ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 684/QĐ-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT
LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định
số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 09/TTr-STP ngày 12/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định
này Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2021 - 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Chí Giang
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 684/QĐ-UBND ngày 23/3/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
I. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở chính trị
Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc đổi mới,
hoàn thiện và phát triển các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và thừa phát lại
nói riêng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tại Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020. Nghị quyết có nội dung xác định rõ: “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng
dân sự. Nghiên cứu, thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà
nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình…, từng bước thực hiện việc xã hội hóa và
quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà
nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự”; “Nghiên cứu chế
định Thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại
một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có
bước đi tiếp theo”.
2. Cơ sở pháp lý
Thực
hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong những năm qua Quốc hội,
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan
đến việc triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại, cụ thể:
-
Ngày 14/11/2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật
Thi hành án dân sự. Nghị quyết có nội dung: “Để triển khai thực hiện
chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự,
giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm Thừa phát lại (Thừa hành
viên) tại một số địa phương. Việc thí điểm được thực hiện từ ngày Luật này có
hiệu lực thi hành đến hết ngày 01/7/2012”.
-
Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội, ngày 24/7/2009 Chính phủ ban
hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực
hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, ngày 18/10/2013, Chính phủ
ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của
Nghị định số 61/2009/NĐ-CP .
-
Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày
23/11/2012 Quốc hội thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực
hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, trong đó giao Chính phủ tiếp tục tổ chức
thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Theo đó, ngày 25/3/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 510/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”,
trong đó mở rộng thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
-
Từ kết quả triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, tại kỳ họp thứ
10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015
về thực hiện chế định Thừa phát lại. Theo đó, Nghị quyết này cho phép chế định
Thừa phát lại được thực hiện chính thức trong phạm vi cả nước kể từ ngày
01/01/2016.
-
Sau hơn 05 năm chính thức triển khai chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số
107/2015/QH13 của Quốc hội, ngày 08/01/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về
tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 24/02/2020, thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP).
Nghị
định số 08/2020/NĐ-CP ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng, chính thức xác định
vị trí, vai trò và địa vị pháp lý của nghề Thừa phát lại, tổ chức hành nghề Thừa
phát lại, quản lý nhà nước về Thừa phát lại ...
Theo đó, Nghị định này quy định rõ: (1) Thừa
phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt,
lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự
theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; (2) Văn phòng Thừa
phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; (3) Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ xây dựng và triển khai thực
hiện Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn cấp tỉnh thuộc
phạm vi quản lý.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an
ninh và đối ngoại, là cửa ngõ của thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ. Vĩnh Phúc có diện tích 1.235,87 km2;
có 09 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thành phố, 07 huyện; dân số trung bình
năm 2020 là 1.171.232 người với 41 dân tộc.
Vĩnh Phúc là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp
lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,37%/năm; thu ngân sách năm
2020 là 32.590 tỷ đồng, đạt 97% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 27.858 tỷ đồng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người trên địa bàn ước đạt 104,7 triệu đồng/người/năm,
tăng 1,7 triệu đồng/người so với năm 2019. Hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực
tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, nhất là khu vực dịch vụ và khu vực công
nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng cao. Trong năm 2020, tổng vốn đầu tư toàn
xã hội trên địa bàn ước đạt 43.154,4 tỷ đồng tăng 10,05% so với cùng kỳ.
Bên cạnh sự phát triển năng động về kinh tế, trong những năm qua các
quan hệ xã hội trên địa bàn tỉnh diễn ra có xu hướng ngày càng phức tạp, tiềm ẩn
nhiều mâu thuẫn, tranh chấp; các khiếu kiện hành chính, tranh chấp dân sự, kinh
tế, lao động thường xuyên xảy ra và có chiều hướng tăng về số lượng, phức tạp,
đa dạng về nội dung. Từ tình hình trên, trong giai đoạn hiện nay việc thực hiện
chủ trương phát triển loại hình dịch vụ Thừa phát lại là rất cần thiết, sẽ góp
phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu chính đáng
của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tạo
cơ hội cho người dân có quyền lựa chọn việc yêu cầu thi hành bản án, quyết định
của Tòa án với thời gian nhanh hơn, hiệu quả hơn, bảo đảm quyền và lợi ích các
bên có liên quan, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giảm tải công việc cho hệ thống Tòa án và cơ
quan Thi hành án dân sự.
2. Kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của người dân
và tác động của việc thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc
Năm 2013, Vĩnh Phúc là 01 trong 12 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tiếp theo (gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An,
Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long) được lựa chọn
mở rộng thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo chủ trương đề ra tại Nghị
quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và Quyết định số 1531/QĐ-BTP
ngày 24/06/2013, Quyết định số 2499/QĐ-BTP ngày 11/10/2013 của Bộ Tư pháp. Triển
khai chủ trương thí điểm chế định Thừa phát lại, từ cuối năm 2013 đến hết Quý
I/2014 UBND tỉnh đã cho phép thành lập 03 Văn phòng Thừa phát lại, gồm: Văn
phòng Thừa phát lại Vĩnh Yên (nay là Văn phòng Thừa phát lại Trần Gia), Văn
phòng Thừa phát lại Phúc Yên (nay là Văn phòng Thừa phát lại Hoàng Huy), Văn
phòng Thừa phát lại Vĩnh Tường.
Qua hơn 06 năm thực hiện chế định Thừa phát lại, tổ chức bộ
máy của các Văn phòng Thừa phát lại đã được kiện toàn, đội ngũ thừa phát lại và
thư ký nghiệp vụ đảm bảo về tiêu chuẩn theo quy định pháp luật (3 Văn phòng có
8 Thừa phát lại và 16 thư ký nghiệp vụ). Hoạt động hành nghề thừa phát lại đã từng
bước đi vào đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh; các
Văn phòng Thừa phát lại đã được tổ chức và người dân đón nhận theo chiều hướng
tích cực. Kết quả hoạt động của 03 Văn phòng Thừa phát lại từ khi thành lập vào
cuối năm 2013 đến nay (tính đến ngày 31/12/2020) như sau:
- Về việc tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát
nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự: 03 Văn phòng Thừa phát lại đã thực hiện tống
đạt 128.205 văn bản, với tổng phí thu được là 13.186.377.000 đồng;
- Về việc lập vi
bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức:
03 Văn phòng Thừa phát lại đã lập 2.494 vi bằng, tổng doanh thu là
7.445.300.000 đồng;
- Về việc xác
minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của
đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 03 Văn phòng Thừa
phát lại đã thực 02 vụ việc xác minh điều kiện thi hành án, với tổng số phí thu
được là 3.279.000.000 đồng;
-
Về việc tổ chức thi hành các bản án,
quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự: 03 Văn phòng Thừa phát lại
chưa thực hiện tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Trên cơ sở kết quả hoạt động trên của 03 Văn phòng, có
thể thấy rằng việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính
phủ đã bước đầu khẳng định việc thực hiện chế định Thừa phát lại tại Vĩnh Phúc
là thành công và có những tác động tích cực đối với xã hội như sau:
- Tác động về
kinh tế: Dưới góc độ xã hội, hoạt động Thừa phát lại bước
đầu đã tạo lập một nghề mới trong thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý và
là bước đầu tiên xã hội hóa hoạt động thi hành án, tạo thêm việc
làm cho người lao động. Quá trình triển khai thực hiện thí điểm chế định
Thừa phát lại đã góp phần dân chủ hóa trong hoạt động tư pháp, qua đó gián tiếp
làm giảm sự tranh chấp, “xung đột”, khiếu kiện của người dân đối với Nhà nước
nói chung và cơ quan thi hành án dân sự nói riêng.
- Tác động đối với
hoạt động tư pháp và liên quan: hoạt động Thừa phát lại đã bước đầu hỗ
trợ tích cực cho các hoạt động tư pháp được nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần
giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp, trước hết là của Tòa án và cơ quan
Thi hành án dân sự. Đối với Tòa án, việc tống đạt văn bản của Thừa phát lại đã
giúp Tòa án tập trung vào việc xét xử; việc lập vi bằng giúp tạo lập nguồn chứng
cứ góp phần bảo đảm cho việc xét xử khách quan, kịp thời và chính xác. Đối với
cơ quan Thi hành án dân sự, việc thực hiện các công việc về tống đạt văn bản
thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, trực tiếp tổ chức thi hành án của
Thừa phát lại đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự,
tạo cơ chế vừa phối hợp, hỗ trợ vừa cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thi
hành án, bước đầu góp phần hạn chế một số tiêu cực trong hoạt động thi hành án.
- Tác động đối với
người dân: việc thực hiện chế định Thừa phát lại đã góp phần nâng cao nhận
thức không những đối với cơ quan nhà nước mà còn đối với người dân về một chủ
trương mới của Đảng và Nhà nước. Chế định Thừa phát lại đã tạo cơ chế tăng cường
tính chủ động, tích cực của công dân trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự.
Trong đó, việc lập vi bằng của Thừa phát lại đã được người dân đón nhận hết sức
tích cực vì đã tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình trong thực hiện các giao dịch dân sự và trong các quá
trình tố tụng tư pháp. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các Văn phòng Thừa phát lại
bên cạnh các cơ quan Thi hành án dân sự đã tạo điều kiện để người dân có thêm sự
lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của cá nhân khi yêu cầu thi hành án
dân sự.
3. Kết quả khảo sát số lượng việc thụ lý của Tòa án và cơ
quan thi hành án dân sự; số dân tại địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh
Theo quy định, Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để thực
hiện các công việc: (1) Tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu
của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự; giấy tờ, hồ sơ,
tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan
có thẩm quyền nước ngoài; (2) Lập vi bằng theo
yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
(3) Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; (4) Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của
Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Như vậy, căn cứ phạm vi công việc Thừa
phát lại được làm nêu trên có thể thấy rằng nguồn việc chủ yếu của Thừa phát lại
phụ thuộc rất lớn vào số lượng việc mà Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự
trên địa bàn tỉnh thụ lý, giải quyết.
Nghị
định số 08/2020/NĐ-CP quy định, việc xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa
phát lại tại địa phương phải căn cứ vào “số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ
quan thi hành án dân sự”, “mật độ dân cư ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành
lập Văn phòng Thừa phát lại” …. Triển khai quy định trên, Sở Tư pháp đã chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành khảo sát số lượng vụ
việc Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự 02 cấp trên địa bàn tỉnh đã thụ lý từ
năm 2017 đến năm 2020; số dân tại địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Kết
quả khảo sát như sau:
3.1. Số lượng việc thụ lý của Tòa án nhân dân
STT
|
Đơn vị
|
Số lượng vụ việc thụ lý
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Tổng cộng
|
I
|
Cấp tỉnh
|
411
|
609
|
609
|
724
|
2353
|
II
|
Cấp huyện
|
|
|
|
|
|
1
|
Vĩnh Yên
|
663
|
945
|
824
|
931
|
3363
|
2
|
Phúc Yên
|
485
|
585
|
490
|
502
|
2062
|
3
|
Bình Xuyên
|
540
|
755
|
557
|
718
|
2570
|
4
|
Tam Đảo
|
317
|
441
|
431
|
390
|
1579
|
5
|
Lập Thạch
|
426
|
581
|
493
|
566
|
2066
|
6
|
Sông Lô
|
276
|
392
|
324
|
378
|
1370
|
7
|
Vĩnh Tường
|
555
|
763
|
650
|
703
|
2671
|
8
|
Yên Lạc
|
448
|
637
|
553
|
558
|
2196
|
9
|
Tam Dương
|
492
|
597
|
538
|
545
|
2172
|
|
Tổng cộng
|
4613
|
6305
|
5469
|
6015
|
22402
|
3.2. Số lượng việc thụ lý của cơ quan thi hành án dân sự
STT
|
Đơn vị
|
Số lượng vụ việc thụ lý
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Tổng cộng
|
I
|
Cấp tỉnh
|
547
|
532
|
501
|
402
|
1982
|
II
|
Cấp huyện
|
|
|
|
|
|
1
|
Vĩnh Yên
|
1376
|
1462
|
1482
|
1187
|
5507
|
2
|
Phúc Yên
|
817
|
1063
|
1009
|
746
|
3635
|
3
|
Bình Xuyên
|
1038
|
1118
|
1028
|
1031
|
4215
|
4
|
Tam Đảo
|
463
|
590
|
702
|
603
|
2358
|
5
|
Lập Thạch
|
807
|
861
|
909
|
869
|
3446
|
6
|
Sông Lô
|
573
|
642
|
615
|
550
|
2380
|
7
|
Vĩnh Tường
|
1259
|
1266
|
1127
|
979
|
4631
|
8
|
Yên Lạc
|
1176
|
1181
|
1098
|
918
|
4373
|
9
|
Tam Dương
|
1005
|
1049
|
1113
|
949
|
4116
|
|
Tổng cộng
|
9061
|
9764
|
9584
|
8234
|
36643
|
3.3. Số dân tại
địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh
Stt
|
Tên đơn vị hành chính huyện, thành phố
|
Số dân
(Số liệu tính đến ngày 01/4/2019; căn cứ theo Văn bản số 83/BCĐTW-VPBCĐTW
ngày 31/7/2019 của Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương)
|
1
|
Thành phố Vĩnh Yên
|
119.128
|
2
|
Thành phố Phúc Yên
|
106.002
|
3
|
Huyện Bình Xuyên
|
131.013
|
4
|
Huyện Tam Đảo
|
83.931
|
5
|
Huyện Vĩnh Tường
|
205.345
|
6
|
Huyện Yên Lạc
|
156.456
|
7
|
Huyện Tam Dương
|
114.391
|
8
|
Huyện Sông Lô
|
98.738
|
9
|
Huyện Lập Thạch
|
136.150
|
Tổng cộng
|
1.151.154
|
Từ
kết quả khảo sát cho thấy, số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành
án dân sự 02 cấp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua là rất lớn, đặc biệt là
tại địa bàn các đơn vị hành chính Vĩnh Yên, Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình
Xuyên; Tam Dương dân số tại các địa phương này cũng tương đối đông, do đó nhu cầu
sử dụng dịch vụ Thừa phát lại nhiều. Vì vậy, để góp phần giảm tải công việc cho
hệ thống Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự, thì cần thiết phải sớm phát triển
hệ thống Văn phòng Thừa phát lại tại các địa phương này.
III.
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu của Đề án
a)
Huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng và thực hiện chế định Thừa phát
lại nhằm giảm áp lực công việc, giảm chi tiêu ngân sách và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các cơ quan tư pháp mà trực tiếp là Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự
trên địa bàn tỉnh.
b) Tạo điều kiện
cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có
thêm công cụ hỗ trợ tích cực để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong
quá trình tổ chức thi hành án.
c)
Phát triển Văn phòng Thừa phát lại theo đúng định hướng của Chính phủ, cụ thể:
không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại đối với mỗi
đơn vị hành chính là thành phố; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại đối với mỗi
đơn vị hành chính huyện còn lại trên địa bàn tỉnh.
d)
Phát triển Văn phòng Thừa phát lại phân bố phù hợp với tình hình thực tiễn và tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh; đáp ứng kịp
thời nhu cầu của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế
và trong hoạt động tố tụng.
2. Nhiệm vụ của Đề án
Trong
giai đoạn từ năm 2021 đến 2030, phát triển thêm 08 Văn phòng Thừa phát lại tại
địa bàn các đơn vị hành chính sau:
-
Thành phố Vĩnh Yên: ngoài Văn phòng Thừa phát lại Trần Gia hiện có trên địa
bàn, phát triển thêm 01 Văn phòng Thừa phát lại mới;
-
Thành phố Phúc Yên: ngoài Văn phòng Thừa phát lại Hoàng Huy hiện có trên địa
bàn, phát triển thêm 01 Văn phòng Thừa phát lại mới;
-
Huyện Vĩnh Tường đã có một Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Tường, được thành lập từ
giai đoạn thực hiện thí điểm, đến nay giữ nguyên và không thành lập thêm.
-
Huyện Tam Dương: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;
-
Huyện Bình Xuyên: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;
-
Huyện Yên Lạc: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;
-
Huyện Lập Thạch: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;
-
Huyện Tam Đảo: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại;
-
Huyện Sông Lô: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
Giao Sở Tư pháp căn
cứ mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt tại phần III Đề án này, tham mưu UBND
tỉnh thực hiện quy trình cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo đúng
quy định, đúng số lượng và địa bàn được phê duyệt. Cụ thể:
-
Sở Tư pháp ban hành văn bản thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại
đối với từng địa bàn huyện, thành phố được phê duyệt trong Đề án; Đồng thời thực
hiện đăng tải công khai Đề án và Văn bản thông báo về việc thành lập Văn phòng
Thừa phát lại trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và của tỉnh để các tổ
chức, cá nhân biết, thực hiện.
-
Sau khi thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại (Lưu ý thông báo thời
hạn nộp hồ sơ cụ thể), Sở Tư pháp tổ chức tiếp
nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, tiến hành thẩm định
và thực hiện thủ tục trình UBND tỉnh cho phép
thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo quy định.
2. Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại
Sau
khi Sở Tư pháp đăng tải văn bản thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát
lại trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của Sở Tư pháp, Thừa phát lại có nhu
cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập
Văn phòng Thừa phát lại tại Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a)
Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
b)
Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện
vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
c)
Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại Thừa phát lại để đối chiếu.
Thừa phát lại đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải
nộp phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại theo
quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
3. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành
phố thuộc tỉnh
3.1. Các sở, ngành, cơ
quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp
triển khai có hiệu quả Đề án này; tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định
của pháp luật về Thừa phát lại và nội dung Đề án này tại cơ quan, đơn vị, địa
phương thuộc phạm vi quản lý với các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức,
ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động của Thừa phát lại trong giai đoạn hiện
nay cho cán bộ, nhân dân.
3.2. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân
dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong
thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về Thừa phát lại và tổ chức triển khai thực
hiện Đề án đạt hiệu quả; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các
Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số
08/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan./.