Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 200/2015/TT-BTC giám sát đầu tư vốn công khai thông tin tài chính doanh nghiệp

Số hiệu: 200/2015/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 15/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 200/2015/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP, GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 87/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.

2. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng, xổ số, chứng khoán. Trường hợp quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng, xổ số, chứng khoán khác quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng, xổ số, chứng khoán.

Chương II

GIÁM SÁT ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP

Điều 3. Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Để thực hiện nội dung giám sát quy định tại Điều 6 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thực hiện phân tích, đánh giá việc đầu tư vốn nhà nước để:

1. Thành lập doanh nghiệp nhà nước.

2. Bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động.

3. Bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

4. Mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Điều 4. Các nội dung giám sát và mẫu biểu báo cáo

1. Các nội dung giám sát

Căn cứ vào các nội dung giám sát được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 Thông tư này, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm:

a) Đánh giá tính phù hợp của việc đầu tư vốn nhà nước theo mục tiêu và phạm vi đầu tư vốn nhà nước được quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 12, Điều 15 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 91/2015/NĐ-CP).

b) Đánh giá tính tuân thủ về trình tự, thủ tục, theo từng trường hợp cụ thể về thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định chủ trương và quyết định đầu tư vốn nhà nước theo quy định tại Điều 6, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 17, Điều 18 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

c) Đánh giá nguồn vốn, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư.

d) Đánh giá, so sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của doanh nghiệp nhà nước được thành lập giữa thực tế với Đề án: Thành lập doanh nghiệp nhà nước; Bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động; Bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trường hợp hiệu quả thực tế thấp hơn hiệu quả trong Đề án, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải giải thích nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

đ) Đánh giá việc thực hiện quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc đầu tư vốn nhà nước theo quy định tại Chương II Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

2. Mẫu biểu báo cáo

Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập và gửi Bộ Tài chính báo cáo theo các mẫu biểu sau kèm theo báo cáo về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Tình hình đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước theo Biểu số 01.A ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Tình hình đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo Biểu số 01.B ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Tình hình đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo Biểu số 01.C ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Tình hình đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp theo Biểu số 01.D ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

Điều 5. Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát doanh nghiệp theo nội dung giám sát quy định tại Điều 9 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.

2. Để thực hiện nội dung giám sát này, doanh nghiệp phải lập báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (sau đây gọi là Báo cáo đánh giá tình hình tài chính) theo các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định sau:

a) Tình hình bảo toàn và phát triển vốn:

Việc đánh giá mức độ bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/2015/NĐ-CP theo các nội dung sau:

- Vốn chủ sở hữu: Trong đó: Vốn chủ sở hữu theo mã số 410 Bảng cân đối kế toán và chi tiết số liệu vốn góp của chủ sở hữu, Quỹ Đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Tổng tài sản.

- Lợi nhuận sau thuế.

- Hiệu quả sử dụng vốn: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA).

Các chỉ tiêu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và được Hội đồng thành viên thông qua (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu số B01-DNMẫu số B02-DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp). Đối với Công ty mẹ cần căn cứ cả báo cáo tài chính hợp nhất.

b) Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp

- Tình hình đầu tư Dự án: Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

+ Đối với các dự án thuộc nhóm A và nhóm B: Báo cáo tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động đầu tư của từng dự án; đánh giá về tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân dự án so với kế hoạch; quyết toán vốn đầu tư; các vấn đề phát sinh liên quan đến sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thu hồi giấy phép đầu tư và các quy định khác về quản lý đầu tư; các điều chỉnh về mục tiêu, quy mô vốn, tiến độ và chủ đầu tư trong kỳ của các dự án đầu tư.

+ Đối với các dự án còn lại: Báo cáo tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động để đầu tư dự án; thời gian hoàn thành dự án; tiến độ thực hiện dự án so với kế hoạch; vướng mắc, tồn tại (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

+ Đối với các dự án đầu tư đã đưa vào sử dụng trong kỳ báo cáo cần đánh giá hiệu quả mang lại.

Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu số 02.A kèm theo Thông tư này.

- Tình hình đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp: Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

+ Tính tuân thủ các quy định của pháp luật đối với việc đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp.

+ Hiệu quả của việc đầu tư: Cổ tức hoặc lợi nhuận được chia trên tổng giá trị vốn đầu tư so với cổ tức hoặc lợi nhuận được chia theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn góp.

+ Kế hoạch tăng hoặc giảm vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác.

+ Tình hình thoái vốn đối với các khoản đầu tư ngoài ngành theo Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.

Ngoài các nội dung báo cáo giám sát nêu trên, doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu số 02.B kèm theo Thông tư này.

- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động: Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

+ Tổng số vốn đã huy động trong kỳ báo cáo và lũy kế đến kỳ báo cáo, trong đó: phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức tín dụng, vay của các tổ chức và cá nhân khác.

+ Tình hình sử dụng vốn huy động, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi hoạt động sản xuất kinh doanh, chi mục đích khác.

+ Các khoản bảo lãnh vay vốn đối với các công ty con; công ty liên kết (nếu có); tình hình sử dụng và trả nợ đối với các khoản bảo lãnh.

+ Việc sử dụng vốn huy động và hiệu quả mang lại từ việc sử dụng vốn đã huy động.

- Tình hình quản lý tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả: Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

+ Thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm tài sản trong kỳ theo quy định của pháp luật; tình hình trích khấu hao tài sản; tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản; tình hình xử lý hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất hoặc mất phẩm chất.

+ Việc ban hành Quy chế quản lý nợ tại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 9/12/2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tình hình thực hiện quản lý nợ theo Quy chế.

+ Tình hình nợ phải thu đến kỳ báo cáo: Tổng số nợ phải thu trong đó nợ phải thu khó đòi (trích lập dự phòng, xử lý nợ khó đòi trong kỳ báo cáo); các khoản thiệt hại nợ phải thu mà chưa được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu có). Doanh nghiệp báo cáo theo từng khoản nợ phải thu khó đòi.

+ Tình hình nợ phải trả đến kỳ báo cáo: Tổng số nợ phải trả trong đó nợ đến hạn, nợ quá hạn, khả năng thanh toán nợ, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp báo cáo theo từng khoản nợ phải trả quá hạn và nguyên nhân không trả được nợ đúng hạn.

c) Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính: Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

- Về sản lượng sản xuất (hoặc lượng mua vào) trong kỳ, sản lượng tiêu thụ (hoặc lượng bán ra) trong kỳ, lượng tồn kho cuối kỳ của một số sản phẩm chủ yếu.

- Về các chỉ tiêu tài chính: Doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, doanh thu và chi phí hoạt động tài chính, thu nhập và chi phí khác, kết quả kinh doanh. So sánh giữa chỉ tiêu thực hiện tại kỳ báo cáo với chỉ tiêu kế hoạch năm và chỉ tiêu thực hiện cùng kỳ báo cáo của hai năm trước liền kề năm báo cáo.

- Về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận sau thuê trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.

Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu số 02.C kèm theo Thông tư này.

- Tình hình thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích (nếu có), trong đó đánh giá kết quả cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích về số lượng và chất lượng, doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích trong kỳ so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu số 02.D kèm theo Thông tư này.

- Phân tích lưu chuyển tiền tệ trong kỳ báo cáo: Doanh nghiệp báo cáo giám sát việc cân đối dòng tiền doanh nghiệp tạo ra với nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp; đồng thời cập nhật các dự báo về lưu chuyển tiền tệ trong tương lai, trong kỳ kế toán tiếp theo.

d) Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, tình hình phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, tình hình biến động của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty: Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu số 02.Đ.

Đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trích lập các quỹ đặc thù theo quy định của pháp luật phải thực hiện báo cáo tình hình trích lập, sử dụng các quỹ này; cơ sở pháp lý, nguồn trích lập, cơ chế sử dụng các quỹ đặc thù này tại báo cáo theo Biểu số 02.Đ.

đ) Tình hình chấp hành chế độ, chính sách và pháp luật trong đó đánh giá việc tuân thủ và chấp hành các quy định bao gồm các lĩnh vực về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thuế, thu nộp ngân sách, chế độ báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính và báo cáo khác, việc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

e) Giải trình của doanh nghiệp đối với các ý kiến đánh giá của doanh nghiệp kiểm toán độc lập, ý kiến của Kiểm soát viên, của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

g) Tình hình thực hiện việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết: Căn cứ yêu cầu phù hợp với từng giai đoạn, Bộ Tài chính sẽ có văn bản đề nghị doanh nghiệp báo cáo để thực hiện giám sát.

h) Chỉ tiêu đặc thù do cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định (nếu có).

3. Căn cứ Báo cáo đánh giá của doanh nghiệp nêu tại khoản 2 Điều này và các tài liệu khác có liên quan, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo giám sát tài chính trong đó nhận xét đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp theo các nội dung đã nêu tại Điều 9 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, từ đó nêu các khuyến nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với từng doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý. Báo cáo được lập theo các nội dung sau:

a) Chi tiết đánh giá tình hình Công ty mẹ

- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhận xét về tình hình thực hiện so với kế hoạch, biến động của kết quả sản xuất kinh doanh qua các kỳ, tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nhận xét về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, các chỉ tiêu cân đối nợ và chỉ tiêu hoạt động, sự phù hợp của cơ cấu tài sản, nguồn vốn.

- Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản: Nhận xét về tình hình đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh và đầu tư dài hạn khác, tình hình đầu tư tài sản, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, tình hình quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả.

- Tình hình chấp hành chế độ chính sách: Tình hình tuân thủ và chấp hành các quy định về chính sách thuế, về chính sách tiền lương và các chính sách khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ công ích: Tình hình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích (nếu có).

- Tình hình thực hiện các kiến nghị trước đó của Chủ sở hữu/Kiểm soát viên/Kiểm toán Thanh tra/ cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp.

b) Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

4. Trên cơ sở Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp và lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đồng thời báo cáo lập theo Biểu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Báo cáo kết quả giám sát tài chính được gửi cho Bộ Tài chính kèm theo Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp.

5. Hội đồng thành viên SCIC phải lập Báo cáo giám sát tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được nhận chuyển giao từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 6. Giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết

1. Doanh nghiệp thực hiện giám sát công ty con, công ty liên kết theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP .

2. Nội dung giám sát, đánh giá bao gồm:

a) Tình hình sản xuất kinh doanh: Đánh giá biến động về doanh thu và lợi nhuận của năm báo cáo so với năm trước liền kề.

b) Hiệu quả đầu tư vốn: đánh giá tình hình thu hồi vốn, lợi nhuận, cổ tức được chia từ các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

- Đánh giá về việc thu hồi vốn, lợi nhuận, cổ tức được chia so với kế hoạch đầu năm. Lợi nhuận, cổ tức được chia từ các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp được xác định theo số lợi nhuận thực tế doanh nghiệp nhận được.

- Trường hợp hiệu quả đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết thấp; hoặc công ty con, công ty liên kết có lợi nhuận sau thuế nhưng không thực hiện chia lợi nhuận, cổ tức cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải giải trình lý do và đề xuất biện pháp (thoái vốn, tăng cường giám sát hoặc các biện pháp khác).

c) Khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Đánh giá khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty con, công ty liên kết. Khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu được xác định theo hướng dẫn tại tiết b khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

d) Việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư

Đánh giá kết quả chuyển nhượng vốn đầu tư so với kế hoạch. Trường hợp việc chuyển nhượng không đạt kế hoạch doanh nghiệp phải giải trình nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

3. Trường hợp công ty con, công ty liên kết có dấu hiệu mất an toàn tài chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Công ty mẹ phân tích, đánh giá và quyết định việc thực hiện giám sát tài chính đặc biệt đối với công ty con, công ty liên kết này.

4. Trên cơ sở Báo cáo tài chính của công ty con, công ty liên kết, doanh nghiệp xây dựng Báo cáo tình hình đầu tư vào công ty con, công ty liên kết theo Biểu số 02.B ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp.

Điều 7. Giám sát vốn của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.

2. Nội dung giám sát bao gồm:

a) Tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài và thu hồi vốn đầu tư về Việt Nam, tiến độ thực hiện dự án tại nước ngoài

- Doanh nghiệp căn cứ vào Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và báo cáo dự án nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo tổng vốn đầu tư đăng ký của dự án tại nước ngoài (chi tiết theo vốn góp, cho vay) và tổng vốn đầu tư đăng ký ra nước ngoài (chi tiết theo vốn góp, cho vay, bảo lãnh vay - nếu có).

- Doanh nghiệp căn cứ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) và sổ sách kế toán chi tiết tại doanh nghiệp trong nước để báo cáo tình hình thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài (chi tiết theo vốn góp, cho vay, bảo lãnh vay - nếu có); biến động về vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện so với kỳ trước liền kề kỳ báo cáo; nguồn vốn để đầu tư ra nước ngoài (từ vốn chủ sở hữu, vốn đi vay); tình hình thu hồi vốn đầu tư về nước gồm lợi nhuận chuyển về nước, lãi vay nhận được từ các khoản cho dự án tại nước ngoài vay vốn, thu hồi vốn từ khấu hao tài sản cố định của dự án tại nước ngoài hoặc thu hồi do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư trong dự án tại nước ngoài và các khoản thu hồi khác.

Đối với dự án đã thanh lý toàn bộ hoặc phải kết thúc sớm, doanh nghiệp cần nêu rõ nguyên nhân, đánh giá về mức độ tổn thất vốn đầu tư, trách nhiệm của các bên có liên quan và biện pháp xử lý.

- Doanh nghiệp báo cáo việc ban hành và thực hiện Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài, giám sát sự tuân thủ của các dự án tại nước ngoài theo quy định tại Quy chế này.

- Doanh nghiệp báo cáo tiến độ thực hiện dự án tại nước ngoài, tiến độ giải ngân; trường hợp tiến độ triển khai chậm hơn so với kế hoạch, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nguyên nhân, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan làm chậm tiến độ dự án để xử lý nếu là do nguyên nhân chủ quan, biện pháp khắc phục và kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và kế hoạch đưa dự án vào hoạt động.

b) Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ra nước ngoài

- Doanh nghiệp căn cứ Báo cáo lài chính (đã được kiểm toán - nếu có) của các dự án đầu tư tại nước ngoài; Quy chế hoạt động, quản lý và sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài; kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài để phân tích và đánh giá về:

+ Quản lý tài sản: Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, mua sắm tài sản của dự án tại nước ngoài; tình hình trích khấu hao, thanh lý, nhượng bán tài sản;

+ Quản lý nợ phải trả đến kỳ báo cáo: Tổng nợ phải trả, nợ đến hạn, nợ quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn; trong đó làm rõ các khoản vay, nợ quá hạn từ doanh nghiệp trong nước và công ty mẹ, doanh nghiệp làm rõ nguyên nhân và phương án trả nợ.

+ Quản lý nợ phải thu đến kỳ báo cáo: Tổng số nợ phải thu trong đó nợ phải thu khó đòi (trích lập dự phòng, xử lý nợ khó đòi trong kỳ báo cáo).

+ Biến động vốn chủ sở hữu của dự án tại nước ngoài: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận hoặc lỗ lũy kế. Đối với những dự án có lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu, hoặc lỗ hai năm liên tiếp (ngoài giai đoạn lỗ kế hoạch), doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án tại nước ngoài: Giám sát sự biến động về doanh thu và lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp trong nước (so sánh giữa chỉ tiêu thực hiện tại kỳ báo cáo với chỉ tiêu kế hoạch năm và chỉ tiêu thực hiện cùng kỳ báo cáo của năm trước liền kề năm báo cáo).

+ Tình hình sử dụng lợi nhuận được chia và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước: Đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc chuyển lợi nhuận về nước, quy định về thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với lợi nhuận được chia từ dự án đầu tư tại nước ngoài.

- Doanh nghiệp căn cứ vào diễn biến thị trường tại nước sở tại cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thế giới, tình hình chính trị, pháp lý tại nước sở tại để đánh giá mức độ rủi ro. Đối với những dự án tiềm ẩn nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của dự án, doanh nghiệp phải báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu để có phương án giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết trong trường hợp vượt thẩm quyền.

3. Đối với những dự án có lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu hoặc có lỗ hai năm liên tiếp hoặc có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5, cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ tình hình tài chính của dự án tại nước ngoài, mức độ kiểm soát theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp để tăng cường công tác giám sát đối với các dự án này.

4. Doanh nghiệp lập Báo cáo tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài và thu hồi vốn đầu tư theo Biểu số 04.A và Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư tại nước ngoài theo Biểu số 04.B ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định bằng văn bản về vai trò, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền, cơ chế báo cáo, phản hồi của Người đại diện; quy chế phối hợp giữa đơn vị được giao là đầu mối tổng hợp kết quả giám sát với Người đại diện.

2. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Thông tin chung về doanh nghiệp có vốn góp: Các thông tin cơ bản; Vốn điều lệ; Vốn thực góp đến thời điểm báo cáo (về giá trị, tỷ lệ nắm giữ); Cơ cấu quản trị của doanh nghiệp (Thành phần Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; Ban kiểm soát; Ban Điều hành; Người đại diện theo pháp luật); Ngành nghề kinh doanh.

b) Thông tin về người đại diện (số lượng người đại diện, danh sách người đại diện).

c) Việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn.

d) Việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp:

- Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư); Tình hình đầu tư và huy động vốn để đầu tư vào các dự án đầu tư hình thành tài sản cố định và xây dựng cơ bản; Đánh giá tiến độ thực hiện dự án/ kế hoạch; Các vấn đề phát sinh; Điều chỉnh mục tiêu; Hiệu quả mang lại;

- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;

- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;

- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

đ) Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

- Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);

- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

e) Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp (Tỷ lệ cổ tức được chia, giá trị, số cổ tức thực nhận trong năm báo cáo)

g) Vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp.

3. Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính (trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý) theo các nội dung sau:

a) Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp.

b) Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp.

c) Kết luận của cơ quan đại diện chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.

4. Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ do SCIC tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.

5. Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Người đại diện thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014, cụ thể là yêu cầu Ban Kiểm soát kiểm tra cụ thể các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp hoặc yêu cầu Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên triệu tập Đại hội đồng cổ đông/các thành viên trong các trường hợp Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông/thành viên, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.

Đồng thời cơ quan đại diện chủ sở hữu yêu cầu Người đại diện hàng quý báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.

6. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm cuối cùng về giám sát doanh nghiệp, Người đại diện là cá nhân được ủy quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát doanh nghiệp và chịu trách nhiệm đối với những việc được cơ quan đại diện chủ sở hữu phân cấp.

7. Đối với Người đại diện kiêm nhiệm chức danh Lãnh đạo doanh nghiệp thì ngoài trách nhiệm đối với những việc được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, Người đại diện phải chịu trách nhiệm với tư cách Lãnh đạo doanh nghiệp theo các quy định pháp luật.

Điều 9. Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định bằng văn bản về vai trò, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền, cơ chế báo cáo, phản hồi của Người đại diện (nếu có) hoặc đơn vị/cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp (gọi tắt là đơn vị/cá nhân quản lý); cơ chế phối hợp giữa đơn vị được cử là đầu mối tổng hợp kết quả giám sát với Người đại diện.

2. Định kỳ hàng năm, Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Thông tin chung về doanh nghiệp: Vốn Điều lệ; Vốn thực góp đến thời điểm báo cáo (trong đó, vốn góp của nhà nước, tỷ lệ nắm giữ); Người đại diện/Người quản lý.

b) Việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

c) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động.

d) Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Kết quả hoạt động kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

đ) Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.

e) Cổ tức/lợi nhuận được chia của năm báo cáo (Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: số tiền, tỷ lệ cổ tức được chia).

g) Cổ tức/lợi nhuận thực nhận trong năm báo cáo.

3. Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính (trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước) theo các nội dung sau:

a) Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp.

b) Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp.

c) Kết luận của cơ quan đại diện chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn.

4. Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ mà SCIC đã tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.

5. Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính, mất vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Điều 10. Giám sát đặc biệt đối với doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính.

Các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính được thực hiện giám sát đặc biệt theo quy định tại Mục 4 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và báo cáo theo mẫu biểu như đối với các doanh nghiệp khác được quy định tại Thông tư này.

Chương IV

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 11. Tổ chức thực hiện việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp và kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp

1. Căn cứ kế hoạch tài chính hàng năm của công ty do Hội đồng thành viên/Chủ tịch Công ty phê duyệt (sau khi đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp rà soát và cơ quan đại diện chủ sở hữu có ý kiến chính thức bằng văn bản); cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét và giao chỉ tiêu đánh giá để làm căn cứ đánh giá và xếp loại doanh nghiệp.

2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu cần căn cứ vào đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp để giao chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp. Đối với chỉ tiêu doanh thu và kết quả kinh doanh phải quy định bằng số liệu cụ thể.

3. Đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động công ích và các nghĩa vụ đặc biệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải giao kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích rõ ràng để có thể đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp theo các chỉ tiêu số lượng, giá trị và chất lượng.

4. Đối với những doanh nghiệp có lỗ kế hoạch theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại tiết b khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

5. Các chỉ tiêu đánh giá phải được quy định và giao cho doanh nghiệp trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt thời kỳ thực hiện (trừ các trường hợp bất khả kháng lớn).

6. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phải căn cứ vào Báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu lập, báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp đã được kiểm toán và các báo cáo khác.

Đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng cơ quan kiểm toán độc lập có ý kiến ngoại trừ một số vấn đề làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm giải trình cụ thể bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu để cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định giữ nguyên hay điều chỉnh số liệu về kết quả kinh doanh tại báo cáo tài chính. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình và thuyết minh rõ trong văn bản lấy ý kiến tham gia của Bộ Tài chính về việc xếp loại doanh nghiệp.

7. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải gửi cho Bộ Tài chính nội dung Quyết định giao chỉ tiêu đánh giá của các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý ngành quyết định thành lập; gửi cho Sở Tài chính, nội dung Quyết định giao chỉ tiêu đánh giá của các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập để cơ quan tài chính có căn cứ tham gia ý kiến về việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp.

Điều 12. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, trong đó:

1. Tổng doanh thu: chỉ tiêu tổng doanh thu được xác định tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp) bao gồm Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) + Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) + Thu nhập khác (Mã số 31).

Đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế gồm: điện, than, dầu khí, xi măng thì tính theo sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; Đơn vị để tính sản lượng của sản phẩm dầu thô là tấn, khí là m3, than, xi măng là tấn, điện là kwh.

2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

a) Lợi nhuận sau thuế: bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác sau khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại. Chỉ tiêu này được xác định tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mã số 60 (Mẫu số B02 - DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp).

b) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân trong năm của doanh nghiệp.

Cách xác định lợi nhuận sau thuế như quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp được xác định tại Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp bao gồm: Vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 411), Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 418), Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 422). Vốn chủ sở hữu bình quân năm được xác định bằng tổng số dư vốn chủ sở hữu cuối mỗi quý chia cho 4 quý.

Trường hợp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp chưa thực hiện phân phối trích lập các quỹ thì khi thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp phải cộng thêm số trích lập của Quỹ đầu tư phát triển theo quy định tại tiết b khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP vào chỉ tiêu vốn chủ sở hữu để làm căn cứ xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

3. Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn:

a) Nợ phải trả quá hạn: Là các khoản nợ đã quá thời hạn cam kết thanh toán cho các chủ nợ. Việc xác định nợ phải trả quá hạn căn cứ vào thời hạn thanh toán ghi trên khế ước vay nợ, hợp đồng kinh tế hoặc các chứng từ cam kết khác.

b) Khả năng thanh toán nợ đến hạn: Khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn hiện có so với nợ ngắn hạn và được tính toán theo công thức sau:

Khả năng thanh toán nợ đến hạn =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn được xác định theo số dư cuối kỳ (Mã số 100 Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp).

- Nợ ngắn hạn được xác định theo số dư cuối kỳ (Mã số 310 Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp).

4. Tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật:

a) Chế độ, chính sách pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thuế, thu nộp ngân sách, chế độ báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính và báo cáo khác, việc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra.

b) Việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật là chấp hành đúng quy định, không có những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc không thực hiện.

c) Những hành vi vi phạm bao gồm hành vi của tổ chức, cá nhân dưới danh nghĩa tổ chức hoặc của viên chức quản lý doanh nghiệp gây ra.

5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích:

Thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích là việc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công theo chính sách của Nhà nước thông qua hình thức đấu thầu hoặc nhận đặt hàng hoặc nhận nhiệm vụ Nhà nước giao. Việc đánh giá chỉ tiêu này căn cứ vào mức độ hoàn thành về sản lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chuyên ngành, tính đặc thù, cơ quan đại diện chủ sở hữu đưa ra các tiêu chí đánh giá cho phù hợp.

6. Khi tính các chỉ tiêu quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 Điều 12 Thông tư này được loại trừ những ảnh hưởng của các yếu tố theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.

Điều 13. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp

Việc đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, trong đó:

1. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

2. Mức độ hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: Là tỷ lệ hoàn thành đạt, vượt hoặc thấp hơn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao đầu năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện (trừ các trường hợp bất khả kháng lớn). Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, căn cứ mức độ hoàn thành kế hoạch về sản lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

3. Kết quả phân loại doanh nghiệp là kết quả do cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định và công bố.

Điều 14. Phương pháp đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp

1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí sau:

a) Tiêu chí 1: Tổng doanh thu

- Doanh nghiệp xếp loại A khi tổng doanh thu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại B khi tổng doanh thu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại C khi tổng doanh thu thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao.

b) Tiêu chí 2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

- Doanh nghiệp xếp loại A khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại B khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại C khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt dưới 90% so với kế hoạch được giao.

- Đối với những doanh nghiệp có lỗ kế hoạch: Nếu lỗ thực hiện thấp hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại A; Nếu lỗ thực hiện bằng lỗ kế hoạch: Xếp loại B; Nếu lỗ thực hiện cao hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại C. Trường hợp do thực hiện tăng thêm nhiệm vụ được loại trừ khi xác định chỉ tiêu lỗ thực hiện so với lỗ kế hoạch được giao.

c) Tiêu chí 3: Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn

- Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1: Xếp loại A;

- Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0,5 đến 1: Xếp loại B;

- Doanh nghiệp có nợ phải trả quá hạn hoặc hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5: Xếp loại C.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp để làm căn cứ xếp loại chỉ tiêu này.

d) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành

- Doanh nghiệp không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm cơ chế, chính sách một trong những lĩnh vực đã nêu tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở về việc thực hiện cơ chế, chính sách theo quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính: xếp loại A.

- Doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì xếp loại B:

+ Bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở 01 lần bằng văn bản về việc nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác không đúng quy định, không đúng hạn.

+ Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền (số tiền từng lần bị xử phạt dưới 10.000.000 đồng) phát sinh trong năm tài chính thực hiện việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì xếp loại C:

+ Không nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản từ 02 lần trở lên.

+ Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng các hình thức khác (ngoài hình thức cảnh cáo) hoặc bị phạt tiền (số tiền bị xử phạt một lần từ 10.000.000 đồng trở lên) trong năm tài chính thực hiện việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp.

+ Người quản lý điều hành doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

đ) Tiêu chí 5: Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích

- Hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định: Xếp loại A;

- Hoàn thành tối thiểu 90% kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định: Xếp loại B;

- Hoàn thành dưới 90% kế hoạch về sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định: Xếp loại C.

2. Tổng hợp xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP .

3. Xếp loại Người quản lý doanh nghiệp như sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ khi:

- Thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Đạt hoặc vượt chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: Hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

- Doanh nghiệp xếp loại A.

b) Không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

- Không thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá do kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Hoàn thành dưới 90% chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: Hoàn thành dưới 90% kế hoạch về sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

- Doanh nghiệp xếp loại C.

c) Hoàn thành nhiệm vụ: Các trường hợp còn lại không thuộc quy định tại tiết a, b khoản 3 Điều này.

4. Phân loại doanh nghiệp để thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp:

a) Doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích của nhà nước nhỏ hơn 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp thì xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại tiết a khoản 3 Điều 30 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.

b) Doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích của nhà nước lớn hơn hoặc bằng 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp thì xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại tiết b khoản 3 Điều 30 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP .

5. Hội đồng thành viên Công ty mẹ căn cứ tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp và Người quản lý doanh nghiệp nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này để thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp và Người quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Điều 15. Mẫu biểu báo cáo

Doanh nghiệp gửi báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp loại của năm báo cáo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập giao cho Bộ quản lý ngành quản lý và doanh nghiệp do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập, Sở Tài chính đối với doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập) theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhưng phải đảm bảo thời gian nộp báo cáo của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP. Báo cáo được lập theo Biểu số 05.ABiểu số 05.B quy định kèm theo Thông tư này.

Chương V

CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI CHÍNH

Điều 16. Công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện công khai thông tin về tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo Biểu số 06.A, tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo Biểu số 06.BBiểu số 06.C trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016 và áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi. Việc công khai thông tin tài chính năm 2015 của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định Thông tư này.

2. Bãi bỏ Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước và Thông tư số 171/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn công khai thông tin tài chính theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ.

3. Trong quá trình thực hiện việc giám sát đầu tư vốn nhà nước, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù (mua bán nợ, đầu tư kinh doanh vốn) cần có sự điều chỉnh phù hợp thực tế hoạt động theo quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật đó.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để có hướng dẫn xử lý./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

Biểu số 01.A

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NĂM ........
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Đơn vị: triệu đồng

TT

Tên doanh nghiệp

Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh

Cơ quan phê duyệt chủ trương

Cơ quan thẩm định

Cơ quan quyết định thành lập

Tổng mức vốn đầu tư đăng ký

Nguồn góp vốn điều lệ

Tình hình đầu tư vốn điều lệ

Tổng vốn

Vốn điều lệ

Huy động khác

NSTƯ

NSĐP

Quỹ HTSX và PTDN

Khác

Đầu tư trong năm báo cáo

Đầu tư lũy kế

VĐL còn phải đầu tư

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)=(8)+(9)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)=(8)-(15)

1

Doanh nghiệp A

2

Doanh nghiệp B

3

Doanh nghiệp C

4

Doanh nghiệp D

...

............

Tổng cộng

x

x

x

x

Ghi chú:

- Cột (3): ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp

- Cột (4), (5), (6): tên cơ quan phê duyệt chủ trương/thẩm định/quyết định thành lập và ngày/tháng/năm ban hành văn bản, số văn bản

- Cột (15): lũy kế vốn điều lệ đã cấp cho doanh nghiệp đến ngày 31/12 của năm báo cáo

- Các cột có đánh dấu x không cần điền dữ liệu

…., ngày ....tháng....năm....
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
(Ký, họ tên, đóng dấu)

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

Biểu số 01.B

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ BỔ SUNG VỐN ĐIỀU LỆ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐANG HOẠT ĐỘNG NĂM ...................
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Đơn vị: triệu đồng

TT

Tên doanh nghiệp

Ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh

Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan thẩm định

Cơ quan quyết định đầu tư

Quy mô vốn điều lệ

Nguồn bổ sung vốn điều lệ

Tình hình đầu tư bổ sung vốn điều lệ

Trước khi bổ sung

Bổ sung

Sau khi bổ sung

NSTƯ

NSĐP

Quỹ HTSX và PTDN

Quỹ đầu tư phát triển

Quỹ HTSXDN tại doanh nghiệp

Khác

Bổ sung trong năm báo cáo

Bổ sung lũy kế

Còn phải bổ sung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7) +(8)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)= (8)-(17)

1

Doanh nghiệp A

2

Doanh nghiệp B

3

Doanh nghiệp C

4

Doanh nghiệp D

................….

Tổng cộng

x

x

x

x

Ghi chú:

- Cột (3): ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp

- Cột (4), (5), (6): tên cơ quan phê duyệt chủ trương/thẩm định/quyết định đầu tư và ngày/tháng/năm ban hành văn bản, số văn bản

- Cột (17): lũy kế vốn điều lệ đã cấp bổ sung cho doanh nghiệp đến ngày 31/12 của năm báo cáo

- Các cột có đánh dấu x không cần điền dữ liệu

…., ngày ....tháng....năm....
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
(Ký, họ tên, đóng dấu)

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

Biểu số 01.C

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ BỔ SUNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN,
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN NĂM…….
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Đơn vị: triệu đồng

TT

Tên doanh nghiệp

Ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh

Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan thẩm định

Cơ quan quyết định đầu tư

Vốn điều lệ trước khi bổ sung

Vốn điều lệ sau khi bổ sung

Vốn nhà nước phải đầu tư bổ sung

Nguồn bổ sung vốn điều lệ

Tình hình đầu tư bổ sung vốn điều lệ

VĐL của doanh nghiệp

Trong đó:

VĐL của doanh nghiệp

Trong đó:

NSTƯ

NSĐP

Quỹ HTSX và PTDN

Cổ tức, lợi nhuận được chia

Khác

Bổ sung trong năm báo cáo

Bổ sung lũy kế

Còn phải bổ sung

Vốn góp của NN

Tỷ lệ sở hữu của NN

Vốn góp của NN

Tỷ lệ sở hữu của NN

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)=(11) +(8)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)= (13)-(20)

1

Doanh nghiệp A

2

Doanh nghiệp B

3

Doanh nghiệp C

4

Doanh nghiệp D

.............…..

Tổng

x

x

x

x

Ghi chú:

- Cột (3): ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp

- Cột (4), (5), (6): tên cơ quan cơ quan phê duyệt chủ trương/thẩm định/quyết định đầu tư và ngày /tháng/năm ban hành văn bản, số văn bản

- Cột (20): lũy kế vốn nhà nước đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đến ngày 31/12 của năm báo cáo

- Các cột có đánh dấu x không cần điền dữ liệu

….., ngày ....tháng....năm....
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
(Ký, họ tên, đóng dấu)

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

Biểu số 01.D

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ MUA LẠI MỘT PHẦN HOẶC TOÀN BỘ DOANH NGHIỆP NĂM…….
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Đơn vị: triệu đồng

TT

Tên doanh nghiệp

Ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh

Dự án nhóm

Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan quyết định đầu tư

Tổng mức vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư

Tình hình thực hiện đầu tư vốn

Mức vốn đầu tư của Nhà nước

VĐL của doanh nghiệp được mua lại

Trong đó:

NSTƯ

NSĐP

Quỹ HTSX và PTDN

Khác

Đầu tư trong năm báo cáo

Đầu tư lũy kế

Còn phải đầu tư

Vốn góp của NN

Tỷ lệ sở hữu của NN

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)=(7)- (16)

1

Doanh nghiệp A

2

Doanh nghiệp B

3

Doanh nghiệp C

4

Doanh nghiệp D

….

……….

Tổng

x

x

x

x

Ghi chú:

- Cột (3): ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp

- Cột (4): Dự án thuộc nhóm A, hoặc B, hoặc C theo Luật Đầu tư công

- Cột (5), (6): tên cơ quan cơ quan phê duyệt chủ trương/quyết định đầu tư và ngày /tháng/năm ban hành văn bản, số văn bản

- Cột (7): Là mức vốn đầu tư trong phương án đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt

- Cột (16): lũy kế vốn đã đầu tư để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đến năm báo cáo

- Các cột có đánh dấu x không cần điền dữ liệu

…., ngày ....tháng....năm....
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Tên cơ quan/doanh nghiệp

Biểu số 02.A

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN HÌNH THÀNH TSCĐ VÀ XDCB
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

ĐVT: triệu đồng

TT

Tên dự án

Quyết định phê duyệt

Tổng mức vốn đầu tư

Thời gian đầu tư theo kế hoạch

Nguồn vốn huy động

Giá trị khối lượng thực hiện đến ngày 30/6/20.. hoặc 31/12/20..

Giải ngân đến ngày 30/6/20.. hoặc 31/12/20..

Giá trị tài sản đã hình thành và đưa vào sử dụng

Tổng

Vốn chủ sở hữu

%

Vốn huy động

%

Tổng số

Thời hạn vay

Lãi suất (%)

Kỳ trước chuyển sang

Thực hiện trong kỳ

Thực hiện đến hết ngày..

Kỳ trước chuyển sang

Thực hiện trong kỳ

Thực hiện đến hết ngày..

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

A

Các dự án nhóm A

1

2

B

Các dự án nhóm B

1

2

C

Các dự án khác

GHI CHÚ: Số liệu từ cột (2) đến cột (12) theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các dự án nêu trên là dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.

Người lập biểu
(Ký)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)

Tên cơ quan/doanh nghiệp

Biểu số 02.B

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 6 THÁNG (NĂM) ..............
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Đơn vị: triệu đồng

STT

Tên công ty con, công ty liên kết

Vốn góp của doanh nghiệp, giá trị đầu tư

Vốn Điều lệ

Vốn chủ sở hữu của công ty con, công ty liên kết

Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

Cổ tức hoặc lợi nhuận được chia năm báo cáo

Tỷ lệ lợi nhuận được chia trên vốn đầu tư (%)

Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty con, công ty LK

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu của công ty con, công ty LK

Giá trị vốn góp

Tỷ lệ vốn góp (%)

Kỳ/Năm trước

Kỳ/Năm báo cáo

Kỳ/Năm trước

Kỳ/Năm báo cáo

Kế hoạch

Năm trước

Tại thời điểm 30/6/20.. hoặc 31/12/20..

Kế hoạch

Năm trước

Tại thời điểm 30/6/20.. hoặc 31/12/20..

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)=(15)/(5)

(17)

(18)

I

Công ty con

II

Công ty liên kết

III

Đầu tư tài chính

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Ghi chú

Cột "3" đến "8": số vốn góp, vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty con, công ty liên kết, giá gốc của khoản đầu tư

Cột "9": Vốn Điều lệ của công ty con, công ty liên kết

Cột "10": Vốn chủ sở hữu của công ty con, công ty liên kết tại thời điểm báo cáo

Cột "11" và "12": doanh thu của công ty con, công ty liên kết

Cột "13" và "14": lợi nhuận của công ty con, công ty liên kết

Cột "15": cổ tức hoặc lợi nhuận được chia của năm báo cáo căn cứ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn góp

Các cột có đánh dấu x không cần điền dữ liệu

Đánh giá của doanh nghiệp:

Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả đầu tư vốn tại công ty con, công ty liên kết: ……………………………………

Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả đầu tư đầu tư tài chính năm báo cáo: …………………………………………

Giải pháp của Doanh nghiệp đối với khoản vốn đầu tư tại công ty con, công ty liên kết nếu hiệu quả đầu tư tại công ty này thấp hoặc tiềm ẩn rủi ro tài chính (Thoái vốn, tăng cường giám sát, biện pháp khác): ………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Người lập biểu
(Ký)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)

Tên cơ quan/doanh nghiệp

Biểu số 02.C

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 6 THÁNG (NĂM)...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

ĐVT: triệu đồng

Nội dung

Cùng kỳ năm X-2

Cùng kỳ năm X-1

Thực hiện năm X

Biến động so với (tỷ lệ %)

Kế hoạch năm

Thực hiện kỳ

Cùng kỳ năm X-2

Cùng kỳ năm X-1

Kế hoạch năm

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]=[4]/[1]

[6]=[4]/[2]

[7]=[4]/[3]

A. Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

1. Sản lượng sản xuất SP chủ yếu

2. Sản lượng tiêu thụ SP chủ yếu

3. Tồn kho cuối kỳ

B. Chỉ tiêu tài chính

1. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2. Giá vốn hàng bán

3. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4. Doanh thu hoạt động tài chính

5. Chi phí tài chính

6. Chi phí bán hàng

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

9. Thu nhập khác

10. Chi phí khác

11. Lợi nhuận khác

12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

13. Chi phí thuế TNDN hiện hành

14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

GHI CHÚ: Cột (1), (2): Theo Báo cáo tài chính các năm trước liền kề năm Báo cáo. Thông tin về chỉ tiêu tài chính lấy từ báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà nước.

Người lập biểu
(Ký)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)

Tên cơ quan/doanh nghiệp

Biểu số 02.D

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ so với KH

Tỷ lệ so với cùng kỳ năm trước

1. Khối lượng, sản lượng sản phẩm dịch vụ công ích thực hiện trong năm?

(tấn, kg...)

(tấn, kg...)

…..%

…..%

2. Khối lượng, sản lượng sản phẩm, dịch vụ công ích bị lỗi, không đạt yêu cầu?

(tấn, kg...)

(tấn, kg...)

….%

…..%

3. Số lượng ý kiến phản hồi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp không đạt yêu cầu?

….%

…..%

4. Chi phí phát sinh liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện trong năm

……….tr.đ

……….tr.đ

….%

…..%

5. Doanh thu thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích trong năm

……….tr.đ

……….tr.đ

….%

…..%

Người lập biểu
(Ký)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)

Tên cơ quan/doanh nghiệp

Biểu số 02.Đ

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM .............
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Số còn phải nộp năm trước chuyển sang

Số phát sinh phải nộp trong năm

Số đã nộp trong năm

Số còn phải nộp chuyển sang năm sau

1. Thuế

- Thuế GTGT

- Thuế TNDN

- Thuế Xuất, nhập khẩu

- Thuế đất

- Các khoản thuế khác

2. Các khoản phải nộp khác

- Phí, lệ phí

- Các khoản phải nộp khác

3. Nộp Ngân sách nhà nước (Quỹ Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp) phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo quy định

B. TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ NĂM …….
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Dư đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Dư cuối năm

1. Quỹ Đầu tư phát triển

2. Quỹ Khen thưởng phúc lợi

3. Quỹ thưởng VCQLDN

4. Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN

5. Quỹ đặc thù khác (nếu có)

Thuyết minh tăng giảm quỹ trong năm (riêng các quỹ đặc thù được trích theo quy định của pháp luật phải giải trình cơ sở pháp lý, nguồn trích, cơ chế sử dụng)

Ghi chú: Thông tin lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước

Người lập biểu
(Ký)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)

Tên cơ quan đại diện chủ sở hữu

Biểu số 03

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

[Năm [Kỳ] Báo cáo:

ĐVT: triệu đồng

TT

Tên doanh nghiệp

Doanh thu

Lợi nhuận
Thực hiện

Nộp ngân sách

Có dấu hiệu
Mất an toàn về tài chính

Ghi chú

A

Tập đoàn

……………………..

B

Tổng công ty

……………………..

C

Công ty TNHH 1TV độc lập

Đánh giá và kiến nghị của Cơ quan đại diện chủ sở hữu: trong đó cần đánh giá mức độ mất an toàn về tài chính: cảnh báo, tăng cường giám sát hay đưa vào diện giám sát đặc biệt.

….., ngày ... tháng ... năm ...
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
(Ký, họ tên, đóng dấu)

TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu số 04.A

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VỐN RA NƯỚC NGOÀI VÀ THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ VỀ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)
Kỳ báo cáo: ……………………

Đơn vị: nghìn USD

TT

Tên doanh nghiệp/dự án

Lĩnh vực đầu tư

Nước tiếp nhận đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án tại nước ngoài

Tỷ lệ sở hữu của NĐT Việt Nam

Vốn ĐTRNN đăng ký

Vốn ĐTRNN thực hiện

Tình hình thu hồi vốn đầu tư

Độ trễ của Dự án

Tổng vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Vốn vay

Tổng vốn đăng ký

Vốn góp

Cho vay

Bảo lãnh vay

Lũy kế đến kỳ trước

Lũy kế đến kỳ báo cáo

Phát sinh trong kỳ báo cáo

Lũy kế đến kỳ trước

Lũy kế đến kỳ báo cáo

Phát sinh trong kỳ báo cáo

Tổng số

vốn góp

Cho vay

Bảo lãnh vay

Tổng số

Thu hồi vốn đầu tư

Lợi nhuận chuyển về nước

Lãi cho vay chuyển về nước

Thu từ thanh lý, nhượng bán vốn ĐTRNN

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

(26)

I

Tập đoàn/Tổng công ty

1

Công ty mẹ

1.1

Doanh nghiệp A

1.2

Doanh nghiệp B

2

Công ty con

3

Công ty do công ty mẹ và công ty con góp vốn thành lập

II

Công ty

Tổng cộng

Ghi chú:

Vốn đầu tư ra nước ngoài theo đăng ký (Cột 9 đến cột 12): lấy theo số đăng ký trên Giấy chứng nhận ĐTRNN tại thời điểm gần nhất so với thời điểm báo cáo

Vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện (Cột 13 đến Cột 18): lấy theo số dư và số phát sinh trong kỳ báo cáo

Vốn ĐTRNN dưới hình thức cho vay (Cột 11, 17): vốn do NĐT Việt Nam cho dự án tại nước ngoài vay vốn và/hoặc cho vay dưới hình thức hợp đồng nhận nợ

Cột (5) = Cột (6) + Cột (7)

Cột (9) = Cột (10) + Cột (11) + Cột (12)

Cột (15) = Cột (16) + Cột (17) + Cột (18)

Cột (21) = Cột (22) + Cột (23) + Cột (24) + Cột (25)

Độ trễ của dự án (Cột 26): được tính bằng số tháng dự án triển khai chậm tiến độ so với so tháng triển khai theo kế hoạch ban đầu


Người lập biểu
(Ký, họ tên)

….., ngày …. tháng …. năm ….
(Tổng) Giám đốc
doanh nghiệp
(Ký, họ tên, đóng dấu)

TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP

Biểu số 04.B

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Kỳ báo cáo: …………………….

Đơn vị: nghìn USD

TT

Tên doanh nghiệp/dự án

Tổng tài sản

Tổng nguồn vốn

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận được chia

Thực hiện nghĩa vụ với NSNN trong kỳ báo cáo

Tổng

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận được chia của NĐT VN

Tình hình sử dụng lợi nhuận được chia

Tổng nợ phải trả

Trong đó: vay từ NĐT Việt Nam

Vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của CSH

Lợi nhuận/ lỗ lũy kế

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

ROE

ROA

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Tái đầu tư

Chuyển về nước

Sử dụng khác

Phải nộp

Đã nộp

Tổng giá trị các khoản vay

Lãi suất TB các khoản vay

Lãi vay phải trả trong kỳ báo cáo

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

I

Tập đoàn/Tổng công ty

1

Công ty mẹ

1.1

Doanh nghiệp A

1.2

Doanh nghiệp B

2

Công ty con

3

Công ty do công ty mẹ và công ty con

II

Công ty

Tổng cộng

Ghi chú

Các số liệu về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ Cột (3) đến Cột (15): số liệu trên báo cáo tài chính của dự án đầu tư tại nước ngoài

Vay từ NĐT Việt Nam (Cột 6, 8): bao gồm các khoản vay được NĐT Việt Nam bảo lãnh và các khoản vay từ NĐT Việt Nam

Lãi suất TB của các khoản vay từ NĐT Việt Nam (Cột 7): tính theo số bình quân gia quyền của các Hợp đồng vay phát sinh trong kỳ báo cáo

Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu ROE (Cột 16) = Cột (15)/Cột (9)

Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản ROA (Cột 17) = Cột (15)/Cột (3)

Thực hiện nghĩa vụ với NSNN (Cột 23, 24): thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và đã nộp NSNN từ lợi nhuận, lãi vay từ các dự án đầu tư tại nước ngoài trong kỳ báo cáo.

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Tên cơ quan/doanh nghiệp

Biểu số 05.A

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP NĂM……….
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

[Tên DN]

[Loại hình DN]

Chỉ tiêu 1(tr.đồng)

Doanh thu và thu nhập khác

Chỉ tiêu 2

Chỉ tiêu 3

Chỉ tiêu 4 Xếp loại

Chỉ tiêu 5 Xếp loại

Xếp loại DN

KH

TH

Xếp loại

Lợi nhuận (triệu đồng)

Vốn CSH bình quân (triệu đồng)

Tỷ suất LN/vốn (%)

Xếp loại

Khả năng thanh toán nợ đến hạn

Nợ quá hạn (tr.đồng)

Xếp loại

KH

TH

KH

TH

KH

TH

TSNH (tr.đồng)

Nợ NH (tr.đồng)

TSNH/Nợ NH (lần)

Người lập biểu
(Ký)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)

Tên cơ quan/doanh nghiệp

Biểu số 05.B

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NĂM.....
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

TT

Tên doanh nghiệp

Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn CSH

Kết quả xếp loại Doanh nghiệp

Tình hình chấp hành tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp

Xếp loại hoạt động Người quản lý Doanh nghiệp

Kế hoạch

Thực hiện

% Thực hiện/Kế hoạch

1

2

3

4

5

6

7

8

Ghi chú: Tình hình chấp hành tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý được phân loại theo các mức độ: Thực hiện tốt, Không thực hiện tốt và theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Người lập biểu
(Ký)

(Tổng) Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, đóng dấu)

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

Biểu số 06.A

CÔNG KHAI TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP NĂM ..........
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Đơn vị: triệu đồng

TT

Tên doanh nghiệp

Tổng vốn NN đầu tư

Vốn điều lệ của DN

Nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào DN

Tình hình đầu tư vốn Nhà nước

NSTƯ

NSĐP

Quỹ HTSX và PTDN

Quỹ đầu tư phát triển

Quỹ HTSXDN tại DN

Khác

Đầu tư trong năm báo cáo

Đầu tư lũy kế

Còn phải đầu tư

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)=(3)-(12)

I

Tình hình đầu tư vốn Nhà nước để thành lập DNNN

1

Doanh nghiệp A

….

…………………….

Tổng

II

Tình hình bổ sung vốn điều lệ đối với DNNN đang hoạt động

1

Doanh nghiệp B

……………

Tổng

III

Tình hình đầu tư vốn Nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp

1

Doanh nghiệp C

Tổng

IV

Tổng cộng

Ghi chú:

Số liệu báo cáo tính đến 31/12 năm báo cáo

Các số liệu được lấy trên Biểu 01.A, 01.B và 0.1D, trong đó:

Cột (3) mục I lấy theo số liệu cột (8) Biểu số 01.A

Cột (3) mục II lấy theo số liệu cột (8) Biểu số 01.B

Cột (3) mục III lấy theo số liệu cột (7) Biểu số 01.D

Số liệu tại mục III lấy trên Biểu số 01.D đối với trường hợp mua lại toàn bộ doanh nghiệp (NN sở hữu 100% VĐL)

….., ngày ....tháng....năm....
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Tên Cơ quan đại diện chủ sở hữu

Biểu số 06.B

CÔNG KHAI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Đơn vị: triệu đồng

Số Thứ tự

Tên Doanh nghiệp

Lĩnh vực kinh doanh

Tổng tài sản

Tổng nguồn vốn

Tổng số

(Mã 270 CĐKT)

Trong đó:

Tổng số

(Mã 300 CĐKT)

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

(Mã 410 CĐKT)

Tỷ lệ sở hữu của nhà nước

Tài sản ngắn hạn

(Mã 100 CĐKT)

Hàng tồn kho

(Mã 140 CĐKT)

Đầu tư tài chính ngắn hạn

(Mã 120 CĐKT)

Đầu tư tài chính dài hạn

(Mã 250 CĐKT)

Tài sản dài hạn

(Mã 200 CĐKT)

Nợ phải thu

(Mã 130 + Mã 210 CĐKT)

Nợ phải thu khó đòi

Nợ phải trả ngắn hạn

(Mã 310 CĐKT)

Nợ phải trả dài hạn

(Mã 330 CĐKT)

Nợ vay (vay ngắn hạn và dài hạn)

(Mã 320 CĐKT + Mã 338 CĐKT)

Năm trước

Năm báo cáo

Năm trước

Năm báo cáo

1

2

Tổng

…., ngày ... tháng... năm ...
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Tên Cơ quan đại diện chủ sở hữu

Biểu số 06.C

CÔNG KHAI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính)

Đơn vị: triệu VNĐ

Số Thứ tự

Tên Doanh nghiệp

Doanh thu
(Mã 10+21+31 BCKQHĐKD)

Lợi nhuận trước thuế
(Mã 50 BCKQHĐKD)

Lỗ

Phải nộp NSNN
(Mã 313 CĐKT)

Đã nộp NSNN

Đầu tư ngoài ngành

Năm trước

Năm báo cáo

Năm trước

Năm báo cáo

Lỗ phát sinh

Lỗ Lũy kế

Năm trước

Năm báo cáo

Năm trước

Năm báo cáo

Lĩnh vực

Tổng giá trị khoản đầu tư

Năm trước

Năm báo cáo

1

2

….

Tổng

Ghi chú: Số liệu tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.

…., ngày... tháng... năm ...
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
(Ký, họ tên, đóng dấu)

MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 200/2015/TT-BTC

Hanoi, 15 December 2015

 

CIRCULAR

ON GUIDELINES FOR CERTAIN DETAILS REGARDING THE SUPERVISION OF THE INVESTMENT OF STATE CAPITAL IN ENTERPRISES AND REGARDING THE FINANCIAL SUPERVISION, PERFORMANCE ASSESSMENT AND FINANCIAL INFORMATION DISCLOSURE IN STATE-OWNED AND STATE-INVESTED ENTERPRISES

Pursuant to the Law on management and investment of state capital into companies’ production and trading operations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP dated 23 December 2013 on functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2015/ND-CP dated 06 October 2015 on the supervision of the investment of state capital in enterprises and the financial supervision, performance assessment and financial information disclosure in state-owned and state-invested enterprises;

Pursuant to the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated 13 October 2015 on the investment of state capital in enterprises and management and utilization of corporate capital and assets;

Pursuant to recommendations by the Head of the Department of entrepreneurial finance,

Minister of Finance issues the Circular on guidelines for certain details regarding the supervision of the investment of state capital in enterprises and the financial supervision, performance assessment and financial information disclosure in state-owned and state-invested enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL

Article 1. Scope of regulation

The Circular provides guidelines for certain details regarding the supervision of the investment of state capital in enterprises and the financial supervision, performance assessment and financial information disclosure in state-owned and state-invested enterprises as per the Government's Decree No. 87/2015/ND-CP on the supervision of the investment of state capital in enterprises and the financial supervision, performance assessment and financial information disclosure in state-owned and state-invested enterprises (hereinafter referred to as the Decree No. 87/2015/ND-CP).

Article 2. Regulated entities

1. The Circular shall apply to enterprises, organizations and individuals as defined in Section 1, 2, 3, 4, 5, Article 2 of the Decree No. 87/2015/ND-CP.

2. State-owned enterprises that operate in sectors as stated in Section 6, Article 2 of the Decree No. 87/2015/ND-CP and undergo financial supervision, performance assessment and financial information disclosure according to this Circular and the laws on national defense and security, finance, banking, lottery and securities. If there are conflicts between the laws on national defense and security, finance, banking, lottery and securities and this Circular, such laws shall prevail.

Chapter II

SUPERVISION OF THE INVESTMENT STATE CAPITAL IN ENTERPRISES

Article 3. Supervision of the investment of state capital in enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Incorporation of state-owned enterprises.

2. Increase of charter capital of state-owned enterprises in operation.

3. Increase of investments of state capital in joint-stock companies and limited liability companies with two members or more.

4. Partial or full acquisition of enterprises.

Article 4. Contents of supervision and format of report

1. Contents of supervision

Pursuant to the contents of supervision as defined in Section 1, 2, 3, 4, Article 3 of this Circular, the agencies representing owners shall be responsible for:

a) Assessing the pertinence of investments of state capital the objectives and scope of investments of state capital as stipulated in Article 5, Article 7, Article 12 and Article 15 of the Government's Decree No. 91/2015/ND-CP on investments of state capital into enterprises, management and utilization of corporate capital and assets (hereinafter referred to as the Decree No. 91/2015/ND-CP).

b) Evaluating the compliance with progression and procedures, on case basis, regarding the authority to make decisions on corporate establishment, policies and investment of state capital as per Article 6, Article 9, Article 10, Article 11, Article 13, Article 14, Article 17 and Article 18 of the Decree No. 91/2015/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Evaluating and comparing state-owned enterprises’ social and economic effects in reality and in projections, with regard to: Incorporation of state-owned enterprises; increase of the charter capital of active state-owned enterprises; increase of the investments of state capital in joint-stock companies and limited liability companies with two members or more; partial or full acquisitions. If actual performance does not actualize projections, the agencies representing owners must provide explanations and solutions.

dd) Evaluating the execution of rights and duties by the agencies representing owners with regard to state capital investment as per Chapter II of the Decree No. 91/2015/ND-CP.

2. Format of report

The agencies representing owners shall prepare and provide the Ministry of Finance with reports on contents stated in Section 1 of this Article in the following formats:

a) A report on state capital investment(s) in the establishment of a state-owned enterprise shall take the Form No. 01.A enclosed to this Circular.

b) A report on state capital investment(s) in the increase of the charter capital of an active state-owned enterprise shall take the Form 01.B enclosed to this Circular.

c) A report on state capital investment(s) in the increase of government contributions in a joint-stock company or limited liability company with two members of more shall take the Form No. 01.C enclosed to this Circular.

a) A report on state capital investment(s) in the establishment of a state-owned enterprise shall take the Form No. 01.A enclosed to this Circular.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Financial supervision over state-owned enterprises

1. The agencies representing owners shall supervise enterprises according to Article 9 of the Decree No. 87/2015/ND-CP.

2. In order to facilitate such supervision, enterprises must produce reports on the analysis and assessment of their current conditions and performance (referred to as financial assessment reports) in the forms enclosed to this Circular and according to these regulations:

a) Preservation and development of capital:

An assessment of an enterprise's preservation and development of capital shall abide by the Circular on guidelines for the enforcement of the Decree No. 91/2015/ND-CP, with regard to:

- Equity: Including: Equity coded 410 in the balance sheet and details of owners’ contributed capital, investment and development fund and capital allotted for fundamental construction.

- Total assets

- Net profit.

- Efficiency in utilization of capital: Return on equity (ROE),  Return on assets (ROA).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Management and utilization of state capital and government assets in enterprises

- Project investment: Enterprises shall produce supervision reports on these contents:

+ Projects in category A and category B: Reports on total investments and finances mobilized for each project; progress assessment with regard to project implementation and disbursement according to the plan; final settlement of capital investments; issues regarding land use, resource management, environment protection, revocation of investment license(s) and other regulations on investment management; adjustments to investment projects' objectives, scope of capital, schedule and investors during the reporting period.

+ Other projects: Reports on total investments and finances mobilized for each project; project completion time; actual and planned progress; difficulties (if any) during project implementation.  

+ Effects of investment projects in operation during the reporting period must be reported.

Enterprises' reports shall take the Form No. 02.A enclosed to this Circular.

- Extraneous investments: Enterprises shall produce supervision reports on these contents:

+ The adherence to the laws on enterprises’ extraneous investments.

+ Effects of investments: Dividend or profit distributed on total value of investments in comparison with amounts dispensed according to resolution(s) by the General shareholders' meeting or Members' council of the invested company.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Withdrawal of non-core investments according to corporate restructuring schemes.

Enterprises' reports, apart from such contents, shall include those required in Form No. 02.B enclosed to this Circular.

- Mobilization and utilization of finances: Enterprises shall produce supervision reports on these contents:

+ Total finances mobilized during the period and accruing from the issuance of bonds and loans from credit institutions and other entities.

+ Spending of finances mobilized on fundamental construction, production and trading activities and for other purposes.

+ Loan guarantees for subsidiaries and associated companies (if any); utilization and reimbursement of guarantees.

+ Spending of finances mobilized and resultant effects.

- Management of assets, receivables and payables: Enterprises shall produce supervision reports on these contents:

+ The authority to make decisions on investment and procurement, as per the laws, during the reporting period; asset depreciation; liquidation and sale of assets; handling of merchandise shortage, unqualified or degraded products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Accounts receivable up to the reporting period: Total accounts receivable including bad debts (reserve(s) generated and bad debts handled in the reporting period); detriment by receivables that do not have provisions against bad debts (if any) Enterprises shall report each bad debt receivable.

+ Payables up to the reporting period: Total accounts payables that fall due or become overdue, capacity for debt repayment, debt-to-equity ratio. Enterprises shall report each overdue account payable and reasons for failure of repayment deadline.

c) Production, trading and finance: Enterprises shall produce supervision reports on these contents:

- Quantity of goods produced (or purchased) and consumed (or sold) during the reporting period,  and ending stock of certain essential goods.

- Financial figures: Turnover and costs arising from the consumption of goods during the reporting period, financial incomes and expenses, other earnings and spending, business results. Figures attained in the reporting period in comparison with annual figures, figures achieved in the same period in two years immediately preceding the reporting year.

- Figure-based corporate performance:  Ratio of operating profit to equity, return on equity (ROE) and return on assets (ROA). Return on equity shall be determined according to Section 2, Article 12 of this Circular.

Enterprises' reports shall take the Form No. 02.C enclosed to this Circular.

- Provision of public goods and services (if available), with regard to the assessed quality, quantity, incomes and costs for provision of public goods and services in the period versus the plan and the same period in the previous year. Enterprises' reports shall take the Form No. 02.D enclosed to this Circular.

- Analysis of cash flower during the reporting period: Enterprises shall make supervision reports on the balance of their earnings and demands for production, trading, investment, financial activities and punctual repayment of debts due; and on cash flow forecasts for the future and subsequent accounting period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

State-owned economic groups and corporations creating distinctive funds as per the laws must report, via Form No. 02.DD, their creation and utilization of such funds, legal grounds, sources of finances and usage schemes.

dd) Abidance by regulations, policies and laws, with regard to the compliance with regulations on investment, management and utilization of state capital in enterprises, taxation, payments to the state budget, financial reporting, financial supervision reporting, other reporting schemes and conformity to conclusions of inspections according to Section 4, Article 12 of this Circular.

e) Enterprises’ explanation of comments in their financial reports as given by independent audit firms, auditors, agencies representing owners and competent government authorities.

g) Restructuring of investments of state capital in the enterprises and such enterprises’ investments in their subsidiaries and associated companies: Ministry of Finance shall consider requirements from time to time to give written requests for enterprises' supervision reports.

h) Distinctive figures as defined by the agencies representing owners (if any).

3. The agencies representing owners shall consider enterprises’ reports as stated in Section 2 of this Article and relevant documents to make financial supervision statements that analyze and conclude enterprises' financial circumstances as per Article 9 of the Decree No. 87/2015/ND-CP to provide such agencies' recommendations to each parent company or single-member limited liability company established at the agencies' discretion or put under their management.   Such statements shall indicate these contents:

a) Detailed assessment of the parent company

- Business performance: Remarks on actual progress versus the plan, changes in business results through various periods, management of business costs and administrative expenses.

- Corporate finance: Remarks on profitability, liquidity, figures on debt balance and operations, aptness of asset structure and sources of finances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Abidance by regulations: Compliance with regulations on tax, salary and other matters; fulfillment of pecuniary duties to the state budget.

- Public service: Provision of public goods and services, incomes and costs for provision of public services and goods (if any).

- Implementation of previous recommendations from the Owner/ Controller/ Inspectorate’s auditor/ corporate finance management authority.

b) Consolidated assessment of business circumstances throughout a state-owned group or corporation

4. The agencies representing owners shall consider each enterprise’s financial supervision report to consolidate data and make a resultant financial supervision statement intra vires and report(s) in the Form No. 03 enclosed to this Circular.

Each enterprise’s financial supervision report and the resultant financial supervision statement shall be submitted to the Ministry of Finance.

5. The members’ council of SCIC shall produce financial supervision reports for single-member limited liability companies transferred from relevant Ministries and provincial People's committees.

Article 6. Financial supervision of subsidiaries and associated companies

1. Enterprises shall supervise subsidiaries and associated companies according to Article 15 of the Decree No. 87/2015/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Business conditions: Evaluation of changes in the reporting year’s turnover and profits compared to the data of the immediately preceding year.

b) Efficiency in capital investment: assessment of capital recovery, profits and dividends returned on investments outside core enterprises.

- Capital recovered, profits and dividends distributed shall be assessed and compared to the year's initial plan. Profits and dividends returned on investments outside core enterprises shall be subject to the actual amounts that such enterprises have received.

- If capital investments in a subsidiary or associated company are inefficient or associated companies do not distribute return or dividend from their net profit(s), the enterprises concerned must provide explanations and solutions (withdrawal of investments, stricter supervision or other measures).

c) Capacity for repayment of debts due, debt to equity ratio: Assessment of capacities for paying off debts due and ratio of debt to equity in subsidiaries and associated companies. Point b, Section 3, Article 12 of this Circular shall guide the determination of capacities for repayment of debts due and ratio of debt to equity.

d) Transfer of capital investments

Results of capital investment transfers shall be assessed in comparison with the plan. Enterprises must provide explanations and solutions for transfers that did not go according to the plan.

3. If a subsidiary or an associated company shows signs of financial insecurity according to Article 24 of the Decree No. 87/2015/ND-CP, the parent company shall analyze and assess circumstances and make decisions on special financial supervision over that subsidiary or associated company.

4. The enterprises shall consider financial reports from subsidiaries and associated companies to establish and submit reports on investments in such subsidiaries and associated companies, according to Form No. 02.B enclosed to this Circular, to the agencies representing owners and financial authorities at equivalent echelons.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The agencies representing owners shall supervise outward investment projects according to Article 20 of the Decree No. 87/2015/ND-CP.

2. Supervisory activities shall cover:

a) Investments made to foreign countries and recovered to Vietnam, and progress of overseas projects

- Enterprises shall base on outward investment certificates bestowed by competent Vietnamese authorities to make reports on prefeasibility, total capital investments registered for overseas projects (broken down into contributions and loans) and total outward investments registered (broken down into contributions, loans, and loan guarantees, if applicable).

- Enterprises shall consider the Notes to the financial report (Form No. B09-DN enclosed to the Circular No. 200/2014/TT-BTC dated 22 December 2014 by Ministry of Finance) and accounting journals from local enterprises to make reports on outward investments (broken down into contributions, loans, loan guarantees, if available), on changes in outward investments compared to those in the period immediately preceding the reporting period, on sources of finances for outward investments (e.g. equity, borrowings), on recovery of outward investments including profit repatriated, interests from loans made to overseas projects, capital recovered by depreciation of overseas projects' fixed assets or liquidation of investments made to overseas projects and other amounts reclaimed.

Enterprises must present reasons and evaluate investment loss, concerned parties’ responsibilities and solutions when a project is fully liquidated or terminated early.

- Enterprises shall report the issuance and implementation of regulations on operation, management and utilization of their capital and assets in foreign nations and on supervision of overseas projects' compliance according to this Regulation.

- Enterprises shall report the progress of overseas projects and disbursement. If the schedule is delayed, they must report to the agencies representing owners about reasons, impacts on project efficiency, collective and personal responsibilities for project deferral to have subject errors penalized, remedial measures and plans for capital contribution, fundamental construction progress and project operation.

b) Financial situations and business results of outward investment projects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Asset management: Powers to decide investment projects and purchase assets for overseas projects, depreciation, liquidation and transfer of assets;

+ Management of debts payable up to the reporting period: Total debts payable, debts due, debts overdue and capacity for repayment of debts due. Loans and debts overdue, which originate from local enterprises and parent companies, reasons and repayment plans must be specified.

+ Management of debts receivable up to the reporting period: Total debts receivable, including bad debts (reserves and settlement of bad debts during the period).

+ Changes in overseas projects’ equity: Owners’ investments, profits or losses accumulated. If a project's accumulated losses exceed 50% of the value of the owner’s investments or such project incurs losses in two consecutive years (apart from planned periods of loss), the enterprises must report to the agencies representing owners about reasons and solutions.

+ Overseas projects’ business results: Supervision of changes in local enterprises’ turnover, net profits and distributed profits (comparing figures attained in the reporting period with those for entire year and in the same period of the immediately preceding year).

+ Utilization of profits distributed and fulfillment of pecuniary duties to the state budget: Assessment of the compliance with the laws on inward remittance of profits and regulations on financial duties imposed on distributed profits from overseas investment projects.

- Enterprises shall consider market incidents, political and legislative situations in relevant foreign countries and product consumption in global markets to evaluate risk level. For projects prone to risks against their business activities, the enterprises must make timely reports to the agencies representing owners for solutions or to the Prime Minister for settlement of issues ultra vires.

3. If a project's accumulated losses exceed 50% of the value of the owner’s investments or it incurs losses in two executive years or its coefficient of capacity for repayment of debts due is lower than 0.5, the agencies representing owners shall consider the overseas project’s finance, control level as defined by the Charter of organization and the enterprise's activities to tighten the supervision over such project.

4. Enterprises shall use the Form No. 04.A to report outward investments and recovery of capital invested and the Form No. 04.B to report overseas projects' financial situations and business results. Such forms are enclosed to this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The agencies representing owners shall regulate in writing a representative’s role, responsibilities, rank, authority and schemes of reporting and response; and the cooperation between the unit assigned to summarize supervision data and the representative.

2. The representative(s), on 6-month and yearly basis, shall make financial supervision reports according to Section 1, Article 33 of the Decree No. 87/2015/ND-CP, including:

a) General information of the enterprise invested: General information, charter capital, actual contributions up to the reporting time (value and holding ratio), corporate management structure (Board of directors/ Members' council, Control Committee, Operation Committee, Legal representative), business lines.

b) Information of the representatives (quantity and list of representatives)

c) Preservation and development of state capital in the enterprise and efficiency in capital utilization.

d) Management and utilization of state capital and government assets in the enterprise:

- Investments into capital and assets inside and outside the enterprise (capital mobilized for investment projects, progress of the projects and disbursement), investments and finances mobilized for projects that form fixed assets and develop basic property, assessment of the progress of projects and plans, issues arising, adjustments to objectives, effects gained;

- Mobilization and utilization of finances mobilized; bond issuance;

- Management of the enterprise's assets and debts, its debt repayment capacity and ratio of payable debts to equity;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The enterprise’s business activities:

- Business results: Turnover, gross profit, net profit, return on equity (ROE), return on assets (ROA);

- Fulfillment of pecuniary duties to the state budget.

e) Implementation of plans for withdrawal or recovery of state capital and acquisition of profits and dividends that the enterprise has distributed (dividend payout ratio, value and amount of dividends actually gained in the reporting year)

g) The enterprises’ difficulties.

3. The agencies representing owners shall consider the representatives' financial supervision reports to make resultant financial supervision statements, including the results of financial supervision over state-owned enterprises within their powers, on these contents:

a) Evaluation of financial situations of the enterprise invested.

b) Assessment of the management and utilization of the invested enterprise’s capital.

c) Conclusion by the agencies representing owners to retain or withdraw investments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. If the enterprise shows signs of inefficiency or financial insecurity, the agencies representing owners shall instruct the representative(s) to exercise the shareholder’s rights according to Section 2 and Section 3, Article 114 of the 2014’s Companies Law. In other words, the Control Committee shall be requested to investigate into the management and operation of the enterprise or the Board of directors/ Members' council shall be requested to convene a General shareholders’ meeting/ members' meeting against the Board's or the Councils' serious violations of shareholders'/ members' rights, managerial personnel's duties or its making of decisions ultra vires.

Moreover, the agencies representing owners shall request the representative(s) to make quarterly reports on the enterprise’s financial situations to give instructions in a timely manner.

6. The agencies representing owners shall bear final responsibilities for supervising the enterprise. The representative(s) shall be individual(s) entrusted by such agencies to supervise the enterprise and bear responsibilities for assignments given by the agencies.

7. If a representative concurrently holds a managerial position in the enterprise, he shall not only be responsible for the tasks entrusted by the agencies representing owners but also be liable to the laws as a head of the enterprise.

Article 9. Financial supervision over enterprises in which state ownership accounts to below 50% of the charter capital

1. The agencies representing owners shall regulate in writing the role, responsibilities, rank, authority and schemes of reporting and response of the representative (if any) or the unit/ individual assigned to supervise investments of state capital in the enterprise (referred to as the managerial unit/ individual); and the cooperation between the supervision data compiling unit and the representative.

2. The representative or managerial unit/ individual, on annual basis, shall make a financial supervision report according to Section 2, Article 33 of the Decree No. 87/2015/ND-CP, as follows:

a) General information of the enterprise: Charter capital, actual contributions up to the reporting time (e.g. government’s contributions and holding ratio), representative/ managerial individual

b) Preservation and development of state capital in the enterprise

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The enterprise’s business activities:

Business results: turnover, gross profit, net profit, return on equity (ROE), return on assets (ROA);

dd) Implementation of plans for withdrawal or recovery of state capital and acquisition of profits and dividends that the enterprise has distributed.

e) Dividends/ profits distributed in the reporting year (According to resolutions by the General shareholders’ meeting: amount, dividend payout ratio).

g) Actual dividend/ profit garnered in the reporting year.

3. The agencies representing owners shall consider financial supervision reports from the representative or managerial unit/ individual to make resultant financial supervision statements, which summarize the results of financial supervision over the state-owned enterprise, on these contents:

a) Evaluation of financial situations of the enterprise invested.

b) Assessment of the management and utilization of the invested enterprise’s capital.

c) Conclusion by the agencies representing owners to continue or withdraw investments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. If the enterprise shows signs of inefficiency, financial insecurity or state capital loss, the agencies representing owners shall instruct the representative or managerial unit/ individual to exercise the shareholder’s rights according to Section 2 and Section 3, Article 114 of the 2014’s Companies Law.

Article 10. Special supervision over enterprises showing signs of financial insecurity

Enterprises showing signs of financial insecurity shall be subjected to special supervision as per Volume 4 of the Decree No. 87/2015/ND-CP and make reports in regulated manners similar to other enterprises according to this Circular.

Chapter IV

CORPORATE PERFORMANCE ASSESSMENT AND RANKING FOR STATE-OWNED ENTERPRISES

Article 11. Assessment and ranking of enterprises and managerial personnel

1. The agencies representing owners shall consider the annual corporate financial plan, which has been examined by such agencies and financial authorities at an equivalent echelon, remarked on by the agencies in writing and ratified by the Members’ council/ Chairman, to deliberate and establish figures for the assessment and ranking of the enterprises.

2. The agencies representing owners must set assessment figures pertinent to each enterprise’s distinct business traits. Figures of turnover and business result must specified in number.

3. Enterprises undertaking public activities and special duties shall be assigned by the agencies representing owners to carry out manifest plans and missions for public products and services in order to assess such enterprises’ performance by quantity, value and quality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Ranking figures must be established and given to the enterprises by the 30th of April in the plan year and shall not be amended during their adoption (except for major force majeure).

6. Corporate performance assessment must be subject to the corporate financial supervision statements made by the agencies representing owners and the enterprises’ audited annual financial reports and other reports.

Enterprises shall be responsible for providing the agencies representing owners with specific explanations in writing for financial reports that have been audited but incurred the independent audit firm's qualified opinions on certain issues affecting business results. Such agencies shall review matters and decide to sustain or revise business figures as shown in the financial reports. The agencies representing owners shall be held responsible for their decisions and for elucidation of their standpoints in the participation survey documents by the Ministry of Finance on corporate ranking.

7. The agencies representing owners must deliver to the Ministry of Finance the decisions on corporate assessment figures by the Prime Minister of relevant Ministries. Furthermore, departments of finance shall be given the decisions on corporate assessment figures by provincial people's committees for financial authorities to contribute their opinions on corporate assessment and ranking.

Article 12. Figures for corporate performance assessment

Corporate performance assessment shall be based on indicators as defined in Section 1, Article 28 of the Decree No. 87/2015/ND-CP, including:

1. Total turnover: Total turnover shall be benchmarked according to the income statement (Form No. B02-DN enclosed to the Circular No. 200/2014/TT-BTC dated 22 December 2014 by the Ministry of Finance on guidelines for corporate accounting regulations). It consists of gross sales (Code 10) + revenue from financial activities (Code 21) + Other earnings (Code 31).   

For incorporated manufacturers of essential goods for the economy, such as electricity, coal, oil, gas or cement, the output of products consumed in the relevant period shall be assessed. Unit of measurement shall be tonne for crude oil, cubic meter for gas, tonne for coal and cement, and kwh for electricity.

2. Net profit and return on equity:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Return on equity is the ratio of net profit to the enterprise’s average equity in the relevant year.

Net profit shall be determined according to Point a, Section 2 of this Article.

Owner’s investments in the enterprise shall be determined according to the balance sheet (Form No. B01-DN enclosed to the Circular No. 200/2014/TT-BTC dated 22 December 2014 by the Ministry of Finance on guidelines for corporate accounting regulations), composed of: Owner’s contributed capital (Code 411), Investment and development fund (Code 418), Capital allotted for fundamental construction (Code 422). The average figure of the owner’s equity in the relevant year shall be the sum of each quarter’s ending balance of the owner's equity divided by four quarters.

If the enterprise does not allot finances into funds upon the making of the annual financial report, the corporate performance assessment must have the owner’s equity added with the amount of finances allotted for the investment and development fund according to Point b, Section 3, Article 31 of the Decree No. 91/2015/ND-CP before the calculation of the return on equity.

3. Overdue accounts payable and capacity for repayment of debts due:

a) Overdue accounts payable: Debts deferred over the due date of repayment pledged to creditors. Overdue accounts payable shall be determined according to repayment deadlines shown in loan agreements, economic contracts or other written undertakings.

b) Capacity for repayment of debts due: The enterprise’s current capacity for repayment of debts due is the ratio of current assets available to current liabilities as per following formula:

Capacity for repayment of debts due:

Current assets’ value

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Including:

- Current assets' value shall be based on the ending balance (Code 100 in the balance sheet - Form No. B01-DN enclosed to the Circular No. 200/2014/TT-BTC dated 22 December 2014 by the Ministry of Finance on guidelines for corporate accounting regulations).

- Current liabilities' value shall be based on the ending balance (Code 310 in the balance sheet - Form No. B01-DN enclosed to the Circular No. 200/2014/TT-BTC dated 22 December 2014 by the Ministry of Finance on guidelines for corporate accounting regulations).

4. Compliance with regulations and laws:

a) Legal regulations and policies as per Section 1, Article 28 of the Decree No. 87/2015/ND-CP with regard to investment, management and utilization of state capital in enterprises, taxation, payments to the state budget, financial reporting, financial supervision reporting and other reporting obligations and conformity to conclusions of inspections.

b) Compliance with regulations, policies and laws means precise adherence without errors, omission, inadequacy, unpunctuality or non-performance.

c) Violations caused by organizations, individuals on behalf of organizations or officials managing the enterprise.

5. Provision of public goods and services:

Provision of public goods and services means direct engagement in national defense and security or production of public goods and rendering of public services as per the Government's policies through tender or order placement or the Government’s assignments. This figure shall be based on the degree of completion with regard to the quantity and quality of goods and services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Determination of figures as defined in Section 1, 2, 4, 5, Article 12 of this Circular shall exclude factors as stated in Section 2, Article 28 of the Decree No. 87/2015/ND-CP.

Article 13. Figures for assessment of managerial personnel

Managerial personnel shall be assessed according to Section 4, Article 28 of the Decree No. 87/2015/ND-CP, as follows:

1. Indicators for assessment of managerial personnel shall be subject to guidelines by the Ministry of Internal affairs.

2. The degree of attainment of the government’s figures for the return on equity: The ratio attained is equal to, higher or lower than the return on equity as planned by the agencies representing owners at the start of the plan year and maintained throughout the relevant period (unless otherwise changed by major force majeure). For enterprises providing public goods and services, the degree of completion of quantity and quality plans as per regulated standards shall be taken into consideration.

3. The agencies representing owners shall verify and announce the result of enterprise classification.

Article 14. Methods for corporate performance assessment and ranking

1. Corporate performance assessment shall consider these indicators:

a) Indicator 1: Total turnover

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Enterprises ranked B have attained total turnover lower than but equal to at least 90% of the figure planned.

- Enterprises ranked C have total turnover lower than 90% of the figure planned.

b) Indicator 2: Return on equity

- Enterprises ranked A have attained the return on equity equal to or higher than the figure planned.

- Enterprises ranked B have attained the return on equity lower than but equal to at least 90% of the figure planned.

- Enterprises ranked C have attained the return on equity lower than 90% of the figure planned.

- For enterprises that incur planned losses: A rank for those incurring actual loss lower than planned, B rank for actual loss as planned and C rank for actual loss higher than planned. Determination of actual loss versus planned loss shall exclude the performance of additional missions.

c) Indicator 3: Overdue accounts payable and capacity for repayment of debts due

- Enterprises ranked A attain the rate of capacity for repayment of debts due above 1 and do not incur overdue accounts payable;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Enterprises ranked C incur overdue accounts payable or attain the rate of capacity for repayment of debts due below 0.5.

For enterprises operating in distinctive fields, the agencies representing owners shall consider and determine a rate of capacity for repayment of debts due in accordance with the enterprises' operational traits for the assessment of this figure.

d) Indicator 4: Compliance with laws in effect

- An enterprise ranked A is not found by competent authorities guilty of violating regulations and policies as per Section 4, Article 12 of this Circular or is reminded by competent authorities of the enterprise’s adherence to legal regulations and policies though no administrative penalty is imposed.

- An enterprise ranked B has encountered one of these circumstances:

+ An agency representing the owner or a financial authority gave out 01 written reminder of the invalid or late submission of supervision report(s), corporate ranking report(s), financial report(s) and any reports.

+ Competent authorities inflicted administrative warnings or fines (each fine is lower than VND 10,000,000) in the fiscal year when corporate assessment and ranking occurred.

- An enterprise ranked C has encountered one of these circumstances:

+ The enterprise has not submitted supervision report(s), corporate ranking report(s), financial report(s) or any regulated report(s) or has presented invalid or late report(s) and has received at least 02 written reminders from the agency representing the owner or a financial authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Managerial individual(s) in the enterprise has (have) violated the laws during his (their) performance of corporate missions, leading to his (their) criminal charges.

dd) Indicator 5: Provision of public goods and services

- Fulfill or surpass the quantity plan and maintain the quality of products or services in conformity to regulated standards: A rank;

- Fulfill at least 90% of the quantity plan and maintain the quality of products or services in conformity to regulated standards: B rank

- Fulfill below 90% of the quantity plan or fail to maintain the quality of products or services by regulated standards: C rank

2. Corporate ranking shall be summarized according to Section 3, Article 30 of the Decree No. 87/2015/ND-CP.

3. Ranking of managerial personnel:

a) Accomplishment of missions:

- Accomplish indicators for assessment of managerial personnel according to the guidelines by the Ministry of Internal affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For enterprises providing public goods and services:

 Fulfill or surpass the quantity plan and maintain the quality of products or services in conformity to regulated standards.

- The enterprise is ranked A.

b) Failure of missions in one of these circumstances:

- Founder on the indicators for assessment of managerial personnel according to the guidelines by the Ministry of Internal affairs.

- Fulfill less than 90% of the return on equity figures set by the agency representing the owner;

For enterprises providing public goods and services:

 Fulfill below 90% of the quantity plan or fail to maintain the quality of products or services by regulated standards.

- The enterprise is ranked C.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Classification of enterprises for corporate assessment and ranking:

a) An enterprise whose ratio of revenue from public goods and services for the government occupies below 70% of its total turnover shall be ranked according to Point a, Section 3, Article 30 of the Decree No. 87/2015/ND-CP.

b) An enterprise whose ratio of revenue from public goods and services for the government occupies at least 70% of its total turnover shall be ranked according to Point b, Section 3, Article 30 of the Decree No. 87/2015/ND-CP.

5. Members' council of a parent company shall consider the indicators for assessment and ranking of enterprises and managerial personnel as per Section 1, 2, 3, 4 of this Article to evaluate and rank the single-member limited liability enterprise, whose charter capital is fully owned by that parent company, and the enterprise’s managerial personnel.

Article 15. Format of report

Enterprises shall submit the report on performance assessment and ranking in the reporting year to the agencies representing owners and financial authorities at equivalent echelons (e.g. Ministry of Finance for enterprises incorporated as per the Prime Minister’s decisions and assigned to relevant Ministries and for enterprises established as per relevant Ministries' decisions, or Departments of Finance for enterprises founded as per decisions by provincial People’s committees) according to the regulations by such agencies; however, time of submission of reports must conform to Article 31 of the Decree No. 87/2015/ND-CP. The said report shall take the Form No. 05.A and Form No. 05.B enclosed to this Circular.

Chapter V

DISCLOSURE OF FINANCIAL INFORMATION

Article 16. Disclosure of information by the agencies representing owners on investment, management and utilization of state capital in enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VI

ENFORCEMENT

Article 17. Effect

1. This Circular shall come into force as of 01 February 2016 and apply to fiscal year of 2016 onwards. Disclosure of state-owned enterprises' financial information for the year of 2015 shall be subject to this Circular.

2. Circular No. 158/2013/TT-BTC dated 13 November 2013 by Ministry of Finance on guidelines for certain details of supervision and performance assessment for state-owned and state-invested enterprises and Circular No. 171/2013/TT-BTC dated 20 November 2013 by Ministry of Finance on guidelines for the disclosure of financial information according to the Government’s Decree No. 61/2013/ND-CP are abrogated.

3. Enterprises shall report to the agencies representing owner about adjustments pertinent to actual circumstances according to this Circular for the latters’ review and decision, after approved by the Ministry of Finance in writing, during the supervision of investments of state capital, financial supervision, performance assessment and financial information disclosure regarding state-owned enterprises operating in distinctive areas (e.g. debt trading, capital investment and training).

4. If legislative documents referred to in this Circular are amended, supplemented or replaced, such documents shall govern.

5. Difficulties must be reported promptly to the Ministry of Finance for guidelines and solutions./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Van Hieu

 

NAME OF THE AGENCY REPRESENTING THE OWNER

Form No. 01.A

REPORT ON INVESTMENT OF STATE CAPITAL FOR ESTABLISHMENT OF ENTERPRISE IN THE YEAR OF …

(Enclosed to Circular No. 200/2015/TT-BTC dated 15 December 2015 by Ministry of Finance)

Currency unit: million dongs

No.

Name of the enterprise

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ratifying authority

Verifying authority

Deciding authority

Total investment registered

Source of investment

Status of investment

Total

Charter capital

Others

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Local budget

Business Support and Development Fund

Others

In the reporting year

Accumulated

Remaining investment required

(1)

(2)

(3)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(5)

(6)

(7)=(8)+(9)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(15)

(16)=(8)-(15)

1

Enterprise A

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

3

Enterprise C

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

Enterprise D

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

...

............

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

Total

x

x

x

x

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

Note:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Column (4), (5), (6): names of the authorities ratifying/ verifying/ deciding incorporation and issue date (day/month/year) and numbers of relevant papers

- Column (15): accumulated investments made to the enterprise's charter capital up to the 31st of December of the reporting year

- Cells marked with x shall not be filled

 

 

….… [place], … … … [date]
The agency representing the owner
(sign, seal, write full name)

 

NAME OF THE AGENCY REPRESENTING THE OWNER

Form No. 01.B

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Enclosed to Circular No. 200/2015/TT-BTC dated 15 December 2015 by Ministry of Finance)

Currency unit: million dongs

No.

Name of the enterprise

 Business line

Ratifying authority

Verifying authority

Deciding authority

Charter capital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Status of additional investment

Before addition

Upon addition

After addition

Central Budget

Local budget

Business Support and Development Fund

 Investment and development fund

The enterprise’s fund for business support and development

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In the reporting year

Accumulated

 Remaining addition required

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(8)

(9)=(7) +(8)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(18)= (8)-(17)

1

Enterprise A

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Enterprise B

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

3

Enterprise C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

4

Enterprise D

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

................….

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Total

x

x

x

x

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Column (3): The enterprise's main business line

- Column (4), (5), (6): names of the authorities ratifying/ verifying/ deciding the investment and issue date (day/month/year) and numbers of relevant papers.

- Column (17): accumulated investments added to the enterprise's charter capital up to the 31st of December of the reporting year

- Cells marked with x shall not be filled

 

 

….… [place], … … … [date]
The agency representing the owner
(sign, seal, write full name)

 

NAME OF THE AGENCY REPRESENTING THE OWNER

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

REPORT ON ADDITIONAL INVESTMENT OF STATE CAPITAL IN JOINT-STOCK COMPANY OR LIMITED LIABILITY COMPANY WITH AT LEAST TWO MEMBERS IN THE YEAR OF …

(Enclosed to Circular No. 200/2015/TT-BTC dated 15 December 2015 by Ministry of Finance)

Currency unit: million dongs

No.

Name of the enterprise

Business line

Ratifying authority

Verifying authority

Deciding authority

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Charter capital increased

Further investment of state capital

Source of additional investment

Status of additional investment

 

 

Charter capital

Including:

Charter capital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Central Budget

Local budget

Business Support and Development Fund

Profit, dividend paid out

Others

In the reporting year

Accumulated

Remaining addition required

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

State capital

State ownership ratio

 

State capital

State ownership ratio

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

(1)

(2)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)= (13)-(20)

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Enterprise A

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

2

Enterprise B

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

3

Enterprise C

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Enterprise D

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

.............…..

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 <