ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
28/CT-UB
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 1977
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC QUẢN LÝ KIỂM SOÁT CHI TIÊU QUỸ TIỀN LƯƠNG TRONG KHU VỰC SẢN XUẤT QUỐC
DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Để đảm bảo tốt công tác lãnh đạo
sản xuất trong tình hình Thành phố ta đang bước đầu giành thắng lợi trong công
tác cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và đẩy mạnh việc hạch toán kinh
tế, theo quy định số 148-TTg ngày 19-3-1958, thông tư số 049-TTg ngày 14-2-1959
và thông tư số 034-TTg ngày 26-3-1963 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý
kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương đối với khu vực sản xuất quốc doanh, đồng
thời tăng cường công tác quản lý tài chánh và tiền tệ, trong điều kiện hiện
nay, nền kinh tế quốc dân trong thành phố càng ngày càng phát triển, số lượng
công nhân viên chức ngày càng tăng, quỹ tiền lương cũng tăng lên không ngừng,
trong khi đó công tác quản lý kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương còn nhiều sơ
hở, lỏng lẻo, chưa gắn liền kế hoạch tiền lương với kế hoạch sản xuất, kế hoạch
tăng năng suất lao động, lao động và tiền lương bình quân. Để khắc phục tình
hình trên, nay Ủy ban nhân dân Thành phố ra chỉ thị này quy định tạm thời một
số nhiệm vụ, nguyên tắc quản lý, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương đối với các
xí nghiệp, đơn vị kinh tế quốc doanh trong thành phố như sau :
1. - Mục đích, ý nghĩa của việc
quản lý, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương:
Để đảm bảo sự cân đối giữa chỉ
tiêu tiền lương và chỉ tiêu lao động, để sử dụng hợp lý và tiết kiệm quỹ tiền
lương, tránh tình trạng vượt kế hoạch quỹ tiền lương mà kế hoạch sản xuất không
đạt, dẫn tới mất cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng của kế hoạch phân phối và
thu nhập quốc dân, ảnh hưởng tới tái sản xuất mở rộng xã hội chủ nghĩa trong
nền kinh tế quốc dân.
Việc tăng cường công tác quản lý
kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương là yêu cầu cấp thiết nhằm mục đích :
a/ Giúp các xí nghiệp từng bước
thực hiện và nâng cao trình dộ kế hoạch hóa sản xuất, lao động và tiền lương.
b/ Thúc đẩy các xí nghiệp và tổ
chức kinh tế sử dụng hợp lý và tiết kiệm quỹ tiền lương, chấp hành nghiêm chỉnh
kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương bình quân, phát hiện sự mất cân đối giữa
các chi tiêu sản lượng, lao động và tiền lương để có biện pháp khắc phục kịp
thời.
c/ Góp phần thực hiện đúng đắn
các chính sách phân phối theo lao động khuyến khích tăng năng suất lao dộng, hạ
giá thành sản phẩm và phí lưu thông, củng cố chế độ hạch toán kinh tế.
d/ Góp phần giữ vững cân đối
giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cơ sở cho việc quản lý tiền tệ, củng cố và nâng
cao sức mua của đồng tiền.
2. - Việc quản lý theo chỉ thị
này được áp dụng đối với các xí nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải, bưu
điện, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp quốc doanh và do Ngân hàng Nhà
nước Thành phố phụ trách.
3. - Tùy theo tính chất của từng
ngành, việc quản lý và kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương sẽ dựa trên kế hoạch
sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp, như giá trị sản lượng, khối lượng công tác,
v.v... gọi chung là kế hoạch sản xuất.
4. - Hàng năm và hàng quý, các
sở, ngành chủ quản phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Thành phố các kế hoạch
sản xuất và kế hoạch lao động, tiền lương của sở, ngành mình ; các xí nghiệp thì
đăng ký trực tiếp tại cơ quan ngân hàng Nhà nước giữ tài khoản của xí nghiệp.
Thời hạn và nội dung mẫu biểu
đăng ký kế hoạch do Ủy ban Kế hoạch Thành phố và Ngân hàng Nhà nước quy định.
Ngân hàng chi lương dựa theo
đăng ký chính thức. Trường hợp chưa có đăng ký chính thức của Ủy ban Kế họach
Thành phố thì Ngân hàng có thể tạm ứng tiền lương cho xí nghiệp theo yêu cầu
chánh thức của sở, ngành chủ quản của xí nghiệp.
5. - Nếu kế hoạch sản xuất quý
hay tháng của xí nghiệp có thay đổi, giám đốc của xí nghiệp phải đề nghị với
Bộ, Tổng cục chủ quản xét điều chỉnh kế hoạch tiền lương quý hay tháng, nhưng
không được vượt quá chỉ tiêu kế hoạch tiền lương cả năm hay cả quý đã được
duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch quý hay tháng phải hoàn thành và gởi tới Ngân
hàng trước ngày 10 của tháng cuối quý kế hoạch (đối với kế hoạch quý) và trước
ngày 15 của tháng kế hoạch (đối với kế hoạch tháng).
6. - Các sở, ngành có trách
nhiệm quản lý quỹ tiền lương của sở, ngành mình, có quyền được điều hòa mức
tiền lương của xí nghiệp thừa cho xí nghiệp thiếu trong phạm vi kế hoạch Nhà
nước duyệt. Ngoài ra được quyền giữ lại 2-3% tổng mức tiền lương được duyệt làm
quỹ dự trữ để bù đắp phần chi vượt mức quỹ tiền lương của xí nghiệp.
7. - Thông qua công tác quản lý
kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phát hiện
những lệch lạc và thiếu sót trong quá trình thực hiện các chính sách về lao
động, tiền lương và trong việc quản lý sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp, tìm
nguyên nhân và góp ý kiến bổ khuyết.
8. - Các xí nghiệp phải hạch
toán tiền lương theo đúng quy định về thành phần quỹ tiền lương của Nhà nước.
9. - Việc phát tiền lưong phải
theo đúng những nguyên tắc về thu chi tài chánh và quản lý tiền mặt của Nhà
nước quy định ; các xí nghiệp phải gởi cho Ngân hàng Nhà nước các báo cáo về
tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu có liên quan tới việc quản lý và kiểm
soát chi tiêu quỹ tiền lương theo đúng quy định về chế độ báo cáo của Nhà nuớc
để Ngân hàng làm căn cứ kiểm soát việc chi tiêu quỹ tiền lương của xí nghiệp.
10. - Ngân hàng Nhà nước có
trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện các kế hoạch về lao dộng và tiền lương
thuộc khu vực sản xuất quốc doanh của Thành phố, định kỳ trình Ủy ban nhân dân
Thành phố.
11. - Nguyên tắc giám đốc và
quản lý tiền lương nói chung phải căn cứ vào các chỉ tiêu sản lượng, chỉ tiêu
lao động, chỉ tiêu tiền lương .. đã được Ủy ban Kế hoạch Thành phố duyệt, tiến
hành giám đốc trước và sau khi trả lương để giữ các chỉ tiêu cân đối với mức
thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm trong từng xí nghiệp.
Nhưng căn cứ vào trình độ
tổchức, quản lý sản xuất của các xí nghiệp trong thành phố ta hiện nay, việc
giám đốc và quản lý quỹ tiền lương phải làm từng bước, phải đi dần từ thấp đến
cao.
Đối với những xí nghiệp nào có
đủ điều kiện trả lương theo sản phẫm rồi thì Ủy ban Kế hoạch Thành phố, Ngân
hàng Nhà nước Thành phố và sở chủ quản bàn bạc để thi hành việc trả lương theo
sản phẩm, làm cho vai trò đòn bẩy của tiền lương ngày càng phát huy tác dụng,
thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế.
12. - Ngân hàng Nhà nước Thành
phố, Ủy ban Kế hoạch Thành phố và các sở, ngành căn cứ tình hình cụ thể của các
xí nghiệp, tổ chức kinh tế tìm biện pháp hướng dẫn thực hiện chỉ thị nầy.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đình Nhơn
|