Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3949/QD-TCHQ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành: 27/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3949/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN, ĐÁNH GIÁ LẠI, GIA HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2011/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện và Thông tư số 133/2013/TT-BTC ngày 24/9/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 86/2013/TT-BTC;

Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và quản lý doanh nghiệp ưu tiên (dưới đây gọi tắt là Quy trình).

Điều 2. Quy trình này quy định thủ tục, trình tự, các bước thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và quản lý doanh nghiệp ưu tiên.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 2495/QĐ-TCHQ ngày 07/11/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Điều 4. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Các Phó Tổng cục trưởng TCHQ (để chỉ đạo);
-
Lưu: VT, KTSTQ (5b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái

 

QUY TRÌNH

THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN, ĐÁNH GIÁ LẠI, GIA HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3949/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Quy trình này quy định trình tự các bước thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và quản lý doanh nghiệp ưu tiên (dưới đây viết tắt DNƯT) theo quy định tại Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện (dưới đây viết tắt là Thông tư 86).

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Cục Kiểm tra sau thông quan, các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Quy trình này hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện các bước xử lý hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên của doanh nghiệp, các bước thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và quản lý doanh nghiệp ưu tiên.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Điều 3. Doanh nghiệp nộp hồ sơ

Cục Kiểm tra sau thông quan (Cục KTSTQ) là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

Điều 4. Thẩm định các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên

1. Thẩm định hồ sơ

Cục KTSTQ thực hiện việc thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định hồ sơ là 15 ngày làm việc, trường hợp hết 15 ngày làm việc mà Cục KTSTQ chưa nhận được ý kiến đánh giá của cơ quan thuế thì được gia hạn thêm nhưng không quá 15 ngày làm việc. Thẩm định hồ sơ bao gồm các công việc sau:

- Căn cứ đơn đề nghị, hồ sơ của doanh nghiệp và Điều 2 Thông tư 86 xác định loại doanh nghiệp ưu tiên (nếu được công nhận) của doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp: Căn cứ các quy định cụ thể về điều kiện doanh nghiệp ưu tiên quy định từ Điều 3 đến Điều 9 Thông tư 86.

- Sử dụng thông tin từ kết luận kiểm toán về hiệu quả hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hp các báo cáo kiểm toán công ty cung cấp không có thông tin này thì yêu cầu doanh nghiệp đề nghị đơn vị kiểm toán đánh giá bổ sung.

- Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu của ngành về kim ngạch và vi phạm của doanh nghiệp.

- Gửi văn bản tới Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và nơi doanh nghiệp mở tờ khai đề nghị báo cáo số liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vi phạm (nếu có thì báo cáo rõ số lần, hành vi, mức độ), thông tin về các cuộc kiểm tra đã được tiến hành trước đó và đánh giá về tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý.

- Gửi văn bản xin ý kiến các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan (như dưới đây). Nội dung văn bản đề nghị đánh giá (Tài liu gửi kèm như Mu số 01) cần tổng hợp đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp theo các tiêu chí, điều kiện nêu tại Thông tư 86:

+ Cục Giám sát quản lý về Hải quan đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp khi làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;

+ Cục Thuế xuất nhập khẩu đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Ban Quản lý rủi ro Hải quan trên cơ sở tổng hợp, phân tích thông tin về sự tuân thủ pháp luật, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp đang được xét công nhận là doanh nghiệp ưu tiên và đại lý làm thủ tục hải quan mà doanh nghiệp này đang thuê (nếu có);

+ Cục Công nghệ Thông tin và thống kê Hải quan đánh giá về điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; đánh giá về điều kiện thực hiện thủ tục hải quan điện tử của doanh nghiệp;

+ Thanh tra Tổng cục Hải quan đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp qua kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có);

+ Vụ Pháp chế đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp qua kết quả xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;

+ Cục Điều tra chống buôn lậu trên cơ sở hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, thông tin từ các cơ sở, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đang được xét công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm trả lời;

- Gửi văn bản xin ý kiến Cục Thuế tỉnh, thành phố (hoặc Chi cục Thuế) nơi quản lý doanh nghiệp để đánh giá, xác nhận việc tuân thủ pháp luật về thuế nội địa, việc thực hiện thủ tục thuế điện tử, thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế nội địa và việc hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế.

- Nếu doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 86, Cục KTSTQ trình Lãnh đạo Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 86, Cục KTSTQ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp chuẩn bị các thủ tục để thẩm định thực tế và thẩm định mã số hàng hóa:

+ Cục KTSTQ đề nghị doanh nghiệp có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính đề nghị thẩm định mã số hàng hóa doanh nghiệp đã và đang thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu (trừ mặt hàng nhập khẩu theo loại hình không thuộc diện chịu thuế như nhập chế xuất, xuất chế xuất). Hồ sơ đề nghị thẩm định mã số bao gồm:

(i) Văn bản đề nghị thẩm định mã số hàng hóa (Mu số 02): 01 bản chính;

(ii) Danh mục mã số các mặt hàng đã và đang thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu (Mu số 02): 01 bản có đóng dấu của doanh nghiệp;

(iii) Các tờ khai hải quan có liên quan đến mặt hàng cần xác định mã số mà doanh nghiệp đã xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp (Trường hợp một mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua nhiều tờ khai thì nộp tờ khai gần nhất;).

+ Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định mã số của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm thẩm định danh mục mã số các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.

Trường hợp cần thêm thời gian để thẩm định thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thể gia hạn thời gian thẩm định nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc. Nếu hết thời gian gia hạn mà Cục Hải quan tnh, thành phố chưa thẩm định xong danh mục mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thì có báo cáo gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan).

+ Trường hợp chưa thống nhất hoặc cơ quan hải quan chưa đủ thông tin để thẩm định đối với mã số mặt hàng nào thì yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các tài liệu cần thiết khác để thực hiện thẩm định. Đối với các mặt hàng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố không thể xác định được mã số thì báo cáo (mô tả rõ hàng hóa), xin ý kiến Tổng cục Hải quan (Cục Thuế Xuất nhập khẩu) theo quy định;

+ Sau khi thẩm định danh mục mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi trả doanh nghiệp 01 bản; Cục KTSTQ 01 bản và lưu trữ 01 bản (Mu số 03);

+ Nếu doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng mi (sau khi đã được Cục Hải quan tỉnh, thành phố thẩm định danh mục mã số hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu) hoặc Biểu thuế có sự thay đổi thì doanh nghiệp bổ sung danh mục và đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thẩm định, kết quả thẩm định gửi về Cục KTSTQ 01 bản để theo dõi.

2. Thm định thực tế

- Việc thẩm định thực tế do Cục KTSTQ trực tiếp thực hiện tại trụ sở doanh nghiệp hoặc phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện. Thời gian thẩm định thực tế không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết, có thể gia hạn thêm nhưng không quá 15 ngày làm việc:

+ Trường hợp Cục KTSTQ trực tiếp thẩm định: Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp;

+ Trường hợp Cục KTSTQ phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố thẩm định thì:

(i) Cục KTSTQ có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố đề nghị cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra của Cục KTSTQ; hoặc

(ii) Cục KTSTQ có văn bản đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sdoanh nghiệp và Cục KTSTQ cử cán bộ tham gia cùng Đoàn kiểm tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

+ Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã đăng ký kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp có đơn đề nghị xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo Thông tư 86 thì Cục KTSTQ thực hiện theo quy định tại Khoản 2.2 Điều 12 Thông tư 86 (như nêu tại Khoản 2 Điều 4 Quy trình này), đồng thời có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố để điều chỉnh kế hoạch kiểm tra;

+ Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp để đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong giai đoạn thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên (2 năm gần nhất tính từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận DNƯT) trước khi doanh nghiệp có đơn đề nghị công nhận DNƯT, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm gửi báo cáo về kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra sau thông quan, quyết định ấn định thuế (nếu có), các quyết định xử phạt liên quan (nếu có) về Cục KTSTQ. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục KTSTQ sẽ trình Lãnh đạo Tổng cục phương án, nội dung thẩm định thực tế cụ thể.

- Thẩm định thực tế phải thực hiện, làm rõ các nội dung sau:

+ Kiểm tra sau thông quan để đánh giá tính tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 3 Thông tư 86; Nguyên tắc, phạm vi kiểm tra thực hiện theo Điều 140, Điều 141 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính;

+ Đặc trưng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: mặt hàng, xuất xứ, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, tần suất làm thủ tục;

+ Đánh giá bộ máy kiểm soát nội bộ, cơ chế kiểm soát tài chính, quy trình tác nghiệp nội bộ (như quy trình mua, lưu kho, sản xuất, vận chuyển, giao nhận, bán hàng, lưu trữ sổ sách - chứng từ...) liên quan đến hoạt động, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;

+ Đánh giá hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan, cơ quan thuế;

+ Thu thập thông tin từ doanh nghiệp để đánh giá điều kiện về độ tin cậy của doanh nghiệp theo Bộ tiêu chí đánh giá của Tổng cục Hải quan (Bộ tiêu chí này lưu hành, sử dụng trong nội bộ cơ quan hải quan). Trình tự, thủ tục đánh giá thực hiện theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp quy định tại Điều 8, Thông tư 86;

+ Đánh giá phần mềm quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để được áp dụng chế độ ưu tiên theo Khoản 3 Điều 18 Thông tư 86. Cụ thể:

(i) Phần mềm phải thực hiện, xử lý, kết nối một cách tự động các hoạt động: kế toán, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, quản lý sản xuất, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng... đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm tra của cơ quan hải quan và báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu nhập khẩu tại các thời điểm kiểm tra của cơ quan hải quan;

(ii) Phần mềm phải quản lý được hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện những bất cập, sơ hở trong quản lý liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và năng lực tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thì đưa ra khuyến nghị để doanh nghiệp có biện pháp ci tiến, điều chỉnh.

Điều 5: Báo cáo tổng hợp

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế, Cục KTSTQ lập báo cáo tổng hợp (Mu số 04) trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, phê duyệt.

- Báo cáo tổng hợp trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin từ các nguồn:

+ Hồ sơ, tài liệu do doanh nghiệp cung cấp;

+ Báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

+ Ý kiến đánh giá của các đơn vị, cơ quan trong, ngoài ngành;

+ Kết quả thẩm định thực tế;

+ Kết quả đánh giá về độ tin cậy theo Bộ tiêu chí do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.

Điều 6: Ký Bản ghi nhớ (MOU)

- Nếu kết quả thẩm định, doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chấp thuận, trong thời gian 05 ngày làm việc, Cục KTSTQ có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp tiến hành lập bản ghi nhớ (viết tắt là MOU) như quy định tại Điều 13 Thông tư 86.

- Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện bản ghi nh, Cục KTSTQ trình Tng cục trưởng Tổng cục Hải quan để xem xét, ký bản ghi nhớ.

Điều 7: Ban hành Quyết định

Sau khi MOU được ký, trong thời gian 5 ngày làm việc, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

Nội dung của Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên: ngoài các nội dung theo mẫu tại Thông tư 86, ghi thêm nơi nhận là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã tham gia đánh giá, nhận xét doanh nghiệp để biết và phối hợp quản lý.

Tài liệu trình bao gồm:

- Bản ghi nhớ (MOU);

- Tờ trình của Cục KTSTQ;

- Báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp;

- Hồ sơ của doanh nghiệp;

- Dự thảo Giấy chứng nhận Doanh nghiệp ưu tiên;

- Dự thảo Quyết định công nhận Doanh nghiệp ưu tiên;

- Văn bản đánh giá của các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành;

- Các tài liệu, biên bản làm việc khác có liên quan.

Điều 8: Trao giấy công nhận công nhận DNƯT

Cục KTSTQ đề xuất Lãnh đạo Tổng cục Hải quan về chương trình trao giấy chứng nhận doanh nghiệp ưu tiên cho doanh nghiệp.

MỤC 2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ LẠI, GIA HẠN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN

Điều 9. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị gia hạn

Chậm nhất trong vòng 60 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng chế độ ưu tiên, Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ) có văn bản thông báo để doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị đánh giá lại, gia hạn việc áp dụng chế độ ưu tiên. Hồ sơ đề nghị đánh giá lại, gia hạn gồm:

- Đơn đề nghị đánh giá lại, gia hạn việc áp dụng chế độ ưu tiên;

- Báo cáo kiểm toán (có thư kiểm toán), Kết luận thanh tra trong giai đoạn đánh giá.

- Bản tự đánh giá, gồm các nội dung:

+ Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu (Tổng số tờ khai, tổng số kim ngạch); Tình hình chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuế kể từ khi được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên hoặc từ thời điểm được gia hạn chế độ ưu tiên gần nhất;

+ Phân tích tình hình tài chính, tình hình thực hiện các chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo các thay đổi trong hoạt động kinh doanh, kiểm soát nội bộ, quy trình tác nghiệp nội bộ của doanh nghiệp trong giai đoạn đánh giá;

+ Báo cáo tự đánh giá việc thường xuyên tự kiểm tra, phát hiện, khắc phục sai sót; khả năng sẵn sàng làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan hải quan; tình hình thực hiện các báo cáo, trách nhiệm theo quy định;

+ Báo cáo tình hình thực hiện các khuyến nghị của cơ quan hải quan (nếu có).

Điều 10. Cơ quan Hải quan đánh giá lại

Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp đề nghị đánh giá, gia hạn, Cục KTSTQ theo nguyên tắc quản lý rủi ro thực hiện việc đánh giá lại. Thủ tục đánh giá lại như sau:

- Thẩm định hồ sơ: Thẩm định như Khoản 1 Điều 4 Quy trình này.

Riêng nội dung thẩm định mã số: Nếu danh mục mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp không thay đổi hoặc không phải điều chỉnh thì không phải thẩm định lại danh mục mã số.

- Thẩm định thực tế: Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả theo dõi, quản lý của Cục KTSTQ, Cục KTSTQ đề xuất Lãnh đạo Tng cục phương án, nội dung thẩm định thực tế.

Điều 11. Quyết định gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên

- Nếu doanh nghiệp không được chấp nhận gia hạn chế độ ưu tiên, Cục KTSTQ trình Tng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ chế độ ưu tiên.

- Nếu doanh nghiệp được chấp nhận gia hạn, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định gia hạn (Quyết định gia hạn phải gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã tham gia đánh giá, nhận xét doanh nghiệp để phối hợp quản lý). Thời hạn ban hành Quyết định gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định. Tài liệu trình bao gồm:

+ Tờ trình của Cục KTSTQ về việc ký Quyết định gia hạn DNƯT đối với doanh nghiệp;

+ Bản báo cáo đánh giá lại về doanh nghiệp.

MỤC 3. CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Điều 12: Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ưu tiên

Trong quá trình áp dụng chế độ ưu tiên, nếu doanh nghiệp ưu tiên có yêu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Điều 2 Thông tư 86 và đáp ứng điều kiện về kim ngạch tương ứng quy định tại Điều 6 Thông tư 86 thì gửi đơn về Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan.

Cục KTSTQ thực hiện đánh giá lại theo các bước nêu tại Điều 10 Quy trình này.

Nếu theo kết quả đánh giá lại, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên theo loại hình mới thì Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo loại mới.

MỤC 4. TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN

Điều 13. Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên

Căn cứ Điều 16 Thông tư 86, các báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, thông tin vi phạm thu thập từ dữ liệu ngành, nếu doanh nghiệp vi phạm một trong các quy định tại Điều 3 hoặc không đáp ứng quy định tại Điều 8 Thông tư 86, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp. Thời gian tạm đình chtừ 60 đến 180 ngày. Trong trường hợp có lý do chính đáng (do nguyên nhân khách quan), hết thời hạn trên mà doanh nghiệp vẫn chưa khắc phục xong sai sót thì được gia hạn thời hạn tạm đình chỉ một lần nhưng không quá 60 ngày. Cục KTSTQ tiến hành làm rõ các vi phạm theo các bước sau:

- Cục KTSTQ phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc cơ quan phụ trách lĩnh vực doanh nghiệp có sai phạm xác minh, làm rõ hành vi vi phạm của doanh nghiệp và đề xuất biện pháp xử lý.

- Trên cơ sở báo cáo đánh giá vi phạm của cơ quan hi quan, doanh nghiệp có văn bản giải trình, trong đó nêu rõ các biện pháp cải tiến, cách thức thực hiện các khuyến nghị của cơ quan hải quan.

- Sau khi tổng hợp, phân tích, xem xét báo cáo, thông tin của Hải quan địa phương hoặc cơ quan phụ trách lĩnh vực doanh nghiệp có sai phạm, văn bản của doanh nghiệp và kết quả xác minh, nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện chế độ ưu tiên hoặc sau khi các cơ quan chức năng liên quan đánh giá hành vi vi phạm của doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện tuân thủ pháp luật theo quy định tại Thông tư 86, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng ban hành Quyết định hủy Quyết định tạm đình chỉ.

Điều 14. Đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên

Trường hợp, doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 86, Cục KTSTQ xin ý kiến 7 Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan (nêu tại Khoản 1 Điều 4 Quy trình này) để tổng hợp ý kiến trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.

Chương 3.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Điều 15. Cục Hải quan tỉnh, thành phố

1. Cục Hải quan quản lý địa bàn nơi doanh nghiệp ưu tiên có trụ sở chính

- Tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu: cử cán bộ chuyên quản thuộc Đội thủ tục. Cán bộ này theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng ngày của doanh nghiệp để phát hiện các sai sót, những dấu hiệu bất thường trong khai báo của doanh nghiệp, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Hàng tháng, báo cáo tình hình doanh nghiệp ưu tiên, khuyến nghị (nếu có) đối với doanh nghiệp (Mu số 05) về Chi cục Kiểm tra sau thông quan (gọi tắt là Chi cục KTSTQ).

- Tại Chi cục KTSTQ: phân công cán bộ chuyên quản hoặc bộ phận chuyên quản (tùy theo số lượng DNƯT thuộc địa bàn quản lý). Cán bộ (hoặc bộ phận) này tổng hợp dữ liệu (Mu số 06) từ các Chi cục Hải quan cửa khẩu, theo dõi, phân tích hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: mã số hàng hóa, số lượng, xuất xứ, chính sách mặt hàng, trị giá ... để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Định kỳ, ngày 05 hàng tháng, báo cáo (qua email) về Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ) tình hình doanh nghiệp ưu tiên, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

- Trường hợp phát sinh hoặc phát hiện vướng mắc, sai sót, vi phạm, Chi cục Hải quan (nơi phát hiện hoặc phát sinh vấn đề) ngoài việc xử lý theo quy định hiện hành thì báo cáo nhanh, đề xuất biện pháp xử lý (qua email, fax) về Chi cục Kiểm tra sau thông quan và Cục KTSTQ.

Nếu các phát sinh vượt thẩm quyền thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý về Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ).

- Hàng quý (trong vòng 5 ngày làm việc đầu tiên mỗi quý), Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo tổng hợp, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, quá trình, kết quả xử lý các vấn đề vướng mắc, sai sót, vi phạm đã xảy ra bằng văn bản gửi về Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ).

- Phối hợp làm việc với Cục KTSTQ khi có yêu cầu.

2. Cục Hải quan nơi doanh nghiệp ưu tiên mở tờ khai

- Tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu: cử cán bộ chuyên quản theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng ngày của doanh nghiệp để phát hiện các sai sót, những dấu hiệu bất thường trong khai báo của doanh nghiệp, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Định kỳ ngày 05 hàng tháng, báo cáo tình hình doanh nghiệp ưu tiên, khuyến nghị (nếu có) đối với doanh nghiệp về Chi cục Kiểm tra sau thông quan để tổng hợp báo cáo về Cục KTSTQ (Mu số 05).

- Trường hợp phát sinh hoặc phát hiện vướng mắc, sai sót, vi phạm, Chi cục Hải quan (nơi phát hiện hoặc phát sinh vấn đề) ngoài việc xử lý theo quy định hiện hành thì báo cáo kịp thời, đề xuất biện pháp xử lý (qua email, fax) về Cục KTSTQ.

Nếu các phát sinh vượt thẩm quyền thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý bằng văn bản nhanh nhất về Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ).

- Chủ động làm việc với Cục KTSTQ khi có yêu cầu.

Điều 16. Cục Kiểm tra sau thông quan

- Hàng tháng, Cục KTSTQ thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu của ngành (phần mềm STQ01), đầu mối phía DNƯT, các Chi cục Hải quan để lập báo cáo (Mu số 07) đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, các dấu hiệu, đề xuất (nếu có) để có biện pháp quản lý phù hợp.

Chủ động lập kế hoạch làm việc với các Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các cơ quan hữu quan khác (nếu cần) để nắm tình hình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các vấn đề khác (nếu cần) của doanh nghiệp.

- Hàng năm (chậm nhất là ngày 15/12), ngoài việc kiểm tra, đối chiếu, đánh giá các thông tin do DNƯT gửi tới và các thông tin thu thập được, Cục KTSTQ khảo sát thực tế tại DNƯT đánh giá việc thực hiện các khuyến nghị của cơ quan hải quan, biện pháp cải tiến, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng tuân thủ pháp luật.

Lập báo cáo đánh giá các doanh nghiệp ưu tiên (dựa trên các tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp) đây là cơ sở, tài liệu để xem xét gia hạn chế độ ưu tiên của doanh nghiệp.

- Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện doanh nghiệp có vi phạm thì xử lý theo các bước tại Mục 4 Chương II Quy trình này.

- Phân loại DNƯT theo từng nhóm phù hợp để kiểm tra, khảo sát theo các chuyên đề, dấu hiệu,...

- Nghiên cứu xây dựng, phát triển các công cụ hỗ trợ quản lý, xếp loại doanh nghiệp ưu tiên.

Điều 17. Các Cục, Vụ khác thuộc Tổng cục Hải quan

Trường hợp các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan phát hiện ra các sai phạm hoặc các dấu hiệu sai phạm liên quan đến các doanh nghiệp đã được công nhận doanh nghiệp ưu tiên, có trách nhiệm chuyển thông tin để Cục Kiểm tra sau thông quan phối hợp kiểm tra, xử lý.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quy trình này thay thế Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 2495/QĐ-TCHQ ngày 07/11/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, quản lý doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức đào tạo, tuyên truyền rộng rãi trong và ngoài ngành về chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.

3. Các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan; Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan quy định tại Quy trình này.

 

Mẫu 01/QTTĐ

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC KIÊM TRA SAU THÔNG QUAN
-------

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ

Tên doanh nghiệp:

Tên giao dịch:

Mã số thuế:

Địa chỉ:

Sđiện thoại:

Số Fax:

Website:

Tổng giám đốc/ Giám đốc:

Loại hình hoạt động chính:

Loại doanh nghiệp ưu tiên nếu được công nhận:

1. Điều kiện về tuân thủ pháp luật

Mô tả nguồn thông tin, đối chiếu với Điều 3 Thông tư 86, đưa ra kết luận về việc doanh nghiệp có đáp ứng điều kiện không.

 

 

2. Điều kiện về thanh toán

Mô tả nguồn thông tin, đối chiếu với Điều 4 Thông tư 86, đưa ra kết luận về việc doanh nghiệp có đáp ứng điều kiện không.

 

 

3. Điều kiện về kế toán, tài chính

Mô tả nguồn thông tin, đối chiếu với Điều 5 Thông tư 86, đưa ra kết luận về việc doanh nghiệp có đáp ứng điều kiện không.

 

 

 

Mẫu 02/QTTĐ

Tên công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:
V/v thẩm định mã số hàng hóa xuất nhập khẩu để công nhận DNƯT theo TT86

 

 

Kính gửi: Cục Hải quan...

Căn cứ khoản 2.2 Điều 1, Điều 12 Thông tư 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện;

Căn cứ công văn số ……./ KTSTQ ngày ……./………/……..của Cục Kiểm tra sau thông quan về việc thông báo công ty thực hiện thủ tục thẩm định mã số HS để hoàn thiện hồ sơ công nhận Doanh nghiệp ưu tiên;

Căn cứ quy định trên, đề nghị Cục Hải quan tnh/ thành phố ………..thẩm định cho công ty mã sHS những hàng hóa chúng tôi đã và đang xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian 2 năm từ năm……. đến năm……. như bảng kê đính kèm.

 

 

…, ngày…. tháng ….. năm…
Giám đốc
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mu bảng kê:

STT

Tên hàng nhập khẩu

Mã HS đã khai

Chi cục HQ đã làm thủ tục

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Tên hàng xuất khẩu

Mã HS đã khai

Chi cục HQ đã làm thủ tục

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 03/QTTĐ

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN……

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:
V/v thẩm định mã số hàng hóa xuất nhập khẩu để công nhận DNƯT theo TT86

 

 

Kính gửi:

- Cục Kiểm tra sau thông quan
- Công ty....

 

Căn cứ khoản 2.2 Điều 11 Thông tư 86/2013/TT-BTC quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện

Căn cứ công văn số ……………… của công ty về việc đề nghị thẩm định mã HS

Cục Hải quan …………………….. đã thẩm định (số lượng) mã HS hàng hóa công ty đã xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể như bảng kê đính kèm.

 

 

..…, ngày…. tháng ….. năm….
Lãnh đạo Cục
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu bảng kê:

STT

Tên hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Mã HS đã thẩm định

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 04/QTTĐ

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TRÌNH TỔNG CỤC TRƯỞNG

Phê duyệt của Tổng cục trưởng

 

 

 

Phê duyệt của Phó tổng cục trưởng

 

 

 

I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Tên doanh nghiệp:

Tên giao dịch:

Mã sthuế:

Địa chỉ:

Số điện thoại:

Số Fax:

Website:

Tổng giám đốc/ Giám đốc:

Loại hình hoạt động chính:

Loại doanh nghiệp ưu tiên nếu được công nhận:

II/ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

1. Điều kiện về tuân thủ pháp luật

Phân tích từ hồ sơthẩm định thực tế, từ đó đưa ra kết luận

 

 

 

III/ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA CỤC KTSTQ

 

 

Hà Nội, ngày…. tháng ….. năm …..
Lãnh đạo Cục KTSTQ
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 05/QTTĐ

(Áp dụng cho chi cục nơi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan)

CỤC HẢI QUAN…..
CHI CỤC HẢI QUAN…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO THÁNG

- Thời gian báo cáo: từ ……/…../……. đến ……/…../…….

- Cán bộ hải quan được phân công theo dõi doanh nghiệp:

(Cung cấp tên và số điện thoại liên hệ)

- Nội dung báo cáo:

STT

Tên doanh nghiệp

số thuế

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Các vi phạm bị xử lý (nếu có). Nếu có gửi kèm biên bản, quyết định xử phạt

Ghi chú

Loại hình

Tng số tờ khai

Tổng kim ngạch

Loại hình

Tng số tờ khai

Tổng kim ngạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng (từng  doanh nghiệp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nội dung Chi cục Hải quan cửa khẩu khuyến nghị Chi cục Kiểm tra sau thông quan cần theo dõi, kiểm tra (nếu có):

 

 

Chi cục trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 06/QTTĐ

(Áp dụng cho chi cục kiểm tra sau thông quan)

CỤC HẢI QUAN....
CHI CỤC KI
M TRA SAU THÔNG QUAN
-------

 

 

BÁO CÁO THÁNG

- Thời gian báo cáo: từ ……../……/…..đến .…./……./……

- Cán bộ hải quan cửa khẩu được phân công theo dõi doanh nghiệp:

(Cung cấp tên và số điện thoại liên hệ)

- Cán bộ hải quan thuộc chi cục KTSTQ được phân công theo dõi doanh nghiệp:

(Cung cấp tên và số điện thoại liên hệ)

- Nội dung báo cáo:

STT

Tên doanh nghiệp

số thuế

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Các vi phạm bị xử lý (nếu có). Nếu có gửi kèm biên bản, quyết định xử phạt

Ghi chú

Loại hình

Tng số tờ khai

Tổng kim ngạch

Loại hình

Tng số tờ khai

Tổng kim ngạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng (từng  doanh nghiệp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nội dung Chi cục Hải quan cửa khẩu khuyến nghị Chi cục Kiểm tra sau thông quan cần theo dõi, kiểm tra (nếu có):

- Thông tin do Chi cục kiểm tra sau thông quan nghiên cứu, phân tích:

- Thông tin từ các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh (nếu có):

 

 

Chi cục trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 07/QTTĐ

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
-------

 

 

BÁO CÁO THÁNG CỦA TỔ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Số liệu thống kê

STT

Tên doanh nghiệp

Mã số thuế

Tng stờ khai

Tng kim ngạch

Các vi phạm bị xử lý (nếu có). Nếu có gửi kèm biên bản, quyết định xử phạt

Tên cán bộ chuyên quản tổ AEO

Ghi chú

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phân tích dấu hiệu (nếu có)

- Đxuất (nếu có)

 

 

Tổ trưởng Tổ quản lý doanh nghiệp ưu tiên

 

THE MINISTRY OF FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No: 3949/QD-TCHQ

Hanoi, November 27, 2013

 

DECISION

ON THE PROMULGATION OF PROCEDURES FOR ASSESSMENT, RECOGNITION, REEVALUATION, EXTENSION, SUSPENSION, SHUT-DOWN AND MANAGEMENT OF PRIORITIZED ENTERPRISES

THE DIRECTOR OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS

Pursuant to the Law on Customs No. 29/2011/QH10 dated June 29, 2001 and the Law on amendments to some articles of the Law on Customs No. 42/2005/QH11 dated June 14, 2005;

Pursuant to the Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 of the Government detailing some articles of the Law on Tax administration and the Law on the amendments to the Law on Tax administration;

Pursuant to the Circular No. 86/2013/TT-BTC dated June 27, 2013 of the Ministry of Finance regulating the application of the priority policy for the customs administration to the eligible enterprises and the Circular No. 133/2013/TT-BTC dated September 24, 2013 of the Ministry of Finance amending the Circular No. 86/2013/TT-BTC;

Pursuant to the Decision No. 02/2010/QD-TTg dated January 15, 2012 of the Prime Minister defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the General Department of Customs affiliated to the Ministry of Finance;

At the request of the Director of the Department of post-customs clearance inspection,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Procedures for assessment, recognition, reevaluation, extension, suspension, shut-down and management of prioritized enterprises (hereinafter referred to as the procedures) are issued together with this Decision.

Article 2. This procedure provides the sequence of assessment, recognition, reevaluation, extension, suspension, shut-down and management of prioritized enterprises.

Article 3. This decision takes effect as of the signing date and replaces the Decision No. 2495/QD-TCHQ dated November 07, 2012 of the Director of the General Department of Customs.

Artile 4. The Director of the Department of post-customs clearance inspection, Heads of units affiliated to the General Department of Customs.

 

 

PP
DIRECTOR
DEPUTY DIRECTOR




Nguyen Duong Thai

 

PROCEDURE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Procedure provides the sequence of the assessment, recognition, reevaluation, extension, suspend, shut-down and management of the prioritized enterprises in accordance with the regulations of the Circular No. 86/2013/TT-BTC dated June 27, 2013 of the Ministry of Finance regulating the application of priority policy for customs administration to eligible enterprises (hereinafter referred to as Circular 86).

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Regulated objects

The Department of post-customs clearance inspection, units affiliated to the General Department of Customs, Departments of customs of provinces and centrally affiliated cities (hereinafter referred to as provinces).

Article 2. Scope of regulation

This procedure provides the sequence for the process of the request applications of the enterprises for the recognition for the prioritized enterprises; sequence for the assessment, recognition, reevaluation, extension, suspension, shut-down and management of prioritized enterprises.

Chapter 2.

SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Recipient of applications

The Department of post-customs clearance inspection is the authority in charge of receiving the request applications for the prioritized enterprises.

Article 4. Assessment of conditions for prioritized enterprises

1. Assessment of applications

The Department of post-customs clearance inspection shall assess the applications. The duration for the assessment of the applications is 15 working days. If the Department of the post-customs clearance inspection has not received the assessment results of the tax authorities after 15 working days, such duration can be extended for at most 15 working days. The procedures for the assessment of the applications:

- Specify the type of the prioritized enterprises (if they are recognized) according to the written requests and documents of the enterprises and Article 2 of the Circular 86.

- Evaluate the applications of the enterprises according to the specific regulations on the conditions for the prioritized enterprises prescribed from Article 3 to Article of the Circular 86.

- Evaluate the business effectiveness of the enterprises according to the information of the audit conclusion of the business effectiveness. Request the enterprises to ask the auditing units to carry out the additional assessment if the audit reports provided by the enterprises do not include such information.

- Collect, synthesize and analyze the information of the enterprises according to the customs database of the business turnover and violations of the enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Send written requests for the opinions of the Departments affiliated to the General Department of Customs (as follows). A written request for the assessment (Form 01) must include all of the information about the enterprises according to the criteria and conditions mentioned in the Circular 86:

+ The Departments of Customs Management Supervision shall evaluate the adherence to the laws of the enterprises upon their implementation of the procedures for the customs clearance of the imported and exported goods;

+ The Provincial Departments of Import and Export Taxation shall evaluate the adherence to the laws of the enterprises with regard to the tax on the imported and exported goods;

+ The management board of customs risks shall evaluate the level of risks of the enterprises that are inspected to receive the recognition as prioritized enterprises and customs brokerage agents of such enterprises (if any) according to the synthesized and analyzed information about the adherence to the laws.

+ The Provincial Departments of Information technology and Customs statistics shall evaluate the export and import turnover; evaluate the implementation of the procedures for the electronic customs of the enterprises.

+ The Inspector of the General Department of Customs shall evaluate the adherence to the laws of the enterprises according to the results of the inspections, handling of complaints and denunciations (if any).

+ The Legal Department shall evaluate the adherence to the laws of the enterprises according to the results of the handling of the violations of the laws of the enterprises;

+ The Department of Smuggling Investigation and Prevention shall evaluate the adherence to the laws of the enterprises that are inspected to receive the recognition as prioritized enterprises according to the activities to prevent the smuggling, commercial frauds and information from the establishments.

The Departments affiliated to the General Department of Customs shall reply within 05 working days from the receipt of the written requests for the opinions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Request the Chief of the General Department of Customs to send a written reply to any enterprise that does not satisfy the conditions for the prioritized enterprise in accordance with the regulations of the Circular 86.

- Send written notifications to the enterprises that satisfy all the conditions for the prioritized enterprises for them to prepare the procedures for the site inspections and verification of goods codes:

+ The Department of post-customs clearance inspection shall require the enterprises to send written requests for the verification of the codes of the goods that such enterprises have been importing and exporting (except for the imported goods that are not subject to tax such as goods imported for export-processing, exported processed goods) to the Customs Departments of provinces where the head offices of the enterprises are located. An application for the verification of the codes includes:

(i) An original written request for the assessment of the goods codes (Form 02);

(ii) A list of the codes of the goods that have been imported and exported (Form 02) bearing the seal of the enterprise;

(iii) Photocopies of customs declaration sheets related to the goods whose codes need identifying that the enterprise has imported and exported bearing the seal of the enterprise (in case of the exported goods declared in more than one sheets, the latest ones shall be submitted).

+ The Provincial Departments of Customs shall assess the lists of the codes of the imported and exported goods of the enterprises within 10 working days from the receipt of the complete applications for the verification of the codes of such enterprises.

The duration for the assessment can be extended by the Provincial Departments of Customs but not more than 10 working days. If the Provincial Departments of Customs does not finish the verification of the codes of the imported and exported goods of the enterprises after the extension, they shall send reports to the General Department of Customs (the Department of post-customs clearance inspection)

+ The enterprises shall be required to provide additional documents for the assessment to be carried out in case of inconsistency or inadequacy of information to verify the code of any goods. In case of the goods whose codes can not be identified, the Provincial Departments of Customs shall send a report (specifically prescribing such goods) to the General Department of Customs (Provincial Department of Import and Export Taxation) to ask for opinions under the regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ If any enterprise imports or exports new goods (after the Provincial Departments of Customs assess the lists of the goods that have been imported and exported) or there are changes in the Tax schedule, the enterprises shall supplement the lists and request the Departments customs of the province where its head office is located to assess and send the 01 assessment result to the Department of post-customs clearance inspection for supervision.

2. Site inspection

- The site inspection shall be directly carried out at the head offices of the enterprises by the Department of post-customs clearance inspection or by Department of post-customs clearance inspection in cooperating with the Departments of Customs of provinces where their head offices are located. The duration for a site inspection is at most 15 working days. When necessary, the duration can be extended but not more than 15 working days:

+ In case the Department of post-customs clearance inspection directly assesses: The Department of post-customs clearance inspection shall request the Director of the General Department of Customs to promulgate the Decision on the post-customs clearance inspections at the enterprises;

+ In case the Department of post-customs clearance inspection cooperates with the Provincial Departments of Customs in inspecting:

(i) The Department of post-customs clearance inspection shall send a written request for the appointment of the officials to take part in the Inspectorate of the Department of post-customs clearance inspection to the Provincial Departments of Customs; or

(ii) The Department of post-customs clearance inspection shall send a written request for the post-clearance inspections at the head offices of the enterprises to the Provincial Departments of Customs and appoint its officials to take part in the Inspectorate of the Provincial Departments of Customs;

+ If the Provincial Departments of Customs have registered the inspection plans for the enterprises before they send the written requests for the recognition as prioritized enterprises pursuant to the Circular 86, the Department of post-customs clearance inspection shall carry out the site inspections in accordance with the regulations in Clause 2.2 Article 12 of the Circular 86 (as mentioned in Clause 2 Article 4 of this Procedure) as well as send written notifications to the Provincial Departments of Customs to adjust the inspection plans.

+ If the Provincial Departments of Customs have carry out the post-clearance inspection at the head office of any enterprise to evaluate the adherence to the laws during the assessment of the conditions for the prioritized enterprises (2 latest years from the submission of the request application for the recognition as a prioritized enterprise) before such enterprise submit the request application for the recognition as prioritized enterprise, the Provincial Departments of Customs shall send a written report on the assessment result and the conclusion of the post-customs clearance inspection, decision on tax imposition (if any), relevant decisions on penalties (if any) to the Department of post-customs clearance inspection . Pursuant to the assessment results of the Provincial Departments of Customs, the Department of post-customs clearance inspection shall submit the specific plans and contents of the site inspections to the Chief of the General Department of Customs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Post-customs clearance inspections to evaluate the adherence to the laws on customs and tax with regard to the import and export activities of the enterprises in accordance with Article 3 of the Circular 86; Principles and scope of assessment in accordance with Article 140 and Article 141 of the Circular No. 128/2013/TT-BTC dated September 10, 2013 of the Ministry of Finance;

+ Typical import and export activities of the enterprises such as type of goods, sources, import and export methods, frequency of the implementation of the procedures;

+ Evaluation of the internal management system, scheme for financial management, internal operating procedures (such as procedures for the purchase, warehousing, production, transport, delivering and receiving, document keeping…) related to the import and export activities of the enterprises;

+ Evaluation of the information technology infrastructure of the enterprises to adapt to the requirements for the connection and exchange of electronic data between the enterprises and customs authorities, tax authorities;

+ Collection of information from the enterprises to evaluate the conditions for the reliability of the enterprises according to the Evaluation criteria book of the General Department of Customs (This book is internally used and circulated within the customs authorities). The procedures for the evaluation of the implementation in according to the Decision of the Director of the General Department of Customs on the promulgation of the Evaluation criteria book are prescribed in Article 8 of Circular 86;

+ Evaluation of the software designed to manage the imported and exported goods in order to determine the eligibility for the priority policy in accordance with Clause 3 Article 18 of the Circular 86, in particular:

(i) The software must process, automatically connect the activities together such as accounting, management of the purchase of goods, stock control, management of production, order tracking, sales management…, which adapt to the requirements for management and inspections of the customs authorities and the report on the import- export- raw materials in stock that are imported at the time the customs authorities conduct inspections;

(ii) The software must be able to manage the imported and exported goods of the enterprises.

- During the assessment, in case of any problem related to the management of the import and export activities and the adherence to the laws on customs and tax related to the imported and exported goods of the enterprises, the Department of post-customs clearance inspection shall advise the enterprises to make improvement and adjustment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Department of post-customs clearance inspection shall compile and send the summary reports (Form 04) to the Director of the General Department of Customs for approval within 15 working days from the day on which the enterprises receive the assessment results.

- The summary reports are compiled based on the analysis and synthesis of the information from:

+ The documents provided by the enterprises;

+ The reports of the Provincial Departments of Customs;

+ Assessments of relevant units and agencies;

+ The results of the site inspections;

+ The results of the assessments of the reliability based on the Assessment Criteria book issued by the Director of the General Department of Customs.

Article 6. Signing of Memorandum of Understanding (MOU)

- If the assessment result of any enterprise satisfies all of the conditions under the regulations and gains the approval of the Director of the General Department of Customs, the Department of post-customs clearance inspection shall cooperate with such enterprise in drawing up the Memorandum of Understanding (hereinafter referred to as MOU) within 05 working days in accordance with the regulations in Article 13 of the Circular 86.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7: Issuance of Decision

The Department of post-customs clearance inspection shall request the Director of the General Department of Customs to consider issuing the Decision on the recognition of the prioritized enterprises within 05 working days after the MOU is signed.

The contents of the Decision on the recognition for the prioritized enterprises include: the contents of the prescribed form in the Circular 86 and the receivers (which are the competent authorities taking part in the assessments and evaluations of the enterprises). The receivers are listed in order to be cooperated in management.

 An application that is submitted includes:

- The Memorandum of Understanding (MOU)

- The written request of the Department of post-customs clearance inspection;

- The summary report on the enterprise;

- The application of the enterprise;

- The draft of the Certificate of prioritized enterprise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The written assessment of the relevant units;

- Other relevant documents and records.

Article 8: Award of Certificates of prioritized enterprises

The Department of post-customs clearance inspection shall propose the award of the Certificates of prioritized enterprises to the Chief of the General Department of Customs.

SECTION 2. PROCEDURES FOR REEVALUATION, EXTENSION OF PRIORITY POLICY

Article 9. Request applications for extension of enterprises

The General Department of Customs (the Department of post-customs clearance inspection) shall send a written notification to the enterprise that submits the request application for the reevaluation and extension of the priority policy within 60 days before the application of the priority policy expires. An application for the reevaluation and extension includes:

- A written request for the reevaluation and extension of the application of the priority policy;

- The audit reports (including audit letters), the conclusion of the inspection during the evaluation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The import and export data (the total declaration sheets and turn over); the adherence to the laws on customs and tax from the day on which the enterprise gets the recognition as prioritized enterprise or the latest time that the priority policy is extended;

+ The analysis of the financial situation, the implementation of the accounting and auditing practices under the regulations of the law;

+ The report in the changes in the business activities, internal management, internal operating procedures of the enterprise during the evaluation;

+ The internal assessment report on the regular self-inspection, discovery and solutions to the problems; the ability to clarify the issues related to the imported and exported goods of the enterprise at the request of the customs authorities; the production of the reports and the fulfillment of the obligations under the regulations.

+ The report on the implementation of the suggestions given by the customs authorities (if any).

Article 10. Reevaluation of customs authorities

The Department of post-customs clearance inspection shall carry out the reevaluation according to the risk management within 30 working days from the receipt of any complete request application for the evaluation and extension of an enterprise. The procedures for the reevaluation:

- Application assessment: the assessment shall be carried out in accordance with Clause 1 Article 4 of this Procedure.

The verification of the codes: If there are no changes or adjustments to the list of the codes of the imported and exported goods of the enterprise, the codes shall not be verified.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11: Decision on extension of application of priority policy

- The Department of post-customs clearance inspection shall request the Director of the General Department of Customs to consider suspending or shutting down the priority policy if the priority policy of any enterprise is not approved to be extended.

- The Department of post-customs clearance inspection shall request the Director of the General Department of Customs to issue the Decision on Extension (such Decision must be sent to the competent authorities involved in the assessment and evaluation of the enterprise to get the cooperation in management among them) if the priority policy of any enterprise is approved to be extended. The Decision on the Extension of the application of the priority policy shall be issued within 15 working days from the completion of the assessment. The submitted documents include:

+ The statements of the Department of post-customs clearance inspection on the signing of the Decision on extension of application of priority policy of the enterprises;

+ The reevaluation reports on the enterprises.

SECTION 3. CONVERSION OF TYPES OF PRIORITIZED ENTERPRISES

Article 12. Conversion of types of prioritized enterprises

During the application of the priority policy, if any prioritized enterprise requires the conversion of the prioritized enterprise type in accordance with Article 2 of the Circular 86 and satisfies the conditions for the corresponding turnover prescribed in Article 6 of the Circular 86, it shall send a written request to the Department of post-clearance inspection- General Department of Customs.

The Department of post-customs clearance inspection shall carry out the reevaluation following the procedures prescribed in Article 10 of this Procedure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SECTION 4. SUSPENSION AND SHUT-DOWN OF APPLICATION OF PRIORITY POLICY

Article 13. Suspension of application of priority policy

Pursuant to the Article 16 of the Circular 86, reports of the provincial Departments of Customs, information about the violations collected from the customs database, if any enterprise breaches any regulation in Article 3 or regulation in Article 8 of the Circular 86, the Department of post-customs clearance inspection shall request the Director of the General Department of Customs to consider issuing the Decision on the suspension of the application of the priority policy to such enterprise. Any enterprise can be suspended for 60 to 180 days. If an enterprise can not solve its problems completely after its duration of suspension, its suspension can be extended once for at most 60 days as long as there are legitimate reasons (objective causes). The Department of post-customs clearance inspection shall clarify the violations following these procedures:

- The Department of post-customs clearance inspection shall cooperate with the Provincial Department of Customs or the authorities in charge of the field that the enterprise commit violations in clarifying and verifying the violations of the enterprise and suggesting the handling measures.

- The enterprise shall provide a written explanation, including the improvement measures, methods of taking the suggestions of the customs authorities according to the report on the evaluation of the violations of the customs authorities.

- The Department of post-customs clearance inspection shall request the Director of the General Department of Custom to consider issuing the Decision on the cancellation of the suspension if the enterprise satisfies the conditions for the priority policy after the reports and information provided by the local customs authority or the authority in charge of the field that the enterprise commits violations, the written explanation of the enterprise and the verification result are synthesized, analyzed and considered; or after the relevant functional agencies evaluate the violations of the enterprise and conclude that the enterprise still adhere to the laws in accordance with the regulations in the Circular 86.

Artice 14. Shut-down of application of priority policy

If the any enterprise no longer satisfies the prioritized enterprise conditions in accordance with the regulations in the Circular 86, the Department of post-customs clearance inspection shall ask for the opinions of the Department affiliated to the General Department of Customs (mentioned in Clause 1 Article 4 of this Procedure) in order to collect the opinions and request the Director of the General Department of Customs to make a decision.

Chapter 3.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Provincial Departments of Customs

1. Customs Department of provinces where head offices of enterprises are located

- At the Sub-departments of Customs at the border checkpoints: the Provincial Departments of Customs shall assign a Procedure team including officials in charge of management These officials shall supervise the daily import and export activities of the enterprises to detect the errors and irregular signs in the declarations of the enterprises and evaluate the adherence to the laws of the enterprises Monthly reports on the prioritized enterprises and suggestions (if any) for the enterprises (Form 05) shall be sent to the Sub-departments of Post-Clearance Inspection.

- At the Sub-departments of Post-Clearance Inspection: the Provincial Departments of Customs shall assign the officials or divisions in charge of management (depending on the number of the prioritized enterprises located in such provinces). The officials (or divisions) shall collect the data (Form 06) from the Sub-departments of Customs at the border checkpoint, supervise and analyze the import and export activities such as codes of goods, quantity, sources, policies on goods, value... to evaluate the adherence to the laws of the enterprises.

Reports on the prioritized enterprises and the evaluation of the adherence to the laws of the enterprises shall be sent via email to the General Department of Customs (the Department of post-customs clearance inspection) on the 05th of every month.

- In case any violation arises or gets detected, the Sub-department of Customs (where such violation arises or get detected) shall immediately send a report and suggest the handling measures via email or fax to the Sub-department and Department of Post-Clearance Inspection in addition to the penalties according to current regulations.

The Provincial Departments of Customs shall send a written report including the handling measures to the General Department of Customs (the Department of post-customs clearance inspection) in case of anything arising outside their authority.

- The provincial Departments of Customs shall send quarterly written reports on the evaluation of the adherence to the laws of the enterprises, procedures and results of the handling of the obstacles, errors and violations to the General Department of Customs ( the Department of post-customs clearance inspection) within the first 05 working days of each quarter.

- The Provincial Departments of Customs shall cooperate with the Department of post-customs clearance inspection when required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At the Sub-departments of Customs at the border checkpoints: the Provincial Departments of Customs shall assign the officials in charge of management to supervise the daily import and export activities of the enterprises to detect the errors and irregular signs in the declarations of the enterprises and evaluate the adherence to the laws of the enterprise.

Reports on the prioritized enterprises and suggestions (if any) for the enterprises (Form 05) shall be sent to the Sub-departments of Post-Clearance Inspection on the 05th of every month.

- In case any violation arises or get detected, the Sub-department of Customs (where such violation arises or get detected) shall immediately send a report and suggest the handling measures via email or fax to the Sub-department and Department of Post-Clearance Inspection in addition to the penalties according to current regulations.

The Provincial Departments of Customs shall immediately send a written report including the handling measures to the General Department of Customs (the Department of post-customs clearance inspection) in case of anything arising outside their authority.

- The Provincial Departments of Customs shall cooperate with the Department of post-customs clearance inspection when required.

Article 16. Department of post-customs clearance inspection

- Collect the information from the customs database (the software No. STQ01), from the prioritized enterprises and the Sub-departments of Customs to compile monthly reports (Form 07) on the evaluation of the import and export activities of the enterprises, irregular signs and suggestions (if any) to impose suitable handling measures.

Make plans for the working with the Sub-Departments of Customs, Provincial Departments of Customs and other relevant authorities (if any) to manage the import and export activities or other issues (if necessary) of the enterprises.

- Carry out the yearly on-site surveys at the prioritized enterprises not later than December 15th to evaluate the implementation of the suggestions of the customs authorities, improvement measures, internal management system of the enterprises in order to enhance the adherence to the laws in addition to the inspection, comparison, evaluation of the information provided by the prioritized enterprises and the information collected.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Impose penalties following the procedures prescribed in Section 4 Chapter 2 of this Procedure if any violation of any enterprise is detected during the supervision.

- Classify the prioritized enterprises into suitable categories in order to be inspected and surveyed according to the subjects, signs,...

- Examine to develop the tools to facilitate the management and classification of the prioritized enterprises.

Article 17. Other Departments affiliated to General Department of Customs

The Departments affiliated to the General Department of Customs shall submit the information about the violations of the prioritized enterprises to the Department of post-clearance inspection to cooperate in inspecting and handling.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION

1. This Procedure replaces the Procedures issued together with the Decision No. 2495/QD-TCHQ dated November 07, 2012 of the Director of the General Department of Customs.

2. The Director of the Department of post-customs clearance inspection shall perform the functions and duties related to the assessment, recognition, reevaluation, extension, suspension, shut-down, management of the prioritized enterprises; provide training, widely disseminate the priority policy for the customs administration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 3949/QD-TCHQ dated November 27, 2013, on the promulgation of procedures for assessment, recognition, reevaluation, extension, suspension, shut-down and management of prioritized enterprises

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.853

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.197.55
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!