ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 115/KH-UBND
|
Thừa Thiên
Huế, ngày 08 tháng
5 năm 2020
|
KẾ
HOẠCH
TỔ
CHỨC ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG VÀ CÔNG NHẬN SẢN PHẨM OCOP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM
2020
Thực
hiện Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Bộ tiêu chí về đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và
Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 15/01/2019 của UBND tỉnh về Kế hoạch triển khai
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020. UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn
tỉnh với các nội dung như sau:
1.
Mục
đích
-
Khuyến
khích các tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất
kinh doanh...) tham gia Chương trình OCOP đổi mới, sáng tạo, nâng cấp, hoàn
thiện các sản phẩm đảm bảo các quy định tại Bộ tiêu chí về đánh giá, phân hạng
sản phẩm Chương trình OCOP theo Quyết định số 1048/QĐ- TTg ngày 21/8/2019. Từng
bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tham gia Chương trình đảm
bảo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
-
Thông
qua đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP sẽ khuyến khích, tạo động
lực cho các tổ chức kinh tế khắc phục các tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cấp
và hoàn thiện sản phẩm.
-
Việc
đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP các cấp là công tác khẳng định
chất lượng sản phẩm theo tiêu chí Chương trình OCOP, phát triển kinh tế khu vực
nông thôn.
2. Yêu cầu
-
UBND
các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức đánh giá tất cả các sản phẩm đã đăng
ký tham gia Chương trình OCOP. Trong đó, các sản phẩm được đánh giá đạt điểm 3
sao trở lên được tham gia đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm ở cấp tỉnh.
-
Các
sở, ban, ngành liên quan cử cán bộ lãnh đạo tham gia Hội đồng đánh giá, phân
hạng cấp tỉnh đúng thành phần và thời gian để thực hiện việc đánh giá đạt kết
quả tốt; cử cán bộ tham gia Tổ giúp việc và phát huy vai trò của các thành viên
để tổ chức tốt việc đánh giá, phân hạng sản phẩm.
-
Việc
đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP yêu cầu tổ chức chặt chẽ, khách
quan, đúng quy định.
1.
Cấp
huyện
Cấp
huyện tổ chức đánh giá và phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
2. Cấp tỉnh
Cấp
tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đã
được đánh giá ở cấp huyện đạt điểm 3 sao trở lên.
Chia
làm 2 đợt, đợt 1 vào tháng 5/2020, đợt 2 vào tháng 10/2020.
1. Đối với cấp
huyện
-
Đợt
1: Hoàn thành việc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp huyện, gửi hồ
sơ những sản phẩm đạt điểm 3 sao trở lên về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn) trước ngày 15/5/2020 để tham gia đánh
giá, phân hạng và trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận hạng sao đối với
sản phẩm (UBND tỉnh quyết định công nhận hạng 3-4 sao, hạng 5 sao do Trung ương
công nhận).
-
Đợt
2: Hoàn thành trước ngày 10/9/2020.
2. Đối với cấp
tỉnh
Hoàn
thành việc đánh giá và phân hạng sản phẩm đợt 1 trước 31/5/2020, đợt 2 trước
ngày 31/10/2020.
1. Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản
phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện (Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng cấp huyện)
a)
Hội
đồng cấp tỉnh
Thành
lập Hội đồng cấp tỉnh có từ 09 đến 11 thành viên, gồm:
-
Chủ
tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh,
-
Phó
Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
-
Các
ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế,
Du lịch; đại diện lãnh đạo các Chi cục: Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy
sản (Sở Nông nghiệp và Phát triẻn nông thôn), Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên
và Môi trường), Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ), Vệ
sinh An toàn thực phẩm (Sở Y tế), Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn
(Ủy viên thường trực Hội đồng).
-
Mời
chuyên gia Trung ương tham gia làm thành viên, cố vấn cho Hội đồng cấp tỉnh.
Thành
lập Tổ giúp việc Hội đồng cấp tỉnh thực hiện công tác tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
phân hạng sản phẩm của các địa phương gửi về; tham mưu, giúp việc cho Hội đồng
cấp tỉnh trong việc tổ chức đánh giá, phân hạng. Hội đồng cấp tỉnh có trách
nhiệm:
-
Ban
hành quy chế đánh giá, phân hạng sản phẩm.
-
Đánh
giá, phân hạng đối với các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm
theo quy định của Bộ tiêu chí tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg .
-
Xem
xét giải quyết các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến đánh giá, phân hạng sản
phẩm.
b)
Hội
đồng cấp huyện
Thành
lập Hội đồng cấp huyện có từ 05 đến 07 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng là
lãnh đạo UBND cấp huyện; Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế; các thành viên là đại diện các phòng
ban chuyên môn, tổ chức có liên quan, chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP. Hội
đồng cấp huyện có nhiệm vụ:
-
Ban
hành quy chế đánh giá, phân hạng sản phẩm.
-
Đánh
giá, phân hạng sản phẩm hạng đối với các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã
một sản phẩm theo quy định của Bộ tiêu chí tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg .
-
Tổng
hợp kết quả đánh giá và đề xuất, báo cáo UBND cấp huyện các sản phẩm đạt 03 sao
trở lên (từ 50 điểm trở lên) để tham đánh giá, phân hạng cấp tỉnh.
Thành
lập Tổ giúp việc Hội đồng cấp huyện gồm các chuyên viên của các phòng, ban
chuyên môn có liên quan trên; Tổ giúp việc có trách nhiệm: Kiểm tra, hướng dẫn
các chủ thể sản xuất lập, hoàn thiện hồ sơ phân hạng sản phẩm và thực hiện các
nhiệm vụ liên quan khác, giúp Hội đồng cấp huyện tổ chức phân hạng sản phẩm tại
địa phương đảm bảo thời gian và đúng quy định.
-
Bìa
hồ sơ sử dụng theo mẫu chung của Chương trình OCOP tỉnh, hồ sơ của sản phẩm
được đóng thành cuốn và có phụ lục chi tiết và số trang đi kèm (Phụ lục I kèm theo).
-
Số
lượng hồ sơ: 01 hồ sơ gốc và 11 bản sao (để gửi đến các thành viên Hội đồng cấp
tỉnh).
-
Đối
với mẫu sản phẩm:
+
Sản phẩm thuộc các ngành gồm Thực phẩm, Đồ uống, Thảo dược: 11 mẫu/sản phẩm.
+
Sản phẩm thuộc các ngành Thủ công mỹ nghệ, trang trí; Vải và may mặc: Ít nhất
01 mẫu/sản phẩm.
+
Sản phẩm thuộc ngành dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng: 02 bộ đĩa video
giới thiệu về sản phẩm.
Các
mẫu sản phẩm này sẽ được Hội đồng sử dụng trong quá trình đánh giá, lưu giữ mẫu
(không lưu sản phẩm tươi sống) và gửi đi kiểm nghiệm độc lập (nếu thấy cần
thiết). Những sản phẩm có giá trị cao, sau khi đánh giá, phân hạng Hội đồng cấp
tỉnh sẽ trả lại cho chủ thể và chỉ lưu bằng hình ảnh.
-
Thực
hiện theo Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được nêu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết
định số 1048/QĐ-TTg ngày 20/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Các
mẫu phiếu hồ sơ bắt buộc và phiếu đánh giá, phân hạng sản phẩm được mã hóa số đơn
vị hành chính theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của
Thủ tướng Chính phủ (Phụ lục II kèm theo).
-
Các
biểu mẫu tổng hợp, biên bản đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Phụ lục III kèm theo).
Kinh
phí tổ chức thực hiện việc đánh giá và phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP được
sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định.
1.
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc
Chương trình OCOP tỉnh
-
Tham
mưu thành lập Hội đồng cấp tỉnh về tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm; tổ
chức triển khai Kế hoạch đánh giá, phân hạng sản phẩm; trình UBND tỉnh phê
duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh; tham mưu
đề xuất các sản phẩm đủ điều kiện đạt 5 sao tham gia đánh giá, phân hạng sản
phẩm tại cấp Trung ương.
-
Chủ
trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc tổ
chức đánh giá sản phẩm tại các huyện, thị xã, thành phố.
-
Giúp
Hội đồng cấp tỉnh xây dựng và ban hành quy chế đánh giá và phân hạng sản phẩm
OCOP.
-
Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản
xuất, kiểm nghiệm độc lập đối với các sản phẩm cấp tỉnh được đánh giá đạt từ 03
sao trở lên (nếu xét thấy cần thiết).
-
Tham
mưu UBND tỉnh tổ chức trao Giấy chứng nhận, hình thức khen thưởng và vinh danh
sản phẩm cho các chủ thể, đảm bảo trang trọng, nghiêm túc, tiết kiệm.
2. Các Sở, ngành
liên quan (Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường,
Du lịch)
-
Cử
cán bộ lãnh đạo tham gia Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và
phân công cán bộ chuyên môn hỗ trợ công tác hồ sơ cho Hội đồng cấp tỉnh.
-
Căn
cứ theo chức năng của đơn vị và các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số
100/QĐ-UBND để chủ động thực hiện.
3. Sở Thông tin
và Truyền thông
Chỉ
đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể
thao các huyện, thị xã và thanh phố Huế tuyên truyền về Kế hoạch đánh giá, phân
hạng và công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh; công bố các sản phẩm đạt sao OCOP,
tuyên truyền về các sản phẩm và chương trình OCOP.
4. UBND các
huyện, thị xã, thành phố
-
Chỉ
đạo, đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP kịp thời
hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm; xây dựng Kế
hoạch, thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng tất cả các sản phẩm tham gia OCOP
cấp huyện, đảm bảo yêu cầu chất lượng, hiệu quả, đúng thời gian quy định.
-
Thực
hiện công khai kết quả đánh giá sản phẩm OCOP của địa phương hàng năm.
-
Hoàn
thiện hồ sơ đối với các sản phẩm được đánh giá đạt điểm từ hạng 03 sao trở lên
để tham dự đánh giá và phân hạng cấp tỉnh.
Trên
đây là Kế hoạch Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2020, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển
khai thực hiện; quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ánh về UBND tỉnh
(qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
-
CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: NN&PTNT, YT, CT, KH&CN, TN&MT, DL, KH&ĐT, TC;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- Tổ giúp việc OCOP tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- VP: LĐ và các CV: KH, CT, DL, TC;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn
Văn Phương
|
PHỤ
LỤC I
MẪU
BÌA HỒ SƠ SẢN PHẨM OCOP
(Kèm
theo Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh)
|
ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ1
BAN CHỈ ĐẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH MTQG2
|
HỒ SƠ SẢN
PHẨM OCOP
DỰ THI ĐÁNH
GIÁ VÀ PHÂN HẠNG NĂM …………………………………………………3
|
|
Sản phẩm4
|
|
|
|
Địa phương
|
|
|
|
Đơn vị
|
|
|
|
Biểu tượng/logo
|
|
|
|
Giấy ĐKKD
|
|
|
|
Mã số thuế
|
|
|
|
Địa chỉ
|
|
|
|
Điện thoại
|
|
|
|
Email
|
|
|
|
Website
|
|
|
|
Đại diện
|
|
|
…… tháng
12/20…5
|
1 Chữ màu xanh
da trời, font chữ: Time New Roman in hoa không đậm, cỡ chữ: 14
2 Chữ màu đỏ,
font chữ: Time New Roman in hoa đậm, cỡ chữ: 15
3 Chữ màu đỏ,
font chữ: Time New Roman in hoa đạm, cỡ chữ: 18
4 Chữ màu đen,
font chữ: Time New Roman in thường, cỡ chữ: 13
5 Chữ màu xanh
da trời, font chữ: Time New Roman in thường đậm, cỡ chữ: 15
Khung chữ màu xanh da trời khung nét
đôi
PHỤ
LỤC II
MÃ
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Kèm
theo Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh)
STT
|
Mã số ghi
phiếu
|
Đơn vị
|
Mã số tỉnh
|
1
|
46
|
Tỉnh Thừa
Thiên Huế
|
Mã số cấp
huyện
|
2
|
474
|
Thành phố
Huế
|
3
|
476
|
Huyện Phong
Điền
|
4
|
477
|
Huyện Quảng
Điền
|
5
|
478
|
Huyện Phú
Vang
|
6
|
479
|
Thị xã
Hương Thủy
|
7
|
480
|
Thị xã
Hương Trà
|
8
|
481
|
Huyện A
Lưới
|
9
|
482
|
Huyện Phú
Lộc
|
10
|
483
|
Huyện Nam
Đông
|
Theo Quyết
định 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam)
PHỤ
LỤC III
BIỂU
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA CẤP HUYỆN
(Kèm
theo Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh)
|
CHƯƠNG
TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
|
TỔNG HỢP KẾT
QUẢ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM OCOP
TẠI
HUYỆN/TX/TP…..
Nhóm ....: ………………………………..
Phân nhóm
....: ……………………………………..
1. Tên sản phẩm: .......................................................................................................
- Chủ thể sản xuất:.......................................................................................................
- Địa
chỉ:......................................................................................................................
2. Mã sản phẩm1: (T).-.(H).-.(STT).-20…… 3. Đánh giá: 20...
4. Kết quả đánh
giá:
TT
|
Các chỉ
tiêu
|
Số điểm đạt
được
|
Bằng số
|
Bằng chữ
|
A
|
Phần A: Sản phẩm và
sức mạnh cộng đồng
|
|
|
1
|
Tổ chức sản xuất
|
|
|
2
|
Phát triển sản phẩm
|
|
|
3
|
Sức mạnh của cộng đồng
|
|
|
B
|
Phần B: Khả năng
tiếp thị
|
|
|
1
|
Tiếp thị
|
|
|
2
|
Câu chuyện về sản phẩm
|
|
|
C
|
Phần C: Chất lượng
sản phẩm
|
|
|
1
|
Cảm quan
|
|
|
2
|
Dinh dưỡng
|
|
|
3
|
Tính độc đáo
|
|
|
4
|
…2
|
|
|
5
|
…
|
|
|
|
…
|
|
|
|
Tổng điểm:
A + B + C
|
|
|
5. Kết luận: Sản phẩm đạt …………………………………….sao (cấp
huyện)
Thư ký
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
…………..,
ngày ... tháng ... năm 20...
Chủ tịch
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
1 T: Mã tỉnh-H:
Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn
vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004.
2 Tổng hợp kết
quả chỉ tiêu đánh giá theo từng bộ sản phẩm quy định tại Phụ lục II, Quyết định
số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
…………….., ngày
... tháng ... năm 20…
BIÊN BẢN HỌP
V/v Đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP năm 20…
tại
huyện/TX/TP ……………..
I. Thông tin
chung
1. Thời gian: Từ ...h....
đến ...h.... ngày ....
2. Địa điểm: …………………………………………………………………………
3. Thành phần
1) Hội đồng đánh
giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện/TX/TP....
- Ông (Bà)…………………………………………………………., (1) - Chủ
tịch Hội đồng
- Ông (Bà)…………………………………………………………., (1) - Phó
Chủ tịch Hội đồng
- Ông (Bà)…………………………………………………………., (1) - Thành
viên
- Ông (Bà)…………………………………………………………., (1) - Thành
viên
- Ông (Bà)…………………………………………………………., (1) - Thành
viên
- Ông (Bà)…………………………………………………………., (1) - Thành
viên
- Ông (Bà)…………………………………………………………., (1) - Thư
ký
2) Khách mời
- Ông (Bà)
………………………….., đại diện (2), chủ thể sản xuất sản phẩm (3)...
- Ông (Bà) …………………………..
4. Căn cứ pháp lý:
- Kế hoạch số ...., ngày...,
của ... v/v đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ;
- Quyết định số....,
ngày..., của .... v/v thành Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ...
II. Nội dung
1. Thư ký: Đọc Quyết
định thành lập Hội đồng đánh giá, quy chế, danh mục sản phẩm tham gia đánh giá,
phân hạng,...
2. Chủ tịch Hội đồng:
Thông qua Chương trình làm việc.
3. Các thành viên hội
đồng đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí đánh giá, hồ sơ sản phẩm và mẫu sản
phẩm, kết quả cụ thể:
1) Sản phẩm:
- Của (2); Địa chỉ: (4)
- Số thành viên đánh
giá …/(5)
- Kết quả:
+ Điểm trung bình (6) điểm, xếp hạng
(7) sao
+ Góp ý hoàn thiện sản phẩm:…
2) Sản phẩm:
- Của (2); Địa chỉ: (4)
- Số thành viên đánh
giá …/(5)
- Kết quả:
+ Điểm trung bình (6) điểm, xếp hạng
(7) sao
+ Góp ý hoàn thiện sản phẩm:…
III. Kết luận
- Hội đồng đã đánh giá,
phân hạng ... sản phẩm OCOP của (8). Kết quả có ... sản phẩm đạt 1 sao, ... sản
phẩm đạt 2 sao,... sản phẩm đạt 3 sao,... sản phẩm đạt 4 sao,... sản phẩm đạt 5
sao (Chi tiết theo biểu kèm theo).
- Hội đồng đề nghị các
chủ thể sản xuất hoàn thiện hồ sơ sản phẩm theo góp ý của các thành viên Hội
đồng.
- Hội đồng thống nhất,
đề nghị ... sản phẩm (đạt 3-5 sao) cấp huyện được dự thi tại cấp tỉnh (phiếu
kết quả từng sản phẩm kèm theo).
Cuộc họp kết thúc lúc .... cùng ngày.
Các thành viên Hội đồng cùng thông qua và thống nhất với nội dung biên bản
trên./.
Ghi chú:
(1): Ghi chức vụ, cơ quan công tác
(2): Ghi tên chủ thể sản xuất
(3): Ghi tên sản phẩm dự thi đánh giá,
phân hạng
(4): Địa chỉ chủ thể sản xuất sản phẩm
(5) : Ghi tổng số thành
viên Hội đồng (bao gồm chủ tịch Hội đồng)
(6) : Ghi số điểm trung
bình của các thành viên, lấy 1 số sau dấu "," (phẩy)
(7): Ghi cấp sao OCOP (1/2/3/4/5)
(8): Ghi tên huyện/TX/TP
PHỤ LỤC
(Kèm theo
Biên bản họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 20… tại huyện/TX/TP………………………………………)
TT
|
Tên sản
phẩm
|
Chủ thể sản
xuất
|
Địa chỉ
|
Nhóm/phân
nhóm
|
Số điểm
|
Xếp hạng
|
1 sao
|
2 sao
|
3 sao
|
4 sao
|
5 sao
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|