Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Hoàng Thế Liên, Trần Văn Tú, Nguyễn Thanh Sơn
Ngày ban hành: 15/09/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP - BỘ NGOẠI GIAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2011

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ CỦA LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Tương trợ tư pháp số 08/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Để áp dụng đúng và thống nhất Luật Tương trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn áp dụng một số quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự; xử lý kết quả tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp về dân sự của Luật Tương trợ tư pháp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam: cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam.

Điều 3. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp về dân sự

1. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tương trợ tư pháp được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài quy định về vấn đề này;

b) Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế;

c) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị áp dụng pháp luật của nước đó.

2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Trong trường hợp không đủ điều kiện để áp dụng pháp luật nước ngoài, Bộ Tư pháp trả lời bằng văn bản cho nước đã yêu cầu biết.

Điều 4. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại

1. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam:

a) Trường hợp Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự hoặc chưa có thỏa thuận hoặc chưa có tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại đối với các nội dung liên quan thì Tòa án cần có công văn gửi Bộ Tư pháp đề nghị áp dụng nguyên tắc có đi có lại kèm theo hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự.

b) Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp gửi công văn kèm hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự đề nghị Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

c) Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Bộ Ngoại giao xem xét và đưa ra một trong các quyết định quy định tại các điểm d hoặc đ khoản 1 Điều này. Đối với trường hợp cần thiết phải lấy ý kiến của Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì thời hạn này không quá hai mươi ngày.

d) Trường hợp quyết định đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì Bộ Ngoại giao gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kèm theo Công hàm của Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Trong Công hàm cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có văn bản trả lời chính thức về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam.

đ) Trường hợp quyết định không đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì Bộ Ngoại giao gửi trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do.

e) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị áp dụng nguyên tắc có đi có lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

g) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời chính thức của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản thông báo về Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo về việc này cho Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao biết và phối hợp.

h) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được yêu cầu tương trợ tư pháp đồng ý áp dụng nguyên tắc có đi có lại với những điều kiện kèm theo, thì Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến với Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao. Thủ tục thống nhất ý kiến được thực hiện tương tự như quy trình xem xét, quyết định việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài:

a) Trường hợp Bộ Ngoại giao nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự hoặc chưa có thỏa thuận hoặc chưa có tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại đối với các nội dung liên quan. Bộ Ngoại giao gửi công văn, kèm theo hồ sơ liên quan (nếu có), đề nghị Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao phối hợp xem xét việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

b) Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến bằng văn bản về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trên cơ sở các căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch này hoặc hai mươi ngày đối với trường hợp đặc biệt.

c) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến của Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại và trả lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có yêu cầu và gửi một bản sao văn bản đó cho Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao để phối hợp. Trường hợp Bộ Ngoại giao quyết định đồng ý áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì trên cơ sở hồ sơ đã gửi (nếu có), Bộ Tư pháp làm thủ tục tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền để thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 15 Luật Tương trợ tư pháp và điểm a khoản 3 Điều 20 Thông tư liên tịch này.

Điều 5. Căn cứ xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại

Việc xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp với nước ngoài dựa trên các căn cứ sau:

a) Sự cần thiết, nhu cầu của Việt Nam đối với việc tương trợ tư pháp trong từng trường hợp cụ thể hoặc trong quan hệ chung với nước có liên quan;

b) Không trái với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật, tập quán quốc tế;

c) Sự phù hợp về yêu cầu đối ngoại, tác động chính trị, kinh tế, xã hội và những tác động khác, nếu có;

d) Sự ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhà nước, cá nhân, pháp nhân Việt Nam có liên quan.

Điều 6. Ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp về dân sự

1. Ngôn ngữ sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự hoặc yêu cầu Việt Nam thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp.

2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam có yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự mà Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự thì ngôn ngữ thực hiện tương trợ tư pháp là tiếng Việt. Hồ sơ ủy thác tư pháp và bản dịch sang tiếng Việt phải được chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo điều ước quốc tế hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

3. Trường hợp Tòa án lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ tương trợ tư pháp mà nước được yêu cầu tương trợ tư pháp chấp nhuận, thì Tòa án gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác định. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

4. Trường hợp Tòa án lập hồ sơ ủy thác tư pháp yêu cầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài thì ngôn ngữ tương trợ tư pháp là tiếng Việt. Trong trường hợp này, hồ sơ ủy thác tư pháp không phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều 7. Cung cấp thông tin liên quan đến các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự

Tòa án có thể gửi yêu cầu bằng văn bản tới Bộ Tư pháp để được cung cấp thông tin liên quan đến các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự. Bộ Tư pháp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Điều 8. Chi phí tương trợ tư pháp về dân sự

Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có yêu cầu tương trợ tư pháp phải nộp phí và chi phí tương trợ tư pháp. Mức phí và chi phí, đối tượng nộp, cơ quan có thẩm quyền thu; việc quản lý và sử dụng các khoản phí và chi phí được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chương 2.

YÊU CẦU NƯỚC NGOÀI TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ

Điều 9. Thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự.

2. Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, nếu phát sinh yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự thì Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp và hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư liên tịch này, gửi tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh để thực hiện theo thủ tục chung.

Điều 10. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự

1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phải có các văn bản quy định tại Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp, cụ thể như sau:

a) Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

b) Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác;

d) Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp (Ví dụ: Thông báo về việc thụ lý vụ án; Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ; Bản án, Quyết định của Tòa án …),

2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự được Tòa án lập theo cách thức sau đây:

a) Hồ sơ ủy thác tư pháp phải do Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm ký trừ các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, được lập thành ba bộ và gửi tới Bộ Tư pháp.

b) Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự do Tòa án lập phải là bản chính và các văn bản, giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp là bản chính hoặc bản sao. Bản sao và bản dịch của các văn bản, giấy tờ, tài liệu này phải được chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

c) Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư pháp cho nhiều đương sự có nội dung ủy thác khác nhau hoặc có địa chỉ khác nhau hoặc khác quốc tịch thì Tòa án phải lập riêng hồ sơ ủy thác tư pháp cho từng đương sự.

d) Trường hợp yêu cầu tương trợ tư pháp đối với đương sự là người vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài thì Tòa án lập hồ sơ ủy thác như trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài khi Tòa án xác định quốc tịch hữu hiệu của đương sự là quốc tịch Việt Nam và nếu không trái với pháp luật nước ngoài hoặc nước ngoài không phản đối.

Điều 11. Điều kiện hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự

Hồ sơ ủy thác tư pháp được coi là hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hồ sơ ủy thác tư pháp đã được lập theo đúng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp và hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư liên tịch này.

2. Hồ sơ ủy thác tư pháp đã được lập theo ngôn ngữ quy định tại Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch này.

3. Hồ sơ ủy thác tư pháp đã được lập đủ số lượng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp và hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư liên tịch này.

4. Cá nhân, tổ chức đã nộp chi phí thực hiện tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự.

Điều 12. Trình tự, thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự tại Bộ Tư pháp

Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp do Tòa án gửi đến, Bộ Tư pháp có trách nhiệm vào Sổ hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự (phần ủy thác tư pháp đi), kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, Điều 11 Thông tư liên tịch này và đưa ra một trong các quyết định sau đây:

1. Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp đầy đủ và hợp lệ:

a) Chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc cho Bộ Ngoại giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên;

b) Chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao để xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch này nếu giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự hoặc chưa có thỏa thuận hoặc chưa có tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

2. Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không đầy đủ và hợp lệ:

Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ ủy thác tư pháp cho Tòa án đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.

Điều 13. Trình tự, thủ tục và thời hạn tiếp nhận, gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự tại Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Đối với trường hợp Bộ Ngoại giao thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc theo quy định của điều ước quốc tế liên quan thì thời hạn chuyển hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ do Bộ Tư pháp chuyển đến.

Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm triển khai việc thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

2. Đối với trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp theo nguyên tắc có đi có lại thì thời hạn và quy trình thực hiện tại Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại điểm c và điểm e khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch này.

Điều 14. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp tại Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc ủy thác tư pháp hoặc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, biên bản tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo về Bộ Ngoại giao.

2. Trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác của cơ quan có thẩm quyền trong nước mà cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không thể thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không có thông báo về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc không trả lời đề nghị của Việt Nam về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch này thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo về Bộ Ngoại giao.

3. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi về, Bộ Ngoại giao chuyển văn bản đó cho Bộ Tư pháp để chuyển cho Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Tương trợ tư pháp.

Điều 15. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp tại Tòa án

1. Xử lý kết quả tống đạt văn bản ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài:

a) Trường hợp Tòa án nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư liên tịch này thì Tòa án tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp nếu xác minh được đúng tên, địa chỉ, thông tin cá nhân chính xác của đương sự ở nước ngoài.

Trường hợp Tòa án đã tiến hành mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của đương sự nước ngoài, thì Tòa án giải thích để đương sự yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định tại Chương XX và Chương XXII của Bộ luật Tố tụng dân sự. Sau khi có kết quả thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo thủ tục chung. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày Tòa án yêu cầu mà đương sự không yêu cầu Tòa án tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định tại Điều 168 và Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự.

b) Trường hợp Tòa án nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định tại khoản 1, 3 và 4 Điều 17 Thông tư liên tịch này thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

2. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài:

a) Trường hợp Tòa án nhận được kết quả thực hiện ủy thác của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo việc tên, địa chỉ, thông tin cá nhân của người cần tống đạt không đúng hoặc người cần tống đạt đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới hoặc người cần tống đạt vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về, thì Tòa án tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp lần thứ hai nếu xác minh được đúng địa chỉ, tên và thông tin cá nhân chính xác của đương sự ở nước ngoài.

Trường hợp việc thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vẫn không có kết quả mặc dù Tòa án đã tiến hành mọi biện pháp để xác minh địa chỉ, tên và thông tin cá nhân của đương sự ở nước ngoài nhưng vẫn không xác định được thông tin chính xác thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

b) Trường hợp Tòa án nhận được kết quả thực hiện ủy thác của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo về việc người được tống đạt đã nhận được văn bản ủy thác tư pháp hoặc người được tống đạt từ chối nhận, thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp thì Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc theo thủ tục chung.

c) Trường hợp vụ việc dân sự không thể thực hiện được việc ủy thác tư pháp do Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế hoặc không áp dụng được nguyên tắc có đi có lại, thì Tòa án đã thụ lý vụ việc tiến hành thủ tục niêm yết công khai hồ sơ ủy thác tư pháp tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của đương sự được ủy thác tư pháp (nếu có) trong thời hạn sáu tháng và đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương (kênh sóng dành cho người nước ngoài) ba lần trong ba ngày liên tiếp. Nếu hết thời hạn này mà không có tin tức của đương sự ở nước ngoài thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung.

3. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp trong trường hợp tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:

Trường hợp Tòa án ủy thác tư pháp để tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cho đương sự đang cư trú ở nước ngoài mà trong thời hạn ba tháng kể từ ngày tống đạt bản án, quyết định cho người cần tống đạt hoặc thời hạn sáu tháng kể từ ngày niêm yết bản án, quyết định tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc kể từ ngày gửi hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp mà Tòa án không nhận được kháng cáo của đương sự ở nước ngoài, và trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị không có người khác kháng cáo. Viện kiểm sát không kháng nghị, thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và Tòa án không phải tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp.

4. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp trong trường hợp không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp:

Sau sáu tháng kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ hai cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao mà không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì Tòa án yêu cầu ủy thác tư pháp sẽ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã thu nhập được để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật mà không phải tiếp tục yêu cầu ủy thác tư pháp.

5. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp trong trường hợp nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp:

Trường hợp nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ việc nếu xét thấy tài liệu, chứng cứ đã đúng vào đủ theo nội dung yêu cầu; trường hợp tài liệu, chứng cứ chưa đúng hoặc chưa đủ theo nội dung đã yêu cầu thì Tòa án tiếp tục ủy thác tư pháp theo thủ tục chung.

Chương 3.

THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 16. Thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Yêu cầu tương trợ tư pháp như tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, lấy lời khai, triệu tập người làm chứng, người giám định, cung cấp, thu thập chứng cứ và các trường hợp tương trợ tư pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam cho đương sự ở nước ngoài, được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 17 Thông tư liên tịch này, Bộ luật Tố tụng dân sự, các quy định khác của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại.

Điều 17. Tống đạt văn bản ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Trường hợp người được tống đạt đã nhận văn bản ủy thác hoặc người được tống đạt vắng mặt tại địa chỉ nhưng có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận thay và cam kết giao tận tay cho người đó thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện việc tống đạt. Trường hợp người được tống đạt đã chuyển đến địa chỉ mới khác với địa chỉ đã yêu cầu ủy thác tư pháp thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần tống đạt đến địa chỉ mới.

2. Trường hợp tên, địa chỉ hoặc thông tin cá nhân của người được tống đạt không đúng, hoặc đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới, hoặc vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc không thực hiện được việc tống đạt và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp người được tống đạt từ chối nhận hồ sơ ủy thác thì người thực hiện việc tống đạt phải lập biên bản về việc từ chối nhận hồ sơ trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có chữ ký của người tống đạt, chữ ký của người được tống đạt, trong trường hợp người đó không ký vào biên bản thì cần có chữ ký của người làm chứng về việc người đó từ chối nhận văn bản.

4. Trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể thực hiện được việc tống đạt, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của mình. Sau thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày niêm yết, nếu người được tống đạt không đến nhận hồ sơ ủy thác thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện thủ tục niêm yết công khai và kết quả của việc niêm yết.

Chương 4.

THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA NƯỚC NGOÀI

Điều 18. Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp là Tòa án nơi người được tống đạt là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi cơ quan, tổ chức được tống đạt có trụ sở chính;

b) Tòa án nơi người được triệu tập làm chứng, người giám định cư trú, làm việc;

c) Tòa án nơi thực hiện việc thu thập, cung cấp chứng cứ;

d) Tòa án thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự là Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 19. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài

Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được coi là hợp lệ khi có đầy đủ các văn bản quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp và hướng dẫn tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư liên tịch này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 20. Nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài

1. Bộ Tư pháp tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam và nước đó là thành viên hoặc có thỏa thuận hoặc đã có tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

2. Trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc chưa có thỏa thuận hoặc chưa có tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì thủ tục tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch này.

3. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp vào Sổ hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự (phần ủy thác đến), xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đưa ra một trong các quyết định sau đây:

a) Chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Thông tư liên tịch này hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư liên tịch này trong trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ.

b) Trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hoặc thông qua Bộ Ngoại giao nếu giữa Việt Nam và nước ngoài đó chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự và nêu rõ lý do trong trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không hợp lệ.

Điều 21. Trình tự, thủ tục xử lý ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài

1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp, Tòa án vào Sổ hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự (phần ủy thác đến), xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đưa ra một trong các quyết định sau đây:

a) Tiến hành thụ lý để thực hiện ủy thác tư pháp nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

b) Trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

2. Tòa án áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để thực hiện ủy thác tư pháp và thông báo cho Bộ Tư pháp kết quả thực hiện ủy thác tư pháp trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày thụ lý hồ sơ.

Điều 22. Thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài

1. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Tương trợ tư pháp, Tòa án gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp do Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm ký, với số lượng ba bản cho Bộ Tư pháp.

2. Bộ Tư pháp chuyển kết quả thực hiện ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế hoặc cho Bộ Ngoại giao đối với những trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp được gửi thông qua cơ quan này theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Tương trợ tư pháp.

3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, Bộ Ngoại giao gửi kết quả cho cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam đã yêu cầu hoặc chuyển cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã gửi yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác của Việt Nam, nếu có yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thực hiện quy trình và thủ tục tương trợ tư pháp tương tự như đối với Tòa án quy định tại Thông tư liên tịch này.

Điều 24. Cập nhật và thông báo về danh mục các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự có hiệu lực giữa Việt Nam và nước ngoài

Hàng năm, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cập nhật danh mục các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự có hiệu lực giữa Việt Nam và nước ngoài và gửi cho Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 25. Cập nhật và thông báo tên các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận hoặc có tiền lệ áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam về tương trợ tư pháp về dân sự

Hàng năm, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm cập nhật tên các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận hoặc có tiền lệ áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và gửi cho Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 26. Trách nhiệm thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp

1. Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và thông báo kết quả việc thực hiện yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự, thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Đánh giá, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao tổ chức họp định kỳ hàng năm để đánh giá tình hình thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thông tin về các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam, thỏa thuận áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước và pháp luật nước ngoài về lĩnh vực này, tình hình thực hiện của nước ngoài và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối với ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2011.

2. Không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ việc dân sự đã được giải quyết theo quy định của pháp luật mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trừ trường hợp có những căn cứ khác.

3. Đối với những vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Thông tư liên tịch này để giải quyết.

Điều 29. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phản ánh về Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao để kịp thời xử lý.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Thế Liên

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Sơn

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN




Trần Văn Tú

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- VP Quốc hội;
 VP Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- TAND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao;
- Lưu: VT (BTP, BNG, TANDTC - 10), Vụ HTQT.

 

MẪU SỐ 01

VĂN BẢN YÊU CẦU THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT/BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật tương trợ tư pháp)

TÒA ÁN NHÂN DÂN
………………..(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./TTTPDS-TA
V/v tương trợ tư pháp (lần …..) (3)

…….., ngày …….. tháng ……. năm ….(2)

 

Kính gửi: Bộ Tư pháp

Tòa án nhân dân: (4) ............................................................................................

Địa chỉ: (5) ..........................................................................................................

Đang giải quyết vụ án (vụ việc) về: (6) .....................................................................

Xét thấy việc ủy thác tư pháp là cần thiết cho việc giải quyết vụ việc, Tòa án nhân dân … (7) …..;

Căn cứ vào Điều 11 và Điều 13 của Luật Tương trợ tư pháp,

Quyết định ủy thác tư pháp cho: (8) ......................................................................

Để tiến hành việc: (9) ............................................................................................

Đối với: (10) .........................................................................................................

Tòa án nhân dân … (11) ….. đề nghị Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ ủy thác này tới cơ quan có thẩm quyền và gửi kết quả về Tòa án nhân dân … (12) … trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Tòa án nhân dân … (13) … xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Bộ.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu hồ sơ vụ việc, VP Tòa án.

CHÁNH ÁN
(hoặc KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN) (14)
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu Tòa án)

 

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 01:

(1) (4) (7) (11) (12) (13) Ghi tên Tòa án yêu cầu ủy thác tư pháp (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long).

(2) Ghi địa điểm và thời gian lập văn bản ủy thác tư pháp (ví dụ: Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010).

(3) Ghi rõ số lần yêu cầu tương trợ tư pháp. Ví dụ: V/v tương trợ tư pháp (lần 2).

(5) Ghi đầy đủ địa chỉ của Tòa án yêu cầu ủy thác tư pháp.

(6) Ghi tóm tắt nội dung vụ việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết.

(8) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của cơ quan được ủy thác tư pháp theo quy định về địa giới hành chính của nước được ủy thác tư pháp (nếu biết). Ví dụ: “Tòa án A; Địa chỉ: số … đường …, quận …, thành phố …, bang ….. nước …”

Nếu giữa Việt Nam và nước ngoài có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự thì cơ quan được ủy thác tư pháp là cơ quan có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế đó. Nếu Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự thì cơ quan được ủy thác tư pháp là cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Nếu Tòa án đã thu thập, xác minh thông tin nhưng vẫn không tìm được tên, địa chỉ chính xác của cơ quan được ủy thác, hoặc thiếu chính xác (ở những chi tiết cụ thể) hoặc không đầy đủ (chi đến thành phố, bang …) thì ghi là cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác tư pháp nơi cư trú, làm việc của cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp. Ví dụ: tại mục tên của cơ quan được ủy thác tư pháp Tòa án ghi: “Cơ quan có thẩm quyền của nước (nơi ông Nguyễn Văn A cư trú)”; tại mục địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp Tòa án ghi theo địa chỉ của ông Nguyễn Văn A: “số …, đường …, quận …, thành phố …, bang …, nước ….”.

Trường hợp Tòa án ủy thác cho công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài thông qua cơ quan đại diện Việt Nam thì tại phần tên, địa chỉ của cơ quan nước ngoài được ủy thác, Tòa án ghi tên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi công dân Việt Nam cư trú. Ví dụ: Tòa án ủy thác tư pháp cho Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để tống đạt văn bản tố tụng cho công dân Việt Nam tại Lào thì tại mục tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp Tòa án ghi là: “Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”.

(9) Tùy thuộc vào nội dung tương trợ tư pháp mà Tòa án ghi một hoặc nhiều nội dung tương trợ tư pháp quy định tại Điều 13 của Luật Tương trợ tư pháp.

(10) Ghi đầy đủ thông tin về người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp.

Nếu người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại số …, đường …, phường/xã …… quận/huyện …, thành phố/tỉnh …, bang ……, nước …..).

Nếu người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH A, trụ sở: số …, đường …., phường/xã ….. quận/huyện …, thành phố/tỉnh ….., bang ….., nước …..).

(14) Ghi đầy đủ họ và tên của Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm ký.

Lưu ý: Văn bản cần được trình bày theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ về thể thức trình bày văn bản và Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

 

MẪU SỐ 02

VĂN BẢN ỦY THÁC TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT/BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư Pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao hợp đồng áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật tương trợ tư pháp)

TÒA ÁN NHÂN DÂN
………………..(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./UTTPDS-TA
V/v ủy thác tư pháp (lần …..) (3)

…….., ngày …….. tháng ……. năm ….(2)

 

VĂN BẢN ỦY THÁC TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ

Tên cơ quan được ủy thác tư pháp: (4) ..................................................................

Địa chỉ: ………….(5) .............................................................................................

Tên cơ quan ủy thác tư pháp: Tòa án nhân dân ……….. (6) .....................................

Địa chỉ: … (7) .......................................................................................................

Thẩm phán giải quyết vụ việc: ……………(8) ...........................................................

Họ và tên người có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp: …………… (9) ..............

Giới tính: ………. (10) ............................................................................................

Quốc tịch: ………. (11) ..........................................................................................

Địa chỉ: …………. (12) ...........................................................................................

Nội dung công việc ủy thác tư pháp:

a) Mục đích ủy thác tư pháp: …………………………… (13) ......................................

b) Công việc và các tình tiết liên quan: ……………….. (14) ........................................

c) Trích dẫn điều luật có thể áp dụng: ………………… (15) .......................................

d) Về các biện pháp thực hiện ủy thác tư pháp: ……... (16) ......................................

đ) Về thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp: …………….. (17) .....................................

Tòa án nhân dân … (18) … xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu hồ sơ vụ việc, VP Tòa án.

CHÁNH ÁN
(hoặc KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN) (19)
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu Tòa án)

 

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 02:

(1) (6) (18) Ghi tên Tòa án yêu cầu ủy thác tư pháp (Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi địa điểm và thời gian lập văn bản ủy thác tư pháp (Ví dụ: Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010).

(3) Ghi rõ số lần yêu cầu tương trợ tư pháp. Ví dụ: V/v tương trợ tư pháp (lần 2).

(4) và (5) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của cơ quan được ủy thác tư pháp theo quy định về địa giới hành chính của nước được ủy thác tư pháp như hướng dẫn tại mục (7) của Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT/BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp).

(7) Ghi đầy đủ địa chỉ của Tòa án có yêu cầu ủy thác tư pháp.

Ví dụ: Nếu Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là Tòa án có yêu cầu ủy thác tư pháp, thì tại mục này, Tòa án ghi như sau: “Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; Địa chỉ: số 43 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam”.

(8) Ghi đầy đủ họ và tên của Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ việc.

(9) Ghi đầy đủ thông tin về người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp như hướng dẫn tại mục (10) của Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT/BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật tương trợ tư pháp).

(10), (11) và (12) Trước khi tiến hành lập hồ sơ ủy thác tư pháp, Tòa án phải thu thập, xác minh chính xác các thông tin như: họ tên, giới tính, quốc tịch, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc đối với cá nhân và tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng trụ sở chính của cơ quan, tổ chức.

Lưu ý: Tòa án cần ghi rõ quốc tịch của người được tống đạt để bảo đảm việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền để gửi hồ sơ ủy thác tư pháp. Trường hợp người cần tống đạt có quốc tịch Việt Nam, hồ sơ ủy thác tư pháp sẽ được chuyển tới cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, trường hợp người được tống đạt có quốc tịch nước ngoài, hồ sơ ủy thác tư pháp sẽ được chuyển tới Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Trường hợp người được tống đạt có cả quốc tịch Việt Nam và nước ngoài, ưu tiên lựa chọn quốc tịch Việt Nam để thực hiện việc ủy thác tư pháp.

Qua thu thập, xác minh thông tin về cá nhân, cơ quan tổ chức mà Tòa án biết được các thông tin khác liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp như: nghề nghiệp, người đại diện theo pháp luật, người thân thích hoặc nơi làm việc đối với cá nhân; chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật đối với tổ chức thì Tòa án ghi những thông tin này vào sau mục họ, tên, địa chỉ, quốc tịch nơi cư trú hoặc nơi làm việc của cá nhân: tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp.

(13) Tòa án phải nêu rõ mục đích ủy thác tư pháp trong văn bản ủy thác tư pháp về dân sự. Ví dụ: ủy thác tư pháp để tống đạt thông báo của Tòa án về việc thụ lý vụ án (Điều 174 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Trường hợp yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp có nhiều mục đích khác nhau thì Tòa án phải nêu đầy đủ tất cả các mục đích yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp đó. Ví dụ: Tòa án yêu cầu tương trợ tư pháp vừa để thông báo về việc thụ lý vụ việc vừa ủy thác thu thập chứng cứ thì Tòa án phải ghi đầy đủ các mục đích này.

(14) Tòa án ghi tóm tắt nội dung vụ việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết, ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung công việc mà Tòa án yêu cầu cơ quan thực hiện ủy thác tư pháp thực hiện, cung cấp các thông tin cần thiết khác có liên quan đến việc thực hiện ủy thác tư pháp.

Ví dụ: Tòa án thụ lý vụ án yêu cầu cấp dưỡng nuôi con mà cần phải tống đạt văn bản tố tụng cho bị đơn đang ở nước ngoài thì cùng với việc tóm tắt nội dung vụ án, cung cấp các thông tin của bị đơn đang ở nước được yêu cầu. Tòa án có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh nơi làm việc và mức thu nhập của bị đơn; tài sản thuộc quyền sở hữu của bị đơn; các câu hỏi dùng để lấy lời khai của bị đơn; đề nghị bị đơn tham dự phiên tòa, trường hợp không tham dự thì ủy quyền cho người khác hoặc đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt …

(15) Tùy theo nội dung ủy thác tư pháp mà Tòa án có thể trích dẫn điều luật áp dụng cho yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp.

Ví dụ: Tòa án tống đạt thông báo về việc thụ lý vụ án cho đương sự đang ở nước ngoài thì Tòa án trích dẫn Điều 174 và Điều 175 Bộ luật Tố tụng dân sự.

(16) Tòa án đề nghị cơ quan được yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp theo các biện pháp như sau:

- Trường hợp cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện thì đề nghị cơ quan được yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp chuyên yêu cầu đó cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp và thông báo cho Tòa án đã yêu cầu biết.

- Trường hợp không thể thực hiện được theo địa chỉ đã nêu trong văn bản yêu cầu thì đề nghị cơ quan được yêu cầu căn cứ theo pháp luật của nước mình tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ đúng. Trường hợp không tống đạt được cho đương sự thì đề nghị cơ quan được yêu cầu tiến hành thủ tục niêm yết công khai hoặc thông báo theo quy định của pháp luật nước được yêu cầu.

- Trường hợp cần bổ sung thông tin để thực hiện ủy thác tư pháp thì đề nghị Cơ quan được yêu cầu thông báo cho Tòa án đã yêu cầu biết.

(17) Tòa án đề nghị cơ quan được yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp theo thời hạn như sau:

- Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được ủy thác tư pháp của Tòa án Việt Nam mà ủy thác tư pháp chưa thể thực hiện được thì đề nghị cơ quan được yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp thông báo cho Bộ Tư pháp Việt Nam biết về nguyên nhân kéo dài và thời hạn có thể thực hiện được ủy thác đó.

- Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu mà không thể thực hiện được ủy thác tư pháp thì đề nghị thông báo cho Bộ Tư pháp Việt Nam biết lý do không thể thực hiện được ủy thác tư pháp.

(19) Ghi đầy đủ họ và tên của Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm ký.

Lưu ý: Văn bản cần được trình bày theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ về thể thức trình bày văn bản và Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

 

THE MINISTRIES THE MINISTRY OF JUSTICE – THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS – THE SUPREME PEOPLE'S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC

Hanoi, September 15, 2011

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE APPLICATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE LAW ON LEGAL ASSISTANCE ON LEGAL ASSISTANCE IN THE CIVIL DOMAIN

Pursuant to November 21, 2007 Law No. 08/2007/QH12 on Legal Assistance;

For proper and uniform application of the Law on Legal Assistance, the Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs and the Supreme People's Court jointly provide uniform application of a number of provisions of the Law on Legal Assistance on legal assistance in the civil domain as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Joint Circular guides the application of a number of provisions of the Law on Legal Assistance on principles, jurisdiction, order and procedures for providing legal assistance in the civil domain; handling of results of legal assistance in the civil domain and responsibilities of Vietnamese state agencies for legal assistance in the civil domain.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Joint Circular applies to Vietnamese agencies, organizations and individuals; and foreign agencies, organizations and individuals involved in activities of legal assistance in the civil domain with Vietnam.

Article 3. Application of foreign laws to legal assistance in the civil domain

1. A foreign law may be applied under Clause 2, Article 3 of the Law on Legal Assistance when the following conditions are fully satisfied:

a/ There is a treaty on legal assistance between Vietnam and a foreign country concerning this issue;

b/ The application of the foreign law is not contrary to basic principles of Vietnamese laws and is compliant with international law and practice;

c/ There is a written request of a foreign country's authority for the application of this country's law.

2. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Supreme People's Court in, considering and deciding on the application of foreign laws. In case conditions for application of foreign laws are not fully satisfied, the Ministry of Justice shall reply in writing to requesting countries.

Article 4. Application of the principle of reciprocity

1. The principle of reciprocity shall be applied at the request of a Vietnamese authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Within 10 working days after receiving a dossier of legal mandate in the civil domain, the Ministry of Justice shall send a written request enclosed with this dossier to the Ministry of Foreign Affairs for consideration and decision on requesting a foreign authority to apply the principle of reciprocity.

c/ Within 10 working days after receiving a dossier, the Ministry of Foreign Affairs shall consider and make a decision specified at Point d or e, Clause 1 of this Article. In case of necessity to consult the Ministry of Justice and the Supreme People's Court on the application of the principle of reciprocity, this time limit is 20 days.

d/ In case the Ministry of Foreign Affairs requests a foreign authority to apply the principle of reciprocity, it shall send to an overseas Vietnamese representative mission a dossier of legal mandate in the civil domain enclosed with a diplomatic note requesting a foreign authority to apply the principle of reciprocity. Such note must request a foreign authority to issue an official reply on the application of the principle of reciprocity with Vietnam.

e/ In case the Ministry of Foreign Affairs does not request a foreign authority to apply the principle of reciprocity, it shall return the dossier to the Ministry of Justice and clearly state the reason.

f/ Within 5 working days after receiving a dossier, an overseas Vietnamese representative mission shall send a dossier of request for application of the principle of reciprocity to the foreign authority.

g/ Within 5 working days after receiving an official reply of the foreign authority, the overseas Vietnamese representative mission shall send a notice to the Ministry of Foreign Affairs. Within 5 working days after receiving this written notice, the Ministry of Foreign Affairs shall notify such receipt to the Ministry of Justice and the Supreme People's Court for coordination.

h/ In case the foreign authority agrees to apply the principle of reciprocity on certain conditions, the Ministry of Foreign Affairs shall consider these conditions and make decision after consulting the Ministry of Justice and the Supreme People's Court. Procedures for reaching unanimity among these agencies are similar to those for considering and deciding on the application of the principle of reciprocity at the request of the foreign authority specified in Clause 2 of this Article.

2. Application of the principle of reciprocity at the request of a foreign authority:

a/ In case the Ministry of Foreign Affairs receives a request of a foreign authority for legal assistance in the civil domain when there is no treaty on legal assistance in the civil domain between Vietnam and that country or there is neither an agreement on nor a precedent in application of the principle of reciprocity regarding relevant issues, the Ministry of Foreign Affairs shall send to the Ministry of Justice and the Supreme People's Court a written request for consideration of application of the principle of reciprocity, enclosed with relevant dossiers (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Within 5 working days after receiving opinions of the Ministry of Justice and the Supreme People's Court, the Ministry of Foreign Affairs shall consider and decide on the application of the principle of reciprocity, send a written reply to the requesting foreign authority and its copy to the Ministry of Justice and the Supreme People's Court for coordination. In case the Ministry of Foreign Affairs agrees to apply the principle of reciprocity, the Ministry of Justice shall carry out procedures for receiving and inspecting the validity of the sent dossier (if any) and then send it to a court with jurisdiction for legal mandate under Article 15 of the Law on Legal Assistance and Point a, Clause 3, Article 20 of this Joint Circular.

Article 5. Grounds for consideration and decision on the application of the principle of reciprocity

The application of the principle of reciprocity in legal assistance with foreign countries shall be considered and decided on the following grounds:

a/ Necessity of and Vietnam's needs for legal assistance in each specific case or in the general relationship with the involved country;

b/ Non-contravention of Vietnamese laws and relevant treaties to which Vietnam is a contracting party and compliance with international law and practice;

c/ Satisfaction of requirements of external relations and political, economic, social and other impacts, if any;

d/ Impacts on rights and interests of the Vietnamese State and concerned Vietnamese individuals and legal persons.

Article 6. Languages used in legal assistance in the civil domain

1. Languages used for making dossiers of request for foreign legal assistance in the civil domain or in requests for Vietnam's legal assistance in the civil domain comply with Article 5 of the Law on Legal Assistance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case a dossier-making court cannot ascertain the language in legal assistance acceptable by the country requested to provide legal assistance, it shall request in writing the Ministry of Foreign Affairs to do so. Within 5 working days after receiving the request, the Ministry of Foreign Affairs shall reply in writing.

4. In case a court making a legal mandate dossier requests an overseas Vietnamese representative mission to perform legal mandate for an overseas Vietnamese citizen, the language used in legal mandate is Vietnamese. In this case, the legal mandate dossier is not required to be consularly legalized.

Article 7. Provision of information related to treaties on legal assistance in the civil domain

Courts may send to the Ministry of Justice written requests for provision of information related to treaties on legal assistance in the civil domain. The Ministry of Justice shall reply in writing within 5 working days after receiving a request.

Article 8. Expenses for legal assistance in the civil domain

Domestic and foreign individuals and organizations that request legal assistance shall pay a charge and expenses for legal assistance. Charge and expense levels, payers and collectors; and the management and use of collected charge and expense amounts comply with relevant laws.

Chapter II

REQUESTING FOREIGN COUNTRIES TO PROVIDE LEGAL ASSISTANCE IN THE CIVIL DOMAIN

Article 9. Competence for requesting legal assistance in the civil domain

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In the course of settlement of civil cases, if receiving requests for legal assistance in the civil domain, people's courts of urban districts, rural districts, towns or provincial cities shall make legal mandate dossiers under Article 11 of the Law on Legal Assistance and Article 10 of this Joint Circular, and then send them to provincial-level people's courts for completion of general procedures.

Article 10. Dossiers of legal mandate in the civil domain

1. A dossier of legal mandate in the civil domain must comprise the documents specified in Article II of the Law on Legal Assistance, specifically as follows:

a/ A written request for performance of legal mandate in the civil domain, made according to form No. 01 provided in this Joint Circular (not printed herein);

b/ A document on legal mandate in the civil domain specified in Article 12 of the Law on Legal Assistance, made according to form No. 02 provided in this Joint Circular (not printed herein);

c/ Other papers as requested by an authority of the country requested to perform the mandate;

d/ Other papers and documents required for the legal mandate (for example, notice of case acceptance for settlement, decision on mandated collection of evidence, court judgment or ruling, etc.).

2. A dossier of legal mandate in the civil domain must be made by a court by the following method:

a/ It must be signed by the court president or a vice president authorized by the president, except for the papers and documents specified at Point d. Clause 1 of this Article, and compiled into 3 sets to be sent to the Ministry of Justice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ For a case requiring legal mandate for many involved parties with different mandate jobs or addresses or nationalities, the court shall make a separate legal mandate dossier of each involved party.

d/ In case legal assistance is requested for an involved party who holds both Vietnamese citizenship and a foreign citizenship, the court shall made a legal mandate dossier as for cases of performance of legal mandate for overseas Vietnamese citizens when the court ascertains that the effective citizenship of the involved party is Vietnamese and the legal mandate is not contrary to the foreign law or the foreign country does not object.

Article 11. Conditions for dossiers of legal mandate in the civil domain to be valid

A legal mandate dossier is considered valid when fully satisfying the following conditions:

1. It is made under Articles 11 and 12 of the Law on Legal Assistance and Article 10 of this Joint Circular.

2. It is made in a language under Article 5 of the Law on Legal Assistance and Article 6 of this Joint Circular.

3. It is made in a sufficient number of sets under Clause 2, Article 11 of the Law on Legal Assistance and Article 10 of this Joint Circular.

4. Expenses for legal assistance in civil domain have been paid under law, except cases exempt from these expenses.

Article 12. Order and procedures for receipt and sending of dossiers of legal mandate in the civil domain at the Ministry of Justice

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In case the legal mandate dossier is complete and valid:

a/ To transfer the dossier to the authority of the foreign country or the Ministry of Foreign Affairs under the treaty to which Vietnam and this country are contracting parties.

b/ To transfer the dossier to the Ministry of Foreign Affairs for consideration and decision on application of the principle of reciprocity according to the procedures specified in Clause 1, Article 4 of this Joint Circular if there is no treaty on legal assistance in the civil domain between Vietnam and the concerned country or there is neither an agreement on or nor a precedent in the application of the principle of reciprocity.

2. In case the legal mandate dossier is incomplete and invalid:

The Ministry of Justice shall return the dossier to the court that has made it and clearly state the reason for the return.

Article 13. Order, procedures and time limit for receipt and sending of dossiers of legal mandate in the civil domain by the Ministry of Foreign Affairs and overseas Vietnamese representative missions

1. For cases in which the Ministry of Foreign Affairs performs legal mandate for overseas Vietnamese citizens or if specified by relevant treaties, the time limit for transferring a dossier to an overseas Vietnamese representative mission is 5 working days after the receipt of a valid legal mandate dossier transferred from the Ministry of Justice.

Within 5 working days after receiving a legal mandate dossier, an overseas Vietnamese representative mission shall perform the legal mandate for overseas Vietnamese citizens or transfer the dossier to a foreign authority.

2. For case of performance of legal mandate on the principle of reciprocity, the time limit and procedures for performance by the Ministry of Foreign Affairs and overseas Vietnamese representative missions comply with Points c and f, Clause 1, Article 4 of this Joint Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Within 5 working days after completing the legal mandate or after receiving a written notice of legal mandate results from a foreign authority, an overseas Vietnamese representative mission shall send a written notice of legal mandate results, a written record of delivery of the legal mandate dossier enclosed with related documents and evidences to the Ministry of Foreign Affairs.

2. Within 3 months after receiving a legal mandate dossier from a domestic authority, if an overseas Vietnamese representative mission cannot perform the legal mandate for overseas Vietnamese citizens or if a foreign authority neither sends a notice of legal mandate results nor replies Vietnam's request for the application of the principle of reciprocity under Clause 1, Article 4 of this Joint Circular, the overseas Vietnamese representative mission shall notify such to the Ministry of Foreign Affairs.

3. Within 5 working days after receiving a written notice of legal mandate results sent by an overseas Vietnamese representative mission, the Ministry of Foreign Affairs shall forward this notice to the Ministry of Justice for subsequent forwarding to the court under Clause 3, Article 14 of the Law on Legal Assistance.

Article 15. Handling of legal mandate results by courts

1. Handling of results of the delivery of legal mandate documents to overseas Vietnamese citizens:

a/ In case a court receives a written notice of legal mandate results specified in Clause 2, Article 17 of this Joint Circular, it shall continue the legal mandate if it can identify the accurate name, address and personal information of the overseas involved party.

In case the court has taken every measure but still cannot identify the address of the overseas involved party, it shall make explanations so that the legal mandate-requesting party can request the court to announce the search for an absentee from his/ her place of residence under Chapters XX and XXII of the Civil Procedure Code. After obtaining results of announcement of search for an absentee from his/her place of residence, the court shall continue settling the case according to general procedures. Within one month after the court makes explanations, if the legal mandate-requesting party does not request the court to search for an absentee from his/her place of residence, the court shall stop settling the case under Articles 168 and 192 of the Civil Procedure Code.

b/ In case a court receives a written notice of legal mandate results under Clauses 1, 3 and 4, Article 17 of this Joint Circular, it shall continue settling the case under the Civil Procedure Code.

2. Handling of legal mandate results for foreigners residing overseas:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case the performance of legal mandate by a foreign authority yields no result despite the fact that the court has taken every measure but still cannot identify the address, name and personal information of the overseas involved party, the court shall continue settling the case under the Civil Procedure Code.

b/ In case a court is notified by a foreign authority of legal mandate results, stating that the person to whom legal mandate documents must be delivered has received these documents or that this person refuses to receive these documents and rejects the legal mandate request, the court shall settle the case according to general procedures.

c/ In case the legal mandate cannot be performed in a civil case as there is no treaty between Vietnam and the concerned country or the principle of reciprocity is not applied, the court that has accepted the case shall carry out procedures for posting up the legal mandate dossier at its office or the commune-level People's Committee of the locality in which the mandatary resides or last resides (if any) for 6 months and publish it on a central daily for 3 consecutive issues and broadcast on a central radio or television (the channel for foreigners) for 3 times in 3 consecutive days. Past this time limit, if there is still no information about the overseas involved party, the court shall continue settling the civil case according to general procedures.

3. Handling of legal mandate results in case of delivery of first-instance court judgments or rulings:

In case a court makes a legal mandate for delivery of a first-instance court judgment or ruling to an overseas involved party and within 3 months after the delivery of this judgment or ruling to this party or within 6 months after this judgment or ruling is posted up at an overseas Vietnamese representative office or after the sending of the legal mandate dossier to a foreign authority for performance of legal mandate, it receives no appeal of the overseas involved party, and within the time limit for filing an appeal or a protest, no other party files an appeal or procuracies make no protest, the first-instance court judgment or ruling will become legally effective and the court shall no longer make the legal mandate.

4. Handling of legal mandate results in cases no notice of legal mandate results is received

Six months after the Ministry of Justice sends for the second time a valid legal mandate dossier to a foreign authority or the Ministry of Foreign Affairs, if it receives no notice of the legal mandate results, the court requesting the legal mandate shall base itself on collected documents and evidences to settle the case under law without having to further request legal mandate.

5. Handling of legal mandate results in cases a notice of results of legal mandate is received

In case a notice of legal mandate results is received, a court shall base itself on documents and evidences to settle the case if considering these documents and evidences are correct and sufficient according to requirements. In case these documents and evidences are incorrect or insufficient according to requirements, the court shall continue making legal mandate according to general procedures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PERFORMANCE OF LEGAL MANDATE FOR OVERSEAS VIETNAMESE CITIZENS BY OVERSEAS VIETNAMESE REPRESENTATIVE MISSIONS

Article 16. Performance of requested legal assistance by overseas Vietnamese representative offices

Requests for legal assistance, covering delivery of papers, dossiers and documents, taking of testimonies, summoning of witnesses and expert witnesses, provision or collection of evidences and other cases of legal assistance under Vietnamese laws for overseas involved parties, shall be performed by overseas Vietnamese representative missions according to the procedures specified in Article 17 of this Joint Circular, the Civil Procedure Code, other provisions of Vietnamese laws and treaties to which Vietnam is a contracting party, and laws of host countries.

Article 17. Delivery of legal mandate documents to overseas Vietnamese citizens through overseas Vietnamese representative missions

1. In case a person to whom legal mandate documents must be delivered has received these documents or is absent from his/her address but has a relative with the full civil act capacity to receive these documents on his/her behalf and pledge to hand over these documents to him/ her in person, an overseas Vietnamese representative mission shall make a written record of delivery. In case the person to whom legal mandate documents must be delivered has moved to a new address other than that stated in legal mandate requests, the overseas Vietnamese representative mission shall deliver these documents to the new address.

2. In case the name, address or personal information of a person to whom legal mandate documents must be delivered is incorrect or this

person has moved to a new address which is unidentified or is absent from his/her address for an unknown period, an overseas Vietnamese representative mission shall make a written record of failure to deliver documents, clearly stating the reason.

3. In case a person to whom legal mandate documents must be delivered refuses to receive legal mandate documents, the deliverer shall make a written record of refusal, clearly stating the reason for refusal and bearing signatures of this person and the deliverer. In case this person refuses to sign the written record, the signature of a witness to the refusal is required.

4. In case all necessary measures have been applied but legal mandate documents still cannot be delivered, an overseas Vietnamese representative mission shall post up these documents at its office. Within 30 days after these documents are posted up, if a person to whom legal mandate documents must be delivered still does not show up to receive these documents, the overseas Vietnamese representative mission shall make a written record of completion of procedures for posting up these documents and its results.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PERFORMANCE OF LEGAL MANDATE IN FOREIGN CIVIL CASES AND MATTERS

Article 18. Jurisdiction for performing foreign legal mandate

1. Provincial-level people's courts have the jurisdiction for performing legal mandate requested by foreign authorities, unless otherwise provided by law.

2. Territory-based jurisdiction of courts for performing legal mandate is determined as follows:

a/ Courts with the jurisdiction for performing legal mandate are courts of localities in which persons to whom legal mandate documents must be delivered reside or agencies or organizations to which legal mandate documents must be delivered are headquartered;

b/ Courts of localities in which persons summoned to act as witnesses or expert witnesses reside or work;

c/ Courts of localities in which evidences are collected or provided;

d/ Courts with the jurisdiction for performing other requests for legal assistance in the civil domain are those with the jurisdiction defined by Vietnamese laws.

Article 19. Dossiers of legal mandate in foreign civil cases and matters

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Receipt and checking of validity of dossiers of legal mandate in foreign civil cases and matters

1. The Ministry of Justice shall receive dossiers of legal mandate in the civil domain sent by authorities of foreign countries under treaties on legal assistance in the civil domain to which Vietnam and these countries are contracting parties or according to agreements on or precedents in application of the principle of reciprocity.

2. In case there is no treaty on legal assistance in the civil domain between Vietnam and a foreign country concerned or there exists no agreement on or precedent in application of the principle of reciprocity, the procedures for receiving and checking validity of a legal mandate dossier comply with Clause 2, Article 4 of this Joint Circular.

3. Within 10 working days after receiving a legal mandate dossier, the Ministry of Justice shall record it in a civil legal mandate dossier register (the section for inward mandate), examine and check the validity of the dossier, and make any of the following decisions:

a/ To transfer the dossier to a court with the jurisdiction specified in Article 18 of this Joint Circular or a competent state agency for performance under Article 23 of this Joint Circular in case the dossier is valid.

b/ To return the dossier to the foreign authority that has sent the dossier or through the Ministry of Foreign Affairs if there is no treaty on legal assistance in the civil domain between Vietnam and the country concerned, clearly stating the reason for return, in case the dossier is invalid.

Article 21. Order and procedures for handling legal mandate in foreign civil cases and matters

1. Within 7 working days after receiving a legal mandate dossier, a court shall record it in a civil legal mandate dossier register (the section for inward mandate), and examine and check the validity of the dossier, and make one of the following decisions:

a/ To accept the dossier of performance of legal mandate if the case falls within its jurisdiction;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A court shall apply every necessary measure provided by law to perform legal mandate and notify the Ministry of Justice of legal mandate results within 3 months after the dossier acceptance.

Article 22. Notification of legal mandate results in foreign civil cases and matters

1. Within 5 working days after legal mandate results are obtained or in the case specified in Clause 3, Article 15 of the Law on Legal Assistance, a court shall send to the Ministry of Justice three copies of a written notice of legal mandate results signed by its president or vice president authorized by the president.

2. The Ministry of Justice shall transfer legal mandate results to authorities of requesting countries under treaties or to the Ministry of Foreign Affairs for cases in which legal mandate dossiers are sent through these authorities, within the time limit specified in Clause 2, Article 15 of the Law on Legal Assistance.

3. Within 5 working day, the Ministry of Foreign Affairs shall send results to Vietnam-based foreign representative missions that have requested legal mandate or to overseas Vietnamese representative missions that have sent requests for performance of legal mandate.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 23. Performance of requested legal assistance by other competent state agencies

Other competent Vietnamese state agencies, when receiving legal assistance requests or performing legal mandate for foreign authorities, shall comply with the legal assistance order and procedures like courts as provided in this Joint Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Annually, the Ministry of Justice shall update the list of effective treaties and international agreements on civil legal assistance between Vietnam and foreign countries, and send it to the Ministry of Foreign Affairs and the Supreme People's Court.

Article 25. Updating and notification of names of nations and territories that have reached agreements on or share precedents in application of the principle of reciprocity with Vietnam in legal assistance in the civil domain

Annually, the Ministry of Foreign Affairs shall update the list of nations and territories that have reached agreements on or share precedents in application of the principle of reciprocity with Vietnam in legal assistance in the civil domain, and send it to the Ministry of Justice and Supreme People's Court.

Article 26. Responsibility to notify legal mandate results

1. The Ministry of Justice and the Ministry of Foreign Affairs shall, within the ambit of their powers, inspect, urge and notify results of making requests for foreign legal assistance in the civil domain and performance of foreign requests for legal mandate within the time limit specified by law.

2. Courts and other competent agencies shall, within the ambit of their powers, perform legal mandate requested by foreign authorities and notify legal mandate results within the time limit specified by law.

Article 27. Assessment, preliminary review and review of legal mandate in the civil domain

The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Supreme People's Court in organizing annual meetings to assess the legal mandate in the civil domain, inform treaties on legal assistance and agreements on application of the principle of reciprocity between Vietnam and foreign countries and foreign laws on this domain, and performance of legal mandate in Vietnamese civil cases and matters by foreign countries and overseas Vietnamese representative missions.

Article 28. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Joint Circular does not apply to the making of protests according to cassation or reopening procedures against legally effective court judgments or rulings on civil cases and matters already settled under law, unless there exist other grounds.

3. For civil cases and matters accepted for settlement by courts before the effective date of this Joint Circular which are adjudicated according to first-instance, appellate, cassation or reopening procedures after the effective date of this Joint Circular, this Joint Circular applies to the settlement thereof.

Article 29. Organization of implementation

Any problems arising in the course of implementation of this Joint Circular should be reported by provincial-level people's courts or other competent state agencies to the Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs and the Supreme People's Court for prompt settlement.-

 

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
DEPUTY MINISTER




Hoang The Lien

FOR THE MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Son

FOR THE PRESIDENT OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT
VICE PRESIDENT




Tran Van Tu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/09/2011 hướng dẫn áp dụng quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp do Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.728

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.187.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!