BỘ TƯ PHÁP
*****
Số: 06/2006/TT-BTP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
Hà Nội, ngày 28 tháng 9
năm 2006
|
HƯỚNG
DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG
TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH, TÀI SẢN CỦA CỤC ĐĂNG
KÝ QUỐC GIA GIAO DỊCH BẢO ĐẢM THUỘC BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về
đăng ký giao dịch bảo đảm,
Nhằm đảm bảo thống nhất trong việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, Bộ Tư
pháp hướng dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung
cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản
của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp như sau:
I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này hướng
dẫn về các vấn đề sau đây:
1.1. Thẩm quyền,
nhiệm vụ và quyền hạn của các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản (sau đây gọi
là Trung tâm Đăng ký) của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư
pháp trong việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm;
1.2. Trình tự, thủ
tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm được thực hiện tại các
Trung tâm Đăng ký.
Thông tư này không
hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
thông qua phương tiện điện tử.
2.
Các trường hợp đăng ký tại Trung tâm Đăng ký
2.1.
Các trường hợp đăng ký tại Trung tâm Đăng ký bao gồm:
a) Việc thế chấp tài
sản, bao gồm cả thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, thế chấp tài sản
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai (sau đây gọi chung là giao dịch
bảo đảm);
b) Thay đổi, sửa chữa
sai sót, gia hạn, xoá đăng ký thế chấp tài sản nêu tại điểm 2.1.a khoản này;
c) Văn bản thông báo
về việc xử lý tài sản bảo đảm đối với giao dịch bảo đảm đã được đăng ký;
d) Các trường hợp
đăng ký khác, nếu pháp luật có quy định.
2.2. Tài sản bảo đảm
thuộc các trường hợp nêu tại điểm 2.1 khoản này là các tài sản sau đây, trừ tàu
bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây rừng,
cây lâu năm:
a) Ô tô, xe máy, các
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác; các phương tiện giao thông đường
sắt;
b) Tàu cá; các phương
tiện giao thông đường thủy nội địa;
c) Máy móc, thiết bị,
dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các
hàng hoá khác, kim khí quý, đá quý;
d) Tiền Việt Nam, ngoại tệ;
đ) Cổ phiếu, trái
phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc và các loại giấy tờ có giá
khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao
dịch;
e) Quyền tài sản phát
sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
quyền đòi nợ, các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm phát sinh từ
hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác;
g) Quyền tài sản đối
với phần vốn góp trong doanh nghiệp;
h) Quyền khai thác
tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy
định của pháp luật;
i) Lợi tức, quyền
được nhận số tiền bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm hoặc các lợi ích khác thu
được từ tài sản bảo đảm nêu tại điểm 2.2 khoản này;
k) Các động sản khác
theo quy định tại khoản 2 Điều 174 của Bộ luật dân sự;
l) Các tài sản gắn
liền với đất quy định tại khoản 3 Mục I Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất.
3. Phạm vi thẩm quyền
của Trung tâm Đăng ký
3.1. Trung tâm Đăng
ký được thành lập tại một số địa phương theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo yêu
cầu của cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả nước, không phân biệt thẩm quyền theo
địa giới hành chính nơi Trung tâm Đăng ký đặt trụ sở.
Cá nhân, tổ chức quy
định tại khoản 6 Mục này có quyền lựa chọn yêu cầu một trong các Trung tâm Đăng
ký thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
Mọi cá nhân, tổ chức
có quyền lựa chọn yêu cầu một trong các Trung tâm Đăng ký cung cấp thông tin về
giao dịch bảo đảm.
3.2. Việc đăng ký,
cung cấp thông tin tại các Trung tâm Đăng ký có giá trị pháp lý như nhau.
4. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Trung tâm Đăng ký trong việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch
bảo đảm
4.1. Trung tâm Đăng
ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm:
a) Đăng ký các trường
hợp quy định tại khoản 2 Mục này;
b) Chứng nhận đăng ký
giao dịch bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký, đăng
ký gia hạn giao dịch bảo đảm, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm,
đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; cấp bản sao các văn
bản có chứng nhận nêu trên;
c) Thông báo cho các
bên cùng nhận bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm;
d) Thu lệ phí đăng
ký;
đ) Từ chối tiếp nhận
đơn yêu cầu và nêu rõ lý do từ chối khi có một trong các căn cứ quy định tại
điểm 10.1 khoản 10 Mục này;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài
liệu, bảo quản các thông tin đã được đăng ký;
g) Nhiệm vụ, quyền
hạn khác theo quy định của pháp luật.
4.2. Trung tâm Đăng
ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây trong việc cung cấp thông tin về giao dịch
bảo đảm:
a) Cung cấp thông tin
về giao dịch bảo đảm được lưu giữ trong Hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch
bảo đảm;
b) Thu phí cung cấp
thông tin;
c) Từ chối cung cấp
thông tin về giao dịch bảo đảm khi có một trong các căn cứ quy định tại điểm
10.2 khoản 10 Mục này.
5. Trách nhiệm của
Đăng ký viên
5.1. Thực hiện việc
đăng ký, cung cấp thông tin theo đúng thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại
Thông tư này.
5.2. Đăng ký chính
xác các nội dung đã kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký.
5.3. Trong
trường hợp Đăng ký viên đăng ký không chính xác các nội dung đã kê khai trong
đơn yêu cầu đăng ký mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của viên chức.
6. Người yêu cầu đăng
ký
6.1. Người yêu cầu
đăng ký có thể là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc Tổ trưởng Tổ quản lý,
thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào
tình trạng phá sản hoặc người được một trong các chủ thể này uỷ quyền. Trong
trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên
nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi đó.
6.2. Trong trường hợp
người yêu cầu đăng ký là người được uỷ quyền thì phải nộp văn bản uỷ quyền (bản
chính) khi yêu cầu đăng ký, trừ các trường hợp sau đây:
a) Pháp nhân uỷ quyền
cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu
đăng ký;
b) Bên bảo đảm hoặc
bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau ủy quyền cho một
người trong số đó yêu cầu đăng ký;
c) Người được uỷ
quyền yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Trung tâm Đăng ký.
7. Trách nhiệm của
người yêu cầu đăng ký
7.1. Người yêu cầu
đăng ký phải kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu
đăng ký theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung kê khai phải
chính xác, đúng sự thật, đúng thỏa thuận của các bên về giao dịch bảo đảm.
7.2. Trường hợp người
yêu cầu đăng ký kê khai các nội dung không chính xác, không đúng sự thật, không
đúng thỏa thuận của các bên về giao dịch bảo đảm mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường cho người bị thiệt hại. Các bên tham gia giao dịch bảo đảm tự chịu trách
nhiệm về việc giao dịch đó có nội dung vi phạm pháp luật.
7.3. Người yêu cầu
đăng ký phải nộp lệ phí đăng ký.
8. Thời điểm đăng ký
giao dịch bảo đảm
8.1. Thời điểm đăng
ký giao dịch bảo đảm là thời điểm Trung tâm Đăng ký nhận Đơn yêu cầu đăng ký
giao dịch bảo đảm hợp lệ.
8.2. Thời điểm đăng
ký giao dịch bảo đảm trong các trường hợp dưới đây được tính như sau:
a) Trường hợp người
yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu sửa chữa sai sót trong đơn về tên, số của giấy
tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm hoặc kê khai không đúng theo hướng
dẫn tại khoản 9 Mục này thì thời điểm đăng ký
giao dịch bảo đảm là
thời điểm Trung tâm Đăng ký nhận Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót hợp lệ;
b) Trường hợp người
yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu sửa chữa sai sót trong đơn về tài sản bảo đảm
thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với phần tài sản đó là thời điểm
Trung tâm Đăng ký nhận Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót hợp lệ;
c)
Trường hợp người yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đã
đăng ký thì thời điểm đăng ký thay đổi vẫn là thời điểm cơ quan đăng ký nhận
đơn theo quy định tại điểm 8.1 khoản này; nếu yêu cầu đăng ký bổ sung tài sản
bảo đảm thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với phần tài sản bổ sung đó
là thời điểm Trung tâm Đăng ký nhận Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đã
đăng ký hợp lệ;
d) Trường hợp người
yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu sửa chữa sai sót do lỗi của Đăng ký viên thì
thời điểm đăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký nhận đơn theo quy định tại điểm
8.1 khoản này.
8.3. Thời điểm nhận
đơn yêu cầu đăng ký được xác định như sau:
a) Trong trường hợp
đơn được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện thì thời điểm đăng ký là
thời điểm Trung tâm Đăng ký nhận đơn;
b) Trong trường hợp
đơn được gửi qua fax trong giờ làm việc của Trung tâm Đăng ký thì thời điểm
đăng ký là thời điểm đơn được nhận qua fax; nếu đơn được gửi qua fax ngoài giờ
làm việc của Trung tâm Đăng ký thì thời điểm đăng ký là thời điểm bắt đầu buổi
làm việc tiếp theo.
8.4. Đơn yêu cầu đăng
ký hợp lệ là đơn được kê khai đầy đủ các nội dung tại các mục thuộc diện phải
kê khai.
9. Hướng dẫn kê khai
đơn yêu cầu đăng ký
9.1. Đối với cá nhân
là công dân Việt Nam: kê khai đầy đủ họ và tên theo Chứng minh nhân dân; số
Chứng minh nhân dân hoặc một trong những loại giấy tờ sau đây, nếu không có
Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh sỹ
quan, chứng minh quân đội;
b) Giấy chứng nhận
Cảnh sát nhân dân, Giấy chứng minh an ninh nhân dân, Giấy chứng nhận công nhân,
nhân viên trong lực lượng Công an nhân dân.
9.2. Đối với cá nhân
là người nước ngoài: kê khai đầy đủ họ và tên theo Hộ chiếu; số Hộ chiếu.
9.3. Đối với cá nhân
là người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam: kê khai đầy đủ họ và tên theo Thẻ
thường trú; số Thẻ thường trú.
9.4. Đối với tổ chức
được thành lập theo pháp luật Việt Nam:
a) Đối với pháp nhân
có đăng ký kinh doanh: kê khai tên theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Đối với pháp nhân
không có đăng ký kinh doanh: kê khai tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy
phép đầu tư (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), số Quyết định thành
lập hoặc số Giấy phép đầu tư.
c) Đối với chi nhánh,
văn phòng đại diện, văn phòng điều hành ký kết giao dịch bảo đảm theo uỷ quyền
của pháp nhân: kê khai về pháp nhân đó là bên tham gia giao dịch bảo đảm theo
hướng dẫn tại các điểm 9.4.a và 9.4.b của khoản này; không bắt buộc kê khai về
chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành đã ký kết giao dịch bảo đảm
theo uỷ quyền.
Trong trường hợp tổ
chức ký kết giao dịch bảo đảm là chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch hoặc
đơn vị trực thuộc khác của tổ chức tín dụng thì chỉ cần kê khai về chi nhánh,
sở giao dịch, phòng giao dịch hoặc đơn vị trực thuộc đó.
d) Đối với hộ kinh
doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
(trừ chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân) ký kết
giao dịch bảo đảm: kê khai về bên tham gia giao dịch bảo đảm là chủ hộ, chủ
doanh nghiệp tư nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của tổ chức theo hướng
dẫn tại các điểm 9.1, 9.2 và 9.3 của khoản này; không bắt buộc kê khai về hộ
kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân.
9.5. Đối với tổ chức
được thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài:
Kê khai tên được đăng
ký tại cơ quan nước ngoài có thẩm quyền và kê khai loại giấy chứng nhận, giấy
đăng ký thành lập hoặc hoạt động theo quy định pháp luật nước đó, nếu có. Trong
trường hợp tên được đăng ký của tổ chức không viết bằng chữ Latinh thì kê khai
tên giao dịch bằng tiếng Anh.
9.6. Thông tin được
kê khai theo các loại giấy tờ quy định tại các điểm 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 và 9.5
của khoản này (sau đây gọi chung là giấy tờ xác định tư cách pháp lý) phải đầy
đủ, chính xác theo đúng nội dung ghi trên các giấy tờ đó, không được viết tắt
khi kê khai tên của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.
Người yêu cầu đăng ký
không kê khai theo các giấy tờ khác, ngoài các loại giấy tờ xác định tư cách
pháp lý.
9.7. Ký Đơn yêu cầu
đăng ký:
a) Đơn yêu cầu đăng
ký phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của tổ chức, cá nhân là các bên tham
gia giao dịch bảo đảm hoặc người được tổ chức, cá nhân đó uỷ quyền; của Tổ
trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc người được uỷ quyền, trong trường hợp
Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là người yêu cầu đăng ký.
b) Đơn yêu cầu đăng
ký chỉ cần có chữ ký, con dấu (nếu có) của một trong các bên tham gia giao dịch
bảo đảm hoặc người được bên này uỷ quyền, nếu một trong các bên không chịu ký
vào Đơn yêu cầu đăng ký. Trong trường hợp này người yêu cầu đăng ký nộp văn bản
về giao dịch bảo đảm kèm theo Đơn yêu cầu đăng ký.
c)
Đơn yêu cầu đăng ký chỉ cần chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm hoặc
người được bên nhận bảo đảm ủy quyền yêu cầu đăng ký trong trường hợp yêu cầu
đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký về bên nhận bảo đảm, sửa chữa sai sót về
bên nhận bảo đảm, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa
đăng ký giao dịch bảo đảm.
10. Các trường hợp từ
chối đăng ký, từ chối cung cấp thông tin
10.1. Trung tâm Đăng
ký từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Đơn yêu cầu đăng
ký không hợp lệ;
b) Khi phát hiện đơn
yêu cầu đăng ký trùng lặp với đơn đã tiếp nhận trước đó;
c) Kê khai về nội
dung đã đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký, đơn yêu
cầu sửa chữa sai sót, đơn yêu cầu đăng ký gia hạn, đơn yêu cầu đăng ký văn bản
thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, đơn yêu cầu xóa đăng ký không phù hợp
với thông tin lưu giữ tại Trung tâm Đăng ký;
d) Đơn yêu cầu đăng
ký được gửi qua fax, nhưng người yêu cầu đăng ký không phải là khách hàng
thường xuyên của Trung tâm Đăng ký;
đ) Yêu cầu đăng ký
thay đổi nội dung đã đăng ký, yêu cầu sửa chữa sai sót, yêu cầu đăng ký gia hạn,
yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm đối với giao
dịch bảo đảm đã bị xóa đăng ký;
e) Yêu cầu đăng ký
giao dịch bảo đảm không thuộc thẩm quyền của Trung tâm Đăng ký theo quy định
tại khoản 2 Mục I của Thông tư này;
g) Người yêu cầu đăng
ký không nộp lệ phí.
10.2. Trung tâm Đăng
ký từ chối cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm khi có một trong các căn cứ
sau đây:
a) Đơn yêu cầu cung
cấp thông tin không hợp lệ;
Đơn yêu cầu cung cấp
thông tin không hợp lệ là đơn không có đủ nội dung thuộc diện phải kê khai theo
mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đơn yêu cầu cung
cấp thông tin được gửi qua fax, nhưng người yêu cầu không phải là khách hàng
thường xuyên của Trung tâm Đăng ký;
c) Người yêu cầu cung
cấp thông tin không nộp phí cung cấp thông tin.
11. Phương thức nộp
đơn yêu cầu đăng ký, đơn yêu cầu cung cấp thông tin, lệ phí đăng ký, phí cung
cấp thông tin
11.1. Người yêu cầu
đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin nộp đơn theo một trong các phương
thức sau đây:
a) Nộp đơn trực tiếp
tại Trung tâm Đăng ký;
b) Gửi đơn qua đường
bưu điện;
c) Gửi đơn qua fax.
Việc gửi đơn qua fax chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là khách hàng thường
xuyên của Trung tâm Đăng ký.
Đối với đơn có nội
dung tương đối dài thì đồng thời với việc gửi đơn theo các phương thức nêu
trên, người yêu cầu đăng ký có thể gửi kèm theo bản ghi điện tử của đơn yêu cầu
đăng ký đó.
11.2. Người yêu cầu
đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin nộp lệ phí đăng ký, phí cung cấp
thông tin theo một trong các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại
Trung tâm Đăng ký khi đơn yêu cầu đăng ký, đơn yêu cầu cung cấp thông tin được
Trung tâm Đăng ký tiếp nhận;
b) Chuyển tiền thông
qua dịch vụ chuyển tiền của bưu điện và gửi giấy chuyển tiền khi nộp đơn yêu
cầu đăng ký, đơn yêu cầu cung cấp thông tin;
c) Chuyển tiền vào
tài khoản của Trung tâm Đăng ký nơi tiếp nhận đơn và gửi cho Trung tâm Đăng ký
chứng từ xác nhận việc chuyển khoản khi nộp đơn yêu cầu đăng ký, đơn yêu cầu
cung cấp thông tin;
d) Thanh toán ủy
nhiệm thu, thanh toán ủy nhiệm chi qua ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước hoặc
thanh toán từ số tiền tạm ứng đã nộp vào tài khoản của Trung tâm Đăng ký, nếu
người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin là khách hàng thường
xuyên của Trung tâm Đăng ký.
Trong trường hợp
thanh toán theo phương thức ủy nhiệm thu hoặc ủy nhiệm chi thì việc nộp lệ phí
đăng ký, phí cung cấp thông tin được thực hiện theo thông báo thanh toán định
kỳ hàng tháng của Trung tâm Đăng ký. Khách hàng thường xuyên phải thanh toán
đầy đủ lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin hàng tháng chậm nhất vào ngày 25
của tháng kế tiếp.
12. Khách hàng thường
xuyên của Trung tâm Đăng ký
12.1. Nếu tổ chức, cá
nhân muốn trở thành khách hàng thường xuyên của Trung tâm Đăng ký thì nộp hồ sơ
gồm có các giấy tờ sau đây đến Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ
Tư pháp (sau đây gọi là Cục Đăng ký):
a) Đơn yêu cầu đăng
ký khách hàng thường xuyên theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản gốc giấy tờ
xác định tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký theo hướng dẫn tại khoản 9
mục I của Thông tư này hoặc nộp bản sao giấy tờ đó có xác nhận của cơ quan đã
cấp hoặc có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công chứng; trong trường
hợp nộp hồ sơ trực tiếp, thì chỉ cần xuất trình bản gốc giấy tờ xác định tư
cách pháp lý.
12.2. Cục Đăng ký xem
xét, quyết định công nhận tư cách khách hàng thường xuyên của người yêu cầu
đăng ký trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký
khách hàng thường xuyên hợp lệ và cấp Mã số khách hàng thường xuyên để giao
dịch với Trung tâm Đăng ký và kê khai khi yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin.
12.3. Cục Đăng ký từ
chối yêu cầu đăng ký khách hàng thường xuyên khi hồ sơ yêu cầu đăng ký không
hợp lệ.
12.4. Tổ chức có
quyền yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin với tư cách là khách hàng thường
xuyên kể từ thời điểm Cục Đăng ký quyết định công nhận tư cách khách hàng
thường xuyên của tổ chức đó.
Cá nhân có quyền yêu
cầu đăng ký, cung cấp thông tin với tư cách là khách hàng thường xuyên kể từ
thời điểm nộp đủ số tiền tạm ứng vào tài khoản của Trung tâm Đăng ký, nơi lựa
chọn đăng ký giao dịch bảo đảm, yêu cầu cung cấp thông tin.
12.5. Khách hàng
thường xuyên phải thực hiện đăng ký thay đổi trong trường hợp tên, giấy tờ xác
định tư cách pháp lý của khách hàng thường xuyên hoặc các thông tin khác đã
đăng ký có sự thay đổi hoặc có sai sót khi kê khai. Hồ sơ yêu cầu đăng ký thay
đổi bao gồm:
a) Đơn yêu cầu đăng
ký thay đổi thông tin về khách hàng thường xuyên;
b) Giấy tờ nêu tại
điểm 12.1.b khoản này để chứng minh sự thay đổi hoặc sai sót khi kê khai.
13. Thời hạn giải
quyết việc đăng ký
Trung tâm Đăng ký có
trách nhiệm giải quyết việc đăng ký ngay sau khi nhận đơn hoặc trong ngày làm
việc; nếu Trung tâm Đăng ký nhận đơn sau ba (03) giờ chiều, thì việc giải quyết
đăng ký được hoàn thành trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải
kéo dài thời gian giải quyết việc đăng ký, thì cũng không quá ba (03)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ.
1. Người yêu cầu đăng
ký nộp Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, lệ phí đăng ký theo một trong các
phương thức nêu tại khoản 11 Mục I của Thông tư này.
2. Sau khi nhận đơn yêu
cầu đăng ký, Đăng ký viên kiểm tra và ghi thời điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày,
tháng, năm), nếu đơn yêu cầu đăng ký không thuộc một trong các trường hợp từ
chối đăng ký quy định tại điểm 10.1 khoản 10 Mục I của Thông tư này. Trong
trường hợp đơn được nộp trực tiếp tại Trung tâm Đăng ký thì Đăng ký viên cấp cho
người yêu cầu đăng ký giấy hẹn trả kết quả đăng ký, trừ khi đơn yêu cầu đăng ký
được giải quyết ngay.
Nếu có một trong các
căn cứ quy định tại điểm 10.1 khoản 10 Mục I của Thông tư này thì Đăng ký viên
từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy
định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu
đăng ký trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3. Đăng ký viên phải
kịp thời nhập các nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký vào Hệ thống dữ
liệu. Trong thời hạn giải quyết việc đăng ký quy định tại khoản 13 Mục I của
Thông tư này, Đăng ký viên gửi cho người yêu cầu đăng ký bản sao đơn yêu cầu có
chứng nhận về việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
4. Trong trường hợp cá
nhân, tổ chức yêu cầu đăng ký đồng thời yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình
thức Danh mục các giao dịch bảo đảm hoặc Văn bản tổng hợp thông tin về các giao
dịch bảo đảm thì Đăng ký viên cung cấp thông tin theo hướng dẫn tại Mục IX của
Thông tư này. Văn bản cung cấp thông tin được gửi kèm theo bản sao đơn yêu cầu
đăng ký có chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm. Người yêu cầu đăng ký phải trả
phí cung cấp thông tin theo quy định của liên bộ Tài chính và Tư pháp.
5. Bản sao Đơn yêu cầu
đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của Trung tâm Đăng ký được trao trực
tiếp tại Trung tâm Đăng ký, nơi đã nhận đơn đó hoặc gửi thông qua dịch vụ gửi
thư có bảo đảm của bưu điện, tùy theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký.
III. TRÌNH TỰ, THỦ
TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NỘI DUNG GIAO DỊCH BẢO ĐẢM ĐÃ ĐĂNG KÝ
1. Trong
thời hạn còn hiệu lực của việc đăng ký, người yêu cầu đăng ký nộp Đơn yêu cầu
đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký khi có một trong các căn
cứ sau đây:
a) Thay đổi tên, số
của giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm;
b) Thay đổi bên bảo
đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi về địa chỉ của một hoặc các bên đó;
c) Rút bớt, thay thế
hoặc bổ sung tài sản bảo đảm;
d) Thay đổi thứ tự ưu
tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm;
đ) Thay đổi các nội
dung khác đã đăng ký.
2. Việc nộp đơn yêu cầu
đăng ký thay đổi, lệ phí đăng ký thay đổi được thực hiện theo một trong các
phương thức nêu tại khoản 11 Mục I của Thông tư này.
3. Sau khi nhận đơn yêu
cầu đăng ký thay đổi, Đăng ký viên thực hiện các công việc theo quy định tại
khoản 2 Mục II của Thông tư này.
4. Đăng ký viên phải
kịp thời nhập các nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký thay đổi vào Hệ
thống dữ liệu. Trong thời hạn giải quyết việc đăng ký quy định tại khoản 13 Mục
I của Thông tư này, Đăng ký viên gửi cho người yêu cầu đăng ký bản sao đơn yêu
cầu có chứng nhận về việc đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm. Trong
trường hợp đơn yêu cầu đăng ký thay đổi chỉ có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên
bảo đảm hoặc người được bên bảo đảm ủy quyền theo hướng dẫn tại điểm 9.7.b
khoản 9 Mục I của Thông tư này thì Đăng ký viên gửi cho bên nhận bảo đảm một
(01) bản sao đơn nêu trên.
Việc cấp bản sao đơn
yêu cầu đăng ký thay đổi có chứng nhận về việc đăng ký thay đổi nội dung giao
dịch bảo đảm đã đăng ký được thực hiện theo một trong các phương thức quy định
tại khoản 5 Mục II của Thông tư này.
IV.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIA HẠN
1. Trong thời hạn còn
hiệu lực của việc đăng ký giao dịch bảo đảm mà cần gia hạn, thì người yêu cầu
đăng ký nộp Đơn yêu cầu đăng ký gia hạn giao dịch bảo đảm đến Trung tâm Đăng ký
để tiến hành đăng ký gia hạn.
2. Việc nộp đơn yêu cầu
đăng ký gia hạn, lệ phí đăng ký gia hạn được thực hiện theo một trong các
phương thức nêu tại khoản 11 Mục I của Thông tư này.
3. Sau khi nhận đơn yêu
cầu đăng ký gia hạn, Đăng ký viên thực hiện các công việc theo quy định tại
khoản 2 Mục II của Thông tư này.
4. Đăng ký viên phải
kịp thời nhập các nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký gia hạn vào Hệ
thống dữ liệu. Trong thời hạn giải quyết việc đăng ký quy định tại khoản 13 Mục
I của Thông tư này, Đăng ký viên gửi cho người yêu cầu đăng ký bản sao đơn yêu
cầu có chứng nhận về đăng ký gia hạn. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký
gia hạn là bên nhận bảo đảm, người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, thì Đăng ký
viên gửi cho bên bảo đảm một (01) bản sao đơn nêu trên.
Việc cấp bản sao đơn
yêu cầu đăng ký gia hạn giao dịch bảo đảm có chứng nhận của Trung tâm Đăng ký
được thực hiện theo một trong các phương thức quy định tại khoản 5 Mục II của
Thông tư này.
1. Trong trường hợp
người yêu cầu đăng ký phát hiện có sai sót trong đơn yêu cầu thì nộp đơn yêu
cầu sửa chữa sai sót, lệ phí sửa chữa sai sót theo một trong các phương thức
nêu tại khoản 11 Mục I của Thông tư này.
2. Sau khi nhận đơn yêu
cầu sửa chữa sai sót, Đăng ký viên thực hiện các công việc theo quy định tại
khoản 2 Mục II của Thông tư này.
3. Đăng ký viên phải
kịp thời nhập các nội dung kê khai trong đơn yêu cầu sửa chữa sai sót vào Hệ
thống dữ liệu. Trong thời hạn giải quyết việc sửa chữa sai sót quy định tại
khoản 13 Mục I của Thông tư này, Đăng ký viên gửi cho người yêu cầu đăng ký bản
sao đơn yêu cầu có chứng nhận về việc sửa chữa sai sót.
Việc cấp bản sao đơn
có chứng nhận sửa chữa sai sót được thực hiện theo một trong các phương thức
quy định tại khoản 5 Mục II của Thông tư này.
4. Trường hợp Đăng ký
viên phát hiện có sai sót trong Hệ thống dữ liệu do lỗi của Đăng ký viên thì
phải kịp thời báo cáo Giám đốc Trung tâm Đăng ký xem xét, quyết định việc chỉnh
lý thông tin và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người
yêu cầu đăng ký.
1. Trước ngày thời hạn
đăng ký chấm dứt, người yêu cầu đăng ký nộp đơn yêu cầu xóa đăng ký trong các
trường hợp sau đây:
a) Nghĩa vụ được bảo
đảm chấm dứt;
b) Giao dịch bảo đảm
được hủy bỏ hoặc thay thế bằng giao dịch bảo đảm khác;
c) Tài sản bảo đảm đã
xử lý;
d) Theo thoả thuận
của các bên.
2. Việc nộp đơn yêu
cầu xóa đăng ký được thực hiện theo quy định tại điểm 11.1 khoản 11 Mục I của
Thông tư này. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm
cơ quan đăng ký nhận được Đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm hợp lệ.
Người yêu cầu xóa
đăng ký không phải nộp lệ phí.
3. Sau khi nhận đơn yêu
cầu xóa đăng ký, Đăng ký viên thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 2
Mục II của Thông tư này.
4. Trong thời hạn giải
quyết việc đăng ký quy định tại khoản 13 Mục I của Thông tư này, Đăng ký viên
gửi cho người yêu cầu đăng ký bản sao đơn yêu cầu có chứng nhận về việc xoá
đăng ký. Trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm hoặc người
được bên bảo đảm ủy quyền thì Đăng ký viên gửi cho bên nhận bảo đảm một (01)
bản sao đơn yêu cầu xóa đăng ký đó.
Việc cấp bản sao đơn
có chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo một trong các
phương thức quy định tại khoản 5 Mục II của Thông tư này.
5. Khi chấm dứt thời
hạn có hiệu lực của việc đăng ký mà người yêu cầu đăng ký không nộp Đơn yêu cầu
xóa đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc Đơn yêu cầu đăng ký gia hạn giao dịch bảo
đảm thì Trung tâm Đăng ký tự động xóa đăng ký.
VII. TRÌNH TỰ, THỦ
TỤC ĐĂNG KÝ VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
1. Việc nộp đơn yêu cầu
đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, lệ phí đăng ký được
thực hiện theo một trong các phương thức nêu tại khoản 11 Mục I của Thông tư
này.
2. Sau khi nhận đơn yêu
cầu đăng ký, Đăng ký viên thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 2 Mục
II của Thông tư này.
3. Trong thời hạn giải
quyết việc đăng ký quy định tại khoản 13 Mục I của Thông tư này, Đăng ký viên
gửi cho người yêu cầu đăng ký bản sao đơn yêu cầu có chứng nhận về việc đăng ký
văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.
Việc gửi bản sao đơn
yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có chứng nhận
của Trung tâm Đăng ký được thực hiện theo một trong các phương thức quy định
tại khoản 5 Mục II của Thông tư này.
4. Trung
tâm Đăng ký phải kịp thời thông báo về việc xử lý tài sản của bên bảo đảm cho
các bên nhận bảo đảm có liên quan (nếu có) theo địa chỉ mà các bên kê khai khi
yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.
5. Căn cứ vào phạm vi
tài sản bảo đảm đã được xử lý, các bên có liên quan thực hiện đăng ký thay đổi
nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký (rút bớt tài sản bảo đảm) theo hướng dẫn
tại Mục III của Thông tư này hoặc thực hiện việc xoá đăng ký giao dịch bảo đảm
theo hướng dẫn tại Mục VI của Thông tư này.
VIII. CẤP BẢN SAO ĐƠN
CÓ CHỨNG NHẬN CỦA TRUNG TÂM ĐĂNG KÝ
1. Tổ chức, cá nhân
yêu cầu cấp bản sao đơn có chứng nhận của Trung tâm Đăng ký phải nộp đơn yêu
cầu theo một trong các phương thức nêu tại khoản 11 Mục I của Thông tư này tới
Trung tâm Đăng ký, nơi đã thực hiện việc chứng nhận đó.
2. Người yêu cầu cấp
bản sao phải nộp phí cấp bản sao theo mức phí do pháp luật quy định.
3. Trong thời hạn giải
quyết việc đăng ký quy định tại khoản 13 Mục I của Thông tư này, Đăng ký viên
cấp bản sao đơn có chứng nhận của Trung tâm Đăng ký cho tổ chức, cá nhân có yêu
cầu.
Việc cấp bản sao được
thực hiện theo một trong các phương thức quy định tại khoản 5 Mục II của Thông
tư này.
1. Tổ chức, cá nhân có
quyền yêu cầu cung cấp thông tin về các giao dịch bảo đảm đã được đăng ký và
lưu giữ trong Hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm dưới các hình
thức sau:
a) Danh mục các giao
dịch bảo đảm (theo tên của bên bảo đảm): bao gồm thông tin về bên nhận bảo đảm,
thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, thời hạn có hiệu lực của việc đăng ký
trong các giao dịch bảo đảm còn hiệu lực đăng ký tại thời điểm yêu cầu cung cấp
thông tin (nếu có).
b)
Văn bản tổng hợp thông tin về các giao dịch bảo đảm (theo tên của bên bảo đảm):
bao gồm các thông tin nêu tại điểm a khoản này và các lần sửa đổi, bổ sung, sửa
chữa sai sót nội dung đã đăng ký, tài sản bảo đảm đã đăng ký (nếu có).
2. Người yêu cầu cung
cấp thông tin nộp đơn yêu cầu cung cấp thông tin và phí cung cấp thông tin cho
Trung tâm Đăng ký. Việc nộp đơn yêu cầu cung cấp thông tin và phí cung cấp
thông tin được thực hiện theo một trong các phương thức nêu tại khoản 11 Mục I
của Thông tư này.
Trường hợp có căn cứ
từ chối cung cấp thông tin theo quy định tại điểm 10.2 khoản 10 Mục I của Thông
tư này thì Đăng ký viên từ chối cung cấp thông tin và hướng dẫn người yêu cầu
cung cấp thông tin thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Việc lập văn bản từ
chối cung cấp thông tin được thực hiện theo hướng dẫn về việc lập văn bản từ
chối đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm quy định tại khoản 2 Mục II của
Thông tư này.
3. Trung tâm Đăng ký
cấp Danh mục hoặc Văn bản tổng hợp thông tin về các giao dịch bảo đảm cho người
yêu cầu cung cấp thông tin ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu hoặc trong ngày
nhận đơn yêu cầu; trường hợp Trung tâm Đăng ký nhận được đơn yêu cầu cung cấp
thông tin sau ba (03) giờ chiều, thì việc cung cấp thông tin được thực hiện
trong ngày làm việc tiếp theo.
Việc cấp Danh mục
hoặc Văn bản tổng hợp thông tin về các giao dịch bảo đảm được thực hiện theo
một trong các phương thức nêu tại khoản 5 Mục II của Thông tư này.
1. Thông tư này có
hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Thông tư này thay
thế Thông tư số 01/2002/TT-BTP ngày 09 tháng 01 năm 2002 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông
tin về giao dịch bảo đảm tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư
pháp và các Chi nhánh.
3. Việc cầm cố, bảo
lãnh bằng tài sản đã được đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành
vẫn có hiệu lực theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và
không phải đăng ký lại theo quy định của Thông tư này.
Đối với việc cầm cố,
bảo lãnh bằng tài sản thuộc thẩm quyền đăng ký của các Trung tâm Đăng ký trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, mà còn thời hạn thực hiện cầm cố, bảo
lãnh, nhưng chưa đăng ký thì được đăng ký dưới hình thức thế chấp tài sản theo
quy định của Thông tư này. Các bên không phải lập lại hợp đồng cầm cố, hợp đồng
bảo lãnh bằng tài sản thành hợp đồng thế chấp tài sản, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
4. Ban hành kèm theo
Thông tư này các biểu mẫu sử dụng trong việc đăng ký, cung cấp thông tin về
giao dịch bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký.
5. Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh kịp thời về
Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ
tướng, các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website Chính phủ;
- Công báo (02 bản);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT Bộ Tư pháp; Cục ĐKQGGDBĐ.
|
BỘ TRƯỞNG
Uông Chu Lưu
|