Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 148/KH-UBND 2018 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông sản Hòa Bình

Số hiệu: 148/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Dũng
Ngày ban hành: 21/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 21 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐẾN 2020, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch “Phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch Phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020 tỉnh Hòa Bình, như sau:

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CÁC HTX NÔNG NGHIỆP

1. Tình hình ứng dụng công nghệ cao trong các Hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 194 hợp tác xã nông nghiệp, Số hợp tác xã đủ tiêu chuẩn xếp loại là 124 hợp tác xã (Trong đó có 15 hợp tác xã xếp loại tốt chiếm 12%; 50 hợp tác xã xếp loại khá chiếm 41%; 51 hợp tác xã xếp loại trung bình chiếm 42%; 08 hợp tác xã yếu kém, chiếm 5%). Hầu hết các hợp tác xã vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh theo phương thức cũ, chưa có nhiều biến chuyển trong việc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: Công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 06 hợp tác xã nông nghiệp đang thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao: Hợp tác xã cây có múi và sản phẩm nông nghiệp an toàn xã Cao Dương, huyện Lương Sơn; hợp tác xã Chuối ViBa huyện Lương Sơn; hợp tác xã nông nghiệp linh dược phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình; hợp tác xã chăn nuôi gà huyện Lạc Thủy; hợp tác xã nông nghiệp và thương mại Mường Động huyện Kim Bôi; hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hạ Bì, huyện Kim Bôi (có phụ biểu chi tiết kèm theo).

Ngoài ra còn có một số hợp tác xã áp dụng công nghệ tưới bán tự động, tưới nhỏ giọt trong sản xuất và việc cơ giới hóa trong quá trình làm đất đã được áp dụng phổ biến. Một số hợp tác xã hoạt động gắn với sản phẩm chủ lực của vùng, thực hiện liên kết theo chuỗi đã liên kết với các doanh nghiệp áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào từng khâu sản xuất, chế biến, đóng gói và giới thiệu sản phẩm. Trong đó có nhiều mô hình hợp tác xã liên kết với các siêu thị lớn để mở rộng tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được triển khai ở các địa phương, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, biện pháp canh tác mới, đầu tư thâm canh, quản lý nguồn nước, dịch bệnh đã làm xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao, bước đầu đã hình thành các chuỗi sản xuất như: Chuỗi sản xuất cây dược liệu; Chuỗi sản xuất rau an toàn, rau sạch; Chuỗi sản xuất và tiêu thụ cây dưa chuột Nhật; Chuỗi sản xuất và tiêu thụ cây trà Sacha-inchi; Chuỗi sản xuất và tiêu thụ Nấm dược liệu, nấm ăn.... Tuy nhiên do diện tích đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân bố không tập trung; giao thông nội đồng chưa phát triển kịp với yêu cầu của sản xuất. Hầu hết các tuyến giao thông nội đồng chưa được bê tông hoá và tương đối hẹp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu vốn nên chưa có các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên quy mô lớn.

2. Đánh giá chung

a) Kết quả đạt được

- Nhận thức về hiệu quả và sự cần thiết áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến. Đến nay các huyện, thành phố đã quan tâm chỉ đạo và có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như Kim Bôi, Lương Sơn, thành phố Hòa Bình, Lạc Thủy...

- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong các hợp tác xã cho thấy những kết quả, hiệu quả rõ rệt như: giảm được giá thành sản xuất, giảm rủi ro và sự lệ thuộc vào thời tiết; bảo đảm tốt hơn an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; sản phẩm nông nghiệp cho chất lượng cao và ổn định hơn, qua đó cho phép tăng thu nhập và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.

b) Hạn chế và nguyên nhân

- Hạn chế:

+ Số lượng hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn thấp trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 06 hợp tác xã nông nghiệp đang xây dựng cơ sở sản xuất có ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

+ Quy mô ứng dụng công nghệ cao trong các hợp tác xã nông nghiệp còn nhỏ.

+ Công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất ở các hợp tác xã chủ yếu là kỹ thuật canh tác, tưới tiêu, bảo quản sản phẩm. Tỷ lệ hợp tác xã ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, tin học chưa có hoặc có nhưng quy mô nhỏ chưa được nhiều.

- Nguyên nhân:

+ Chưa được sự quan tâm của các cấp, các ngành đến việc hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và hỗ trợ của nhà nước đối với các HTX nông nghiệp nói chung và hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng còn rất hạn chế.

+ Trình độ, năng lực quản lý của các hợp tác xã nông nghiệp còn thấp.

+ Thiếu đội ngũ tư vấn và thông tin về công nghệ nên phần lớn các hợp tác xã lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 và Kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch “Phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020”.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Góp phần phấn đấu cùng cả nước đến năm 2020 có trên 1.500 hợp tác xã nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao.

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu có tối thiểu có 11 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh, mỗi huyện, thành phố xây dựng và phát triển từ 01 - 02 hợp tác xã nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao.

- Nâng cao giá trị sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp do ứng dụng công nghệ cao lên hơn 2,0 lần so với phương thức sản xuất thông thường.

2. Tiêu chí lựa chọn các hợp tác xã nông nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ cao

- Có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, ưu tiên hợp tác xã đang tiếp cận với việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất của hợp tác xã.

- Sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ưu tiên những hợp tác xã có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Có đội ngũ cán bộ (quản lý và chuyên môn) đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất ở hợp tác xã.

- Ưu tiên các hợp tác xã có tiềm năng về đất đai, vốn (kể cả vốn đối ứng trong các dự án công nghệ cao), hạ tầng phục vụ sản xuất; Các hợp tác xã có địa giới hành chính nằm trong các khu, điểm du lịch có quy hoạch khu, điểm du lịch Quốc gia để phục vụ sản xuất và tăng cường quảng bá sản phẩm tốt hơn.

3. Nội dung, nhiệm vụ

a) Củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã nông nghiệp đang thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh:

- Tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của 06 hợp tác xã nông nghiệp đang thực hiện ứng dụng công nghệ cao, để hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Hỗ trợ tư vấn, hoàn thiện công nghệ và phương án đầu tư công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hợp tác xã (bao gồm cả nhân lực quản lý và thực hành công nghệ).

- Hỗ trợ vốn, tín dụng và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định để tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển thuận lợi.

- Hỗ trợ thực hiện việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy kết nối phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau:

- Củng cố và xây dựng trên 17 mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mỗi huyện, thành phố xây dựng, phát triển từ 01 - 02 hợp tác xã nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao. Trọng tâm là các mô hình công nghệ cao trong sản xuất giống cây trồng vật nuôi, trồng trọt và canh tác theo hướng an toàn, bền vững, ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, công nghệ tự động, bán tự động và sản xuất vật tư nông nghiệp trong tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp (Có phụ lục chi tiết kèm theo).

- Đẩy mạnh trao đổi thông tin, tư vấn kỹ thuật, công nghệ, thực hiện tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình điểm ra các địa phương, hợp tác xã có điều kiện và khả năng tương tự.

c) Phát triển và nhân rộng trên 17 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện và khả năng của các hợp tác xã, bao gồm các loại công nghệ sau:

- Công nghệ sinh học trong nông nghiệp: Tập trung vào các công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào; công nghệ triết, ghép nhân giống vô tính, công nghệ tế bào động vật, tinh đông lạnh, tinh phân biệt giới tính...

- Công nghệ trong canh tác, nuôi trồng, bảo quản:

+ Ứng dụng kỹ thuật canh tác trên giá thể, màng dinh dưỡng; công nghệ tưới tiết kiệm và công nghệ nhà kính, nhà lưới, nhà màng có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.

+ Công nghệ bảo quản lạnh nhanh; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, hoa quả tươi, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản...

+ Công nghệ sản xuất an toàn theo quy trình thực hành tốt (GAP); công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).

+ Công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh thủy sản; công nghệ xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

- Công nghệ tự động hóa, bán tự động hóa trọng tâm là:

+ Công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

+ Công nghệ tự động, bán tự động trong tưới tiêu, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác cây trồng quy mô hàng hóa.

+ Công nghệ bán tự động trong trồng trọt, chăn nuôi quy mô công nghiệp, bán công nghiệp, thâm canh nuôi trồng thủy sản,.

- Công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp: Tập trung vào các công nghệ sản xuất giá thể, mạ khay, vật tư nông nghiệp, chất bảo quản, màng bao quả, màng phủ nông nghiệp, vật liệu phụ trợ cho hệ thống nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới.

- Công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh ở hợp tác xã: Ưu tiên ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, truy suất nguồn gốc sản phẩm.

4. Giải pháp phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuyên truyền vị trí và tầm quan trọng của công nghệ cao, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương về phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

- Đẩy mạnh thông tin thị trường công nghệ, thị trường sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các điển hình, kinh nghiệm hay, cách làm tốt trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở hợp tác xã.

- Thực hiện lồng ghép trong các chương trình tuyên truyền về nông nghiệp công nghệ cao và chương trình tuyên truyền về hợp tác xã nông nghiệp; gắn với thi đua khen thưởng trong phong trào thi đua về đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (theo Quyết định số 1480/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

b) Hỗ trợ tư vấn và đào tạo, bồi dưỡng

- Nội dung tư vấn, đào tạo:

+ Tư vấn về ứng dụng công nghệ cao trong hợp tác xã nông nghiệp; hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh và xây dựng dự án ứng dụng công nghệ cao.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị hợp tác xã, xây dựng và thực hiện có hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh gắn với công nghệ cao được ứng dụng.

+ Đối tượng tư vấn và đào tạo, bồi dưỡng: Hội đồng quản trị, thành viên và nông dân liên kết với hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Đơn vị tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng:

+ Là các viện, trường, trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và hệ thống khuyến nông, các tổ chức khác có đủ năng lực.

+ Xây dựng mạng lưới chuyên gia hỗ trợ, tư vấn, đào tạo giúp các hợp tác xã thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết đầu tư, chuyển giao công nghệ cho các hợp tác xã tham gia liên kết thông qua các chính sách của Nhà nước.

c) Ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

- Các chính sách và nguồn hỗ trợ:

+ Chính sách hỗ trợ hợp tác xã quy định tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 và các văn bản hướng dẫn (Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính; Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hỗ trợ khác từ ngân sách Nhà nước.

Riêng đối với chính sách hỗ trợ hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh quy định tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg, ngoài các nguồn kinh phí nêu trên, còn lấy từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế và phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư, theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với dự án hỗ trợ hạ tầng cho các HTX ứng dụng công nghệ cao của địa phương thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn của từng địa phương.

+ Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

+ Chính sách khuyến nông quy định tại Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông.

+ Chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

+ Chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc thù mỗi xã một sản phẩm, nguồn vốn từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ.

+ Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND, ngày 16/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của “Quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, quy định về việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ một số loại nông sản hàng hóa chủ lực, theo quy trình sản xuất an toàn, có hợp đồng tiêu thụ, liên kết sản xuất bền vững tại thị trường ngoại tỉnh.

- Huy động nguồn vốn vay từ các Quỹ hỗ trợ Nông dân và Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và các tổ chức tín dụng, nguồn vốn ODA, vốn ứng trước của doanh nghiệp khi tham gia liên kết với các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao và vốn đối ứng của các hợp tác xã.

d) Hỗ trợ tiếp cận thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thông qua các hoạt động:

- Tổ chức, tham gia các hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức thường kỳ hàng năm, theo vùng miền.

- Hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp quảng bá sản phẩm qua các kênh thông tin truyền thông ở cả trung ương và địa phương, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia các hội chợ thương mại nông sản tổ chức trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy các sáng kiến hợp tác, liên kết cùng nhau ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao.

(Chi tiết biểu số 02 đính kèm)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, triển khai thực hiện kế hoạch; hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ và giám sát thực hiện vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ theo dõi, đánh giá, tổng hợp và triển khai thực hiện tư vấn, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao cho các hợp tác xã nông nghiệp.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, lựa chọn hợp tác xã nông nghiệp chuyên ngành để hỗ trợ, chỉ đạo ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020 Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và làm cơ sở nhân rộng cho các năm tiếp theo.

2. Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh: Ưu tiên huy động nguồn vốn vay từ các Quỹ hỗ trợ Nông dân và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã để hỗ trợ hợp tác xã sử dụng công nghệ cao.

3. Sở Công thương: Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nhằm giúp các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao tìm kiếm đối tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các sản phẩm về tiêu chuẩn, mẫu mã bao bì sản phẩm, đăng ký bảo hộ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sản xuất sử dụng mẫu mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo đúng quy định. Có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa sản phẩm.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối khả năng ngân sách, đề xuất bố trí nguồn vốn để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch: “Phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết tạo điều kiện để các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản”

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Bổ sung nhiệm vụ phát triển hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và kế hoạch thực hiện Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 vào Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của các địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vị trí và tầm quan trọng của công nghệ cao, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương về phát triển ứng dụng, công nghệ cao trong sản xuất.

- Củng cố và xây dựng mỗi huyện, thành phố từ 01 - 02 mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trọng tâm là các mô hình công nghệ cao trong sản xuất giống cây trồng vật nuôi, trồng trọt và canh tác theo hướng an toàn, bền vững, ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, công nghệ tự động, bán tự động và sản xuất vật tư nông nghiệp trong tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh thông tin thị trường công nghệ, thị trường sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các điển hình, kinh nghiệm hay, cách làm tốt trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở hợp tác xã.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, lồng ghép các chương trình mục tiêu, ưu tiên nguồn vốn ngân sách huyện để hỗ trợ xây dựng, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thực hiện các mô hình được hỗ trợ công nghệ cao.

8. Các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ cao và sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản trị hợp tác xã, nâng cao trình độ sản xuất công nghệ cao, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.

- Thực hiện các cam kết và quy định của Nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã.

Yêu cầu các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du Lịch; Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các Sở, Ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời thông tin về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- Hội Nông dân tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó VPUBND tỉnh;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (BD40).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Dũng

 

PHỤ BIỂU 01

THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN 30/9/2018
(Kèm theo Kế hoạch số: 148/KH-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

TT

Tên Hp tác xã

Địa chỉ

Công nghệ áp dụng trong nông nghiệp theo QĐ số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2014

HTX công nghệ sinh học trong nông nghiệp

HTX trong canh tác, nuôi trng, bảo quản

HTX công nghệ tự động hóa, bán tự động hóa trọng tâm

Công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp

Công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh ở HTX (công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất kinh doanh của HTX, truy suất nguồn gốc sản phẩm)

1

HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động

Xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi

 

 

 

 

x

2

HTX dịch vụ NN Hạ Bì

Xóm Sào, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi

 

x

 

 

 

3

HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy

Xóm An Sơn - Xã Bình An, huyn Lc Thủy

 

 

 

 

x

4

HTX cây có múi và SP NN an toàn huyện Lương Sơn

Xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn

 

 

x

 

 

5

HTX chuối ViBa xóm Tân Sơn huyện Lương Sơn

Xóm Tân Sơn, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn

 

x

 

 

 

6

HTX nông nghiệp linh dược phường Tân Thịnh, TP. Hòa Bình

Phường Tân Thịnh, TP. Hòa Bình

x

 

 

 

 

 

PHỤ BIỂU 02

CHỈ TIÊU, SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 148/KH-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

TT

Tên huyện/thành phố

Số lượng Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020

Tổng số Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020

Số HTX ứng dụng công nghệ cao Đến 30/9/2018

Chỉ tiêu phát triển hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020

 

TOÀN TỈNH

17

06

11

1

TP. Hòa Bình

02

01

01

2

Huyện Cao Phong

01

 

01

3

Huyện Lương Sơn

03

02

01

4

Huyện Lạc Thủy

02

01

01

5

Huyện Lạc Sơn

01

 

01

6

Huyện Yên Thủy

01

 

01

7

Huyện Kỳ Sơn

01

 

01

8

Huyện Kim Bôi

03

02

01

9

Huyện Đà Bắc

01

 

01

10

Huyện Tân Lạc

01

 

01

11

Huyện Mai Châu

01

 

01

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 148/KH-UBND ngày 21/11/2018 về phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.109

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.200.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!