ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/KH-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
12 tháng 01 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI CÁC
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KHO HÀNG HÓA TRONG KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP, KHU DÂN CƯ
VÀ CÁC CƠ SỞ CHƯA ĐƯỢC NGHIỆM THU MÀ ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG
Để kiểm tra công
tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) các cơ
sở sản xuất, kho hàng hóa trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư và
các cơ sở chưa được nghiệm thu đã đưa vào hoạt động (viết tắt là các cơ sở)
trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiểm
tra, đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và
CNCH đối với các cơ sở; kịp thời phát hiện các lỗi vi phạm trong công tác PCCC
và CNCH, đề nghị cơ sở khắc phục theo đúng quy định. Đối với
các trường hợp vi phạm nhiều lần, không khắc phục những vi phạm đã được chỉ ra
tại các lần kiểm tra trước đó, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý
hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
2. Chủ động
nắm tình hình, kiện toàn hồ sơ điều tra cơ bản đối với địa
bàn, khu vực trọng điểm về PCCC, lĩnh vực, hồ sơ quản lý về PCCC và CNCH đối với
cơ sở. Kịp thời phát hiện những cơ sở sản xuất, kinh
doanh, sử dụng, bảo quản trái phép hàng hóa, chất dễ cháy, nổ hoặc các hành vi
vi phạm nghiêm trọng các quy định về PCCC, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao để có
biện pháp xử lý kiên quyết và tăng cường bảo đảm an toàn PCCC và CNCH phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương.
3. Công
tác kiểm tra phải bảo đảm khách quan, toàn diện, tuân thủ các quy định của pháp
luật về PCCC và CNCH. Bảo đảm không kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về
việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với
doanh nghiệp.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN
1.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ sở sản xuất, kho
hàng hóa trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kho hàng
hóa trong khu dân cư: Tiến hành kiểm tra từ ngày ban hành kế hoạch này đến hết
ngày 31/3/2021.
2. Các cơ
sở đưa vào hoạt động mà chưa được nghiệm thu về PCCC: Tiến hành kiểm tra từ
ngày 12/4/2021 đến ngày 26/4/2021.
(Giao Công an tỉnh xây dựng lịch
kiểm tra và thông báo trước cho các cơ sở).
Lưu ý:
- Trường hợp đối tượng kiểm tra thuộc Khoản 2 trùng với đối tượng thuộc Khoản 1 Mục II Kế hoạch này,
thì nắm tình hình, kiểm tra việc khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC của cơ
sở và đưa vào kết quả báo cáo.
- Đối với cơ sở đã được kiểm tra định
kỳ gần nhất trước ngày 15/12/2020, Công an tỉnh phải nắm tình hình, kiểm tra việc
khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC của cơ sở và đưa vào kết quả báo cáo.
III. NỘI DUNG
1. Đối với các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa
trong khu dân cư
a) Đối
với khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Kiểm tra trách nhiệm của đơn vị
kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật
về PCCC.
- Kiểm tra hạ tầng kỹ thuật có liên
quan đến PCCC của khu công nghiệp, cụm công nghiệp (giao thông, nguồn nước...).
- Kiểm tra việc phối hợp xây dựng và
tổ chức thực tập phương án chữa cháy đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
b) Đối với các cơ sở thuộc khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư
- Kiểm tra hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt
động PCCC và CNCH.
- Kiểm tra trách nhiệm của người đứng
đầu cơ sở trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác PCCC và CNCH của cơ
sở như: Chế độ tự kiểm tra an toàn PCCC và CNCH, phân công trách nhiệm quản lý
công tác PCCC và CNCH, đôn đốc, nhắc nhở thực hiện công tác PCCC và CNCH.
- Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH và xây dựng
phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ
thống điện, thiết bị tiêu thụ điện, hệ thống chống sét, việc thực hiện quy
trình công nghệ sản xuất, quản lý theo quy định; nơi sử dụng lửa, phát sinh nhiệt;
việc bảo dưỡng định kỳ đối với thiết bị điện, hệ thống chống sét, thiết bị công
nghệ sản xuất theo yêu cầu bảo đảm an toàn PCCC.
- Kiểm tra việc lập và tổ chức thực tập
phương án chữa cháy cơ sở, phương án CNCH cơ sở; công tác tổ chức và duy trì hoạt
động của lực lượng PCCC và CNCH cơ sở, chuyên ngành; quyết định thành lập, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên đội PCCC và CNCH cơ sở; việc tổ chức
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH.
- Kiểm tra tình trạng duy trì mặt bằng,
công năng sử dụng, khoảng cách an toàn PCCC, việc bố trí, sắp xếp nguyên liệu,
thành phẩm trong nhà xưởng sản xuất và kho, các giải pháp ngăn cháy theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn và quy phạm an toàn PCCC.
- Kiểm tra việc ban hành các quy định,
nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ và đường thoát nạn phù hợp với tính chất hoạt
động và sản xuất kinh doanh của cơ sở; kiểm tra các điều kiện, biện pháp, giải
pháp ngăn cháy lan, giải pháp thoát nạn, cứu người khi có sự cố tại các cơ sở.
- Kiểm tra tình trạng duy trì hoạt động của hệ thống, thiết bị PCCC và CNCH: số lượng chủng
loại, chế độ kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống cấp nước chữa cháy, hệ thống
báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động và phương tiện chữa cháy tại chỗ. Kiểm tra hệ thống đường giao thông
và nguồn nước dự trữ chữa cháy, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở
theo quy định.
- Kiểm tra việc thực hiện mua bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP , ngày 23/02/2018
của Chính phủ quy định về mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Kiểm tra việc thực hiện các kiến
nghị tại biên bản kiểm tra PCCC và CNCH lần trước (nếu có).
2. Đối với các cơ sở đưa vào hoạt động mà chưa được nghiệm thu về PCCC
a) Đối
với dự án, công trình chỉ cải tạo một phần hoặc thay đổi tính chất sử dụng
- Kiểm tra các nội dung theo điểm 1.2
khoản mục III Kế hoạch này.
- Kiểm tra nội dung thực hiện theo giấy
chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và kiểm tra hồ sơ thiết kế cơ sở đã được cơ quan
Cảnh sát PCCC thẩm duyệt về PCCC đối với phần cải tạo, mở rộng, thay đổi công
năng tính chất sử dụng.
b) Đối
với dự án, công trình xây dựng mới: Kiểm tra nội dung thực hiện theo giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và
kiểm tra hồ sơ thiết kế về PCCC đã được cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH thẩm duyệt
về PCCC.
3. Xử lý vi phạm về PCCC
- Yêu cầu 100% các hành vi vi phạm
quy định về PCCC phải được xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Các trường hợp vi phạm quy định về
PCCC có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ phải kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp
luật.
IV. THÀNH LẬP ĐOÀN
KIỂM TRA
1. Đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ sở sản
xuất, kho hàng hóa trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các
cơ sở sản xuất, kho hàng hóa trong khu dân cư
Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm
các thành phần sau:
- Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh -
Trưởng đoàn.
- Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng - Phó
Trưởng đoàn.
- Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường - Thành viên.
- Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương -
Thành viên.
- Đại diện lãnh đạo UBND các huyện,
thị xã, thành phố(1) - Thành viên.
- Đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát
PCCC và CNCH, Công an tỉnh Quảng Ngãi - Thành viên.
- Đại diện Chỉ huy Đội Công tác phòng
cháy thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Quảng Ngãi - Thành viên.
- Cán bộ Đội Công tác phòng cháy thuộc
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Quảng Ngãi - Thư ký.
2. Đối với các cơ sở đưa vào hoạt
động mà chưa được nghiệm thu về PCCC: Giao Công an tỉnh
thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra, hướng dẫn các thủ tục có liên
quan theo quy định.
V. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Công an tỉnh
- Thống kê đầy đủ các đối tượng thuộc
diện kiểm tra của Kế hoạch này; tham mưu Đoàn tổ chức kiểm tra theo quy định.
- Ban hành và thông báo lịch kiểm tra
cho thành viên Đoàn kiểm tra đối tượng kiểm tra theo quy định.
- Chuẩn bị nội dung, tài liệu liên
quan đến đối tượng được kiểm tra để phục vụ Đoàn kiểm tra.
- Bố trí phương tiện và phân công lực
lượng có liên quan tham gia Đoàn kiểm tra.
- Thành lập Đoàn kiểm tra thuộc lực
lượng Công an tỉnh tiến hành kiểm tra đối với các cơ sở đưa vào hoạt động mà
chưa được nghiệm thu về PCCC.
- Báo cáo kết quả kiểm tra cho Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an
và UBND tỉnh trước ngày 30/4/2021.
2. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Công Thương:
Theo chức năng, nhiệm vụ được phân
công, cử thành phần tham dự Đoàn kiểm tra và phối hợp với Công an tỉnh thực hiện
các nội dung Kế hoạch này.
3. UBND các huyện, thị xã, thành
phố: Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra an
toàn PCCC tại các cơ sở do Công an các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công
tác quản lý nhà nước về PCCC.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành
tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở: Xây dựng, Công Thương,
Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB: PCVP, CNXD, CB;
- Lưu: VT, NC.huy11
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Hiền
|
(1) Chỉ tham gia khi Đoàn kiểm tra
tiến hành kiểm tra trên địa bàn phụ trách.