanh trong mọi khía cạnh
của đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô.
- Đa dạng hóa hình thức, phương pháp giáo dục,
tuyên truyền: Thông qua các khóa giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; các
chương trình giáo dục các cấp của Thành phố; thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng truyền thống của thành phố Hà Nội và Trung ương; tuyên truyền trực
tiếp từ các tuyên truyền viên, các cơ quan chức năng, các hội, đoàn thể.... Áp
dụng công nghệ hiện đại trong tuyên truyền: qua các trang web, qua tin nhắn...
- Hàng năm, xây dựng chương trình giáo dục, bồi dưỡng,
tuyên truyền cho các đối tượng về tăng trưởng xanh, giao cho các sở, ban, ngành
chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung, cụ thể: xây dựng,
khuyến khích xây dựng trang web thông tin về các nội dung liên quan đến tăng
trưởng xanh; tăng cường các thông tin về thực hiện tăng trưởng xanh trên trang
web Cổng giao tiếp điện tử và Cổng Thông tin điều hành của Thành phố; giao các
sở, ngành thực hiện thông tin về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực của đơn vị tại
trang web của các đơn vị.
Khuyến khích các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ, chia
sẻ xây dựng các trang web về các hoạt động này: Thành phố xác nhận độ tín nhiệm
các trang web bằng hình thức dẫn đường link trang web này trên các trang điện tử
của Thành phố, các sở ngành liên quan.
3.2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách:
a) Rà soát các quy hoạch, kế hoạch để đảm bảo sự
phù hợp với định hướng tăng trưởng xanh; đề xuất lồng ghép các nội dung tăng
trưởng xanh vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của
Thành phố.
b) Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích các
nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng
tái tạo trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ưu tiên
trong chiếu sáng công cộng, tại các hộ gia đình, các cơ quan công sở.
c) Xây dựng các chính sách hỗ trợ về đầu tư và kỹ
thuật đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy sử dụng rộng rãi các trang thiết bị
năng lượng có hiệu suất cao, thay thế dần các trang thiết bị có hiệu suất thấp,
loại bỏ các trang thiết bị có công nghệ lạc hậu.
d) Xây dựng cơ chế khuyến khích các sản phẩm dán
nhãn xanh/sinh thái; xây dựng bộ nhãn xanh/sinh thái đối với các loại sản phẩm
thực phẩm (sản vật địa phương) của thành phố Hà Nội; triển khai chương trình
thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm dán nhãn xanh/sinh thái trên địa bàn Thành phố.
e) Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các sản
phẩm công nghiệp môi trường: các loại sản phẩm sử dụng nhiều lần, các loại bao
bì tự phân hủy, pin năng lượng mặt trời, sử dụng năng lượng gió, hệ thống xử lý
nước thải, chất thải, khí thải; phát triển các sản phẩm công nghiệp sử dụng
nguyên liệu tái chế, sử dụng năng lượng sạch,... trên địa bàn Thành phố.
f) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp vận tải sử dụng nhiên liệu sạch, ít phát thải, năng lượng tái tạo.
g) Nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển
vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và chế
biến nông sản.
3.3. Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính:
a) Tiếp tục thực hiện chương trình “Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2016-2020” và xây dựng chương trình cho các năm
tiếp theo, nhằm góp phần đạt được mục tiêu của Kế hoạch.
b) Hỗ trợ, khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp thực
hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả lò hơi, thiết bị nhiệt luyện..., thúc đẩy
mô hình thu hồi nhiệt tại một số cơ sở sản xuất.
c) Vận động, tuyên truyền tiết kiệm nhiên liệu, sử
dụng năng lượng mặt trời thay thế một phần điện trong các công xưởng, nhà máy,
dân sinh, dịch vụ thương mại và các tòa nhà, chiếu sáng công cộng.
d) Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng điều khiển thông
minh và biến tần cho thiết bị động lực trong xây dựng.
e) Tiếp tục chuyển đổi phương thức canh tác trong
nông nghiệp; tiếp tục trồng và bảo vệ rừng; đẩy mạnh chuyển đổi mô hình trồng
trọt từ vô cơ sang hữu cơ; xây dựng các mô hình sản xuất tiết kiệm nước, đưa cơ
giới hóa vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế
và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải
trong chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
f) Tiếp tục thực hiện chương trình trồng cây xanh
trong đô thị, phát triển các công viên, vườn hoa trên địa bàn toàn Thành phố.
g) Tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm ùn tắc
giao thông của Thành phố; huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống giao
thông công cộng đạt tiến độ theo quy hoạch, kế hoạch; thực hiện các giải pháp
thay thế nhiên liệu sạch CNG đối với các xe buýt và sử dụng các loại hình xe
buýt khác thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
3.4. Xanh hóa sản xuất:
a) Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và
công nghệ phục vụ mục tiêu tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng sinh khối,
năng lượng tái tạo của người dân, các doanh nghiệp.
b) Nghiên cứu xây dựng các giải pháp thúc đẩy phát
triển công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường, nền kinh tế tuần hoàn trên địa
bàn Thành phố.
c) Tập trung hỗ trợ các làng nghề thay đổi công nghệ
sản xuất, tiết kiệm năng lượng, tăng cường tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục thực hiện
đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
d) Xây dựng, phát triển các mô hình sử dụng hiệu quả
phế thải nông nghiệp tại khu vực nông thôn (làm nấm, làm phân hữu cơ, hầm
biogas...).
e) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng
sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao gắn với các vùng sản xuất tập trung
quy mô lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm.
3.5. Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền
vững:
a) Thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh theo
các tiêu chí của Thông tư số 01/2018/TT-BXD.
b) Tiếp tục các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường,
xử lý nước thải và chất thải rắn triệt để. Thực hiện phân loại rác tại nguồn.
c) Thực hiện các giải pháp phát triển, quản lý hiệu
quả các không gian công cộng trong đô thị.
d) Nghiên cứu, xây dựng, triển khai kế hoạch nâng
cao tỉ lệ vận tải hành khách công cộng.
e) Nghiên cứu các giải pháp xây dựng và phát triển
hệ sinh thái xe điện, trong đó trước hết áp dụng mô hình chia sẻ xe đạp điện tại
các khu vực công cộng: trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, công viên,
khu phố cổ...; thực hiện các giải pháp khuyến khích chuyển từ sử dụng xe máy
sang xe đạp tại một số khu vực đặc thù trên địa bàn.
f) Triển khai Kế hoạch 206/KH-UBND ngày 31/10/2018
của UBND thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững
thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 và xây dựng chương trình cho các năm tiếp
theo.
g) Thực hiện các giải pháp thúc đẩy việc ưu tiên
dùng sản phẩm có dán nhãn xanh/sinh thái trên địa bàn Hà Nội; xây dựng và ban
hành quy định ưu tiên mua các sản phẩm có dán nhãn xanh/sinh thái khi thực hiện
mua sắm tài sản công.
III. CÁC DỰ ÁN/NHIỆM VỤ TRỌNG ĐIỂM
Ngoài các chương trình, dự án có liên quan đến tăng
trưởng xanh, phát triển bền vững của Thành phố đang thực hiện, danh sách cụ thể
các dự án giảm phát thải khí nhà kính, các dự án/nhiệm vụ triển khai tăng trưởng
xanh để thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra được thể hiện trong các phụ lục
kèm theo.
Phụ lục I: Danh mục các dự án/nhiệm vụ thực hiện giảm
phát thải khí nhà kính của thành phố Hà Nội (bao gồm 32 giải pháp/nhiệm vụ).
Phụ lục II: Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện
tăng trưởng xanh Thành phố Hà Nội (bao gồm 18 nhiệm vụ).
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch dự kiến khoảng
9.700 tỷ đồng, trong đó sử dụng một phần từ ngân sách nhà nước Thành phố và huy
động chủ yếu từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và kêu gọi tài trợ, đầu tư từ
nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ. Kinh phí phân kỳ như sau:
Giai đoạn từ nay đến năm 2025: dự kiến khoảng 5.900
tỷ đồng, trong đó ngân sách Thành phố dự kiến khoảng 700 tỷ đồng.
Giai đoạn 2025-2030: dự kiến khoảng 3.800 tỷ đồng,
trong đó ngân sách Thành phố dự kiến khoảng 400 tỷ đồng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công nhiệm vụ.
1.1. Sở Kế hoạch & Đầu tư:
- Là đơn vị thường trực thực hiện Kế hoạch hành động
tăng trưởng xanh: có trách nhiệm tổng kết, báo cáo các kết quả thực hiện hàng
năm; kiến nghị các hoạt động tiếp theo.
- Thực hiện nhiệm vụ tại tiểu mục a mục 3.2 của phần
II.
1.2 Sở Tài chính:
- Rà soát, cân đối, bố trí kinh phí, báo cáo UBND
Thành phố xem xét trình HĐND Thành phố quyết định phân bổ kinh phí để triển
khai thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí
theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Tham mưu, theo dõi việc thực hiện mua sắm tài sản
công đối với các sản phẩm xanh/sinh thái để đạt được mục tiêu tại mục 2.3 của
phần II.
1.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Theo dõi các chỉ tiêu cụ thể của Kế hoạch về giảm
phát thải khí nhà kính tại mục 2.1 phần II, các sản phẩm được dán nhãn
xanh/sinh thái của Thành phố tại mục 2.2 phần II.
- Xây dựng báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính định
kỳ 2 năm/lần, làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Thực hiện nhiệm vụ tại tiểu mục d, e mục 3.2 phần
II và nhiệm vụ tại tiểu mục b, g mục 3.5 phần II.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục II
kèm theo Kế hoạch
1.4. Sở Công thương:
- Theo dõi các chỉ tiêu cụ thể của Kế hoạch về mức
độ giảm tiêu thụ bao bì khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại và
các chợ tại mục 2.3 phần II.
- Thực hiện công tác giáo dục, bồi dưỡng, tuyên
truyền đối với các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực công thương về tăng trưởng
xanh.
- Thực hiện các nhiệm vụ tại tiểu mục b, c mục 3.2
phần II; các nhiệm vụ tại tiểu mục a, b, c mục 3.3 phần II; nhiệm vụ tại tiểu mục
c mục 3.4 phần II; nhiệm vụ tại tiểu mục f mục 3.5 phần II.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục I,
II kèm theo Kế hoạch
1.5. Sở Giao thông Vận tải:
- Theo dõi các chỉ tiêu cụ thể của Kế hoạch về tỷ lệ
vận tải hành khách công cộng tại mục 2.3 phần II.
- Thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền đối với
các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải về tăng trưởng xanh
- Thực hiện nhiệm vụ tại tiểu mục f mục 3.2 phần E;
nhiệm vụ tại tiểu mục g mục 3.3 phần II, nhiệm vụ tại tiểu mục d, e mục 3.5 phần
II.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục I,
II kèm theo Kế hoạch.
1.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền đối với
khu vực nông thôn về tăng trưởng xanh.
- Thực hiện nhiệm vụ tại tiểu mục g mục 3.2 phần
II, nhiệm vụ tại tiểu mục e mục 3.3 phần II, nhiệm vụ tại tiểu mục d, e mục 3.4
phần II.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục I,
II kèm theo Kế hoạch.
1.7. Sở Xây dựng:
- Theo dõi các chỉ tiêu cụ thể của Kế hoạch liên
quan đến các tòa nhà xây mới đáp ứng tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
“Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả” tại mục 2.2 phần II; diện
tích cây xanh, xử lý nước thải, chất thải rắn tại mục 2.3 phần II.
- Thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền đối với
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng về tăng trưởng xanh.
- Thực hiện nhiệm vụ tại tiểu mục d mục 3.3 phần
II, nhiệm vụ tại tiểu mục a, b, c mục 3.5 phần II.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục I,
II kèm theo Kế hoạch.
1.8. Sở Nội vụ:
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục, bồi
dưỡng đối với các đối tượng là công chức, viên chức của Thành phố và các nội
dung về tăng trưởng xanh.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục II
kèm theo Kế hoạch.
1.9. Sở Khoa học Công nghệ: tổ chức thực hiện nhiệm
vụ tại tiểu mục a mục 3.4 phần II.
1.10. Sở Giáo dục Đào tạo:
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục,
tuyên truyền đối với các đối tượng là các học sinh, sinh viên.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục II
kèm theo Kế hoạch.
1.11. Sở Thông tin truyền thông chủ trì xây dựng
các chương trình, kế hoạch tuyên truyền đối với cộng đồng dân cư.
1.12. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội:
- Thực hiện các nhiệm vụ tại tiểu mục b mục 3.4 phần
II.
- Phối hợp với các sở, ngành trong thực hiện các
nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách thực hiện tăng trưởng xanh tại mục 3.2
phần II.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục II
kèm theo Kế hoạch.
1.13. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch:
Phối hợp với các sở, ngành xây dựng nội dung xúc tiến đầu tư, triển khai chương
trình xúc tiến đầu tư đối với các dự án trong phụ lục I, II của Kế hoạch này.
1.14. Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội thực
hiện nhiệm vụ tại tiểu mục f mục 3.3 phần II.
1.15. Tổng công ty Điện lực Hà Nội:
- Thực hiện công tác tuyên truyền về tiết kiệm điện,
sử dụng điện mặt trời đến các khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục II
kèm theo Kế hoạch.
1.16. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Tổ chức tuyên truyền về nội dung Kế hoạch.
- Thực hiện nhiệm vụ tại tiểu mục c mục 3.5 phần
II.
- Phối hợp với các sở, ngành triển khai các nhiệm vụ,
giải pháp tại địa phương.
1.17. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã
hội
- Thực hiện công tác giám sát thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với các sở, ngành, các cấp chính quyền
thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại địa phương.
2. Chế độ báo cáo.
Định kỳ hàng năm, các sở, ban, ngành, UBND các quận,
huyện, thị xã báo cáo kết quả thực hiện theo nội dung được phân công, gửi về Sở
Kế hoạch & Đầu tư trước ngày 01 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố
và Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc,
các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp,
báo cáo UBND Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; (để báo cáo)
- Đ/c Bí thư Thành ủy; (để báo cáo)
- VPCP, Bộ KHĐT;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- UBMTTQ Việt Nam TP Hà Nội;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành; Thường trực cấp ủy và UBND các quận, huyện, thị xã, các
Đoàn thể;
- Các báo: HNM, KTĐT; Đài PT&TH HN;
- VPUB: CPVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, K.T Nam.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|